Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng bệnh viện bạch mai cơ sở 2, tỉnh hà nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (649.65 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

PHẠM HOA LINH

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BỆNH VIỆN BẠCH
MAI CƠ SƠ 2, TỈNH HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ

HÀ NỘI, NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

PHẠM HOA LINH
KHÓA: 2014 - 2016
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG BỆNH VIỆN BẠCH MAI CƠ SƠ 2, TỈNH HÀ NAM
Chuyên ngành: Quản lý đô thị & công trình
Mã số:

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. LÊ VĂN KIỀU

HÀ NỘI, NĂM 2016


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. Lê Văn Kiều,
thầy giáo trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ học viên trong quá trình hình thành, xây
dựng đề tài, về những chỉ bảo mang tính xác thực cũng như những sửa chữa mang
tính khoa học của thầy trong quá trình hoàn thiện luận văn này.
Học viên cũng xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị tại Ban Quản lý dự
án y tế trọng điểm, Bộ Y tế vì đã tạo điều kiện giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình, đầy
đủ trong quá trình thu thập tư liệu cũng như những ý kiến sửa chữa phù hợp với yêu
cầu thực tế nhằm phục vụ cho đề tài này.
Cuối cùng, học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới các thầy cô là
giảng viên chuyên ngành Quản lý đô thị và công trình – Trường Đại học Kiến trúc
Hà Nội vì những dạy bảo của các thầy, cô trong trong suốt quá trình học tập và hoàn
thiện các kiến thức chuyên môn của học viên tại lớp CH14QL2.
Vì thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức có hạn, trong khi vấn đề nghiên
cứu rộng và phức tạp chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
nhận được sự góp ý chia sẻ của các quý thầy cô cũng như quý đồng nghiệp và
những người quan tâm đến lĩnh vực đầu tư xây dựng để đề tài nghiên cứu được
hoàn thiện hơn.
Học viên xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng
Học viên


Phạm Hoa Linh

năm 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của riêng tôi, các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của luận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn

Phạm Hoa Linh


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU

PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
Lý do lựa chọn đề tài ......................................................................................... 1
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 3
Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ......................................................... 4
Cấu trúc luận văn .............................................................................................. 4


PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH ...................................................................................................... 5
1.1. Sơ lược về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng.................................. 5
1.2. Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng ở Việt Nam............................... 6
1.2.1.

Thực trạng công tác quản lý dự án ...................................................... 6

1.2.2.

Các hình thức quản lý dự án hiện hành ............................................... 8

1.2.3.

Nội dung công tác quản lý dự án ......................................................... 9

1.2.4.

Những đổi mới tích cực trong công tác quản lý dự án ....................... 10

1.2.5.

Những tồn tại trong công tác quản lý dự án ....................................... 10

1.3. Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng các bệnh viện tại Việt Nam ... 14
1.3.1.

Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của các đơn vị


tuyến Trung ương .......................................................................................... 14


1.3.2.

Thực trạng thiết kế bệnh viện ở Việt Nam......................................... 15

1.4. Dự án xây dựng Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2, thành phố Phủ Lý tỉnh Hà
Nam .................................................................................................................. 19
1.4.1.

Giới thiệu chung về dự án xây dựng bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2, thành

phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam ............................................................................... 19
1.4.2.

Các thông tin cơ bản về Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Bạch Mai

cơ sở 2, tỉnh Hà Nam ..................................................................................... 20
1.4.3.

Hiệu quả Kinh tế xã hội của Dự án ................................................... 25

1.5. Thực trạng công tác quản lý thực hiện đầu tư xây dựng Bệnh viện Bạch
Mai cơ sở 2, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam ............................................... 26
1.5.1.

Thực trạng mô hình QLDA ............................................................... 26


1.5.2.

Thực trạng về cơ cấu tổ chức quản lý ................................................ 29

1.5.3.

Thực trạng công tác quản lý tiến độ thi công ..................................... 31

1.5.4.

Thực trạng về quản lý chất lượng công trình ..................................... 33

1.5.5.

Thực trạng về công tác quản lý chi phí.............................................. 34

1.5.6.

