Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

24. THPT Lê Xoay - Vĩnh Phúc - Lần 2 - năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.44 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT LÊ XOAY

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA-LẦN 2 NĂM 2016
MÔN HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề thi

Họ và tên: ……………………………………………….Số BD……………
Câu 1: Axit HCOOH không tác dụng được với
A. dung dịch NaCl.
B. dung dịch KOH.
C. dung dịch Na2CO3.
D. dung dịch AgNO3/NH3.
Câu 2: Hỗn hợp X gồm axit fomic, axit acrylic, axit oxalic và axit axetic. Cho m gam X phản ứng hết với dung
dịch NaHCO3 thu được 1,568 lít CO2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần V lít O2 (đktc), thu được 5,72
gam CO2 và 1,8 gam H2O. Giá trị của V là
A. 2,688 lít.
B. 2,016 lít.
C. 2,464 lít.
D. 2,912 lít.
Câu 3: Hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glycol và glixerol. Cho 43,2 gam X phản ứng hoàn toàn với Na
dư, thu được 15,68 lít khí H2 (đktc) và hỗn hợp muối X. Đốt cháy hoàn toàn 43,2 gam X, rồi thổi sản phẩm cháy
qua bình chứa CuSO4 khan dư, thì khi kết thúc thí nghiệm khối lượng bình này tăng bao nhiêu gam?
A. 18 gam
B. 36 gam
C. 9 gam
D. 54 gam
Câu 4: Este X có CTPT HCOOC6H5. Phát biểu nào sau đây về X không đúng?
A. Tên gọi của X là phenyl fomat.
B. X có phản ứng tráng gương.


C. Khi cho X tác dụng với NaOH (vừa đủ) thì thu được 2 muối.
D. X được điều chế bằng phản ứng của axit fomic với phenol.
Câu 5: Bốn kim loại K, Al, Fe và Ag được ấn định không theo thứ tự là X, Y, Z, và T. Biết rằng X và Y được
điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy; X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối; và Z tác dụng
được với dung dịch H2SO4 đặc nóng nhưng không tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nguội. Các kim loại
X, Y, Z, và T theo thứ tự là
A. K, Al, Fe và Ag
B. Al, K, Ag và Fe.
C. K, Fe, Al và Ag
D. Al, K, Fe, và Ag
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
B. Trong phân tử peptit mạch hở chứa n gốc α-amino axit, số liên kết peptit bằng (n-1)
C. Phân tử đipeptit có 2 liên kết peptit.
D. Trong phân tử peptit mạch hở, số liên kết peptit bao giờ cũng bằng số gốc α-amino axit.
Câu 7: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C7H8O2 chứa vòng benzen. Biết rằng 1 mol X phản ứng vừa đủ
với 2 mol NaOH. Số đồng phân của X thỏa mãn là
A. 6
B. 4
C. 5
D. 7
Câu 8: Cho 0,78 gam kim loại M hoá trị II phản ứng hết với dung dịch H2SO4 loãng, dư thì thu được 268,8 cm3
khí không màu (đktc). Kim loại M là
A. Zn.
B. Ca.
C. Pb.
D. Mg.
Câu 9: Hợp chất X có công thức cấu tạo như sau: CH3-COO-CH3. Tên gọi đúng của X là
A. đimetyl axetat.
B. axeton.

C. metyl axetat.
D. etyl axetat.
Câu 10: Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành
nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức hoá học của phèn chua là
A. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
B. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
C. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
D. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
Câu 11: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X thì thu được 2 mol Alanin, 2 mol Glyxin và 1 mol Valin. Khi
thủy phân không hoàn toàn X thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có đipeptit Ala-Gly, Gly-Gly và tripeptit GlyAla-Val. Công thức của X là
A. Gly-Ala-Val-Ala-Gly.
B. Ala-Gly-Gly-Ala-Val.
C. Gly-Gly-Ala-Ala-Val.
D. Gly-Ala-Gly-Ala-Val.


Câu 12: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4,
Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là
A. 6
B. 7
C. 4
D. 5
Câu 13: Để điều chế kim loại K người ta dùng phương pháp
A. điện phân KCl nóng chảy
B. điện phân dung dịch KCl không có màng ngăn
C. dùng khí CO khử ion K+ trong K2O ở nhiệt độ cao
D. điện phân dung dịch KCl có màng ngăn
Câu 14: Kim loại Fe không tan trong dung dịch nào sau đây?
A. Fe(NO3)3.
B. CuCl2.

C. Zn(NO3)2.
D. AgNO3
Câu 15: Kim loại Fe có thể khử được ion nào sau đây?
A. Mg2+.
B. Zn2+.
C. Cu2+.
D. Al3+.
Câu 16: Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc?
A. Rượu etylic.
B. Glucozơ.
C. Axit axetic.
D. Etylamin.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tơ visco là tơ tổng hợp
B. Trùng hợp stiren thu được poli(phenol-fomanđehit).
C. Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N.
D. Poli(etylen terephtalat) là polime trùng ngưng
Câu 18: Cho 5,4 gam Al tác dụng hết với khí Cl2 (dư), thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 12,5.
B. 25,0.
C. 19,6.
D. 26,7.
Câu 19: Chất X có công thức phân tử là C4H7O2Cl. Biết rằng 1 mol X tác dụng được với 2 mol NaOH, tạo ra
ancol đa chức. Chất X có công thức cấu tạo là
A. ClCH2COOCH2CH3.
B. CH3COOCH2CH2Cl
C. CH3COOCH(Cl)CH3.
D. HCOOCH(Cl)CH2CH3.
Câu 20: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3

(b) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S
(c) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Na3PO4
(d) Cho dung dịch AlCl3 vào dung dịch Na2CO3
(e) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HF.
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là
A. 3
B. 2
C. 5
D. 4
Câu 21: Chất X vừa tác dụng với dung dịch NaOH, vừa tác dụng với dung dịch nước Br2 tạo kết tủa trắng. X là
chất nào sau đây?
A. Glixin (NH2CH2COOH)
B. Anilin (C6H5NH2)
C. Glixerol (C3H5(OH)3)
D. Phenol (C6H5OH)
Câu 22: Từ cây đại hồi, người ta tách được chất hữu cơ Z dùng làm nguyên liệu cơ sở cho việc sản xuất thuốc
Tamiflu – dùng phòng chống cúm gia cầm hiện nay. Khi đốt cháy hoàn toàn Z thu được CO2 và hơi H2O theo tỉ
lệ thể tích 7 : 5. Khi phân tích Z thấy có 45,97% oxi về khối lượng. Biết khối lượng phân tử của Z không vượt
quá 200 đvC. Công thức phân tử của Z là
A. C12H36O4.
B. C8H14O4.
C. C7H10O5.
D. C10H8O2.
Câu 23: Cho 3,6 gam Mg vào 200 ml dung dịch gồm AgNO3 1M và Cu(NO3)2 1M đến khi phản ứng kết thúc
thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 24,8
B. 22,8
C. 34,4
D. 9,6
Câu 24: Hoà tan 3,6 gam Mg trong dung dịch HNO3 loãng dư. Thể tích khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất)

thu được là
A. 3,36 lít
B. 1,12 lít
C. 2,24 lít
D. 4,48 lít
Câu 25: Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hoá khử?
A. 2AgNO3 → 2Ag + 2NO2 + O2
B. 2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O
C. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
D. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu


