Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

TIỂU LUẬN LÝ THUYẾT TRỢ CẤP ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP MỞ RỘNG WIFI CỘNG ĐỒNG Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.14 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG TP.HCM
BỘ MÔN KINH TẾ VI MÔ
----------

TIỂU LUẬN

LÝ THUYẾT TRỢ CẤP
ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP
MỞ RỘNG WI-FI CỘNG ĐỒNG Ở VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Trần Sỹ
Lớp : ML 49
Nhóm thực hiện :
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

TP.HCM, tháng 1 năm 2015

Nguyễn Thành Trung
Phạm Hoài Thu
Phạm Khang Trường
Phạm Nguyễn Hoài Vy
Trương Phụng Tường
Trác Mỹ Trúc
Nguyễn Trương Dương Vũ



DANH SÁCH NHÓM 6
STT
1
2
3
4
5
6
7

Họ và tên
Nguyễn Thành Trung
Phạm Hoài Thu
Phạm Khang Trường
Phạm Nguyễn Hoài Vy
Trương Phụng Tường
Trác Mỹ Trúc
Nguyễn Trương Dương Vũ

MSSV
1301015568
1301015487
1301015572
1301015632
1301015585
1301015566
1301015622


MỤC LỤC



Phần mở đầu

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài:

Internet là mạng thông tin toàn cầu, được hình thành trên cơ sở kết nối các máy
tính, các website, trang thông tin điện tử tên khắp hành tinh, sự ra đời và phát triển của
Internet - Xa lộ thông tin siêu tốc, kết nối toàn cầu được coi là sự bùng nổ, truyền thông
lần thứ ba, mở ra kỉ nguyên mới cho truyền thông và phát triển của loài người, sự ra đời
của Internet là một bước tiến vượt bậc của khoa học kĩ thuật, nó liên kết tất cả thế giới lại
thông qua chiếc máy vi tính, một trong những thành tựu lớn nhất của internet là tiền đề
tạo điều kiện cho sự ra đời của loại hình báo chí mới.
Hiện nay, trào lưu “Wi-Fi cộng đồng” (community-driven Wi-Fi), còn gọi là “WiFi mở” (open Wi-Fi), đang phát triển mạnh mẽ đã được áp dụng có hiệu quả và mang lại
rất nhiều lợi ích cũng như sự tiện dụng cho người sử dụng. Cũng như các quốc gia khác
trên thế giới, Chính phủ Việt Nam đã ban hành chính sách lắp đặt các điểm truy cậpWi-Fi
cộng đồng để nâng cao trình độ dân trí đồng thời hiện đại hóa đời sống của nhân dân. Tuy
nhiên, trong quá trình thực thi và phát triển, chính sách này đã vấp phải nhiều bất cập và
khó khăn.
Với ý nghĩa nêu trên, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài nghiên cứu “ Lý
thuyết trợ cấp và đề xuất chính sách trợ cấp mở rộng Wi-Fi cộng đồng ở Việt Nam”.
2. Tình hình nghiên cứu:

Chính sách trợ cấp Wi-Fi công cộng hiện nay chưa có một bài nghiên cứu cụ thể
nào. Sau đây là một số bài báo, bài nghiên cứu liên quan đến tình hình mạng lưới internet
hiện nay, và chính sách Wi-Fi miễn phí đang được áp dụng ở một số thành phố lớn:
Dự án “Thí điểm nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet công
cộng tại Việt Nam” được áp dụng tại các vùng nông thôn, tạo cơ hội cho họ được hưởng
lợi từ những dịch vụ do công nghệ thông tin và truyền thông mang lại, góp phần xoá đói

giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách số. Mục tiêu của dự án này đã được xây dựng đúng
hướng khi lựa chọn các điểm truy nhập viễn thông công cộng tại các vùng nông thôn để
thí điểm việc triển khai sử dụng máy tính và truy cập Internet cho nhân dân . Việc thực
hiện thành công dự án sẽ góp phần tạo điều kiện cho người dân vùng khó khăn cập nhật