Thực trạng về công tác quản lý nhân lực ........................................... 36

1.6. Phân tích thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện
Bạch Mai cơ sở 2, tỉnh Hà Nam. ..................................................................... 37
1.6.1. Một số kết quả đạt được ....................................................................... 37
1.6.2. Một số tồn tại và nguyên nhân.............................................................. 38
1.6.3. Những vấn đề quan tâm........................................................................ 39

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ DỰ
ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ....................................................... 40
2.1. Khái niệm tổng quan về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ..... 40
2.1.1.


Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ........................................ 40

2.1.2.

Mục tiêu quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình........................... 41

2.1.3.

Các tiêu chuẩn đánh giá về việc quản lý dự án .................................. 42

2.1.4.

Yêu cầu của quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ..................... 43

2.1.5.

Các giai đoạn của quản lý dự án đầu tư xây dựng.............................. 44


2.1.6.

Nội dung quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng ........................... 47

2.1.7.

Các mô hình tổ chức quản lý dự án ................................................... 51

2.2. Các nhân tố tác động tới kết quả của công tác quản lý dự án đầu tư xây
dựng ................................................................................................................. 54

2.2.1.

Các nhân tố khách quan .................................................................... 54

2.2.2.

Các nhân tố chủ quan ........................................................................ 56

2.3. Các yếu tố nền tảng đánh giá hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây dựng 59
2.3.1.

Mô hình quản lý thời gian và tiến độ của dự án đầu tư ...................... 59

2.3.2.

Mô hình quản lý chi phí của dự án đầu tư ......................................... 61

2.3.3.

Mô hình quản lý chất lượng dự án đầu tư .......................................... 63

2.4. Những yêu cầu đặc thù của các dự án đầu tư xây dựng bệnh viện ........ 66
2.4.1.

Yêu cầu về dây chuyền công năng .................................................... 66

2.4.2.

Yêu cầu về kỹ thuật .......................................................................... 68


2.5. Hệ thống các văn bản pháp lý hiện hành có liên quan đến hoạt động của
dự án đầu tư xây dựng .................................................................................... 69
2.5.1.

Các văn bản pháp lý hiện hành .......................................................... 69

2.5.2.

Các văn bản pháp lý liên quan đến dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện

Bạch Mai cơ sở 2 ........................................................................................... 72

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG BỆNH VIỆN BẠCH MAI CƠ SỞ 2 TỈNH HÀ NAM .......................... 74
3.1. Quan điểm và mục tiêu quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng Bệnh
viện Bạch Mai cơ sở 2, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam .............................. 74
3.1.1. Quan điểm............................................................................................ 74
3.1.2. Mục tiêu ............................................................................................... 75
3.2. Giải pháp hoàn thiện mô hình Ban QLDA .............................................. 77
3.2.1.

Bổ sung nhân sự BQLDA ................................................................. 77

3.2.2.

Xây dựng quy chế, chức năng nhiệm vụ cho các Phòng ban ............. 77

3.3. Giải pháp về nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng ........... 81



3.3.1.

Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ cán bộ tham

gia quản lý các dự án đầu tư xây dựng ........................................................... 81
3.3.2.

Nâng cao trách nhiệm của cán bộ làm công tác quản lý dự án ĐTXD 83

3.4. Giải pháp quản lý tiến độ thực hiện dự án .............................................. 83
3.4.1.

Nâng cao trách nhiệm của trong việc kiểm soát tiến độ thực hiện ..... 84

3.4.2.

Có biện pháp tích cực hỗ trợ các nhà thầu ......................................... 84

3.4.3.

Thực hiện nghiêm các chế tài (khen thưởng, xử phạt) trong quản lý

thực hiện hợp đồng xây dựng ......................................................................... 85
3.4.4.

Đồng bộ giữa trách nhiệm với quyền hạn trong việc xử lý vi phạm hợp

đồng của các nhà thầu thi công ...................................................................... 86
3.4.5.


Đề xuất mô hình quản lý tiến độ thi công .......................................... 86

3.6. Giải pháp quản lý chất lượng ................................................................... 88
3.6.1.

Quản lý chất lượng Hồ sơ thiết kế ..................................................... 88

3.6.2.

Quản lý thực hiện thi công của nhà thầu............................................ 89

3.6.3.

Quản lý đội ngũ tư vấn giám sát........................................................ 91

3.7. Giải pháp quản lý chi phí dự án............................................................... 92
3.7.1.

Quản lý khối lượng ........................................................................... 92

3.7.2.

