Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Giải pháp giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án tuyến đường giao thông kết nối đường trới vũ oai với quốc lộ 18 thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (777.75 KB, 32 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
--------------------------

NGUYỄN HỮU NHÃ

GIẢI PHÁP GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG ĐỂ THỰC HIỆN DỰ ÁN
TUYẾN ĐƯỜNG GIAO THÔNG KẾT NỐI ĐƯỜNG TRỚI-VŨ OAI
VỚI QUỐC LỘ 18 THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

HàNội - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
--------------------------

NGUYỄN HỮU NHÃ
KHÓA: 2013-2015

GIẢI PHÁP GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG ĐỂ THỰC HIỆN DỰ ÁN
TUYẾN ĐƯỜNG GIAO THÔNG KẾT NỐI ĐƯỜNG TRỚI-VŨ OAI


VỚI QUỐC LỘ 18 THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH
Chuyênngành: QuảnlýĐôthịvàCôngtrình
Mãsố: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN ĐÌNH BỒNG

HàNội - 2015


LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Khoa sau Đại học, trường Đại
học Kiến trúc Hà Nội, tôi đã hoàn thành Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành
Quản lý Đô thị và Công trình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý
Đô thị, Khoa sau Đại học, tập thể các thầy giáo cô giáo trường Đại học Kiến
trúc Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong suốt thời guan học tập, nghiên cứu tại
trường.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Đình Bồng đã tận tình hướng
dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thiện.
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp tại UBND thành
phố Hạ Long, Trung tâm phát triển Quỹ đất thành phố Hạ Long, Sở xây dựng
tỉnh Quảng Ninh, Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Tài
nguyên và Môi trường đã cung cấp cho tôi tài liệu và tạo điều kiện thuận lợi
để tôi hoàn thành Luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và các bạn cùng lớp đã
giúp đõ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015.

Tác giả Luận văn

Nguyễn Hữu Nhã


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan Luận văn Thạc sỹ là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả Luận văn

Nguyễn Hữu Nhã


MỤC LỤC

Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục Bảng, biểu
Danh mục hình và biểu đồ
MỞ ĐẦU


Lý do lựa chọn đề tài…………………………………………………..........

1

Mục đích nghiên cứu………………………………………………………...

2

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………….

2

Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………

3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn……………………………………………...

3

Các khái niệm chủ yếu………………………………………………………

4

Cấu trúc luận văn ……………………………………………………………

6

NỘI DUNG

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GPMB ĐỂ THỰC HIỆN DỰ
ÁN TUYẾN ĐƯỜNG GIAO THÔNG KẾT NỐI ĐƯỜNG TRỚI-VŨ
OAI VỚI QUỐC LỘ 18 THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG
NINH………………………………………………………………………….

7

1.1. Điều kiện kinh tế, xã hội và thực trạng quản lý sử dụng đất
trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh………
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội, cơ sở hạ tầng………….....

7
7

1.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ……………………………………….

8

1.1.3. Thực trạng về quản lý đất trên địa bàn …………………………
Hiện trạng về sử dụng đất và biến động các loại đất trên địa bàn
1.1.4.
thành phố Hạ Long ……………………………………………
1.2. Thực trạng công tác GPMB, tái định cư dự án Tuyến
đường giao thông kết nối đường Trới-Vũ Oai với Quốc lộ
18 thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
1.2.1. Khái quát về dự án ……………………………………………..

12

1.2.2. Cơ sở pháp lý …………………………………………………..


27

17

24
24


1.2.3. Quy trình thực hiện …………………………………………….

28

1.2.4. Phương án GPMB, hỗ trợ, tái định cư …………………………

32

1.2.5. Nguồn vốn và thời gian thực hiện ……………………………...

39

1.2.6. Đơn vị thực hiện ………………………………………………..
1.3. Đánh giá thực trạng công tác GPMB thực hiện dự án tuyến
đường giao thông kết nối đường Trới-Vũ Oai với Quốc lộ
18 thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh…………………
Tiến độ công tác GPMB thực hiện dự án tuyến đường giao
1.3.1. thông kết nối đường Trới-Vũ Oai với Quốc lộ 18 thành phố Hạ
Long, tỉnh Quảng Ninh ………………………………………..
1.3.2. Kết quả thực hiện ………………………………………………


39

41
41
44

CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG
MẶT BẰNG ĐỂ THỰC HIỆN DỰ ÁN TUYẾN ĐƯỜNG GIAO
THÔNG KẾT NỐI ĐƯỜNG TRỜI VŨ OAI VỚI QUỐC LỘ 18,
THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH…………………………
2.1. Cơ sở lý luận về bồi thường GPMB…………………………….

