Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Giải pháp quy hoạch khu di tích cách mạng tân trào nhằm phát huy các giá trị lịch sử văn hóa và phát triển du lịch bền vững (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

VŨ NGỌC DIỆP

GIẢI PHÁP QUY HOẠCH
KHU DI TÍCH CÁCH MẠNG TÂN TRÀO
NHẰM PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VĂN HÓA
VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

Hà Nội – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

VŨ NGỌC DIỆP
KHÓA 2014 - 2016

GIẢI PHÁP QUY HOẠCH
KHU DI TÍCH CÁCH MẠNG TÂN TRÀO


NHẰM PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VĂN HÓA
VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và đô thị
Mã số: 60.58.01.05

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. KTS TRẦN THỊ LAN ANH

Hà Nội – 2016


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới TS. KTS. Trần Thị Lan
Anh, người thầy trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo đã chỉ bảo, dạy dỗ tác
giả trong suốt quá trình học tập.
Tác giả xin trân trọng cảm, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng,
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Khoa Sau Đại học đã tạo điều kiện và giúp
đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Vũ Ngọc Diệp


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Vũ Ngọc Diệp


1

PHẦN MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Chiến khu cách mạng ATK là một vùng di tích lịch sử cách mạng quan trọng
có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với quốc gia. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh
đạo và các cơ quan của Đảng, Nhà nước làm việc từ năm 1941 – 1954 để lãnh đạo
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đã làm nên chiến thắng Điện Biên kết thúc
thắng lợi cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ chống thực dân Pháp của dân tộc.
Trong thời kì ấy, tại đây nhiều sắc lệnh quan trọng của nhà nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa, đã được kí ban hành...Thủ đô kháng chiến ATK cũng là nơi diễn ra các
hoạt động ngoại giao, chỉ đạo toàn dân kháng chiến.
Trong những năm qua chính quyền và các tổ chức xã hội, cá nhân đã quan
tâm đầu tư phát triển vùng ATK cùng với các chương trình, mục tiêu bảo tồn tôn
tạo phát huy di tích lịch sử cách mạng và phát triển kinh tế xã hội vùng ATK đã cơ
bản phát huy hiệu quả. Sự khởi động của dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội
vùng căn cứ cách mạng, hay một số dự án khu du lịch, các dự án xây dựng hạ tầng
cơ sở phục vụ dân cư tại đây, các dự án về bảo tồn văn hóa di tích lịch sử cách
mạng đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương và những cơ hội phát triển
du lịch đặc biệt, đồng thời cũng mở ra cơ hội khai thác có hiệu quả các giá trị lịch
sử văn hóa kết hợp với du lịch, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, đảm bảo an

ninh quốc phòng. Lượng khách tham quan du lịch về nguồn ngày càng tăng cao.
Quy hoạch xây dựng vùng chiến khu cách mạng ATK liên tỉnh Thái Nguyên
– Tuyên Quang – Bắc Kạn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ tại
quyết định số 679/QĐ TTg ngày 3 tháng 5 năm 2013 đã xác định đây là vùng bảo
tồn và phát huy các giá trị văn hóa lịch sử và di tích cách mạng gắn với việc giáo
dục các truyền thống đấu tranh, yêu nước của dân tộc trong thời kỳ kháng chiến
chống Pháp, là vùng phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp và các hoạt động du lịch
gắn với việc phát triển các khu dân cư theo hướng bền vững là một trung tâm du
lịch sinh thái - văn hóa - lịch sử cấp quốc gia và có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.