Quản lý định mức, đơn giá ................................................................ 92

3.7.3.

Quản lý thanh quyết toán .................................................................. 93

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 95
Kết luận .......................................................................................................... 95

Kiến nghị......................................................................................................... 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

ATLĐ

An toàn lao động

BQLDA

Ban quản lý dự án

BQLĐTXD

Ban Quản lý đầu tư xây dựng

Ban QLDAYTTĐ

Ban Quản lý dự án y tế trọng điểm

CĐT

Chủ đầu tư


CTXD

Công trình xây dựng

DA

Dự án

DAXD

Dự án xây dựng

ĐTXD

Đầu tư xây dựng



Hợp đồng

HSMT

Hồ sơ mời thầu

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

KT-KT


Kinh tế - kỹ thuật

GPMB

Giải phóng mặt bằng

QLDA

Quản lý dự án

QLCL

Quản lý chất lượng

UBND

Uỷ ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

XD

Xây dựng

TVGS

Tư vấn giám sát


TVTK

Tư vấn thiết kế

TKBVTC

Thiết kế bản vẽ thi công

NSNN

Ngân sách nhà nước


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
Số hiệu hình

Tên hình

Hình 1.1

Phối cảnh Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Hình 1.2

Sơ đồ vị trí Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2

Bảng 1.1

Bảng tổng hợp cơ cấu, quy mô khối lưu bệnh nhân của BV Bạch Mai 2


Hình 1.3

Mô hình quản lý Ban QLDA y tế trọng điểm

Hình 1.4

Hiện trạng cơ cấu tổ chức Ban QLDA y tế trọng điểm

Hình 1.5

Quy trình lập kế hoạch tiến độ dự án

Hình 1.6

Chu trình giám sát chất lượng khép kín

Hình 2.1

Các mục tiêu của QLDA đầu tư xây dựng công trình

Hình 2.2

Các tiêu chuẩn đánh giá việc quản lý dự án

Hình 2.3

Sơ đồ các giai đoạn của quản lý dự án đầu tư xây dựng

Hình 2.4


Sơ đồ các chủ thể liên quan đến hoạt động quản lý dự án

Hình 2.5

Sơ đồ mối quan hệ các yếu tố thực hiện quản lý dự án

Hình 2.6

Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án

Hình 2.7

Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án

Hình 2.8

Mô hình chìa khóa trao tay

Hình 2.9

Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng

Hình 3.1

Quản lý dự án trong giai đoạn thực hiện

Hình 3.2

Đề xuất mô hình quản lý tiến độ trong giai đoạn thực hiện


Hình 3.3

Trình tự quản lý chất lượng thi công xây dựng

Hình 3.4

Đề xuất mô hình quản lý chi phí thi công công trình


1

PHẦN MỞ ĐẦU
 Lý do lựa chọn đề tài
Ở nước ta bệnh viện cũng được hình thành từ đầu thế kỷ XX, bệnh viện nhiều
tuổi nhất cũng được 100 năm như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện hữu nghị Việt
Đức (Bệnh viện Phủ Doãn cũ)... nhìn chung các bệnh viện được phát triển lên từ
các cơ sở từ thiện (nhà thương, tế bần cho người nghèo) hoặc chuyển đổi sử dụng
từ những cơ sở không phải bệnh viện.
Trong những năm qua, mặc dù điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng
công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân luôn được sự quan tâm
của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt là trong nhiệm kỳ trước và đầu nhiệm kỳ này,
Chính phủ đã tập trung đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho hệ thống y tế cơ
sở (xã, huyện, tỉnh). Từ nay đến cuối nhiệm kỳ của Chính phủ sẽ tập trung đầu tư
cho các bệnh viện tuyến Trung ương và tuyến cuối của các tỉnh thành.
Trước mắt ở phía Bắc, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế xây dựng mới cơ sở 2
Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức hiện đại ngang tầm khu vực
nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhân dân, đồ ng thời nhằm giảm tải cho
các cơ sở hiện có. Việc đầu tư xây dựng cơ sở 2 sẽ giải quyết cơ bản tình trạng quá
tải cho cơ sở 1 của các bệnh viện nêu trên tại nội thành Hà Nội. Theo thống kê,
47% bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Việt Đức và gần 60% bệnh nhân điều trị trong