53
53

2.1.1. Khái quát về bồi thường, GPMB………………………………….

53

2.1.2. Đặc điểm, nội dung, nguyên tắc công tác bồi thường, GPMB ...

54

2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường, GPMB ……...

55

2.2. Cơ sở pháp lý về bồi thường, GPMB và TĐC………………

55


2.2.1. Chính sách bồi thường, GPMB……………………………….......

56

2.2.2. Cơ sở pháp lý hiện hành về bồi thường, GPMB ……………….

56

2.2.3. Trình tự, thủ tục thu hồi đất và bồi thường, GPMB…………….

57

2.3. Kinh nghiệm thực tiễn trong công tác GPMB ………………
2.3.1. Kinh nghiệm GPMB của các tổ chức quốc tế và một số nước
trên thế giới……………………………….………………………...
2.3.2. Tình hình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư
khi nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam…………………………

59
59
66

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ GPMB
ĐỂ THỰC HIỆN DỰ ÁN TUYẾN ĐƯỜNG GIAO THÔNG KẾT NỐI
ĐƯỜNG TRỚI - VŨ OAI VỚI QUỐC LỘ 18 THÀNH PHỐ HẠ LONG,
TỈNH QUẢNG NINH……………………………….……………………….
3.1. Quan điểm và định hướng………………………………………

73

73

3.1.1. Quan điểm……………………………….…………………………

73


3.1.2. Định hướng……………………………….………………………...

74

3.2. Giải pháp chung……………………………….………………….

75

3.2.1. Giải pháp về chính sách đầu tư…………………………………...

75

3.2.2. Giải pháp về tài chính……………………………………………..
3.2.3. Giải pháp về tổ chức bộ máy thực hiện công tác bồi thường,
GPMB……………………………….……………………………...
3.2.4. Đề xuất sự tham gia của cộng đồng………………………………
3.3. Giải pháp cụ thể cho dự án Tuyến đường giao thông kết nối
đường Trới-Vũ Oai với Quốc lộ 18 thành phố Hạ Long,
tỉnh Quảng Ninh……………………………….…………………
3.3.1. Bổ sung giải pháp GPMB, nâng cao tiến độ thực hiện dự án ….

88


3.3.2.

88
91

92
92

Bố trí nhà TĐC cho người dân bị ảnh hưởng ………………….

94

3.3.3. Bổ sung cơ chế, chính sách riêng cho dự án……………………

96

3.3.4. Điều kiện để thực hiện giải pháp ………………………………
3.4. Bài học rút ra từ giai đoạn GPMB dự án Tuyến đường giao
thông kết nối đường Trới-Vũ Oai với Quốc lộ 18 thành phố
Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh cho những dự án tương tự
3.4.1. Bài học về chính sách bồi thường, hỗ trợ TĐC…………………..

98

3.4.2. Bài học về xây dựng phương án GPMB…………………………

99

99
99


3.4.3. Bài học về sự đồng thuận từ phía người dân …………………... 100
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………..

102

Kết luận……………………………….……………………………

102

Kiến nghị……………………………….…………………………...

104

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á

BTHTTĐC


Bồi thường hỗ trợ, tái định cư

BTGPMB

Bồi thường, giải phóng mặt bằng

CNH

Công nghiệp hóa

ĐTH

Đô thị hóa

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HĐH

Hiện đại hóa

QHKHSDĐ

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất


QSDĐ

Quyền sử dụng đất

QSHNO

Quyền sở hữu nhà ở

SDĐ

Sử dụng đất

TĐC

Tái định cư

TSKTĐ

Tài sản khác trên đất

TTBĐS

Thị trường bất động sản

TTPTQĐ

Trung tâm phát triển quỹ đất

UBND


Uỷ ban nhân dân

VPDKQSDĐ

Văn phòng đăngký quyền sử dụng đất

WB

Ngân hàng thế giới


DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Số hiệu
bảng, biểu

Tên bảng, biểu

Bảng 1. 1

Biểu Dân số, mật độ dân số dân theo phường, xã

Bảng 1. 2

Lao động phân theo khu vực kinh tế qua các năm
Hiện trạng sử dụng đất thành phố Hạ Long, Quảng Ninh từ
năm 2010 đến năm 2014, dự kiến năm 2015
Giá đất bồi thường phê duyệt riêng cho dự án

Bảng 1. 3

Bảng 1. 4
Bảng 1. 5

Bảng 1. 7

Diện tích đất thu hồi, m2
Đơn giá bồi thường theo quyết định số 783/QĐ-UBND
ngày 26/3/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh
Chi phí bồi thường

Bảng 1. 8

Chi phí hỗ trợ

Bảng 1. 9

Tổng chi phí bồi thường và hỗ trợ

Bảng 1. 10

Tình hình khiếu nại.

