Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Nhà ở tránh lũ cho khu vực hạ lưu sông la, huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.49 KB, 21 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------------

NGUYỄN ĐÌNH DƯƠNG

NHÀ Ở TRÁNH LŨ CHO KHU VỰC HẠ LƯU SÔNG LA
HUYỆN ĐỨC THỌ, TỈNH HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

Hà Nội – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------------

NGUYỄN ĐÌNH DƯƠNG
KHÓA 2014 – 2016

NHÀ Ở TRÁNH LŨ CHO KHU VỰC HẠ LƯU SÔNG LA
HUYỆN ĐỨC THỌ, TỈNH HÀ TĨNH

Chuyên ngành: Kiến trúc


Mã số: 60.58.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. NGUYỄN MINH SƠN

Hà Nội – 2016


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường đại học Kiến trúc Hà
Nội, đến nay luận văn đã hoàn thành.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Minh Sơn
đã tận tình hướng dẫn khoa học và động viên khuyến khích tôi hoàn thành
luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng,
Ban giám hiệu, Khoa sau đại học Trường đại học Kiến trúc Hà Nội đã quan
tâm và giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Sau đại học đã
có nhiều trao đổi, trực tiếp đóng góp nhiều ý kiến quý báu và động viên tác
giả trong suốt quá trình làm luận văn, đặc biệt là trong lúc khó khăn nhất.
Xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Đình Dương


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin và
số liệu nêu trong đồ án có nguồn gốc rõ ràng, kết quả của luận văn là trung thực và
chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Người cam đoan

Nguyễn Đình Dương


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài ............................................................ 1
Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 2
Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 2
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................. 2
Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 2
NỘI DUNG....................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ Ở NÔNG THÔN TẠI KHU
VỰC HẠ LƯU SÔNG LA, HUYỆN ĐỨC THỌ, TỈNH HÀ TĨNH ........... 3
1.1. Giới thiệu chung .................................................................................. 3
1.1.1. Khái niệm và thuật ngữ ............................................................................................ 3
1.1.2. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu .......................................................................... 6

1.2. Quá trình hình thành và phát triển nhà ở nông thôn khu vực hạ

lưu sông La, huyện Đức Thọ, Tỉnh Hà Tĩnh....................................... 10
1.2.1. Kiến trúc nhà ở nông thôn truyền thống ............................................................... 10
1.2.2. Kiến trúc nhà ở nông thôn đương đại ................................................................... 16

1.3. Hiện trạng kiến trúc nhà ở nông thôn khu vưc hạ lưu sông La
đoạn qua huyện Đức Thọ, Tĩnh Hà Tĩnh khi có lũ về ................... 23


1.3.1. Hiện trạng mạng lưới điểm dân cư nông thôn khi có lũ..................................... 23
1.3.2. Hiện trạng của kiến trúc nhà ở nông thôn khi có lũ về........................................ 30
1.3.3. Đánh giá sơ bộ......................................................................................................... 44

1.4. Những vấn đề cần giải quyết ........................................................... 45
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CHO GIẢI PHÁP NHÀ Ở
TRÁNH LŨ TẠI KHU VỰC HẠ LƯU SÔNG LA, HUYỆN ĐỨC
THỌ, TĨNH HÀ TĨNH ................................................................................ 47
2.1. Căn cứ pháp lý .................................................................................. 47
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới nhà ở nông thôn khu vực hạ lưu
sông La, huyện Đức Thọ, Tỉnh Hà Tĩnh ......................................... 49
2.2.1. Yếu tố tự nhiên ........................................................................................................ 49
2.2.2. Yếu tố kinh tế - xã hội ............................................................................................ 55
2.2.3. Yếu tố công nghệ .................................................................................................... 56

2.3. Những đặc điểm cơ bản của khu vực hạ lưu sông La, đoạn qua
huyện Đức Thọ, Tỉnh Hà Tĩnh ........................................................ 58
2.3.1. Đặc điểm địa hình ................................................................................................... 58
2.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ....................................................................................... 59
2.3.3. Đặc điểm về dân cư, kiến trúc ............................................................................... 62

2.4. Bài học kinh nghiệm trong nước và các nước có điều kiện tương

đồng .................................................................................................... 64
2.4.1. Bài học trong nước.................................................................................................. 64
2.4.2. Bài học của các nước có điều kiện tương đồng ................................................... 80

