Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Quản lý chất lượng công trình xây dựng tại ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng ngành y tế, tỉnh tiền giang (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.26 KB, 18 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRUỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN TẤN SANG

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ & XÂY DỰNG NGÀNH Y TẾ,
TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ
KỸ THUẬT XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

Hà Nội - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRUỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN TẤN SANG
KHÓA: 2014-2016

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ & XÂY DỰNG NGÀNH Y TẾ,
TỈNH TIỀN GIANG
Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình DD&CN


Mã số: 60.58.02.08

LUẬN VĂN THẠC SỸ
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐINH TUẤN HẢI

Hà Nội - 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu tham gia học lớp cao học do Trường Đại
học Kiến trúc Hà Nội mở tại Trường Đại học Xây dựng Miền Tây, tôi đã nhận được
rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý trường, quý Thầy, Cô, gia đình và các học
viên cùng lớp.
Với lòng biết ơn sâu sắc Tôi xin gửi đến quý Thầy trong Ban giám hiệu
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Trường Đại học Xây dựng Miền Tây đã quan
tâm tạo nhiều cơ sở vật chất cho tôi có đủ điều kiện hoàn thành khóa học. Trân
thành cảm ơn thầy cô ở Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội trong suốt quá trình đào
tạo thạc sĩ đã cung cấp kiến thức và phương pháp để tôi có thể áp dụng trong nghiên
cứu giải quyết các vấn đề trong luận văn của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đinh Tuấn Hải đã tận tình truyền đạt kiến
thức hữu ích, hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành luận văn này. Xin kính chúc quý
Thầy, Cô vui khỏe và thành công trong cuộc sống. Trân trọng kính chào!

Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2016
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Tấn Sang



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Tấn Sang


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................
MỤC LỤC ................................................................................................................
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ................................................................................
DANH MỤC ‘CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................
MỞ ĐẦU .......................................................................................... ....................01
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................01
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................02
3. Đối tượng, phạm vi và vấn đề nghiên cứu................................................02
3.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………….….….02
3.2. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………..02
4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………02
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài………………………………..03
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÂY DỰNG TẠI BAN
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ & XÂY DỰNG NGÀNH Y TẾ TỈNH TIỀN

GIANG:.................................................................................................................. 3
1.1.Giới thiệu chung về tỉnh Tiền Giang và hoạt động quản lý xây dựng của tỉnh: .. 3
1.1.1 Giới thiệu chung về tỉnh Tiền Giang. ...................................................... 3
1.1.2 Hoạt động quản lý xây dựng công trình tại Tiền Giang. ......................... 4
1.1.3 Các dự án tiêu biểu của Ngành Y tế đã hoàn thành và đưa. .................. 10
1.2. Thực trạng công tác quản lý xây dựng tại Ban quản lý Dự án Đầu tư & Xây
dựng ngành Y tế Tiền Giang. ................................................................................. 11
1.2.1. Mô hình quản lý dự án nói chung và thực hiện công tác nâng cao chất
lượng quản lý dự án nói riêng của Ban quản lý Dự án Đầu tư & Xây dựng ngành
Y tế Tiền Giang. .................................................................................................... 15


1.2.2. Quy trình thực hiện công tác quản lý chất lượng xây dựng các công
trình, dự án ngành Y tế Tiền Giang. ..................................................................... 23
1.2.3. Thực trạng công tác quản lý chất lượng xây dựng các công trình, dự án
ngành Y tế Tiền Giang. ......................................................................................... 30
1.2.4. Quản lý chất lượng xây dựng các công trình, dự án trong giai đoạn
thực hiện dự án...................................................................................................... 36
1.3. Phân tích, đánh giá công tác quản lý xây dựng tại Ban quản lý Dự án Đầu tư &
Xây dựng ngành Y tế Tiền Giang. ......................................................................... 38
1.3.1. Những kết quả đã đạt được. .................................................................. 38
1.3.2. Những tồn tại, hạn chế. ......................................................................... 39
CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC, PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỂN TRONG
CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÂY DỰNG................................................................. 41
2.1. Cơ sở khoa học về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng. ........................... 41
2.1.1. Cơ sở khoa học về quản lý dự án đầu tư.................................................. 41
2.1.2. Cơ sở khoa học về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng . ................. 47
2.1.3.Cơ sở khoa học về công tác nâng cao chất lượng quản lý xây dựng. ...... 50
2.2. Cơ sở pháp lý về công tác nâng cao chất lượng quản lý xây dựng . ................. 61
2.2.1. Về quản lý chất lượng khảo sát xây dựng. .................................................. 41

