Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn cao thượng, huyện tân yên, tỉnh bắc giang đến năm 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

HOÀNG MẠNH HIỆP

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT
THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THỊ TRẤN CAO
THƯỢNG, HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG ĐẾN
NĂM 2025

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

HÀ NỘI, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

HOÀNG MẠNH HIỆP
KHÓA 2013 – 2015
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT TẠI THỊ TRẤN CAO THƯỢNG, HUYỆN TÂN YÊN,
TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025

Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình


Mã số: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. NGUYỄN HỒNG TIẾN

HÀ NỘI, NĂM 2015


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
A. PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 1
Mục đích nghiên cứu ..................................................................................................... 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................. 2
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 2
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài........................................................................ 3
Các khái niệm cơ bản sử dụng trong luận văn ............................................................. 3
Cấu trúc luận văn .......................................................................................................... 5
B. PHẦN NỘI DUNG......................................................................................................6
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
THỊ TRẤN CAO THƯỢNG, HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG ................ 6
1.1. Giới thiệu chung về thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang…………....6
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.............................................................................6
1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ..................................................................... 8
1.1.3. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật .................................................................................. 13

1.2. Thực trạng về quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Cao Thượng, huyện Tân
Yên, tỉnh Bắc Giang...................................................................................................... 16


1.2.1. Hiện trạng phát sinh, khối lượng, thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn
Cao Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang ................................................................. 16
1.2.2. Hiện trạng phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Cao
Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang........................................................................ 19
1.2.3.Hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị
trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang .......................................................... 19
1.2.4. Thực trạng tổ chức quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Cao Thượng, huyện
Tân Yên, tỉnh Bắc Giang ............................................................................................... 26
1.2.5. Thực trạng về sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý chất thải rắn
sinh hoạt tại thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang .................................. 27
1.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Cao
Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang ....................................................................... 28
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN CAO
THƯỢNG, HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG.............................................31
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 31
2.1.1. Nguồn phát sinh, thành phần, tính chất và đặc điểm chất thải rắn sinh hoạt ........ 32
2.1.2. Các yêu cầu chung về quản lý chất thải rắn sinh hoạt ......................................... 36
2.1.3. Những tác động của chất thải rắn sinh hoạt đối với môi trường, sức khỏe cộng
đồng ............................................................................................................................ 37
2.1.4. Mô hình phân loại CTR tại nguồn ...................................................................... 40
2.1.5. Mô hình thu gom, vận chuyển chất thải rắn........................................................ 43
2.1.6. Mô hình xử lý chất thải rắn .............................................................................. 45
2.1.7. Xã hội hóa và sự tham gia của cộng đồng trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt .. 47
2.2.Cơ sở pháp lý ........................................................................................................ 49



2.2.1. Các văn bản do nhà nước ban hành liên quan đến quản lý chât thải rắn sinh hoạt 49
2.2.2. Các văn bản do địa phương ban hành................................................................. 53
2.3. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................... 54
2.3.1. Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn của các nước trên thế giới............................. 54
2.3.2. Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn của Việt Nam ............................................... 56
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
THỊ TRẤN CAO THƯỢNG, HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG...............59
3.1. Quan điểm và nguyên tắc quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Cao Thượng,
huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang .................................................................................. 59
3.1.1. Quan điểm về quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Cao Thượng, huyện Tân
Yên, tỉnh Bắc Giang ................................................................................................... 59
3.1.2. Nguyên tắc quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Cao Thượng, huyện Tân
Yên, tỉnh Bắc Giang .................................................................................................... 61
3.2. Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên,
tỉnh Bắc Giang ............................................................................................................ 62
3.3. Đề xuất mô hình phân loại CTR tại nguồn ............................................................ 63
3.4. Đề xuất mô hình thu gom, vận chuyển CTR ......................................................... 67
3.5. Đề xuất mô hình xử lý CTR .................................................................................. 70
3.6. Đề xuất mô hình tổng hợp (phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý CTR)..........72
3.7. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý chất thải rắn ......................................... 76
3.8. Tổ chức bộ máy quản lý chất thải rắn ................................................................... 80
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................84
1. Kết luận ................................................................................................................... 84
2. Kiến nghị................................................................................................................. 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Viết tắt

Cụm từ viết tắt

BCL

Bãi chôn lấp

BCLHVS

Bãi chôn lấp hợp vệ sinh

BVMT

Bảo vệ môi trường

CCN

Cụm công nghiệp

CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

CTRYT


Chất thải rắn y tế

DVMT

Dịch vụ môi trường

VSMT

Vệ sinh môi trường

HTX

Hợp tác xã

KCN

Khu công nghiệp

KXL

Khu xử lý

MTĐT

Môi trường đô thị

QLCTR

Quản lý chất thải rắn


UBND

Ủy ban nhân dân

Sở TNMT

Sở Tài nguyên Môi trường

TP

Thành phố

TX

Thị xã

TT

Thị trấn

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

KHKT

Khoa học kỹ thuật

VLXD


Vật liệu xây dựng


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1

Sơ đồ vị trí thị trấn Cao Thượng

Hình 1.2

Bến xe khách thị trấn Cao Thượng

Hình 1.3
Hình 1.4

Thành phần CTR sinh hoạt trung bình tại thị trấn Cao
Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang
Sơ đồ chu trình thu gom chất thải rắn tại thị trấn Cao
Thượng

