Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Môn lịch sử thế giới văn hóa hy lạp cổ đại 1 tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.36 KB, 34 trang )

MỞ ĐẦU
Người Hy Lạp ngày nay thường tự hào rằng đất nước của họ là cái nôi
của nền văn minh châu Âu. Niềm tự hào này thật chính đáng. Lịch sử đã từng
biết đến một thời kì “Hy Lạp hóa” (334 TCN – 30 TCN) – thời kì mà sự
truyền bá của văn hóa Hy Lạp không dừng lại ở châu Âu. Lịch sử cũng đã
từng chứng kiến sự sửng sốt, ngỡ ngàng của không ít người châu Âu trong
thời kì văn hóa Phục hưng, trước thành tựu văn hóa của những người đồng
hương của mình trên bán đảo Bancăng vào khoảng hai nghìn năm trước đó.
Thưở ấy, “những người khổng lồ” của thời đại Phục hưng đã tìm thấy ở nền
văn minh Hy Lạp cổ đại không chỉ những công trình kiến trúc, điêu khắc
tuyệt mĩ, những tác phẩm văn học đồ sộ, mà còn thấy ở đó chủ nghĩa duy vật
cổ đại và những tư tưởng nhân văn làm cơ sở cho việc xây dựng một nền văn
hóa mới, trong thời đại mới – thời đại đấu tranh và chiến thắng của chủ nghĩa
tư bản đối với chế độ phong kiến ở châu Âu.
Văn minh Hy Lạp đã đánh dấu một thời kì vàng son trong tiến trình lịch
sử thế giới. Ngày nay, về nhiều mặt, văn hóa Hy Lạp cổ đại vẫn còn để lại cho
chúng ta những cảm hứng nóng hổi và những bài học bổ ích. Do vậy, tiếp tục
đi sâu nghiên cứu, khai thác, phát hiện những thành tựu của văn minh Hy
Lạp cổ đại là một việc làm thiết thực, làm phong phú thêm kho tàng văn minh
nhân loại.

1


NỘI DUNG
1. Cơ sở hình thành văn minh Hy Lạp cổ đại
1.1. Địa lý, dân cư
Ngày xưa, các bộ lạc Hy Lạp gọi bộ lạc của mình bằng những tên riêng.
Đến khoảng thế kỉ VIII –VII TCN, người Hy Lạp mới gọi mình là Hêlen và
gọi đất nước mình là Hêla tức Hy Lạp.
Lãnh thổ của Hy Lạp cổ đại rộng hơn nước Hy Lạp ngày nay rất nhiều:


bao gồm miền Nam bán đảo Bancăng, các đảo trên biển Ê giê và miền ven
biển phía Tây Tiểu Á, trong đó quan trọng nhất là miền Nam bán đảo
Bancăng tức là vùng lục địa Hy Lạp.
Nằm trên bán đảo Bancăng, Hy Lạp không có những vùng đồng bằng
phì nhiêu, rộng lớn như ở các quốc gia cổ đại phương Đông. Trái lại, đất đai ở
đây ít, không thuận lợi cho trồng cây lương thực, địa hình lại bị chia cắt thành
những vùng sinh thái nhỏ xen lẫn đồi núi, đồng bằng, ven biển, Bù lại, Hy
Lạp có nhiều nguồn nguyên liệu, nhiều hải cảng rất thuận lợi cho việc phát
triển công nghiệp và thương nghiệp. Điều kiện địa lý ấy đã làm cho người Hy
Lạp quan tâm đến việc phát triển thủ công nghiệp và thương mại đường biển
hơn là đi khai phá những vùng đất hẹp và cằn cỗi của mình. Khuynh hướng
phát triển kinh tế ấy lại được nảy nở trong điều kiện lịch sử mới - thời đại đồ
sắt, làm cho nền kinh tế thủ công nghiệp và ngoại thương của Hy Lạp phát
triển mạnh mẽ. Hy Lạp đã trở thành trung tâm sản xuất thủ công nghiệp, trung
tâm thương nghiệp lớn nhất châu Âu và có lẽ là cả thế giới ở nửa sau thiên
niên kỉ I TCN. Trong những thế kỉ này, ở Hy Lạp các xưởng thủ công đã sử
dụng hàng trăm nô lệ, hoạt động nhộn nhịp ngày đêm, các thuyền buôn Hy
Lạp chở đầy vũ khí, đồ trang sức, đồ gốm, đồ gỗ, đồ da, rượu nho, dầu ô
liu,...lênh đênh trên biển đi đến mọi miền xa xôi ven Địa Trung Hải. Sự hưng
khởi của nền kinh tế hàng hóa - tiền tệ với những mối giao lưu rộng lớn ấy
vừa là tiền đề, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền văn
hóa Hy Lạp cổ đại.

2


Cư dân Hy Lạp cổ đại bao gồm nhiều tộc người: người Êôliêng, chủ
yếu cư trú ở bắc bán đảo Bancăng và một phần Trung Bộ; người Iôniêng ở
đồng bằng Áttích, vùng ven biển phía Tây Tiểu Á; người Akêăng ở vùng bắc
bán đảo Pêlôpônedơ và người Đôniêng ở Bắc bán đảo Pêlôpônedơ, đảo Cret

và các đảo khác ở phía Nam biển Êgiê.
1.2. Điều kiện lịch sử, xã hội
Lịch sử Hy Lạp cổ đại có thể chia làm các thời kì chính sau đây:
Thời kì văn hóa Cret – Myxen: Tại đảo Cret và Myxen, phía đông bán
đảo Ban căng, người ta đã tìm thấy dấu tích của một nền văn minh tồn tại từ
khoảng thế kỉ III TCN đến thế kỉ XII TCN. Chủ nhân của nền văn minh này là
người Akêang. Nền văn hóa Cret – Myxen còn để lại các dấu tích các thành
cổ, cung điện và một số đồ dùng bằng đồng thau. Cuối thế kỉ XII TCN, người
Đôriêng với vũ khí bằng sắt từ phương Bắc, tràn xuống tấn công, người
Akêang chống đỡ không được và các quốc gia của người Akêang đã bị tiêu
diệt. Thời kì Cret – Myxen kết thúc.
Thời kì Home (thế kỉ XI – IX TCN): đời sau biết đến giai đoạn này chủ
yếu thông qua hai tác phẩm của Home nên người ta lấy tên ông để đặt cho
thời kì này. Qua hai tập thơ Iliat và Ôđixê, người ta nhận thấy xã hội Hy Lạp
được mô tả trong giai đoạn này là một xã hội nguyên thủy đang trên đường
tan rã, xã hội có nhà nước đang hình thành.
Thời kì thành bang (thế kỉ VIII – IV TCN): Đây là thời kì hình thành ở
Hy Lạp hàng trăm nhà nước nhỏ mà người ta gọi là các thành bang. Trong
hàng trăm thành bang thời đó, quan trọng nhất là thành bang Aten và Spac.
Rất nhiều thành bang hồi đó sống bằng nghề công thương nghiệp. Điều này
ảnh hưởng rất lớn đến sưh phát triển của văn minh Hy Lạp. Thế kỉ V TCN,
các thành bang Hy Lạp đã phải chống lại sự xâm lược của đế quốc Ba Tư và
họ đã chiến thắng. Nhưng cuối thế kỉ V TCN, thế giới Hy Lạp đã xảy ra cuộc
nội chiến. Cuộc nội chiến này đã làm cho tất cả các thành bang suy yếu. Nhân
cơ hội đó, một thành bang ở phía Bắc bán đảo Bancăng là Makêđônia đã bắt

