BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
ĐOÀN THỊ THANH THANH
QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
KHU ĐÔ THỊ MỚI ĐOÀN NGOẠI GIAO TẠI HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
Hà Nội - 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
ĐOÀN THỊ THANH THANH
KHÓA: 2013 – 2015
QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
KHU ĐÔ THỊ MỚI ĐOÀN NGOẠI GIAO TẠI HÀ NỘI
Chuyên ngành : Quản lý đô thị & công trình
Mã số: 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ & CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ ĐÌNH TRI
Hà Nội - 2015
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Lê Đình Tri người đã trực
tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình định hướng đề tài và trong quá trình nghiên cứu
thực hiện Luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo Trường Đại học Kiến trúc - Hà
Nội đã cho tôi kiến thức bổ ích trong khóa Cao học Quản lý đô thị và công trình
2013 - 2015.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và Khoa
Sau đại học đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận
văn này.
Và cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến các cơ quan, đồng nghiệp,
bạn bè và người thân đã tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi trong việc cung cấp
tài liệu, khích lệ và trao đổi ý kiến trong suốt quá trình thực hiện Luận văn.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Đoàn Thị Thanh Thanh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sỹ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Đoàn Thị Thanh Thanh
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Cụm từ viết tắt
BXD
Bộ Xây dựng
CHXHCN
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CĐT
Chủ đầu tư
CP
Chính phủ
ĐTM
Đô thị mới
GPMB
Giải phóng mặt bằng
HN
Hà Nội
HT
Hạ tầng
NG
Ngoại giao
QHXD
Quy hoạch xây dựng
QLDA
Quản lý dự án
TCQT
Tổ chức Quốc tế
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TDTT
Thể dục thể thao
THCS
Trung học cơ sở
UBND
Ủy ban nhân dân
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu
Tên bảng, biểu
bảng, biểu
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 1.4
Bảng tổng hợp số liệu quy hoạch sử dụng đất khu đô thị
mới Đoàn ngoại giao
Bảng thống kê chỉ tiêu sử dụng đất khu nhà ở cao tầng
Bảng thống kê chi tiểu quy hoạch sử dụng đất Khu công
cộng, thương mại, dịch vụ
Bảng thống kê chi tiểu quy hoạch sử dụng đất khu đất Biệt
thự
Trang
15
25
30
33
Bảng 3.1
Bảng phân các khu chức năng
71
Bảng 3.2
Bảng phân loại cây bóng mát và các yếu tố kỹ thuật
78
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số hiệu
sơ đồ, đồ thị
Tên sơ đồ, đồ thị
Trang
Sơ đồ 1.1
Vị trí khu đô thị mới Đoàn ngoại giao tại Hà Nội
13
Sơ đồ 1.2
Sơ đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất
16
Sơ đồ 1.3
Sơ đồ hiện trạng triển khai thực hiện dự án
17
Sơ đồ 1.4
Vị trí khu công viên cây xanh-TDTT
21
Sơ đồ 1.5
Vị trí các công trình cao tầng NO
24
Sơ đồ 1.6
Vị trí khu công cộng, thương mại, dịch vụ, trường học
30
Sơ đồ 1.7
Vị trí khu Nhà trẻ-mẫu giáo
31
Sơ đồ 1.8
Vị trí khu ở cao tầng Ngoại giao
32
Sơ đồ 1.9
Vị trí khu nhà ở Biệt thự
32
Sơ đồ 1.10
Vị trí khu các Tổ chức Quốc tế
34
Sơ đồ 1.11
Vị trí khu đất xây dựng Đại sứ quán một số nước
34
Sơ đồ 1.12
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ban QLDA
36
Sơ đồ 2.1
Mối quan hệ giữa các chủ thể quản lý kiến trúc
42
Sơ đồ 2.2
Sơ đồ 3.1
Sơ đồ 3.2
Sơ đồ nội dung quản lý kiến trúc cảnh quan theo
Nghị định 38/2010/NĐ-CP
Mô hình quản lý Nhà nước
Mô hình tổ chức quản lý dự án
48
99
100
DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
Số hiệu
Tên hình
hình
Trang
Hình 1.1
Hiện trạng khu đất thổ cư 1,1 ha chưa GPMB
18
Hình 1.2
Hiện trạng khu đất thổ cư 3,1 ha chưa GPMB
19