Hình 1.5

Phương pháp thu gom chất thải rắn tại các hộ dân

Hình 1.6

Phương pháp thu gom chất thải rắn tại điểm tập kết

Hình 1.7


Xe đẩy tay dung tích 0,6 m3 và xe công nông tải trọng từ
3 đến 7 tấn

Hình 1.8

Lò đốt CTR NFi - 05

Hình 1.9

Chất thải rắn xung quanh Lò đốt

Hình 1.10

Sơ đồ tổ chức HTX VSMT thị trấn Cao Thượng

Hình 2.1

Sơ đồ nguồn phát sinh CTRSH

Hình 2.2

Vứt rác bừa bãi tại ven đường

Hình 2.3

Bảng hướng dẫn phân loại CTR tại nguồn

Hình 2.4

Thùng chứa CTR tại Thành phố Hạ Môn


Hình 2.5

Sản xuất phân vi sinh dựa vào cộng đồng tại phường
Nhơn Phú

Hình 3.1

Mô hình phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn

Hình 3.2

Sơ đồ thu gom, vận chuyển và xử lý tập trung

Hình 3.3

Đề xuất mô hình thu gom, vận chuyển chất thải rắn tại
thị trấn

Hình 3.4

Sơ đồ thu gom, vận chuyển CTR theo mô hình phân tán

Hình 3.5

Mô hình tổ thu gom CTR có sự tham gia của cộng đồng

Hình 3.6

Sơ đồ xây dựng mô hình vận hành quản lý CTR


Hình 3.7

Sơ đồ tổng quát công nghệ xử lý đối với CTR tập trung


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1
Bảng 1.2

Tæng hîp hiÖn tr¹ng ®Êt x©y dùng khu vùc nghiªn cøu
Các hoạt động, địa điểm và cơ sở điển hình liên quan đến
nguồn phát sinh chất thải rắn

Bảng 1.3

Dự toán chi phí xây dựng

Bảng 1.4

Tổng hợp hoạt động của HTX VSMT thị trấn Cao Thượng

Bảng 2.1

Nguồn gốc phát sinh các loại chất thải rắn

Bảng 2.2

Tổng hợp thành phần CTRSH


Bảng 2.3

Tổng hợp thành phần hoá học CTRSH

Bảng 2.4

Định hướng phân loại CTR tại nguồn

Bảng 2.5

Dự báo số phương tiện và lao động cần thiết đến năm 2025

Bảng 2.6

Tóm tắt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến
năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050

Bảng 3.1

Lượng CTRSH đô thị phát sinh và tỷ lệ thu gom

Bảng 3.2

Mục tiêu thu gom CTRSH đô thị phát sinh đến năm 2025

Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5

Khối lượng CTRSH đô thị thị trấn Cao Thượng thu gom theo

từng giai đoạn
Đề xuất phương thức ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử
dụng
Lựa chọn công nghệ xử lý CTR sinh hoạt


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa học cũng như luận văn này, tác giả xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc đến Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Khoa Sau đại học và các khoa,
phòng, ban liên quan cùng tập thể cán bộ, giảng viên của Nhà trường đã tạo điều
kiện thuận lợi trong thời gian tác giả học tập và nghiên cứu.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Hồng Tiến, người đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và chỉ bảo tác giả trong suốt quá trình thực
hiện luận văn.
Xin cảm ơn cơ quan, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, động viên và tạo
mọi điều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành khóa học.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 08 tháng 6 năm 2015

Hoàng Mạnh Hiệp


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi. Các số kiệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và
có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Hoàng Mạnh Hiệp