3


các thuộc thành bang khác phải thuần phục mình và Makêđônia cầm đầu thế

giới Hy Lạp để tấn công Ba Tư.
Thời kì Hy Lạp hóa (từ 337 – 30 TCN): Sau khi đánh bại đế quốc Ba
Tư, quân đội của Hy Lạp đã mang văn hóa của Hy Lạp truyền bá khắp
vùng Tây Á và Bắc Phi. Vì vậy, người ta gọi thời kì này là thời kì Hy Lạp
hóa. Đến thế kỉ I TCN, đế quốc La Mã đang phát triển hùng mạnh đã thôn
tính các vùng đất quanh Địa Trung Hải, Hy Lạp trở thành một phần của đế
quốc La Mã.
Nếu như ở các quốc gia cổ đại phương Đông, sự thống trị của chế độ
quân chủ chuyên chế và đi liền với nó là thế giới quan tôn giáo thần bí đã kìm
hãm đáng kể khả năng sáng tạo của con người, thì trái lại ở Hy Lạp cổ đại,
chế độ dân chủ đã mở đường cho sự phát triển của các tài năng.
Những đặc điểm của điều kiện tự nhiên, lịch sử đã làm xuất hiện ở Hy
Lạp các quốc gia - thành thị và một chế độ chính trị tiên tiến - chế độ dân chủ
cổ đại, Mặc dù còn không ít hạn chế, chế độ dân chủ này là một bước tiến
vượt bậc so với chế độ quân chủ chuyên chế phương Đông. Nó là nhân tố
quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển của văn hóa Hy Lạp. Trong các
thành bang theo chế độ dân chủ ở Hy Lạp, những người nghệ sĩ, n hững
nhà khoa học là những công dân tự do, do vậy năng lực sáng tạo của họ
được phát triển, lao động của họ được trân trọng, tài nawg và những tác
phẩm của họ trở thành niềm tự hào của một dân tộc yêu khoa học và nghệ
thuật. Có thể nói, không có chế độ dân chủ thì không có sự phồn vinh của
văn hóa Hy Lạp cổ đại.
Mặt khác, những thành tựu của văn hóa lâu đời của các dân tộc phương
Đông mà người Hy Lạp tiếp thu được qua các mối giao lưu kinh tế, văn hóa
cũng là một trong những tiền đề thuận lợi cho sự phát triền của nền văn hóa
Hy Lạp cổ đại. Những tri thức thiên văn học, toán học của người Ai Cập,
Lưỡng Hà, những kiểu dáng đền tháp ở Ai CẬp, nghệ thuật tạc tượng, điêu

4



khắc của người Atxiri, hệ thống chữ cái của người Pheenixi....đã được người
Hy Lạp tiếp thu, bổ sung, chỉnh lí và nâng lên một trình độ mới hơn, cao hơn.
Sự hội tụ của những tiền đề và điều kiện đó đã tạo thành nền móng
vững chắc cho sự ra đời và phát triển rực rỡ của văn hóa Hy Lạp cổ đại, một
nền văn hóa đã để lại cho nhân loại những tác phẩm văn học tuyệt vời, những
công trình kiến trúc, điêu khắc bất hủ, những tri thức khoa học mang tính khái
quát cao và những tư tưởng triết học sâu sắc. Một nền văn hóa thấm đượm
tính nhân văn trong nội dung và hình thức thể hiện.
2. Những thành tựu chủ yếu của văn minh Hy Lạp cổ đại
2.1. Chữ viết và văn học
2.1.1. Chữ viết
Vào thế kỉ IX - VIII TCN, qua những mối quan hệ buôn bán với người
Phênixi, người Hy Lạp đã làm quen với hệ thống chữ cái của họ. Hệ thống
chữ cái của người Phênixi, xuất hiện vào khoảng thế kỉ XII - TCN, có 22 chữ
và chỉ biểu thị các phụ âm. Trên cơ sở hệ thống chữ cái Phênixi, người Hy
Lạp đã cải biến và bổ sung để tạo thành một hệ thống các chữ cái mới gồm
24 chữ (với 18 phụ âm và 6 nguyên âm). Năm 403 TCN, hệ thống chữ cái này
đã được chấp nhận chính thức ở Aten. So với hệ thống chữ tượng hình ở
phương Đông có hàng trăm kí hiệu, hình vẽ cực kì phức tạp, thì hệ thống chữ cái
Hy Lạp đã đạt đến trình độ khái quát hóa rất cao. Chỉ với hơn hai mươi chữ cái,
với cách ghép linh hoạt, người ta có thể thể hiện trên mặt giấy mọi kết quả của tư
duy. Sáng tạo ra hệ thống chữ cái này là một cống hiến vô cùng to lớn cho nền
văn hóa nhân loại của người Hy Lạp . Hệ thống chữ Slavơ và chữ Latinh bắt
nguồn từ chữ Hy Lạp phần lớn các dân tộc trên thế giới sử dụng.
2.1.2. Văn học
2.1.2.1. Thần thoại Hy Lạp
Thuật ngữ "thần thoại" Mitôlôgia xuất phát từ chữ Hy Lạp Mythologos
(mythos: truyền thuyết, huyền thoại; logos: lời nói, chuyện kể, học thuyết).
THần thoại Hy Lạp hình thành chủ yếu trong thời kì tan rã của xã hội thị tộc,


5


bộ lạc (thế kỉ XI TCN - IX TCN) và phát triển thành một hệ thống hoàn chỉnh
vào thế kỉ VIII TCN - VII TCN.
Thần thoại là một hình thái ý thức xã hội, được thể hiện dưới dạng
truyền thuyết, những câu chuyện hoang đường về thế giới, về xã hội và về
con người trong thời kì con người vẫn còn chưa thoát khỏi vòng chi phối của
sức mạnh tự nhiên. "Thần thoại nào cũng chinh phục, chi phối và nhào nặn
những sức mạnh tự nhiên trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng: vậy
thần thoại sẽ không còn nữa, khi người ta thấy thật sự thống trị được những
sức mạnh ấy".1
Đặc điểm lớn nhất và cũng là giá trị của thần thoại Hy Lạp là ở chỗ nó
phản ánh một thời kì quan trọng trong lịch sử Hy Lạp - thời đại chuyển tiếp từ
thời đại nguyên thủy sang xã hội có giai cấp và nhà nước, Những quá trình
lịch sử cơ bản của thời đại này: sự xuất hiện của công cụ kim loại, cuộc đấu
tranh quyết liệt để giành giật ngôi thủ lĩnh liên minh bộ lạc và sự ra đời của
gia đình phụ hệ đã được phản ánh sinh động trong thần thoại Hy Lạp. Cũng
theo thần thoại Hy Lạp, loài người đã trải qua 5 thời đại nối tiếp nhau: Thời
đại Vàng, Thời đại Bạc, Thời đại Đồng, Thời đại các anh hùng - nửa thần và
Thời đại Sắt. Ba thời đại sau gắn liền với các cuộc chiến tranh cướp bóc, sự
tan rã của tư tưởng cộng đồng, bình đẳng với sự đề cai quyền thế,...thể hiện rõ
nét quá trình tan rã của xã hội thị tộc.
Do phản ánh một thời đại lịch sử nên thần thoại và anh hừng ca đã gắn
bó mật thiết với nhau. Anh hùng là thủ lĩnh có đức, có tài, có công trạng,
nhưng chưa phải là vua, được huyền thoại hóa, do đó có thần linh xen lẫn anh
hùng. Có thể coi thời đại anh hùng và thời đại anh hùng ca vừa nối tiếp vừa
đan xen với nhau, là thời đại chuyển tiếp từ công xã nguyên thủy sang xã hội
có giai cấp ở Hy Lạp, trong đó thần thoại là khúc dạo đầu.