2

Tân Trào, thời tiền khởi nghĩa là tên gọi chung của cả Khu căn cứ cách
mạng, nằm ở phía đông bắc của huyện Sơn Dương, phía đông huyện Yên Sơn tỉnh
Tuyên Quang. Trung tâm khu căn cứ cách mạng Tân Trào cách Quốc lộ 37 và
huyện lỵ Sơn Dương 12 km về phía đông bắc. Đây chính là hệ thống giao thông liên
lạc của các đoàn quân cách mạng Nam tiến và Bắc tiến trong thời kỳ tiền khởi
nghĩa. Tuy hệ thống giao thông khó khăn, hiểm trở song dễ cơ động "thuận đường
tiến, tiện đường thoái". Chính vì vậy, Tân Trào là khu di tích đặc biệt quan trọng
của Quốc gia, gắn liền với hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng,
Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận, các bộ, ban ngành Trung ương; ghi dấu những sự
kiện trọng đại của đất nước trong thời kỳ chuẩn bị Tổng khởi nghĩa giành chính
quyền Tháng Tám năm 1945 và trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược.
Tuy nhiên cho tới nay, các quy hoạch đã được lập hầu như chỉ đưa ra những
giải pháp cảnh quan dựa trên các giá trị lịch sử văn hóa chứ chưa đảm bảo phát triển
du lịch bền vững. Khí hậu Trái đất nóng lên và biến đổi thất thường khiến nhiều di
tích bị xuống cấp nghiêm trọng. Những sạt lở nghiêm trọng trên dòng sông Phó Đáy
đang đe dọa cuốn trôi từng phần của khu di tích LSTT. Ô nhiễm môi trường đô thị

đang là vấn đề nhức nhối. Kinh tế nông nghiệp lạc hậu, giao thông đi lại khó khăn,
trình độ người dân còn thấp kém. Việc tổ chức các tour du lịch chỉ thiên về giới
thiệu lịch sử, sản phẩm du lịch nghèo nàn. Bởi vậy, việc nghiên cứu giải pháp quy
hoạch khu di tích Cách Mạng Tân Trào nhằm phát huy các giá trị lịch sử văn
hóa và phát triển du lịch bền vững là rất cần thiết để góp phần tạo nên sự thống
nhất trong quy hoạch xây dựng vùng chiến khu cách mạng liên tỉnh nói chung và
định hướng đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng căn cứ cách mạng tỉnh Tuyên
Quang nói riêng.
* Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp, ý tưởng quy hoạch khu di tích Cách Mạng Tân Trào
nhằm phát huy các giá trị lịch sử văn hóa và phát triển du lịch bền vững, tạo lập một
không gian đặc trưng về lịch sử văn hóa bản địa, hấp dẫn về du lịch.


3

* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: quy hoạch nhằm phát huy các giá trị lịch sử văn hóa
và phát triển du lịch bền vững.
- Phạm vi nghiên cứu: khu di tích Cách mạng Tân Trào, gồm 11 xã: Tân
Trào Minh Thanh, Trung Yên, Bình Yên, Lương Thiện (huyện Sơn Dương); Kim
Quan, Trung Sơn, Hùng Lợi, Trung Minh, Công Đa, Đạo Viện (huyện Yên Sơn)

Hình a: Sơ đồ khu di tích Cách Mạng Tân Trào
- Khu vực nghiên cứu có tổng diện tích tự nhiên khoảng 3100ha.
+ Phía Bắc giap xã Linh Phú - huyện Chiêm Hóa và 2 xã Nghĩa Tá, Bình
Trung (Chợ Đồn – Bắc Kạn)
+ Phía Đông giáp các xã thuộc 2 huyện Định Hóa, Đại Từ (Thái Nguyên)
+ Phía Nam giáp 2 xã Tú Thịnh, Hợp Thành (Sơn Dương)
+ Phía Tây giáp các xã Tân Tiến, Kiến Thiết, Tiến Bộ, Thái Bình (Yên Sơn)