Bệnh viện Bạch Mai là ở các tỉnh phía Nam Hà Nội (từ Hà Tĩnh trở ra đến Hà
Nam). Do vậy, việc đầu tư xây dựng thêm cơ sở mới sẽ giảm khoảng 50% bệnh
nhân khám, điều trị tại cơ sở 1 của các bệnh viện này, đồng thời góp phần giảm ùn
tắc giao thông cho nội thành Hà Nội.
Xây dựng mới Cơ sở 2 của bệnh viện Bạch Mai thành 1 bệnh viện hoàn chỉnh
với chuyên khoa sâu Tim mạch, Nội khoa, Ung bướu, Thận tiết niệu, Hô hấp…đạt
tiêu chuẩn hiện đại, đồng bộ, ngang tầm với các nước trong khu vực có một ý nghĩa


2

hết sức quan trọng, nó không những góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ,
dịch vụ y tế ngày càng cao của nhân dân mà còn là cơ sở thực hành đào tạo nghiên
cứu khoa học, là chiếc máy cái để đào tạo lực lượng nhân viên cho nghành Y tế.
Trong những năm vừa qua, nhiều dự án đầu tư xây dựng đã được triển khai thực
hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra do đã làm tốt việc tổ chức quản lý dự án. Tuy
nhiên cũng có không ít dự án bị chậm tiến độ hoặc kém hiệu quả. Công tác bồi
thường giải phóng mặt bằng phục vụ dự án xây dựng còn gặp nhiều khó khăn, hiệu
quả chưa cao. Việc phát sịnh tăng và điều chỉnh tổng mức đầu tư còn diễn ra khá
phổ biến. Bộ máy tổ chức quản lý dự án xây dựng công trình còn thiếu về số lượng
và yếu về chất lượng…
Thực tế cho thấy phương thức quản lý cùng với kinh nghiệm, năng lực quản lý
dự án nhìn chung còn có những hạn chế nhất định, cùng với những bất cập trong
việc xác định vị thế quyền hạn và trách nhiệm của các quan quản lý dự án đang là
một thách thức đối với các đơn bị quản lý dự án.
Việc lựa chọn mô hình và phương thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình đã có nhiều ý kiến phân tích, đề xuất, nhưng để giải quyết một cách tổng quan
và phát huy hiệu quả thì còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để bổ sung hoàn
chỉnh nhằm phù hợp với thực tế và xu hương phát triển.
Từ thực tiễn nêu trên, học viên lựa chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện công tác

quản lý dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2, tỉnh Hà Nam” làm
đề tài nghiên cứu của mình nhằm khắc phục những hạn chế yếu kém, từ đó lựa
chọn quy trình và phương thức quản lý dự án phù hợp với thực tế và xu hướng phát
triển, tổ chức triển khai các thực hiện các dự án đầu tư xây dựng hiệu quả, đồng
thời rút kinh nghiệm cho các dự án triển khai trong thời gian tới.


3

 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Bạch
Mai cơ sở 2, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Phân tích cơ sở khoa học và pháp lý, đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác
quản lý dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 phù hợp với thực tế và
xu hướng phát triển, đảm bảo triển khai dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Bạch Mai
cơ sở 2 đạt yêu cầu về tiến độ, chất lượng và chi phí.
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2,
thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

-

Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Bạch
Mai cơ sở 2, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

 Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn.
-


Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở các nghiên cứu đã có về quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình, Pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, các
Luật, Nghị định về xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình, và các văn bản pháp lý hiện hành có liên quan.

-

Sử dụng phương pháp thu thập số liệu có liên quan đến công tác quản lý dự án
đầu tư xây dựng của dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2, thành
phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

-

Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh.


