Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý chất lượng thi công nhà máy sữa TH milk (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 16 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

KS. NGUYỄN THẾ SÁNG

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG THI CÔNG NHÀ MÁY SỮA TH MILK

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ
CÔNG NGHIỆP

Hà nội, năm 2015


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN THẾ SÁNG
KHÓA: 2013 - 2015

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG THI CÔNG NHÀ MÁY SỮA TH MILK
Chuyên ngành: Xây dựng dân dụng và công nghiệp
Mã số


: 60.58.02.08

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ
CÔNG NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRỊNH QUỐC THẮNG

Hà nội 2015


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn tới quý thầy cô tham gia giảng dạy và quản lý tại
Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, trong suốt quá trình đào tạo thạc sĩ đã
cung cấp kiến thức và phương pháp để em có thể áp dụng trong nghiên cứu
giải quyết các vấn đề liên quan đến luận văn của mình. Xin trân trọng gửi lời
cảm ơn đến thầy PGS.TS. Trịnh Quốc Thắng, người đã nhiệt tình hướng dẫn
em thực hiện luận văn này.

Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2015
HỌC VIÊN

Nguyễn Thế Sáng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực
và có nguồn gốc rõ ràng.


HỌC VIÊN

Nguyễn Thế Sáng


 

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Tên Đề tài………………………………………………………………………..1
Lý do chọn đề tài………………………………………………………..…....….1
Mục đích nghiên cứu………………………………………………………….…2
Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu………………………………………….……2
Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………………..…...……3
Phương pháp nghiên cứu………………………………………………….……...3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài…………………………………….…..3
Cấu trúc luận văn………………………………..……………………………....3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG........5
1.1 Tổng quan về chất lượng và quản lý chất lượng các công trình xây dựng ở
Việt Nam................................................................................................................5
1.1.1 Quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng.................................5
1.1.2 Quản lý chất lượng công trình xây dựng công trình của các chủ thể trực
tiếp tham gia xây dựng công trình…………………………………………..…....7
1.2 Thực trạng công tác quản lý chất lượng tại dự án Nhà máy sữa TH Milk.....12
1.2.1 Giới thiệu chung về dự án Nhà máy sữa TH Milk......................................12
1.2.2 Thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại dự án nhà
máy sữa TH Milk……………………………………………………………….14
1.2.3. Những kết quả đạt được và tồn tại trong công tác quản lý chất lượng công
trình xây dựng tại dự án………………………..……………………..………. 34


 


 

1.2.4. Một số nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng công trình tại dự án …....38
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG ..............................................................42
2.1. Cơ sở pháp lý về quản lý chất lượng công trình xây dựng……………..….42
2.1.1. Luật xây dựng 2014……………………………………... …………..….43
2.1.2. Nghị định 15/2013-CP…………………………………... …………..….46
2.2. Cơ sở khoa học quản lý chất lượng công trình xây dựng.............................56
2.2.1.Khái niệm về quản lý chất lượng nói chung…………………………...…56
2.2.2. Khái niệm về quản lý chất lượng công trình xây dựng……………….....59
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng công trình xây dựng......61
2.2.4. Cáctiêu chí và phương pháp đánh giá hiệu quả công tác quản lý chất lượng
công trình xây dựng.............................................................................................64
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG
NHÀ MÁY SỮA TH MILK
3.1. Quy trình quản lý chất lượng trong quá trình chế tạo sản phẩm nhà thép tiền
chế………………...……..........................................................................69
3.1.1. Quản lý chất lượng vật liệu sử dụng.……………..……….. .....................69
3.1.2. Trình tự sản xuất kết cấu khung chính.......................................................70
3.1.3. Quy trình quản lý chất lượng sản xuất kết cấu khung chính......................71
3.1.4. Quy trình quản lý chất lượng tại phân xưởng sản xuất………...................72
3.1.5. Yêu cầu và nhiệm vụ kiểm soát viên chất lượng …….……......................78

 



 

3.1.6 Các phương pháp kiểm tra chất lượng mối hàn…………..………...…….72
3.2 Quy trình quản lý chất lượng trong quá trình thi công lắp dựng nhà thép tiền
chế…………………………...…………………………………………………81
3.2.1 Đặt vấn đề:..................................................................................................81
3.2.2 Kiểm tra chất lường về khâu chuẩn bị tổng mặt bằng thi công.................82
3.2.3 Quy trình giám sát công tác lắp dựng…………………………………...84
3.2.4 Bảng kiểm soát chất lượng quá trình lắp dựng kết cấu thép tiền chế........85
3.2.5 Tổ chức thi công và giám sát chất lượng lắp dựng nhà thép tiền chế.........94
3.2.6 Trách nhiệm của các thành viên đoàn tư vấn……….................................94
3.3.Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000………………97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………….…98
- Kết luận……………………………………………………….………….98
- Kiến nghị…………………………………………………………………99
TÀI LIỆU THAM KHẢO