4

Phạm vi nghiên cứu được xác định dựa trên cơ sở khoanh vùng bảo vệ di tích
lịch sử quốc gia đặc biệt đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận tại Quyết định số
548 QĐ/TTg ngày 10/5/2012.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa, thu thập tài liệu:
Công tác thực địa đóng vai trò quan trọng, bổ sung những tư liệu thiết yếu
trong toàn bộ quá trình nghiên cứu, kiểm tra, chỉnh lý những tư liệu vốn rất sinh
động về quá trình phát triển đô thị tại địa phương nghiên cứu.
- Phương pháp tiếp cận hế thống và cấu trúc:
Phương pháp tiếp cận hệ thống và cấu trúc là phương pháp nghiên cứu chủ
đạo được tác giả vận dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu luận án.
Đối tượng nghiên cứu được xem xét như một hệ thống, bao gồm những bộ
phận cấu thành, mối quan hệ tương tác và mục tiêu.
Phương pháp tiếp cận hệ thống và cấu trúc cho phép tác giả phân chia vấn đề
phức tạp thành các vấn đề để xử lý, từ đó rút ra được những đặc trưng nổi trội và
quy luật của đối tượng làm cơ sở hình thành các đối sách hợp lý cho từng trường
hợp cụ thể.
- Phương pháp nghiên cứu có chọn lọc các tài liệu và kế thừa kết quả nghiên
cứu của các đề tài nghiên cứu khoa học và các dự án khác có liên quan;
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá đề xuất:
Phương pháp phân tích và tổng hợp là hai phương pháp được sử dụng phổ
biến trong khoa học. Hai phương pháp này gắn bó chặt chẽ với nhau; trên cơ sở kết
hợp chúng với nhau mới có sự hiểu biết toàn diện, sâu sắc về các sự vật, hiện tượng
và quá trình thực hiện.
- Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia – những người có chuyên môn
trong các lĩnh vực quy hoạch bảo tồn tôn tạo.

- Phương pháp so sánh đối chiếu với các quy chuẩn quy phạm, lý thuyết cơ
sở về thiết kế, tham khảo những bài học kinh nghiệm trong nước ngoài nước, từ đó
đề xuất giải pháp.


5

- Phương pháp sơ đồ, bản đồ
Thông qua sơ đồ và mô hình hóa, luận văn tìm ra những đặc điểm của quá
trình phát triển không gian cũng như sự mở rộng của các hoạt động kinh tế xã hội
của quá trình đô thị hóa. Phương pháp sơ đồ, bản đồ sẽ tổng hợp một cách trực quan
nhất những xu thế phát triển chung về mọi mặt.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Đưa ra các giải pháp trên cơ sở khoa học để quy hoạch khu di
tích Cách Mạng Tân Trào nhằm phát huy các giá trị lịch sử văn hóa và phát
triển du lịch bền vững.
- Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần giữ gìn, bảo vệ và phát huy các giá trị lịch sử văn
hóa và phát triển du lịch bền vững khu di tích Cách mạng Tân Trào. Góp phần phát triển
du lịch cho tỉnh Tuyên Quang. Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
* Các khái niệm và thuật ngữ
Các khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận văn dựa trên cơ sở Luật Di sản
Văn hóa, một số được tổng hợp từ tư liệu khác.
- Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học bao gồm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật
quốc gia.
- Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng,
truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng
nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn
xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống,

tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống
dân tộc và những tri thức dân gian khác.
- Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học.


6

- Khu di tích lịch sử văn hóa là một di tích hoặc một cụm di tích lịch sử văn
hóa được quy hoạch, đầu tư, tôn tạo và mở rộng thêm không gian phụ trợ để phục
vụ cho nhu cầu tham quan, du lịch của con người đương đại.
- Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài
nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải
trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
- Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng
du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch
tương lai.
- Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân
phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ được môi
trường chung thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa
phương (phong cảnh, văn hóa…).
- Bảo quản di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo
vật quốc gia là hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chế những nguy cơ làm hư hỏng
mà không làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc vốn có của di tích lịch sử - văn
hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
- Tu bổ di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh là hoạt động nhằm tu
sửa, gia cố, tôn tạo di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.
- Phục hồi di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh là hoạt động nhằm
phục dựng lại di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh đã bị hủy hoại trên cơ sở

các dữ liệu khoa học về di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh đó.
- Bảo tồn di tích là những hoạt động nhằm bảo đảm sự tồn tại lâu dài, ổn
định của di tích để sử dụng và phát huy giá trị di tích đó.
- Gia cố gia cường di tích là biện pháp xử lý các cấu kiện của di tích nhằm
giữ ổn định về mặt cấu trúc và tang cường khả năng chịu lực của các cấu kiện này.
- Tôn tạo di tích là những hoạt động nhằm tang cường khả năng sử dụng và
phát huy giá trị di tích nhưng vẫn đảm bảo tính nguyên vẹn, sự hài hòa của di tích
và cảnh quan lịch sử - văn hóa của di tích.