1

A. PHẦN MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu, có tầm quan trọng đặc biệt đối với
đời sống con người. Hiện nay Việt Nam, với tốc độ đô thị hóa cao đã và đang kéo
theo một loạt các vấn đề có liên quan đến môi trường. Lượng chất thải rắn sinh hoạt
phát sinh tại các đô thị, khu vực nông thôn đã và đang trở nên nghiêm trọng tác
động không nhỏ tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người dân.
Hiện nay, lượng chất thải rắn phát sinh chưa được phân loại tại nguồn, công
tác thu gom, vận chuyển chưa đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường, công nghệ xử
lý chủ yếu vẫn là chôn lấp những vấn đề trênđang là nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường đất, nước, không khí cho trước mắt và lâu dài; làm biến đổi các sinh cảnh tự
nhiên và vùng sinh thái, gây tác hại đến sức khoẻ cộng đồng.
Trong những năm gần đây Chính phủ đã chú trọng đến việc xã hội hóa, huy
động các nguồn lực vào công tác bảo vệ môi trường đặc biệt tập trung vào xử lý
chất thải rắn.Tuy nhiên, công tác này chưa đạt được kết quả như mong muốn.
Thị trấn Cao Thượng là thị trấn huyện lỵ của huyện Tân Yên, có vị trí nằm
tại điểm giao nhau giữa các đường ĐT398 và ĐT295, cách thị trấn Vôi khoảng
18km về phía Đông, cách TP. Bắc Giang khoảng 15km về phía Đông Nam. Do có
lợi thế về giao thông nên từ một thị tứ đến nay đô thị đã trở thành trung tâm dịch vụ
thương mại lớn nhất của huyện Tân Yên, khoảng cách từ thị trấn đến TP. Bắc Giang
vừa đủ để chịu tác động lan tỏa trực tiếp từ quá trình phát triển dịch vụ và đô thị
hóa. Trong tương lai thị trấn Cao Thượng sẽ mở ra nhiều cơ hội để thu hút đầu tư
trong các lĩnh vực thương mại – dịch vụ, công nghiệp, xây dựng đô thị qua đó có
khả năng tạo sự phát triển nhanh chóng hơn những năm trước đây về kinh tế - xã
hội.
Thị trấn Cao Thượng là một địa phương đang có tốc độ đô thị hóa nhanh,
trong thời gian vừa qua công tác bảo vệ môi trường đã được các cấp, ban ngành

quan tâm, chú trọng hơn, trên địa bàn thị trấn đã thành lập tổ vệ sinh môi trường.
Tuy nhiên, thù lao cho người thu gom vận chuyển và kinh phí đầu tư trang thiết bị


2

phục vụ công tác vệ sinh môi trường chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước trong khi
sự đóng góp của nhân dân còn rất hạn chế. Bên cạnh đó,tình trạng chất thải rắn chưa
được phân loại tại nguồn, công tác thu gom, vận chuyển còn bấp cập, việc xử lý
chất thải rắn bằng công nghệ đốt quy mô nhỏ hoặc chôn lấp đã, đang có những hạn
chế, chính vì vậy việc “Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn sinh
hoạt tại thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đến năm 2025” là
cần thiết.
* Mục đích nghiên cứu
- Tổng hợp phân tích, đánh giá về thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt
trên địa bàn thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
- Trên cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất các mô hình quản lý chất thải rắn
sinh hoạt góp phần bảo vệ môi trường cho thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên,
tỉnh Bắc Giang.
* Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Theo không gian: Toàn bộ ranh giới hành chính của thị trấn Cao Thượng,
huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
+ Theo thời gian: Theo giai đoạn quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh
Bắc Giang đến năm 2030.
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Cao
Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, phân tích và xử lý số
liệu liên quan đến đề tài.

- Phương pháp tổng hợp dự báo đánh giá.
- Phương pháp kế thừa.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp sơ đồ, bản đồ.
- Phương pháp so sánh đối chiếu để đúc rút kinh nghiệm các mô hình quản lý
chất thải rắn tương tự trong và ngoài nước nhằm xây dựng các bài học thực tiễn


3

trong xây dựng và đưa ra mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho thị trấn Cao
Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa các mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt
mang tính đặc thù của đô thị loại 5 từ đó làm cơ sở đề xuất áp dụng cụ thể cho một thị
trấn.
Ý nghĩa thực tiễn: Đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn cho một thị trấn phù
hợp với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và tốc độ quản lý của một thị trấn thuộc
huyện.
* Các khái niệm cơ bản sử dụng trong luận văn
- Hoạt động quản lý chất thải rắn (CTR) bao gồm các hoạt động quy hoạch quản
lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý CTR, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận
chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý CTR nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động
có hại đối với môi trường và sức khỏe con người. [ 3 ]
- Chất thải rắn là vật chất ở thể rắn thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh
hoạt hoặc các hoạt động khác. CTR phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi
công cộng được gọi chung là CTR sinh hoạt (CTRSH).[ 3]
- Quản lý CTR sinh hoạt: Quản lý chất thải là các hoạt động kiểm soát chất
thải trong suốt quá trình từ phát sinh đến thu gom, vận chuyển, lưu trữ, xử lý, thải
bỏ, tiêu huỷ chất thải. Do vậy quản lý CTRSH cũng bao gồm toàn bộ các hoạt động

quản lý chất thải đã nêu trên. Mục đích của quản lý CTRSH là bảo vệ sức khoẻ của
cộng đồng, bảo vệ môi trường, giảm thiểu CTRSH, tận dụng tối đa vật liệu, tiết
kiệm tài nguyên và năng lượng, tái chế và sử dụng tối đa các thành phần còn hữu
ích (hữu cơ, vô cơ có thể tái chế). [22]
Các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải rắn đô thị bao gồm: [20]
+ Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt);
+ Từ các trung tâm thương mại;
+ Từ các công sở, trường học, các khu vực công cộng;
+ Từ các dịch vụ đô thị, sân bay;
+ Từ các hoạt động công nghiệp;


