Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

BC quay thuoc lop duoc cam my

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.46 MB, 64 trang )

MỤC LỤC
Lời mở đầu. ..............................................................................................4
10 điều đạo đức hành nghề dược .............................................................5
Mục tiêu, nội dung thực tập. ....................................................................6
Nội quy đi thực tập- thực tế của sinh viên ...............................................7
Giới Thiệu Trung tâm y tế huyện Thống Nhất..........................................8
Chức năng nhiệm vụ của quầy thuốc......................................................13
Nội quy, cơ sở.........................................................................................14
Nguyên tắc tiêu chuẩn thực hành tốt quầy thuốc GPP ...........................15
Quá trình thực tập tại quầy thuốc............................................................19
Cách sắp xếp, bảo quản thuốc tại quầy thuốc.........................................20
Một số sổ sách biểu mẫu.........................................................................21
Danh mục thuốc tại quầy thuốc...............................................................24
Một số chỉ định, liều dùng của thuốc kết hợp bán cho bệnh nhân..........37
Một số đơn thuốc....................................................................................41
Một số nhãn thuốc...................................................................................47
Bảng chấm
điểm………………………………………………………..79
Nhận xét của đơn vị quầy thuốc thực tập................................................80

1


LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết chăm sóc sức khỏe con người là một vấn đề hết
sức quan trọng, được đặt lên hàng đầu là động lực phát triển xã hội.Con
người chúng ta có tồn tại, đất nước có phồn vinh hay không chính là nhờ sự
phát triển của ngành y tế.Chính vì lẻ đó sức khỏe con người là vốn quý báu
nhất mà ai ai trong chúng ta cũng đều phải chăm lo bảo vệ. Muốn như
vậy,người cán bộ y tế phải không ngừng học tập để nâng cao năng lực và cố
gắng hoản thành tốt nghĩa vụ của mình vì sức khỏe mọi người, hạnh phúc


của nhân dân và sự phồn vinh của xã hội.
“Hồ Chí Minh” Vị lãnh tụ vĩ đại cũa dân tộc Việt Nam chúng ta đã
nhắn nhủ đến người cán bộ y tế năm chữ vàng : “ Lương Y Như Từ Mẫu”.
Người thầy thuốc được quý như Mẹ hiền đã là người Mẹ thì phải luôn luôn
quan tâm chăm sóc sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình. Vì gia đình
là tế bào của xã hội cũng như một người thầy thuốc phải luôn tận tụy với
nghề nghiệp, với sức khỏe của nhân dân. Để lời dạy đó thành hiện thực
ngành y tế nói chung và người thầy thuốc trong tương lai như em nói riêng
phải có tấm long nhân ái, trách nhiệm, nguyện suốt đời cống hiến cho sự
nghiệp y học vì sức khỏe của nhân dân.
Để đáp ứng nhu cầu đó Nhà nước đã thành lập nhiều trường Đại học,
Cao đẳng, Trung cấp để đào tạo về chuyên ngành y - dược. Trong đó, Khoa
Dược của trường TC BK Đồng Nai với cách giảng dạy và tinh thần trách
nhiệm cao của Quý Thầy Cô đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức cơ
bản về ngành Dược,và đặc biệt hơn cả là chúng em đã cảm nhận được phần
nào về “Y đức của người Thầy thuốc“.

2


10 ĐIỀU ĐẠO ĐỨC HÀNH NGHỀ DƯỢC
1. Phải đặt lợi ích của người bệnh và sức khỏe nhân dân lên trên hết.
2. Phải hướng dẫn sử dụng hợp lý thuốc, an toàn và tiết kiệm cho người
bệnh và nhân dân. Tích cực chủ động tuyên truyền kiến thức về chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
3. Phải tôn trọng và bảo vệ quyền của người bệnh, những bí mật liên
quan đến bệnh tật của người bệnh.
4. Phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và những qui định về chuyên
môn, thực hiện chính sách quốc gia về thuốc, không lợi dụng hoặc tạo điều
kiện cho người khác lợi dụng nghề nghiệp để mưu cầu lợi ích cá nhân vi

phạm pháp luật.
5. Phải tôn trọng và hợp tác với cơ quan quản lý nhà nước, kiên quyết
đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực trong họat động nghề nghiệp.
6.Phải trung thực, thật thà, đoàn kết kính trọng các bậc Thầy, tôn trọng
nghề nghiệp. Sẵn sàng học hỏi kinh nghiệm, trao đổi kiến thức với đồng
nghiệp và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
7. Phải hợp tác chặt chẽ với cán bộ y tế khác để thực hiện tốt nhiệm vụ
phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học.
8. Phải thận trọng, tỷ mỉ, chính xác trong khi hành nghề không được vì
lợi ích riêng mà làm thiệt hại sức khỏe, quyền lợi của người bệnh ảnh hưởng
xấu đến danh dự và phẩm chất nghề nghiệp.
9. Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn kinh nghiệm
nghề nghiệp, tích cực nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ,
phát huy sáng tạocải tiến, đáp ứng tốt các yêu cầu phục vụ xã hội trong mọi
tình huống.
10. Phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hành nghề gương mẫu
thực hiện nếp sống văn minh, tích cực tham gia đấu tranh phòng chống tệ
nạn xã hội.

