Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô (LA tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 145 trang )

1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu
Cùng với chính sách tài khóa, CSTT giữ một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm (Cochrane, 1998; Mishkin, 2002; Berument
& Dincer, 2008). Một sự thay đổi trong lãi suất điều hành của NHTW sẽ có tác động
đến lãi suất thương mại ngắn hạn, dài hạn của hệ thống ngân hàng, và tác động lên các
hoạt động kinh tế. Chẳng hạn, khi lãi suất thương mại ngắn hạn và dài hạn giảm xuống,
các hộ gia đình sẽ sẵn sàng hơn trong việc tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ, các
doanh nghiệp sẽ ở vào vị thế sẵn sàng hơn để thực hiện việc đầu tư nhằm mở rộng các
hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, các doanh nghiệp cũng sẽ gia tăng việc thuê
mướn nhân công và thúc đẩy sản xuất. Kết quả thông thường là thất nghiệp sẽ giảm đi,
tài sản của các gia đình sẽ gia tăng, và kinh tế sẽ tăng trưởng.
Bên cạnh đó, CSTT cũng có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lạm phát
(Chowdhury và cộng sự, 1995; Kahn và cộng sự, 2002; Bhuiyan & Lucas, 2007;
Berument & Dincer, 2008). Khi lãi suất giảm, nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ gia tăng
có xu hướng thúc đẩy tiền lương và các chi phí khác tăng theo, bởi nhu cầu cao hơn đối
lao động và nguyên liệu, máy móc cần thiết cho sản xuất. Hơn nữa, diễn biến của
CSTT sẽ tạo ra kỳ vọng về cách thức và kết quả mà nền kinh tế sẽ vận hành trong
tương lai, trong đó có kỳ vọng về giá cả và tiền lương, và những kỳ vọng này sẽ tác
động trực tiếp lên lạm phát hiện tại.
Những phân tích trên về vai trò của CSTT đối với thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết việc
làm cũng như tác động đến lạm phát chỉ mới xem xét trong điều kiện của một nền kinh
tế đóng. Trong một nền kinh tế mở, mọi thứ không chỉ dừng lại ở đó. CSTT thắt chặt đi
kèm với sự gia tăng lãi suất trong nước không chỉ tác động đến các nhân tố nội địa mà
còn cả những yếu tố ở bên ngoài biên giới quốc gia (Romer, 1993; Rogoff, 2003;
Woodford, 2007; Mishkin, 2009). Sự gia tăng này có thể đem lại cho các nhà đầu tư


2



nước ngoài một tỷ lệ lợi nhuận cao hơn khi đầu tư vào các tài sản trong nước. Điều đó
có nghĩa là những tài sản nội địa (theo đồng nội tệ) sẽ hấp dẫn hơn, do đó mà cán cân
vốn sẽ biến động. Kết quả là đồng nội tệ có thể tăng giá, làm giảm giá của hàng nhập
khẩu và tăng giá của hàng xuất khẩu, ảnh hưởng đến cán cân thương mại nói riêng và
cán cân thanh toán nói chung.
Đến lượt nó, việc giảm giá hàng nhập khẩu và tăng giá hàng xuất khẩu có thể kéo giảm
đà tăng giá của hàng hóa và lạm phát trong nước. Việc gia tăng các nguồn vốn chảy
vào có thể sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm. Nói cách khác,
có thể độ mở nền kinh tế có vai trò trong tác động của CSTT lên các yếu tố kinh tế vĩ
mô.
Như vậy, các lý thuyết kinh tế đã thừa nhận độ mở của nền kinh tế có ảnh hưởng đến
tác động của CSTT lên các yếu tố kinh tế vĩ mô. Về mặt thực nghiệm, trên thế giới
cũng đã có những nghiên cứu đề cập đến tác động này. Các nghiên cứu của Karras
(1999a, 1999b, 2001), Berument và Dogan (2003), Işık và cộng sự (2005), Işık và Acar
(2006), Berument và cộng sự (2007) đã cho thấy vai trò của độ mở đối với tác động
của CSTT lên tăng trưởng kinh tế, lạm phát và tỷ giá hối đoái, ở các quốc gia phát triển
và cả đang phát triển.
Tuy nhiên, có ít nhất hai vấn đề mà những nghiên cứu thực nghiệm được tìm thấy chưa
thể trả lời thỏa đáng.
Thứ nhất, CSTT không chỉ có tác động lên tăng trưởng kinh tế, lạm phát và tỷ giá hối
đoái ở các quốc gia mà còn có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy việc làm, giảm
thất nghiệp; duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính; cân bằng cán cân thanh toán
quốc tế và nhiều tác động khác, theo Fry và cộng sự (2000), Mishkin (2004) hay Bordo
(2007). Như vậy, độ mở nền kinh tế sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các tác động này
(tức tác động lên thất nghiệp, cán cân thanh toán, sự ổn định của hệ thống tài chính và
nhiều mục tiêu khác) của CSTT?


3


Thứ hai, ở các quốc gia chuyển đổi - đối tượng chưa có nghiên cứu nào thực hiện - thì
có hay không sự ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của CSTT lên các yếu
tố kinh tế vĩ mô; nếu có thì sự tác động này diễn ra như thế nào, giống hay khác với tác
động này ở các quốc gia phát triển hay đang phát triển khác.
Trên cơ sở các nhận định đó, luận án “Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động
của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô” là sự bổ sung cần thiết vào các
nghiên cứu mang tính thực nghiệm đó. Luận án này sẽ tiến hành đánh giá tác động của
CSTT lên tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp ở các quốc gia chuyển đổi1,
trong đó có Việt Nam dưới ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế.
1.2 Các nghiên cứu liên quan đến hướng nghiên cứu của luận án
Tác động của CSTT lên các yếu tố kinh tế vĩ mô dường như là một đề tài hấp dẫn, bởi
những nghiên cứu theo hướng này được thực hiện với số lượng lớn và thực sự đa dạng.
Tuy nhiên, đánh giá ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động này vẫn còn một
khoảng trống để các nghiên cứu thực nghiệm khác có thể thực hiện.
Một trong những nghiên cứu về ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của
CSTT lên các yếu tố kinh tế vĩ mô được ghi nhận là Karras (1999a), đây có thể xem là
nghiên cứu mở đường cho những nghiên cứu về sau theo hướng này. Trong nghiên cứu
này, Karras (1999a) chọn mẫu số liệu gồm 38 quốc gia, cả phát triển và đang phát
triển, sử dụng hai thước đo bao gồm tỷ lệ (XK+NK)/GDP và tỷ lệ NK/GDP để đại diện
cho độ mở nền kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ mở nền kinh tế càng lớn thì tác
động của CSTT lên tăng trưởng kinh tế càng yếu, nhưng tác động của CSTT lên lạm
phát sẽ càng mạnh hơn.

1

Như đã trình bày, CSTT không chỉ tác động lên tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp, tại sao luận án chỉ
đo lường ảnh hưởng của độ mở đến tác động của CSTT lên ba yếu tố này xin được làm rõ ở phần 1.6 chương 1
(Đối tượng và phạm vi nghiên cứu).