Câu 26: Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X là 1s22s22p63s23p1. Số hạt mang điện trong hạt nhân của
X là
A. 15.
B. 26.
C. 13.
D. 14.
Câu 27: Thuỷ phân 51,3 gam mantozơ trong môi trường axit với hiệu suất phản ứng đạt 80% thu được hỗn hợp
X. Trung hoà X bằng NaOH thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong
NH3 đun nóng, sinh ra m gam Ag. Giá trị của m là
A. 51,84.
B. 32,40.
C. 58,82.
D. 58,32.
Câu 28: Thực hiện thí nghiệm hòa tan đá vôi (CaCO3) bằng dung dịch HCl, biện pháp nào sau đây có thể làm
tăng tốc độ phản ứng?
A. Tăng thể tích của dung dịch HCl
B. Giảm nồng độ của dung dịch HCl
C. Hạ nhiệt độ xuống

D. Nghiền nhỏ đá vôi
Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn 7,8 gam một este no, đơn chức, mạch hở X thu được 11,44 gam CO2 và 4,68 gam
H2O. Công thức phân tử của este là
A. C4H8O4.
B. C4H8O2.
C. C2H4O2.
D. C3H6O2.
Câu 30: Hỗn hợp M gồm 2 este đơn chức X, Y. Cho 0,05 mol M tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH thu được
hỗn hợp sản phẩm hữu cơ Z. Đốt cháy hết toàn bộ Z thu được 2,688 lít CO2; 4,14 gam K2CO3. Khi làm bay hơi
Z thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 5,52 gam.
B. 4,20 gam.
C. 5,84 gam
D. 9,48 gam.
Câu 31: Chất nào sau đây là chất điện li yếu?
A. KNO3.
B. H2S
C. NaCl.
D. HNO3
Câu 32: Cho các nhận định sau:
(1) Hàm lượng glucozơ không đổi trong máu người là khoảng 0,1%.
(2) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng gương.
(3) Thủy phân hoàn toàn tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều cho cùng một loại mono saccarit.
(4) Glucozơ là chất dinh dưỡng và được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ em và người ốm.
(5) Xenlulozơ là nguyên liệu được dùng để sản xuất tơ nhân tạo, chế tạo thuốc súng không khói.
(6) Mặt cắt củ khoai tác dụng với I2 cho màu xanh tím.
Số nhận định đúng là
A. 4
B. 3
C. 2

D. 5
Câu 33: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Phân đạm cung cấp cho cây trồng nguyên tố photpho dưới dạng P2O5.
B. Thành phần hoá học chính của phân supephotphat kép là Ca(H2PO4)2 và CaSO4.
C. Phân amophot có thành phần hoá học chính là (NH4)2HPO4 và KNO3.
D. Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá theo phần trăm khối lượng của K2O.
Câu 34: Amin nào sau đây là amin bậc 2?
A. Isopropylamin
B. Anilin.
C. metylamin.
D. Đimetylamin.
Câu 35: Cách bảo quản thực phẩm (thịt, cá...) bằng cách nào sau đây được coi là an toàn?
A. Dùng phân đạm, nước đá.
B. Dùng nước đá, nước đá khô.
C. Dùng nước đá khô, fomon.
D. Dùng fomon, nước đá.
Câu 36: Một chất có chứa nguyên tố oxi, được dùng để khử trùng nước và có tác dụng bảo vệ các sinh vật trên
Trái Đất khỏi bức xạ tia cực tím. Chất này là
A. SO2.
B. O2.
C. O3.
D. SO3.
Câu 37: Cho dãy các hợp chất thơm: p-HO-CH2-C6H4-OH, p-HO-C6H4-COOC2H5,
p-HO-C6H4-COOH, p-HCOO-C6H4-OH, p-CH3O-C6H4-OH. Có bao nhiêu chất trong dãy thỏa mãn đồng thời 2
điều kiện sau?
(a) Chỉ tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 1.
(b) Tác dụng được với Na (dư) tạo ra số mol H2 bằng số mol chất phản ứng.
A. 1
B. 4
C. 3

D. 2
2+
2+
+
Câu 38: Cho các ion riêng biệt trong dung dịch là Ni , Zn , Ag , Sn2+, Au3+, Pb2+. Ion có tính oxi hóa mạnh
nhất và ion có tính oxi hóa yếu nhất lần lượt là
A. Au3+ và Zn2+.
B. Ag+ và Zn2+.
C. Ni2+ và Sn2+
D. Pb2+ và Ni2+.
Câu 39: Kim loại nào sau đây tan được trong nước ở nhiệt độ thường?


A. Mg
B. Fe.
C. Cu.
D. K.
Câu 40: Để bảo quản các kim loại kiềm cần
A. Ngâm chúng vào nước.
B. Ngâm chúng trong rượu nguyên chất.
C. Ngâm chúng trong dầu hoả.
D. Giữ chúng trong lọ có đậy nắp kín.
Câu 41: Hỗn hợp X gồm Cu và Al2O3 có tỷ lệ mol tương ứng là 4 : 3. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung
dịch HCl dư thu được chất rắn Y và dung dịch Z chứa 2 chất tan có cùng nồng độ mol. Rót từ từ dung dịch
NaOH vào dung dịch Z ta có đồ thị sau:

Cho chất rắn Y tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được x mol khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của
x là
A. 0,42
B. 0,48