Phần mở đầu

được thông tin hữu ích một cách nhanh và rẻ nhất, nâng cao dân trí và góp phần xóa đói
giảm nghèo, từng bước giảm sự bất bình đẳng giữa các cộng đồng dân cư trong việc sử
dụng máy tính và truy cập Internet.
Bài báo “ Wi-Fi Cộng đồng – Hội tụ những dòng chảy” đã cho thấy có một bước
đột phá lớn trong việc giới thiệu phần mềm miễn phí Open Garden có hệ điều hành
Android, cho phép thiết bị của người dùng kiêm nhiệm vai trò bộ định tuyến của mạng
lưới. Qua đó số người dùng Open Garden ngày càng nhiều, số nút mạng càng tăng, kết
nối Internet càng dễ dàng. Nhờ vậy, Wi-Fi cộng đồng có thể hiện diện như một mạng lưới
di động. Với công nghệ “mở” hay “đóng”, trào lưu Wi-Fi công cộng sẽ lan rộng.
Theo báo cáo của Tổng công ty điện lực miền Trung, Mạng Wi-Fi của thành phố
Đà Nẵng cho thấy tháng 11/2012, Thành phố Đà Nẵng đã công bố triển khai dự án phủ
sóng internet qua hệ thống Wi-Fi miễn phí trên phạm vi địa bàn thành phố mà trước hết là
giai đoạn 1 với khu vực Trung tâm. Thông qua mạng Wi-Fi, người dân thành phố Đà
Nẵng và du khách có thể truy cập internet miễn phí trên các loại phương tiện đa dạng như
máy tính xách tay, điện thoại thông minh, máy tính bảng,… để truy xuất, thực hiện các
giao dịch hành chính công để tiếp nhận thông tin trực tuyến, giải đáp cho công dân các
thông tin liên quan đến chính sách và dịch vụ hành chính công cũng như hoàn toàn có thể
truy vấn tình trạng xử lý hồ sơ của các sở, ban ngành, các quận, huyện.
3. Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở làm rõ những hiện trang sử dụng internet tại Việt Nam, đồng thời nêu
bật tầm quan trọng của việc phát triển Wi-Fi miễn phí, bài tiểu luận đề xuất phương án

trợ cấp Wi-Fi tối ưu để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có thể truy cập mạng với
tốc độ nhanh hơn.
4. Đối tượng nghiên cứu:
- Tập trung vào thực trạng mạng lưới internet tại Việt Nam.
- Tập trung vào chính sách Wi-Fi miễn phí phủ sóng một số thành phố lớn.
5. Phương pháp nghiên cứu:


Phần mở đầu

Bài tiểu luận sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu tại bàn kết hợp với phân
tích tổng hợp, đối chiếu, so sánh, thống kê các số liệu, thông tin từ sách, báo, tạp chí, ấn
phẩm chuyên ngành… có liên quan đến đối tượng nghiên cứu.
6. Kết cấu:

Chương 1: Tổng quan về trợ cấp;
Chương 2: Thực trạng dịch vụ internet ở Việt Nam và chính sách Wi-Fi cộng
đồng;
Chương 3: Đề xuất chính sách trợ cấp mở rộng Wi-Fi cộng đồng ở Việt Nam.


Chương 1: Tổng quan về trợ cấp

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRỢ CẤP
1.1. Khái niệm:
Trợ cấp là sự hỗ trợ về tài chính của Chính phủ hoặc cơ quan của Chính phủ dành
cho tổ chức cá nhân khi sản xuất, xuất khẩu hàng hóa và đem lại lợi ích cho tổ chức, cá
nhân đó.
Trợ cấp có tính riêng biệt, chỉ áp dụng cho tổ chức, cá nhân hoặc ngành sản xuất

nhất định, trong khu vực địa lý nhất định của một nước hay một vùng lãnh thổ nhất định.
Việc áp dụng chính sách trợ cấp nhằm tạo điều kiện cho các yếu tố như đào tạo, nâng cấp
cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ, giúp duy trì một sự phát triển bền vững.
Trên thực tế, ta có thể coi khoản trợ cấp là một khoản thuế âm. Với một khoản trợ
cấp, giá của những người bán vượt giá của những người mua và hiệu giữa hai giá đó là
lượng trợ cấp. Như chúng ta có thể phán đoán, ảnh hưởng của trợ cấp đối với lượng sản
xuất và tiêu dùng là ngược lại với ảnh hưởng của thuế - sản lượng sẽ tăng lên.
1.2. Phân loại trợ cấp:
-

Trợ cấp qua giá (trợ cấp có yêu cầu chi đối ứng): Trợ cấp qua giá là hình thức trợ
cấp mà Chính phủ sẽ hỗ trợ tài chính cho các tổ chức, cá nhân bằng cách trợ giá

-

các loại hàng hóa, dịch vụ.
Trợ cấp hiện vật: Trợ cấp hiện vật là hình thức trợ cấp mà Chính phủ sẽ hỗ trợ tài
chính cho các tổ chức và cá nhân bằng cách cung cấp trực tiếp một số lượng hàng
hóa.