4

Cũng trong năm 1999, Karras tiếp tục công bố một nghiên cứu khác theo hướng này.
Lần này Karras (1999b) sử dụng dữ liệu của 37 quốc gia, tiến hành đo lường ảnh
hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của CSTT lên tỷ giá hối đoái. Tác giả rút ra
kết luận rằng trong điều kiện độ mở nền kinh tế càng lớn, thì tác động của CSTT lên tỷ
giá hối đoái càng yếu đi.
Karras (2001) tiếp tục là một nghiên cứu về mối quan hệ giữa độ mở nền kinh tế và tác
động của CSTT lên tăng trưởng kinh tế. Mẫu nghiên cứu gồm 8 quốc gia (Úc, Canada,
Đức, Italia, Nhật Bản, Nam Phi, Anh và Mỹ) trong giai đoạn quý 1/1960 đến quý
4/1993. Kết quả một lần nữa cho thấy độ mở của nền kinh tế càng lớn thì ảnh hưởng
của CSTT lên tăng trưởng kinh tế càng nhỏ. Nghiên cứu này của Karras tiếp tục củng
cố kết quả mà Karras (1999a) đã đạt được khi tiến hành với mẫu nghiên cứu khác.
Sau các nghiên cứu của Karras2, các nghiên cứu tiếp theo của hướng này lặp lại các đo
lường mà Karras (1999a, 1999b, 2001) đã thực hiện3, nhưng với các mẫu số liệu khác,
trong những khoảng thời gian khác. Có thể kể ra như các nghiên cứu của Berument và
Dogan (2003), Işık và cộng sự (2005), Işık và Acar (2006), Berument và cộng sự
(2007) hay Coric và cộng sự (2012). Kết quả từ các nghiên cứu này có cả đồng nhất và
không đồng nhất với các nghiên cứu mà Karras (1999a, 1999b, 2001) đã thực hiện.
Có thể thấy rằng số lượng các nghiên cứu theo hướng này còn tương đối ít. Mặt khác,
các nghiên cứu từ Việt Nam khi đánh giá tác động của CSTT lên các yếu tố kinh tế vĩ
mô như Nguyễn Quỳnh Hoa (2008), Bùi Duy Phú (2009), Viện nghiên cứu quản lý
kinh tế trung ương (2010), Hoàng Xuân Bình (2011), Nguyễn Khắc Quốc Bảo (2013),

2

Cho đến thời điểm các nghiên cứu của Karras (1999a, 1999b, 2001) được xuất bản thì tác giả chưa tìm thấy
những nghiên cứu khác được công bố trước đó cùng chủ đề này. Trong bài nghiên cứu của mình, Karras (1999a,
1999b, 2001) cũng không cho thấy rằng có những nghiên cứu trước cùng chủ đề đã được công bố.

3
Cho đến thời điểm hoàn thành luận án này, tác giả chưa tìm thấy những nghiên cứu có hướng tiếp cận chủ đề
này khác với cách tiếp cận của Karras (1999a, 1999b, 2001). Vì vậy, quan điểm cho rằng “các nghiên cứu tiếp
theo của hướng này lặp lại các đo lường và Karras (1999a, 1999b, 2001) đã thực hiện” có thể thay đổi trong
trường hợp tác giả tìm thấy những nghiên cứu có cách tiếp cận khác với cách tiếp cận của Karras (1999a, 1999b,
2001).


5

Nguyễn Thị Ngọc Trang và cộng sự (2013) đều chưa xem xét đến yếu tố độ mở kinh
tế.
1.3 Khe hở nghiên cứu
Về mặt lý thuyết, các nhà kinh tế vẫn còn nhiều tranh cãi về tác động của CSTT lên các
yếu tố kinh tế vĩ mô, trong điều kiện không xem xét và có xem xét đến yếu tố độ mở
của nền kinh tế4. Khi đề cập đến vai trò của CSTT, như nghiên cứu này sẽ chỉ ra, vẫn
tồn tại ít nhất bốn trường phái lớn có những quan điểm khác nhau về vấn đề này
(trường phái cổ điển, trường phái Keynes, trường phái các nhà kinh tế học tiền tệ và
trường phái các nhà kinh tế học tân cổ điển)5. Trong điều kiện của nền kinh tế mở, hai
luồng quan điểm trái ngược nhau của các nhà kinh tế về tác động của CSTT lên tăng
trưởng kinh tế, lạm phát và các yếu tố kinh tế vĩ mô khác vẫn tồn tại song hành
(Romer, 1993; Rogoff, 2003; Ball, 2006; IMF, 2006; Kohn, 2006; Yellen, 2006;
Papademos, 2007; Woodford, 2007; Mishkin, 2009).
Về mặt thực nghiệm, những nghiên cứu được tìm thấy đã xem xét những khía cạnh: (i)
ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của CSTT lên lạm phát, tăng trưởng
kinh tế; và (ii) ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của CSTT lên tỷ giá hối
đoái. Ngoài các nghiên cứu của Karras (1999a, 1999b, 2001), các nghiên cứu tiếp theo
dù sử dụng số liệu khác, trong những khoảng thời gian khác song chỉ kiểm định những
mối quan hệ mà Karras (1999a, 1999b, 2001) đã thực hiện trước đó. Như vậy, mối
quan hệ giữa độ mở nền kinh tế và tác động của CSTT lên thất nghiệp, cán cân thanh

toán quốc tế và các yếu tố kinh tế vĩ mô khác vẫn chưa được xem xét.
Đối với nghiên cứu về tác động của CSTT đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát dưới
ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế, số lượng nghiên cứu ở phạm vi toàn cầu còn khá hạn
chế. Hơn nữa, các nghiên cứu này được thực hiện đối với các quốc gia phát triển và
4
5

Các tranh luận này được trình bày chi tiết ở mục 2.2 và 2.3 chương 2.
Được trình bày chi tiết ở mục 2.2 chương 2.


6

đang phát triển mà chưa có nghiên cứu nào được thực hiện đối với các quốc gia chuyển
đổi, vốn có những đặc thù so với các quốc gia khác không thuộc nhóm này. Bên cạnh
đó, điều đáng quan tâm là các nghiên cứu thực nghiệm đã không đem lại một kết quả
nhất quán, nghĩa là khó có thể sử dụng một nghiên cứu thực nghiệm nào đó để diễn
giải cho một mẫu quan sát khác. Chẳng hạn, Berument và cộng sự (2007) đi đến kết
luận rằng tác động của CSTT lên tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở các quốc gia trong
mẫu nghiên cứu có thể còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác mà tác giả chưa đề cập
đến. Nghiên cứu đã không rút ra được kết luận mang tính tổng quát nào về các mối
quan hệ này. Kết quả nghiên cứu đối với trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ của Berument và
Dogan (2003) cũng có phần không đồng nhất với kết quả nghiên cứu ban đầu của
Karras (1999a). Như vậy, không có một kết quả nhất quán cho các trường hợp đã
nghiên cứu, và mang lại cơ hội cho những nghiên cứu thực nghiệm mới.
Một vấn đề nữa cũng tạo ra cơ hội để luận án này được thực hiện, đó là tác giả chưa
tìm thấy nghiên cứu nào ở trong nước xem xét sự thay đổi trong tác động của CSTT lên
các yếu tố kinh tế vĩ mô trong điều kiện có quan tâm đến độ mở của nền kinh tế.
Những đề tài được tìm thấy thường tập trung nghiên cứu về tác động của CSTT lên các
yếu tố kinh tế vĩ mô, các phương thức truyền dẫn của CSTT ở Việt Nam… mà chưa

xem xét đến yếu tố độ mở của nền kinh tế trong các tác động này của CSTT (Nguyễn
Quỳnh Hoa, 2008; Bùi Duy Phú, 2009; Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương,
2010; Hoàng Xuân Bình, 2011; Nguyễn Khắc Quốc Bảo, 2013; Nguyễn Thị Ngọc
Trang và cộng sự, 2013).
Dựa vào những phân tích trên, luận án này sẽ tập trung vào nghiên cứu ảnh hưởng của
độ mở nền kinh tế đối với tác động của CSTT lên các yếu tố kinh tế vĩ mô, bao gồm:
tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp ở các quốc gia chuyển đổi. Từ đó, những
gợi ý chính sách rút ra từ kết quả nghiên cứu có thể hữu ích cho các nhà hoạch định
chính sách, trong đó có NHNN trong việc điều hành CSTT thời gian tới.