Hình 1.3
Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật
20
Hình 1.4
Hiện trạng khu công viên cây xanh- thể dục thể thao
22
Hình 1.5
Hiện trạng công trình trạm biến áp và trạm xử lý nước thải
23
Hình 1.6
Hiện trạng xây dựng nhà ở cao tầng NO1
26
Hình 1.7
Hiện trạng xây dựng nhà ở cao tầng NO2
27
Hình 1.8
Hiện trạng xây dựng nhà ở cao tầng NO3
28
Hình 1.9
Hiện trạng xây dựng nhà ở cao tầng NO4
29
Hình 2.1
Cảnh quan ở Australia
60
Hình 2.2
Cảnh quan Thành phố Đà Nẵng
65
Hình 3.1
Minh họa màu sắc nên sử dụng
72
Hình 3.2
Minh họa Vật liệu xây dựng khuyến khích sử dụng
73
Hình 3.3
Minh họa khu đồi tượng trong công viên
74
Hình 3.4
Minh họa dàn hoa trong công viên
74
Hình 3.5
Minh họa Hàng rào nan BTCT kết hợp cây xanh
75
Hình 3.6
Minh họa Vật liệu lát vỉa hè và hình thức lát
75
Hình 3.7
Minh họa đèn trang trí
75
Hình 3.8
Minh họa đèn chiếu sáng đô thị
76
Hình 3.9
Minh họa thảm cỏ- đường dạo
77
Hình 3.10 Minh họa các loại xây xanh trồng trên tuyến đường
78
Hình 3.11 Minh họa thùng rác
81
Hình 3.12 Nhà vệ sinh công cộng
82
Hình 3.13 Nắp chắn hố ga và Tấm đan rãnh thoát nước
82
Hình 3.14 Minh họa biển chỉ dẫn
84
Hình 3.15 Minh họa ghế ngồi
84
Hình 3.16 Minh họa lối lên xuống dành cho người khuyết tật
85
Hình 3.17 Minh họa Khu công cộng, thương mại, dịch vụ
89
Hình 3.18 Minh họa khu vui chơi trong nhà trẻ
90
Hình 3.19
Hình 3.20
Minh họa Nhà ở kiểu biệt thự - mặt đứng đơn giản, mái dốc,
93
mang nét truyền thống
Minh họa Nhà ở kiểu biệt thự - mặt đứng đơn giản, mái dốc,
93
mang nét truyền thống và hiện đại
Hình 3.21 Mặt đứng khu tổ chức Quốc tế
95
Hình 3.22 Đại sứ quán Pháp
97
Hình 3.23 Đại sứ quán Mỹ ở Châu phi và Đại sứ quán Mexico ở Đức
97
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU ...................................................................Error! Bookmark not defined.
Lý do chọn đề tài .......................................................Error! Bookmark not defined.
Mục tiêu nghiên cứu ..................................................Error! Bookmark not defined.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................Error! Bookmark not defined.
Phương pháp nghiên cứu ...........................................Error! Bookmark not defined.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..................Error! Bookmark not defined.
Cấu trúc luận văn ......................................................Error! Bookmark not defined.
Một số khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận vănError! Bookmark not defined.
Các nghiên cứu và tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tàiError! Bookmark not
defined.
NỘI DUNG
Chương1. Thực trạng công tác quản lý kiến trúc cảnh quan khu đô thị mới Đoàn
ngoại giao tại Hà Nội ................................................Error! Bookmark not defined.
1.1. Thực trạng công tác quy hoạch, quản lý kiến trúc cảnh quan các khu đô thị mới
tại Thành phố Hà Nội ................................................ Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Thực trạng kiến trúc cảnh quan tại một số khu đô thị mới tại Hà Nội. .. Error!
Bookmark not defined.
1.1.2. Những vấn đề còn tồn tại đối với công tác quy hoạch, quản lý kiến trúc cảnh
quan tại các khu đô thị mới tại Hà Nội ..................... Error! Bookmark not defined.
1.2. Thực trạng về công tác quản lý kiến trúc cảnh quan khu đô thị mới Đoàn ngoại
giao Phường Xuân Đỉnh và Xuân Tảo, huyện Bắc Từ Liêm, Hà Nội. ............. Error!
Bookmark not defined.
1.2.1. Giới thiệu chung về khu đô thị mới Đoàn ngoại giao tại phường Xuân Đỉnh
và Xuân Tảo, huyện Bắc Từ Liêm, Hà Nội. ............. Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Tình hình triển khai dự án đến tháng 12 năm 2014Error!
Bookmark
not
defined.