3


MỤC TIÊU – NỘI DUNG
I. MỤC TIÊU
1. Mô tả chức năng, nhiệm vụ, tổ chức hoạt động của đơn vị (nơi sinh
viên thực tập), chức trách, nhiệm vụ của người dược sỹ trung học tại các đơn
vị đó.
2. Thực hiện chức trách nhiệm vụ của người dược sỹ trung học.
3. Thực hiện các mục tiêu đã học trong chương trình trung cấp Dược tại
các cơ sở thực tập dưới sự hướng dẫn, giám sát của Giáo viên, cán bộ y tế

nơi thực tập.
4. Thực hiện các kỹ năng giao tiếp, truyền thông, tư vấn, giáo dục sức
khỏe và sử dụng thuốc an toàn hợp lý.
II. NỘI DUNG
Thực tập tại quầythuốc
- Tìm hiểu mô hình, tổ chức hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của nhà
thuốc theo tiêu chuẩn GPP.
- Thực hiện tốt nhiệm vụ tại các khâu công tác của người Dươc sỹ trung
học.
- Thực tập giới thiệu, hướng dẫn sử dụng thuốc, sắp xếp bảo quản thuốc
đúng qui định.
- Thực tập cách lập sổ, ghi chép các loại sổ, biểu mẫu.
- Thống kê và thu thập được danh mục thuốc thành phẩm thực phẩm
chức năng, dụng cụ y tế thông thường, mỹ phẩm được phép kinh doanh tại
quầy thuốc.

4


NỘI QUY ĐI THỰC TẬP - THỰC TẾ CỦA SINH VIÊN
1. Học sinh – sinh viên chịu sự quản lý trực tiếp và chấp hành sự phân
công của cơ sở thực tập – thực tế.
2. Không được phép tự ý đổi địa điểm thực tập, nghỉ phải làm đơn xin
phép và được sự chấp thuận của cơ sở thực tập.
3. Đảm bảo đủ thời gian và hoàn thành nội dung yêu cầu của đợt đi
thực tập – thực tế. Nếu vắng có lý do mà quá thời gian quy định coi như
không hoàn thành đợt đi thực tập – thực tế.
4. Học tập nghiêm túc, ghi chép đầy đủ vào sổ thực tập – thực tế. Mỗi
đợt chuyển nơi thực tập và cuối đợt thực tế phải trình sổ thực tập – thực tế
và xin ý kiến nhận xét của cơ sở về hai mặt đạo đức và chuyên môn về cho

nhà trường.
5. Tổng kết đợt thực tập – thực tế mỗi nhóm làm bản báo cáp , biên
bản sinh hoạt.
Bảng thang điểm thực tế - thực tập
Chuyên môn
-Xuất sắc

6 Mức độ
9 - 10 điểm

-Giỏi

8 điểm

-Khá

7 điểm

-Trung bình khá

6 điểm

-Trung bình

5 điểm

-Kém

Dưới 5 điểm


5


GIỚI THIỆU QUẦY THUỐC
1. Địa điểm:
- QUẦY THUỐC QUỲNH NHƯ
- Địa Chỉ: Ấp 2, Xã Sông Nhạn, Huyện Cẩm Mỹ, Tỉnh Đồng Nai
2. Nhân sự:
- Quản lý chuyên môn: Dược Sĩ Trung Học. Nguyễn Thi Diệu Ân
- Nhân viên làm việc tại Quầy thuốc phải mặc áo Blouse trắng có đeo
bảng tên khi làm việc, có bằng cấp chuyên môn, chuyên ngành chứng
nhận điều kiện thực tập theo quy định.
3. Trang thiết bị - cơ sở vật chất
Quầy thuốc được xây dựng nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ đúng quy
cách tiêu chuẩn, đủ ánh sang, nhiệt độ, độ ẩm (nhiệt độ < 30 OC, độ ẩm <
70%). Các tủ kính, gía, kệ để sắp xếp trưng bày thuốc đúng quy cách, thẩm
mỹ, khu vực ra lẻ thuốc. Nơi rửa tay cho người bán và khách hàng, khu vực
ngồi chờ .
Trang thiết bị bảo quản thuốc tránh những yết tố bất lợi, bảng báo giá,
thông báo thuốc bị thu hồi, thuốc hết hạn, không đảm bảo chất lượng (bong,
nứt, phai màu, hỏng, rách…) thuốc được sắp theo từng ngăn theo nhóm có
cùng tác dụng dược lý, kê đơn, không kê đơn thuận tiện cho việc bảo quản
dễ dàng lấy, kiểm tra và bán cho khách hàng nhanh chóng và chính xác.
4. Cách nhận biết chất lượng thuốc và dụng cụ y tế
Thuốc viên: thường bị chảy dính loang lổ do bảo quản ở nhiệt độ quá
nóng, nhăn nhúm, nứt nẻ do bảo quản ở môi trường, nhiệt độ khác.
Thuốc tiêm: dễ bị tách lớp kết tủa chuyển màu, đổ vỡ, nứt do bảo quản
không đúng yêu cầu hoặc do bao bì, vận chuyển. (Quầy có thuốc tiêm
không)
Viên nang, viên nhộng: dễ chảy dính, co dúm lại bên mép ở nhiệt độ và