-

Trợ cấp tiền mặt: Trợ cấp tiền mặt là hình thức trợ cấp mà Chính phủ sẽ hỗ trợ tài
chính cho các tổ chức và cá nhân bằng cách cung cấp một khoảng tiền mặt trực
tiếp, hoặc chuyển khoản, hoặc giảm thuế.


Chương 1: Tổng quan về trợ cấp

1.3. Phân tích và so sánh tác động của từng loại trợ cấp:

1.3.1.

Trợ cấp qua giá (trợ cấp có yêu cầu chi đối ứng) và trợ cấp tiền mặt:

Giả sử Chính phủ quyết định trợ cấp sản phẩm X cho người dân. Hình thức trợ cấp có thể
là trợ giá sản phẩm X này hoặc cung cấp một số tiền tương ứng.

Giả sử một cá nhân có đường ngân sách B1 như hình. Để tối đa hóa hữu dụng, cá
nhân sẽ chọn tiêu dùng ở điểm A1 (14,22). Bây giờ Chính phủ quyết định trợ cấp bằng
cách trợ giá 50% sản phẩm X. Vì giá của sản phẩm X giảm và sản phẩm khác không đổi
nên đường ngân sách B1 sẽ thay đổi độ dốc, lúc này đường ngân sách mới là dường B2
như hình. Tại đường này cá nhân sẽ tiêu dùng ở điểm A2 (22,28) để đạt được mức tối đa
hóa hữu dụng.
Mặt khác, giả sử Chính phủ quyết định trợ cấp bằng tiền mặt với một lượng tiền
tương ứng với lượng trợ giá sản phẩm X như trên. Bây giờ ta sẽ có đường ngân sách mới
B3 (song song với B1 và cắt B2 tại A2). Tại đây cá nhân chắc chắn sẽ chọn tiêu dùng ở
điểm A3 (38,17) để tối đa hóa hữu dụng của mình.
Như vậy, việc trợ cấp bằng tiền mặt sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho người tiêu
dùng so với việc trợ cấp qua giá.


Chương 1: Tổng quan về trợ cấp

1.3.2.
-

Trợ cấp hiện vật và trợ cấp tiền mặt:
Trường hợp 1:

Giả sử Chính phủ quyết định trợ cấp sản phẩm X cho người dân. Hình thức trợ cấp

có thể là cung cấp một số lượng sản phẩm X này hoặc một số tiền tương ứng.
Giả sử lượng trợ cấp là X*=10 và cá nhân có một đường ngân sách B1 như hình.
Để tối đa hóa hữu dụng, cá nhân sẽ tiêu dung ở điểm A1. Bây giờ Chính phủ quyết định
trợ cấp thêm cho cá nhân này 10 sản phẩm X. Tại mỗi điểm trên đường ngân sách cũ, cá
nhân có thêm 10 sản phẩm X. Như vậy, đường ngân sách B1 dịch chuyển sang phải 10
đơn vị thành B2. Tại đây cá nhân sẽ tiêu dung ở điểm mới A2 để tối đa hóa hữu dụng.
Mặt khác, nếu bây giờ Chính phủ quyết định trợ cấp bằng cách cung cấp một
lượng tiền mặt tương ứng với số lượng sản phẩm X nói trên. Đường ngân sách của cá
nhân B1 sẽ dịch chuyển ra phía ngoài một lượng và trở thành đường ngân sách B3, trùng
với đường B2. Tại đây, nếu X là hàng hóa thông thường, tức thu nhập tăng thì lượng tiêu
dùng hàng hóa này cũng tăng, thì lúc này cá nhân cũng sẽ tiêu dùng ở điểm A2 để tối đa
hóa hữu dụng.
Như vậy trong trường hợp này, với số đơn vị sản phẩm X cá nhân tiêu dùng lớn
hơn số đơn vị được trợ cấp thì dù Chính phủ sử dụng chính sách trợ cấp hiện vật hay trợ
cấp tiền mặt thì đều đem lại cùng một lợi ích.