C. 0,36
D. 0,40
Câu 42: Cho m gam hỗn hợp A gồm Mg và Al có tỷ lệ mol 4:5 vào dung dịch HNO3 20%. Sau khi các kim loại
tan hết có 6,72 lít hỗn hợp X gồm NO, N2O, N2 bay ra (đktc) và được dung dịch X1. Thêm một lượng O2 vừa đủ
vào X, sau phản ứng được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y từ từ qua dung dịch KOH dư, có 4,48 lít hỗn hợp khí Z đi ra
(đktc). Tỉ khối của Z đối với H2 bằng 20. Nếu cho dung dịch NaOH vào dung dịch X1 thì lượng kết tủa lớn nhất
thu được là (m + 39,1) gam. Biết HNO3 dùng dư 20 % so với lượng cần thiết. Nồng độ % của Al(NO3)3 trong X1
gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 9,5%
B. 9,7%
C. 9,6%
D. 9,4%
Câu 43: Cho 27,04 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,88 mol
HCl và 0,04 mol HNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y (không chứa ion
NH4+) và 0,12 mol hỗn hợp khí Z gồm NO2 và N2O. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Y, thấy thoát
ra 0,02 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được 133,84 gam kết tủa. Biết tỷ lệ mol của FeO,
Fe3O4, Fe2O3 trong X lần lượt là 3 : 2 : 1. Phần trăm khối lượng của Fe có trong hỗn hợp ban đầu gần nhất với
giá trị nào sau đây?
A. 29%
B. 38%
C. 27%
D. 17%
Câu 44: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit sắt trong khí trơ, thu được hỗn hợp
rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y, chất không tan Z và 0,672 lít khí H2 (đktc). Sục
khí CO2 dư vào Y, thu được 8,58 gam kết tủa. Cho Z tan hết vào dung dịch H2SO4, thu được dung dịch chứa
20,76 gam muối sunfat và 3,472 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Biết các phản ứng
xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 8,04 gam
B. 6,96 gam
C. 6,80 gam

D. 7,28 gam
Câu 45: Hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon mạch hở, điều kiện thường ở thể khí, trong phân tử hơn kém nhau một
liên kết π. Lấy 0,56 lít X (đktc) tác dụng với brom dư (trong CCl4) thì có 14,4 gam brom phản ứng. Nếu lấy 2,54
gam X tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì có thể thu được khối lượng kết tủa là
A. 5,55 gam.
B. 7,14 gam.
C. 11,1 gam.
D. 7,665 gam.
Câu 46: Hỗn hợp X gồm anđehit Y và ankin Z (Z nhiều hơn Y một nguyên tử cacbon). Biết 4,48 lít hỗn hợp X
(đktc) có khối lượng là 5,36 gam. Nếu 0,1 mol hỗn hợp X tác dụng tối đa với 0,24 lít dung dịch AgNO3 xM
trong NH3 dư. Giá trị của x là
A. 0,75.
B. 1,5.
C. 1
D. 2
Câu 47: Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic đơn chức, một axit cacboxylic hai chức (hai axit đều mạch hở, có
cùng số liên kết π) và hai ancol đơn chức là đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 0,21
mol CO2 và 0,24 mol H2O. Thực hiện phản ứng este hóa m gam X (giả sử hiệu suất các phản ứng đều bằng


100%), hỗn hợp sau phản ứng chỉ có nước và 5,4 gam các este thuần chức. Phần trăm khối lượng của ancol có
phân tử khối lớn trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 11%.
B. 7%.
C. 9%.
D. 5%.
Câu 48: Thủy phân hết m gam hỗn hợp X gồm một số este được tạo bởi axit đơn chức và ancol đơn chức bằng
một lượng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn thu được a gam muối và b gam hỗn hợp ancol. Đốt cháy a gam
hỗn hợp muối thu được hỗn hợp khí Y và 7,42 gam Na2CO3. Cho toàn bộ hỗn hợp khí Y sinh ra qua bình đựng
dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 23 gam kết tủa đồng thời thấy khối lượng bình tăng 13,18 gam so với ban đầu.

Đun b gam hỗn hợp ancol sinh ra với H2SO4 đặc ở 1400C thu được 4,34 gam hỗn hợp các ete. Các phản ứng xảy
ra hoàn toàn. Giá trị m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 12
B. 11
C. 13
D. 10
Câu 49: Hỗn hợp X gồm các chất có CTPT là C2H7O3N và C2H10O3N2. Khi cho các chất trong X tác dụng với
HCl hoặc NaOH đun nóng thì đều có khí bay ra. Lấy 0,1 mol X cho vào dung dịch chứa 0,25 mol KOH. Sau khi
cô cạn dung dịch thu được chất rắn Y, nung Y đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn. Giá trị
của m là
A. 16,9.
B. 18,85.
C. 16,6.
D. 17,25.
Câu 50: Thuỷ phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm tetrapeptit X1 và pentapeptit X2 đều mạch hở bằng dung
dịch KOH vừa đủ rồi cạn thu được (m + 11,42) gam hỗn hợp muối khan của Val và Ala. Đốt cháy hoàn toàn hỗn
hợp muối bằng oxi vừa đủ được K2CO3, 2,464 lít N2 (đktc) và 50,96 gam hỗn hợp CO2, H2O. Phần trăm theo
khối lượng của X1 trong hỗn hợp có thể là
A. 54,02%
B. 60,00%
C. 48,66%
D. 50,24%

Câu 1: Axit HCOOH không tác dụng được với
A. dung dịch NaCl.
B. dung dịch KOH.
C. dung dịch Na2CO3.
D. dung dịch AgNO3/NH3.
Đáp án : A
Câu 2: Hỗn hợp X gồm axit fomic, axit acrylic, axit oxalic và axit axetic. Cho m gam X phản ứng hết với dung

dịch NaHCO3 thu được 1,568 lít CO2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần V lít O2 (đktc), thu được 5,72
gam CO2 và 1,8 gam H2O. Giá trị của V là
A. 2,688 lít.
B. 2,016 lít.
C. 2,464 lít.
D. 2,912 lít.
Đáp án : C
n CO2(1) = 1,568 : 22,4 = 0,07 mol
n CO2(2) = 5,72: 44 = 0,13 mol
n H2O = 1,8: 18 = 0,1 mol
– COOH +
NaHCO3 → – COONa + H2O + CO2 ↑
0,07
0,07
X + O2 → CO2 + H2O
Bảo toàn nguyên tố O, có n O(X) + n O(O2) = n O(CO2) + n O(H2O)
<=> 0,07. 2 + 2 n O2 = 0,13. 2 + 0,1
=> n O2 = 0,11 mol
=> V = 0,11. 22,4 = 2,464 lít


Câu 3: Hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glycol và glixerol. Cho 43,2 gam X phản ứng hoàn toàn với Na
dư, thu được 15,68 lít khí H2 (đktc) và hỗn hợp muối X. Đốt cháy hoàn toàn 43,2 gam X, rồi thổi sản phẩm cháy
qua bình chứa CuSO4 khan dư, thì khi kết thúc thí nghiệm khối lượng bình này tăng bao nhiêu gam?
A. 18 gam
B. 36 gam
C. 9 gam
D. 54 gam
Đáp án : B
n H2 = 15,68 : 22,4 = 0, 7mol