Bảng 2. 1

Chính sách đền bù khi thu hồi đất- kinh nghiệm quốc tế
Tổng hợp kết quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ của
các dự án trong 5 năm (từ năm 2005-2009)
Trình tự thủ tục bắt thăm mua nhà TĐC

Bảng 1. 6


Bảng 2. 2
Bảng 3. 1


DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

Số hiệu hình

Tên hình

Hình 1. 1

Sơ đồ vị trí và mối liên hệ Vùng

Hình 1. 2

Cơ cấu lao động thành phố Hạ Long qua các năm

Hình 1. 3

Hiện trạng sử dụng đất năm 2014
Biểu đồ tình hình biến động diện tích sử dụng đất từ 20102015
Biểu đồ tình hình biến động sử dụng đất nông nghiệp từ
2010-2015
Biểu đồ tình hình biến động sử dụng đất phi nông nghiệp
từ 2010-2015
Biểu đồ tình hình biến động sử dụng đất chưa sử dụng từ
2010-2015
Biểu đồ tình hình biến động sử dụng đất loại đất đô thị,

bảo hiểm thiên nhiên và du lịch từ năm 2010, dự kiến đến
năm 2015
Vị trí tuyến đường kết nối đường Trới-Vũ Oai và quốc lộ
18
Sơ đồ Quy trình thực hiện GPMB
Sơ đồ tổ chức bộ máy Trung tâm phát triển Quỹ đất thành
phố Hạ Long
Cơ cấu tổ chức TTPTQĐ trực thuộc Sở TN&MT sau khi
sát nhập

Hình 1. 4
Hình 1. 5
Hình 1. 6
Hình 1. 7
Hình 1. 8
Hình 1. 9
Hình 1. 10
Hình 1. 11
Hình 3. 1


-1-

MỞ ĐẦU
Lý do lựa chọn đề tài
Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước (CNH-HĐH), với mục tiêu trở thành nước Công nghiệp vào năm 2020.
Để đạt mục tiêu này Việt Nam đã và đang thu hút các nguồn lực đầu tư trong
và ngoài nước để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội, phát triển công
nghiệp và đô thị. Đất là yếu tố cơ bản để tạo lập bất động sản và là nền tảng

để xây dựng và phát triển đô thị.
Giải phóng mặt bằng (GPMB) để có “đất sạch” là điều kiện tiên quyết
để thực hiện các dự án đầu tư. Thực tế cho thấy để thực hiện được dự án thì
phải chuẩn bị được mặt bằng xây dựng cho dự án, trong đó, công tác GPMB
là khâu then chốt. Mặt khác thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư
(BTHTTĐC) lại tác động lớn đời sống của người dân có đất bị thu hồi, vì vậy,
BTHTTĐC không những ảnh hưởng đến tiến độ thi chất lượng và giá thành
công trình xây dựng mà còn là vấn đề khó khăn, phức tạp nhất trong công tác
quản lý đất đai và đô thị.
Trong quá trình Đổi mới, chính sách pháp luật đất đai, xây dựng đã
không ngừng được hoàn thiện để phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp
luật về đất đai, xây dựng, trong đó quy định cụ thể chính sách GPMB. Tuy
nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập làm cản trở tiến
trình thực hiện các dự án đầu tư, lãng phí gây bức xúc trong nhân dân.
Thành phố Hạ Long là thành phố trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, có
diện tích đất là 27.195,03 ha, có quốc lộ 18A chạy qua, có cảng biển, có bờ
biển dài 50km, có vịnh Hạ Long 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản thế
giới với diện tích 434km2. [23]