7

Như vậy, có thể thấy rằng còn nhiều khe hở để luận án này được thực hiện. Tuy vậy, để
luận án có ý nghĩa cao hơn, kết quả của luận án có thể là một sự đóng góp thực sự nếu
có thể chứng minh được rằng, ngoài việc kiểm tra lại (vì đã được thực nghiệm trước
đây) ảnh hưởng của độ mở đến tác động của CSTT lên tăng trưởng kinh tế và lạm phát
thì việc kiểm tra ảnh hưởng của độ mở đến tác động của CSTT lên thất nghiệp (chưa
được thực nghiệm trước đây) ở các quốc gia chuyển đổi là một nghiên cứu cần thiết. Sự
cần thiết của nghiên cứu này khi và chỉ khi không thể dùng kết quả đánh giá ảnh
hưởng của độ mở đến tác động của CSTT lên tăng trưởng kinh tế và lạm phát để suy ra
ảnh hưởng của độ mở đến tác động của CSTT lên thất nghiệp một cách chắc chắn.
Thật vậy, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp vốn là những đối tượng có mối
quan hệ với nhau khá mật thiết. Định luật Okun là minh chứng tiêu biểu cho quan hệ
giữa tăng trưởng và thất nghiệp (Okun, 1962), còn sự đánh đổi giữa lạm phát và thất
nghiệp theo mô hình đường cong Phillips (Phillips, 1958) là minh chứng cho mối quan
hệ giữa thất nghiệp và lạm phát. Tuy nhiên, không thể lấy kết quả nghiên cứu về ảnh
hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của CSTT lên tăng trưởng kinh tế hay lạm
phát để suy ra kết quả về ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của CSTT lên
thất nghiệp. Việc suy luận đơn giản có thể sẽ dẫn đến sai lầm bởi ít nhất hai lý do sau:

Thứ nhất, nhiều lý thuyết cho rằng có sự tồn tại của tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (nonaccelerating inflation rate of unemployment - NAIRU), tức mức thất nghiệp thấp nhất
của một nền kinh tế mà không có sự đánh đổi giữa thất nghiệp và lạm phát (Friedman,
1968; Phelps, 1968; King, 1999b). Các lý thuyết này cho rằng trong dài hạn thì tỷ lệ
thất nghiệp sẽ trở về mức thất nghiệp tự nhiên và sẽ được quyết định duy nhất bởi các
yếu tố thuộc về phía cung lao động (Pichelmann & Schuh, 1997) hay được quyết định
bởi mức thuế thu nhập cá nhân6, chi phí người sử dụng lao động phải trả, các quy định
về thị trường đối với hàng hóa được sản xuất, tỷ lệ tham gia công đoàn và lợi ích thay
6

Tác giả dùng từ tax wedge, tức là sự chênh lệch giữa mức thu nhập mà người lao động đem về nhà so với mức
mà người sử dụng lao động trả cho họ.


8

thế của thất nghiệp (Gianella và cộng sự, 2008). Khi đó, không thể dùng tăng trưởng
kinh tế hay lạm phát để suy ra thất nghiệp.
Điều đó có nghĩa rằng tăng trưởng kinh tế cao không phải bao giờ cũng là câu trả lời
chắc chắn của tình trạng thất nghiệp thấp. Còn đường Phillips dài hạn cho rằng nếu
một quốc gia cố gắng giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới mức tự nhiên, thì tỷ lệ thất
nghiệp sẽ vẫn ở mức tự nhiên mà tỷ lệ lạm phát lại bị nâng lên liên tục, tức không có
đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trong dài hạn. Về mặt thực nghiệm, Malley và
Molana (2007) trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa thất nghiệp và tăng trưởng kinh
tế chỉ ra rằng ở Đức thì mối quan hệ ngược chiều này là rõ ràng, còn 6 quốc gia còn lại
của nhóm G77 cho thấy tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp là tương quan thuận, tức
tăng trưởng kinh tế cao cũng đồng thời tồn tại thất nghiệp cao. Hay nghiên cứu về
Macedonia, một quốc gia chuyển đổi cho thấy không tồn tại mối quan hệ ngược chiều
giữa tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp (Sadiku, 2015). Trong khi đó, Aghion và
Howitt (1994) cho rằng tăng trưởng kinh tế nhờ sự phá hủy sáng tạo (creative
destruction) sẽ làm thất nghiệp gia tăng. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm khác cũng cho

thấy không có sự đánh đổi đáng kể giữa lạm phát và thất nghiệp trong dài hạn như
Gordon (1996), Nishizaki (1997), Apel và Jansson (1999) hay Kajuth (2014).
Thứ hai, cần chú ý ảnh hưởng của độ mở đến thất nghiệp ở các quốc gia. Nếu đơn giản
cho rằng tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn đến thất nghiệp giảm đồng nghĩa với việc không
xem xét đến vai trò của độ mở nền kinh tế (và rất nhiều yếu tố khác). Khả năng thúc
đẩy việc làm thông qua tăng trưởng kinh tế trong một nền kinh tế đóng và trong một
nền kinh tế mở là khác nhau. Độ mở có thể góp phần giúp thất nghiệp giảm
(Felbermayr và cộng sự, 2011a); có thể làm thất nghiệp gia tăng trong ngắn hạn, sau đó
giảm dần trong dài hạn (Dutt và cộng sự, 2009) hay độ mở cũng có thể làm thất nghiệp
gia tăng (Wajid & Kalim, 2013). Như vậy, quan điểm cho rằng thương mại tự do có thể
7

Gồm Mỹ, Canada, UK, Pháp, Đức, Ý và Nhật Bản.


9

làm chi phí sản xuất thấp hơn, ít các quy định bảo hộ hơn và sự cạnh tranh giữa các
công ty trong nước với các công ty nước ngoài gay gắt hơn có thể làm thất nghiệp gia
tăng; trong khi quan điểm ngược lại cho rằng thương mại tự do giúp mở rộng thị
trường xuất khẩu, kết quả là nhu cầu về hàng hóa cao hơn có thể giúp nhiều người có
việc làm hơn (Davidson và cộng sự, 1999).
Vì vậy, việc thực nghiệm ảnh hưởng của độ mở đến tác động của CSTT lên thất nghiệp
là một nghiên cứu hoàn toàn mới và cần thiết. Kết quả này là điểm mới lớn nhất, cũng
là đóng góp quan trọng nhất của luận án đối với hướng nghiên cứu này.
1.4 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích khe hở nghiên cứu, luận án này được thực hiện nhằm các mục tiêu
như sau:
 Mục tiêu 1. Đánh giá sự thay đổi trong tác động của CSTT lên tăng trưởng kinh
tế ở các quốc gia chuyển đổi trong giai đoạn 1999-2003.