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHÀ Ở TRÁNH LŨ CHO
KHU VỰC HẠ LƯU SÔNG LA, HUYỆN ĐỨC THỌ, TỈNH HÀ
TĨNH ............................................................................................................... 84
3.1. Quan điểm mục tiêu .......................................................................... 84
3.2. Xây dựng hệ thống tiêu chí ............................................................... 85
3.3. Đề xuất giải pháp ............................................................................... 85


3.3.1. Giải pháp kết nối mạng lưới điểm dân cư ............................................................ 85
3.3.2. Giải pháp về kiến trúc ............................................................................................. 86

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 103
Kết luận ................................................................................................... 103
Kiến nghị ................................................................................................. 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Nguyên nghĩa

KTS

Kiến trúc sư


NCKH

Nghiên cứu khoa học

NĐ-CP

Nghị định chính phủ

NONT

Nhà ở nông thôn

PCLBTW

Phòng chống lụt bão Trung ương

PGS.TS

Phó giáo sư tiến sỹ

QĐ-TTg

Quyết định của Thủ tướng

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCXDVN


Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

TP

Thành phố

BĐKH

Biến đổi khí hậu

IMHEN

Viện khoa học Khí tượng, Thủy văn và Môi trường


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1. Thống kê một số chỉ tiêu về tự nhiên năm 1980 – 2010 ................ 52
Bảng 2.2. Tri thức bạn địa được đúc kết qua các câu thành ngữ, ca dao. ....... 71


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1.

Ranh giới hành chính huyện Đức Thọ .......................................... 7

Hình 1.2.

Các xã chịu ảnh hưởng trực tiếp của hạ lưu sông La ................... 7

Hình 1.3.


Bến Tam Soa, nơi hợp lưu của hai con sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu
tạo nên con Sông La....................................................................... 8

Hình 1.4.

Mạng lưới dân cư khu vực hạ lưu sông La ................................. 10

Hình 1.5.

Mặt cắt đê .................................................................................... 11

Hình 1.6.

Mặt cắt các gò đất có cốt cao ...................................................... 11

Hình 1.7.

Mặt bằng tổng thể ....................................................................... 12

Hình 1.8.

Cơ cấu thành phần trong khuôn viên nhà ở nông thôn truyền thống
gồm có 9 thành phần chính như sau: 1. Nhà chính; 2. Nhà phụ; 3.
Sân phơi; 4. Cổng; 5. Ao cá; 6. Chuồng chăn nuôi; 7. Nhà vệ sinh;
8. Vườn; 9. Giếng nước................................................................ 13

Hình 1.9.

Mặt bằng bố trí nhà chính 5 gian. ............................................... 14


Hình 1.10. Mặt cắt ........................................................................................ 14
Hình 1.11. Một góc nhà ở nông thôn truyền thống. ..................................... 15
Hình 1.12. Quy hoạch mạng lưới điểm dân cư và các khu vực công cộng .. 16
Hình 1.13. Mạng lưới các trường học trên địa bàn ....................................... 17
Hình 1.14. Mạng lưới cơ quan hành chính trên địa bàn ............................... 17
Hình 1.15. Mạng lưới trạm y tế .................................................................... 18
Hình 1.16. Mặt bằng tổng thế. ...................................................................... 19
Hình 1.17. Mặt bằng bố trí khuôn viên chức năng của nhà ở đương đại: 1.
Nhà chính; 2. Nhà phụ; 3. Sân; 4. Cổng; 5. Bể nước; 6. Chuồng
nuôi; 7. Vệ sinh; 8. Vườn; 9. Giếng nước. ................................ 20
Hình 1.18. Mặt bằng nhà chính loại 1. ......................................................... 20


Hình 1.19. Mặt cắt nhà chính loại 1.............................................................. 21
Hình 1.20. Mặt bằng nhà chính loại 2 . ....................................................... 21
Hình 1.21. Mặt cắt nhà chính loại 2.............................................................. 22
Hình 1.22. Một góc nhà ở nông thôn loại 1. ................................................. 22
Hình 1.23. Một góc nhà ở nông thôn và khuôn viên vườn loại 2. ............... 23
Hình 1.24 . Mốc đỉnh lũ 2010 ........................................................................ 24
Hình 1.25. Khu vực hạ lưu sông La khi có lũ. .............................................. 25
Hình 1.26.