4

+ Từ các hoạt động xây dựng đô thị;
+ Từ các trạm xử lý nước thải và từ các đường ống thoát nước của thành phố.
- Các khái niệm về công tác thực hiện trong quá trình quản lý CTRSH: [3]
Thu gom CTR: là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời
CTR tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền chấp thuận.
Lưu giữ tạm thời CTR: là việc giữ CTR trong một khoảng thời gian nhất định ở
nơi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển xử lý.
Vận chuyển CTR: là quá trình vận chuyển CTR từ nơi phát sinh, thu gom, lưu
giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp CTR.
Xử lý CTR: là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm,
loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong CTR; thu hồi, tái chế,
tái sử dụng lại các thành phần có ích trong CTR.
Chôn lấp CTR hợp vệ sinh: là hoạt động chôn lấp phù hợp với yêu cầu của tiêu
chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh.
- Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt: [18]

Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý CTRSH có nghĩa là các
thành viên trong cộng đồng địa phương tham gia vào công tác tổ chức và vận hành các
hệ thống quản lý chất thải. Sự tham gia của cộng đồng được huy động ngay từ khâu thu
gom và quá trình phân loại CTR tại nguồn.
- Xã hội hóa công tác quản lý CTRSH. [17]
Công tác thu gom và xử lý CTR nói riêng và công tác bảo vệ môi trường nói
chung chỉ có thể được giải quyết một cách hiệu quả khi có sự tham gia của các nhà
khoa học, các cơ quan quản lý và đặc biệt là sự tham gia chủ động, tích cực của cộng
đồng. Những năm gần đây, việc huy động các nhân tố thị trường và cộng đồng dân cư
vào việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được gọi chung là xã hội hoá.
Xã hội hoá công tác CTRSH là sự tham gia của các thành phần kinh tế, các tổ
chức quần chúng, các hiệp hội nghề nghiệp… vào các hoạt động quản lý CTRSH như
phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý.


5

* Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung chính của luận văn được
chia làm 03 chương chính:
Chương 1: Thực trạng về quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Cao Thượng,
huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
Chương 2: Cơ sở khoa học và thực tiễn nghiên cứu mô hình quản lý chất thải
rắn sinh hoạt thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
Chương 3: Đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Cao
Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.


6


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
THỊ TRẤN CAO THƯỢNG, HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG
1.1. Giới thiệu chung về thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc
Giang [31]
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Thị trấn Cao Thượng nằm phía Tây tỉnh Bắc Giang. Địa giới hành chính của
thị trấn Cao Thượng:
+ Phía Đông giáp xã Cao Thượng;
+ Phía Tây giáp xã Cao Xá;
+ Phía Bắc giáp xã Liên Sơn;
+ Phía Nam giáp xã Cao Thượng và Việt Lập.

Hình 1.1. Sơ đồ vị trí thị trấn Cao Thượng [ 9]
1.1.1.2. Điều kiện tự nhiên
a. Địa hình
Thị trấn Cao Thượng là vùng chuyển tiếp giữa địa hình miền núi và vùng
đồng bằng Bắc Bộ. Địa hình khu vực bao gồm các gò, đồi thấp, xen kẽ là vùng đất


7

canh tác bằng phẳng, tương đối thuận lợi cho xây dựng. Tuy nhiên địa hình thị trấn
bị chia cắt nhiều bởi hệ thống kênh tưới, đây là một trong những hạn chế lớn khi
hình thành hệ thống giao thông mới của đô thị.
Hướng dốc chính của địa hình theo hướng Đông Bắc - Tây Nam và Bắc
Nam; Các hướng dốc cục bộ từ các gò đồi về các cánh đồng màu và lúa nước xung
quanh. Cao độ địa hình biến thiên từ (5,054)m.
b. Địa chất