 Mục tiêu 2. Đánh giá sự thay đổi trong tác động của CSTT lên lạm phát ở các
quốc gia chuyển đổi trong giai đoạn 1999-2003.
 Mục tiêu 3. Đánh giá sự thay đổi trong tác động của CSTT lên thất nghiệp ở các
quốc gia chuyển đổi trong giai đoạn 1999-2003.
1.5 Câu hỏi nghiên cứu
Sự thay đổi trong tác động của CSTT lên tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp
thể hiện qua việc tác động này mạnh lên hay yếu đi khi độ mở kinh tế ở các mức độ
khác nhau (lớn hoặc nhỏ).
Vì vậy, để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu, tức đánh giá được sự thay đổi trong tác
động của CSTT lên các yếu tố kinh tế vĩ mô ở các quốc gia chuyển đổi dưới ảnh hưởng


10

của độ mở nền kinh tế trong thời gian nghiên cứu, luận án cần trả lời được các câu hỏi
sau:
 Câu hỏi 1: Tác động của CSTT lên tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia chuyển
đổi sẽ thay đổi như thế nào khi độ mở của nền kinh tế càng lớn (hoặc càng
nhỏ)?
 Câu hỏi 2: Tác động của CSTT lên lạm phát ở các quốc gia chuyển đổi sẽ thay
đổi như thế nào khi độ mở của nền kinh tế càng lớn (hoặc càng nhỏ)?
 Câu hỏi 3: Tác động của CSTT lên thất nghiệp ở các quốc gia chuyển đổi sẽ
thay đổi như thế nào khi độ mở của nền kinh tế càng lớn hoặc (hoặc càng nhỏ)?
1.6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án này là sự thay đổi trong tác động của CSTT lên các
yếu tố kinh tế vĩ mô của các quốc gia chuyển đổi trong giai đoạn 1999 – 2013, bao
gồm tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp, dưới ảnh hưởng của độ mở nền kinh
tế.
Trong nghiên cứu này, luận án chưa xem xét ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến sự

thay đổi trong tác động CSTT lên sự ổn định của hệ thống tài chính, cán cân thanh toán
quốc tế và nhiều mục tiêu khác của CSTT đơn thuần vì lý do hạn chế về số liệu8. Đây
là một trong những hạn chế của nghiên cứu này. Tác giả hi vọng có thể tiếp tục thực
hiện các nghiên cứu về chủ đề này để hoàn thiện hơn đánh giá ảnh hưởng của độ mở
đến tác động của CSTT lên các yếu tố kinh tế vĩ mô ở các quốc gia chuyển đổi trong
thời gian tới, khi số liệu cho phép.
 Phạm vi nghiên cứu:
8

Tác giả đã tìm kiếm các nguồn số liệu trong khả năng về thời gian và tài chính nhưng các số liệu được tìm thấy
để tính toán các chỉ tiêu về sự ổn định tài chính, cán cân thanh toán chưa đáp ứng được yêu cầu về độ lớn của
mẫu để bảo đảm nghiên cứu định lượng có ý nghĩa thống kê.


11

Với mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của CSTT lên
các yếu tố kinh tế vĩ mô, luận án chọn mẫu gồm 169 quốc gia chuyển đổi theo phân loại
của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) để tiến hành nghiên cứu,
bao gồm: Việt Nam, Trung Quốc, Nga, Albania, Azerbaijan, Bulgaria, Séc, Estonia,
Hungaria, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Rumania, Slovakia, Slovenia và Ukraina. Tuy
nhiên, do số liệu của Lithuania về tăng trưởng kinh tế không đầy đủ nên mẫu nghiên
cứu về ảnh hưởng của độ mở đến tác động của CSTT lên tăng trưởng kinh tế chỉ gồm
15 quốc gia. Sự tương đồng của Việt Nam và các quốc gia trong mẫu10 là cơ sở để
chọn mẫu nghiên cứu, cũng như những hàm ý chính sách đối với Việt Nam có thể rút
ra từ kết quả nghiên cứu này.
1.7 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng để ước lượng ảnh hưởng của độ
mở nền kinh tế đến tác động của CSTT lên tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất
nghiệp. Để thực hiện được phương pháp này, đòi hỏi phải xây dựng được mô hình

nghiên cứu tin cậy và phương pháp ước lượng phù hợp với mô hình và dữ liệu sử dụng.
-

Mô hình nghiên cứu

Luận án sử dụng mô hình do Karras (1999a, 1999b, 2001) xây dựng để đo lường ảnh
hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của CSTT lên tăng trưởng kinh tế và lạm
phát. Đối với trường hợp đo lường ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của
CSTT lên thất nghiệp, luận án dựa theo mô hình của Karras (1999a, 1999b, 2001), tuy
nhiên có những điều chỉnh cho phù hợp. Kiểm định về sự phù hợp của mô hình mà

9

Việc chỉ chọn 16 quốc gia chuyển đổi mà không phải tất cả các quốc gia chuyển đổi một lần nữa vì lý do hạn
chế về số liệu. Việc mở rộng mẫu nghiên cứu chưa thể thực hiện ở thời điểm này do nguồn số liệu chưa cho phép.
Tuy vậy, số liệu bị thiếu của các quốc gia chuyển đổi chủ yếu ở các năm trước đây. Trong thời gian gần đây thì
số liệu của các quốc gia chuyển đổi đã được thu thập tốt hơn. Do đó, những nghiên cứu sau này có thể giải quyết
giới hạn này của luận án. Mặc dù vậy, như trình này ở mục 3.3.3 (Thu thập dữ liệu) thì mẫu của luận án vẫn bảo
đảm kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thống kê.
10
Được trình bày ở mục 3.3.3 (Thu thập dữ liệu).


12

luận án thực hiện cho thấy có thể sử dụng mô hình này để đo lường ảnh hưởng của độ
mở đến tác động của CSTT lên thất nghiệp, trường hợp các quốc gia chuyển đổi.
-

