Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

GIÁO TRÌNH CÁC LOẠI THIẾT BỊ SẤY chuong 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.66 KB, 15 trang )

CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC THIẾT BỊ
SẤY CƠ BẢN
I - Vai trò của sấy trong kỹ thuật và đời sống :
Sấy là qúa trình tách pha lỏng ra khỏi vật liệu bằng
phương pháp nhiệt. Ngày xưa người ta đã biết sử dụng phương
pháp sấy tự nhiên rất đơn giản là phơi nắng. Tuy nhiên, phơi
nắng bò hạn chế lớn là cần diện tích sân phơi rộng và phụ
thuộc vào thời tiết, đặc biệt bất lợi trong mùa mưa. Vì vậy,
trong nhiều lónh vực sản xuất người ta phải sấy nhân tạo.
- Kết quả của qúa trình sấy là hàm lượng chất khô
trong vật liệu tăng lên. Điều đó có ý nghóa quan trọng trên
nhiều phương diện khác nhau.
Ví dụ: đối với các nông sản và thực phẩm thì tăng
cường tính bền vững
trong bảo quản, đối với các
nhiên liệu ( củi, than) được nâng cao nhiệt lượng cháy, đối
với các gốm sứ thì làm tăng độ bền cơ học…và ngoài ra
tất cả các vật liệu sau khi sấy đều được giảm giá thành
vận chuyển.
- Do các ý nghóa đã nêu trên mà đối tượng của qúa
trình sấy thật đa dạng, bao gồm nguyên liệu, bán thành
phẩm và thành phẩm trong các giai đoạn khác nhau của qúa
trình sản xuất và chế biến, thuộc nhiều lónh vực kinh tế
khác nhau. Nói cách khác, kỹ thuật sấy được ứng dụng
rộng rãi trong các nghành công nghiệp và nông nghiệp.
- Nguyên tắc của qúa trình sấy là cung cấp năng lượng
nhiệt để biến đổi trạng thái pha của lỏng trong vật liệu
thành hơi. Hầu hết các vật liệu trong qúa trình sản xuất
đều chứa pha lỏng là nước và người ta thường gọi là ẩm.
Như vậy trong thực tế có thể xem sấy là qúa trình tách ẩm
bằng phương pháp nhiệt.


- Việc cung cấp năng lượng cho vật liệu trong qúa trình
sấy được tiến hành theo các phương pháp truyền nhiệt đã
biết.
Ví dụ : cấp nhiệt bằng đối lưu gọi là sấy đối lưu, cấp
nhiệt bằng dẫn nhiệt gọi là sấy tiếp xúc, cấp nhiệt bằng
bức xạ gọi là sấy bức xạ. Ngoài ra, còn có các phương
pháp sấy đặc biệt như sấy bằng dòng điện cao tần, sấy
thăng hoa, sấy chân không…
- Tóm lại, đểå bảo quản các loại sản phẩm trong thời
gian dài, trong qui trình công nghệ sản xuất của nhiều sản
phẩm đều có công đoạn sấy khô.
- Để chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao,
công nghệ sấy cũng được cải tiến và phát triển như trong
Trang 1/15


nghành hải sản, rau quả và nhiều loại thực phẩm khác. Các
sản phẩm nông nghiệp dạng hạt như lúa, ngô, đậu…sau khi
thu hoạch cần sấy khô kòp thời, nếu không sản phẩm sẽ bò
giảm chất lượng thậm chí bò hỏng dẫn đến tình trạng mất
mùa sau thu hoạch.
Do nhu cầu sấy ngày càng đa dạng, có nhiều phương
pháp và thiết bò sấy để sấy các loại sản phẩm khác nhau.
Ngoài ra, đôi khi cùng một loại sản phẩm nhưng nếu yêu
cầu về qui mô sấy khác nhau thì cũng đòi hỏi thiết bò sấy
phù hợp. Cho nên mục tiêu của giáo trình không đi sâu vào
nghiên cứu về công nghệ sấy mà chỉ chủ yếu tập trung
vào việc thiết kế và tính toán các thiết bò sấy trên cơ sở
công nghệ sấy đối với từng loại sản phẩm đã được biết
trước, nhằm đạt được các yêu cầu của sản phẩm sấy với