2 OH – +
2 Na →
2 ONa +
H2
1,4
0,7
Gọi CTTQ 3 chất trong hỗn hợp X là CnH2n+2On => n X = 1,4 : n (mol)
CnH2n+2On + (n + 0,5) O2 →
n CO2 +
(n + 1)H2O
1,4/ n
1,4 (n+1)/ n
Có 1,4/n (14n + 2+ 16n) = 43,2
<=> 42 + 2,8/ n = 43,2
<=> n = 7/ 3
=> n H2O = (1,4/ n) (n+1) = 2 mol
m bình tăng = 2. 18 = 36 gam
Câu 4: Este X có CTPT HCOOC6H5. Phát biểu nào sau đây về X không đúng?
A. Tên gọi của X là phenyl fomat.
B. X có phản ứng tráng gương.
C. Khi cho X tác dụng với NaOH (vừa đủ) thì thu được 2 muối.
D. X được điều chế bằng phản ứng của axit fomic với phenol.
Đáp án : D
Câu 5: Bốn kim loại K, Al, Fe và Ag được ấn định không theo thứ tự là X, Y, Z, và T. Biết rằng X và Y được
điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy; X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối; và Z tác dụng
được với dung dịch H2SO4 đặc nóng nhưng không tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nguội. Các kim loại
X, Y, Z, và T theo thứ tự là
A. K, Al, Fe và Ag
B. Al, K, Ag và Fe.
C. K, Fe, Al và Ag

D. Al, K, Fe, và Ag
Đáp án : D
X điều chế = phương pháp đpnc và X đẩy được KL khác ra khỏi muối => X là Al
Z không phải là Al, không tác dụng với H2SO4 đặc, nguội => Z là Fe
Y không phải là Al, Y được điều chế bằng phương pháp đpnc => Y là K
=> T là Ag
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
B. Trong phân tử peptit mạch hở chứa n gốc α-amino axit, số liên kết peptit bằng (n-1)
C. Phân tử đipeptit có 2 liên kết peptit.
D. Trong phân tử peptit mạch hở, số liên kết peptit bao giờ cũng bằng số gốc α-amino axit.
Đáp án : C
Câu 7: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C7H8O2 chứa vòng benzen. Biết rằng 1 mol X phản ứng vừa đủ
với 2 mol NaOH. Số đồng phân của X thỏa mãn là
A. 6
B. 4
C. 5
D. 7
Đáp án : A
Các công thức cấu tạo thỏa mãn là:


Câu 8: Cho 0,78 gam kim loại M hoá trị II phản ứng hết với dung dịch H2SO4 loãng, dư thì thu được 268,8 cm3
khí không màu (đktc). Kim loại M là
A. Zn.
B. Ca.
C. Pb.
D. Mg.
Đáp án : A
n H2 = 268,8 : (22,4. 1000) = 0,012 mol

M + H2SO4 →
MSO4 +
H2
0,012←
0,012
=> M = 0,78 : 0,012 = 65
M là Zn
Câu 9: Hợp chất X có công thức cấu tạo như sau: CH3-COO-CH3. Tên gọi đúng của X là
A. đimetyl axetat.
B. axeton.
C. metyl axetat.
D. etyl axetat.
Đáp án : C
CH3COOCH3 : metyl axetat
Câu 10: Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành
nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức hoá học của phèn chua là
A. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
B. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
C. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
D. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
Đáp án : D
Câu 11: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X thì thu được 2 mol Alanin, 2 mol Glyxin và 1 mol Valin. Khi
thủy phân không hoàn toàn X thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có đipeptit Ala-Gly, Gly-Gly và tripeptit GlyAla-Val. Công thức của X là
A. Gly-Ala-Val-Ala-Gly.
B. Ala-Gly-Gly-Ala-Val.
C. Gly-Gly-Ala-Ala-Val.
D. Gly-Ala-Gly-Ala-Val.
Đáp án : B
Ala – Gly – Gly – Ala – Val
Câu 12: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4,

Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là
A. 6
B. 7
C. 4
D. 5
Đáp án : A
CaCl2
Ca(NO3)2 NaOH
Na2CO3 KHSO4 Na2SO4 Ca(OH)2 H2SO4
HCl
Ba(HCO3)2
X
X
X
X
X
X
Câu 13: Để điều chế kim loại K người ta dùng phương pháp
A. điện phân KCl nóng chảy
B. điện phân dung dịch KCl không có màng ngăn


C. dùng khí CO khử ion K+ trong K2O ở nhiệt độ cao
D. điện phân dung dịch KCl có màng ngăn
Đáp án : A
Câu 14: Kim loại Fe không tan trong dung dịch nào sau đây?
A. Fe(NO3)3.
B. CuCl2.
C. Zn(NO3)2.
Đáp án : C

Câu 15: Kim loại Fe có thể khử được ion nào sau đây?
A. Mg2+.
B. Zn2+.
C. Cu2+.
Đáp án : C
Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
Câu 16: Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc?
A. Rượu etylic.
B. Glucozơ.
C. Axit axetic.
Đáp án : B

D. AgNO3

D. Al3+.

D. Etylamin.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tơ visco là tơ tổng hợp
B. Trùng hợp stiren thu được poli(phenol-fomanđehit).
C. Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N.
D. Poli(etylen terephtalat) là polime trùng ngưng
Đáp án : D
Câu 18: Cho 5,4 gam Al tác dụng hết với khí Cl2 (dư), thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 12,5.
B. 25,0.
C. 19,6.
D. 26,7.
Đáp án : D

nAl = 5,4: 27 = 0,2 mol
2 Al +
3 Cl2 →
2 AlCl3
0,2
→0,2
mmuối = 0,2. 133,5 = 26,7 gam
Câu 19: Chất X có công thức phân tử là C4H7O2Cl. Biết rằng 1 mol X tác dụng được với 2 mol NaOH, tạo ra
ancol đa chức. Chất X có công thức cấu tạo là
A. ClCH2COOCH2CH3.
B. CH3COOCH2CH2Cl
C. CH3COOCH(Cl)CH3.
D. HCOOCH(Cl)CH2CH3.
Đáp án : B

Câu 20: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3
(b) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S
(c) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Na3PO4
(d) Cho dung dịch AlCl3 vào dung dịch Na2CO3
(e) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HF.
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là
A. 3
B. 2
C. 5
Đáp án : D
Các thí nghiệm thu được ↓ là : (a); (b); (c); (d)

D. 4



Câu 21: Chất X vừa tác dụng với dung dịch NaOH, vừa tác dụng với dung dịch nước Br2 tạo kết tủa trắng. X là
chất nào sau đây?
A. Glixin (NH2CH2COOH)
B. Anilin (C6H5NH2)
C. Glixerol (C3H5(OH)3)
D. Phenol (C6H5OH)
Đáp án : D