2.2.2. Về quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình …………………....62
2.2.3. Về quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình…………………….62
2.2.3. Về bảo hành công trình xây dựng ………………………………………….67
2.3. Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý xây dựng tại tỉnh Tiền Giang. .................. 67
2.3.1. Đặc điểm của các dự án đầu tư xây dựng tại tỉnh Tiền Giang. .................. 67
2.3.2. Nội dung quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng tại tỉnh Tiền Giang. ........ 75


CHƯƠNG III: NÂNG CAO QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG TẠI
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ & XÂY DỰNG NGÀNH Y TẾ, TỈNH TIỀN
GIANG. ................................................................................................................ 83
3.1. Định hướng phát triển đầu tư xây dựng các công trình, dự án của ngành Y tế Tiền
Giang..................................................................................................................... 83
3.1.1. Định hướng phát triển đầu tư xây dựng các công trình, dự án của ngành Y
tế Tiền Giang. ........................................................................................................ 83
3.1.2. Những nguyên tắc để đề xuất giải pháp quản lý nhà nước về đầu tư xây
dựng các công trình, dự án của ngành Y tế Tiền Giang .................................87
3.2. Đề xuất giải pháp chung nâng cao chất lượng quản lý xây dựng các công trình,
dự án của Ban quản lý Dự án Đầu tư & Xây dựng ngành Y tế Tiền Giang. ............ 93
3.2.1. Đề xuất về Cơ cấu nguồn vốn và khả năng cấp vốn để thực hiện dự án
ngành Y tế.............................................................................................................. 93
3.2.2. Đề xuất nâng cao chất lượng trong giai đoạn quản lý thi công xây dựng
các công trình, dự án của Ban quản lý Dự án Đầu tư & Xây dựng ngành Y tế
Tiền Giang............................................................................................................. 94
3.2.3. Đề xuất nâng cao năng lực công tác đấu thầu xây dựng các công trình, dự
án của Ban quản lý Dự án Đầu tư & Xây dựng ngành Y tế Tiền Giang. ............. 97
3.2.4. Đề xuất nâng cao chất lượng quản lý xây dựng khi triển khai Nghị định
Nghị định 46/2015/NĐ-CP. .................................................................................. 98
3.3. Các đề xuất khác. ............................................................................................. 99
3.3.1. Đề xuất về nâng cao chất lượng trong giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công

xây dựng. ............................................................................................................... 99
3.3.2. Đề xuất Giải pháp quản lý chất lượng điều hành của chủ đầu tư và các đơn
vị tư vấn. .............................................................................................................. 100
3.3.3. Đề xuất những yêu cầu về môi trường đặc thù riêng các công trình, dự án y
tế trong công tác lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. ........................... 101
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ. .......................................................................... 102-103


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

QH

Quốc hội

CP

Chính phủ

BXD

Bộ xây dựng

UBND

Ủy ban nhân dân




Nghị định

TT

Thông tư



Quyết định

QLDA

Quản lý dự án

CĐT

Chủ đầu tư

ĐT

Đầu tư

CQ

Cơ quan

QLNN

Quản lí Nhà nước


KTXH

Kinh tế xã hội

XDCB

Xây dựng cơ bản

XDCT

Xây dựng công trình

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

TKKT

Thiết kế kỹ thuật

KHTH

Kế hoạch tổng hợp

VP

Văn phòng

XDCT


Xây dựng công trình

QLCL

Quản lý chất lượng

PCC

Phòng cháy chữa cháy


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Số hiệu
hình

Tên hình

Hình 2.1

Chu trình tổng quát của dự án đầu tư

Hình 2.2

Chu trình chi tiết của dự án đầu tư

Hình 2.3

Các thành tố chính của một dự án xây dựng


Hình 2.4

Quan hệ giữa Quy chuẩn và tiêu chuẩn

Hình 2.5

Quy trình hổ trợ để tạo ra sản phẩm chất lượng của cơ quan
QLNN


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu bảng, biểu
Bảng 1.1

Tên bảng, biểu
Tổng số công trình xây dựng trong kỳ báo cáo
Các chức năng quản lý nhà nước theo các giai đoạn của