độ ẩm cao.
Các viên ngậm: (bạc hà, bảo thanh, Strepsils Nitroglycorin) do khâu
đóng gói chưa kín dễ hư hỏng do giảm nồng độ.
Thuốc bột, cốm: dễ hút ẩm vón cục, ngưng kết, đổi màu đôi khi có mùi
nấm mốc, hôi thối như cao động vật. Nếu do bao gói bị rách hở tạo điều kiện
cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển.
Vitamin C, promethazin, Alimemazin chuyển sang màu hồng, Novocain
doram phenicol chuyển từ trắng sang vàng, Vitamin B12 bị bạc màu.
Nên dùng cảm quan bằng mắt thường cũng có thể cảm nhận, nhận biết
được chất lượng thuốc để phát hiện kịp thời xử lý.
6


Dụng cụ cao su và chất dẻo: bề mặt sần sùi, bọt khí màu sắc không đều,
bị ánh sáng trực tiếp gây giòn, nứt, quá lạnh gây co lại giảm tính đàn hồi.
Dụng cụ kim loại: bong rỉ sét, lồi lõm, lớp mạ còn nguyên vẹn.
Bông, băng, gạc, túi: bao gói phải được giữ tốt không hở rách, chuột
mối mọt cắn hại, nấm mốc phát triển.
5. Các loại sổ sách chứng từ
Tại Quầy thuốc ngoài những chứng từ, giấy tờ liên quan đến kinh doanh
và hành nghề cần phải có các sổ theo dõi sau :
- Sổ mua bán thuốc theo đơn và bán lẻ.
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc
- Danh mục thuốc thiết yếu tuyến C
- Sổ xuất nhập thuốc
- Nhật ký bán hàng: ghi đầy đủ các phản ứng gặp phải của người mua
để phản hồi tại đơn vị sản xuất, bác sỹ phản ánh, đề nghị của khách
hàng và cơ quan chức năng.
- Sổ kiểm kê báo cáo (hàng tháng, hàng quý, hàng năm) lưu hóa đơn
xuất nhập thuốc trình cho cơ quan chức năng khi có yêu cầu, chứng từ

để quyết toán các loại sổ sách được sắp xếp theo nhóm điều trị vả hạn
dùng.
- Sổ theo dõi chất lượng thuốc
- Sổ theo dõi hạn dùng của thuốc
- Sổ phải trắng hoặc dấu giáp lai của đơn vị kinh doanh hoặc Sở Y Tế,
sở sách được lưu giữ 5 năm kể từ ngày hết hạn.
- Cách mở sổ phải nhẹ nhàng để sổ không bị rách, gấp mép, nhăn, bên
trong phải ghi chép rõ ràng, sạch sẽ.
6. Tiếp cận thị trường
Trong cơ chế thị trường hiện nay để tồn tại và phát triển kinh doanh ổn
định, vững vàng thì cơ sở bán lẻ thuốc phải nắm được các quy luật tiếp cận
khách hàng như : tìm hiểu cung cầu của thị trường thuốc là mặt hàng tương
đối ổn định dưới sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhất là ở địa
phương, lựa chọn nguồn hàng đáng tin cậy đảm bảo chất lượng và giá cả
phải chăng phù hợp với nhu cầu và sức mua của khách hàng. Xác định được
nhu cầu của người mua để lựa chọn cách bán, phương thức trao đổi giá cả
sao cho hài hòa, thuận lợi.
7. Các kỹ năng giao tiếp truyền thông, tư vấn
Hiện nay đang có rất nhiều loại thuốc nội nhập và ngoại nhập với nhiều
tác dụng điều trị bệnh hợp lý khác nhau, thuốc bổ, thực phẩm chức năng,
vitamin khoáng chất rất tốt. Bên cạnh đó cũng có nhiều tác dụng phụ, tác
7


dụng không mong muốn, tương tác có hại có thể gây nguy hiểm cho người
bệnh. Vì vậy, chúng ta chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết. Mỗi loại thuốc
đều có chỉ định chống chỉ định, liều lượng khác nhau tùy theo từng bệnh
nặng hay nhẹ mà ta nên sử dụng thuốc hợp lý an toàn trong điều trị nên sử
dụng thuốc có khoảng cách liều điều trị với liều tối đa rộng cho bệnh nhân.
Khi bán thuốc nên hướng dẫn cho người mua thật kỹ và rõ ràng để người