4

 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của một luận văn thạc sỹ, có giá trị
lý luận và thực tiễn, đề xuất được một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự
án đầu tư xây dựng Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam,
khắc phục các khó khăn tồn tại, nhằm nâng cao chất lượng công trình, chất lượng
bộ máy quản lý, đẩy nhanh tiến độ của dự án và nâng cao hiệu quả dự án, vì vậy đề
tài nay mang ý nghĩa thực tiễn cao.
 Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 3 phần sau đây:
PHẦN MỞ ĐẦU.
PHẦN NỘI DUNG:

Chương 1: Tổng quan về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Chương 2: Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý về quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình
Chương 3: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng bệnh viện Bạch
Mai cơ sở 2
PHẦN KẾT LUẬN


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


95

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 Kết luận
Quản lý dự án đầu tư xây dựng là vấn đề lớn và rất phức tạp liên quan đến rất nhiều
các chủ thể. Để hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng bao gồm rất
nhiều vấn đề cần phải giải quyết một cách đồng bộ và bài bản, mỗi vấn đề đều có
những tác động nhất định ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý dự án đầu tư
xây dựng.
Với mong muốn được đóng góp những kiến thức đã tích lũy được trong quá
trình học tập, nghiên cứu trong nhà trường vào trong hoạt động thực tiễn quản lý

đầu tư xây dựng cơ bản, tác giả đã lựa chọn và đã cố gắng trong việc hoàn thành đề
tài luận văn tốt nghiệp, với tên: “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu
tư xây dựng Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2, tỉnh Hà Nam”.
Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 là dự án mang tính trọng
điểm, có ý nghĩa to lớn về mặt y tế và xã hội, có quy mô lớn và rất quan trọng của
cả nước. Luận văn đã đi sâu phân tích những yếu tố thành công và những vấn đề
còn tồn tại xoay quanh công tác QLDA Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2. Trên cơ sở các
phân tích đã trình bày, luận văn đã hệ thống hoá, đưa ra được các giải pháp cùng
các kiến nghị để hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn
vốn ngân sách nhà nước và đã đạt được những kết quả sau:
- Trên cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng và bằng những số liệu
cụ thể, tác giả đã phân tích đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý dự án đầu
tư xây dựng của Ban quản lý dự án y tế trọng điểm – Bộ y tế trong công tác quản lý
đầu tư xây dựng Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2. Từ đó rút ra được những hạn chế, tồn
tại trong công tác quản lý dự án từ khâu chuẩn bị dự án tới khâu kết thúc xây dựng
đưa công trình của dự án vào khai thác.
- Nghiên cứu, tổng hợp những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý dự án đầu tư
xây dựng nói chung và việc quản lý dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Bạch Mai cơ
sở 2, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Trên cơ sở nghiên cứu các văn bản pháp quy


96

hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng của Nhà nước Việt Nam, các văn bản của quá
trình đầu tư để phân tích nhiệm vụ, vai trò, trách nhiệm của CĐT và các chủ thể
khác tham gia vào hoạt động đầu tư xây dựng. Thông qua các tài liệu, các kết quả
nghiên cứu để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu.
- Từ những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý dự án của Ban quản lý dự
án y tế trọng điểm – Bộ Y tế, luận văn đưa ra một số giải pháp cụ thể cho từng vấn
đề mang tính chất cơ bản của công tác QLDA ĐTXD trong giai đoạn thực hiện đó

là xây dựng cơ cấu tổ chức thực hiện, quản lý tiến độ, quản lý chất lượng và quản lý
chi phí trong thi công xây dựng công trình nhằm phù hợp với thực tế và xu hướng
phát triển hiện nay
Đây cũng là cơ sở nền tảng để hoàn thiện về mặt lý luận và các phương pháp
khoa học, tiến tới chuyên nghiệp hóa công tác QLDA nhằm giúp các BQLDA trong
nước chủ động thực hiện các dự án lớn có quy mô khu vực và Quốc tế. Tạo hành
lang pháp lý và cơ chế quản lý hiệu quả cho các dự án tương tự sẽ được triển khai
trong thời gian tới.
 Kiến nghị
Để có được những công trình xây dựng đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật cũng
như mỹ thuật, và đảm bảo chất lượng, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả vốn đầu tư, đòi
hỏi quá trình Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình khi thực hiện phải đảm bảo
tính khoa học, chặt chẽ và xuyên suốt vòng đời của dự án từ khi hình thành ý tưởng
đến khi nghiệm thu hoàn thành và vận hành sử dụng công trình; Đòi hỏi các giải
pháp đưa ra cần được thực hiện một cách quyết liệt, đồng bộ tại tất cả các chủ thể
liên quan từ các cơ quan quản lý nhà nước đến chủ đầu tư và các nhà thầu, trong tất
cả các khâu, các công đoạn của Dự án.
Bên cạnh việc khắc phục những tồn tại chủ quan, kiến nghị các cơ quan quản
lý nhà nước từ trung ương đến địa phương khẩn trương hoàn thiện hệ thống văn bản
pháp lý về công tác đầu tư xây dựng cơ bản, đổi mới cơ chế chính sách đầu tư. Tiếp
tục đổi mới mạnh mẽ cơ chế phân bổ vốn đầu tư trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc


97

đầu tư, tiêu chí, tiêu chuẩn, định mực theo hướng công khai, minh bạch. Hoàn thiện
hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực xây dựng cơ bản của tỉnh đảm bảo
tính thống nhất về nôi dung giữa văn bản liên quan trên nguyên tắc tuân thủ các văn
bản có tính chất pháp lý cao hơn và phù hợp với địa phương.
Đối với chủ đầu tư, đề nghị rà soát lại bộ máy quản lý, đánh giá trình độ

chuyên môn của từng cá nhân sắp xếp hợp lý cán bộ chuyên trách một số bộ phận,
trên cơ sở yêu cầu công việc để tinh giản bộ máy quản lý, đảm vảo ban QLDA có
bộ máy quản lý gọn nhẹ, làm việc hiệu quả. Đặc biệt trong điều kiện khó khăn đối
với ngành xây dựng như hiện nay, việc này là hết sức cần thiết.
Chủ đầu tư cũng cần có những cơ chế đãi ngộ hợp lý với các thành viên tham
giản quản lý trực tiếp chuyên trách dự án, trên cơ sở quy định của nhà nước.
Thường xuyên tổ chức tập huấn, học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị chuyên ngành
QLDA và các dự án đã triển khai nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ,
kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ thuộc Ban QLDA.
Do việc nghiên cứu mới được thực hiện trong khuôn khổ Luận văn cùng với
thời gian nghiên cứu có hạn, trong khi vấn đề nghiên cứu rộng và phức tạp, chắc
chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý và chia sẻ
của các quý thầy cô và đồng nghiệp, những người quan tâm đến lĩnh vực quản lý
đầu tư xây dựng để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
a. Tài liệu thuộc văn bản quy phạm pháp luật
1. Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003 của Quốc hội;
2. Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội;
3. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội;
4. Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính Phủ về quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình;
5. Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính Phủ về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng công trình;
6. Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/04/2015 của Chính Phủ về hợp đồng
trong hoạt động xây dựng;
7. Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính Phủ về quản lý chất
lượng và bảo trì công trình xây dựng;
8. Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính Phủ quy định chi tiết

thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
9. Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 25/6/2010 của Bộ Xây dựng về việc lập và
quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình;
10. Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính qui định về
quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước;
11. Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng qui định chi
tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
12. Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc công bố
định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.


b. Các tài liệu khác có liên quan
13. Trần Chủng (2013), Tổng quan về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Chuyên đề 1, lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dự án, Viện KHCNXD Hà Nội;
14. Trần Chủng (2013), Quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình;
Chuyên đề 5, lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dự án, Viện KHCNXD Hà Nội;
15. Đỗ Đình Đức – Bùi Mạnh Hùng (2012), Quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình, nhà xuất bản Xây dựng;
16. Đinh Tuấn Hải (2013) - Bài giảng môn học phân tích các mô hình quản lý;
17. Bùi Mạnh Hùng (2006), Điều kiện năng lực, nhiệm vụ, quyền hạn và trách
nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng, nhà xuất bản Xây
dựng;
18. Bùi Mạnh Hùng – Đào Tùng Bách (2009), Nghiệp vụ Quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình, nhà xuất bản Xây dựng;
19. Lê Văn Kiều (2008), Bài giảng quản lý dự án trong giai đoạn thực hiện đầu tư –
Chương trình bổ túc nghiệp vụ giám đốc dự án;
20. Trịnh Quốc Thắng (2006), Quản lý dự án đầu tư xây dựng, nhà xuất bản Khoa
học và kỹ thuật;
21. Bùi Ngọc Toàn (2008), Quản lý dự án xây dựng giai đoạn thi công xây dựng
công trình, nhà xuất bản Xây dựng.




×