7

- Vùng bảo vệ: Theo Luật di sản văn hóa chia làm hai khu vực: Khu vực I và
khu vực II:
+ Khu vực bảo vệ I ( Khu vực bảo tồn ):
Đây là phần được quan niệm bất biến (phần cốt lõi), chỉ được làm các công
việc như phục chế, bảo tồn, chống xuống cấp. Luôn phải tìm cách trả lại nguyên bản
mà di tích từ khi xuất hiện đã có.
+ Khu vực bảo vệ II ( Bảo vệ - tôn tạo ):
Đây là không gian hỗ trợ để làm tang độ an toàn, tang hiệu quả kiến trúc –
nghệ thuật và cảnh quan môi trường của di tích; đồng thời tang khả năng, hiệu quả
khai thác với di tích.
- Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian đô thị và điểm dân cư nông
thôn, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường sống
thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa
lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường. Quy hoạch xây dựng được thể hiện
thông qua đồ án quy hoạch xây dựng bao gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết
minh.
- Cảnh quan di tích là nơi diễn ra các sự kiện có ý nghĩa lịch sử, là cảnh quan

có các công trình kiến trúc được xếp hạng di tích.
- Sự tham gia của cộng đồng: Là quá trình trong đó các nhóm dân cư của
cộng đồng tác động và quá trình quy hoạch, thực hiện, quản lý sử dụng hoặc duy trì
một dịch vụ, trang thiết bị hay phạm vi hoạt động… Vì vậy, việc thu nhận một dịch
vụ và thanh toán các chi phí dịch vụ là một hình thức tham gia rất hạn chế do nó ít
ảnh hưởng đến phương thức cung cấp dịch vụ. Tương tự các hành động cá nhân
không có tổ chức sẽ không được coi là sự tham gia của cộng đồng.
* Cấu trúc luận văn


8


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


89

PHẦN KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Luận văn đã đánh giá và nêu bật các đặc điểm về LSVH, đồng thời đưa ra
các vấn đề cần giải quyết đối với một khu di tích đặc sắc

- Luận văn góp phần tăng cường cơ sở lý luận và các giải pháp nhằm quy
hoạch xây dựng kết hợp được các yếu tố LSVH bản địa, cảnh quan thiên nhiên, đưa
ra các biện pháp thích ứng với BĐKH, góp phần bảo vệ môi trường và hệ sinh thái
rừng.
- Nghiên cứu thành công trong việc quy hoạch xây dựng và bảo tồn các di
tích lịch sử văn hóa nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới.
- Trên cơ sở các quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc quy hoạch xây dựng, các
chủ trương, chính sách của Chính phủ, địa phương, các kinh nghiệm thực tiễn tại
Việt Nam cũng như trên thế giới, luận văn đã đưa ra các giải pháp đóng góp vào
công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị LSVH, hướng giải quyết làm phong
phú các sản phẩm du lịch, phát triển du lịch bền vững thông qua khai thác yếu tố
LSVH truyền thống kết hợp khai thác cảnh quan tự nhiên, môi trường sinh thái bản
địa.
2. Kiến nghị
- Đúc rút các kinh nghiệm bảo tồn di sản văn hóa, quy hoạch xây dựng, luận
văn đã đưa ra một số giải pháp áp dụng cho việc bảo tồn, quy hoạch xây dựng, phát
triển du lịch bền vững. Đề tài đã giải quyết được một phần của vấn đề bức xúc hiện
nay đang tồn tại của khu di tích CMTT là mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển.
- Luận văn đã đề xuất phương án bảo tồn, quản lý và khai thác di sản một
cách có đồng bộ giữa chính quyền và cộng đồng trong việc phát huy các giá trị lịch
sử văn hóa và phát triển du lịch bền vững.
- Các nghiên cứu đề xuất trong luận văn ở mức sơ bộ. Để có thể đưa vào áp
dụng thực tiễn cần có những nghiên cứu chi tiết hơn để cụ thể hoá các đề xuất, giải
pháp của đề tài.