mua hiểu rõ cách dùng liều dùng, khoảng cách và tác dụng của thuốc. Bệnh
nào dùng thuốc nấy không nên đánh bao vây, trừ hao, ngăn ngừa bệnh.
Đối với kháng sinh nên dùng đủ liều và thời gian 7-10 ngày không dùng
liều quá mạnh hoặc phối hợp nhiều loại khi không thật cần thiết, không nên
lạm dụng các loại vitamin vì có thể gây tích trữ trong cơ thể có hại mà nên
khuyên người bệnh dùng nhiều loại thức ăn giàu vitamin và chất dinh dưỡng
tự nhiên.
Các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, hoóc môn phải kiểm tra kĩ toa
thuốc, liều lượng, hàm lượng hỏi người bệnh nhân có đau dạ dày, suy gan
thận không, không nên sử dụng rượu bia, chất kích thích cùng với thuốc ...
cũng cần khuyên bệnh nhân đến các cơ sở y tế để được khám và có kết quả
chẩn đoán chính xác hơn.
Dược sĩ phụ trách cũng như thực tập sinh phải nói năng lịch sự, niềm nở,
vui vẻ khi tiếp xúc với khách hàng, lắng nghe và giữ bảo mật thông tin, quan
tâm tận tình để tạo sự tin tưởng, thân thiện uy tín cho người mua.
8. Thuận lợi
Quầy thuốc được xây dựng tại vị trí tiện lợi người dân có thể tìm đến
mua thuốc và tư vấn một cách dễ dàng.
Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương sở tại,
các sở ban ngành có liên quan, tổ chức truyền thông đại chúng đã hỗ trợ giúp
đỡ tạo điều kiện cho Quầy thuốc hoạt động ổn định.
Dược sỹ phụ trách chuyên môn được tập huấn chuyên môn nghiệp vụ
theo qui định. Thái độ lịch sự, tận tụy, niềm nở với công việc hướng dẫn
người dân sử dụng thuốc an toàn hợp lý tạo sự tin cậy, vì vậy khách hàng
luôn đặt niềm tin vào cơ sở.
Các công ty Dược, nhân viên giới thiệu thuốc, nhân viên tại Quầy thuốc
luôn cập nhật giới thiệu những loại thuốc mới có chất lượng tốt đảm bảo giá
cả phù hợp kịp thời qua đó việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng như ý thức
sử dụng thuốc của người dân ngày càng được nâng cao từng bước.
9. Khó khăn

Một số người dân với trình độ dân trí chưa cao còn sử dụng thuốc một
cách tùy ý hiệu quả điều trị không cao mà ngược lại, dùng chung liều với
người khác, nhầm lẫn khi dùng thuốc, quên số lần, khoảng cách dùng. Người
dân còn ưu tiên thuốc ngoại và e dè với thuốc nội.
8


Tỷ lệ người dân đến tư vấn sử dụng thuốc, chăm sóc sức khỏe ban đầu
còn hạn chế;
Trên thị trường hiện còn đang có rất nhiều loại thuốc khác nhau gây khó
khăn cho viện lựa chọn thuốc thật phù hợp, hiệu quả điều trị cao, ít độc, rút
thời gian điều trị và giá cả hợp lý.
10. Giải pháp
Cần tích cực tuyên truyền vận động người dân nâng cao ý thức chăm sóc
bảo vệ sức khỏe ban đầu, sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của Bác sỹ, Thầy
thuốc, người có chuyên môn.
Tìm hiểu kỹ về thị trường thông tin thuốc thật chính xác để nâng cao
hiệu quả trong vấn đề sử dụng thuốc.
Trang bị thêm các phương tiện công nghệ hiện đại để cập nhật thông tin
liên tục kịp thời tình hình thị trường thuốc, để lưu trữ hồ sơ, sắp xếp, phân
loại, thiết bị, bảo quản thuốc theo qui định.
Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, trao dồi kinh
nghiệm để đưa đến tay người tiêu dùng những loại thuốc tốt nhất, an toàn,
hiệu quả cao trong công tác điều trị.

9


CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA QUẦY THUỐC
Được bán lẻ thuốc cho người sử dụng .

Được phép từ chối bán thuốc khi phát hiện đơn thuốc không hợp lệ,
không đúng qui định hoặc người mua không có khả năng tiếp nhận những
hướng dẫn sử dụng của Thầy thuốc.
Mua thuốc từ cơ sở bán buôn để bán lẻ.
Kiểm tra đơn thuốc trước khi bán (đồng thời cũng hỏi xem bệnh nhân có
dị ứng thuốc gì hay không, có tiền sử bệnh gì không .. ..)
Ghi rõ tên thuốc, hàm lượng, nồng độ, cách dùng, đường dùng, liều
dùng, thời gian dùng trên bao bì khi bán cho bệnh nhân hoặc người mua.
Phải kiểm tra, đối chiếu lại toa thuốc xem có đúng trong toa kê không.
Giá thuốc được niên yết trên sản phẩm.

10


NỘI QUY - CƠ SỞ
NGUYÊN TẮC CHUNG KHI LÀM VIỆC TẠI NHÀ THUỐC
1. Nhân viên: ăn mặc gọn gàng và đi làm đúng giờ quy định ( yêu cầu
đến trước 15 phút trước khi mở cửa hàng để chuẩn bị việc bán hàng)
2. Mở cửa hàng đúng giờ quy định bắt đầu từ 7h sáng và kết thúc 22h.
Khi hết giờ vẫn còn khách hàng nhân viên sẽ bán thuốc xong cho
khách rồi đóng cửa hàng
3. Dọn dẹp cửa hàng vào đầu giờ sáng và xung quanh cửa hàng sạch sẽ
4. Sắp xếp các loại thuốc theo đúng quy định các khu vực thuốc được
chia khoa học và ngăn nắp
5. Đối với nhân viên thực tập luôn có sổ ghi chép tài liệu để học và ghi
chép thêm trong quá trình được thực tập .
6. Tác phong nhanh nhẹn và luôn hướng mặt ra ngoài cửa hàng đón tiếp
khách hàng
NGUYÊN TẮC GIAO TIẾP TẠI NHÀ THUỐC
1. Luôn chuẩn bị tư thế sẵn sàng đón tiếp khách hàng.