-2-

Với định hướng phát triển kinh tế từ "nâu" sang "xanh", chuyển đổi mô
hình tăng trưởng, tăng nhanh tỷ trọng ngành dịch vụ, đầu tư các dự án xây
dựng đô thị. thành phố Hạ Long đã tích cực thu hút các nhà đầu tư trong và
ngoài nước đến đầu tư vào thành phố, với các dự án dịch vụ du lịch, sản xuất,
hạ tầng đô thị...Và điều mà các nhà đầu tư băn khoăn, lo ngại nhất khi quyết
định đầu tư chính là công tác GPMB để thực hiện các dự án.[24]
Trong những năm qua, nhiều dự án đầu tư xây dựng đã được triển khai

thực hiện một cách thuận lợi theo đúng lộ trình của dự án nhờ làm tốt công
tác GPMB, nhưng cũng không ít dự án bị chậm tiến độ hoặc không thể triển
khai thực hiện vì không GPMB.
Trước tình hình đó, UBND thành phố Hạ Long đã báo cáo, đề xuất
UBND tỉnh Quảng Ninh và các ban ngành liên quan ban hành nhiều cơ chế,
chính sách nhằm thúc đẩy tiến độ GPMB các dự án, nhưng do nhiều nguyên
nhân khác nhau, đến nay một số công trình (trong đó có những công trình
trọng điểm của tỉnh) chậm tiến độ, chậm đưa vào khai thác sử dụng, tổng mức
đầu tư phải tăng thêm do trượt giá, do thay đổi chính sách về đền bù, hỗ trợ...
đã làm giảm đáng kể mục tiêu và hiệu quả đầu tư của các dự án.
Từ tình hình trên, trong khuôn khổ thực hiện luận văn tốt nghiệp, học
viên nghiên cứu đề tài “Giải pháp GPMB để thực hiện dự án Tuyến đường
giao thông kết nối đường Trới-Vũ Oai với Quốc lộ 18 thành phố Hạ Long tỉnh
Quảng Ninh”.
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng công tác GPMB dự án Tuyến đường giao thông kết
nối đường Trới-Vũ Oai với Quốc lộ 18 thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Đề xuất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ GPMB đáp ứng yêu cầu thực
hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hạ Long. tỉnh Quảng Ninh.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.


-3-

- Đối tượng nghiên cứu: công tác GPMB để thực hiện dự án đầu tư
trọng điểm trên địa bàn thành phố Hạ Long.
- Phạm vi nghiên cứu:
Dự án: Tuyến đường giao thông kết nối đường Trới-Vũ Oai với Quốc
lộ 18 thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Nghiên cứu “Giải pháp GPMB để
thực hiện dự án Tuyến đường giao thông kết nối đường Trới-Vũ Oai với
Quốc lộ 18 thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” trong mối quan hệ có tính
hệ thống về cơ chế, chính sách, luật pháp, tổ chức thực hiện, thực trạng và
giải pháp
- Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp: điều tra, thu thập các
tài liệu, số liệu điều tra cơ bản có liên quan đến công tác GPMB dự án Tuyến
đường giao thông kết nối đường Trới-Vũ Oai với Quốc lộ 18 thành phố Hạ
Long. tỉnh Quảng Ninh
- Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp: điều tra, thu thập tài liệu
số liệu về việc thực hiện GPMB để thực hiện dự án Tuyến đường giao thông
kết nối đường Trới-Vũ Oai với Quốc lộ 18 thành phố Hạ Long. tỉnh Quảng
Ninh
- Phương pháp thống kê, tổng hợp: Thống kê, các số liệu điều tra thữ
cấp, sơ cấp trong các bảng tổng hợp theo nội dung nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, so sánh phân tích, so sánh đánh giá làm rõ
bản chất các vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp xử lý số liệu: Xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft
Excels.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học:


-4-

-

Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và công tác GPMB phục vụ đời

sống, việc làm của người dân ở những khu vực dự án bị thu hồi đất.

-

Đóng góp thêm một số giải pháp thực tiễn trong công tác GPMB, mang

lại môi trường sống an ninh, ổn định và bền vững.
Ý nghĩa thực tiễn:
-

Những giải pháp GPMB, tái định cư đưa ra trong khuôn khổ luận văn

có thể là tài liệu tham khảo cho sinh viên, kỹ sư và những người đang công
tác trong lĩnh vực có liên quant ham khảo và sử dụng số liệu.
Các khái niệm chủ yếu
Theo quy định tại Điều 3, Luật Đất đai 2013 [14]:
-

Nhà nước giao quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước giao đất) là

việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho
đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.
-

Nhà nước cho thuê quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước cho

thuê đất) là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng
có nhu cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất.
-

Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất là việc Nhà nước trao quyền sử


dụng đất cho người đang sử dụng đất ổn định mà không có nguồn gốc được
Nhà nước giao đất, cho thuê đất thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối
với thửa đất xác định.
-

Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ

người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển
nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng
đất.