1.2.3. Thực trạng về công tác quản lý kiến trúc cảnh quan khu đô thị mới Đoàn
ngoại giao tại phường Xuân Đỉnh và Xuân Tảo, huyện Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
................................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.4. Thực trạng bộ máy quản lý ............................. Error! Bookmark not defined.
1.3. Những vấn đề cần nghiên cứu trong công tác quản lý kiến trúc cảnh quan khu
đô thị mới Đoàn ngoại giao tại phường Xuân Đỉnh và Xuân Tảo, huyện Bắc Từ
Liêm, Hà Nội. ............................................................ Error! Bookmark not defined.
Chương 2. Cơ sở khoa học trong công tác quản lý kiến trúc cảnh quan khu đô thị
mới Đoàn ngoại giao tại Hà Nội ...............................Error! Bookmark not defined.
2.1. Cơ sở lý luận để quản lý kiến trúc cảnh quan .... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Một số lý luận cơ bản về kiến trúc cảnh quan. Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Các thành phần quản lý kiến trúc cảnh quan đô thịError!
Bookmark
not
defined.
2.1.3. Nội dung quản lý kiến trúc cảnh quan ............ Error! Bookmark not defined.
2.1.4. Tiêu chí phân vùng kiến trúc cảnh quan ......... Error! Bookmark not defined.
2.2. Cơ sở pháp lý để quản lý kiến trúc cảnh quan ... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Hệ thống văn bản về quản lý kiến trúc cảnh quanError!
Bookmark
not
defined.
2.2.2. Hệ thống văn bản liên quan trực tiếp đến quản lý kiến trúc cảnh quan khu đô
thị mới Đoàn ngoại giao tại xã Xuân Đỉnh và Xuân Tảo, huyện Bắc Từ Liêm, Hà
Nội ............................................................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu Đoàn ngoại giao tại phường Xuân Đỉnh và
Xuân Tảo, huyện Bắc Từ Liêm, Hà nội .................... Error! Bookmark not defined.
2.3.Những yếu tố tác động đến công tác quản lý kiến trúc cảnh quan khu đô thị mới
Đoàn ngoại giao tại phường Xuân Đỉnh và Xuân Tảo, huyện Bắc Từ Liêm, Hà Nội
...................................................................................Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Cơ chế chính sách ...........................................Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Quy hoạch - kiến trúc ......................................Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Nguồn vốn và nguồn lực ................................Error! Bookmark not defined.
2.3.4. Năng lực của Chủ đầu tư .................................Error! Bookmark not defined.
2.3.5. Cộng đồng tham gia vào công tác quản lý kiến trúc cảnh quan ............. Error!
Bookmark not defined.
2.4.Kinh nghiệm quản lý kiến trúc cảnh quan theo quy hoạch trên Thế giới và Việt
Nam ........................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.4.1. Kinh nghiệm thế giới....................................... Error! Bookmark not defined.
2.4.2.Kinh nghiệm trong nước .................................. Error! Bookmark not defined.
Chương 3.Đề xuất giải pháp cho công tác quản lý kiến trúc cảnh quan khu đô thị
mới Đoàn ngoại giao tại Hà Nội ..............................Error! Bookmark not defined.
3.1. Quan điểm và mục tiêu ......................................Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Quan điểm .......................................................Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Mục tiêu .......................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý kiến trúc cảnh quan khu ĐTM Đoàn ngoại
giao tại phường Xuân Đỉnh và Xuân Tảo, huyện Bắc Từ Liêm, Hà Nội. ........ Error!
Bookmark not defined.
3.3. Giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan theo phân khu chức năng, quản lý công
trình kiến trúc, cây xanh, mặt nước và trang thiết bị kỹ thuật đô thị ................ Error!
Bookmark not defined.
3.3.1. Quản lý kiến trúc cảnh quan theo phân khu khu chức năngError! Bookmark
not defined.
3.3.2. Quản lý Công trình kiến trúc ...........................Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Quản lý Cây xanh mặt nước ............................Error! Bookmark not defined.
3.3.4. Quản lý trang thiết bị kỹ thuật đô thị ..............Error! Bookmark not defined.
3.4. Đề xuất quy chế riêng về quản lý kiến trúc cảnh quan khu ĐTM Đoàn ngoại
giao tại phường Xuân Đỉnh và Xuân Tảo, huyện Bắc Từ Liêm, Hà Nội ......... Error!
Bookmark not defined.
3.4.1. Quy định chung ...............................................Error! Bookmark not defined.
3.4.2. Quy định đối với khu nhà ở cao tầng; khu Cộng cộng, Thương mại dịch vụ và
Trường học (khu B) ...................................................Error! Bookmark not defined.