 


 

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

 

CLCTXD

Chất lượng công trình xây dựng


NSNN

Ngân sách nhà nước

QLDA

Quản lý dự án

CĐT

Chủ đầu tư

BQLDA

Ban quản lý dự án

QLCL

Quản lý chất lượng

TKBCTC

Thiết kế bản vẽ thi công

QLNN

Quản lý nhà nước

VBQPPL


Văn bản quy phạm pháp luật

HĐXD

Hợp đồng xây dựng


1

MỞ ĐẦU
* Tên Đề tài:
Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý chất lượng thi công tại nhà máy
sữa TH Milk.
* Lý do chọn đề tài:
Khu Dự án Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công
nghiệp tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An do Công ty Cổ phần Thực phẩm
Sữa TH làm chủ đầu tư và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á tư vấn đầu
tư tài chính với tổng mức đầu tư là 1,2 tỷ USD. Trong đó giai đoạn một là 350
triệu USD hoàn thành vào tháng 7 năm 2012, với một hệ thống trang trại hiện
đại có tổng số đàn bò là 45.000 con trong đó có 30.000 con cho sữa, cùng với
một nhà máy chế biến hiện đại có công suất 500 tấn/ ngày. Đến năm 2017, dự
kiến Dự án sẽ có 137.000 con bò và nhà máy chế biến đạt công suất 500 triệu
lít/ năm.
Đây là dự án áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất thế
giới trong việc chăn nuôi và chế biến sữa quy mô lớn. Công nghệ chăn nuôi vi
tính hóa đồng bộ của Isareal cùng các công cụ quản lý tinh xảo sẽ cung cấp
các giải pháp tổng thể tối ưu về dinh dưỡng, sức khỏe cùng với việc theo dõi
sát sao để đưa ra được những quyết định chính xác về chăm dưỡng cho từng
con bò hàng ngày. Lần đầu tiên tại Việt Nam, giải pháp chăm sóc gia súc theo
qui trình hiện đại và khoa học nhất được áp dụng, từ khẩu phần thức ăn được

kiểm duyệt chặt chẽ đến chế độ nghỉ ngơi, và tất cả các khâu trong chăn nuôi
được quản lý đồng bộ như: Chất lượng và số lượng sữa ra; Chăm sóc thú y;
sinh sản; Gien; thải loại đàn và quản lý vệ sinh vắt sữa.

 


2
Trong thời gian qua chủ đầu tư đã đầu tư xây dựng một số cụm trang
trại nhưng xảy ra tình trạng bị chậm tiến độ, Chất lượng công trình không
đảm bảo,...từ đó các công trình mang lại hiệu quả kém, gây lãng phí. Nguyên
nhân chính đó là: Quy trình quản lý chất lượng chưa phù hợp trong đó có
công tác “ Quản lý chất lượng công tác thi công” sự thiếu hụt lực lượng
chuyên gia quản lý am hiểu công tác thi công công trình, kỹ năng làm việc
theo nhóm thấp, làm việc thiếu chuyên nghiệp, thiếu sự phối hợp giữa các đơn
vị liên quan…Việc việc giải quyết các vấn đề trên đã có nhiều ý kiến phân
tích, đề xuất, nhưng để giải quyết một cách tổng quan và triệt để thì còn nhiều
vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để bổ sung hoàn chỉnh nhằm phù hợp với thực
tế và xu hướng phát triển.
Từ nhu cầu thực tiễn nêu trên, để khắc phục những hạn chế yếu kém
nhằm đưa ra quy trình quản lý chất lượng phù hợp, từ đó tổ chức triển khai
thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các công trình đạt hiệu quả cao nhất,
đồng thời rút kinh nghiệm cho các dự án triển khai trong thời gian tới. Nên
việc nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý chất lượng thi
công nhà máy sữa TH Milk” là cần thiết.
* Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý chất lượng thi công tại nhà máy
sữa TH Milk.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Phần thân nhà máy sữa TH Milk

- Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý chất lượng thi công dự án nhà
máy sữa TH Milk trong giai đoạn chuẩn bị xây lắp và thực hiện xây lắp công
trình.