Câu 22: Từ cây đại hồi, người ta tách được chất hữu cơ Z dùng làm nguyên liệu cơ sở cho việc sản xuất thuốc
Tamiflu – dùng phòng chống cúm gia cầm hiện nay. Khi đốt cháy hoàn toàn Z thu được CO2 và hơi H2O theo tỉ
lệ thể tích 7 : 5. Khi phân tích Z thấy có 45,97% oxi về khối lượng. Biết khối lượng phân tử của Z không vượt
quá 200 đvC. Công thức phân tử của Z là
A. C12H36O4.
B. C8H14O4.
C. C7H10O5.
D. C10H8O2.
Đáp án : C
Theo giả thiết:
nCO2 VCO2 7
=
=
nH 2O VH 2O 5
=> Trong X có n C : n H = 7 : 10
=> % m O = 16x : (94 + 16x) = 45,97%
<=> x = 5
=> X có CTPT dạng (C7H10O5)n (n ɛ N*)
Mà MX < 200 => 174n < 200 <=> n < 1,15
=> n = 1
Vậy X có CTPT là C7H10O5

Câu 23: Cho 3,6 gam Mg vào 200 ml dung dịch gồm AgNO3 1M và Cu(NO3)2 1M đến khi phản ứng kết thúc
thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 24,8
B. 22,8
C. 34,4
D. 9,6
Đáp án : A
n Mg = 3,6: 24 = 0,15 mol
n Ag+ = 0,2 mol
n Cu2+ = 0,2mol
Mg + 2 Ag+ →
Mg2+ +
2 Ag
0,1
0,2
0,2
Mg + Cu 2+ →
Mg2+ +
Cu↓
0,05 0,05
0,05
m c. rắn = 0,2 . 108 + 0,05. 64 = 24,8 gam
Câu 24: Hoà tan 3,6 gam Mg trong dung dịch HNO3 loãng dư. Thể tích khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất)
thu được là
A. 3,36 lít
B. 1,12 lít
C. 2,24 lít
D. 4,48 lít



Đáp án : C
n Mg = 0,15 mol
3Mg +
8HNO3 →
3Mg(NO3)2 +
0,15
=> VNO (đktc)= 0,1. 22, 4 = 2,24 lít

2NO +
0,1

4H2O

Câu 25: Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hoá khử?
A. 2AgNO3 → 2Ag + 2NO2 + O2
B. 2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O
C. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
D. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Đáp án : B
Câu 26: Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X là 1s22s22p63s23p1. Số hạt mang điện trong hạt nhân của
X là
A. 15.
B. 26.
C. 13.
D. 14.
Đáp án : B
X có 13e => Số hạt mang điện = p + e = 26 hạt
Câu 27: Thuỷ phân 51,3 gam mantozơ trong môi trường axit với hiệu suất phản ứng đạt 80% thu được hỗn hợp
X. Trung hoà X bằng NaOH thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong
NH3 đun nóng, sinh ra m gam Ag. Giá trị của m là

A. 51,84.
B. 32,40.
C. 58,82.
D. 58,32.
Đáp án : D
n mantozơ = 51,3: 342 = 0,15 mol
Mantozơ → 2 glucozơ
0,15. 0,8
0,24
=> n mantozơ dư = 0,03 mol
=> ∑ n Ag = 2n glucozơ + 2n mantozơ = 0,24. 2 + 0,03. 2 = 0,54 mol
m Ag = 0,54. 108 = 58,32 gam
Câu 28: Thực hiện thí nghiệm hòa tan đá vôi (CaCO3) bằng dung dịch HCl, biện pháp nào sau đây có thể làm
tăng tốc độ phản ứng?
A. Tăng thể tích của dung dịch HCl
B. Giảm nồng độ của dung dịch HCl
C. Hạ nhiệt độ xuống
D. Nghiền nhỏ đá vôi
Đáp án : D
Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn 7,8 gam một este no, đơn chức, mạch hở X thu được 11,44 gam CO2 và 4,68 gam
H2O. Công thức phân tử của este là
A. C4H8O4.
B. C4H8O2.
C. C2H4O2.
D. C3H6O2.
Đáp án : C
Este no, đơn chức, mạch hở: CnH2nO2
CnH2nO2 + [(3n - 2)/2 ]O2 →
n CO2 +
n H2O

0,26/n
0,26
=> (0,26/ n)(14n + 32) = 7,8
<=> n = 2
Este là C2H4O2
Câu 30: Hỗn hợp M gồm 2 este đơn chức X, Y. Cho 0,05 mol M tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH thu được
hỗn hợp sản phẩm hữu cơ Z. Đốt cháy hết toàn bộ Z thu được 2,688 lít CO2; 4,14 gam K2CO3. Khi làm bay hơi
Z thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 5,52 gam.
B. 4,20 gam.
C. 5,84 gam
D. 9,48 gam.
Đáp án : A
n CO2 = 2,688: 22,4 = 0,12 mol


n K2CO3 = 4,14 : 138 = 0,03 mol
Dung dịch KOH được dùng vừa đủ
Bảo toàn nguyên tố K, có: n KOH = 2n K2CO3 = 0,06 mol
Dễ thấy este đơn chức, n KOH > n este
=> Có 1 este là este đơn chức của phenol
Mặt khác, ∑ n C(Z) = n C (M) = 0,12+ 0,03 = 0,15 mol
=> Số nguyên tử C trung bình của hỗn hợp M = 0,15: 0,05 = 3
Mà M chứa este đơn chức của phenol, có số nguyên tử C > 3
=> este còn lại là HCOOCH3
Gọi n HCOOCH3 = a mol ; n este còn lại = b mol

m c.rắn = m M + m KOH – m H2O – m CH3OH
= 0,04. 60 + 0,1. 122 + 0,06. 56 – 0,01. 18 – 0,04. 32 = 5,52 gam
Câu 31: Chất nào sau đây là chất điện li yếu?

A. KNO3.
B. H2S
C. NaCl.
Đáp án : C

D. HNO3

Câu 32: Cho các nhận định sau:
(1) Hàm lượng glucozơ không đổi trong máu người là khoảng 0,1%.
(2) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng gương.
(3) Thủy phân hoàn toàn tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều cho cùng một loại mono saccarit.
(4) Glucozơ là chất dinh dưỡng và được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ em và người ốm.
(5) Xenlulozơ là nguyên liệu được dùng để sản xuất tơ nhân tạo, chế tạo thuốc súng không khói.
(6) Mặt cắt củ khoai tác dụng với I2 cho màu xanh tím.
Số nhận định đúng là
A. 4
B. 3
C. 2
D. 5
Đáp án : A
Các nhận định đúng là: (1); (4); (5); (6)
Câu 33: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Phân đạm cung cấp cho cây trồng nguyên tố photpho dưới dạng P2O5.
B. Thành phần hoá học chính của phân supephotphat kép là Ca(H2PO4)2 và CaSO4.
C. Phân amophot có thành phần hoá học chính là (NH4)2HPO4 và KNO3.
D. Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá theo phần trăm khối lượng của K2O.
Đáp án : D
Câu 34: Amin nào sau đây là amin bậc 2?
A. Isopropylamin
B. Anilin.