C.Mác: Lời mở đầu phê phán kinh tế chính trị. Trích trong cuốn Về văn học
và nghệ thuật của Mác và Ăngghen, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1958, tr.100.
1

6


Giới thần linh của Hy Lạp thật đông đảo. Mỗi vị thần đại diện cho
một hoặc nhiều hiện tượng tự nhiên, của xã hội hay của đời sống con
người. Dưới đây là những vị thần tiêu biểu trong hệ thống thần linh của
người Hy Lạp cổ đại.
Theo quan niệm của người Hy Lạp cổ đại, vũ trụ lúc đầu là một khối
hỗn mang gọi là Kaôs. Từ Kaôs xuất hiện nữ thần đất Gaia. Gaia sinh ra thần
bầu trời Uranôs.
Uranôs lấy Gaia rồi sinh ra mười hai thần Khổng lồ, gồm sáu thần
nam và sáu thần nữ. Trong thần thoại Hy Lạp, thế hệ thần này được gọi là
"các thần già". Cuộc hôn nhân giữa các thần già nảy sinh ra một thế hệ các
vị thần mới.
Theo thần thoại Hy Lạp, các vị thần ở Ôlympiơ rất đông đúc, trong đó
có 12 thần, tiêu biểu là thần Dớt và các anh chị em ruột cùng con cái của Dớt,
một thần cai quản một lĩnh vực.
Dưới sự khéo léo của Prô - mê - tê nặn ra người từ đất sét và lấy trộm
lửa của Hê - fai - xtốt đem đến cho loài người. Đó là một trong những duyên
cớ khiến Dớt, vua của các vị thần, thù ghét chàng, xiềng xích chàng trên núi
Cô - ca và đầy đọa chàng trong ngục Tác - ta. Dưới sự điều khiển của thần
Dớt, các vị thần ở núi Ô - lem - pơ quanh năm tuyết phủ đã hoạt động trong
mọi lĩnh vực, can thiệp cả vào cuộc sống của con người...Thần thánh không
phải chỉ để thể hiện sức mạnh của tự nhiên, mà còn thề hiện hình ảnh lao
động sáng tạo của con người, như : Thần trồng nho và chế rượu nho Đi - ô - ni

- xốt, nữ thần nghề nông Đê - mê - tê, thần thợ rèn Hê - fai - xtốt...A - pô lông vị thần đẹp trai, hào hoa phong nhã, điều khiển các buổi nhảy múa của
các vị thần nghệ thuật. Đó là nữ thần anh hùng Ca - li - ốp, nữ thần bi kịch Ơ tec - pơ, nữ thần hài kịch TA - li,.....
Thần thoại Hy Lạp còn chứa chất lòng ước mơ, sức mạnh của con
người trong cuộc chinh phục thiên nhiên. Những kì công của Hê - ra - clét, Tê

7


- zê tưởng như là việc làm dũng cảm, cần cù của tập thể người trong quá trình
đấu tranh với những trở ngại của thiên nhiên.
Thần thoại Hy Lạp xuất hiện ở giai đoạn đầu của thời đại văn minh. Ở
những thế hệ sau, thần thoại được tất cả các ngành nghệ thuật dùng làm chất
liệu để xây dựng nên những tác phẩm thể hiện tư tưởng của tác giả. Mác đã
nêu lên mối quan hệ giữa thần thoại và các ngành nghệ thuật Hy Lạp: "Người
ta biết rằng thần thoại Hy Lạp không những là cái lò phát sinh mà còn là
mảnh đất nuôi dưỡng nghệ thuật Hy Lạp nữa...Vật liệu của nghệ thuật Hy Lạp
là thần thoại Hy Lạp"1.
2.1.2.2. Thơ ca
Thơ ca là thể loại văn học xuất hiện sớm và được người Hy Lạp yêu
thích. Hai tập anh hùng ca Iliat và Ôđixê, ra đời vào khoảng thế kỉ IX VIII TCN, là hai tập thơ xuất hiện sớm nhất và cũng là những tác phẩm lớn
nhất của thơ ca Hy Lạp . Tương truyền Hôme là tác giả của hai tập thơ nổi
tiếng này.

(Nhà thơ mù Hô-me-rơ)
C.Mác: Lời mở đầu phê phán kinh tế chính trị. Trích trong cuốn Về văn học
và nghệ thuật của Mác và Ăngghen, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1958, tr.109.
1

8



Iliat gồm 15.693 câu thơ, chia làm 24 ca khúc. Iliat kể về một giai đoạn
ngắn 49 ngày trong năm thứ mười - năm cuối cùng của cuộc chiến tranh giữa
người Hy Lạp với người ở thành Iliông (một tên gọi khác của thành Tơroa),
một thành bang nằm bên bờ Tiểu Á. Chủ đề của Iliat là mối bất hòa giữa Asin,
một vị tướng xuất sắc của quân Hy Lạp với chủ tướng Agamenmông - là
người đã cậy quyền thế để cướp đoạt người nữ tì xinh đẹp Bridêis của Asin.
Mối bất hòa đã khiến các thần Ôlympơ phải can dự và làm cho cục diện cuộc
chiến diễn biến phức tạp. Cuối cùng, người Hy Lạp đã hạ được thành Tơroa.
Kết thúc tập thơ là lễ hỏa táng Hécto, chủ tướng của quân Tơroa.
Ôđixê gồm 12 tập và cũng được chia làm 24 khúc ca. Ôđixê kể về cuộc
hành trình của Uylit (tức Ôđixê) trên đường trở về quê hương sau khi quân
Hy Lạp đã hạ được thành Tơroa. Sau mười năm phiêu bạt gian nan, Ôđixê người anh hùng của quân Hy Lạp, mới về tới quê hương bên người vợ
thủy chung của mình là Pêlênôp.
Iliat và Ôđixê là những tác phẩm xuất sắc của văn học Hy Lạp cổ đại.
Hai tập anh hùng ca này tập trung ca ngợi những con người dũng cảm, thông
minh, những người anh hùng như Asi, Uylit, Hecto, đề cao sự thủy chung của
người phụ nữ là Pêlênôp là đại diện. Iliat và Ôđixê cũng phê phán những thói
hư tật xấu trái với truyền thống của thị tộc như Agamemnông cậy quyền thế
làm càn, còn Asin vì tư thù mà quên nghĩa lớn....Tất cả những điều đó làm
cho Iliat và Ôđixê trở thành những tác phẩm văn học mang tính nhân văn sâu
sắc. Sau đó, truyền thống thơ ca càng được phát huy trong các thể loại thơ tự
sự, thơ trữ tình và bi kịch.
Vào cuối thế kỉ VIII đầu thế kỉ VII TCN, nhà thơ Hê - zi - ốt, với loại
thơ trữ tình của mình, là một tài năng lỗi lạc nhất của lục địa Hy Lạp. Hê - zô
- ốt nổi tiếng với hai tập thơ lớn: Gia hệ về thần, trình bày các thế hệ thần
thánh và truyền thuyết về các anh hùng Hy Lạp, và Công việc tháng ngày nói
về sự phá sản, nghèo khổ của nông dân dưới ách thống trị của quý tộc. Là nhà
thơ gắn liền với cuộc sống lao động nông nghiệp, tác giả ca ngợi sức lao động


9


"không có thứ lao động nào là nhục nhã, chỉ có ăn không ngồi rồi mới xấu
xa".Tác giả đúc kết lại nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp trong tác
phẩm của mình. Ngay trong Gia hệ về thần, Hê - zi - ôt cũng đã mượn thế
giới thần thánh để vẽ nên sự bất công của thế giới trần gian.
Vào thế kỉ VII, VI TCN, trong lĩnh vực văn học, thơ trữ tình nảy sinh
và phát triển rực rỡ. Nó vốn bắt nguồn từ dân ca. Thơ trữ tình đi sâu khai thác
những khí cạnh của tình cảm cá nhân, thể hiện sâu sắc cuộc sống tư tưởng con
người. Sự xuất hiện của thơ ca trữ tình gắn liền với sự xuất hiện chế độ tư hữu
tài sản, với cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kì hình thành Nhà nước. Trong
số những nhà thơ trữ tình, nổi bật tên tuổi của Ác - ki - lốc, Xô - lông, Tê - ô nhít, Tiếc - tê, Xáp - fô, Panh - đa, A - na - crê - ông. Trong những bài thơ trữ
tình, nỗi khổ cực về vật chất, sự dằn vặt về tâm hồn đều toát ra rất rõ nét. Đặc
biệt những nhà thơ trữ tình đã giành nhiều tác phẩm ca ngợi tình yêu và
những khoái lạc cá nhân. Phong cách sáng tác và hình thức thơ trữ tình của
Hy Lạp đã gây được ảnh hưởng quan trọng trong thơ ca thế giới.
Vào thế kỉ thứ VI TCN, đã xuất hiện các loại văn xuôi. Đó là những
chuyện kể về lịch sử, địa lý, hoặc đúng sự thật, hoặc pha màu sắc hoang
đường. Văn xuôi còn được dùng để kể chuyện ngụ ngôn. Nhà văn ngụ ngôn
đầu tiên của Hy Lạp là Ê - zốp. Tác phẩm của ông khá nhiều và có ảnh hưởng
đối với văn học thế giới.
2.1.2.3. Kịch
Sự phát triển của thơ ca trước thế kỉ V TCN được coi là cơ sở thúc đẩy
sự ra đời và phát triển của kịch. Ở những thế kỉ V, IV TCN, về văn học, kịch
chiếm địa vị cao nhất có tác dụng quan trọng nhất trong xã hội Hy Lạp. Kịch
Hy Lạp, đặc biệt là bi kịch, đã đặt nền móng cho ngành kịch thế giới. Cho
đến nay, bi kịch Hy Lạp vẫn là một trong những bộ môn nghệ thuật sân khấu
có giá trị nhất thế giới.
Bi kịch hay hài kịch đều ra đời trong quá trình chuyển biến lớn lao của

xã hội - Nhà nước xuất hiện - và trong cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh

10


chính trị gay gắt. Chính nghệ thuật kịch cũng phản ánh cuộc sống xã hội và
chính trị ấy.
Nghệ thuật kịch trực tiếp ra đời từ những khúc ca và cách nhảy múa
trong đám rước thần rượu nho Đi - ô - nô - xốt. Nhưng bên trong những nghi
thức tôn giáo ấy chất chứa những hạt nhân của cuộc sống lao động sản xuất
hiện thực, gửi gắm niềm vui, nguồn hi vọng của những người lao động. Tính
chất hiện thực muôn màu, muôn vẻ, trình độ nghệ thuật điêu luyện của kịch
đã thu hút được một số lượng công chúng đông đảo. Người ta phải xây dựng
những nhà hát ngoài trời rất lớn. nhà hát ở A - ten có thể chứa tới 17.000
người xem, nhà hát ở Mê - ga - lô - pô - lít có thể chứa tới 44.000 người xem.
Ban đầu nhà hát được xây dựng bằng gỗ, về sau được xây dựng bằng đá theo
hình nửa mặt trăng có bậc cao thấp. Nghệ thuật diễn xuất càng trở nên sinh
động vì có sự phối hợp của hội họa. Chính quyền đứng ra tổ chức những cuộc
thi diễn kịch, ban cấp cho công dân nghèo mua vé xem một buổi (ở thế kỉ V
TCN) cấp cho đủ tiền mua vé xem cả ba buổi. Tất nhiên những chính sách
văn hóa ấy không thể tách rời đường lối chính trị của Nhà nước nô lệ là xoa
dịu mâu thuẫn giữa kẻ giàu, người nghèo.
Bi kịch phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt của xã hội Hy Lạp trong quá
trình hình thành Nhà nước. Bằng những hình tượng nghệ thuật, bi kịch đã
dựng lên khung cảnh đấu tranh quyết liệt giữa thế lực lạc hậu và tiến bộ, cuối
cùng phần thắng thuộc về thế lực tiến bộ. Nghệ thuật kịch đã đạt đến trình độ
sâu sắc về cách thể hiện tâm lý nhân vật, các sự kiện riêng lẻ được nâng lên
mức khái quát. Đặc biệt sự gọt rũa của ngôn ngữ phối hợp với hình thức thể
hiện điêu luyện càng làm cho bi kịch có một sức sống mãnh liệt.
Những tài năng của bi kịch Hy Lạp nở rộ ở thế kỉ V TCN, trong đó ngời

sáng tên tuổi của Ét - sin, Xô - fô - clơ và Ơ - ri - pi - đơ.
Ét - sin (525 - 456 TCN) là con một gia đình quý tộc, ông đã từng tham
gia cuộc chiến tranh vĩ đại của người Hy Lạp chống quân xâm lược Ba Tư, và
chứng kiến sự chiến thắng của phe dân chủ. Đó là vốn sống quý báu có tác

11


dụng rất lớn trong sự nghiệp sáng tác của Ét - sin. Quan điểm chính trị của Ét
- sin là bảo thủ. Ông đã sáng tác 90 vở kịch, nhưng chi còn 7 vở truyền đến
ngày nay. Mặc dù hầu hết các đề tài của Ét - sin là thần thoại, nhưng trong đó
chứa đựng vấn đề nóng hổi của thời đại. Bộ ba kịch Ô - re - xti đã nêu lên sự
thắng lợi của phụ quyền đối với mẫu quyền. Ô - re - xtơ đã giết chết mẹ và tình
nhân của mẹ vì hai người đã giết cha y. Ô - re - xtơ đã bị các thần hình rắn đuổi
bắt nhưng y được các thần A - pô - lông, A - tê - na cứu giúp và tuyên bố Ô - re xtơ không có tội gì. Vở Prô - mê - tê bị xiềng đã dựng lên hình ảnh đấu tranh
kiên cường của các vị anh hùng chống thần linh, mang lại hạnh phúc cho loài
người. Ngoài những đề tài thần thoại, Ét - sin còn lấy đề tài lịch sử để dụng lên
vở Quân Ba Tư mô tả thắng lợi của người A - ten và sự thất bại nặng nề của đế
quốc Ba Tư. Giá trị tư tưởng, nghệ thuật thơ ca và phong cách diễn xuất cảu các
tác phẩm đã nâng Ét - sin lên bậc thầy của bi kịch.
Sau Ét - sin là nhà bi kịch nổi tiếng Xô - fô - clơ (497-406 TCN), sinh ra
trong một gia đình công thương nghiệp giàu có, sống ở thời kì Pê - ri - clét
cầm quyền. Ông vừa là nhà bi kịch, vừa là nhà hoạt động xã hội. Xô - fô - clơ
sáng tác rất nhiều có tới 123 vở bi kịch, nhưng số tác phẩm mà ta biết rõ là 7
bi kịch, 1 kịch trào phúng, trong đó nổi tiếng nhất là những vở Ơ - đíp làm
vua, Ăng - ti - gôn.
Trong những tác phẩm của Xô - fô - clơ, cuộc đấu tranh giữa số mệnh
với đạo đức, nghị lực của con người diễn ra gay gắt. Điều đó thể hiện rất rõ
trong vở kịch Ơ - đíp làm vua. Nội dung tóm tắt của vở Ơ - đíp làm vua như
sau: Thần Đen- fơ báo cho Lai - út, vua thành Te - bơ, biết rằng sau này con

trai của y sẽ giết cha để lấy mẹ. Tin lời tiên đoán của thần, nên khi Ơ - đíp
mới ra đời, Lai - út liền sai người vứt đứa con trai ấy của mình đi. Ơ - đíp
được một người mang về nuôi, và sau này do sự tình cờ, éo le, Ơ - đíp đã giết
cha đẻ của mình và lấy mẹ làm vợ. 15 năm sau, khi Ơ - đíp đã có 4 con, chàng
mới biết rõ sự thật đau lòng ấy của đời mình. Lúc đó, mẹ Ơ - đíp tự sát. Khi
mẹ hấp hối, chàng đã gục lên vai mẹ , lấy kim tự đâm mù mắt:

12


Số phận đã vang lên từ sương mù như thế đó
Hai người đã chết, chỉ chết khác nhau thôi.
Số mệnh là cơ sở cho đề tài bi kịch này. Song Xô - fô - clơ, cũng như
các nhà bi kịch Hy Lạp khác, đều không dùng ở số mệnh, mà họ đã nói lên
được tinh thần đấu tranh kiên cường của con người muốn vươn lên khỏi sự
ràng buộc của số mệnh. "Tôi miêu tả những con người cần phải được như thế
và Ơ - ri - pi - đơ miêu tả con người vốn là như vậy". Câu nói ấy của Xô - fô clơ đã thể hiện tư tưởng sáng tác của ông. Con người trong những tác phẩm
của Xô - fô - clơ là "con người thông minh, đã làm được cái lưới kì diệu vây
bủa vạn vật" (Xô - fô - clơ). Tại sao con người làm được điều ấy? Vì "trong tự
nhiên có nhiều sức mạnh, nhưng không có một sức mạnh nào bằng sức mạnh
của con người" (Xô - fô - clơ).
Trong số ba thiên tài lỗi lạc nhất của bi kịch Hy Lạp, Ơ - ri - pi - đơ
(484-406 TCN) là ngôi sao sáng cuối cùng. Ông là một người có trình độ học
vấn sâu rộng, ủng hộ phái dân chủ. Ông đã viết tới 92 vở kịch, nhưng chỉ còn
lại 18n bi kịch và 1 vở kịch trào phúng. Trong những tác phẩm của mình, Ơ ri - pi - đơ đã đề cập tới rất nhiều vấn đề, như mối quan hệ giữa thần và người,
vấn đề quyền lợi của phụ nữ và nô lệ, vấn đề gia đình...mặc dù đề tài bi kịch
đều lấy trong kho tàng thần thoại Hy Lạp, Ơ - ri - pi - đơ đã có nhiều quan
niệm mới về thần linh. Trong vở kịch Ê - lếch - tơ - rơ, ông đã tỏ ra nghi ngờ
việc thần Dớt làm thay đổi đường đi của mặt trời, tinh tú. Dưới con mắt của
nhà bi kịch, các vị thần không có gì là linh thiêng, cao quý khác người cả, trái

lại, là những kẻ tham lam. tàn ác, dâm đãng. Mượn lời của một nhân vật trong
vở bi kịch Ben - lơ - rô - fông, Ơ - ri - pi - đơ đã cho rằng:
Mọi người đều nói trên trời có thần,
Không! Không! Tuyệt đối không có chúng!
Chỉ cần có một chút thông minh,
Anh sẽ không thể nào tin được
Truyền thuyết cũ rích ấy.

13


Nhà thơ đã đề cập tới cuộc sống khổ cực và vai trò của nô lệ trong xã
hội "Người nô lệ suốt đời khốn khổ làm sao! Họ chịu đựng những điều nhục
nhã và bị cưỡng bức bằng sức mạnh" và "chúng ta những người tự do, chúng
ta sống được do những người nô lệ"...Ơ - ri - pi - đơ đã nói lên được cuộc
sống đấu tranh đòi quyền tự do của phụ nữ trong gia đình cũng như xã hội,
tuy ông chưa đề ra được cách giải quyết đúng đắn vấn đề ấy. Qua những tác
phẩm của mình, Ơ - ri - pi - đơ tỏ ra là một người yêu nước nhiệt thành vá
cực lực chống phái Spác bảo thủ, phản động.
Trên kia, chúng ta đã nói đến ba nhà bi kịch lớn của Hy Lạp.
Nghệ thuật kịch của Hy Lạp không phải chỉ có bi kịch phát triển mà hài
kịch cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Đề tài của bi kịch là
thần thoại, còn để tài của hài kịch hoàn toàn do tác giả sáng tạo. Mọi
tình tiết, sự phát triển và cách giải quyết mâu thuẫn đều thuộc về nghệ
sĩ. Hài kịch mang nội dung chính trị, đề ra và giải quyết những vấn để
nóng hổi của thời đại, của cuộc sống. Người đại biểu xuất sắc nhất của
hài kịch là A - ri - xtô - fan (446 - 385 TCN). Ông đã để lại cho gia tài
hài kịch 44 vở, hiện nay chỉ còn giữ được 11 vở. Nội dung hài kịch của
A - ri - xtô - fan mang tính chiến đấu sắc mạnh. Ông ủng hộ nhiệt liệt
nguyện vọng hòa bình của nông dân vùng đồng bằng Át - tích vì chiến

tranh mà trở nên khổ cực, đồng thời ông cũng công kích những thói hư,
tật xấu của xã hội và chính quyền A - ten. Những hài kịch nổi tiếng của
A - ri - xtô - fan là Kỵ sĩ, Hòa bình, Chim, Li-zi-xtơ-ra-ta, Ếch. A - ri xtô - fan là một nhà hài kịch có cái nhìn hiện thực sâu sắc. Ông đã kế
thừa những di sản quý báu của các loại thơ cổ Hy Lạp, học tập cách sử
dụng ngôn ngữ của các nhà bi kịch, kết hợp với ngôn ngữ bình dân của
nhân dân. Chính vì vậy, nên thiên tài của A - ri - xtô - fan vẫn mãi mãi
ngời sáng trên văn đàn thế giới.

14


2.2. Sử học
Hêrôđốt, Tuyxiđit và Xênôphôn là những người đặt nền móng cho sử học
Hy Lạp, các tác phẩm của họ là những bộ sử thành văn đầu tiên ở châu Âu.
Hêrôđốt (khoảng 484 - 425 TCN) - người khai sinh nền sử học Hy Lạp,
sinh ở Halicacnat, một thành phố bên bờ tây - nam Tiểu Á. Sau đó, vì tham
gia cuộc đấu tranh chống lại giới cầm quyền ở đáy, ông buộc phải rời đến đảo
Xamôt. Trong vòng mười năm, từ 455 - 445 TCN, Hêrôđốt đi du lịch nhiều
nơi. Ngoài khu vực Tiểu Á, Hy Lạp, ông còn đến Ai Cập, Lưỡng Hà, Ba Tư,
Makêđônia....Hêrôđốt đã sống thời gian dài ở A - ten, ông là bạn của những
người hoạt động chính trị và văn hóa nổi tiếng như Pêricơlet, Xôphôclơ,
Xôcrat...

(Tượng cẩm thạch Herodotos tại Bảo tàng Athene)
Hêrôđốt đê lại tập Tóm tắt các sự kiện viết bằng thổ ngữ vùng Iôniôs
(một khu vực ở phía tây Tiểu Á), mà sau này thường được gọi là bộ Lịch sử.
Bộ Lịch sử gồm hai phần. Phàn thứ nhất kể về lịch sử của người Liđi, người
Ba Tư, người Babilon, người Ai Cập và người Hy Lạp. Phần thứ hai nói về
cuộc khởi nghĩa ở Iôniôs, về cuộc hành quân của Đaria và cuộc tấn công của
Xecxet vào Hy Lạp. Bộ "Lịch sử" được kết thúc với đoạn mô tả việc người

Hy Lạp chiếm lĩnh thành phố Xect (năm 478 TCN) - một thành phố cảng đối
diện với thành phố Abiđôs. Vào thế kỉ II TCN, các nhà bác học ở Alêchxanđri
chia công trình của ông thành 9 tập, mỗi tập mang tên một vị thần bảo trợ

15


nghệ thuật và khoa học. Bộ "Lịch sử" được viết trên cơ sở những nguồn tài
liệu phong phú: các biên niên lịch sử, các truyền thuyết, các truyện truyền
miệng và những điều tai nghe, mắt thấy qua những chuyến du lịch dài ngày
của tác giả. Nguyên tắc sáng tác của ông là truyền lại tất cả những điều người
ta nói, song không tin tất cả. Ông bài bác những chuyện hoang đường nhưng
ông cũng chưa hoàn toàn tránh được những lời tiên tri , bói toán, Hêrôđốt còn
cho rằng, thần thánh ghen tị với người trần, số phận bức hại những người có
quá nhiều hạnh phúc.
Bộ "Lịch sử" của Hêrôđốt là một nguồn tài liệu quý giá để nghiên cứu
lịh sử Hy Lạp, lịch sử các dân tộc phương Đông và cuộc chiến tranh Hy Lạp Ba Tư. Hêrôđốt chẳng những là nhà sử học mà còn là nhà dân tộc học, nhà tư
tưởng. Ông cho rằng nhà sử học không chỉ là người kể chuyện mà còn phải là
một nhà triết học, phải đưa ra được câu trả lời cho những vấn đề chính của
cuộc sống: cuộc sống của con người phụ thuộc vào cái gì? Nguyên nhân của
các cuộc chiến tranh, của sự chiến thắng và thất bại bắt nguồn từ đâu?... Theo
Hêrôđốt, người Hy Lạp "đã chiến thắng người Ba Tư bởi vì họ là người dũng
cảm. Họ dũng cảm bởi vì họ tự do và chỉ phục tùng pháp luật".
Ở thời cổ đại, công trình của Hêrôđốt được đánh giá rất cao. Xixêrông
(nhà hùng biện, nhà văn, nhà hoạt động chính trị nổi tiếng của Rôma) gọi
Hêrôđốt là "người cha của sử học". Năm 1502, lần đầu tiên bộ "Lịch sử" được
in ở Italia.
Sau Hêrôđốt là nhà sử học nổi tiếng Tuyxiđit (460-396 TCN). Tuyxiđit
sinh ra trong một gia đình quý tộc giàu có, được hưởng nền giáo dục tiến bộ
trong "thế kỉ vàng" của nền dân chủ Aten. Tuy nhiên về quan điểm chính trị,