Phương pháp ước lượng


Dữ liệu được luận án sử dụng tập hợp của 15 - 16 quốc gia chuyển đổi, trong giai đoạn
1999 – 2013 là kiểu dữ liệu bảng (panel data). Vì vậy, luận án sử dụng phương pháp
ước lượng Moment tổng quát hệ thống 2 bước (System Generalized method of
moments two-step – SGMM two-step) bởi phương pháp này giải quyết được một số
nhược điểm của dữ liệu và mô hình như hiện tượng tự tương quan, phương sai sai số
thay đổi, và đặc biệt là vấn đề nội sinh mà các phương pháp khác, mặc dù phù hợp với
kiểu dữ liệu bảng như bình phương bé nhất thông thường thô (Pooled OLS), mô hình
tác động cố định (Fixed effect model) và mô hình tác động ngẫu nhiên (Random effect
model) nhưng không xử lý được11.
Bên cạnh phương pháp định lượng được sử dụng chủ yếu, luận án cũng sử dụng thêm
các phương pháp phân tích dựa trên thống kê mô tả (tập trung ở chương 5) để so sánh,
chỉ ra những điểm tương đồng hay khác biệt giữa Việt Nam với kết quả ước lượng từ
mô hình, nhằm có cơ sở để đưa ra một số hàm ý chính sách đối với việc hoạch định và
điều hành chính sách vĩ mô nói chung và CSTT nói riêng ở các quốc gia chuyển đổi, có
liên hệ với thực tế Việt Nam.
1.8 Kết quả đạt được và những đóng góp mới
Kết quả ước lượng cho thấy trong điều kiện các quốc gia ngày càng hội nhập sâu rộng
với khu vực và thế giới, độ mở nền kinh tế có vai trò quan trọng đối với tác động của
CSTT lên các yếu tố kinh tế vĩ mô. Độ mở nền kinh tế càng lớn, tác động của CSTT
lên tăng trưởng và thất nghiệp giảm đi; trong khi đó tác động của CSTT lên lạm phát
được khuyếch đại hơn. Những ảnh hưởng này của độ mở kinh tế, như các lý thuyết đã
11

Giải thích về sự lựa chọn phương pháp ước lượng và mô hình nghiên cứu sẽ được trình bày chi tiết trong
chương 2.


13


chỉ ra, chủ yếu là do các yếu tố có nguồn gốc nhập khẩu (nguyên liệu nhập khẩu để sản
xuất hàng hóa trong nước và hàng tiêu dùng nhập khẩu).
Điểm mới quan trọng nhất là luận án đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm đối với ảnh
hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của CSTT lên thất nghiệp ở các quốc gia
chuyển đổi. Các nghiên cứu trước đây (được tìm thấy) chưa thực hiện đối với hướng
này, ở phạm vi trong và ngoài nước. Hơn nữa, việc vận dụng các lý thuyết kinh tế hiện
có để xây dựng giả thuyết của mô hình về ảnh hưởng của độ mở đến tác động của
CSTT lên thất nghiệp cũng là một sự đóng góp về mặt lý thuyết đối với mối quan hệ
này, điều chưa được đề cập một cách có hệ thống trước đây.
Bên cạnh đó, phương pháp ước lượng mà luận án áp dụng cũng là một điểm mới so với
các nghiên cứu trước đây về cùng chủ đề này. Phương pháp này được các lý thuyết
kinh tế lượng và các nghiên cứu thực nghiệm đánh giá là phù hợp với kiểu dữ liệu và
mô hình của luận án, có thể đem lại kết quả ước lượng tốt hơn.
Từ các điểm mới quan trọng của luận án, nghiên cứu này là sự đóng góp về mặt thực
nghiệm cho việc điều hành CSTT ở các quốc gia chuyển đổi, đặc biệt là đối với một
trong những mục tiêu quan trọng của CSTT: thất nghiệp. Kết quả của nghiên cứu này
đem lại cơ sở cho thấy việc điều hành CSTT cần được hoạch định một cách thận trọng,
có xem xét đến độ trễ của chính sách, đặc biệt cần chú ý đến độ mở khi hội nhập kinh
tế quốc tế ở hầu hết các quốc gia là một xu hướng chủ đạo trong điều kiện hiện nay.
1.9 Kết cấu của luận án
Để thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu, luận án được thiết kế thành 5 chương, bao
gồm các nội dung chính như sau:
Chương 1. Giới thiệu. Chương này giới thiệu các nội dung cơ bản của luận án như sự
cần thiết của luận án, các nghiên cứu có liên quan, khe hở nghiên cứu, việc xây dựng
mô hình và lựa chọn phương pháp ước lượng phù hợp, kết quả nghiên cứu và những


14

đóng góp mới của luận án. Chương này cũng trình bày các nội dung chính trong từng

chương của luận án để người đọc dễ theo dõi.
Chương 2. Khung lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm. Chương này trình bày
các khái niệm quan trọng được sử dụng trong luận án như CSTT và độ mở của nền
kinh tế. Bên cạnh đó, lý thuyết của các trường phái trên thế giới đánh giá vai trò, tác
động của CSTT lên các yếu tố kinh tế vĩ mô; các quan điểm khác nhau về vai trò của
độ mở nền kinh tế và ảnh hưởng của nó đến tác động của CSTT lên các yếu tố kinh tế
vĩ mô; các bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động
của CSTT lên các yếu tố kinh tế vĩ mô cũng được trình bày một cách chi tiết nhằm làm
nền tảng cho việc thực hiện các chương tiếp theo.
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu. Chương này trình bày
các giả thuyết nghiên cứu; các mô hình nghiên cứu sử dụng trong luận án; cách thức
thu thập và nguồn dữ liệu cũng như các phương pháp ước lượng phù hợp đối với kiểu
dữ liệu và mô hình của luận án nhằm đạt được kết quả ước lượng tốt nhất.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương 4 trình bày về mô tả thống kê
các biến phụ thuộc và các biến độc lập của các mô hình nghiên cứu và chi tiết kết quả
ước lượng đối với từng mô hình. Ảnh hưởng của độ mở đến tác động của CSTT lên
tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp lần lượt được trình bày. Kết quả này cũng
được tiến hành kiểm tra tính vững của ước lượng nhằm khẳng định các ước lượng của
luận án là vững và đáng tin cậy. Kết quả và sự nhất quán khi kiểm định tính vững của
ước lượng là cơ sở để thực hiện chương tiếp theo, liên quan đến các hàm ý chính sách
đối với CSTT ở các quốc gia chuyển đổi, có liên hệ đến thực tế của Việt Nam.
Chương 5. Kết luận và gợi ý chính sách. Chương này bên cạnh kết luận về kết quả
ước lượng của các mô hình, sẽ tập trung vào các gợi ý đối với các nhà hoạch định
chính sách, chủ yếu là CSTT ở các quốc gia chuyển đổi. Trong quá trình xây dựng và
áp dụng CSTT, các NHTW cần lưu ý đến tác động có độ trễ của CSTT lên các yếu tố


15

kinh tế vĩ mô và vai trò của độ mở nền kinh tế, những tác động tích cực và tiêu cực của

yếu tố này đến hiệu quả của CSTT.


