Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý đầu tư
ứng dụng công nghệ thông tin tại Ngân hàng
Phát triển Việt Nam
Nguyễn Thị Lan Anh
Trường Đại học Giáo Dục. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Công nghệ thông tin: Chương trình đào tạo thí điểm
Người hướng dẫn : TS. Lê Quang Minh
Năm bảo vệ: 2013
145 tr .
Abstract. Tổng quan về quy trình đầu tư ứng dụng Công nghệ thông tin sử dụng
nguồn vốn ngân sách nhà nước: các bước thực hiện, hệ thống văn bản pháp lý điều
chỉnh. Hoàn thiện quy trình quản lý đầu tư ứng dụng Công nghệ thông tin tại Ngân
hàng phát triển Việt Nam (NHPT) đem lại các kết quả: Loại bỏ những tồn tại, vướng
mắc hiện có trong quy trình đầu tư hiện tại (giảm thiểu thủ tục hành chính, giảm thiểu
thời gian khi triển khai dự án); Tăng cường hiệu quả đầu tư ứng dụng Công nghệ
thông tin tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam; Đảm bảo việc đầu tư ứng cụng Công
nghệ thông tin tại Ngân hàng Phát triển tuân theo đúng các quy định hiện hành của
Nhà nước.
Keywords.Công nghệ thông tin; Quản lý hệ thống thông tin; Tin học
Content.
1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Từ cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công
nghiệp công nghệ thông tin (Information Technology Industry), hệ thống thông tin
(Information System) của các tổ chức đã được xây dựng, hoạt động có hiệu quả, khoa
học gấp nhiều lần so với các giai đoạn lịch sử trước đây. Trong thời kỳ này, hệ thống
công nghệ thông tin là một thành phần không thể thiếu của bất cứ một tổ chức nào, đặc
biệt là các tổ chức tín dụng ngân hàng.
Trong phạm vi các tổ chức tín dụng ngân hàng, CNTT là một trong 4 trụ cột của
chiến lược phát triển tổng thể ngành ngân hàng. CNTT hiện được xếp ngang hàng với
kế hoạch cải cách thể chế, phát triển nguồn lực… Công nghệ chính là hạ tầng để các
ngân hàng đổi mới dịch vụ, gia tăng tiện ích, mở rộng phạm vi hoạt động. Trong bối
cảnh nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt hiện nay và xu hướng hội nhập quốc tế phát triển
mạnh thì sự thua kém về công nghệ dẫn đến thua kém về cạnh tranh là điều tất yếu xảy
ra. Vì vậy sức ép tăng cường đầu tư và phát triển CNTT đang ngày càng lớn và cấp
bách khiến các tổ chức tín dụng ngân hàng ở Việt Nam không thể bỏ qua. Các tổ chức
tín dụng ngân hàng ở Việt Nam cũng nhận thức sâu sắc rằng để có thể tăng khả năng
cạnh tranh, quản trị tốt rủi ro, đảm bảo phát triển bền vững, nâng tầm khu vực và quốc
tế, con đường phát triển CNTT là con đường tất yếu, và Ngân hàng Phát triển Việt
Nam (NHPT) cũng không phải là ngoại lệ.
Với đặc thù tuổi đời còn non trẻ (thành lập từ tháng 7/2006), hệ thống CNTT của
NHPT chưa thực sự đi theo mô thức của một hệ thống ngân hàng chuyên nghiệp, việc
đầu tư cho hệ thống CNTT cũng chưa thực sự đáng kể. Với NHPT trong ngắn và trung
hạn, sức ép đầu tư phát triển CNTT không chỉ để trở thành chuyên nghiệp hiện đại,
tăng cường tự chủ, quản trị tốt rủi ro mà còn để sánh ngang các tổ chức tín dụng ngân
hàng hàng đầu của Việt Nam. Tuy chặng đường phía trước đầy khó khăn nhưng đặc
thù của công nghệ đã chứng minh những bước bứt phá ngoạn mục của các quốc gia, tổ
chức “đi sau về trước” (như Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc ); khẩu ngữ “đi tắt đón đầu”
không chỉ là là câu nói suông. Vì vậy sự đầu tư phát triển CNTT của NHPT không chỉ
là yêu cầu tất yếu, sức ép khách quan mà còn là một trong những sự đầu tư khôn ngoan
và nhanh chóng, hiệu quả nhất.