Tuyxiđit đại diện cho tầng lớp quý tộc bảo thủ, đối lập với lãnh tụ của nền dân
chủ cấp tiến Pêricơlet.
Tuyxiđit là người chứng kiến mâu thuẫn chính trị ngày càng căng
thẳng giữa Aten và Spac. Ông cũng là người đã tham gia tích cực vào cuộc
chiến tranh Pêlôpône. Năm 424 TCN, Tuyxiđit được bầu vào hội đồng 10

16


viên tư lệnh và được giao nhiệm vụ chỉ huy hạm đội Aten bảo vệ thành phố
Amphipôlit. Trong các cuộc giao tranh với quân Spac, hạm đội Aten thất bại.
Tuyxiđit bị trục xuất khỏi Aten và bị đày sang xứ Tơraxia 20 năm.
Trong thời gian sống ở Tơraxia, Tuyxiđit chăm chú theo dõi các sự kiện
ở Hy Lạp và viết cuốn "Lịch sử các cuộc chiến tranh Pêlôpône" - từ khi chiến
tranh bùng nổ (431 TCN) cho tới năm 411 TCN. Trên cơ sở những tài liệu
phong phú, xác thực và với tinh thần làm việc nghiêm túc, Tuyxiđit đã vẽ lên
được một bức tranh chân thực về cuộc chiến tranh, về những nỗi đau khổ của
nhân dân. Ông cũng đã chỉ ra những sai lầm về chiến lược của các nhà hoạt
động chính trị mà những sai lầm này đã dẫn đến cái chết vô nghĩa của thanh
niên Aten. Tuyxiđit không chỉ mô tả các sự kiện của chiến tranh mà còn phân
tích, đánh giá các sự kiện đó. Ông cũng là người đầu tiên trong giới sử học Hy
Lạp đã xem xét, phân tích các sự kiện lịch sử trong mối quan hệ hữu cơ với
nhau. Phương pháp sáng tác của ông rất thận trọng "Tôi không đồng ý với
nhiệm vụ của mình là ghi chép lại cái mà tôi biết khi bắt gặp lần đầu hay là
cái mà tôi có thể giả thuyết được, mà chỉ ghi chép những sự kiện mà chính
tôi được mục kích hay là cái mà tôi nghe ở người khác sau khi đã nghiên cứu
chính xác đến một chừng mực nào đó từng sự việc riêng biệt". Tuyxiđit
nghiên cứu cả những điều kiện tự nhiên và cả những điều kiện vật chất và chế
độ xã hội, coi đó là những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của lịch sử.
Ông không tin vào những lời tiên tri, sấm truyền. Nhưng ông cũng không

vượt khỏi khuôn khổ của quan niệm sống ràng buộc con người.
Mặc dù nội dung còn dang dở (Tuyxiđit không kịp viết về những năm
tháng cuối của cuộc chiến tranh, từ 410 - 404 TCN), nhưng công trình của
Tuyxiđit vẫn được đánh giá rất cao ở thời cổ đại và là một tác phẩm xuất sắc
của nền sử học châu Âu.
Xênôphôn (khoảng 430 - sau 355 TCN), nhà sử học, nhà văn của Hy
Lạp cổ đại. Sinh ra và lớn lên trong giới quý tộc nên về quan điểm chính trị

17


Xênôphôn cũng đối lập với nền dân chủ Aten và ông có quan hệ gần gũi với
giới quý tộc Spac. Xênôphôn là tác giả của tập Abanaxit và Lịch sử Hy Lạp.
Abanaxit miêu tả về cuộc hành quân của 10.000 lính đánh thuê Hy Lạp,
từ bờ biển vào sâu trong đất Ba Tư và con đường trở về của họ ven theo
đường bờ biển Đen (năm 400 - 399 TCN). Trong tác phẩm này, Xênôphôn đã
ghi lại nhiều tư liệu quý giá về dân tộc học và địa lý vùng Tiểu Á và Capcadơ.
Cuốn "Lịch sử Hy Lạp" viết về lịch sử Hy Lạp từ năm 411 - 362 TCN,
là sự tiếp tục công trình của Tuyxiđit. Trong tác phẩm này với ý thức đề cao
vai trò chính trị của Spac, Xênôphôn đã miêu tả tỉ mỉ nhiều chi tiết không
quan trọng trong lịch sử Spac, đồng thời lại không đề cập đến những sự kiện
quan trọng trong đời sống chính trị Aten. Trong những tác phẩm của mình,
Xênôphôn tỏ ra là người tin vào mộng triệu, lời tiên đoán và coi lịch sử là
những sự tích tụ của cá nhân. Những tác phẩm của Xênôphôn đã ghi lại nhiều
tư liệu quý giá.
2.3.Triết học
Thuật ngữ "Triết học" (philôsôphia) xuất phát từ chữ Hy Lạp philos:
yêu, sôphia: sự thông thái, tri thức. Hêracơlit và Hêrôđôt có lẽ là những người
đầu tiên đưa ra thuật ngữ này với nghĩa rộng nhất của nó - triết học bao gồm
tất cả các tri thức của nhân loại. Với Platôn và Arixtôt, triết học đã có nội

dung gần hơn với cách hiểu ngày nay, còn Epiquya và những người theo phái
Stôisit (phái khắc kỉ) thì xem triết học không chỉ là bức tranh lí luận về thế
giới mà còn là những quy tắc chung của hoạt động thực tiễn của con người.
Triết học Hy Lạp cổ đại có cội nguồn của triết học châu Âu. Lịch sử
triết học Hy Lạp chủ yếu là lịch sử hình thành, phát triển và đấu tranh giữa
chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật ở những cấp độ khác nhau.
Triết học Hy Lạp nảy sinh trên những thành phố I - ô - ni của Tiểu Á,
nhất là ở hai trung tâm Mi - lê và E - fe - zơ. Những nhà triết học nổi tiếng
đầu tiên của Hy Lạp là Ta - lét, A - na - xi - măng - đrơ và A - na - xi - men. Ta
- lét sinh sống ở Mi- lê, là nhà triết học tự phát đầu tiên của Hy Lạp, vừa là

18


nhà toán học vừa là nhà thiên văn học. Ông cho rằng mọi vật đều phát sinh từ
nước và đều trở thành nước. Ông đã phân biệt linh hồn và thân thể, song cũng
coi linh hồn là vật chất. Ăng - ghen gọi học thuyết của Ta - lét là "chủ nghĩa
duy vật nguyên thủy tự phát". Người học trò xuất sắc của Ta - lét là A - na - xi
- măng - đrơ (khoảng 610 - 546 TCN) đã phát triển thuyết duy vật lên một
bước cao hơn. Ông cho rằng cơ sở của mọi vật là A - pây - rôn (vật chất vô
định và vô tận), chính từ đó phát sinh ra các mặt đối lập, như nóng lạnh, khô
ướt rồi hình thành ra mọi vật. Phép biện chứng bắt đầu nảy sinh từ đó. Đến A
- na - xi - men (khoảng 585 - 525 TCN) thì mọi vật kể cả thần thánh, đều
được giải thích bằng sự co giãn của không khí.
Triết học I - ô - ni đến Hê - ra - clít (530 - 470 TCN) đã phát triển tới
trình độ sâu sắc. Hê - ra - clít là một nhà duy vật và biện chứng rất nổi tiếng.
Ông cho rằng vật chất đầu tiên là lửa và vận động không ngừng: "người ta
không thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông". Sự tồn tại và mất đi của mọi
vật là do cuộc đấu tranh thường xuyên giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn.
Để cho những quan điểm của mình thắng thế, các nhà triết học I - ô - ni