90

- Cần xây dựng một hệ thống quy chế quản lý chặt chẽ đối với di tích và
không gian liên quan, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động trong vùng di tích.

- Đối với một không gian mang nhiều giá trị cả về cảnh quan, hệ sinh thái lẫn
giá trị LSVH thì cần phải có những biện pháp bảo vệ kết hợp nhịp nhàng, tạo ra
những sản phẩm du lịch hấp dẫn, phát huy thế mạnh của địa phương với mục đích
phát triển kinh tế, du lịch, vì mục tiêu hội nhập và phát triển.
- Để tổ chức xây dựng, bảo tồn và phát huy giá trị của một quần thể di tích
mang nhiều đặc trưng về LSVH như khu di tích Cách mạng Tân Trào cần có sự
phối hợp và hỗ trợ của nhiều ban, ngành, nhiều lực lượng liên quan.
- Bảo tồn các hiện vật di tích còn đang được nhân dân trong vùng lưu giữ, để
sau này có thể tiến hành trưng bày trong di tích.
- Lập quy hoạch chi tiết bảo tồn, tôn tạo cảnh quan quần thể di tích để tạo cơ
sở phát lý cho việc bảo vệ cảnh quan, kiểm soát các hoạt động xây dựng khu vực
xung quanh, đồng thời sớm có phương án đầu tư cho các di tích.


91


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục Lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
* Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1
* Mục đích nghiên cứu ..............................................................................................2
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................3
* Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................4
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................5
* Các khái niệm và thuật ngữ ..................................................................................5

* Cấu trúc luận văn ...................................................................................................7
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................9
Chương I: Đặc điểm quy hoạch khu di tích Cách Mạng Tân Trào .....................9
1.1 Khái quát đặc điểm khu vực ..............................................................................9

1.1.1 Vị trí nghiên cứu .................................................................................... 9
1.1.2 Đặc điểm khu di tích Cách mạng Tân Trào......................................... 13
1.1.3 Một số vấn đề đang tồn tại ở khu di tích ............................................. 15
1.1.4 Giá trị lịch sử Cách mạng Tân Trào .................................................... 16
1.2 Thực trạng và tài nguyên để phát triển du lịch ..............................................31
1.3 Hiện trạng công tác quy hoạch và triển khai xây dựng khu di tích Cách
mạng Tân Trào ........................................................................................................36

1.3.1 Hiện trạng các quy hoạch có liên quan................................................ 36


1.3.2 Dự án và luận văn nghiên cứu có liên quan ........................................ 39
1.4 Xác định các vấn đề cần giải quyết ..................................................................40

1.4.1 Phát huy giá trị lịch sử văn hóa ........................................................... 40
1.4.2 Phát triển du lịch bền vững .................................................................. 42
Chương II : Cơ sở khoa học về quy hoạch khu di tích Cách mạng Tân Trào
nhằm phát huy các giá trị lịch sử văn hóa và phát triển du lịch bền vững .......44
2.1 Cơ sở pháp lý .....................................................................................................44

2.1.1 Văn bản pháp luật ................................................................................ 44
2.1.2 Quyết định có liên quan ....................................................................... 44
2.2 Cơ sở lý thuyết về quy hoạch khu di tích Cách Mạng Tân Trào nhằm phát
huy các giá trị lịch sử văn hóa và phát triển du lịch bền vững ...........................46


2.2.1 Cơ sở lý thuyết về quy hoạch xây dựng .............................................. 46
2.2.2 Cơ sở lý thuyết về phát triển du lịch bền vững ................................... 47
2.2.3 Sức chứa để phát triển du lịch hướng tới phát triển bền vững ............ 49
2.3 Cơ sở thực tiễn về quy hoạch khu di tích Cách Mạng Tân Trào nhằm phát
huy các giá trị lịch sử văn hóa và phát triển du lịch bền vững ...........................50

2.3.1 Yếu tố điều kiện tự nhiên .................................................................... 50
2.3.2 Yếu tố kinh tế - xã hội ......................................................................... 50
2.3.3 Yếu tố hạ tầng kỹ thuật, khoa học công nghệ ..................................... 51
2.3.4 Quản lý, chính trị ................................................................................. 52
2.3.5 Yếu tố biến đổi khí hậu ....................................................................... 52