Tuyến đường sắt bắc qua hạ lưu sông La bị xói lở trong trận lũ. ....25

Hình 1.27. Thuyền, bè là phương tiện di chuyển duy nhất khi giao thông bị
lũ nhấn chìm. ............................................................................... 26
Hình 1.28. Đê La Giang với cao độ sẵn có là nơi bà con có thể lánh nạn khi
lũ về. ............................................................................................ 26
Hình 1.29. Mặt cắt đê khi có lũ..................................................................... 27

Hình 1.30. Vật dụng được di chuyển lên đê khi lũ về. ................................. 27
Hình 1.31. Gò đất cao làm nơi tránh lũ cho gia súc. .................................... 28
Hình 1.32. Mặt cắt các khu đất cao khi có lũ. .............................................. 28
Hình 1.33. Trường học được trở thành nơi ở cho gia súc khi lũ về. ............ 29
Hình 1.34. Gia súc được đưa lên tầng 2 của trường tiểu học để tránh lũ. .... 29
Hình 1.35. Một ngôi trường tiểu học bị ngập hoàn toàn tầng 1 khi lũ về. ... 30
Hình 1.36. Một ngôi nhà chìm vì lũ dâng cao. ............................................. 31
Hình 1.37. Thiếu không gian về chiều cao là vấn đề lớn trong cơn lũ. ........ 32
Hình 1.38. Một người dân phải phá nóc nhà để có lối thoát thân. ............... 32
Hình 1.39. Tự tay phá dỡ mái ngôi nhà của mình để thoát hiểm. ................ 32
Hình 1.40 . Ánh mắt tuyệt vọng dưới mái nhà. ............................................. 33
Hình 1.41. Bên ngoài ngôi nhà cũng không có nơi an toàn để lánh nạn. ..... 33


Hình 1.42. Dù trời vẫn mưa ít ra họ an toàn khi ở ngoài mái hiên. .............. 34
Hình 1.43. Trong cơn lũ,an toàn con người được đặt lên trên hết................ 34
Hình 1.44. Bể nước là thứ duy nhất còn nhìn thấy của công trình phụ ........ 35
Hình 1.45. Mặt cắt ngôi nhà khi có lũ. ......................................................... 35
Hình 1.46. Gia súc bị lũ đưa nên nóc nhà. .................................................... 36
Hình 1.47. Gia súc vật lộn với dòng nước. ................................................... 36
Hình 1.48. Gia cầm tránh lũ trên nóc nhà nơi có độ cao an toàn so với lũ. . 37
Hình 1.49. Nóc nhà là nơi duy nhất đủ độ cao để các động vật tránh lũ ...... 37
Hình 1.50. Chạy lũ. ....................................................................................... 38
Hình 1.51. Em bé liều mình cứu chú chó nhỏ khỏi nước lũ. ........................ 38
Hình 1.52. Tình anh em trong cơn mưa lũ. ................................................... 39
Hình 1.53. Giao thông bị gián đoạn khi lũ về............................................... 39
Hình 1.54. “Vượt cạn” trong nước lũ. .......................................................... 40
Hình 1.55. Những tài sản có giá trị sau cơn lũ. ............................................ 40
Hình 1.56. Các tài sản có giá trị gần như bị hủy hoại hoàn toàn sau cơn lũ 41
Hình 1.57. Tận dụng mọi hy vọng để cứu tài sản và vật dụng. .................... 41

Hình 1.58. Cái chữ đến với con trẻ ở đây cũng thật khó khăn. .................... 42
Hình 1.59. Nước sạch sinh hoạt trở nên hiếm hoi sau lũ. ............................ 42
Hình 1.60. Vẫn biết nước lũ là không sạch nhưng đâu là nguồn nước duy
nhất họ có lúc này. ...................................................................... 43
Hình 1.61. Nỗ lực cổ gắng xử lý nước sinh hoạt sau khi nước rút. .............. 43
Hình 2.1.

Những yếu tố ảnh hưởng đến kiến trúc nhà ở ............................ 54

Hình 2.2.

Buộc các vật dụng để lụt khỏi trôi .............................................. 65

Hình 2.3.

Đưa vật dụng lên gác gỗ (tra, hạ)................................................ 66

Hình 2.4.

Bếp ăn trên gác gỗ ...................................................................... 66


Hình 2.5.

Tra (gác hạ) tránh lũ của người dân hạ lưu sông La. .................. 67

Hình 2.6.