2. Luôn chào đón khách , mỉm cười với khách.
3. Nhìn thẳng vào khách hỏi khách bị bệnh gì, cần loại thuốc gì một cách
thân tình
4. Lắng nghe khách hàng chia sẻ bệnh và nắm bắt nhanh bệnh mà khách
hàng đang mắc phải để kê đơn bán thuốc
5. Trả lời mọi câu hỏi liên quan đến bệnh mà khách hàng mắc phải một
cách chính xác và phù hợp .
6. Giải quyết từng khách hàng khi đến mua thuốc tại cửa hàng, khéo léo
yêu cầu khách hàng chờ đến lượt mình
CÁC CÔNG VIỆC THƯỜNG NGÀY CỦA NHÂN VIÊN TẠI QUẦY
THUỐC
1. Lau dọn , sắp xếp thuốc ngăn nắp, dễ tìm dễ thấy , dễ lấy, dễ kiểm tra ,
trưng bày hộp thuốc.
2. Tìm hiểu thông tin về thuốc, tên thuốc , hoạt chất chỉ định, chống chỉ
định, liều dùng, cách dùng, ngày sản xuất. Hạn sử dụng thuốc.
3. Ghi sổ nhiệt độ, độ ẩm.
4. Hỗ trợ dược sĩ bán hàng, kiểm tra thuốc cùng dược sĩ, số lượng bán ra
và lấy thuốc chính xác theo đơn, theo nhu cầu.
5. Ghi mặt hàng đã bán vào sổ
11


6. Lưu đơn vào sổ
7. Lập bảng dự trù
8. Nhập hàng hóa lưu đơn hàng vào sổ
9. Quy trình kiểm tra hạn sản phẩm cuối tháng
10.Kiểm tra, phân biệt thuốc kê đơn, không kê đơn, dụng cụ y tế, mỹ
phẩm, thuốc dùng ngoài, thuốc đông y, biết trong nhóm nào để cắt
giữ.
11.Tiếp nhận khiếu nại của khách hàng để giúp Dược sĩ giải quyết.

12.Tìm hiểu biệt dược mới và ghi nhớ thuộc nhóm thuốc .
13.Quy cách đóng gói sản phẩm dạng viên, mùi vị.
14.Viết giá trên từng sản phẩm, vỉ thuốc hoặc viết giấy kèm theo thuốc.
15.Sản phẩm bán theo vỉ , viên , lọ , hộp
16.Quy trình thao tác theo tiêu chuẩn GPP
17.Thuốc không kê đơn
18.Thuốc kê đơn
19.Thuốc thiết yếu
20.Tiếp xúc nhiều mặt thuốc, cách phối hợp thuốc.
21.Sau 2 tháng cần quen mặt thuốc và cách bán theo đơn bệnh lý và loại
thuốc không kê đơn

12


NGUYÊN TẮC TIÊU CHUẨN
THỰC HÀNH TỐT QUẦY THUỐC GPP
I. Các Quy Định Chung
1. Nguyên tắc của việc “thực hành Nhà thuốc”
Đảm bảo sử dụng hợp lý an toàn có hiệu quả là 1 trong 2 mục tiêu cơ
bản của chính sách quốc gia về thuốc Việt Nam. Mọi nguồn thuốc sản xuất
trong nước hay nhập khẩu đều đến tay người sử dụng hầu hết đều trực tiếp
qua hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc .
“Thực hành tốt Nhà thuốc “ (Good Phamarcy Practise = GPP) là
văn bản đưa ra các nguyên tắc, tiêu chuẩn cơ bản trong thực hành nghề
nghiệp tại Nhà thuốc của Dược sĩ và nhân sự dược trên cơ sở tự nguyện tuân
thủ các tiêu chuẩn đạo đức và chuyên môn ở mức cao hơn những yêu cầu
pháp lý tối thiểu GPP phải đảm bảo thực hiện các nguyên tắc sau:
1.1. Phải đặt lợi ích của người bệnh và sức khỏe của cộng đồng lên
trên hết.

1.2. Cung cấp thuốc đảm bảo chất lượng kèm teo thông tin về thuốc tư
vấn thích hợp cho người sử dụng và theo dõi việc sử dụng thuốc.
1.3. Tham gia vào hoạt động tự điều trị triệu chứng của bệnh đơn
giản.
1.4. Góp phần đẩy mạnh việc kê đơn phù hợp, kinh tế và việc sử dụng
thuốc an toàn, hợp lý, có hiệu quả.
2. Giải thích từ ngữ
Cơ sở bán lẻ đạt tiêu chuẩn GPP là cơ sở đáp ứng các nguyên tắc, tiêu
chuẩn qui định của quyết định này.
Người bán lẻ là Dược sỹ trung học và những người được đào tạo về
Dược hoạt động tại cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm : Dược sỹ trung học , Dược
sỹ , Y sỹ giữ tủ thuốc trạm y tế xã và người bán lẻ thành phẩm thuốc Đông y.
3. Diện tích
Diện tích phù hợp với qui mô kinh doanh nhưng tối thiểu là 10m 2 phải có
khu vực để trưng bày, bảo quản thuốc và khu vực để người mua tiếp xúc trao
đổi thông tin về việc sử dụng thuốc với người bán lẻ .
Phải bố trí thêm diện tích cho những hoạt động khác như :
- Phòng ra lẻ thuốc không còn bao bì trực tiếp với thuốc để bán lẻ.
- Nơi rửa tay cho người bán lẻ và người mua thuốc.
- Kho bảo quản thuốc riêng nếu cần.
- Trong trường hợp kinh doanh thêm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng
13