3.4.3. Quy định đối với khu hạ tầng xã hội; hạ tầng kỹ thuật (khu C).............. Error!
Bookmark not defined.
3.4.4. Quy định đối với khu Cơ quan đại diện và tổ chức Quốc tế (khu A) ..... Error!
Bookmark not defined.
3.4.5. Tổ chức thực hiện ............................................Error! Bookmark not defined.
3.5. Giải pháp về tổ chức bộ máy thực hiện quản lý khu đô thị đặc thù ........... Error!
Bookmark not defined.
3.5.1. Đề xuất mô hình quản lý .................................Error! Bookmark not defined.
3.5.2. Nâng cao năng lực quản lý .............................. Error! Bookmark not defined.
3.6. Giải pháp về quản lý có sự tham gia của cộng đồngError!
Bookmark
not
defined.
3.6.1. Cung cấp thông tin và trao đổi thông tin .........Error! Bookmark not defined.
3.6.2. Tham gia quản lý quy trình chất lượng xây dựng, duy trì bảo dưỡng .... Error!
Bookmark not defined.
3.6.3.Tham gia vào công tác kiểm tra giám sát và đánh giáError! Bookmark not
defined.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................Error! Bookmark not defined.
1. Kết luận .................................................................Error! Bookmark not defined.
2.Kiến nghị ................................................................Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Cuối thập niên 80 đầu thập niên 90, Đảng và Nhà nước Việt Nam bắt đầu
khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới Đất nước trên tất cả các lĩnh vực. Đời
sống xã hội đã có nhiều biến đổi, khởi sắc. Về lĩnh vực kinh tế, Đảng, Nhà nước ta
đã hoạch định và tổ chức xây dựng nền kinh tế vận hành theo nền kinh tế thị trường
định hướng Xã hội Chủ nghĩa, đã đưa Đất nước hội nhập sâu rộng hơn với Quốc tế
và các nước trong khu vực, thu nhiều thành quả đáng trân trọng.
Cùng với việc đầu tư, cải tạo, nâng cấp và phát triển các cơ sở hạ tầng vừa để
đáp ứng nhu cầu cải thiện đời sống nhân dân, vừa tạo điều kiện để kêu gọi thu hút
đầu tư trong nước và nước ngoài. Cơ sở hạ tầng của các ngành giao thông, xây
dựng...trong gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, đã có những đóng
góp tích cực vào chiến lược phát triển chung. Các dự án nhà ở, khu đô thị mới với
nhiều quy mô khác nhau là một điểm nhấn đáng kể của ngành xây dựng và của
nhiều địa phương trong cả nước. Tính đến năm 2012, trên địa bàn cả nước đang
triển khai khoảng 1.500 dự án nhà ở và khu đô thị mới với nhiều quy mô khác nhau.
Riêng tại Hà Nội, đến tháng 2/2013 tổng cộng có khoảng 152 khu đô thị mới với
quy mô trên 20 ha, diện tích khoảng 44.406 ha, dân số khoảng 2 triệu người (Theo
Tạp chí xây dựng tháng 9/2014).
Xét tổng thể, có thể đánh giá: Mặt được của việc hình thành các khu nhà ở,
khu đô thị mới của cả nước nói chung và riêng đối với Hà Nội là đã đáp ứng và thu
hút được một lượng khá lớn nhu cầu nhà ở, trụ sở, văn phòng làm việc...theo hướng
hiện đại, cơ sở hạ tầng đồng bộ, đa dạng hóa sự lựa chọn của nhiều loại đối tượng,
cải thiện đáng kể bộ mặt kiến trúc cảnh quan của khu vực.
Tuy nhiên, hiện nay các khu đô thị mới của cả nước và riêng ở Hà Nội vẫn
chưa phát huy hết công năng và công suất, chưa thu hút được người dân, cơ quan, tổ
chức sinh sống, sử dụng. Tình trạng này có nhiều nguyên nhân nhưng có thể khẳng
định nguyên nhân cơ bản là những bất cập trong công tác quy hoạch và quản lý quy
hoạch kiến trúc đó là:
2
-
Các đồ án quy hoạch khu ĐTM coi trọng việc tạo lập nhà ở, phát triển thị
trường bất động sản hơn là việc chú trọng các yếu tố xã hội, tạo dựng môi trường
sống bền vững, chất lượng sống tốt cho cư dân. Cơ cấu quy hoạch chưa hợp lý, tình
trạng thiếu cây xanh và không gian công cộng còn nhiều.