16

CHƯƠNG 2. KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM
Chương này trình bày một số nền tảng quan trọng về CSTT và độ mở nền kinh tế được
sử dụng trong luận án, nhằm làm cơ sở cho việc trình bày các lý thuyết kinh tế của các
trường phái trên thế giới liên quan đến vai trò và tác động của CSTT lên các yếu tố
kinh tế vĩ mô dưới ảnh hưởng của độ mở. Bên cạnh đó, những bằng chứng thực
nghiệm về tác động của CSTT lên các yếu tố kinh tế vĩ mô đã thực hiện cũng được
trình bày một cách chi tiết nhằm giúp xác định hướng đi, khe hở nghiên cứu cho việc
thực hiện luận án này.
2.1 CSTT và độ mở nền kinh tế
2.1.1 Mục tiêu, công cụ và cơ chế truyền dẫn của CSTT
Để có cơ sở cho việc trình bày mục tiêu, công cụ và cơ chế truyền dẫn của CSTT, luận
án tiến hành lượt khảo một số quan điểm của các nhà kinh tế về CSTT ở các nghiên
cứu trước đây.
Kahn và Jacobson (1989) cho rằng CSTT là tổng hợp các quy tắc và hành động được
thực hiện bởi NHTW nhằm đạt được những mục tiêu của nó. Lattie (2000) thì cho
rằng, CSTT đề cập đến những hành động được thực hiện bởi NHTW, để tác động đến
khối tiền và tín dụng trong nền kinh tế. CSTT hoạt động thông qua hệ thống tài chính –
mà chủ yếu là các NHTM – bằng việc kiểm soát tiền gửi và tín dụng, NHTW sẽ tác
động đến các hoạt động trong nền kinh tế.
Đơn giản hơn, CSTT là bất kỳ một chính sách gì có liên quan đến cung tiền, theo
Labonte (2008) hay là các cách quản lý cung tiền trong nền kinh tế như Zealand (2009)
quan niệm. Còn với Mathai (2009), CSTT có thể tóm gọn là khái niệm được dùng để
chỉ việc điều chỉnh cung tiền trong nền kinh tế nhằm đạt được mục tiêu kết hợp là sự
ổn định của lạm phát và tăng trưởng kinh tế.



17

Như vậy, có thể nói rằng CSTT là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô, trong đó
NHTW sử dụng các công cụ của mình, điều chỉnh khối tiền cung ứng hoặc các mức lãi
suất chính sách nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế-xã hội đã đề ra.
Rõ ràng có rất nhiều câu trả lời cho câu hỏi thế nào là CSTT. Nhưng các góc nhìn khác
nhau này vẫn cho thấy một nguyên tắc chung, đó là: (i) CSTT được thực hiện thông
qua các hoạt động của NHTW; (ii) NHTW dùng các công cụ của CSTT tác động đến
các mục tiêu trung gian như khối tiền, lãi suất hay tín dụng…; và (iii) các mục tiêu
trung gian này sẽ gián tiếp tác động đến các mục tiêu vĩ mô theo chiều hướng mà
NHTW mong muốn đạt được.
Cách nhìn nhận khác nhau về CSTT đặt ra vấn đề cần quan tâm là các mục tiêu của
CSTT là gì, thực tế CSTT áp dụng ở các quốc gia có giống nhau về mục tiêu hay
không? Bên cạnh đó, CSTT được vận hành như thế nào, cơ chế tác động đến các mục
tiêu trung gian ra sao để NHTW có thể đạt được các mục tiêu cuối cùng của mình?
2.1.1.1 Mục tiêu của CSTT
Cơ chế vận hành của CSTT là NHTW dùng các công cụ của CSTT để tác động vào các
mục tiêu trung gian và qua đó tác động đến các mục tiêu vĩ mô (nhằm đạt được các
mục tiêu cuối cùng của CSTT). Khi nói đến mục tiêu của CSTT, thì thường đó phải là
mục tiêu cuối cùng mà CSTT mong muốn đạt được, tuy nhiên cũng cần làm rõ thêm về
các mục tiêu trung gian nhằm hiểu chính xác hơn cơ chế hoạt động của CSTT.
Mục tiêu cuối cùng:
Mục tiêu trung gian:
NHTW

- Cung tiền;
- Lãi suất điều hành;
- Tín dụng.


-

Ổn định giá cả;
Tăng trưởng kinh tế;
Việc làm cao;
Cân bằng cán cân thanh
toán…;

(Nguồn: Lattie, 2000)
Hình 2.1 Các mục tiêu của CSTT


18

-

Mục tiêu cuối cùng của CSTT

Các nhà kinh tế không đạt được sự đồng thuận về các mục tiêu cuối cùng của CSTT.
Holtrop (1963) cho rằng mục tiêu chính của CSTT là ổn định mức giá và ổn định tỷ giá
hối đoái. Tuy vậy, những nghiên cứu gần đây cho thấy dường như mục tiêu cơ bản của
CSTT trong dài hạn là ổn định giá cả, theo Kahn và Jacobson (1989); King (1999);
Mishkin (1999); Ólafsson (2006) hay Orphanides (2013).
Loayza và Schmidt-Hebbel (2002) trong bài nghiên cứu chuyên sâu về chức năng của
CSTT và những kênh truyền dẫn của nó, cũng nhận thấy ở hầu hết các quốc gia thì
CSTT có mục tiêu cơ bản là ổn định giá cả. Nhiều mục tiêu khác cũng có thể xem là
nhiệm vụ mà CSTT cần phải thực hiện, như theo đuổi tình trạng thất nghiệp thấp, ổn
định hệ thống tài chính và duy trì sự hoạt động bình thường của hệ thống thanh toán
quốc tế. Tuy nhiên, mục tiêu ổn định giá cả được nhiều quốc gia xem là mục tiêu ưu
tiên của CSTT và thông thường được luật hóa trong các văn bản pháp luật.

Tuy nhiên, cũng có thể CSTT được thực hiện nhằm mục tiêu ổn định giá cả, tăng
trưởng kinh tế bền vững và một hệ thống tài chính ổn định (Cecchetti & Krause, 2002).
Trong khi đó, Mishkin (2004) thì liệt kê các mục tiêu của CSTT bao gồm: (i) thất
nghiệp thấp, (ii) tăng trưởng kinh tế, (iii) ổn định giá cả, (iv) ổn định lãi suất, (v) ổn
định thị trường tài chính, và (vi) ổn định thị trường ngoại hối. Có thể thấy rằng, với
Mishkin thì nhiệm vụ của CSTT ở một quốc gia là khá nặng nề, bao gồm cả các mục
tiêu về tăng trưởng kinh tế, giảm thất nghiệp, kiểm soát lạm phát và hàng loạt các mục
tiêu cần ổn định khác.
Gần đây hơn, Bordo (2007) cho rằng, ngày nay CSTT có ba mục tiêu chủ chốt, đầu tiên
và quan trọng nhất là ổn định giá cả, tức duy trì ổn định một tỷ lệ lạm phát thấp; thứ hai
là ổn định nền kinh tế, thường được hiểu là thất nghiệp thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao và bền vững; và thứ ba là ổn định hệ thống tài chính, tức vận hành hệ thống thanh
toán một cách thông suốt, hiệu quả nhằm ngăn ngừa các cuộc khủng hoảng tài chính.