-5-

-

Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử

dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất
của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. [14]
-

“Bồi thường” , theo từ điển tiếng Việt, 2002 có nghĩa là trả lại tương

xứng giá trị hoặc công lao động cho một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì một
hành vi của chủ thể khác. Việc bồi thường có thể vô hình (xin lỗi) hoặc hữu
hình (bồi thường bằng tiền, bằng vật chất khác), có thể do các quy định của
pháp luật điều tiết, hoặc do thỏa thuận giữa các chủ thể.) [27]
-


Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối

với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất. [14].
-

Chi phí đầu tư vào đất còn lại bao gồm chi phí san lấp mặt bằng và chi

phí khác liên quan trực tiếp có căn cứ chứng minh đã đầu tư vào đất mà đến
thời điểm Nhà nước thu hồi đất còn chưa thu hồi được.
-

“Hỗ trợ”, theo từ điển tiếng Việt,2002: là việc giúp thêm, góp thêm

vào. [27]
-

Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người

có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển. [14].
-

Giá đất là giá trị của quyền sử dụng đất tính trên một đơn vị diện tích

đất.
-

Giá trị quyền sử dụng đất là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất đối

với một diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định.[14]

-

Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước

khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục
đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất.[14]
-

Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập, có

chức năng thực hiện các hoạt động dịch vụ công theo quy định của pháp luật.


-6-

-

Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế

khác theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài.[14]
-

Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết

thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang
sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao
[14].
Cấu trúc luận văn
-


Luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị được kết cấu thành

3 chương:
-

Chương 1: Thực trạng công tác GPMB để thực hiện dự án Tuyến

đường giao thông kết nối đường Trới-Vũ Oai với Quốc lộ 18, thành phố Hạ
Long, tỉnh Quảng Ninh.
-

Chương 2: Cơ sở khoa học về công tác GPMB thực hiện dự án Tuyến

đường giao thông kết nối đường Trới-Vũ Oai với Quốc lộ 18 thành phố Hạ
Long. tỉnh Quảng Ninh.
-

Chương 3: Giải pháp đẩy nhanh tiến độ GPMB để thực hiện dự án

Tuyến đường giao thông kết nối đường Trới-Vũ Oai với Quốc lộ 18 thành
phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.

Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


- 102 -

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu: Thành phố Hạ Long nằm ở trung tâm
của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích 271,95 km², với chiều dài bờ biển dài gần
50 km. Thành phố nằm dọc theo bờ Vịnh Hạ Long với chiều dài 50 km, cách
thủ đô Hà Nội 165 km về phía Tây và có vị trí chiến lược về phát triển kinh
tế, an ninh quốc phòng của khu vực và quốc gia. Trọng tâm phát triển của
thành phố theo kế hoạch dài hạn tập trung vào lĩnh vực du lịch, hàng hải và
công nghiệp nhẹ.
Thực trạng công tác giải phóng mặt bàng , tái định cư: Dự án Đường
giao thông kết nối đường Trới - Vũ Oai với Quốc lộ 18 qua khu công nghiệp
Việt Hưng. Dự án đóng vai trò quan trọng kết nối khu công nghiệp với các
trục đường chính trong khu vực, cải thiện cảnh quan môi trường và an toàn
giao thông, vì vậy công tác giải phóng mặt bằng đã đước các cấp ủy, chính
quyền địa phương chỉ đạo sát sao theo quy đinh của Luật Đất đai 2013, Nghị
định Chính phủ và quyết định của UBND Tỉnh Quảng Ninh.
Kết quả thực hiện: đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ cho 19
hộ dân thuộc diện GPMB của dự án tại Quyết định số 688/QĐ-UBND ngày
09/4/2015 của UBND thành phố Hạ Long, lập và phê duyệt phương án bồi
thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng cho 55 hộ dân và 01 đơn vị thuộc diện
GPMB tại Quyết định số 650/QĐ-UBND ngày 03/4/2015 của UBND thành
phố Hạ Long
Những tồn tại chủ yếu: chính sách chưa đồng bộ, đặc biệt chính sách