-
Quá trình quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch đối với các dự án khu
đô thị mới chưa tính hết các yếu tố, điều kiện và thời gian thực hiện quy hoạch...do
đó khi gặp phải việc điều chỉnh thì lúng túng, sự vụ hoặc chắp vá gây xáo trộn,
thiếu tính hợp lý.
-
Trong quá trình thực hiện, sự không tuân thủ quy hoạch chi tiết 1/500 đã
được phê duyệt, các vi phạm chủ yếu là thay đổi chức năng sử dụng đất, tăng mật
độ dân số xây dựng, lấn chiếm khoảng lưu thông, tăng diện tích xây dựng nhà ở
hoặc phân lô, bán nền để dân tự xây dẫn đến việc hình thành khu đô thị không đúng
trật tự và phá vỡ không gian, cảnh quan kiến trúc toàn khu.
Dự án đầu tư xây dựng khu ĐTM Đoàn ngoại giao được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt và giao cho Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội làm Chủ đầu tư theo
Quyết định số 415/QĐ-TTg ngày 11/4/2001. Đây là dự án nằm trên địa bàn xã
Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội (nay là phường Xuân Đỉnh và
phường Xuân Tảo, huyện Bắc Từ Liêm), có vị trí giao thông thuận lợi, gần khu đô
thị mới Tây Hồ Tây, khu Công viên tượng đài Hòa Bình, khu Công viên Hữu nghị,
khu đất Đấu giá Xuân Đỉnh...Dự án có tổng diện tích 62,7ha trong đó 42,5ha là xây
dựng nhà ở cao tầng, cây xanh TDTT, các công trình công cộng, thương mại,
trường học, nhà trẻ...và 20,2ha xây dựng nhà ở, văn phòng của các cơ quan Ngoại
giao, tổ chức Quốc tế, tổ chức phi Chính phủ và Đại sứ quán một số nước. Mọi yếu
tố về không gian, kiến trúc cảnh quan ở đây đều phải tuân thủ theo quy hoạch được
duyệt và pháp luật xây dựng của Việt Nam.
Với mục tiêu xây dựng khu ĐTM Đoàn ngoại giao trở thành một khu đô thị
mới hiện đại, đồng bộ, vừa mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam, vừa đảm bảo tính
Quốc tế...đồng thời đáp ứng được yêu cầu về ở cho người dân thủ đô, những người
có thu nhập cao, cũng như những người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Hà
3
Nội...thì việc quản lý kiến trúc cảnh quan theo đúng quy hoạch, quản lý xây dựng
công trình theo đúng trật tự ngay từ ban đầu là vô cùng cần thiết, chính vì vậy học
viên chọn đề tài: “Quản lý kiến trúc cảnh quan Khu đô thị mới Đoàn ngoại giao
tại Hà nội” để nghiên cứu và bảo vệ.
Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả kiến trúc cảnh quan khu ĐTM Đoàn
ngoại giao tại Hà Nội theo quy hoạch đã được phê duyệt. Đồng thời, góp phần xây
dựng mô hình quản lý kiến trúc cảnh quan khu ĐTM Đoàn ngoại giao nói riêng và
các khu đô thị mới trên địa bàn Hà Nội nói chung .
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý kiến trúc cảnh quan
- Phạm vi nghiên cứu: Khu đô thị mới Đoàn ngoại giao tại phường Xuân Đỉnh
và Xuân Tảo, huyện Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Tổng diện tích đất trong phạm vi nghiên cứu: 62,7 ha
Trong khuôn khổ luận văn này, Học viên đề xuất nghiên cứu khu Đoàn ngoại
giao là dự án mang yêu cầu sử dụng và quản lý của một khu đô thị mới, tại đây
mọi điều kiện làm việc và sinh hoạt đều đặt trong một môi trường chất lượng cao.
Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra, khảo sát, thu thập, tổng hợp số liệu;
- Khảo sát kinh nghiệm trong nước và ngoài nước;
- Phân tích, tổng hợp, đề xuất mô hình và các giải pháp thực hiện.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
Đề tài sẽ góp phần đánh giá hiện trạng công tác tổ chức Quản lý kiến trúc
cảnh quan khu ĐTM Đoàn ngoại giao tại Hà Nội một cách chính xác, khách quan
và khoa học. Và đưa ra các giải pháp trên cơ sở khoa học nhằm quản lý kiến trúc
cảnh quan theo quy hoạch được duyệt một cách đồng bộ và hiệu quả.