19

Như vậy, mục tiêu của CSTT theo các nhà kinh tế là không đồng nhất. Điều đó có thể
là một nguyên nhân để lý giải vì sao thực tế ở các quốc gia khác nhau, mục tiêu của
CSTT cũng rất khác biệt. Nếu như Fry và cộng sự (2000) cho ta thấy sự đa dạng của
các mục tiêu này ở những quốc gia trên thế giới thì ở Việt Nam hiện tại, CSTT có thể
xem như nhằm một mục tiêu duy nhất được luật hóa, đó là ổn định giá cả thông qua chỉ
tiêu lạm phát12.
Phần trước luận án đã đề cập một cách tổng quát về một số mục tiêu cuối cùng mà một
NHTW cần đạt được, phần tiếp theo sẽ xem xét cụ thể nội dung của một số mục tiêu
đó, tức đạt mục tiêu đó là đạt được điều gì.
+ Mục tiêu ổn định giá cả
Như đã đề cập, đây là mục tiêu cơ bản của CSTT mà hầu hết các NHTW trên thế giới
đều hướng đến. Điều này là dễ hiểu bởi sự ổn định giá cả có tầm quan trọng đặc biệt,
nằm trong mục tiêu tổng thể là sự ổn định và phát triển của các yếu tố kinh tế vĩ mô. Sự

ổn định giá cả giúp các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định
về tiêu dùng, đầu tư… một cách có cơ sở và đáng tin cậy hơn. Sự ổn định giá cả cũng
giúp môi trường kinh tế vĩ mô trở nên dễ dự báo hơn, giúp thị trường tài chính có thể
hoạt động trơn tru và hiệu quả hơn. Xa hơn nữa, nó giúp việc phân bổ các nguồn lực
một cách hiệu quả, điều này là nhân tố quyết định sự phồn thịnh của xã hội trong dài
hạn.
Mục tiêu này thường được lượng hóa bằng chỉ số CPI. Điều lưu ý là mục tiêu ổn định
giá cả hướng đến sự ổn định của giá trị tiền tệ trong dài hạn chứ không phải trong ngắn
hạn, và ổn định giá cả không có nghĩa là lạm phát bằng không (0). Điều đó được giải
thích là CSTT thường có độ trễ cũng như một tỷ lệ lạm phát hợp lý được cho là có tác
dụng bôi trơn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
12

Điều 3 Luật NHNN năm 2010 qui định: “Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ
tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra”.


20

+ Mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Đây có thể xem là mục tiêu ưu tiên tiếp theo của CSTT ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Làm được điều này bởi CSTT có thể tác động đến chi tiêu và của cải trong xã hội.
Thông qua sự thay đổi của lãi suất, NHTW có thể làm thay đổi tiết kiệm và đầu tư, tức
tác động đến tăng trưởng kinh tế (Mishkin, 1996; George và cộng sự, 1999).
+ Mục tiêu việc làm cao
Việc làm cao không chỉ là mục tiêu của CSTT, mà gần như là của tất cả các chính sách
vĩ mô. Thất nghiệp là nguyên nhân của nghèo đói, của sự mất ổn định xã hội và rõ
ràng, thất nghiệp cao không góp phần tăng trưởng kinh tế và sự phồn thịnh của xã hội.
Mục tiêu việc làm cao có nghĩa rằng, CSTT hướng đến việc duy trì tỷ lệ thất nghiệp

thực tế bằng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
Thông thường thì mục tiêu này và mục tiêu tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ mật
thiết với nhau. Tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều trường hợp có thể giúp giảm tỷ lệ
thất nghiệp và ngược lại (Okun, 1962). Do đó, các CSTT trước hết thường hướng đến
việc thúc đẩy tăng trưởng thông qua các giải pháp khuyến khích doanh nghiệp gia tăng
đầu tư, người dân gia tăng tiết kiệm… có thể giúp đạt được mục tiêu việc làm cao13.
+ Mục tiêu ổn định tỷ giá hối đoái
Việc duy trì tỷ giá hối đoái ổn định giúp cho các hoạt động kinh tế đối ngoại trở nên
hiệu quả và ít bất trắc hơn (Auboin & Ruta, 2011). Bên cạnh đó, việc ổn định tỷ giá hối
đoái có thể nằm trong mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, cải thiện cán
cân thương mại, cán cân thanh toán tổng thể cũng như dự trữ ngoại hối của quốc gia
trong từng thời kỳ (Friedman và Roosa, 1967; Kandil, 2009). Do đó, ổn định tỷ hối
đoái cũng là mục tiêu được CSTT ở nhiều quốc gia thực hiện. Ở Việt Nam, như đã đề
cập, mục tiêu duy nhất của CSTT là ổn định giá cả, và tỷ giá hối đoái không được xem
13

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra trường hợp tăng trưởng cao vẫn tồn tại thất nghiệp cao như Aghion và
Howitt (1994), Malley và Molana (2007) hay Sadiku và cộng sự (2015).


21

là mục tiêu, mà tỷ giá hối đoái là công cụ điều hành của NHNN để thực hiện mục tiêu
ổn định giá cả của CSTT.
-

Mục tiêu trung gian của CSTT

Gọi là mục tiêu trung gian nhằm phân biệt với các mục tiêu cuối cùng của CSTT
(Gambs, 1979), và vì về bản chất thì nó chỉ là những yếu tố giúp các nhà hoạch định

chính sách đạt được mục tiêu cuối cùng (DeFina, 1988). Vì không thể tác động trực
tiếp mà phải thông qua những mục tiêu trung gian nên các lý thuyết kinh tế cũng như
thực tế cho thấy, tác động của CSTT lên các mục tiêu cuối cùng thường có độ trễ nhất
định (Gruen và cộng sự, 1999). Thông thường, các NHTW không chờ đến khi các yếu
tố kinh tế vĩ mô có những biểu hiện rõ rệt rồi mới tiến hành việc điều chỉnh CSTT, vì
như vậy sẽ muộn (Greenspan, 2008).
Các mục tiêu trung gian thường được lựa chọn trên các tiêu chí: có thể quan sát và đo
lường được, có thể kiểm soát được, đồng thời có mối quan hệ chặt chẽ với mục tiêu
cuối cùng của CSTT (Belongia và Batten, 1992). Thông thường, cung tiền và lãi suất là
hai mục tiêu trung gian được các NHTW lựa chọn để vận hành CSTT của mình
(Garcia, 1984), (Friedman, 1984) hay (DeFina, 1988).
Như vậy, CSTT ở mọi quốc gia đều có các mục tiêu cuối cùng và các mục tiêu trung
gian. Các mục tiêu cuối cùng và cả các mục tiêu trung gian là không hoàn toàn giống
nhau ở các quốc gia. NHTW dùng các công cụ của CSTT để tác động lên các mục tiêu
trung gian, qua đó các mục tiêu trung gian này sẽ tác động và làm thay đổi các mục
tiêu cuối cùng của CSTT theo mong muốn của NHTW.
2.1.1.2 Công cụ của CSTT
Để thực hiện được những mục tiêu của mình, CSTT cần có những công cụ hữu hiệu.
Vì các mục tiêu là không đồng nhất, trình độ phát triển cũng như năng lực quản lý, điều


22

hành của các NHTW không giống nhau nên những công cụ mà các NHTW trên thế
giới sử dụng để thực hiện CSTT của mình cũng khác nhau.
Sellon (1984) cho rằng CSTT có ba công cụ chính để thực hiện các mục tiêu của mình,
gồm nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất tái chiết khấu và dự trữ bắt buộc. Ba công cụ này
không tác động một cách trực tiếp đến các hoạt động kinh tế mà thông qua thị trường
tài chính. Tác động ban đầu của ba công cụ này là ảnh hưởng đến lượng tiền dự trữ của
các TCTD. Sự thay đổi trong lượng dự trữ tại các TCTD sẽ tác động đến lãi suất thị

trường, cũng như khối tiền và lượng tín dụng mà các TCTD có thể cung cấp cho nền
kinh tế.
Rộng hơn, công cụ của CSTT có thể được chia làm hai loại: trực tiếp và gián tiếp
(Lattie, 2000). Những công cụ trực tiếp hoạt động bằng cách thiết lập các giới hạn về
giá (chẳng hạn các mức trần hay sàn lãi suất) hoặc sản lượng (chẳng hạn như giới hạn
tăng trưởng tín dụng) hay cũng có thể là các NHTM cho vay theo chỉ định của NHTW
(không phải vì lý do thương mại) thông qua những quy định mang tính hành chính hay
các văn bản quy phạm pháp luật của NHTW. Từ những năm cuối thập niên 1970, các
nước phát triển trên thế giới đã từng bước từ bỏ những công cụ trực tiếp này và chuyển
sang những công cụ gián tiếp gồm nghiệp vụ thị trường mở, dự trữ bắt buộc và lãi suất
tái chiết khấu. Các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi cũng không nằm
ngoài xu hướng này, theo Alexander (1995).
Cơ chế hoạt động của từng công cụ mà NHTW sử dụng để điều hành CSTT như sau:
-