thì phải có khu vực riêng không bày bán chung với thuốc và không
ảnh hưởng đến thuốc.
4. Thiết bị bảo quản thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc
Có đủ thiết bị bảo quản thuốc tránh được các ảnh hưởng bất lợi của ánh
sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sự ô nhiễm, sự xâm nhập của côn trùng bao gồm : tủ
quầy, giá kệ chắc chắn trên nhãn, dễ vệ sinh, thuận tiện cho bày bán, bảo

quản thuốc và đảm bảo thẩm mỹ.
Thiết bị bảo quản thuốc phù hợp với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn
thuốc. Điều kiện bảo quản ở nhiệt độ phòng duy trì ở nhiệt độ dưới 30 OC độ
ẩm dưới 70%.
5. Hồ sơ sổ sách và tài liệu chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc
Có tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc, các cơ chế dược hiện hành để
người bán lẻ có thể tra cứu khi cần thiết.
Các sổ sách hồ sơ liên quan đến hoạt động kinh doanh thuốc.
Xây dựng và thực hiện các qui trình thao tác chuẩn dưới dạng văn bản
cho tất cả các hoạt động chuyên môn để mọi nhân viên áp dụng tối thiểu
phải có các qui trình sau :
- Quy trình mua thuốc và kiểm soát chất lượng
- Quy trình bán thuốc theo đơn
- Quy trình bán thuốc không kê đơn
- Quy trình bảo quản và theo dõi chất lượng thuốc
- Quy trình giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại và thu hồi.
- Quy trình khác có liên quan.
6. Các hoạt động chủ yếu của cơ sở bán lẻ thuốc
Mua thuốc: Nguồn mua thuốc được mua tại các cơ sở kinh doanh hợp
pháp.
- Có hồ sơ theo dõi, lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín, đảm bảo chất
lượng thuốc trong quá trình kinh doanh.
- Chỉ mua những thuốc được phép lưu hành, thuốc mua còn nguyên vẹn
và có đầy đủ bao gói của nhà sản xuất, nhãn đúng qui chế, có chứng
từ, hóa đơn hợp lệ.
- Khi nhập thuốc, người bán lẻ kiểm tra hạn dùng, kiểm tra các thông
tin trên nhãn thuốc theo quy chế.
7. Bán thuốc
7.1. Các bước cơ bản trong hoạt động bán lẻ thuốc bao gồm :
- Người bán lẻ hỏi người mua những câu liên quan đến bệnh, đến thuốc

mà người mua yêu cầu.
14


- Người bán lẻ tư vấn cho người mua về lựa chọn thuốc, cách dùng
thuốc trường hợp không có đơn thuốc kèm theo.
- Người bán lẻ cung cấp các thuốc phù hợp, kiểm tra, đối chiếu tên
thuốc, cảm quan về chất lượng, số lượng, chủng loại thuốc.
7.2. Các quy định về tư vấn cho người mua
- Người mua thuốc cần được sự tư vấn đúng đắn, đảm bảo hiệu quả
điều trị và phù hợp với yêu cầu nguyện vọng.
- Đối với người bệnh đòi hỏi phải có chẩn đoán của thầy thuốc mới có
thể dùng thuốc.
- Đối với bệnh nhân nghèo không đủ tiền chi trả thì người bán lẻ cần tư
vấn lựa chọn loại thuốc có giá cả hợp lý đảm bảo điều trị bệnh và
giảm tới mức thấp nhất khả năng chi phí.
8. Bán thuốc theo đơn
Phải có sự tham gia trực tiếp của người bán lẻ có trình độ chuyên môn
phù hợp và tuân thủ các qui định, qui chế kê đơn và bán thuốc theo đơn hiện
hành.
Người bán lẻ phải bán đúng đơn thuốc, trường hợp phát hiện đơn không
rõ ràng về đơn thuốc, nồng độ, hàm lượng hoặc số lượng hoặc có sai phạm
về pháp lý, chuyên môn hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, người
bán lẻ phải giải thích rõ cho người mua và có quyền từ chối bán theo đơn.
Người bán lẻ là Dược sỹ đại học có quyền thay thế thuốc bằng một loại
thuốc khác có cùng hoạt chất, dạng bào chế, liều lượng khi có sự đồng ý của
người mua.
Người bán lẻ hướng dẫn người mua về cách sử dụng thuốc nhắc nhở
người mua thực hiện đúng đơn thuốc.
9. Bảo quản thuốc