BTHTTĐC khi Nhà nước thu hồi đất, lại thay đổi luôn, gây lúng túng cho
việc thực hiện dự án; nguồn vốn của dự án từ vốn ngân sách nhà nước, quy
trình giải ngân tốn nhiều thời gian và công sức; chưa có chương trình hỗ trợ
hiệu quả cho người dân về tái định cư, chuyển đổi nghề nghiệp; hhưa xác định


- 103 -

được phương án đền bù cho các công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa phận dự
án; còn lại 17 hộ dân chưa đồng ý với giá bồi thường do nhà nước đưa ra nên
chưa thể hoàn tất phương án đền bù.
Nguyên nhân của những tồn tại: Dự án phải đối mặt với biến động về
chính sách đất đai trong đó có chính sách BTHTTĐC khi Nhà nước thu hồi
đất; bảng giá đất năm 2015 của tỉnh chưa được ban hành; thời gian thực hiện
dự án kéo dài do điều chỉnh dự án; khả năng cân đối nguồn vốn của dự án
hạn chế; công tác quản lý đất đai trên địa bàn còn nhiều bất cập; năng lực,
trách nhiệm làm việc của cán bộ các cấp có liên quan còn hạn chế...
Trên cơ sở áp dụng những chính sách hiện hành, cơ sở lý thuyết và cơ
sở thực tế, luận văn đã đi sâu vào phân tích và đưa ra các giải pháp BTHT
GPMB, TĐC cho dự án. Các giải pháp chung: về cơ chế chính sách (chính
sách đầu tư, chính sách đất đai liên quan đến BTHTTĐC, chính sách tài
chính), giải pháp phát triển quỹ nhà, đất tái định cư và hỗ trợ cho người dân;
giải pháp về tổ chức bộ máy thực hiện công tác bồi thường, GPMB ; giải pháp
tăng cường sự tham gia của cộng đồng; cùng các giải pháp cụ thể đối với dự
án Tuyến đường giao thông kết nối đường Trới-Vũ Oai với Quốc lộ 18 thành
phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Việc lựa chọn giải pháp cho luận văn sẽ góp phần hệ thống hóa cơ sở
lý luận và thực tiễn về công tác giải phóng mặt bằng phục vụ đời sống, việc
làm của người dân ở những khu vực dự án bị thu hồi đất.
Mặc dù đã rất cố gắng để xây dựng luận văn ngày một hoàn chỉnh,

nhưng do khuôn khổ nghiên cứu và thời gian có hạn nên thành quả đang còn
rất nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong được các thầy giáo, cô giáo và hội đồng
chấm luận văn đóng góp ý kiến để xây dựng luận văn được hoàn chỉnh và đầy
đủ, góp phần tăng cơ sở lý luận áp dụng vào thực tiễn.


- 104 -

Kiến nghị
Đề xuất UBND Tỉnh, UBND thành phố xem xét chỉ đạo thực hiện các
giải pháp đối với công tác Giải phóng măỵ bằng của Thành phố Hạ Long nói
chung và dự án tuyến đường giao thông kết nối đường Trới-Vũ Oai với Quốc
lộ 18 thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh nói riêng đã đề xuất từ két qủa
nghiên cứu này.
Trong khuôn khổ hạn chế về thời gian, luận văn mới chỉ đề nghiên cứu
“ Giải pháp giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án tuyến đường giao thông
kết nối đường Trới-Vũ Oai với Quốc lộ 18 thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng
Ninh” , đề nghị tiếp tục nghiên cứu mở rộng đối với các dự án khác trên địa
bàn Thành phố Hạ Long để có đánh giá sâu rộng với các giải pháp đồng bộ
đối với công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án đáp ứng yêu cầu
phát triển Thành phố


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2012), Công văn số 193/CV-BTNMT
ngày 06/9/2012 báo cáo tổng kết tình hình thi hành luật Đất đai 2003 và
định hướng sửa đổi Luật Đất đai, Hà Nội.


2.

Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, Hà Nội.

3.

Chính phủ (2014), Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy
định về giá đất, Hà Nội.

4.

Chính phủ (2014), Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy
định về thu tiền sử dụng đất, Hà Nội.

5.

Chính phủ (2014), Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy
định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, Hà Nội.

6.

Hà Diệu Tổ (2002),Di dời nhà là bước đầu xây dựng đô thị, Cục
QLTNNĐ TP Thượng Hải, Trung Quốc.

7.