Chương 1: Tổng quan về trợ cấp

-

Trường hợp 2:

Giả sử Chính phủ quyết định trợ cấp sản phẩm X cho người dân. Hình thức trợ cấp
có thể là cung cấp một số lượng sản phẩm X này hoặc một số tiền tương ứng.
Giả sử lượng trợ cấp là X*=10 và cá nhân có một đường ngân sách B1 như hình.
Để tối đa hóa hữu dụng, cá nhân sẽ tiêu dùng ở điểm A1. Bây giờ Chính phủ quyết định
trợ cấp thêm cho cá nhân này 10 sản phẩm X. Tại mỗi điểm trên đường ngân sách cũ, cá
nhân có thêm 10 sản phẩm X. Như vậy, đường ngân sách B1 dịch chuyển sang phải 10
đơn vị thành B2. Tại đây cá nhân sẽ tiêu dùng ở điểm mới A2 để tối đa hóa hữu dụng.

Mặt khác, nếu bây giờ Chính phủ quyết định trợ cấp bằng cách cung cấp một
lượng tiền mặt tương ứng với số lượng sản phẩm X nói trên. Đường ngân sách của cá
nhân B1 sẽ dịch chuyển ra phía ngoài một lượng và trở thành đường ngân sách B3, trùng
với đường B2. Tại đây, nếu X là hàng hóa thứ cấp, tức thu nhập tăng lượng tiêu dùng
hàng hóa đó giảm, thì cá nhân sẽ chọn tiêu dùng ở điểm A3 để tối đa hóa hữu dụng (do
A3 nằm trên đường bàng quan cao hơn).
Như vậy trong trường hợp này, với số đơn vị sản phẩm X cá nhân tiêu dùng nhỏ
hơn số đơn vị được trợ cấp thì nếu Chính phủ áp dụng chính sách trợ cấp tiền mặt, sẽ
mang lại lợi ích cao hơn so với chính sách trợ cấp hiện vật.


Chương 2: Thực trạng dịch vụ Internet ở Việt Nam và chính sách wi-fi cộng đồng

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ INTERNET Ở VIỆT NAM VÀ CHÍNH
SÁCH WI-FI CỘNG ĐỒNG
2.1. Thực trạng dịch vụ Internet ở Việt Nam:
2.1.1. Tốc độ Internet trung bình tại Việt Nam thấp nhất khu vực và châu Á:
So với quý 4/2013, tốc độ Internet trung bình tại Việt Nam tăng 6 bậc nhưng vẫn
bị xếp vào loại thấp nhất Đông Nam Á nói riêng và trên toàn châu Á nói chung.
Theo kết quả nghiên cứu vừa được hãng quản lí lưu lượng Internet và giải pháp
công nghệ Akamai (Mỹ) công bố về tình hình Internet toàn cầu trong 3 tháng quý 1/2014
cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ kết nối Internet trung bình
thuộc vào loại thấp nhất tại châu Á nói chung và khu vực Đông Nam Á.
Trong đó, tốc độ Internet trung bình tại Việt Nam đạt 2,0 Mbps, xếp thứ 107 trên
thế giới và xếp thứ 6 tại khu vực Đông Nam Á, sau Singapore (8,4 Mbps), Thái Lan (5,2
Mbps), Malaysia (3,5 Mbps), Indonesia (2,4 Mbps) và Philippines (2,1Mbps).
2.1.2. Giá cước tăng, nhưng tốc độ internet Việt Nam vẫn chậm
Dù tăng cước nhưng tốc độ Internet Việt Nam chúng ta vẫn dậm chận tại chỗ,
thậm chí là thụt lùi. Cùng với quyết định tăng giá cước dịch vụ Internet, các nhà mạng
cũng không quên khẳng định, Trong khi đó, các quốc gia trong khu vực lại có những

bước tăng trưởng vượt bậc và dần bỏ xa chúng ta.
So sánh Việt Nam với các quốc gia trong khu vực. Đường truyền các quốc gia như
Thái Lan hay Malaysia, vốn đã nhanh hơn Việt Nam, vẫn tăng trưởng tốt hơn. Tốc độ
Internet của 2 quốc gia này tăng trưởng 46% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 4,5 –
4,6Mbps, cao hơn mức trung bình thế giới.
Những quốc gia đi sau Việt Nam như Indonesia hay Philippines, cũng cho thấy
mức tăng trưởng vượt bậc.
10 năm qua, Việt Nam vẫn luôn tự hào với tốc độ phát triển Internet. Chúng ta đã
phát triển rất nhanh về lượng: Hơn 30 triệu người dùng Internet, chiếm 1/3 dân số, thời
gian người dân sử dụng trên Internet ngày càng nhiều và số lượng thuê bao di động
không ngừng tăng lên.