chi phí nhiên liệu và đầu tư thiết bò ban đầu thấp nhất.
II. Phân loại máy sấy :
Có nhiều cách phân loại :
1. Dựa vào tác nhân sấy:
- Sấy bằng không khí hay khói lò.
- Sấy thăng hoa.
- Sấy bằng tia hồng ngoại hay bằng dòng điện cao tầng.
2. Dựa vào áp suất làm việc:
- Sấy chân không.
- Sấy ở áp suất thường.
3. Dựa vào phương pháp làm việc:
- Máy sấy liên tục.
- Máy sấy gián đoạn.
4. Dựa vào phương pháp cung cấp nhiệt cho qúa trình sấy:
- Máy sấy tiếp xúc hoặc máy sấy đối lưu.
- Máy sấy bức xạ hoặc máy sấy bằng dòng điện cao
tầng.
5. Dựa vào cấu tạo thiết bò:
Phòng sấy, hầm sấy, sấy băng tải, sấy trục, sấy thùng
quay, sấy tầng sôi, sấy phun…
6. Dựa và chuyển động tương hỗ của tác nhân sấy và vật
liệu sấy :
Sấy xuôi chiều, ngược chiều, chéo dòng…
III. Quan hệ giữa chiều chuyển động của vật liệu sấy
và tác nhân sấy :
1. Máy sấy làm việc liên tục :
Trang 2/15


Vật liệu sấy cho vào liên tục, sản phẩm khô lấy ra liên

tục. Qúa trình sấy coi như ổn đònh theo thời gian, ta cần chú ý
chiều chuyển đôïng của vật liệu sấy và tác nhân sấy có
thể xuôi chiều, ngược chiều hay chéo dòng. Tuỳ theo tính
chất của vật liệu sấy và điều kiện của qúa trình mà ta lựa
chọn chiều chuyển động của vật liệu sấy và tác nhân sấy
cho thích hợp.
a. Khi sấy xuôi chiều:
Tác nhân sấy
Vật liệu sấy
* Vật liệu sấy và tác nhân sấy đi cùng chiều. Vật liệu ban
đầu mang lượng ẩm lớn được tiếp xúc với tác nhân sấy ban
đầu có độ ẩm nhỏ và nhiệt độ cao nên lượng ẩm bốc hơi
rất nhanh. Về cuối qúa trình thì vật liệu có độ ẩm nhỏ lại
tiếp xúc với tác nhân sấy có độ ẩm lớn hơn. Càng về
cuối lượng ẩm bốc hơi càng giảm và tốc độ sấy giảm dần.
* Đặc điểm của sấy xuôi chiều:
• Nhiệt độ của sản phẩm lúc ra khỏi thiết bò tương đối
thấp nhưng độ ẩm của vật liệu cũng còn cao. Do đó
người ta ứng dụng trong trường hợp vật liệu sấy lúc
gần khô không chòu được nhiệt độ cao và cường độ
sấy lớn như lúc còn ẩm.
• Lúc gần khô vật liệu phải có tính hút ẩm nhỏ. Điều
này cho phép tiết kiệm lượng tác nhân sấy bằng các
tuần hoàn tác nhân sấy trở lại một phần khi nó ra
khỏi máy sấy.
b. Khi sấy ngược chiều:
Tác nhân sấy
Vật liệu sấy
* Vật liệu sấy và tác nhân sấy đi ngược chiều. Vật liệu sấy
ban đầu có độ ẩm lớn nhâùt được tiếp xúc với tác nhân

sấy ban cuối có độ ẩm lớn nhất và nhiệt độ nhỏ nhất. Khi
sắp ra khỏi máy sấy, vật liệu sấy có độ ẩm bé nhất được
tiếp xúc với tác nhân sấy có độ ẩm bé nhất và có
nhiệt độ cao nhất. Do đó, động lực của qúa trình sấy được
phân bố đều dọc theo thiết bò nhưng nhỏ hơn sấy xuôi chiều
nên thời gian sấy dài hơn. Trong sấy ngược chiều, độ ẩm
của vật liệu sấy có thể đạt được nhỏ nhất.
* Đặc điểm của sấy ngược chiều:
Trang 3/15