Bảng 1.2

quá trình đầu tư


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ngày càng phát triển, người dân ngày càng có nhu cầu cao cho các
dịch vụ, theo đó dịch vụ Y tế cũng ngày càng phát triển nhằm phục vụ người dân
được tốt hơn. Trong những năm gần đây Bộ Y tế đưa ra các tiêu chí, các tiêu chuẩn
.....cho các cơ sở Y tế từ cấp xã cho tới cấp tỉnh, trong đó có tiêu chí về cơ sở vật

chất và trang thiết bị, nó rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến chất lượng khám
chữa bệnh cho người dân. Từ những thực trạng nêu trên, các công trình y tế trên địa
bàn tỉnh Tiền Giang ngày càng nhiều, yêu cầu ngày càng cao về tuổi thọ công trình,
mỹ quan, chất lượng, đúng kỹ thuật và quy trình vận hành khi đưa vào sử dụng.
Hàng năm ngành Y tế được Trung ương, Bộ Kế hoạch Đầu tư và Ủy ban
nhân dân tỉnh phân bổ vốn từ nhiều nguồn khác nhau để đầu tư cơ sở vật chất cho
ngành, bên cạnh đó nhà nước cũng yêu cầu về chất lượng công trình và việc quản lý
sử dụng ngân sách cần phải được quan tâm để hạn chế tối đa thất thoát , lãng phí
trong đầu tư xây dựng. Việc ban hành và đi vào thực hiện các Luật, Nghị định,
Thông tư hướng dẫn mới có liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý đầu tư và
xây dựng ở Việt Nam thời gian qua đã dần hoàn thiện và khắc phục những hạn chế
khi thực hiện theo cơ chế cũ.
Đầu tư xây dựng cơ bản là lĩnh vực quan trọng, không riêng ngành Y tế mà
các ngành khác cũng vậy, nó giữ vai trò chủ yếu trong việc xây dựng cơ sở vật chất
- kỹ thuật, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hàng năm, ngân sách
tỉnh Tiền Giang dành một tỷ lệ lớn chi cho đầu tư xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, cũng
như tình trạng chung của nhiều địa phương trong cả nước chất lượng hoạt động các
dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Tiền Giang còn hạn chế như việc các dự án bị đầu tư
dàn trải , thời gian thực hiện dự án kéo dài nhiều dự án phải liên tục điều chỉnh bổ
sung tổng mức đầu tư , nhiều dự án đầu tư xong chưa đạt được hiệu quả như mục
tiêu đề ra. Tình trạng đó có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng
chủ yếu là do sự nhận thức chưa đầy đủ về vai trò quan trọng của công tác quản lý
dự án các công trình trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, sự phối hợp chưa nhịp nhàng và
hiệu quả trong tổ chức thẩm định và thực hiện dự án, trình độ cán bộ còn hạn chế.


2
Vì vậy, để khắc phục tình trạng trên thì việc thực hiện các giải pháp quản lý chất
lượng đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước là nhiệm vụ quan trọng
trong giai đoạn hiện nay.