Chương 2: Thực trạng dịch vụ Internet ở Việt Nam và chính sách wi-fi cộng đồng

Tuy nhiên, ở mặt còn lại, chúng ta lại chưa cho thấy sự phát triển tương xứng về
chất: Tốc độ đường truyền không có nhiều cải thiện và thậm chí còn thua kém so với thời
điểm trước đó ( Quý 2/2011 tốc độ đường truyền Internet của Việt Nam đạt đỉnh
1,88Mbps, cao hơn 10% so với thời điểm hiện tại) và ngày càng bị bỏ xa lại so với thế
giới.
2.2. Chính sách phát Wi-Fi miễn phí ở một số thành phố lớn:
2.2.1. Chủ trương phát triển hệ thống Wi-Fi của một số thành phố:
Với tổng kinh phí đầu tư là 25 tỉ đồng, Hội An (Quảng Nam) trở thành TP đầu tiên
ở Việt Nam đưa hệ thống Wi-Fi vào phục vụ miễn phí người dân và khách du lịch trong
năm 2012. Hệ thống Wi-Fi phủ sóng tại 350 điểm phát sóng trong đô thị cổ Hội An, giúp
người dân và du khách có thể truy cập Internet miễn phí với tốc độ 256Kbps.
Tháng 8/2013, thành phố Đà Nẵng cũng khai trương hệ thống hạ tầng Công nghệ
thông tin – truyền thông với tổng kinh phí đầu tư trên 13 triệu USD. Trong đó, hệ thống
mạng Wi-Fi được người dân quan tâm nhất với 320 trạm thu phát sóng, đảm bảo phục vụ
cùng lúc cho 20.000 lượt truy cập (mỗi lần 20 phút và không giới hạn số lần truy cập),

với băng thông 300MB. Tại Việt Nam, Đà Nẵng là thành phố thứ tư phủ sóng Wi-Fi miễn
phí, góp phần nâng cao dân trí và hoạt động giáo dục - đào tạo qua mạng; quảng bá du
lịch; giám sát và cảnh báo ô nhiễm môi trường; quản lý giao thông đô thị, thiên tai...
Thành phố Huế cũng đã triển khai lắp đặt thử nghiệm từ 6-8 khu vực tập trung
nhiều du khách và các điểm hành chính công. Tại mỗi điểm hệ thống Wi-Fi sẽ phủ sóng
từ 300-1.000m, bắt đầu hoạt động từ khoảng tháng 9/2013.
Hệ thống Wi-Fi miễn phí gồm 24 điểm truy cập cũng đã được thành phố Đà Lạt
triển khai. Thành phố Hồ Chí Minh cũng tiến hành thí điểm lắp đặt mạng Internet không
dây trên các tuyến xe buýt để thu hút người dân sử dụng loại phương tiện vận tải công
cộng này.
Từ cuối tháng 12/2013, người dân tại khu vực trung tâm thành phố Hải Phòng
cũng đã được sử dụng Wi-Fi miễn phí.