Hee-Nam Jung (2010), "Chính sách đất đai của Hàn Quốc đối với vấn
đề phát triển quỹ đất và đền bù đât," tạiHội thảo Khoa học Quốc tê, 65
năm quản lý đất đai Việt Nam, Tổng cục Quản lý Đất đai Hà Nội , Hà

Nội.

8.

Hoàng Văn Vinh (2008), Giái pháp GPMB và TĐC tại dự án Chỉnh
trang tuyến đường Ngô Gia Tự, Quận Long Biên, thành phố Hà Nội, Hà
Nội.

9.

Jang Moon Song Tổng cục Phát triển Nhà Hàn Quốc, (2006), Chính
sách pháp luật đền bù của Hàn Quốc, Hàn Quốc.

10. Naoki Mori, (2002), "Tái định cư không tự nguyện - Kinh nghiệm của
IBIC", IBIC, Nhật Bản.
11. Nguyễn Anh Thư (2014), “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp


nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bồi thường, GPMB của một số
dự án thu hồi đất tại Quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội”,trường Đại
học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
12. Nguyễn Đình Bồng, Tôn Gia Huyên, Phạm Minh Hạnh (2010) “Nghiên
cứu đề xuất chính sách đền bù giải toả khi thu hồi đất nông nghiệp”, Dự
án Oxfam RVN A73, Hà Nội.
13. Phạm Sỹ Liêm (2009), Chính sách thu hồi đất đô thị, Hội thảo Khoa học
chính sách đất đai với nông dân, nông nghiệp, nông thôn, Hội thảo Khoa
học Đất Việt Nam, Hà Nội.
14. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013), Luật Đất đai số
45/2013/QH13 ngày 29/11/2013,NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Tôn Gia Huyên và Nguyễn Đình Bồng (2007), Quản lý Đất đai và thị

trường bất động sản, NXB Bản Đồ, Hà Nội.
16. Tôn Gia Huyên (2009), Hội thảo "Thu hồi, đền bù, tổ chức tái định cư
đối với nông nghiệp và nông dân," ,“Chính sách pháp luật đất đai liên
quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, Hà Nội.
17. UBND tỉnh Quảng Ninh (2012), Bộ đơn giá xây dựng sử dụng cho dự án
được ban hành kèm theo quyết định số 3600/2012/QĐ-UBND ngày
28/12/2012 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc công bố bộ đơn giá xây
dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Hạ Long.
18. UBND tỉnh Quảng Ninh (2014), Quyết định số 1766/QĐ-UBND ngày
13/8/2014 về việc ban hành quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
nhà nước thu hồi đất theo Luật Đất đai 2013 trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh, Hạ Long.
19. UBND tỉnh Quảng Ninh (2014), Quyết định số 1768/QĐ-UBND ngày
13/8/2014 về việc ban hành quy định hạn mức giao đất ở, hạn mức công
nhận đất ở, diện tích đất ở tối thiểu được tách thửa cho hộ gia đình, cà
nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Hạ Long.


20. UBND tỉnh Quảng Ninh (2014), Quyết định số 1839/QĐ-UBND ngày
25/8/2014 về việc phê duyệt điều chỉnh mặt bằng tuyến tỷ lệ 1/1000
tuyến đường giao thông kết nối đường Trới-Vũ Oai với quốc lộ 18 qua
khu công nghiệp Việt Hưng, Hạ Long.
21. UBND tỉnh Quảng Ninh (2013), Quyết định số 3566/QĐ-UBND ngày
26/12/2013 quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm
2014, Hạ Long.
22. UBND thành phố Hạ Long (2014) , Thông báo thu hồi đất số 973/TBUBND ngày 05/12/2014 của UBND thành phố Hạ Long để thực hiện dự
án tuyến đường giao thông kết nối đường Trới-Vũ Oai với quốc lộ 18
(giai đoạn 1) , Hạ Long.
23. Ủy ban nhân dan thành phố Hạ Long (2012), Niên giám thống kê thành
phố Hạ Long và tỉnh Quảng Ninh, Chi cục thống kê tỉnh Hạ Long, Hạ

Long.
24. Ủy ban nhân dan thành phố Hạ Long (2010), Quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020, Hạ Long.
25. Ủy ban nhân dân thành phố Hạ Long (2014), Thông báo thu hồi đất số
973/TB-UBND ngày 05/12/2014, Hạ Long.
26. Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Quốc gia (2013), Dự án điều chỉnh
quy hoạch chung xây dựng thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đến
năm 2030, tầm nhìn 2050, Hà Nội.
27. Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt, nhà xuất bản Đà Nẵng,
Đà Nẵng.
28. WorldBank (WB) (2009), "Báo cáo chính sách, kiến nghị về đổi mới
chính sách đất có liên quan đến cơ chế chuyển đổi đất đai không tự
nguyện", Worldbank, Hà Nội.