- Ý nghĩa thực tiễn:
4
Cụ thể hóa định hướng cho việc hình thành khu đô thị mới hiện đại tại Hà Nội
nói chung và huyện Bắc Từ Liêm nói riêng. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu ở khu
ĐTM Đoàn ngoại giao tại Hà Nội còn có thể áp dụng cho các khu đô thị khác có
cùng tính chất.
Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn bao gồm 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Thực trạng công tác quản lý kiến trúc cảnh quan khu đô thị mới
Đoàn ngoại giao tại Hà Nội.
Chương 2: Cơ sở khoa học trong công tác Quản lý kiến trúc cảnh quan khu đô
thị mới Đoàn ngoại giao tại Hà Nội.
Chương 3: Đề xuất giải pháp cho công tác Quản lý kiến trúc cảnh quan khu đô
thị mới Đoàn ngoại giao tại Hà Nội.
Một số khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận văn
- Đô thị mới
Đô thị mới là đô thị dự kiến hình thành trong tương lai theo định hướng quy
hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia, được đầu tư xây dựng từng bước đạt các
tiêu chí của đô thị theo quy định của pháp luật. [24,tr2]
- Khu đô thị mới
Khu đô thị mới là một khu vực trong đô thị, được đầu tư xây dựng mới đồng
bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở.
“Dự án khu đô thị mới" là dự án đầu tư xây dựng một khu đô thị đồng bộ có
hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, khu dân cư và các công
trình dịch vụ khác, được phát triển nối tiếp đô thị hiện có hoặc hình thành khu đô thị
tách biệt, có ranh giới và chức năng được xác định phù hợp với quy hoạch xây dựng
đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; khu đô thị mới có địa
giới hành chính thuộc một tỉnh.
Dự án khu đô thị mới được lập có quy mô chiếm đất từ 50 ha trở lên. Trường
hợp diện tích đất để dành cho dự án nằm trong quy hoạch đất đô thị nhưng bị hạn
5
chế bởi các dự án khác hoặc bởi khu đô thị đang tồn tại thì cho phép lập dự án khu
đô thị mới có quy mô dưới 50 ha nhưng không được nhỏ hơn 20 ha. [8]
-
Kiến trúc đô thị
Là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các công trình kiến trúc, kỹ thuật,
quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu dáng của chúng chi phối hoặc ảnh hưởng
trực tiếp đến cảnh quan đô thị. [24,tr2]
-
Không gian đô thị
Là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị, cây xanh, mặt nước
trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quản đô thị. [24, tr2]
-
Cảnh quan đô thị
Là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong đô thị như là không
gian tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, hè, đường đi bộ, công viên, thảm
thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò đất, đảo, cù, lao, triền đất tự nhiên, dải
đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh, rạch trong đô thị và không gian sử dụng
chung thuộc đô thị. [24, tr2]
-
Kiến trúc cảnh quan
Là hoạt động định hướng của con người tác động vào môi trường nhân tạo để
làm cân bằng mối quan hệ giữa các yếu tố thiên nhiên và nhân tạo, tạo nên sự tổng
hòa giữa chúng. [20, tr10]
Các thành phần kiến trúc cảnh quan đô thị bao gồm các yếu tố thiên nhiên và yếu tố
nhân tạo
+ Yếu tố thiên nhiên gồm: địa hình, mặt nước, cây xanh, điều kiện khí hậu,
không trung và con người.
+ Yếu tố nhân tạo gồm: kiến trúc công trình, đường phố, quảng trường, trang
thiết bị hoàn thiện kỹ thuật và tranh tượng hoành tráng trang trí.[20, tr136]
-
Quản lý đô thị
Là hoạt động nhằm huy động mọi nguồn lực vào công tác quy hoạch, hoạch
định các chương trình phát triển và duy trì các hoạt động đó để đạt được các mục
tiêu phát triển của chính quyền đô thị. Quản lý đô thị gồm 06 nhóm sau: quản lý đất
6
và nhà ở đô thị; quản lý quy hoạch và xây dựng đô thị; quản lý hạ tầng kỹ thuật đô
thị; quản lý hạ tầng xã hội đô thị; quản lý môi trường đô thị; quản lý kinh tế, tài
chính đô thị; [19, tr7]
Quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị
-
Là một trong những nội dung của công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị,
nó góp phần tạo lập hình ảnh cấu trúc không gian đô thị, kết hợp hài hòa giữa các
thành phần thiên nhiên và nhân tạo của kiến trúc cảnh quan nhằm xác lập trật tự đô
thị và nâng cao chất lượng sống đô thị. [19,tr111]
Các nghiên cứu và tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài
Trần Thu Hà (2011), Quản lý môi trường trong khu Đoàn ngoại giao tại xã
Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Luận văn
Thạc sỹ.