Xuất phát từ yêu cầu cấp bách đang đặt ra trong thực tiễn nói trên và nhận
thức được tầm quan trọng của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại tỉnh Tiền
Giang, học viên lựa chọn đề tài “Quản lý chất lượng xây dựng tại Ban quản lý
Dự án Đầu tư & Xây dựng ngành Y tế, tỉnh Tiền Giang” làm đề tài nghiên cứu
cho luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý Dự án
Đầu tư & Xây dựng ngành Y tế, tỉnh Tiền Giang.
Đề xuất giải pháp quản lý chất lượng xây dựng tại Ban quản lý Dự án Đầu tư
& Xây dựng ngành Y tế Tiền Giang.
3. Đối tượng, phạm vi và vấn đề nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Các mối quan hệ giữa các chủ thể , những nhân tố ảnh hưởng đến trong công
tác quản lý chất lượng xây dựng tại Ban quản lý Dự án Đầu tư & Xây dựng ngành
Y tế Tiền Giang.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Là các dự án đầu tư xây dựng của Ngành Y tế tại tỉnh Tiền Giang đã được
xây dựng trong giai đoạn 2010-2015.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Kết hợp nghiên cứu lý thuyết và quá trình quản lý thực tế các dự án đầu tư
xây dựng công trình thuộc lĩnh vực Y tế tại tỉnh Tiền Giang. Trong đó có vận dụng
cơ sở lý luận của khoa học quản lý , quản lý nhà nước và các khoa học chuyên
ngành như kinh tế đầu tư, kinh tế xây dựng, xây dựng. Kết hợp nghiên cứu định tính
với nghiên cứu định lượng qua việc sử dụng các thông tin , số liệu, tài liệu thu thập,
tập hợp từ các nguồn khác nhau.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện

– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


102
phòng X quang, phòng chụp CT, phòng MRI đòi hỏi khi thiết kế, thi công phải bảo
đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường tránh lọt tia x ra ngoài làm ảnh đến người.
+ Các vấn đề trong kiểm soát nhiễm khuẫn, lây nhiễm chéo trong các cơ sở
y tế thường xuyên xãy ra nên khi thiết kế, thi công phải quan tâm đến vấn này và xử
lý ngay trong lúc thi công, cụ thể như phòng mỗ hạn chế kiến trúc góc, cạnh để dể
làm vệ sinh tránh những ổ vi khuẩn ở lại, giao thông trong phòng mỗ phải đảm bảo
quy trình một chiều để hạn chế mức lây nhiễm tối đa; Phòng điều trị bệnh lao kháng
thuốc phải đảm bảo tránh lây nhiễm cho các nhân viên y tế nên thiết kế phải có lối
đi, cầu thang riêng cho bệnh nhân và nhân viên y tế.

KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
Kết luận
Quản lý chất lượng nhằm tạo ra sản phẩm công trình xây dựng đảm bảo yêu
cầu kỹ thuật trong suốt vòng đời một dự án đầu tư xây dựng, từ khi hình thành ý
tưởng đến quá trình nghiệm thu hoàn thành, quản lý vận hành khai thác công trình.
Ta thấy được vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác này trong việc đảm bảo và
nâng cao chất lượng, an toàn công trình, góp phần đáng kể trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống cho nhân dân.
Luận văn đã tập trung nghiên cứu một số nội dung chính liên quan thực trạng
công tác quản lý chất lượng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước được phân
bổ cho Ngành Y tế tỉnh Tiền Giang. Qua nghiên cứu đã có những nhận xét, phân

tích và đánh giá về ưu nhược điểm, kiến nghị áp dụng phù hợp với đặc điểm các dự
án Đầu tư xây dựng do BQLDA ĐT& XD ngành Y tế Tiền Giang quản lý. Trên cơ
sở thực tiễn và nghiên cứu, phân tích các vấn đề liên quan như cơ chế chính sách,
các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng, đặc biệt là vai trò của
chủ đầu tư và các chủ thể tham gia. Luận văn cũng kiến nghị, đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà
nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.


103
Do phạm vi nghiên cứu của đề tài còn hạn chế, thời gian có hạn nên kết quả
nghiên cứu của đề tài chỉ dừng ở bước đề xuất những giải pháp mà chưa có nghiên
cứu đánh giá những giải pháp khi ứng dụng vào thực tế, do đó, hy vọng sẽ có những
nghiên cứu trong tương lai có thể phát triển sâu thêm theo hướng này hoặc có thể có
những nghiên cứu với phạm vi và quy mô rộng hơn, sâu hơn để đưa ra những kết
quả toàn diện hơn đối với công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình sử dụng
vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Học viên rất mong nhận được
sự góp ý của các thầy cô trong hội đồng, bạn bè và đồng nghiệp để Luận văn hoàn
thiện hơn.
Kiến nghị
Quản lý chặt chẽ những công việc dễ gây ảnh hưởng đến công tác chất lượng
như công tác điều tra khảo sát, công tác giải phóng mặt bằng, vật liệu đầu vào, quản
lý thi công hiện trường.
Quản lý tư vấn giám sát: xây dựng hệ thống mạng lưới quản lý tư vấn.
Đối với công tác quản lý nhà nước: Các văn bản pháp quy nên có hướng dẫn
chi tiết kịp thời. Cần có những quy định cụ thể chi tiết về trách nhiệm đối với từng
tổ chức cá nhân khi tham gia dự án.
Nhà nước cần thực hiện việc rà soát và hệ thống hoá văn bản pháp luật một
cách thường xuyên để làm cơ sở xây dựng và ban hành các văn bản hợp nhất hoặc
sửa đổi, bổ sung huỷ bỏ các văn bản không còn phù hợp, đảm bảo việc hiểu và thực