C. metylamin.
Đáp án : D
CH3 – NH – CH3 : đimetyl amin là amin bậc 2

D. Đimetylamin.

Câu 35: Cách bảo quản thực phẩm (thịt, cá...) bằng cách nào sau đây được coi là an toàn?
A. Dùng phân đạm, nước đá.
B. Dùng nước đá, nước đá khô.


C. Dùng nước đá khô, fomon.
Đáp án : B

D. Dùng fomon, nước đá.

Câu 36: Một chất có chứa nguyên tố oxi, được dùng để khử trùng nước và có tác dụng bảo vệ các sinh vật trên
Trái Đất khỏi bức xạ tia cực tím. Chất này là
A. SO2.
B. O2.
C. O3.
D. SO3.
Đáp án : C
Câu 37: Cho dãy các hợp chất thơm: p-HO-CH2-C6H4-OH, p-HO-C6H4-COOC2H5,
p-HO-C6H4-COOH, p-HCOO-C6H4-OH, p-CH3O-C6H4-OH. Có bao nhiêu chất trong dãy thỏa mãn đồng thời 2
điều kiện sau?
(a) Chỉ tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 1.
(b) Tác dụng được với Na (dư) tạo ra số mol H2 bằng số mol chất phản ứng.
A. 1
B. 4

C. 3
D. 2
Đáp án : A
Các hợp chất thỏa mãn đk là hợp chất chứa đồng thời 1 nhóm phenol và 1 nhóm hiđroxyl của ancol

Câu 38: Cho các ion riêng biệt trong dung dịch là Ni2+, Zn2+, Ag+, Sn2+, Au3+, Pb2+. Ion có tính oxi hóa mạnh
nhất và ion có tính oxi hóa yếu nhất lần lượt là
A. Au3+ và Zn2+.
B. Ag+ và Zn2+.
C. Ni2+ và Sn2+
D. Pb2+ và Ni2+.
Đáp án : A
Kim loại có tính khử mạnh thì ion của nó có tính oxi hóa yếu và ngược lại
Câu 39: Kim loại nào sau đây tan được trong nước ở nhiệt độ thường?
A. Mg
B. Fe.
C. Cu.
D. K.
Đáp án : D
Câu 40: Để bảo quản các kim loại kiềm cần
A. Ngâm chúng vào nước.
B. Ngâm chúng trong rượu nguyên chất.
C. Ngâm chúng trong dầu hoả.
D. Giữ chúng trong lọ có đậy nắp kín.
Đáp án : C
Câu 41: Hỗn hợp X gồm Cu và Al2O3 có tỷ lệ mol tương ứng là 4 : 3. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung
dịch HCl dư thu được chất rắn Y và dung dịch Z chứa 2 chất tan có cùng nồng độ mol. Rót từ từ dung dịch
NaOH vào dung dịch Z ta có đồ thị sau:



Cho chất rắn Y tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được x mol khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của
x là
A. 0,42
B. 0,48
C. 0,36
D. 0,40
Đáp án : B

Dễ thấy trên đồ thị HCl dư
n HCl = a mol
=> Z chứa AlCl3 và HCl dư với cùng số mol
=> n AlCl3 = a mol => n Al2O3 = a/ 2
Chất rắn Y chứa Cu: 2a/ 3 (mol)
Al3+ +
3OH – →
Al(OH)3
a
3a
a
Al(OH)3
+ OH – →
Al(OH)4 –
0,09
0,09
=> 3a + 0,09 = 4,25a – a
<=> 0,25 a = 0,09 <=> a = 0,36 mol
=> n Cu = 0,24 mol
Cu + HNO3 →
Cu(NO3)2 + 2NO2 +
0,24


2H2O

Câu 42: Cho m gam hỗn hợp A gồm Mg và Al có tỷ lệ mol 4:5 vào dung dịch HNO3 20%. Sau khi các kim loại
tan hết có 6,72 lít hỗn hợp X gồm NO, N2O, N2 bay ra (đktc) và được dung dịch X1. Thêm một lượng O2 vừa đủ
vào X, sau phản ứng được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y từ từ qua dung dịch KOH dư, có 4,48 lít hỗn hợp khí Z đi ra
(đktc). Tỉ khối của Z đối với H2 bằng 20. Nếu cho dung dịch NaOH vào dung dịch X1 thì lượng kết tủa lớn nhất
thu được là (m + 39,1) gam. Biết HNO3 dùng dư 20 % so với lượng cần thiết. Nồng độ % của Al(NO3)3 trong X1
gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 9,5%
B. 9,7%
C. 9,6%
D. 9,4%
Đáp án : B
n hh X = 6,72: 22,4 = 0,3 mol
n hh Z = 4,48 : 22,4 = 0,2 mol

=> n N2 = 0,05 mol
n N2O = 0,15 mol
=> n NO = n X – n Z = 0,1 mol
Mặt khác, có hh A (Mg, Al) => Kết tủa chứa Al(OH)3 và Mg(OH)2
m→
m+ 39,1
Gọi n Mg = a mol => n Al = 1,25a mol


m hh A = 24a + 33,75a = 57,75 a = m
m↓ = 58a + 97,5 a = 57,75a + 39,1
<=> a = 0,4 mol
=> n Mg = 0,4; n Al = 0,5 mol

Mg →
Mg+2 + 2e
N+5 + 3e → N+2
0,4
0,8
0,3
0,1
Al → Al+3 +
3e
2N+5 + 8e → N2O
0,5
1,5
1,2
0,15
+5
N + 10e → N2
0,5
0,05
+5
N + 8e → N-3
8a
a
Bảo toàn electron, ta có: 0,8 + 1,5 = 0,3 + 1,2 + 0,5 + 8a
<=> 8a = 0,3
<=> a = 0,0375 mol
=> ∑ n HNO3p.ư = n NO3 – (muối của KL) + n N(sp khử) + 2 n NH4NO3
= 2,3 + 0,1 + 0,15. 2 + 0,05. 2 + 0,0375. 2
= 2,875 mol
=> n HNO3 t.t = 3,45 mol => mdd HNO3 = (3,45. 63)/ 0,2 = 1086,75 g
=> m dd sau p.ư = m KL + m HNO3 – n khí

= 0,4. 24 + 0,5. 27 + 1086,75 – 0,1. 30 – 0,05. 28 – 0,15. 44
= 1098,85 gam
C% Al(NO3)3 = 106,5 : 1098,85 = 9,7%
Câu 43: Cho 27,04 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,88 mol
HCl và 0,04 mol HNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y (không chứa ion
NH4+) và 0,12 mol hỗn hợp khí Z gồm NO2 và N2O. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Y, thấy thoát
ra 0,02 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được 133,84 gam kết tủa. Biết tỷ lệ mol của FeO,
Fe3O4, Fe2O3 trong X lần lượt là 3 : 2 : 1. Phần trăm khối lượng của Fe có trong hỗn hợp ban đầu gần nhất với
giá trị nào sau đây?
A. 29%
B. 38%
C. 27%
D. 17%
Đáp án : A
Dd Y + dd AgNO3:
3Fe2+ +
4H+ +
NO3 – → 3 Fe3+ +
NO + 2H2O
0,06←
0,08←
0,02 ←
0,02
Kết tủa gồm AgCl và Ag. Trong đó: n AgCl = n HCl = 0,88 mol
=> m Ag = 133,84 – 0,88. 143,5 = 7,56 gam
=> n Ag = 0,07 mol
Fe2+ +
Ag+ →
Fe3+ +
Ag