Chương 2: Thực trạng dịch vụ Internet ở Việt Nam và chính sách wi-fi cộng đồng

Ngày 11/6/2014, UBND tỉnh Bắc Ninh đã quyết định phê duyệt đề án “Phủ sóng
Wi-Fi miễn phí trên địa bàn thành phố Bắc Ninh” với tổng kinh phí đầu tư khái toán ban
đầu gần 10 tỷ đồng.
2.2.2. Thực trạng chất lượng dịch vụ Wi-Fi cộng đồng:
Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, cước 3G vừa tăng nhanh như hiện nay thì
việc "phủ" sóng Wi-Fi miễn phí là rất thiết thực. Điều này sẽ đáp ứng được một phần nhu
cầu truy cập internet của người dân, khách du lịch quốc tế khi đến với các thành phố lớn,
các điểm du lịch. Dù vậy, chất lượng mạng Wi-Fi "cho không" vẫn còn tồn tại một số vấn
đề cần được khắc phục.
Đầu tiên là tốc độ truy cập và độ ổn định của sóng không dây. Tốc độ trên lý
thuyết là 256Kbps nhưng trên thực tế đã có nhiều người dùng tại Hội An phản ánh về
việc truy cập Wi-Fi miễn phí là không hề dễ dàng, ngay cả khi họ đã đứng ngay tại đường
Trần Phú ( trung tâm chính của Hội An).
Ngoài tốc độ chậm, khoảng cách bắt sóng ngắn thì không hẳn là các dịch vụ không

dây kể trên đã được miễn phí hoàn toàn cho người sử dụng. Thành phố Hạ Long (Quảng
Ninh) cho phép dùng Wi-Fi miễn phí khi truy cập vào một số trang thông tin điện tử của
tỉnh, còn nếu muốn vào các website khác thì người dùng sẽ phải trả phí thông qua thẻ
cào.


Chương 3: Đề xuất chính sách trợ cấp mở rộng wi-fi cộng đồng ở Việt Nam.

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP MỞ RỘNG WI-FI CỘNG
ĐỒNG Ở VIỆT NAM
Nghiên cứu này tập trung phân tích các khuyết điểm chính sách miễn phí sử dụng
dịch vụ wifi (thực chất là hình thức trợ cấp bằng hiện vật) được áp dụng tại một vài thành
phố lớn ở Việt Nam trong thời gian vừa qua. Từ đó, đề xuất hình thức trợ cấp qua giá
bằng việc thu phí sử dụng wifi công cộng được phát trên toàn thành phố, với mức phí ưu
đãi cho từng loại đối tượng người tiêu dùng khác nhau.

3.1.

Trợ cấp bằng hiện vật:
Chính sách trợ cấp hiện vật thông qua việc phát wifi miễn phí đã được áp dụng tại

nhiều thành phố. Chính sách này đã đem lại nhiều tiện ích cho người dùng, điển hình là
người dùng được sử dụng dịch vụ mạng tại nơi công cộng mà không cần tìm đến điểm
phát wifi cụ thể. Tuy nhiên, mặc dù chính sách này có nhiều hiệu quả tích cực trong việc
nâng cao dân trí, rút ngắn khoảng cách công nghệ cho người dân nhưng vẫn tồn tại một
số bất cập.
Như đã nêu trong phần thực trạng ở trên, tình trạng tốc độ wifi công cộng được
đánh giá là rất chậm, không ổn định, khoảng cách bắt sóng ngắn gây ra nhiều phiền phức
cho người sử dụng. Thêm vào đó, nhiều người dùng có yêu cầu cao hơn đối với việc sử
dụng wifi công cộng và sẵn lòng bỏ ra các khoản chi trả cụ thể để. Vì thế, nhóm đề xuất

việc sử dụng chính sách trợ cấp qua giá.

3.2.

Trợ cấp qua giá:
Chính sách trợ cấp qua giá nhằm phát triển hệ thống wifi cộng đồng được thực

hiện như sau:


Chương 3: Đề xuất chính sách trợ cấp mở rộng wi-fi cộng đồng ở Việt Nam.

Thứ nhất, chính phủ vẫn tiếp tục tiến hành các dự án lắp đặt hệ thống phát wifi
công cộng ở các thành phố nhưng không cho phép sử dụng dịch vụ miễn phí mà thu phí
đối với người sử dụng thông qua việc đăng kí sử dụng theo từng cá nhân, tổ chức,…
Thứ hai, tiến hành trợ cấp qua giá thông qua việc hỗ trợ cho nhà mạng, giảm giá
cước sử dụng wifi công cộng đã nêu ở trên nhằm gia tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ này.
Giả sử người tiêu dùng có ngân sách I = 3 triệu. Giá cước wifi ban đầu là 60.000
đồng/GB.