Lồng gà nổi trên thuyền (hoặc bè chuối). ................................... 67


Hình 2.7.

Chuối là loài cây rất hữu ích khi có lũ, vừa có thế làm phương
tiện di chuyển, vừa có thể là nơi chứa đồ an toàn với nước lũ. .. 68

Hình 2.8.

Thuyền gỗ được tận dụng để cứu gia súc. .................................. 68

Hình 2.9 .

Bè chuối phát huy rất tốt tác dụng khi có lũ. .............................. 69

Hình 2.10. Vạc giường được tận dụng làm nơi ở cho các vật nuôi. ............. 69
Hình 2.11.

Những chiếc xuồng độc mộc được phát huy tác dụng trong ngày lũ.
.................................................................................................................70

Hình 2.12. Những chiếc phao tự chế là thứ giúp cho người và tài sản vượt
qua cơn lũ. ................................................................................... 70
Hình 2.13 . Người dân chống chọi với lũ. ..................................................... 71
Hình 2.14. Các phương án tổ hợp hình khối................................................. 74
Hình 2.15. Mẩu “nhà lõi tránh bão lụt”, 2011 ......................................... 75
Hình 2.16. Mặt bằng ..................................................................................... 75
Hình 2.17. Mặt đứng ..................................................................................... 76
Hình 2.18. Mặt bên ....................................................................................... 76
Hình 2.19. Mặt cắt ........................................................................................ 77
Hình 2.20. Giải pháp “nhà chống lũ, lụt chủ động EBH Greenarchi 2.0” khi
có lũ ............................................................................................. 77

Hình 2.21. Sơ đồ giải pháp EBH Greenarchi 2.0 ......................................... 78
Hình 2.22. Khi nước lũ vượt đỉnh tường nhà (khoảng trên 4m), EBH
Greenarchi 2.0 sẽ biến phần nền và mái thành một chiếc bè an
toàn .............................................................................................. 78
Hình 2.23. Mô hình xây dựng gôi nhà chòi phòng tránh lũ. ..................... 80


Hình 2.24. Nhà ở phục vụ cho cộng đồng lũ lụt ở Thái Lan ........................ 81
Hình 2.25. Nhà ở phục vụ cho cộng đồng lũ lụt ở Thái Lan ........................ 82
Hình 3.1

Tuyến đê La Giang kết hợp cùng hai trục đường chính ven sông
La ................................................................................................ 86

Hình 3.2.

Các thành phần trong khuôn viên nhà ở nông thôn được lựa chọn
để giải quyết vấn đề tránh lũ tại chổ. .......................................... 86

Hình 3.3.

Mặt cắt nhà chính của ngôi nhà truyền thống. ............................ 88

Hình 3.4.

Mặt cắt nhà chính của ngôi nhà truyền thống kết hợp thêm tra
(gác)khi có lũ .............................................................................. 88

Hình 3.5.


Mặt cắt nhà chính có mái hiên .................................................... 89

Hình 3.6.

Mặt cắt nhà chính khi có mái phụ khi lũ về................................ 89

Hình 3.7.

Phối cảnh của giải pháp .............................................................. 90

Hình 3.8.

Hoạt động khi có lũ về ................................................................ 90

Hình 3.9.

Mặt bằng nhà vệ sinh .................................................................. 91

Hình 3.10. Mặt cắt nhà vệ sinh ..................................................................... 92
Hình 3.11. Mặt cắt nhà vệ sinh khi có lũ về ................................................. 92
Hình 3.12. Nhà vệ sinh lúc không có lũ, có thể tận dụng làm giàn cây ....... 93
Hình 3.13. Nhà vệ sinh lúc không có lũ, có thể tận dụng làm giàn phơi nông
sản ............................................................................................... 94
Hình 3.14. Nhà vệ sinh lúc có lũ là nơi tránh lũ tại chổ cho người và vật nuối
cũng như tài sản .......................................................................... 95
Hình 3.15. Khuôn viên nhà ở có khu vệ sinh ngoài khi không có lũ ........... 96
Hình 3.16. Khuôn viên nhà ở có khu vệ sinh ngoài khi có lũ ...................... 97
Hình 3.17. Khuôn viên nhà ở có khu vệ sinh trong khi không có lũ ........... 98
Hình 3.18. Khuôn viên nhà ở có khu vệ sinh trong khi có lũ ...................... 98