2.4 Các bài học kinh nghiệm về quy hoạch xây dựng nhằm phát huy các giá trị
lịch sử văn hóa bản địa và phát triển du lịch bền vững .......................................53

2.4.1 Công tác quy hoạch xây dựng trong nước........................................... 53
2.4.2 Các bài học kinh nghiệm nước ngoài .................................................. 56
2.4.3 Bài học kinh nghiệm áp dụng cho khu vực nghiên cứu ...................... 58
Chương III: Giải pháp quy hoạch khu di tích Cách mạng Tân Trào nhằm phát
huy giá trị lịch sử văn hóa và phát triển du lịch bền vững ..................................60
3.1 Quan điểm, mục tiêu .........................................................................................60

3.1.1 Quan điểm............................................................................................ 60
3.1.2 Mục tiêu ............................................................................................... 60
3.2 Nguyên tắc chung quy hoạch khu di tích Cách Mạng Tân Trào nhằm phát
huy các giá trị lịch sử văn hóa và phát triển du lịch bền vững ...........................61
3.3 Giải pháp quy hoạch xây dựng ........................................................................62

3.3.1 Phân vùng chức năng........................................................................... 62

3.3.2 Tổ chức không gian các khu chức năng .............................................. 67
3.3.3 Phân bố sử dụng đất............................................................................. 82
3.4 Giải pháp quy hoạch hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ xã hội ..............................86
PHẦN KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ ...........................................................................89
1. Kết luận ................................................................................................................89
2. Kiến nghị ..............................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Giải nghĩa