Đánh giá chân thực về hoạt động đầu tư CNTT tại NHPT trong giai đoạn vừa qua
có thể nhận thấy rằng hầu như các dự án đầu tư ứng dụng CNTT đều chậm tiến độ, rất
khó khăn trong công việc tổ chức thực hiện chủ yếu do vướng mắc trong quy trình, thủ
tục đầu tư. Một vấn đề đặt ra đó là việc áp dụng, vận dụng các cơ chế, chính sách của
Nhà nước vào trong đơn vị như thế nào, cụ thể: trình tự phê duyệt dự án đầu tư và hồ
sơ dự án CNTT; trình tự tiến hành thẩm định và hồ sơ thẩm định; các bước thực hiện
quản lý và tổ chức thực hiện dự án Công nghệ thông tin ra sao? đang là vấn đề bức
xúc đòi hỏi phải được nghiên cứu, tổng kết, hoàn thiện cơ chế, chính sách cụ thể để có
thể vận dụng một cách hiệu quả vào đơn vị.
Trong hệ thống các tổ chức tín dụng ngân hàng Việt Nam, NHPT có một vị trí
đặc biệt và đóng vai trò là công cụ đắc lực của Chính phủ trong lĩnh vực đầu tư phát
triển kinh tế xã hội của đất nước. Với định hướng chiến lược phát triển thành một ngân
hàng chuyên nghiệp hiện đại, giảm dần sự phụ thuộc vào ngân sách, NHPT không thể
không xây dựng và phát triển một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại do đó cần
phải tăng cường đầu tư các ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Nhận thức được vấn đề trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “ Nghiên cứu xây dựng
quy trình quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin tại Ngân hàng Phát triển Việt
Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu chung:
Tìm hiểu cơ chế, chính sách của Nhà nước và Ngân hàng Phát triển Việt Nam
(NHPT) từ đó xây dựng quy trình đầu tư áp dụng cụ thể vào NHPT để góp phần loại
bỏ các tồn tại, vướng mắc hiện có giúp việc đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin
(CNTT) tại NHPT hiệu quả nâng cao sức cạnh tranh của NHPT.
b. Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu các văn bản pháp quy của Nhà nước về đầu tư ứng dụng CNTT và hệ
thống văn bản, quy trình, quy định nội bộ NHPT từ đó xây dựng một hệ thống
văn bản, quy trình, quy định về đầu tư ứng dụng CNTT tại NHPT tuân thủ theo
các quy định hiện hành của Nhà nước và NHPT.
- Xây dựng quy trình đầu tư ứng dụng CNTT loại bỏ các tồn tại, vướng mắc
trong quy trình đầu tư hiện tại, tăng cường hiệu quả đầu tư ứng dụng CNTT tại
NHPT.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các văn bản pháp quy liên quan đến quy trình thủ tục
đầu tư ứng dụng CNTT do Nhà nước quy định; các văn bản, quy trình thủ tục
đầu tư ứng dụng CNTT hiện tại của NHPT.
- Phạm vi nghiên cứu: đề tài được nghiên cứu để áp dụng cho đầu tư ứng dụng
CNTT tại NHPT.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để có thể phân tích khách quan và khoa học, đưa ra được những quy trình hợp
lý và đúng đắn, các phương pháp được sử dụng:
- Thu thập, nghiên cứu các tài liệu, văn bản liên quan đến trình tự thủ tục đầu tư
của Nhà nước; thu thập và nghiên cứu tìm hiểu các văn quản, quy trình nội bộ
trong hệ thống NHPT về đầu tư, về tổ chức bộ máy, quyền và nhiệm vụ các đơn
vị…Có thể thấy rằng, nghiên cứu tài liệu thể hiện được đầy đủ và cho một cái
nhìn chính xác nhất về hiện trạng đầu tư cũng như các vướng mắc trong quy
trình thủ tục đầu tư hiện tại.