• Ứùng dụng cho trường hợp vật liệu sấy có độ ẩm nhỏ
vì để tránh tạo thành một lớp “ vỏ khô” làm cản trở
việc thoát ẩm và dễ bò nứt rạn vật sấy.
• Vật liệu sấy có độ ẩm lớn không cho phép sấy qúa
nhanh.
• Vật liệu sấy chòu được nhiệt độ cao lúc sắp khô.
• Vật liệu sấy có tính hút ẩm lớn.
c. Sấy chéo dòng:

- Tác nhân sấy có nhiệt độ cao đi thẳng góc với dòng vật
liệu sấy. Do đó thế sấy đạt khá lớn và cường độ sấy
cũng khá cao.
Ứng dụng:
+ Khi vật liệu sấy ẩm hay sắp khô đều cho phép sấy ở
nhiệt độ cao và nhanh.
+ Khi không thực hiện được sấy xuôi hay sấy ngược chiều do
khó khăn về cấu tạo thiết bò hay trở lực qúa lớn.
d. Sấy kết hợp :
vật liệu sấy


vật liệu sấy

Tác nhân sấy

Tác nhân sấy

Cho tác nhân sấy đi vào hai đầu rồi ra ở giữa thiết bò hay
ngược lại. Vật liệu sấy vào một cửa và ra ở một cửa khác.
* Ứng dụng:
Khi không dùng được phương pháp sấy xuôi chiều hay
ngược chiều.
2. Máy sấy làm việc gián đoạn:
- Việc nạp hay tháo liệu tiên hành gián đoạn. Trạng thái
vật liệu sấy thay đổi theo thời gian.
- Phương pháp này giá thành cao hơn sấy liên tục vì tốn
nhiều nhiệt lượng hơn (phải làm nguội thiết bò sau mỗi
mẻ sấy ).
- Cấu tạo thiết bò đơn giản. Hiệân nay đang được sử dụng
nhiều.
IV. Máy sấy đối lưu:
Trang 4/15


1. Phòng sấy :
Cấu tạo: Thiết bò bao gồm một hoặc vài phòng, trong
đó vật liệu được xếp bất động trên những giá hay toa
xe. Việc nạp và tháo vật liệu sấy tiến hành qua cửa
phòng sấy. Người ta kéo toa xe bằng tay hay bằng tời có
động cơ.

- Nhược điểm của phòng sấy:
+ Thời gian sấy dài vì lớp vật liệu bất động.
+ Sấy không đều, sản phẩm có chổ khô, chổ ướt dễ bò
nứt nẻ.
+ Mất nhiều nhiệt lượng do tháo và nạp liệu qua cửa cũng
như không tận dụng hết nhiệt của tác nhân sấy.
+ Điều kiện làm việc nặng nhọc.
+ Cấu tạo đơn giản nhưng khó kiểm tra quá trình
-

2. Hầm sấy ( sấy đường hầm):
-

Cấu tạo:
1.
2.
3.
4.

Hầm sấy
Xe goòng
Tời kéo xe
Cửa hầm
sấy
Quạt
Caloriphe
sưởi

5.
6.


7.
8.