Đặc điểm địa chất - thổ nhưỡng: Khu vực thị trấn Cao Thượng và các xã lân
cận mang hai đặc điểm cơ bản.
- Phần dưới chủ yếu là đá phiến sét, cát kết đá khoáng từ hạt mịn đến hạt
trung xen đá phiến, phiến sét xêrixít.
- Phần trên chủ yếu là đất cát, sét, dăm, cuội, sỏi sạn thuộc hệ tầng trầm tích
đệ tứ có chiều dày trung bình 1,5 - 2,0m, tiếp đến là lớp trầm tích đá sét bụi nhẹ
chứa sỏi sạn dăm do đá gốc phong hoá tạo thành.
Như vậy có thể nói địa chất công trình khu vực thị trấn rất thuận lợi cho việc
xây dựng.
c. Khí hậu
Khu vực nghiên cứu có khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng Bắc Bộ. Mùa hạ
nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông ít mưa, khô và lạnh. Nhìn chung, khí hậu tương đối
ổn định và khá ôn hoà, ít chịu ảnh hưởng của gió bão. Hướng gió chủ đạo là gió
Đông Nam và Tây Nam trong mùa hạ và Đông Bắc vào mùa đông.
Nhiệt độ: trung bình 23,3C. Nhiệt độ trung bình lớn nhất: 26,9C. (tháng có
nhiệt độ cao nhất là các tháng 6, 7 và 8, nóng nhất tới 39C), Nhiệt độ trung bình
nhỏ nhất: 20,5C. (tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 12, 1 và tháng 2, có tháng
xuống 4C).
Lượng mưa: trung bình năm 1.518mm, thuộc vùng mưa trung bình của vùng
trung du Bắc Bộ, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mưa tập trung nhất vào tháng 6,


8

7 và tháng 8. Tổng lượng mưa trong mùa mưa chiếm 75% lượng mưa cả
năm.Lượng mưa ngày cao nhất là 204mm.
Nắng: Số giờ nắng bình quân trong năm 1729,7h/năm, phù hợp với nhiều
loại cây trồng và phát triển nhiều vụ trong năm. Lượng bốc hơi trung bình:
1012mm.
Chế độ gió: Thịnh hành theo 2 hướng chính: hướng Đông Nam và Tây trong

mùa mưa, gió Đông Bắc trong mùa khô tương đối ổn định. Vận tốc gió trung bình
theo hướng Đông Bắc là: tốc độ gió bình quân đạt 2,2m/s, vận tốc gió trung bình
theo hướng Tây Nam: 2,4m/s. Bão và các hiện tượng thời tiết khác tỉnh Bắc Giang
là vùng ít bão, đôi khi có lốc xoáy trong mùa mưa vào các tháng 7, 8, 9.
d. Thủy văn
Thị trấn không có sông suối lớn chảy qua, hầu như không bị úng ngập, một
số khu vực nhỏ bị ảnh hưởng ngập úng cục bộ khi mưa lớn trong thời gian ngắn.
Hệ thống kênh tưới: Trên địa bàn có kênh tưới cấp II – kênh N5, chạy từ
thôn Châu đến đồi Bờ Ngo với tổng chiều dài 4.5km và hệ thống kênh nhánh phục
vụ tưới cho vùng canh tác của toàn thị trấn.
Hệ thống tiêu thoát thủy lợi: Hệ thống mương tiêu (mương đất) phía Tây thị
trấn: chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam từ thôn Chiềng, qua kênh tưới N5, qua
thôn Vàng chảy xuôi về phía Nam khu dân cư thôn Tiền. Phía thượng lưu (thôn
Chiềng): Cao độ bờ mương (TB): +13m, Cao độ đáy mương (TB): +(11 11.5)m.
Phía hạ lưu: Cao độ bờ mương (TB): +7.0m, Cao độ đáy mương (TB): +(5 5.5)m.
Hệ thống mương tiêu (mương đất) phía Đông và Đông Nam thị trấn: Gồm: 2
tuyến mương đất: tuyến 1 chạy dọc xã Cao Thượng theo Băc - Nam. Tuyến 2 phía
Nam xã Cao Thượng, chảy theo hướng Tây Nam- Đông Bắc từ khu vực ruộng
trũng, phía Bắc đồi Bờ Ngo thoát về phía Đông thị trấn.
1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội [31]
a. Kinh tế


9

- Cơ cấu kinh tế.
+ Giá trị sản xuất: Tổng thu nhập 2014 là 96 tỷ đồng, trong đó: Sản xuất
nông nghiệp: 50 tỷ đồng chiếm 52%; Công nghiệp, TTCN: 33 tỷ đồng chiếm
34%;Thương mại dịch vụ: 13 tỷ đồng chiếm 14%.
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp,

tăng dần tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ là mục
tiêu chủ yếu của thị trấn;
+ Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng năng suất sản
lượng cây trồng, vật nuôi để đảm bảo cho an ninh lương thực, thực phẩm, nâng cao
giá trị hàng hóa;
+ Thu nhập bình quân/người/năm 2014: Khoảng 14.4 triệu đồng/người/năm.
- Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt khá, cơ cấu ngành nông nghiệp tiếp
tục có sự chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng tỷ trọng chăn nuôi, dịch
vụ, cây trồng có giá trị kinh tế cao. Tổng giá trị toàn ngành ước đạt 3.060 tỷ đồng,
tăng 12,3% so với năm 2013, đạt 100,1% kế hoạch. Tổng diện tích gieo trồng 21.879
ha, đạt 104,18%KH, trong đó, diện tích vụ Đông tăng, đạt 4.521 ha, bằng 100,5% kế
hoạch, tăng 274 ha so với cùng kỳ, giá trị đạt trên 400 tỷ đồng. Giá trị sản xuất bình
quân/ha canh tác đạt 93 triệu đồng, tăng 17 triệu đồng so với cùng kỳ.
- Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thị trấn tăng chậm so
với mặt bằng chung của tỉnh, nhiều doanh nghiệp còn khó khăn trong sản xuất do nợ
xấu và thiếu vốn đầu tư,...giá trị sản xuất CN- TTCN năm 2014 tăng 27,6% so với cùng
kỳ, các sản phẩm chủ yếu như may mặc và gạch, máy có tăng song không đáng kể.
- Thương mại, dịch vụ
Thương mại dịch vụ có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ, thị trường hàng
hóa ổn định, không xảy ra hiện tượng khan hiếm hàng hay tăng giá đột biến.Công