Thuốc phải được bảo quản đúng theo yêu cầu ghi trên nhãn
Thuốc nên được sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý.
Các thuốc kê đơn, nếu được bày bán và được bảo quản tại khu vực riêng
có ghi rõ “Thuốc kê đơn” hoặc trong cùng một khu vực phải để riêng các
thuốc bán theo đơn.
10. Đối với người làm việc trong cơ sở bán lẻ thuốc
Có thái độ hòa nhã, lịch sự khi tiếp xúc với người mua thuốc.
Hướng dẫn, giải thích cung cấp thông tin và lời khuyên đúng đắn về cách
dùng thuốc cho người mua hoặc bệnh nhân.
Trang phục : áo blouse trắng sạch sẽ, gọn gàng có đeo bảng tên , chức
danh.
Tham gia các lớp đào tạo cập nhật kiến thức chuyên môn và pháp luật y
15


tế.
11. Đối với người quản lý chuyên môn hoặc chủ cơ sở bán thuốc lẻ.
Phải thường xuyên có mặt trong thời gian hoạt động và chịu trách nhiệm
trước pháp luật về mọi hoạt động của cơ sở. Trong trường hợp vắng mặt phải
ủy quyền cho nhân viên có trình độ chuyên môn trực tiếp tham gia.
Liên hệ với bác sỹ kê đơn trong trường hợp cần thiết để giải quyết.
Kiểm soát chất lượng thuốc mua về theo dõi và thông báo cho cơ quan y
tế các tác dụng không mong muốn của thuốc.
12. Các hoạt động cơ sở bán lẻ cần phải làm đối với thuốc bị khiếu nại
hoặc thu hồi.
Phải có hệ thống lưu trữ các thông tin, thông báo về thuốc, khiếu nại
thuốc không được phép lưu hành, thuốc phải thu hồi.
Có thông báo thu hồi cho khách hàng, kiểm tra và trực tiếp thu hồi.
Có hồ sơ ghi rõ việc khiếu nại và biện pháp giải quyết cho người mua về
khiếu nại hoặc thu hồi thuốc.

Nếu hủy thuốc phải có biên bản theo qui chế quản lý chất lượng thuốc có
báo cáo các cấp theo quy định.

16


QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI QUẦY THUỐC
Dược sĩ giới thiệu mô hình cơ cấu tổ chức quản lý của quầy thuốc,
hướng dẫn cách sắp xếp thuốc trong từng tủ kính, trên kệ theo đúng nhóm
thuốc điều trị: theo vần A, B, C, .. tác dụng mạnh, tác dụng thấp, thuốc
ngoại, thuốc nội, kê đơn, không kê đơn đảm bảo nguyên tắc “Dễ thấy, dễ lấy,
dễ kiểm tra”.
Dược sĩ hướng dẫn cách bảo quản thuốc, dụng cụ y tế, kỹ năng bán
hàng, tư vấn và giao tiếp với khách hàng.
Phải mặc áo blouse, đeo bảng tên trên ngực áo khi làm việc, thái độ vui
vẻ, hòa đồng, tạo niềm tin, sự tin cậy, cẩn thận, tỷ mĩ, chích xác, kỹ lưỡng
hướng dẫn cách dùng, liều dùng cho bệnh nhân và thân nhân của người
bệnh.
Dược sĩ hướng dẫn cách phối hợp một số toa thuốc, cách phối hợp thuốc
ít gây tương tác nâng cao tác dụng điều trị, hướng dẫn bảng giá, mua bán sao
cho phù hợp, thông báo thuốc bị thu hồi để người mua có thể nhận biết được
thông tin.
Thực tập bán thuốc, tiếp xúc với bệnh nhân và khách hàng khi giao
thuốc phải có bao gói ghi rõ ràng cách dùng, liều lượng.
Trao đổi với Dược sĩ về tác dụng phụ, tác dụng không mong muốn,
tương tác, tương kỵ mà trong thực tế khách hàng và người bệnh sử dụng
phản ánh đến Dược sĩ.
Dược sĩ hướng dẫn danh mục thuốc thiết yếu tuyến C bảng niên yết giá,
các biểu mẫu, sổ sách thống kê, theo dõi kiểm tra chất lượng và hạn dùng tại
nhà thu.


17


CÁCH SẮP XẾP – BẢO QUẢN THUỐC TẠI QUẦY THUỐC
Thuốc tại được sắp xếp trên kệ cao và xếp theo từng nhóm riêng sao cho
dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra.Thuốc được sắp xếp theo từng khu vực cho mỗi
nhóm như :
- Nhóm thuốc kháng sinh sulfamid - kháng viêm không steroid.
- Nhóm thuốc hạ sốt – giảm đau
- Nhóm tim mạch – lợi tiểu
- Nhóm an thần chống co giật
- Nhóm nội tiết – hoóc môn
- Nhóm trị giun sán
- Nhóm thuốc chữa ho hen
- Nhóm thuốc tiêu hóa
- Nhóm nhỏ mắt – tai mũi họng
- Nhóm thuốc dùng ngoài
- Nhóm vitamin – khoáng chất
- Nhóm chống dị ứng
- Nhóm bệnh phụ khoa- Dụng cụ y tế
Việc bảo quản thuốc nhằm đảm bảo chất lượng thuốc. Đây là một nhiệm
vụ không thể thiếu của những người làm công tác Dược. Chất lượng thuốc
tốt hay xấu đều ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và kinh tế của
toàn xã hội chính vì thế công tác bảo quản là một khâu rất quan trọng. Thuốc
được xếp trên những tủ kính, cao ráo thoáng mát, tránh ánh sáng tránh ẩm,
chống nhầm lẫn, cháy nổ, quá hạn, đổ vỡ, hư hao,
mất mát (nhiệt độ < 30oC và độ ẩm 70%) tủ, kệ, phòng luôn được lau dọn,
vệ sinh sạch sẽ tránh bụi bẩn, vi khuẩn , nấm mốc, mối mọt xâm nhập.
Có bao bì đóng gói đáp ứng yêu cầu của từng loại, có đủ nhãn đúng qui

chế, phải có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời khi xảy ra sự cố.
Thuốc kê đơn, không kê đơn phải bảo quản, quản lý theo đúng qui chế.