 


3
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu quy trình quản lý chất lượng công tác thi công xây dựng
dự án nhà máy sữa TH Milk;
- Vận dụng cơ sở khoa học, tổng kết các kinh nghiệm quản chất lượng
công tác thi công xây công trình trong giai đoạn thực hiện;
* Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
+ Đối chiếu với các văn bản, quy phạm, tiêu chuẩn;
+ Đối chiếu với các thông tư, nghị định của các cấp có thẩm quyền ban
hành;
+ Phân tích, đánh giá, tổng hợp.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát thực địa, vận dụng kinh
nghiệm thực tế các dự án khác vào dự án trên.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học của đề tài: Hệ thống các cơ sở lý luận về quản lý
chất lượng.
- Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý chất lượng
thi công tại nhà máy sữa TH Milk.
* Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phụ lục, phần kết luận, phụ lục tham khảo...luận

văn

 


4
Chương 1. Tổng quan về công tác quản lý chất lượng.
Chương 2. Cơ sở pháp lý và khoa học về quản lý chất lượng thi công công
trình xây dựng.
Chương 3. Đề xuất Quy trình quản lý chất lượng thi công tại dự án Nhà
máy sữa TH Milk.

 


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


102

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.


Kết luận

Sau một thời gian nghiên cứu và thực hiện các nội dung của để tài, luận văn
này đã nêu và phân tích được một số vấn đề sau:
Về lý thuyết:
- Phân tích quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Việt Nam.
Luận văn phân tích đặc điểm nhà máy sữa, việc quản lý chất lượng
trong quá trình thi công nhà máy sữa TH Milk.
- Các yếu tố về chất lượng, nội dung quản lý chất lượng và những sai
lầm trong nhận thức về chất lượng.
- Quy định của nhà nước về công tác quản lý chất lượng.
Về thực tiễn:
- Việc nghiên cứu quy trình quản lý chất lượng thi công nhà máy sữa
TH Milk góp phần và sự phát triển, ổn định, bền vững của công
trình này. Phân tích quy trình quản lý chất lượng tốt là yêu cầu
mang tính thời sự cao, nó phục vụ cho sự công nghiệp hóa, hiện đại
hóa của nhà máy.
- Tư vấn giám sát quản lý chất lượng thi công công trình là một nghề
mang tính chuyên nghiệp cao. Tư vấn giám sát có vị trí độc lập với
nhà thầu và chủ đầu tư, do vậy, các ý kiến của tư vấn giám sát đưa
ra là khách quan….
- Thông qua cơ cấu tổ chức nhóm tư vấn tại công trình xác định rõ
chức năng và nhiệm vụ của từng cá nhân trong công tác giám sát
quản lý chất lượng, phù hợp với thông lệ quốc tế và đảm bảo công
tác quản lý chất lượng có hiệu quả, đề ra các yêu cầu về năng lực,
phẩm chất và kinh nghiệm thực tiễn của kỹ sư giám sát.

 



103

2. Kiến nghị
- Việc lắp dựng và sản xuất không phải do một cơ quan đảm nhiệm,
do vậy chất lượng công trình của nhà máy sữa TH Milk phụ thuộc
vào trình độ quản lý chất lượng của tối thiểu hai đơn vị sản xuất. Do
vậy phải có sự phụ thuộc lẫn nhau và giải quyết những vấn đề nảy
sinh từ thiết kế, chế tạo hay từ lắp dựng phải kiểm tra qua nhiều
kênh thông tin, việc này là kém hiệu quả. Do đó luận văn xin đề
xuất việc thống nhất một nhà cung cấp sẽ trực tiếp xây dựng công
trình trọn gói, như vậy sẽ giảm bớt dung sai khi thực hiện.
- Sau thời gian công tác thực tế trong quá trình thi công dự án, luận
văn xin đề xuất quy trình quản lý chất lượng thi công cho dự án. Từ
đó, có thể làm tài liệu phục vụ cho các dự án tiếp theo của nhà máy.

 


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội (2014), Luật Xây dựng;
2. Quốc hội (2014), Luật Đấu thầu;
3. Chính phủ, Nghị định về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn
nhà thầu theo luật xây dựng;
4. Chính phủ, Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình;
5. Chính phủ, Nghị định 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình
xây dựng;
6. Bộ Xây dựng (2012), Báo cáo tham luận Hội nghị Tổng kết ngành xây
dựng;

7. Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (2012), Báo
cáo về tình hình chất lượng công trình xây dựng;
8. Tổng hội Xây dựng Việt Nam (2009), Báo cáo của Ban Tổ chức Hội thảo
khoa học sự cố và phòng ngừa sự cố công trình xây dựng Việt Nam-Thực
trạng và giải pháp, Tổng hội Xây dựng Việt Nam;
9. Bùi Mạnh Hùng (2014), quản lý chất lượng công trình. NXBXD;
10. Bùi Mạnh Hùng-Đào Tùng Bách (2009), nghiệp vụ quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình. NXBXD.HN;
11. Trịnh Quốc Thắng , Quản lý dự án đầu tư xây dựng. NXBXD Hà Nội (tái
bản 2011);
12. Trịnh Quốc Thắng, Tư vấn dự án và tư vấn giám sát thi công xây dựng.
NXBXD Hà Nội (tái bản 2011).



×