10

tác kiểm tra, kiểm soát, bình ổn giá cả, thị trường hàng hóa được thực hiện tốt, đảm
bảo đủ hàng hóa thiết yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Giá trị thương
mại - dịch vụ ước đạt 1588 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch, tăng 19,4% so với cùng kỳ,
trong đó giá trị thương mại ước đạt 508 tỷ đồng đạt 102,6% kế hoạch, tăng 16,8%

so cùng kỳ; giá trị dịch vụ ước đạt 1080 tỷ đồng, đạt 100,2% kế hoạch, tăng 20,7%
so cùng kỳ.
b. Văn hóa – xã hội
- Công tác Giáo dục và Đào tạo
Chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực, phát triển theo hướng
bền vững; tỷ lệ học sinh xếp loại khá, giỏi tăng, yếu, kém giảm so với năm học
trước. Cơ sở vật chất trường học được đầu tư, các điều kiện bảo đảm dạy và học
ngày càng tốt hơn; tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 85%, bằng 100% kế hoạch. Mục tiêu
phổ cập giáo dục THCS được duy trì, tăng cường bền vững, thị trấn Cao Thượng
được công nhận hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trước
một năm. Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
được duy trì thường xuyên có hiệu quả tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh thân
thiện, cảnh quan sư phạm các nhà trường theo hướng xanh – sạch – đẹp an toàn.
- Công tác Văn hóa, Thông tin, Thể dục thể thao, Du lịch, Gia đình
Tập trung chỉ đạo, thực hiện hiệu quả các hoạt động văn hóa, thông tin, thể
dục, thể thao, du lịch và gia đình.Công tác thông tin tuyên truyền các nhiệm vụ
chính trị, các hoạt động chào mừng các ngày tết, ngày lễ lớn của đất nước và của
địa phương được quan tâm chỉ đạo.Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện nếp sống văn
hóa, văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Triển khai Đề án nâng cao số
lượng, chất lượng danh hiệu “Làng, Khu phố văn hóa”, “Gia đình văn hóa” đến năm
2015. Kết quả, GĐVH đạt tỷ lệ 85%, bằng 103,7% KH, tăng 3,4% so với 2013;
LVH-KPVH cấp huyện, đạt 67,48%, bằng 122,7% KH, tăng 27,1% so với năm
2013; có 55 LVH-KPVH xanh, sạch, đẹp, bằng101,9% kế hoạch.
- Công tác y tế, dân số, chăm sóc sức khỏe nhân dân


11

Cụng tỏc y t, dõn s, chm súc sc khe nhõn dõn c quan tõm ch o,
v sinh an ton thc phm thc hin tt, khụng cú dch bnh xy ra trờn a bn. C

s vt cht bnh vin a khoa, trung tõm y t d phũng v cỏc trm y t xó c ci
thin ỏng k, c bn ỏp ng nhu cu khỏm cha bnh ca nhõn dõn.Cỏc ch tiờu
v dõn s c bn t ch tiờu giao. Tc tng dõn s t nhiờn 1,2%, mc gim t
l sinh 0,2%, t ch tiờu giao.
- Cụng tỏc lao ng, vic lm v thc hin chớnh sỏch xó hi
Lnh vc Lao ng, vic lm v thc hin chớnh sỏch xó hi tip tc c
quan tõm ch o, t l h nghốo c cũn 4,6%, gim 0,6% so vi nm 2013. T
chc trin khai thc hin tt chng trỡnh vic lm v dy ngh cho lao ng nụng
thụn nm 2015, to vic lm mi cho 1.250 ngi t 100% k hoch. o to ngh
2.400 ngi t 100% KH nm; T l lao ng qua o to t 50,4%, t ch tiờu
k hoch. Tỡnh hỡnh thc hin ch tin cụng, tin lng, BHXH, BHYT, BHTN
ca cỏc doanh nghip c bn m bo theo ỳng quy nh ca phỏp lut.
c. Dõn s v t ai
- Hin trng dõn s
Tổng dân số trong khu vực nghiên cứu năm 2014 khoảng hơn: 10.900 người
trong đó: Vùng dự kiến mở rộng thuộc một phần các xã Cao Xá, Việt Lập, Liên Sơn,
Cao Thượng có tổng số dân khoảng 5319 người. Trong đó xã Cao Xá khoảng 2300,
xã Việt Lập khoảng 528 người, Liên Sơn khoảng 1483 người, xã Cao Thượng 1008
người.
- Hiện trạng sử dụng đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của Thị trấn Cao Thượng khá nhỏ chỉ đạt 248,89
ha. Trong đó quỹ đất còn lại có thể phát triển đô thị khoảng hơn100 ha. Quỹ đất
phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là động lực phát triển kinh tế hầu như
chưa có, chỉ có khoảng 3,5ha đất sản xuất kinh doanh dịch vụ kết hợp nhà ở.
Quỹ đất xây dựng cơ quan khoảng 3,1ha, công trình dịch vụ công cộng, công
trình thể thao, trường học, y tế.. gần 21ha; Đất cây xanh công viên phục vụ vui chơi