1

MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới được phân bố thành 3 vùng. Miền Bắc mang
khí hậu cận nhiệt đới ẩm, Bắc Trung Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa, Miền Nam
và Nam Trung Bộ mang đặc điểm nhiệt đới XaVan. Đông Nam Á được xem là
“rốn bão” của thế giới. Việt Nam với khoảng 3.350 km bờ biển là một trong 10
nước chịu tác động lớn nhất của thiên tai và biến đổi khí hậu.
Vùng lũ, lụt ở Việt Nam có nhiều khu vực với các dạng địa hình khác nhau.
Triều cường ở thành phố Hồ Chí Minh, vùng lụt do mùa nước nổi ở miền Tây Nam
Bộ, vùng lũ, lụt do tác động của dòng sông Hương, lũ, lụt ở miền Trung, vùng
Đông, Tây Bắc….với những nguyên nhân khác nhau như ngập úng cụ bộ kết hợp
với nước thượng nguồn đổ về, lũ quét sau mưa bão. Mặt khác, về mặt thời điểm
ngập lụt, tốc độ nước dâng cao, mức độ và thời gian nước rút rất khác nhau. Giải
pháp để giải quyết sự khác nhau này không hề đơn giản, nó đòi hỏi có sự phối hợp
đồng bộ của các cấp, các ngành một cách hiệu quả.
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên thiên tai thường xảy ra tại khu vực
Bắc Trung Bộ và ven biển miền trung, với tần suất cao, cường độ mạnh, diễn biến
khó lường, gây thiệt hại nặng về người và tài sản cho người dân. Chỉ trong khoảng
sáu năm trở lại đây, bão, lũ, lụt đã làm chết hơn 1.500 người, hơn 500 nghìn nhà hư
hỏng, trong đó hơn 42 nghìn nhà bị sập đổ hoặc bị nước cuốn trôi.
Xuất phát từ những lý do trên người viết đã chọn đề tài nghiên cứu “nhà ở
tránh lũ cho khu vực hạ lưu sông La, huyện Đức Thọ, Tỉnh Hà Tĩnh “. Quá trính
sinh ra và lớn lên với cái nhìn thực tế, chứng kiến sự tàn phá cũng như những hậu
quả nghiêm trọng về người và của do lũ lụt gây ra cũng như vốn hiểu biết trong suốt
quá trình học tập và làm việc tác giả mong muốn bản luận văn này sẽ có tính ứng
dụng cao, góp phần giảm thiểu những hậu quả nghiêm trọng của lũ lụt cũng như
mang lại cho người dân vùng rốn lũ cuộc sống tốt hơn.



2
Mục đích nghiên cứu
Lựa chọn giải pháp an toàn cho người và tài sản khu vực hạ lưu sông La,
huyện Đức Thọ, Tỉnh Hà Tĩnh khi lũ về dựa trên cơ sở hiện trạng sẵn có.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Kiến trúc nhà ở nông thôn ứng phó với lũ tại khu vực hạ lưu sông La, huyện
Đức Thọ, Tỉnh Hà Tĩnh.
Phương pháp nghiên cứu
Điều tra, khảo sát hiện trạng kiến trúc và quy hoạch khu vực hạ lưu sông La
đoan qua huyện Đức Thọ, Tỉnh Hà Tĩnh
Tham khảo các số liệu liên quan
Lựa chọn phương án tối ưu.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần đưa ra định hướng phòng, tránh lũ cho
các khu vực có thiên tai, lũ lụt xảy
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài đóng góp một tài liệu chi tiết và tương đối đầy đủ
cho quá trình đào tạo và giảng dạy cho sinh viên kiến trúc và xây dựng về nhà ở
tránh lũ, và là tài liệu cho cư dân vùng thiên tai, lũ lụt có thể áp dụng và xây dựng
nhà tránh lũ.
Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và danh mục tài liệu tham khảo, Nội
dung chính của luận văn gồm ba chương:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ Ở NÔNG THÔN TẠI KHU
VỰC HẠ LƯU SÔNG LA, HUYỆN ĐỨC THỌ, TỈNH HÀ TĨNH
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CHO GIẢI PHÁP NHÀ Ở TRÁNH LŨ
TẠI KHU VỰC HẠ LƯU SÔNG LA, HUYỆN ĐỨC THỌ, TỈNH HÀ TĨNH
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHÀ Ở TRÁNH LŨ CHO KHU
VỰC HẠ LƯU SÔNG LA, HUYỆN ĐỨC THỌ, TỈNH HÀ TĨNH



THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


103

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sự dụng làm tài liệu trong quá
trình học tập về lũ lụt miên trung cho học sinh, sinh viên các trường kiến trúc
và xây dựng. Ngoài ra còn góp phần là một tài liêu nghiên cứu về lũ lụt, cụ
thể là lũ lụt ở miền Trung mà các nhà quản lý cũng như những ai quan tâm có
thể tham khảo.
Kết quả nghiên cứu của luận văn đưa ra được hệ thống quan điểm
mục tiêu khi xây dựng phương án nhà tránh lũ cho địa phương, cụ thể là
khu vực hạ lưu sông La, và các tiêu chí nhằm thõa mãn quan điểm mục
tiêu đó. Dựa trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải pháp mà người dân,
cũng như các kiến trúc sư và các cơ quan có chức năng có thể tham khảo.
Giải pháp đã phần nào đáp ứng được nhu cầu cũng như điều kiện sẵn có
của người dân. Vừa đảm bảo an toàn khi lũ về, vừa mang tính đa chức năng
trong sử dụng, tận dụng tối đa các thành phần của ngôi nhà cũng như hạn

chế chi phí cho người dân.
Với đặc điểm của mưa lũ miền Trung thường lên rất nhanh thì loại nhà
tránh lũ này rất phù hợp, người dân không phải di tản đi xa.
Ngoài ra nhà tránh lũ còn đáp ứng được nhu cầu nước sạch sử dụng
trong và sau lũ cho người dân, tránh tình trạng sử dụng nước ô nhiễm và mắc
các chứng bệnh không có nước khi lũ về.
Kiến nghị
Trung bình sau mỗi đợt mưa lũ chúng ta phải hỗ trợ đồng bào khoảng
2.000 tỉ đồng. Sau mỗi đợt lũ, người chết rồi, tài sản mất rồi, chúng ta còn
phải xuất tiền. Như vậy, nếu chúng ta bỏ tiền ra trước mà đảm bảo an toàn
cho dân vẫn tốt hơn rất nhiều, vì vậy tác giả kiến nghị các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền thành lập các chương trình , dự án xây nhà trành lũ cho dân


104
nghèo ở khu vực hạ lưu sông La nói riêng và các khu vực chịu ảnh hưởng của
bão lũ nói chung.
Công bố tiêu chí xây dựng nhà tránh lũ đáp ứng các yêu cầu cũng như
điều kiện thực tế tại địa phương một cách rộng rãi, hổ trợ mọi mặt về phương
án thiết kế cũng như thi công cho người dân vùng lũ.
Nhà nước cần có các chủ trương, chính sách xây dựng hỗ trợ về mặt
chủ trương cũng như kinh phí cho việc xây dựng “nhà tránh lũ” nhằm nhân
rộng mô hình đến với các nơi đang chịu ảnh hưởng của lũ lụt.
Tổ chức các quỹ hỗ trợ, kêu gọi người dân, cán bộ công nhân viên chức
đóng góp ngày lương, cũng như các đóng góp từ thiện xây dựng các “nhà
tránh lũ” tình thương, trước mắt cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn,
sau đó có thể nhân rộng quy mô ra nhiều hơn.
Hỗ trợ các khoản vay không lãi cho các hộ dân muốn xây nhà tránh lũ,
quá trình cho vay cũng như giải ngân phái hướng dẫn người dân xây nhà theo
thiết kế đã được kiểm chứng cũng như đề xuất.

Hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học về đề tài nhà tránh lũ,
cũng như các cuộc thi đã được chính phủ, bộ xây dựng và hội kiến trúc sư
Việt Nam tổ chức và có các kết quả cao, nếu được có thể tạo điều kiện hỗ trợ
cho người dân khu vực lũ thường xuyên xảy ra xây dựng mô hình nhà tránh lũ
ở trên cốt đê hiện có, sẽ là nơi sơ tán người và tài sản khi có các trận lũ lớn.
Đây có thể coi là tài sản chung và giao cho từng địa phương quản lý và bảo
dưỡng để có thể sự dụng lâu dài. Tuy nhiên các nghiên cứu trên vẫn còn một
số vấn đề còn tồn tại là mô hình chưa thực sự đưa người dân vào cuộc. Nên
xây dựng các mô hình dựa trên tiêu chí:
- Dễ làm
- Dễ tài trợ
- Dễ nhân rộng