phải đấu tranh gay gắt với phái duy tâm mà đại biểu là Pi - ta - go (khoảng
580 - 500 TCN). Học phái Pi - ta - go cho rằng cơ sở của mọi hiện tượng tự
nhiên và xã hội là con số, con số thiết lập nên "trật tự" xã hội và vũ trụ. Tuy
vậy, về mặt khoa học, phái này có một số cống hiến. Nguồn gốc duy tâm của
họ là đem tách rời con số với sự vật, tuyệt đối hóa và thần thành hóa chúng.
Vào nửa sau thế kỉ VI TCN, học thuyết duy vật còn phải đấu tranh quyết liệt
với học thuyết duy tâm của trường phái Ê - lê (Nam Ý) do Xê - nô - phôn, Pác
- tê - nít và Zê - nông đại biểu.
Triết học càng phát triển, cuộc phát triển giữa các nhà duy vật và duy
tâm càng trở nên gay gắt, quyết liệt, thể hiện rất rõ trong lịch sử triết học Hy
Lạp thế kỉ V - IV TCN. Trên cơ sở phát triển của khoa học tự nhiên, triết học
duy vật ở thế kỉ V TCN đã đi sâu vào phân tích cơ sở tồn tại của thế giới vật
chất. Am - pe - đô- clơ, A - na - xa - go, Đê - mô - crít, Ê - pi - quya đều là

19


những nhà duy vật xuất sắc. Am - pe - đô - clơ (khoảng 495 - 435 TCN) cho
rằng lửa, nước, đất, không khí là bốn yếu tố hợp thành mọi vật. A - na - xa go (khoảng 500 - 428 TCN)giải thích cơ sở tồn tại của thế giới là những phần
nhỏ vật chất đồng loại kết hợp với nhau. Am - pe - đô - clơ giải thích sự tồn
tại của vật chất là do sự tác động vật chất của hai lực đối lập, "hữu nghị" và
"thù địch", từ đó các nguyên tố được kết hợp hoặc phân ly. Còn A - na - xa go thì giải thích sự chuyển động của phần tử đồng chất bằng "nút - xơ", tức là
trí tuệ thế giới, ông cho rằng đó là vật chất mỏng manh và nhẹ nhàng.
Chiếm vị trí quan trọng nhất trong trường phái duy vật ở thế kỉ V TCN
là những nhà nguyên tử luận, mà Lơ - xíp (khoảng 500 - 440 TCN) và Đê mô - crít (khoảng 460 - 370 TCN) là hai đại biểu xuất sắc nhất và vững chắc
nhất của vật chất. Sau đó, Đê - mô - crít là người phát triển học thuyết ấy lên
một bước cao hơn. Ông đã tới nhiều nước phương Đông. Là người học rộng,
biết nhiều, hầu như ông hiểu biết rất sâu sắc về các khoa học lúc bấy giờ như
toán học, triết học, lô - gich học, vũ trụ học, vật lý học, sinh vật học, tâm lý
học, đạo đức học, giáo dục học, kĩ thuật, nghệ thuật,...Chính vì vậy, Mác và

Ăng - ghen ông là "nhà khoa học tự nhiên có tính chất kinh nghiệm và là bộ
óc bách khoa đầu tiên trong số những người Hy Lạp" 1. Cũng như Lơ – xip,
Đê – mô – crít cũng cho rằng nguyên tử là thành phần vật chất nhỏ bé nhất
không thể phân chia được, nó là cơ sở cấu thành mọi vật. Tất cả nguyên tử
đều giống nhau về chất, chỉ khác nhau về kích thước, hình dạng và những
khoảng không mà trong đó nguyên tử chuyển động. Mọi vật trong vũ trụ luôn
luôn biến đổi, đó là do kết quả của sự chuyển động tất nhiên của nguyên tử
mà thôi. Đê - mô – crít đã có những đóng góp rất lớn về nhận thức luận duy
vật, về tính nhân quả và tính quy luật của hiện tượng tự nhiên, đồng thời lần
đầu tiên, ông đưa ra vấn đề không gian và thời gian. Ông là người vô thần. Về
mặt chính trị, ông ra sức bảo vệ nền dân chủ chủ nô: “nghèo khổ trong chế độ
dân chủ cũng thích đáng hơn cái gọi là hạnh phúc của công dân dưới thời
1

C.Mác, Ph. Ăng ghen: Toàn tập, t.3, 1955, Tiếng Nga, Tr.126.
20


quân chủ, y như tự do tốt hơn làm nô lệ”. Quan điểm duy vật của Đê – mô –
crít làm cho phái duy tâm, cả bọn học giả duy tâm hiện đại phải hoảng sợ, vì
vậy chúng ra sức chống lại học thuyết của Đê – mô – crít.
Những cuộc tranh luận dữ dội giữa các phái duy tâm và duy vật đã làm
nảy sinh nhiều nhà nguỵ biện. Nhà nguỵ biện đương thời lớn nhất là Prô – ta
– gô – rát (481 – 411 TCN). Ông là nhà tư tưởng duy vật và là một chính
khách. Ông thừa nhận thế giới vật chất và nó tồn tại độc lập với con người.
Prô – ta – gô – rát coi cảm giác là nguồn gốc của nhận thức. Song ông cũng
mắc phải sai lầm có tính chất tương đối chủ nghĩa và duy ngã chủ nghĩa vì
cho rằng “người là mực thước của tất cả mọi vật”.
Chế độ dân chủ chủ nô của A – ten đã lâm vào khủng hoảng từ trong và
sau chiến tranh Pê – lô – pô – ne – zơ. Đó là những cơ hội để những tư tưởng

chống đối của bọn chủ nô phản động trỗi dậy. những học thuyết duy tâm của
Xô – crát và Pla – tôn xuất hiện trong những điều kiện ấy. Xô – crát (469 –
399 TCN) là một nhà nguỵ biện theo học thuyết duy tâm chủ quan, lấy cái Tôi
làm đối tượng của triết học, thừa nhận thần là đáng tối cao tạo ra thế giới theo
một mục đích nhất định. Xô – crát cho rằng “anh hãy tự biết lấy mình” đó là
nguồn gốc của sự hiểu biết đúng sự thực. đứng trên quan điểm suy tâm, ông
phủ nhận khoa học tự nhiên, không cần thiết phải nghiên cứu khoa học tự
nhiên, nhất là nhà triết học. Phương pháp tranh luận của Xô – crát là đặt câu
hỏi để đưa đối phương tới chỗ bí. Là người thù địch chế độ dân chủ, Xô – crát
bị kết án tử hình và đã tự tử bằng thuốc độc.
Người học trò, người kế tục Xô – crát là Pla – tôn (427 – 347 TCN),
nhà duy tâm lớn nhất thời cổ đại. Ông ủng hộ quyền thống trị của bọn quý tộc
địa chủ, chống chế độ dân chủ chủ nô. Ông sáng lập ra phái duy tâm khách
quan, cho rằng thế giới bắt nguồn từ một thực thể tinh thần bất biến. Pla – tôn
kịch liệt chống khoa học tự nhiên, đặc biệt là thuyết nguyên tử. Về chính trị,
ông đề ra “Nhà nước lý tưởng”, là nhà nước của chủ nô thượng lưu. Trong