12


giải trí cho người dân hầu như chưa được xây dựng. Đất xây dựng công trình thể
thao - nhà văn hoá đã có nhưng quy mô còn nhỏ
Đất ở gồm ở đô thị và ở nông thôn khoảng hơn 89,09 ha
Đất nghĩa trang, nghĩa địa nằm dải rác và chiếm khoảng gần 6ha
Diện tích đất đai vùng dự kiến mở rộng là: 575,11ha thuộc một phần đất của
các xã Liên Sơn, Việt lập, Cao Xá, chủ yếu là đất làng xóm (khoảng 116,09ha) và
đất nông nghiệp (khoảng 325,03ha). Ngoài ra tại xã Việt Lập đã có một cụm công
nghiệp dự kiến theo quy hoạch là 41ha. Quỹ đất còn lại có khả năng chuyển đổi để
phục vụ phát triển xây dựng đô thị trong lâu dài tương đối đảm bảo.
Bảng 1.1. Tổng hợp hiện trạng đất xây dựng khu vực nghiên cứu [23]
Hiện trạng 2014
Stt
I/
*
A
1
2
3
4
5
6
B
1
2
3
4
C
1
2
3

D

Hạng mục đất
Đất toàn thị trấn
Đất xây dựng đô thị (A+B)
Đất dân dụng
Đất đơn vị
- Đất ở làng xóm hiện trạng
Đất công cộng cấp thị trấn
Cây xanh - TDTT - Công trình văn hoá
Đất cơ quan
Đất trường học
Đất bệnh viện
Đất ngoài khu dân dụng
Đất công nghiệp
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất tôn giáo tín ngưỡng
Đất an ninh quốc phòng
Đất nông, lâm nghiệp
Đất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất sông, suối, nuôi trồng thủy sản
Đất cha sử dụng

Diện tích
(ha)

Tỷ lệ
(%)


824
209,8
185,5
185,5
7,7
3,8
3,1
6
3,7
37,88
32
3,5
0,85
1,53
469,6
398,4
58,7
12,5
106,82

26.5%

4.3%

57%

12.2%

m2/
người



13

1.1.3. H thng h tng k thut [ 9]
a. Hệ thống thoát nước mưa
Thị trấn hầu như chưa có hệ thống thoát nước hoàn chỉnh. Dọc các trục
đường tỉnh thôn xóm có mật độ dân cư tương đối dày đặc, một số tuyến thoát nước
đã được xây dựng với chức năng thoát chung cho nước mưa và nước thải.
- Kết cấu chủ yếu: Cống hộp kín.
- Kích thước trung bình tuyến mương từ 400x600mm đến 600x800mm.
- Tổng chiều dài toàn bộ hệ thống khoảng: 4,4km.
- Khu vực ruộng canh tác và các gò đồi nước mặt thoát theo địa hình tự nhiên
và từ các kênh mương nội đồng về trục tiêu chính sau đó thoát theo hai hướng: Đông
Bắc - Tây Nam và Tây - Đông
- Một số điểm dân cư trong thị trấn đã xây dựng được tuyến cống thoát nước
chung. Trong giai đoạn tới khi phát triển xây dựng các tuyến cống này cần được tận
dụng, cải tạo, đấu nối hợp lý với hệ thống thoát nước chung của thị trấn, với tổng
chiều dài khoảng L = 6km. Hiện trạng các tuyến thoát được xây dựng tại các khu
vực sau:
+ Phía Tây đồi ủy ban, dọc theo đường tỉnh 398: hai tuyến cống hộp với kích
thước 400x600;
+ Dọc đường tỉnh 398 từ trạm biến áp 38 đến ĐT398 cắt mương thủy lợi
tuyến cống 600x800 đã được xây dựng.
- Thị trấn có hiện tượng úng ngập cục bộ trong thời gian ngắn (vài giờ) khi
mưa lớn (vài trăm ly) tại những điểm sau:
+ Khu vực phía Nam đồi ủy Ban huyện
+ Khu vực phía Đông và phía Nam đồi sát Bệnh viện đa khoa Huyện.
b. Giao thông
* Giao thông đối ngoại