105
Dễ làm ở chi phí thấp, kỹ thuật đơn giản nên mỗi người dân đều có thể
làm đc. Với mức chi phí dưới 10 triệu đồng, tận dụng các vật liệu sẵn có khi
có lũ về và bảo đảm được an toàn cho người và tài sản nên sẽ đưa được chính
người dân vào cuộc, tránh tình trạng ỉ lại vào sự giúp đỡ của chính quyền
hoặc nhà hảo tâm. Ngoài ra dựa trên cái sườn tránh lũ, các hộ dân có thể phát
triển thêm theo thời gian và phong tục của bản địa. Tạo được nét kiến trúc
riêng cho từng vùng miền được áp dụng. Tránh tình trạng rập khuôn thiết kế
cho tất cả các vùng miền.
Dễ tài trợ ở chổ với mức giá hiện tại thì có thể tài trợ cho nhiều hộ gia
đình, tránh tình trạng các nhà tài trợ rơi vào tình trạng khó xử khi lựa chọn hộ
được tài trợ, hoặc nếu không thì không có đủ điều kiện nhân rộng số hộ được
tài trợ bởi chi phí các mẫu nhà tránh lũ trước đây thường có chi phí khá cao.
Nếu trước đây cùng số tiền để tài trợ cho một hộ gia đình thì nay với số tiền
ấy có thể giúp được rất nhiều hộ.
Dễ nhân rộng ở chổ kết cấu của giải pháp này nằm ở chổ các trụ cột

chính và tấm sàn, còn lại là các vật dụng sẵn có trong gia đình, tùy thuộc các
địa phương sẽ khác nhau, nó có thể được dựng lên và mang đặc điểm của
từng địa phương nơi xây dựng. với hệ khung dạng block, nó có thể được cơi
nới rộng thêm bằng các cắm thêm trụ trong trường hợp gia đình có nhu cầu
tăng về số lượng người cũng như vật nuôi và diện tích chưa đồ. Các hệ khung
sẽ được kết vào khung cũ và cứ thế nhân rộng lên. Hoặc những hộ gần nhau
có thể do điều kiện khó khăn thì chung nhau trên cùng một công trình để tiết
kiệm chi phí. [4]


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Hội thảo Khu vực ASEAN về phòng chống lũ lụt và quản lý rủi ro”.
/>2. Hội kiến trúc sư Việt Nam (tháng 9/2011), Tuyển tập các phương án thiết
kế đoạt giải cuộc thi kiến trúc Nhà ở nông thôn mới ở vùng bão lũ ngập
lụt.
3. KS. Trịnh Thành Huy, Ks. Lê Quang Huy (1997), Hướng dẫn kỹ thuật
xây dựng nhà vùng bão lụt, Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội.
4. PGS.TS Lê Văn Nghinh, Th.S Hoàng Thanh Tùng, Các giải pháp phòng
chống lũ lụt, giảm nhẹ thiên tai ở miền trung, Tổng hợp kết quả đề tài
NCKH cấp bộ.
5. Phan Thanh Tịnh (2011), Bàn về lũ lụt Quảng Bình và các biện pháp
phòng chống, Thông tin KH-CN Quảng Bình số 5
6. Quyết định Số: 2139 /QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2011 của thủ tướng
chính phủ Phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu
7. Sở khoa học và công nghệ Quảng Bình (2012), Các loại thời tiết nguy hiểm.
8. Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam thực hiện (2012), Sổ tay phòng
ngừa giảm nhẹ ảnh hưởng của lũ và bão dành cho cộng đồng.
9. Văn bản báo cáo tổng kết công tác phòng, chống lụt, bão đến năm 2014,
triển khai nhiệm vụ phòng chống, thiên tai năm 2015, 3/2015.
10. Văn phòng dự án PROMISE tại Đà Nẵng, Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật

nhà phòng chống bão lụt cơ bản.
11. Vũ Thị Ngọc (2013), Sống chung vỡi lũ lụt những vấn đề lý thuyết và
thực tiễn, Viện phát triển bền vững vùng trung bộ. Thông tin KH-CN
Nghệ An số 10/2013, 2013



×