Nguyễn Trung Bộ (2013), Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu Đoàn ngoại
giao tại xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội,
Luận văn Thạc sỹ.
THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
104
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Các khu đô thị mới nói chung và khu đô thị mới có tính đặc thù nói riêng
được hình thành trong quá trình đô thị hóa đóng một vai trò rất quan trọng nhằm tạo
những hạt nhân kinh tế, thu hút lao động, tạo ra cho người dân một môi trường sống
tốt hơn, đáp ứng các yêu cầu về đổi mới và hội nhập. Việc hình thành các khu đô thị
mới là quá trình dài song song với nó là quá trình đầu tư quản lý, khai thác và sử
dụng. Thực tế cho thấy các công trình kiến trúc tại các khu ĐTM ở Hà Nội đã từng
bước khẳng định được vai trò với xã hội song cho đến nay vẫn chưa định hình được
xu hướng kiến trúc, chưa xác lập được hiện đại nhưng có bản sắc, nhiều khu ĐTM
thiếu hài hòa về tổng thể, lúng túng giữa tính Quốc tế và truyền thống. Một số công
trình cao tầng, công trình là điểm nhấn còn lộn xộn làm phá vỡ cảnh quan chung
của khu vực. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như công tác quản lý
quy hoạch kiến trúc còn thiếu kinh nghiệm, tình trạng xây dựng khu đô thị còn chưa
theo quy hoạch, các văn bản pháp lý còn chưa được cụ thể để làm cơ sở cho việc
thực hiện và khai thác dự án hiệu quả hơn, cơ chế chính sách còn nhiều vấn đề chưa
phù hợp, linh hoạt để tạo điều kiện cho công tác quản lý tốt hơn, yếu tố cộng đồng
trong công tác quản lý vận hành khu đô thị mới còn chưa được đánh giá đúng mức
cũng như công tác thanh kiểm tra còn chưa đủ mạnh...
Dựa trên các quy chế, định hướng phát triển chung của Chính phủ, cũng như
các mặt còn tồn tại ở khu ĐTM Đoàn ngoại giao tại Hà Nội, đồng thời học hỏi kinh
nghiệm quản lý của một số đô thị phát triển. Luận văn xin đề xuất các nhóm giải
pháp như sau:
+/ Giải pháp về quản lý theo khu chức năng
+/ Giải pháp về đề xuất quy chế riêng
+/ Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý
+/ Giải pháp về quản lý có sự tham gia của cộng đồng
Những đề xuất của luận văn là những vấn đề thực tiễn và có vai trò quan trọng
trong công cuộc xây dựng khu đô thị mới Đoàn ngoại giao tại Hà Nội nói riêng và
105
các khu đô thị mới có cùng tính chất trong cả nước nói chung. Những biện pháp, đề
xuất trong luận văn có thể áp dụng cho thực trạng các khu đô thị mới hiện nay.
2. Kiến nghị
Với mục tiêu xây dựng khu ĐTM Đoàn ngoại giao tại Hà Nội trở thành một
khu ĐTM khang trang, đồng bộ, hiện đại có trật tự và bản sắc, vừa đáp ứng được
yêu cầu trong nước, vừa đảm bảo tính Quốc tế, do đó thông qua quá trình nghiên
cứu, trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
- Sớm lập và phê duyệt Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc khu đô thị mới
Đoàn ngoại giao tại Hà Nội để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức thực hiện và
cơ quan quản lý dự án trong giai đoạn thực hiện đầu tư, cũng như các hoạt động liên
quan đến việc xây dựng, kinh doanh, vận hành, khai thác, chuyển giao, thủ tục hoàn
thành, đảm bảo chất lượng và tiến độ dự án.
- Điều chỉnh các văn bản pháp luật liên quan đến bộ máy tổ chức, quản lý,
phát triển khu đô thị mới, quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đến
từng phòng ban chức năng trong Ban quản lý khu đô thị mới.
- Xiết chặt công tác quản lý, từ khâu lập hồ sơ dự án, tuyển chọn các phương
án đạt hình thức và công năng tối ưu cho các công trình. Lựa chọn các nhà thầu thi
công có kinh nghiệm và uy tín, khuyến khích áp dụng các công nghệ thi công hiện
đại, rút ngắn thời gian thi công, giảm giá thành.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý có trình độ chuyên
môn cao, chuyên sâu, chú trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác
quản lý kiến trúc cảnh quan.