Với giả thuyết đã cho, người tiêu dùng có đường ngân sách B1 như hình. Để tối đa
hóa hữu dụng, cá nhân sẽ chọn tiêu dùng ở điểm A1 (25GB,2tr) là giao điểm của đường
B1 và đường hữu dụng U1. Theo đề xuất ở trên, chính phủ quyết định trợ cấp bằng cách
trợ giá 50% cước wifi. Khi đó, lưu lượng wifi tối đa người tiêu dùng có thể sử dụng là
100GB. Vì giá cước wifi giảm và sản phẩm khác không đổi nên đường ngân sách B1 sẽ
thay đổi độ dốc, lúc này đường ngân sách mới là dường B2 như hình. Tại đường này cá
nhân sẽ tiêu dùng ở điểm A2 (45GB,2,2tr) để đạt được mức tối đa hóa hữu dụng. Qua đó
cho thấy việc áp dụng chính sách trợ cấp qua giá cước wifi giúp cho người dùng có thể
gia tăng lưu lượng wifi sử dụng, đạt nhiều lợi ích hơn.



Chương 3: Đề xuất chính sách trợ cấp mở rộng wi-fi cộng đồng ở Việt Nam.

Hơn thế nữa, chính sách này tạo nguồn kinh phí cho các nhà mạng gia tăng chất
lượng của dịch vụ một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất nhằm xứng đáng với chi phí
mà người tiêu dùng đã trả thêm.
Bên cạnh việc đem lại ích lợi cho cả người dùng và nhà sản xuất, chính sách trợ
giá wifi vẫn còn tồn tại một vấn đề, đó là tính công bằng khi áp dụng chính sách này cho
tất cả các đối tượng sử dụng. Người tiêu dùng có điều kiện vật chất tốt, thông thường sử
dụng nhiều hơn, chính phủ vô tình lại trợ cấp cho những đối tượng này nhiều hơn so với
những người có thu nhập thấp, học sinh, sinh viên. Vì thế, nhà mạng cần phân loại các
loại đối tượng sử dụng, từ đó định ra các mức trợ giá khác nhau cho từng loại đối tượng
tương ứng. Ví dụ, cần phải có mức trợ giá nhiều hơn cho những đối tượng có thu nhập
thấp, đặc biệt là học sinh, sinh viên giúp nhóm đối tượng này sẽ có khả năng sử dụng wifi
nhiều hơn trước.


Phần kết luận

PHẦN KẾT LUẬN
Trong một xã hội bùng nổ công nghệ truyền tải không dây và các thiết bị điện tử
thông minh, việc sử dụng Wi-Fi cộng đồng ở những địa điểm công cộng hiển nhiên sẽ trở
thành một nhu cầu thiết yếu. Như vậy, hệ thống Wi-Fi cộng đồng là một hợp phần không
thể thiếu của nền tảng chính quyền điện tử, giúp người dân, du khách và doanh nghiệp
trong nước thuận lợi hơn khi tiếp cận, sử dụng thông tin điện tử và các dịch vụ hành
chính công trực tuyến của các cơ quan nhà nước. Hơn nữa, hệ thống Wi-Fi cộng đồng
giúp một quốc gia phát triển thành quốc gia công nghệ cao, quốc gia công nghiệp công
nghệ thông tin.
Việc hỗ trợ Wi-Fi miễn phí như một hình thức trợ cấp hoàn hảo của Chính phủ cho người
tiêu dùng dịch vụ Internet ở Việt Nam. Vì vậy, Chính phủ cần quan tâm phân tích hành vi

tiêu dùng, khắc phục những khó khăn trước mắt, từng bước áp dụng chính sách trợ cấp để
mở rộng quy mô đồng thời nâng cao chất lượng của dịch vụ Wi-Fi cộng đồng nhằm góp
phần nâng cao trình độ dân trí, phát triển khả năng học hỏi, sáng tạo, đồng thời rút ngắn
khoảng cách tri thức công nghệ của người dân Việt Nam so với thế giới.


Danh mục tài liệu tham khảo

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu
1) Cao Thúy Xiêm, giáo trình “Kinh tế học vi mô”, NXB Thống Kê.
2) Francoi Leroux, “28 Tình huống kinh tế vi mô”, Sở Văn hóa - Thông tin thành phố Hồ
Chí Minh, 1991.
3) Nguyễn Trần Sỹ (Chủ biên), “Kinh tế vi mô - Phần lý thuyết”, NXB ĐH Quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh, 2012.
Các trang web
1) www.dankinhte.vn
2) www.thesaigontimes.vn
3) www.tailieu.vn
4) www.echip.com.vn



×