18


MỘT SỐ CÁC SỔ SÁCH BIỂU MẪU
SỔ NHẬP THUỐC
Số
TT

Tên thuốc

Đơn
vị

Số
chứng
từ

Số
lượng
nhập

Số
lượng
xuất

Số
lượng

hỏng

Còn lại

SỔ THEO DÕI CHẤT LƯỢNG THUỐC
Số

Tên thuốc

TT

Hàm lượng

Chất
lượng

Ngày

Số
lượng

Xử trí

Ghi
chú

SỔ THEO DÕI LÔ SẢN XUẤT VÀ HẠN DÙNG
Số

Tên thuốc


TT

Hàm lượng

Dạng
bào chế

Xuất sứ

Số lô

Hạn
dùng

Ghi
chú

19


20


PHIẾU THEO DÕI NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM
Tháng … năm 20 …
- Nhiệt độ: Error: Reference source not found300C.
- Độ ẩm: Error: Reference source not found%.
Nhiệt độ (0C)
Ngày


9-10h

14-15h

Độ ẩm (%)
9-10h

14-15h

Ký tên
Người thực
hiện

Người kiểm
tra

Ghi chú

1/
2/
3/
4/
5/
6/
7/
8/
9/
10/
11/

12/
13/
14/
15/
16/
17/
18/
19/
20/
21/
22/
23/
24/
25/
26/
27/
28/
29/
30/
31/
21


DANH MỤC THUỐC TẠI QUẦY THUỐC
STT

Tên thuốc

Hàm lượng


1.

Aldactone

25mg

2.

Angioten

50mg

3.

Aprovel

150mg

4.

Aprovel

300mg

5.

Asomex

2,5mg


6.

Asomex

5mg

7.

Aspilets EC

80mg

8.

Atovast 10

10mg

9.

Atovast 20

20mg

10.

Aztor

10mg


11.

Blood pressure Support

Không

12.

Clazic SR

30mg

13.

Co-Aprovel

150mg

14.

Co-Aprovel

300mg

15.

Combizar

50/12.5


16.

CoQ10 Hotgel

17.

Coryol

12.5mg

18.

Coryol

6.25 mg

19.

Coumadin

5 mg

20.

Cozaar

50mg

21.


Daflon

500mg

22.

Digoxin

0,25mg

23.

Dogmatil

50mg

24.

Dopegyt

250mg
22


25.

Efferalgan Codein

500 mg


26.

Enahexal

5 mg

27.

Enapanil

10mg

28.

Fepinram

400mg

29.

Furoxetil

250 mg

30.

Glidin MR

35 mg


31.

Glucophage XR

500 mg

32.

Healthy Heart

Không

33.

Hepnol

Không

34.

Hyzaar

50/12,5mg

35.

Infartan

75 mg


36.

Ipentol

400 mg

37.

Januvia

100 mg

38.

Linorip

10mg

39.

Lodimax

5mg

40.

Lodimax

10mg


41.

Magie B6

42.

Merabin

43.

Metazydyna

20mg

44.

Metohexal

100mg

45.

Mobic

7.5mg

46.

Multivitamin


Không

47.

Nakitot

Không

48.

Natocare

8000

49.

Nebilet

5 mg

50.

Niterwork

Không

51.

Nitromint


2,6mg

500 mcg

23


52.

Normelip

10 mg

53.

Omega3

Không

54.

Osalium

Không

55.

Ossomaxe

75 mg


56.

Osteomin

57.

Panagin

Không

58.

Pantocid

40 mg

59.

Phadogreen

60.

Plendil plus

61.

Repulton

40 mg


62.

Selluron

Không

63.

Seofotin

25mg

64.

Sintrom

4mg

65.

Spiromide

50/20mg

66.

Sunclopilet

75mg


67.

Sunprolomet

50 mg

68.

Swellmind

80 mg

69.

Ticonet

Không

70.

Toraass A

50 mg

71.

Toraass H

12,5/50


72.

Triatec

5mg

73.

V-Bloc

6.25 mg

74.

Zestoretic

20mg

75.

Co-Diovan

80/12,5 mg

76.

Co-Diovan

160/12,5 mg


77.

Co-Diovan

160/25 mg

78.

Diovan

5/50

80 mg
24


79.

Diovan

160 mg

80.

Exforge

5/80 mg

81.


Exforge

5/160 mg

82.

Exforge

10/160 mg

83.

Lipiotor

10 mg

84.

Lipitor

20 mg

85.

Plavic

75 mg

86.


Renitec

5 mg

87.

Renitec

10 mg

88.

Renitec

20 mg

MỘT SỐ CHỈ ĐỊNH - LIỀU DÙNG
CỦA THUỐC KẾT HỢP BÁN CHO BỆNH NHÂN
1. Cảm ho
1.Paracetamol :

1 viên

2.Terpin – codein :

1 viên

3.Vitamin C :


1 viên

x 3 lần / ngày
x 3 lần / ngày
x 3 lần / ngày

2. Nhức đầu
1.Efferallgan 500mg :

1 viên

2.Vitamin B1 250mg :1 viên

x 3 lần / ngày
x 3 lần / ngày
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×