21


nhà nước lý tưởng ấy, có 3 đẳng cấp: nhà triết học hay nhà cầm quyền, quân
đội, nông dân và thợ thủ công.
Trong giai đoạn khủng hoảng của thành bang và thời kì A – lếch – xăng
– đrơ đánh chiếm các nước phương Đông, nổi bật là nhà triết học A – ri – xtốt,
“nhà tư tưởng vĩ đại nhất mọi thời đại” (Mác). Hầu như ông đều giỏi tất cả
các bộ môn khoa học thời cổ đại. A – ri – xtốt chống lại học thuyết duy tâm
của Pla – tôn. Ông cho rằng ý niệm của Pla – tôn không thể nào giải thích
được sự vật. Trong khi chống lại các học thuyết duy tâm, ông đã tiến gần tới
chủ nghĩa duy vật. Ông thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất
luôn luôn vận động và biến đổi. Song vì do dự giữa hướng duy vật Đê – mô –

crít và khuyng hướng duy tâm Pla – tôn, nên cuối cùng A – ri – xtốt đi vào
con đường duy tâm. Triết học của A – ri – xtốt không giải thích được một
cách biện chứng quan hệ trực giác đối với tư duy, ông cho rằng linh hồn lý
tính thoát ly khỏi than thể và độc lập. Về khoa học, A – ri – xtốt và những học
trò của ông có nhiều đóng góp quý báu.
Thời Hy Lạp hoá có Ê – pi – quya (341 – 270 TCN) là nhà triết học duy
vật nổi tiếng. ông ra sức bảo vệ học thuyết Đê – mô – crít, chống Pla – tôn và
phê phán chủ nghĩa duy tâm A – ri – xtốt. Đặc biệt, Ê – pi – quay đã phát triển
học thuyết nguyên tử của Đê – mô – crít bằng giả thuyết thiên tài về sụ chệch
hướng của các nguyên tử trong quá trình chuyển động. Chính sự lệch hướng
này đã dẫn đến sự va chạm không ngừng giữa các nguyên tử, từ đó sinh ra
những sự kết hợp mới với những chất mới. Ê – pi – quay cho rằng toàn bộ
thế giới đã được hình thành trong quá trình chuyển động, va chạm và kết hợp
của các nguyên tử. Ê – pi – quay cũng thừa nhận có linh hồn, nhưng linh hồn
do các nguyên tử tạo thành.
Trong phái triết học Stôisit ( khắc kỉ), do Dênôn ( khoảng 335 – 264
TCN), người tỉnh Kition trên đảo Síp sáng lập vào khoảng năm 330 TCN ở A
– ten. Học phái khắc kỉ buổi đầu có xu hướng duy vật, song về sau họ chuyển
hẳn sang lập trường duy tâm. Học phái này đề cao đức hạnh và cho rằng với

22


đức hạnh con người có thể sống hạnh phúc chứ không cần đến của cải vật
chất, con người phải “thản nhiên” đối với tất cả những thích thú, ham muốn.
Chính vì thế, về sau này Đạo Thiên chúa đã dùng học thuyết ấy đã tuyên
truyền cho tôn giáo của mình.
Chủ nghĩa hoài nghi cũng đóng một vai trò quan trọng trong những
trường phái duy tâm của triết học Hy Lạp. Những nhà triết học của hoài nghi
cho rằng con người không thể nhận thức được thế giới, vì vậy phải xa rời đời

sống thực tiễn.
2.4. Kiến trúc Hy Lạp cổ đại và điêu khắc
Kiến trúc Hy Lạp cổ đại và điêu khắc của nền văn minh Hy Lạp phát
triển rực rỡ và để lại dấu ấn sâu sắc hơn cả.
Nghệ thuật Hy Lạp phát triển từ những thế kỉ VIII - VII TCN. Những
tác phẩm điêu khắc đầu tiên còn mang nặng tính cứng nhắc, thô sơ, chịu ảnh
hưởng sâu sắc và rõ rệt nghệ thuật phương Đông. Nhưng dần dần, do những
điều kiện kinh tế và xã hội của nó, nghệ thuật Hy Lạp đã khắc phục được tính
đặc trưng và chủ nghĩa công thức, vươn tới chủ nghĩa hiện thực. Ở những thế
kỉ V - VI TCN, nghệ thuật tạo hình Hy Lạp đạt tới trình độ phát triển nhất.
Bằng các đường nét nghệ thuật tinh xảo, các nghệ sĩ đã biểu diễn được những
hình ảnh sinh động, diễn tả được những tư tưởng tiến bộ. Những công trình
sáng tạo tuyệt vời ấy gắn liền với tên tuổi của những bậc nghệ sĩ thiên tài.,
như Pô - li - nhốt, Mi - rông, Fi - đi - át, Pô - li - clét, ...Những vị thầy của
nghệ thuật ấy đã gạt bỏ nguyên tắc xây dựng nhân vật tĩnh, công thức, và làm
toát lên được sức mạnh tư tưởng của tác phẩm.
Mi - rông không những đã thể hiện được tư thế khỏe khắn biểu hiện ở
từng đường gân, thớ thịt của nhân vật, như trong bức tượng lục sĩ ném đĩa,
mà còn đi sâu diễn tả những suy nghĩ sâu sắc, tinh tế của nhân vật, tượng A tê - na và Mác - xi - át là thí dụ của nghệ thuật nội tâm ấy. Những kiệt tác của
nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của Hy Lạp đã thể hiện tập trung trong công
trình kiến trúc tổng hợp A - crôn - pôn.

23


Đặc biệt dưới thời Pê - ri - clét, những kiến trúc thiên tài nhất của A ten đã xây dựng đền Pác - tê - nông, một công trình nghệ thuật xuất sắc nhất,
trong đó kiểu Đô - riêng khỏe khoắn đã được phối hợp nhịp nhàng với kiểu I ô - niêng nhẹ nhàng. Dưới sự đứng đầu của nghệ sĩ thiên tài Fi - đi - át, một
tập thể nghệ sĩ Hy Lạp đã khắc chạm những bức chạm nổi theo đề tài thần
thoại Hy Lạp trên đường dài 276m của điện Pác - tê - nông. Bên trong đền là
bức tượng A - tê - na, tác phẩm của Fi - đi - át.


(Đền Parthenon ở Athena)
Cho đến thế kỉ IV TCN, nghệ thuật Hy Lạp vẫn phát triển theo xu
hướng đi sâu những biểu hiện tư tưởng, tình cảm của con người bằng những
nét rất sống. Những nghệ sĩ xuất sắc của khuynh hướng ấy là Pra - xi - ten,
Xcô - pát, Li - xip. Những thành tựu nghệ thuật của thế kỉ V, IV TCN đã trở
thành cổ điển, các nghệ sĩ sau đó chỉ mô phỏng theo khuôn mẫu của các bậc
tiền bối mà thôi.
Kiến trúc và điêu khắc Hy Lạp cổ thường đi song hành bên nhau.
Những giá trị lớn tập trung tại các công trình kiến trúc lớn, những bức tranh
tường, những bức tượng lớn trong một đại sảnh là hình ảnh thường gặp ở
Athena.

24


Nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc của Hy Lạp cổ đại đã có tác dụng
kinh điển và ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nền nghệ thuật của nhiều quốc gia
từ cổ đại cho đến ngày nay.

Krater (bát lớn), thế kỷ 12 TCN)
Đồ gốm của Hy Lạp cổ đại có thể xem như những tác phẩm tuyệt đẹp
và sức lan tỏa, thắm đượm tinh chất huyền thoại và thơ ca Hy Lạp cổ. Đồ gốm
được sản xuất cho các công việc và sử dụng chúng hàng ngày mà không phải
để trưng bày. Rất nhiều đồ gốm Hy Lạp cổ đại vẫn còn cho đến ngày nay, như
các loại bình đựng rượu, bình đựng nước, các bình tế lễ, các loại bình có tay
cầm, các loại chén bát.
Phong cách làm gốm của Hy Lạp cũng thay đổi theo các thời kỳ khác
nhau, mỗi thời kỳ lại có những đặc sắc riêng, càng về sau càng tinh xảo và
thẩm mỹ hơn.

Các bức tượng cổ Hy Lạp là cả một nền nghệ thuật mẫu mực, ảnh
hưởng đến trường phái nhiều quốc gia châu Âu sau này, đặc biệt ảnh hưởng
trực tiếp đến phong cách Roma cho đến thời kỳ Phục Hưng.
Kiến trúc Hy Lạp cổ là những công trình đồ sộ và nghệ thuật cho cả
châu Âu sau này.
Tất cả những công trình nghệ thuật của Hy Lạp cổ đại là biểu hiện sáng
tạo của bàn tay, khối óc của con người. Tất nhiên nghệ thuật ấy phục vụ giai
cấp chủ nô,, song nó bắt nguồn từ trong nhân dân. Tính hiện thực đạt tới trình
độ cao, khiến cho những công trình nghệ thuật ấy vẫn sống mãi và "...trên
một phương diện nào đó được coi là tiêu chuẩn và những kiểu mẫu không thể

25


×