Ống dẫn
không khí
vào
Ống dẫn
không khí
thải ra

d
c

- Cấu tạo hầm sấy rất đơn giản. Thường có một hoặc vài
hầm sấy 1 đặt song song. Vật liệu sấy xếp trên các goòng
xe 2 di chuyển chậm nhờ tời 3. Sau một thời gian nhất đònh thì
xe goòng có vật liệu khô sẽ ra ở cửa 4c còn cửa đầu kia
4d cũng có số xe goòng như vậy chứa vật liệu ướt đi vào
hầm sấy. Trong thời gian sấy cửa 4c và 4d đóng chặt kín. Tác
nhân sấy nhờ quạt số 5 đẩy không khí đi ngược chiều với
chuyển động của vật liệu.
Trang 5/15


- Tác nhân sấy là không khí thì được đốt nóng ở caloriphe
6 rồi vào phòng sấy cùng chiều với chiều chuyển động
của vật liệu sấy. Nếu muốn sấy ngược chiều thì ta cho xe
goòng vào ở cửa 4c và 4d.
- Hầm sấy thường có chiều dài 30 – 40m hoặc có khi tới

60 m nhưng không dài hơn nữa vì như vậy sức cản thuỷ lực
của hệ thống sẽ tăng lên nhiều, không khí nóng sẽ phân
tầng.
- Loại thiết bò này làm việc ở áp suất khí quyển, tác
nhân sấy có thể là không khí hay khói lò. Vật liệu sấy
thường được xếp trên các giá đặt trên xe goòng, di chuyển
chậm dọc theo một hầm dài.
- Để tăng nhanh qúa trình sấy người ta cho tuần hoàn tác
nhân sấy. Như vậy sẽ tăng được tốc độ sấy, độ ẩm của
tác nhân sấy. Đồng thời tăng tốc độ sấy và độ đồng đều
của quá trình.
- Nhược điểm của quá trình sấy:
+ Sấy không đều do sự phân lớp không khí nóng theo
chiều cao của hầm sấy và vật liệu không được trộn đều.
+ Mất nhiều nhiệt, chiếm mặt bằng lớn.
- Để quá trình sấy đều, người ta tăng vận tốc TNS ≥ 2 ÷ 3
m/s.
3. Máy sấy thùng quay:
- Cấu tạo:
Gồm thùng hình trụ 1 đặt dốc khoảng 6 ÷ 8 độ so với mặt
phẳng nằm ngang. Có 2 vành đai trượt trên các con lăn tựa 4
khi thùng quay. Khoảng cách giữa các con lăn có thể điều
chỉnh được, để thay đổi góc nghiêng của thùng. Thùng quay
được nhờ lắp chặt trên thân thùng, bánh răng 2 ăn khớp
với bánh răng 3 nối với môtơ thông qua hộp giảm tốc.
Thùng quay với vận tốc khoảng từ 1 ÷ 8 vòng/phút. Bánh
răng đặt tại trọng tâm của thùng.
- Máy sấy thùng quay làm việc ở áp suất khí quyển. Tác
nhân sấy có thể là không khí hay khói lò. Thường thì vật
liệu sấy hay tác nhân sấy chuyển động cùng chiều để

tránh sấy quá khô và tác nhân sấy khỏi mang theo vật
liệu sấy nhiều như sấy ngược chiều. Vận tốc của không khí
hay khói lò đi trong thùng khoảng 2 ÷ 3 m/s.
- Vật liệu ùt qua phểu 10 rồi vào thùng ở đầu cao và
được chuyển động trong thùng nhờ những đệm chắn 11. Đệm
chắn vừa phân bố đều vật liệu theo tiết diện thùng, vừa
xáo trộn vật liệu, vừa làm cho vật liệu tiếp xúc với tác
nhân sấy tốt hơn. Vật liệu sấy sau khi sấy khô được đưa ra
Trang 6/15


cửa 6 nhờ vít tải 7 đưa ra ngoài. Còn khói lò hay không khí
thải ra được cho qua xyclon 8 để giữ lại những hạt vật liệu bò
kéo theo rồi thải ra ngoài trời qua ống khói. Để tránh các
khí thải chui qua các khe hở của máy sấy, làm ảnh hưởng
đến sức khoẻ công nhân, người ta đặt quạt hút 5 bổ sung
cho sức hút của ống khói và tạo áp suất âm trong máy
sấy.
- Máy sấy thùng quay được sử dụng rộng rải trong công
nghiệp hoá chất, thực phẩm… để sấy một số hoá chất,
quặng Pi-rít, phân đạm, ngũ cốc đường…
- Ưu điểm của máy sấy thùng quay:
+ Qúa trình sấy đều đặn và mãnh liệt, tiếp xúc giữa
vật liệu sấy và tác nhân sấy tốt.
+ Cường độ làm việc tính theo lượng ẩm khá cao, có thể
tới 100 kg/m 3 h
+ Thiết bò cấu tạo gọn, chiếm mặt bằng nhỏ.
- Nhược điểm:
Vật liệu dễ bò vỡ vụn.
- Chú ý:

+ Nếu sấy bằng khói lò thì dẫn khói lò vào máy bằng
cửa 9.
+ Đường kính thùng quay thường có qui chuẩn ( D = 1,2;
1,4; 1,6m… tỉ lệ giữa chiều dài và đường kính thùng
khoảng : 3,5 ÷ 7)

Đệ
m chắ
n

4. Thiết bò sấy kiểu phun bụi ( sấy phun):
a. Loại tháp:
- Cấu tạo:
Gồm có tháp cao 5, ở đỉnh tháp có vòi phun 3 cố đònh
hoặc quay. Dung dòch chứa ở bể 1 có nhiệt độ thích hợp
Trang 7/15


-

nhờ bơm 2 bơm lên đỉnh tháp và phun qua vòi thành
sương mù.
Sản phẩm lấy ra ở đáy tháp gián đoạn hay liên tục.
Tháp có thể cao đến 60m.
Khô
ng khí ra

1.
2.
3.

4.
5.
6.
7.

Khô
ng
khí và
o

Thùng chứa dung
dòch
Bơm cao áp
Vòi phun bụi mù
Của thông gió tự
nhiên
Tháp
Cửa thoát khí
Sản phẩm

b. Loại thùng :
- Cấu tạo:
Gồm một thùng hình trụ 1 có đáy nón. Nắp trên có
đặt môtơ 2 nối với đầu vòi phun 3 có tốc độ quay rất
lớn 2000 ÷ 6000 vòng/phút. Caloriphe sưởi 4 để đốt nóng
không khí. Sản phẩm thu hồi ở xyclon 5, còn không khí thải
ra ngoài nhờ quạt 6.
Khô
ng
khí và

o

Khô
ng khí ra

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Sả
n phẩ
m

Thùng trụ
Mô tơ
Vòi phun
Caloriphe sưởi
Xyclon
Quạt
Lưới chắn bụi

c. Cơ chế của quá trình, các
phương pháp phun bụi và ứng

dụng :
- Cơ chế : Việc phun chất lỏng thành bụi mù trong phòng

sấy và quá trình tiến hành rất nhanh đến mức chưa kòp
Trang 8/15


-

-

-

đốt nóng vật liệu lên quá thời hạn cho phép thì vật
liệu đã khô. Sản phẩm thu được ở dạng bột mòn nên
sau đó không cần nghiền tán nữa.
Cường độ sấy tăng tỉ lệ thuận với sự tăng của bề
mặt tiếp xúc giữa VLS và TNS; tức là phụ thuộc vào
độ phân tán của chất lỏng thành bụi.
Các phương pháp phun bụi:
+ Ly tâm:
Cho chất lỏng đi vào một dóa quay nhanh khoảng 2000 ÷
6000 v/phút, có thể phun huyền phù và chất lỏng nhớt
thành bụi.
+ Cơ khí :
Nhờ vòi phun; trong đó chất lỏng được đẩy bằng bơm
với áp lực 200 at.
Để phun đều và tạo tia nhỏ, các vòi phun có đục nhiều
lỗ nhỏ với đường kính 0,5 mm.
Loại này không thuận tiện đối với dung dòch huyền phù
và các dung dòch nhớt.
Dùng khí nén: Nhờ các vòi phun trong đó chất lỏng được
đẩy bằng không khí nén với áp suất 2,5 – 6 at.