- Trao đổi và thảo luận: trực tiếp trao đổi những đơn vị tham gia thực hiện vào
quy trình đầu tư ứng dụng CNTT tại NHPT, tham khảo các đơn vị ngoài hệ
thống NHPT có cơ cấu tổ chức, hoạt động tương tự như NHPT để học hỏi kinh
nghiệm và rút ra bài học.
- Phân tích và tổng hợp: từ những tài liệu thu thập được, tiến hành phân tích và
tổng hợp các nguồn thông tin đó để xây dựng hệ thống văn bản, quy trình, quy
định về đầu tư ứng dụng CNTT phù hợp.
5. Kết quả của đề tài
Một quy trình đầu tư xây dựng cụ thể, chi tiết và rõ ràng sẽ là các cải tiến, thay
đổi hữu ích, tác động trực tiếp đến hiệu suất và hiệu quả làm việc của các đơn vị
tại NHPT cũng như nâng cao được hiệu quả đầu tư tại NHPT, cụ thể:
- Giảm thiểu các thủ tục hành chính qua lại giữa các đơn vị bởi tất cả các thủ tục,
các bước và các mẫu văn bản quy định cần thiết phải làm như thế nào, làm ra
sao đều đã được cụ thể hóa rõ ràng.
- Giảm thời gian khi triển khai dự án bởi vai trò của các đơn vị đã được ghi cụ thể
do đó sẽ không còn hiện tượng không xác định được trách nhiệm cũng như
nhiệm vụ thuộc đơn vị nào. Bên cạnh đó sự tường minh trong mọi khâu, mọi
thủ tục sẽ giúp Lãnh đạo NHPT ra quyết định nhanh chóng và hiệu quả.
- Nâng cao hiệu quả đầu tư ứng dụng CNTT, tăng sức cạnh tranh của NHPT so
với các Ngân hàng trong nước và khu vực.
6. Kết cấu của đề tài
Đề tài được kết cấu gồm 4 phần (chương) chính trong đó:
Phần mở đầu: giới thiệu các yêu cầu khách quan, chủ quan, cơ sở thực tiễn
nghiên cứu và xây dựng đề tài.
Chương I: giới thiệu tổng quan chung về NHPT, hiện trạng về CNTT và quản lý
đầu tư ứng dụng CNTT tại NHPT.
Chương II: trình bày quy trình đầu tư ứng dụng CNTT chung vận dụng các quy
định của Nhà nước.
Chương III. xây dựng quy trình đầu tư ứng dụng CNTT tại NHPT
Phần kết luận: kết luận tổng thể về luận văn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2001), Giáo trình khoa học quản lý, NXB
Khoa học Kỹ thuật.
2) Ngân ha
̀
ng Pha
́
t triê
̉
n Viê
̣
t Nam, Báo cáo thưng niên các năm 2007, 2008, 2009, 2010,
2011.
3) Ngân ha
̀
ng Pha
́
t triển Việt Nam, Tạp ch H tr phát triển, Số 66, 02/2012
4) Ngân ha
̀
ng Pha
́
t triê
̉
n Viê
̣
t Nam, Tô
̉
ng hơ
̣
p 5 năm trươ
̉
ng tha
̀
nh cu
̀
ng đất nươ
́
c, 06/2011.
5) Trung tâm Công nghệ thông tin (2011), Một số giải pháp hoàn thiện Công nghệ thông tin
Ngân hàng Phát triển, Đề tài khoa học, Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
6) Ngô Trung Việt (2002), Phương pháp luận quản lý dự án Công nghệ thông tin, NXB
Khoa học Kỹ thuật.