QHXDVBT

Quy hoạch xây dựng và bảo tồn

KGKTCQ

Không gian kiến trúc cảnh quan

LSVH

Lịch sử văn hóa

LSCM


Lịch sử cách mạng

HTXH

Hạ tầng xã hội

HTKT

Hạ tầng kĩ thuật

VSMT

Vệ sinh môi trường

BDKH

Biến đổi khí hậu

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc

ICOMOS

Hội đồng quốc tế về Di tích và Di chỉ

ICOM

Hội đồng quốc tế về bảo tàng


NXB

Nhà xuất bản

CMTT

Cách mạng Tân Trào

QHC

Quy hoạch chung


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Số hiệu hình

Tên hình

Hình a

Sơ đồ khu di tích Cách Mạng Tân Trào

Hình 1.1

Sơ đồ chiến khu Cách mạng ATK Tân Trào

Hình 1.3

Sơ đồ định hướng phát triển không gian vùng chiến khu CM

ATK

Hình 2.2.1

Sơ đồ những yếu tố tác động lên quy hoạch khu di tích

Hình 2.2.2a

Sơ đồ khái niệm phát triển du lịch bền vững

Hình 2.2.2b

Sơ đồ nguyên tắc phát triển du lịch bền vững

Hình 3.2

Sơ đồ nguyên tắc quy hoạch

Hình 3.3a

Sơ đồ phân vùng chức năng

Hình 3.3b

Sơ đồ khu vực bảo vệ cảnh quan

Hình 3.3c

Sơ đồ phân khu chức năng khu di tích CMTT


Hình 3.3d

Sơ đồ điểm đón tiếp số 1 – Trung tâm đón tiếp

Hình 3.3e

Sơ đồ điểm đón tiếp số 2 – Tân Lập

Hình 3.3g

Sơ đồ điểm đón tiếp số 3 – Nà Ho

Hình 3.3h

Sơ đồ điểm du lịch lịch sử sinh thái Tân Trào


Hình 3.3i

Sơ đồ điểm du lịch sử sinh thái Kim Quan

Hình 3.3k

Sơ đồ điểm du lịch lịch sử sinh thái Minh Thanh

Hình 3.3m

Sơ đồ điểm du lịch lịch sử sinh thái Trung Yên

Hình 3.3n


Sơ đồ điểm du lịch lịch sử sinh thái Lập Bình

Hình 3.4

Minh họa loại hình du lịch thể thao, mạo hiểm, vui chơi giải
trí

Hình 3.5

Minh họa giải pháp kích thích thị giác

Hình 3.6

Minh họa giải pháp kích thích thính giác

Hình 3.7

Minh họa các loại cây thuốc quý

Hình 3.8

Minh họa du lịch ẩm thực

Hình 3.9

Minh họa du lịch làng nghề truyền thống

Hình 3.10


Sơ đồ tổng hợp sử dụng đất khu di tích CMTT


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thế Bá (2007), Giáo trình Lý luận thực tiễn Quy hoạch xây dựng
đô thị ở trên thế giới và Việt Nam, Trường ĐH Kiến trúc Hà nội.
2. Nguyễn Thế Bá (2004), Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị, NXB
Xây dựng, Hà nội.
3. Nguyễn Minh Dũng (2007), Bảo tồn và phát huy giá trị cảnh quan khu
di tích Cách mạng Tân Trào, luận văn thạc sĩ quy hoạch vùng và đô thị, trường
Đại học Kiến Trúc Hà Nội.
4. Trần Trọng Hanh (2007), Công tác thực hiện Quy hoạch xây dựng đô thị,
Dự án nâng cao năng lực Quy hoạch và quản lý môi trường đô thị DANIDA,
Trường ĐH Kiến trúc Hà nội.
5. Hoàng Văn Huệ (2007), Mạng lưới cấp nước, NXB xây dựng, Hà nội.
6. Nguyễn Kim Loan, Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Việt Nam
7. TS.KTS Trương Văn Quảng Tài liệu Quy hoạch bảo tồn di sản.
8. Luật di sản văn hóa (2001) – NXB Chính trị Quốc gia.
9. Nguyễn Khởi (2002), Bảo tồn và trùng tu các di tích kiến trúc.
10.

Phan Văn Tráng (2013), Giải pháp quy hoạch xây dựng khu ATK

Định Hóa Thái Nguyên nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử văn
hóa, luận văn thạc sĩ quy hoạch vùng và đô thị, trường Đại học Kiến Trúc Hà
Nội.
11. Qui chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam
thắng cảnh.
12. TS KTS Nguyễn Xuân Hinh (2015), Quy hoạch đô thị và phát triển
bền vững.

13. Hồ sơ quản lý di tích ATK tại Tân Trào – Ban Quản lý di tích ATK Tân
Trào (2014)
14. Hồ sơ quy hoạch xây dựng vùng Chiến khu cách mạng ATK liên tỉnh
Thái Nguyên Tuyên Quang Bắc Kạn đến năm 2030.
15. Luật xây dựng số 16/2003/QH11


16. Tài liệu kiểm kê của Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang năm 1998.
17. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử - NXB Chính trị Quốc gia. (1995).
18. Các tài liệu sưu tầm tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia III.
19. Hồ Chí Minh toàn tập - Tập 2, 3, 4, 5 - NXB Chính trị Quốc gia.
20. Văn Kiện Đảng 1945 - 1954, Ban NCLSĐTW xuất bản.
21. Website tham khảo:
google.com.vn, dulichtantrao.com.vn, tuyenquangtv.vn,
/> /> />22. Website cổng thông tin điện tử một số cơ quan, đơn vị:
Chính phủ Việt nam

: www.chinhphu.gov.vn;

UBND tỉnh Tuyên Quang

: www.tuyenquang.gov.vn/

Sở Tư pháp Tuyên Quang

: />
Sở Xây dựng Hà nội
Và một số Website khác.

: sxdtuyenquang.gov.vn/



PHỤ LỤC
Phụ lục 1 : Ảnh hiện trạng một số di tích cấp quốc gia (Nguồn [13])

Phụ lục 1.1: Di tích Lán Nà Lừa

Phụ lục 1.2: Di tích Cây đa Tân Trào

Phụ lục 1.3: Di tích Đình Tân Trào

Phụ lục 1.4: Di tích Đình Hồng Thái

Phụ lục 1.5: Nhà bia Cụm di tích Văn
phòng Chủ tịch phủ - Thủ tướng phủ

Phụ lục 1.6: Di tích Hội trường Văn
phòng Chủ tịch phủ - Thủ tướng phủ


×