Chú ý: Trong 3 loại trên, thường dùng loại ly tâm vì nó
có hiệu quả cao nhất nhưng có nhược điểm là tiêu hao
năng lượng nhiều nhất.
Ứng dụng: Máy sấy phun được dùng để sấy các dung
dòch như : bột cà phê, ca cao, sữa bò,…

5. Thiết bò sấy tầng sôi:
Cấu tạo:

c nhâ
n
sấ
y

1.
2.
3.
4.

Vậ
t liệ
u sấ
y

Thu hồ
i bụi

5.
6.
7.

8.

Khó
i lò
Khô
ng
khí và
o

Sả
n phẩ
m

Trang 9/15

Quạt
Phòng trộn
Phòng sấy
Lưới phân
phối
Vít tải vật
liệu sấy
Tấm chắn
Thùng chứa
Xyclon


Nguyên tắc làm việc:
- Quạt 1 đưa không khí vào trộn với khói lò (hay không
khí + khói lò) ở phòng 2 rồi vào bên dưới phòng sấy 3,

qua lưới phân phối 4 rồi tiến hành sấy vật liệu.
-Vật liệu cho vào phểu và nhờ vít tải 5 đưa vào phía
trên buồng sấy. Ở đây chúng gặp hỗn hợp khí nóng đi từ
dưới lên và tạo thành tầng sôi. Vật liệu khô được thổi
qua tấm chắn 6 sang thùng chứa 7 rồi ra ngoài. Còn những
hạt nhỏ bò dòng khí cuốn theo sẽ được thu hồi bởi xyclon 8.
- Tác nhân sấy có thể là không khí, khói lò hoặc không
khí + khói lò.
- Ưu nhược điểm:
+ Ưu: Cường độ sấy mãnh liệt, cho phép sấy ở nhiệt
độ cao hơn nhiệt độ cho phép vì thời gian tiếp xúc ngắn.
Hiệu quả sử dụng nhiệt cao, có khả năng điều khiển tự
động. Loại này đang được sử dụng rộng rãi.
+ Nhược: Không sấy được vật liệu có độ ẩm quá lớn,
cục to, dễ vỡ.
+ Trở lực thuỷ lực lớn, thiết bò mau hao mòn.
IV. Một số thiết bò sấy khác:
1. Thiết bò sấy bằng băng tải:
Gồm một phòng hình chữ nhật, trong đó có một vài
băng tải chuyển động chậm nhờ các tay quay. Các băng
này tựa trên các con lăn để khỏi bò võng xuống, băng này
làm bằng sợi bông tẩm cao su, bằng kim loại hay lưới kim loại
và chuyển động với tốc độ khoảng 0,3 ÷ 0.6 m/phút. Loại
thiết bò này có thể dùng để sấy rau quả, ngũ cốc, than
đá…
Cấu tạo:
TNS

1.
2.

3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

VLS

Phểu nhận vật liệu sấy
Trục lăn dẫn VLS
Phòng sấy hình chữ nhật
Con lăn đỡ
Băng tải
Caloriphe sưởi
Thùng chứa sản phẩm
Lò đốt
Tấm chắn khí nóng –TNS
10. Ống khói
Trang 10/15


2. Thiết bò sấy bằng khí thổi:
Cấu tạo:
1.
2.
3.
4.
5.

6.
7.
8.
9.

Quạt ly tâm
Caloriphe sưởi
Phểu tiếp liệu
Ống sấy vật liệu
Thùng giảm tốc
Vít tải tháo liệu
Xyclon
Thiết bò lọc
Ống xả khí nóng –
TNS

Khô
ng khí

Thiế
t bòsấ
y bằ
ng khí thổ
i

Dùng

-

-


sấy

vật

liệu

dạng hạt nhỏ hay tinh thể.
Vật liệu vào máy và được dòng khí có tốc độ 10 ÷ 20
m/s cuốn theo lên ống thẳng đứng dài từ 10 ÷ 20 m/s. sau
đó vào phòng giảm tốc độ rồi vào xyclon thu hồi sản
phẩm.
Thời gian sấy rất ngắn từ 5 ÷ 7 s.
Ưu điểm: Bề mặt tiếp xúc khá lớn, nên quá trình sấy
rất mãnh liệt, thời gian sấy nhanh nên cho phép sấy ở
nhiệt độ cao. Thiết bò cấu tạo gọn, đơn giản.
- Nhược điểm: Khó điều
TNS
chỉnh quá trình, tốn
nhiều năng lượng.
3. Sấy bằng tia bức xạ:

VLS

Thiết bò sấy kiểu đèn
1.
2.
3.
Trang 11/15
Sả

n phẩ
m

Phểu tiếp liệu
Tang quay
Caloriphe


4.
5.
6.
7.
8.
9.

Cửa tháo sản phẩm
Băng tải
Con lăn đỡ
Đèn phát tia hồng ngoại
Phòng sấy
Ống khói

-

Năng lượng bức xạ tia hồng ngoại phát ra có thể truyền
cho vật liệu một lượng nhiệt lớn và đạt được tốc độ bay
hơi ẩm cao hơn so với sấy đối lưu và tiếp xúc.
Sấy bức xạ thường dùng để sấy bề mặt sơn trong công
nghiệp chế tạo máy, sấy hàng dệt, giấy chất dẻo, các
sản phẩm gỗ, thực phẩm…


-

4. Sấy trục:
-

Có thể gồm một hay hai trục. Máy sấy có cường độ
sấy cao( có thể 60 ÷ 70 kg/m2h).
Sấy được các vật liệu nhão, kém bền vững ở nhiệt
độ cao. Tiết kiệm được nhiên liệu và ít mất nhiệt. Nhược
điểm là độ ẩm cuối của sản phẩm khá cao.

5. Máy sấy chân không:
Máy sấy làm việc chân không có ưu điểm so với máy
sấy làm việc ở áp suất khí quyển là: sấy được vật liệu
không chòu được nhiệt độ cao hay dễ bò oxy hoá, vật liệu dễ
bò bụi hay vật liệu thoát ra dung môi quý cần thu hồi và vật
liệu dễ nổ.
6 .Máy sấy thăng hoa:
- Người ta sấy vật liệu ở trạng thái đóng rắn trong độ
chân không cao 0,1 ÷ 1 mmHg. Mục đích là để tạo sự chênh
lệch nhiệt độ giữa vật liệu sấy và nguồn nhiệt bên ngoài.
- Người ta dùng bơm chân không để hút hơi ẩm và tạo
chân không. Ưu điểm của loại máy sấy này là sản phẩm
thu được có chất lượng cao. Vật liệu sấy không bò biến chất,
bảo vệ vitamin như lúc tươi.
7. Thiết bò sấy kiểu thùng đứng:

Trang 12/15



VLS

Dòch thu hồ
i

Hơi đố
t
Sả
n phẩ
m thu hồ
i
Khô
ng khí

1. Quạt hút không khí
2. Ca-lo-ri-phe sưởi
3. Phểu hướng sản
phẩm
4. Đóa quay
5. Phểu tónh hướng VLS
6. Trục quay
7. Thùng sấy
8. Cửa nạp vật liệu
9. Quạt hút bụi
10. Xyclon
11. Thùng thu hồi ướt
12. Ống xả khí