PHỤ LỤC
Phụ lục 1: PHỤ LỤC 1:Diện tích đất thu hồi của dự án
[Nguồn: TTPTQĐ Thành phố Hạ Long, 2015]
Mã số

1

Tên công việc

Đơn vị
tính
Khối lượng

Tổng diện tích thu hồi trong giai đoạn I


m2

59275,30

Đất ở

m2

480

1.1 Phường Hà Khẩu

480

1.2 Phường Việt Hưng
2

+ Đất vườn ao trong cùng thửa đất

0
m2

2.1 Phường Hà Khẩu

894,9

2.2 Phường Việt Hưng
3

+ Đất nông nghiệp trong khu dân cư


894,9

0
m2

25760,00

3.1 Phường Hà Khẩu

2631,20

3.2 Phường Việt Hưng

23128,80

4

Đất giao thông, thủy lợi + chuyên dùng khác

m2

3801,8

4.1 Phường Hà Khẩu

2269,9

4.2 Phường Việt Hưng


1531,9

5

Đất ao đầm nội địa

m2

28338,6

5.1 Phường Hà Khẩu

8731,5

5.2 Phường Việt Hưng

19607,1


Phụ lục 2: PHỤ LỤC 2: Danh sách 55 hộ dân và 01 đơn vị thuộc diện bồi thường, hỗ trợ dự án tuyến đường giao thông
kết nối đường Trới Vũ Oai với quốc lộ 18 qua khu đô thị Việt Hưng, thành phố Hạ Long
Đơn vị tính: đồng
GIÁ TRỊ BỒI THƯỜNG
STT

1

HỌ TÊN

2


1

PHẠM VĂN THƠ NGUYỄN THỊ
PHƯƠNG

2

BÙI THỊ THOẢNG
(Đ/D)

3
4
5
6
7

BÙI THỊ TẦN (Đ/D) CAO VĂN NHẪM
(ĐÃ CHẾT)
NGUYỄN ĐÌNH
TRƯNG NGUYỄN THỊ MINH
NGUYỄN VĂN BẢN
TRẦN THỊ BÍNH
NGUYỄN VĂN
THẮNG BÙI THỊ GÁI
VŨ THỊ NGẦN (Đ/D)
NGUYỄN DUY HÁN
(ĐÃ CHẾT)

8


PHẠM THỊ XUYÊN

9

VŨ VĂN ĐỒNG BÙI THỊ HUYỀN

ĐỊA CHỈ

3
Tổ 3 - Vạn Yên
- Việt Hưng
Tổ 4 - Vạn Yên
- Việt Hưng
Tổ 7 - Vạn Yên
- Việt Hưng
Tổ 3 - Vạn Yên
- Việt Hưng
Tổ 4 - Vạn Yên
- Việt Hưng
Tổ 3 - Vạn Yên
- Việt Hưng
Tổ 5 - Vạn Yên
- Việt Hưng
Tổ 2 - Vạn Yên
- Việt Hưng
Tổ 6 - Vạn Yên
- Việt Hưng

THỬA/

TỜ

4

CHÍNH
SÁCH

TỔNG GIÁ TRỊ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ

ĐẤT

KIẾN TRÚC

CÂY, HOA
MẦU

HỖ TRỢ

TRẢ HỘ DÂN

THU
VỀ
NS

CỘNG

5

6


7

8

9

10

10

60/2

2.210.400

384.200

5.710.000

8.305.000

8.305.000

7+42/2

7.358.400

3.658.000

19.214.000


32.391.000

32.391.000

50/2

15.033.600

39.672.000

54.706.000

54.706.000

36/2
31+28/
2

11.822.400

30.869.600

42.692.000

42.692.000

14.968.800

38.253.600


53.222.000

53.222.000

45/2

19.022.400

2.642.000

49.669.600

71.334.000

71.334.000

57/2
66+80/
2

16.581.000

2.591.000

41.915.000

61.087.000

61.087.000


35.316.000

6.843.000

92.610.000

134.769.000

134.769.000

33/2

1.058.400

2.822.400

3.881.000

3.881.000

2.160.792


×