- Bố trí các Đại diện của Chính quyền địa phương về công tác và làm việc tại
Ban quản lý dự án Khu đô thị mới để thực thi công tác kết nối, theo dõi và giám sát
nhằm đưa công tác quản lý thực tế hơn, hiệu quả hơn và tính pháp lý cao hơn.
- Thực hiện công khai thông tin quy hoạch đến rộng rãi khu dân cư, khuyến
khích cộng đồng dân cư tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến và tham gia giám sát
quá trình thực hiện xây dựng đô thị.
106
- Nghiên cứu cơ chế quản lý, khai thác có sự tham gia của cộng đồng dân cư
khu đô thị mới sau khi các dự án khu đô thị mới hoàn thành, đưa vào khai thác, vận
hành sử dụng.
- Có chế tài mạnh làm cơ sở xử lý các trường hợp vi phạm trong công tác triển
khai xây dựng, quản lý kiến trúc cảnh quan. Kiên quyết dỡ bỏ các công trình sai
phạm khi không tuân thủ Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Xây dựng (2008), Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 3/4/2008 về việc ban
hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng QCVN:01/2008/BXD.
2. Bộ Xây dựng (2008), Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 7/4/2008 về Hướng dẫn
lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng.
3. Bộ Xây dựng (2010), Thông tư 15/2008/TT-BXD, ngày 17/6/2008 về việc Hướng
dẫn đánh giá, công nhận Khu đô thị mới kiểu mẫu.
4. Bộ Xây dựng (2010), Thông tư 19/TT-BXD về Hướng dẫn lập quy chế quản lý
Quy hoạch, kiến trúc đô thị.
5. Nguyễn Trung Bộ (2013), Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu Đoàn ngoại
giao tại xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội, Trường Đại học Kiến trúc Hà
Nội, Luận văn Thạc sỹ.
6. Chính phủ (1999), Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 về việc ban hành
Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.
7. Chính phủ (2005), Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/1/2005 về quy hoạch
xây dựng.
8. Chính phủ (2006), Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 5/1/2006 về việc ban hành
Quy chế khu đô thị mới.
9.Chính phủ (2007), Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 7/12/2007 về Quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm
trật tự xây dựng đô thị.
10.Chính phủ (2009), Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 về Quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình.
11.Chính phủ (2009), Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/2/2009 về Xử phạt vi
phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai
thác, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ
thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.
12.Chính phủ (2009), Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về Sửa đổi, bổ
sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 về Quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình.
13.Chính phủ (2010), Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 7/4/2010 về Lập, thẩm
định, phê duyệt và quản lý Quy hoạch đô thị.
14.Chính phủ (2010), Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 7/4/2010 về Quản lý
không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.
15.Trương Tiến Hải (Thứ năm, 04.8.2011), Quy hoạch đô thị bền vững, nhìn từ
kinh nghiệm của Australia, Cổng thông tin điện tử Công ty CP TVTK ĐT và
XD ACUD – www.acud.vn, Hà Nội;
16. Đỗ Hậu (2012), Quản lý quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan và xây dựng
đô thị, Trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội.
17. Đỗ Hậu (2014), Bài giảng quản lý quy hoạch, kiến trúc cảnh quan
18. Nguyễn Tố Lăng (thứ tư 22.9.2010), “Quản lý phát triển đô thị bền vững – Một
số bài học kinh nghiệm”, Cổng thông tin điện tử Hội quy hoạch phát triển đô thị
Việt Nam – www.ashui.com, Hà Nội;
19. Phạm Trọng Mạnh (2011), Quản lý đô thị, Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội.
20. Hàn Tất Ngạn (1999), Quản lý kiến trúc cảnh quan, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà
Nội.
21. Kim Quảng Quân (2010), Thiết kế đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội.
22. Quốc hội (2003), Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003.
23. Quốc hội (2005), Luật Nhà ở số 56/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
24. Quốc hội (2009), Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009.
25. Quốc hội (2009), Luật số 38/2009/QH12, ngày 19/6/2009 về Sửa đổi, bổ sung
một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản.
26. Tạp chí Ashui (2008) “ Mô hình nào cho khu ĐTM ở Việt Nam” Cổng thông tin
điện tử Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam – www.ashui.com, Hà Nội;
27. Nguyễn Ngọc Tuấn (2011) “ Định hướng phát triển Đà nẵng trở thành TP
xanh-bền vững” Tạp chí chuyên đề Đô thị và phát triển tại Miền trung -Tây