+ Đường tỉnh 398 chạy theo hướng Bắc Nam, đoạn đi trong ranh giới thiết kế
có chiều dài khoảng 5300m, Bmặt = 9m 10m, kết cấu mặt đường bê tông nhựa.
Riêng đoạn đường đi qua trung tâm thị trấn dài 720m đã được mở rộng Bmặt=32m
với cơ cấu mặt cắt:
Lòng đường: 2 x 9m = 18m;


14

Vỉa hè: 2 x 6m = 12m;
Phân cách: 2m;
+ Đường tỉnh 298, chạy sát ranh giới phía Tây thị trấn theo hướng Bắc Nam,
giao nhau với đường tỉnh 398 tại thôn Chung 1, chiều dài nằm trong ranh giới thiết
kế khoảng 4800m, Bmặt = 4m - 6m, đoạn từ phía Nam thị trấn tới điểm giao nhau với
đường tỉnh 295 đã được rải bê tông nhựa, đoạn từ điểm giao nhau với đường tỉnh
295 tới điểm giao nhau với đường tỉnh 398 vẫn là đường đất.
+ Đường tỉnh 295 đi qua trung tâm thị trấn theo hướng Đông Tây, chiều dài
nằm trong ranh giới thiết kế khoảng 2.550m, kết cấu mặt đường bê tông nhựa, lòng
đường: Bmặt = 9m - 10m, vỉa hè: Bvỉa hè = 4m - 6m.
+ Thị trấn hiện tại có 1 bến xe khách, vị trí nằm trên trục đường tỉnh 398,
cách trung tâm thị trấn khoảng 200m về phía Nam, diện tích khoảng 0,5ha.

Hỡnh 1.2. Bn xe khỏch th trn Cao Thng
* Giao thông nội bộ
+ Hiện tại khu vực nghiên cứu đang được triển khai xây dựng mạng lưới giao
thông tuân thủ theo quy hoạch chung thị trấn Cao Thượng được duyệt năm 2001.
Thị trấn đã xây dựng một số tuyến đường phục vụ khu trung tâm, có quy mô mặt cắt
ngang từ 4m 6m mặt đường.



15

+ Mạng đường giao thông làng xóm hiện có đã được bê tông hoá khoảng
65%, có quy mô từ 2m- 4m mặt đường.
c. Hệ thống cấp nước
- Thị trấn Cao Thượng hiện tại chưa có hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung.
Các cơ quan và hộ dân đều sử dụng nguồn nước mưa, nước giếng khơi, nước ngầm
mạch nông...phục vụ cho ăn uống và sinh hoạt, không đảm bảo vệ sinh.
- Khu vực dân cư nông thôn trong vùng mở rộng thị trấn hiện nay chưa có hệ
khoan mạch nông, nước mưa... để phục vụ mục đích sinh hoạt và sản xuất.
- Hiện nay Huyện đang triển khai dự án xây dựng một trạm cấp nước, công
suất 1500m3/ngđ (nằm phía Đông UBND huyện), sử dụng nguồn nước mặt sông
Thương. Dự án khi hoàn thành sẽ đáp ứng nhu cầu nước sạch cho thị trấn và khu
công nghiệp.
d. Hệ thống cấp điện
- Nguồn điện cung cấp cho khu vực nghiên cứu là trạm 110/35/22kV Đình
Trám (E7.7) với công suất 40+25 MVA, cách thị trấn khoảng 24km. Trực tiếp cấp
điện qua lộ 375-E7.7 .
- Chiếu sáng đèn đường đã có trên trục ĐT.398 và ĐT.295 đoạn qua thị trấn.
Mạng lưới chiếu sáng của thị trấn bố trí đi nổi kết hợp với tuyến điện sinh hoạt. Đèn
đường dùng loại đèn thuỷ ngân cao áp.
- Mạng chiếu sáng đường thôn xóm do dân tự làm, chủ yếu dùng đèn
compact tiết kiệm điện.
e. Nghĩa trang
Trong phạm vi nghiên cứu có một số nghĩa trang nằm phân tán không tập
trung. Tổng diện tích đất nghĩa trang khoảng 6 ha.
g. Đa dạng sinh học
- Hệ sinh thái đô thị: Hệ sinh thái đô thị nằm trong khu vực thị trấn bao gồm
các loại cây trồng trên đường phố, vườn nhà, trường học, trạm y tế, và các cơ quan.
Các loại cây trồng chủ yếu là xà cừ, phượng, bàng, các loại cây cảnh, cây hoa.

- Các loại cây trồng ở gia đình thường là cây cảnh, hoặc cây ăn quả như xoan,
nhãn, vải, xoài, mít, ổi, bưởi, cau, trầu không và một số cây rau màu. Nguồn động
vật chủ yếu hiện nay là gia súc, gia cầm, một số loài chim cảnh, cá cảnh. Động vật


×