0,07←
0,07
0,07
0,07
=> ∑ n Fe2+ (ddY) = 0,06 + 0,07 = 0,13 mol
n H+ dư (ddY) = 0,08 mol
=> dd Y gồm Fe+ ; Fe3+; H+ và Cl –
Bảo toàn điện tích trong dd có: 2 n Fe2+ + 3n Fe3+ + n H+ = n Cl –
<=> 3 n Fe3+ = 0,88 – 2. 0,13 – 0,08 = 0,54 mol
<=> n Fe3+ = 0,18 mol
Mặt khác, có ∑ n H+ bđ = 0,88 + 0,04 = 0,92 mol
=> n H+ p.ư = 2. n H2O = 0,84 mol
=> n H2O = 0,42 mol
X+
HCl +
HNO3 → Muối + axit dư + khí + H2O
(0,88 mol)
(0,04 mol)
BTKL => m khí
= 27,04 + 0,88. 36,5 + 0,04. 63 – 0,42. 18 – 0,31. 56 – 0,08 – 0,88. 35,5 = 5,44 gam


Gọi n N2O = x mol; n NO = y mol

BT nguyên tố N: có n N [Fe(NO3)2] + n N(HNO3) = n N(sp khử)
=> 2. n Fe(NO3)2 + 0,04 = 0,04. 2 + 0,08 = 0,16
=> n Fe(NO3)2 = 0,06 mol
=> m Fe + m FeO + m Fe2O3 + m Fe3O4 (hhX) = 27,04 – 0,06. 180 = 16,24 gam (I)
Mặt khác, n FeO : Fe3O4 : n Fe2O3 = 3: 2: 1
=> Đặt n Fe2O3 = a => n Fe3O4 = 2a và n FeO = 3a

Đặt n Fe = b
Theo (I) => 56b + 840 a = 16,24 (1)
∑ n Fe(I) = 0,31 – 0,06 = 0,25 <=> b + 11a = 0,25 (2)
Từ (1) và (2) => a = 0,01 và b = 0,14 mol
=> % m Fe = (0,14. 56) : 27,04 = 28,99%
Câu 44: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit sắt trong khí trơ, thu được hỗn hợp
rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y, chất không tan Z và 0,672 lít khí H2 (đktc). Sục
khí CO2 dư vào Y, thu được 8,58 gam kết tủa. Cho Z tan hết vào dung dịch H2SO4, thu được dung dịch chứa
20,76 gam muối sunfat và 3,472 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Biết các phản ứng
xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 8,04 gam
B. 6,96 gam
C. 6,80 gam
D. 7,28 gam
Đáp án : A
Phản ứng xảy ra hoàn toàn, nhưng sau phản ứng , hh X tác dụng NaOH sinh ra khí
=> X chứa Al dư, oxit sắt bị khử hết
Al + NaOH +
H2O →
NaAlO2 +
3/2 H2
0,02
0,02
0,03
n Al(OH)3 = 8,58 : 78 = 0,11 mol
Al2O3 +
2 NaOH → 2 NaAlO2 + 3/2 H2
0,045 ←
0,11 – 0,02
Z gồm Fe; xét quá trình Z tan trong H2SO4 đặc

n SO2 = 3,472 : 22,4 = 0,155 mol
=> m Fe = 20,76 – 0,155. 96 = 5,88 gam
=> m oxit Fe = m Fe + m O = 5,88 + 0,045. 3. 16 = 8,04 gam
Câu 45: Hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon mạch hở, điều kiện thường ở thể khí, trong phân tử hơn kém nhau một
liên kết π. Lấy 0,56 lít X (đktc) tác dụng với brom dư (trong CCl4) thì có 14,4 gam brom phản ứng. Nếu lấy 2,54
gam X tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì có thể thu được khối lượng kết tủa là
A. 5,55 gam.
B. 7,14 gam.
C. 11,1 gam.
D. 7,665 gam.
Đáp án : A
n Br2 = 14,4 : 160 = 0,09 mol
n X = 0,56 : 22,4 = 0,025 mol
Gọi số mol 2 hiđrocacbon lần lượt là x và y, chứa n và (n+1) liên kết π

=> n < 3,6 < n+1
=> n = 3 => x = 0,01 và y = 0,015


Câu 46: Hỗn hợp X gồm anđehit Y và ankin Z (Z nhiều hơn Y một nguyên tử cacbon). Biết 4,48 lít hỗn hợp X
(đktc) có khối lượng là 5,36 gam. Nếu 0,1 mol hỗn hợp X tác dụng tối đa với 0,24 lít dung dịch AgNO3 xM
trong NH3 dư. Giá trị của x là
A. 0,75.
B. 1,5.
C. 1
D. 2
Đáp án : D
n X = 4,48 : 22,4 = 0,2 mol
=> Khối lượng trung bình hỗn hợp X là 5,36: 0,2 = 26,8
Vì không có anđehit nào có M< 26,8 => ankin Z có M< 26,8


HCHO +
4AgNO3 →
0,04
0,16
C2H2 +
2 AgNO3→
0,16
0,32
∑ n AgNO3 = 0,48 mol => x = 0,48: 0,24 = 2
Câu 47: Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic đơn chức, một axit cacboxylic hai chức (hai axit đều mạch hở, có
cùng số liên kết π) và hai ancol đơn chức là đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 0,21
mol CO2 và 0,24 mol H2O. Thực hiện phản ứng este hóa m gam X (giả sử hiệu suất các phản ứng đều bằng
100%), hỗn hợp sau phản ứng chỉ có nước và 5,4 gam các este thuần chức. Phần trăm khối lượng của ancol có
phân tử khối lớn trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 11%.
B. 7%.
C. 9%.
D. 5%.
Đáp án : A
Có n H2O > n CO2 => 2 ancol no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng liên tiếp
Gọi CTPT của axit cacbonxylic đơn chức và axit cacboxylic 2 chức trong X lần lượt là
CnH2n+2-2kO2 và CmH2m+2-2kO4 (k ≥ 2)
Đốt cháy ancol no, đơn chức, mạch hở thì n ancol = n H2O – n CO2 .
Đặt n ancol = a
CnH2n+2-2kO2 →
n CO2 +
(n+1 – k )H2O
x
xn

x (n+1 – k )
CmH2m+2-2kO4 →
m CO2 +
(m+1 – k )H2O
Y
ym
y (m+1 – k )
Vậy n H2O – n CO2 = a + (1 – k )(x+y) = 0,24 – 0,21 = 0,03 (1)
Mặt khác, este hóa hoàn toàn hh X thì được hỗn hợp chỉ chứa este và nước
=> ∑ n OH = ∑ n COOH
Hay a = x + 2y <=> a – x – 2y = 0 (2)