hiện các điều khoản được thống nhất trong mọi vùng, giữa các chủ thể, hạn chế
những điểm chưa nhất quán, tạo ra sơ hở trong thực tế khi thực hiện ảnh hưởng đến
chất lượng quản lý.
UBND tỉnh và các Sở ngành tỉnh Tiền Giang, trên cơ sở các văn bản pháp
quy của nhà nước ban hành, căn cứ vào tình hình thực tế và tính chất đặc trưng các
công trình xây dựng trên địa bàn huyện trong những năm qua, UBND tỉnh và các
Sở ngành tỉnh Tiền Giang cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn kịp thời tạo
điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia quá trình quản lý dự án đầu tư xây
dựng khi triển khai thực hiện./.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Xây dựng ,thông tư quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình;
2. Bộ Xây dựng ,thông tư quy định chi tiết về điều kiện năng lực trong hoạt
động xây dựng;
3. Bộ Xây dựng ,thông tư hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng
công trình xây dựng;
4. Bùi Mạnh Hùng – Đỗ Đình Đức (2012), quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình, NXBXD. Hà Nội;
5. Bùi Mạnh Hùng – Bùi Ngọc Toàn (2012), quản lý các nguồn lực của dự
án đầu tư xây dựng, NXBXD. Hà Nội;
6. Bùi Mạnh Hùng (2014), quản lý chất lượng công trình. NXBXD;
7. Bùi Mạnh Hùng (2015), kinh tế xây dựng trong cơ chế thị trường,
NXBXD. Hà Nội;
8. Bùi Mạnh Hùng - Đào Tùng Bách (2009), nghiệp vụ quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình. NXBXD.HN;
9. Chính phủ, Nghị định về Giám sát và đánh giá đầu tư;
10. Chính phủ, Nghị định về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn
nhà thầu theo luật xây dựng;

11. Chính phủ, Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
12. Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (2012),
Báo cáo về tình hình chất lượng công trình xây dựng;
13. Đinh Tuấn Hải (2008), quản lý dự án xây dựng. NXBXD.HN;
14. Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014;


15. Nghị định 15/2013/NĐ và Nghị định 46/2015/NĐ về quản lý chất
lượng công trình xây dựng;
16. Quốc hội-Luật xây dựng 50 /2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014;
17. Quốc hội- Luật đầu tư 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;
18. Quốc hội-Luật đấu thầu 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013;
19. Tổng hội Xây dựng Việt Nam (2009), Báo cáo của Ban Tổ chức Hội
thảo khoa học sự cố và phòng ngừa sự cố công trình xây dựng Việt Nam-Thực trạng
và giải pháp, Tổng hội Xây dựng Việt Nam;
20. John R. Adams and Stephen E.Brandt. Những hình thức ứng xử trong
các giai đoạn của dự án. Project Management Handbook, New York: Van
Nostrand Reinhold. 1983.
21. Calin M. Popescu and chotchai Charoenngam. Lập kế hoạch, chuẩn bị
tiến độ và kiểm soát dự án trong ngành xây dựng. Wiley-Interscience Publication,
John Wiley & Son, Tnc.1994.
22. Quality management system-Requirements IOS 9001:2000.
23. Quality management system-Fundamentais and vocabulary IOS
9001:2000.
24. Information Technology Project Management: Providing Measureable
Organizational Value, Jack T,Marchewka, Amazon.com,2003.





×