- Gồm một thùng

hình trụ đặt cố đònh,
Sả
n phẩ
m
bên trong có một trục
gắn nhiều dóa quay và khoảng cách giữa các dóa bằng nhau.
Số lượng dóa và tốc độ quay của dóa phụ thuộc vào vào tính
chất của vật liệu và yêu cầu kỹ thuật. Trên thành thùng
có gắn những phễu hướng vật liệu. Quá trình sấy ngược
chiều.
- Không khí được quạt chính đưa qua caloriphe sưởi rồi vào
thùng sấy từ dưới lên. Vật liệu sấy vào ở cửa trên, rơi
xuống dóa. Do dóa quay, vật liệu văng ra thành thùng rồi lại
xuống dóa dưới nhờ phểu hướng liệu. Cứ như thế, vật liệu
sấy và tác nhân sấy sẽ tiếp xúc với nhau để khi ra khỏi
máy sấy, vật liệu khô đạt yêu cầu. Tác nhân sấy được
quạt hút phụ đưa sang xyclon để thu hồi sản phẩm ở dạng bụi
nhỏ. Để thu hồi triệt để sản phẩm, người ta cho dòng khí
nóng đi vào thiết bò thu hồi ướt trước khi ra ngoài.
- Việc bố trí 2 quạt là cần thiết để đảm bảo cho tác
nhân sấy thắng được trở lực và lưu thông trong toàn hệ
thống.
- Thiết bò sấy kiểu thùng đứng tốn ít năng lượng hơn máy
sấy thùng quay và ít chiếm mặt bằng hơn.
- Nhược điểm là vật liệu dễ bò vỡ vụn nhiều.
Nướ
c ngưng

Trang 13/15



V. So sánh và lựu chọn máy sấy:
1. Gián đoạn và liên tục:
- Gián đoạn :
+ Năng suất thấp, kồng kềnh, khó tiến hành hiện đại hoá.
+ Lao động chân tay nặng nhọc.
+ Thời gian sấy dài, nhiều trường hợp không thu hồi được
dung môi quý.
Nhưng ở qui mô vừa và nhỏ, trình độ kỹ thuật ở nước ta
hiện nay vẫn dùng nhiều.
- Liên tục:
+ Máy sấy làm việc có năng suất cao hơn, dễ thao tác và
tiến hành tự động hoá.
+ Chất lượng sản phẩm đồng đều, thời gian sấy ngắn hơn.
2. Sấy bằng không khí hay khói lò:
- Sấy bằng khói lò có năng suất cao hơn và kinh tế hơn
bằng không khí. Nhiệt độ khói lò cao nên có thể sấy nhanh
( đối với những vật liệu chòu được nhiệt độ cao).
- Khói lò trong nhiều trường hợp không thực hiện sấy tiếp
xúc trực tiếp vì có nhiều bụi bẩn. Nhiên liệu có khi sấy
không hết nên lãng phí.
3. Đặc trưng của vật liệu:
- Để sấy vật liệu dạng cục hay tơi xốp chòu được nhiệt độ
trong một chừng mực nhất đònh thì dùng máy sấy thùng quay
hay máy sấy có cánh khuấy. Nếu kích thước VLS bé có thể
dùng máy sấy tầng sôi vì loại máy sấy này có năng sấy
cao hơn, thiết bò nhỏ gọn.
- Sấy các vật liệu bột nhão: Dùng máy sấy băng tải
uốn khúc hay máy sấy trục làm việc liên tục. Gần đây,
người ta đang nghiên cứu sấy bột nhão trong thiết bò tầng

sôi.
- Sấy vật liệu lỏng:
+ Dùng máy sấy trục hay máy sấy phun. Máy sấy trục
dùng sấy vật liệu đặc, máy sấy phun dùng sấy vật
liệu lỏng.
Trang 14/15


+ Máy sấy trục có cấu tạo gọn hơn, dễ điều chỉnh
nhiệt độ và năng suất cao hơn máy sấy phun. Song máy
sấy phun có hiệu quả cao hơn.
+ Đối với vật liệu có kích thước hạt nhỏ và không đều
nhau thì sấy tầng sôi có ưu điểm hơn sấy bằng khí thổi vì
qúa trình sấy đều hơn, thiết bò đơn giản hơn.
4. Sấy ở áp suất thường và áp suất chân không:
Nói chung thường sấy ở áp suất thường. Khi vật liệu
sấy không chòu được nhiệt độ cao vì lý do kỹ thuật và
yêu cầu chất lượng sản phẩm hoặc sấy các chất dễ oxy
hoá, chất nổ hay chất thoát ra dung môi độc thì ta dùng
máy sấy chân không. Nhược điểm của máy sấy chân
không là thiết bò cấu tạo phức tạp, giá thành sản phẩm
cao.

Trang 15/15



×