Do k ≥ 2
Với k = 3 , (1) <=> a – 2x – 2y = 0,03
Có a – 2x – 2y < a – x – 2y <=> 0,03 < 0 (vô lý)
=> k = 2 => (1) <=> a – x – y = 0,03
Mặt khác, m hh = m este + m H2O = m C + m H + m O
<=> 5,4 + 18a = 0,21. 12 + 0,24. 2 + 16a + 32x + 64y
<=> - 2a + 32x + 64y = 2,4 (3)
Từ (1)(2)(3) => a = 0,08; x = 0,02 ; y = 0,03
n hh = 0,08 + 0,02 + 0,03 = 0,13 mol
=> Số ng. tử C trung bình = 0,21: 0,13 = 21/13
Số ng. tử H trung bình = 0,24. 2 : 0,13 = 3,63
Các hợp chất trong X đều chứa số H chẵn => Có 1 hợp chất chứa 2 nguyên tử H
=> đó là HOOC – COOH (C2H4O2); n C2H4O2 = 0,03 mol
m hh = 5,4 + 18. 0,08 = 6,84 gam
=> m ancol + m axit đơn chức = 6,84 – 0,03. 90 = 4,14 gam
Vì số ng tử C trung bình = 21/13 => hh X chứa 1 chất có số nguyên tử C = 1
=> Đó là CH3OH => ancol còn lại là C2H6O

Axit đơn chức chứa 1 lk π trên mạch C, thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic

=> n C2H5OH = 0,01
Vậy % m C2H5OH = 0,01. 46: 6,84 = 6,725 %
Câu 48: Thủy phân hết m gam hỗn hợp X gồm một số este được tạo bởi axit đơn chức và ancol đơn chức bằng
một lượng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn thu được a gam muối và b gam hỗn hợp ancol. Đốt cháy a gam
hỗn hợp muối thu được hỗn hợp khí Y và 7,42 gam Na2CO3. Cho toàn bộ hỗn hợp khí Y sinh ra qua bình đựng
dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 23 gam kết tủa đồng thời thấy khối lượng bình tăng 13,18 gam so với ban đầu.
Đun b gam hỗn hợp ancol sinh ra với H2SO4 đặc ở 1400C thu được 4,34 gam hỗn hợp các ete. Các phản ứng xảy
ra hoàn toàn. Giá trị m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 12
B. 11
C. 13
D. 10
Đáp án : A
n Na2CO3 = 7,42 : 106 = 0,07 mol
n CaCO3 = n CO2 = 23/ 100 = 0,23 mol
m bình tăng = m CO2 + m H2O = 13,18
=> m H2O = 13,18 = 0,23. 44 = 3,06 gam
n H2O = 0,17 mol
BT nguyên tố: => n NaOH = 2n Na2CO3 = 0,14 mol
Este tạo bởi axit đơn chức và ancol đơn chức => este đơn chức
n este = n NaOH = 0,14 mol
n ancol = 0,14 mol
m ancol = m ete + m H2O (tách ra) = 4,34 + (0,14. 18): 2= 5,6 gam
Xét phản ứng đốt muối
RCOONa + O2 → Na2CO3 + CO2 + H2O
Bảo toàn nguyên tố O, có 2. 0,14 + 2 n O2 = 0,07. 3 + 0,23. 2 + 0,17



=> n O2 = 0,28 mol
=> m muối = 11,84 gam
Este + NaOH → Muối + ancol
=> m este = 11,84 + 5,6 – 0,14. 40 = 11,84 gam
Câu 49: Hỗn hợp X gồm các chất có CTPT là C2H7O3N và C2H10O3N2. Khi cho các chất trong X tác dụng với
HCl hoặc NaOH đun nóng thì đều có khí bay ra. Lấy 0,1 mol X cho vào dung dịch chứa 0,25 mol KOH. Sau khi
cô cạn dung dịch thu được chất rắn Y, nung Y đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn. Giá trị
của m là
A. 16,9.
B. 18,85.
C. 16,6.
D. 17,25.
Đáp án : A

Hỗn hợp X tác dụng 0,25 mol KOH thì được chất rắn Y gồm 0,1 mol : KHCO3 và K2CO3
Nung Y:
2 KHCO3 → K2CO3 + CO2 + H2O
2KOH + CO2 → K2CO3 + H2O
=> Chất rắn chứa K2CO3 : a mol và KOH: b mol
=> m = 01 . 138 + 0,05. 56 = 16,6 gam
Câu 50: Thuỷ phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm tetrapeptit X1 và pentapeptit X2 đều mạch hở bằng dung
dịch KOH vừa đủ rồi cạn thu được (m + 11,42) gam hỗn hợp muối khan của Val và Ala. Đốt cháy hoàn toàn hỗn
hợp muối bằng oxi vừa đủ được K2CO3, 2,464 lít N2 (đktc) và 50,96 gam hỗn hợp CO2, H2O. Phần trăm theo
khối lượng của X1 trong hỗn hợp có thể là
A. 54,02%
B. 60,00%
C. 48,66%
D. 50,24%
Đáp án : A
Muối Kali của Val và Ala có dạng: CnH2nNO2K

2 CnH2nNO2K + O2 → (2n – 1 )CO2 + 2n H2O + K2CO3 +
N2
0,11 (2n – 1 ) 0,11. 2n
0,11
0,11
Đặt n H2O = x ; n CO2 = y
M muối = m C + m H + m (NO2K)
= 0,9.2 + 0,9. 12 + 0,11. 2 . 85
= 31,3 gam
=> m peptit = 19,88 gam
Gọi n muối của Ala = a; n muối của Val = b
m peptit = m Ala + m Val – m H2O
= 0,1 89 + 0,12. 117 – 19,88 = 3,06 gam
=> n nước = 0, 17 mol
=> Đặt n X1 = m ; n X2 = n
∑ n H2O tách ra = 3m + 4n = 0,17 mol
∑ n gốc aminoaxit = 4m + 5n = 0,22 mol
Nếu X1 chứa p gốc Ala và X2 chứa q gốc Ala
=> 0,03. p + 0,02. q = 0,1


=> 3p + 2q = 10 => p = (10 - 3p):2 (p ≤ 4; q ≤ 5)

=> p = q = 2
=> X1 là (Val)2(Ala)2
%m X1 = (0,03. 358): 19,88 = 54,02 %




×