Nghiệp vụ thị trường mở

Khi thị trường liên ngân hàng đang duy trì một mức lãi suất nào đó, NHTW thông qua
thị trường mở để cung thêm tiền vào nền kinh tế bằng nghiệp vụ mua vào các giấy tờ
có giá; lãi suất liên ngân hàng sẽ thay đổi theo hướng giảm xuống nhờ nguồn cung tiền
lớn hơn, khi cầu tiền chưa có những điều chỉnh. Lãi suất liên ngân hàng thay đổi sẽ tác
động đến các mức lãi suất thương mại, giúp gia tăng các khoản đầu tư từ doanh nghiệp,


23

chi tiêu của hộ gia đình… thúc đẩy gia tăng tổng cầu và tăng trưởng kinh tế. Ngược lại,
nếu NHTW hút tiền về thông qua nghiệp vụ cung ứng giấy tờ có giá trên thị trường
mở, tác động này sẽ làm lãi suất thương mại gia tăng (Ireland, 2005).
-


Lãi suất tái chiết khấu

Thông qua nghiệp vụ tái chiết khấu, NHTW cung ứng vốn cho hệ thống NHTM thông
qua cửa sổ chiết khấu. Nếu NHTW giảm lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay của
NHTM cũng sẽ giảm và ngược lại. Khi lãi suất giảm, tín dụng cung ứng cho nền kinh
tế sẽ gia tăng vì nhu cầu vốn cho đầu tư và tiêu dùng sẽ tăng lên; hơn nữa việc lãi suất
tái chiết khấu giảm, làm giảm chi phí vốn của NHTM, khiến lãi suất thị trường giảm.
Như vậy, việc thay đổi lãi suất tái chiết khấu ảnh hưởng đến lãi suất thương mại và
nguồn cung tín dụng trong nền kinh tế, qua đó tác động đến các hoạt động của nền kinh
tế (Miller & Antler, 2012).
-

Dự trữ bắt buộc

Khi NHTW thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, sẽ làm thay đổi số tiền dự trữ mà các NHTM
phải duy trì tại NHTW. Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng, số tiền dự trữ của các NHTM tại
NHTW tăng lên, làm giảm nguồn cung tín dụng của hệ thống NHTM ra thị trường.
Điều này làm: (i) giảm hệ số nhân tiền, giảm khối tiền trong nền kinh tế; (ii) các
NHTM phải đi vay nhiều hơn làm tăng lãi suất trên thị trường liên ngân hàng và (iii)
chi phí của đồng vốn gia tăng, các NHTM phải tăng lãi suất cho vay để đảm bảo khả
năng sinh lời (Miller & Antler, 2012).
Đây là một công cụ rất mạnh của CSTT, nhưng các NHTW trên thế giới thường không
ưu tiên sử dụng biện pháp này. Không chỉ có tác động mạnh đến cung tiền và lãi suất,
mà dự trữ bắt buộc còn ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các
NHTM vì thông thường tiền gửi dự trữ bắt buộc không được trả lãi.
-

Hạn mức tín dụng



24

Công cụ này nằm trong nhóm các công cụ trực tiếp, thường được hiểu là mức tăng
trưởng tín dụng (hoặc mức dư nợ tối đa) mà mỗi NHTM được phép thực hiện theo quy
định của NHTW trong từng thời kỳ (Elliott và cộng sự, 2013). Đây là công cụ thường
chỉ được áp dụng ở những quốc gia có thị trường tiền tệ chưa phát triển, cầu tiền ít
nhạy cảm với lãi suất dẫn đến việc NHTW khó khăn trong việc kiểm soát cung tiền
và/hoặc lãi suất (Alexander, 1995).
Trong nhiều trường hợp, vì muốn nhanh chóng đạt được mục tiêu kiểm soát cung tiền,
NHTW cũng có thể áp dụng biện pháp hành chính này. Tuy nhiên, biện pháp này
thường không có hiệu quả cao, làm méo mó thị trường, thậm chí sẽ gây hậu quả xấu
trong việc đạt được các mục tiêu của NHTW nếu hạn mức được xác định không phù
hợp.
-

Giới hạn trần, sàn lãi suất

NHTW quy định cụ thể giới hạn về lãi suất kinh doanh của các NHTM (Burger, 1969;
Elliott và cộng sự, 2013). Tương tự như công cụ hạn mức tín dụng, quy định giới hạn
về lãi suất là một công cụ mang tính hành chính, thường chỉ được áp dụng ở những
quốc gia có các điều kiện kinh tế vĩ mô kém ổn định, thị trường tài chính kém phát
triển.
Có thể nói rằng, NHTW ở mỗi quốc gia có khá nhiều công cụ để thực hiện CSTT của
mình. Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ nào đặt ra yêu cầu về sự phù hợp của công cụ
đó với tình hình phát triển của thị trường tài chính-tiền tệ cũng như các mục tiêu ngắn,
trung và dài hạn cần đạt được của CSTT trong từng thời kỳ. Mỗi công cụ có thể có
những ưu điểm cũng như hạn chế và việc vận dụng nó trong mục tiêu thực hiện thành
công các chỉ tiêu kinh tế-xã hội trong điều kiện của một thế giới ngày càng phẳng chưa
bao giờ là dễ dàng, hoạt động đó của NHTW có thể xem là một khoa học và cũng là

một nghệ thuật (Walsh, 2001; Blanchard, 2006).
2.1.1.3 Cơ chế truyền dẫn của CSTT


25

Để thực hiện thành công CSTT, những nhà hoạch định chính sách phải đánh giá được
một cách chính xác về thời gian và tác động của CSTT lên nền kinh tế, vì vậy đòi hỏi
một sự hiểu biết về những cơ chế truyền dẫn của CSTT.
Theo Ireland (2005), cơ chế truyền dẫn CSTT mô tả những thay đổi trong CSTT tác
động như thế nào đến khối tiền hay lãi suất danh nghĩa ngắn hạn, qua đó tác động lên
tăng trưởng và việc làm của nền kinh tế. Đơn giản hơn, đó là kênh mà thông qua đó,
CSTT tác động đến nền kinh tế, theo Taylor (1995) và Mishkin (2004).
Theo Mishkin (1995) thì đó là các kênh: lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá của các loại tài sản
và tín dụng. Mishkin (1995) cho rằng tín dụng và lãi suất vốn là các kênh truyền dẫn
mang tính truyền thống, tuy nhiên, ngày nay tỷ giá hối đoái cũng là một kênh truyền
dẫn quan trọng của CSTT khi mà các nền kinh tế có độ mở ngày càng lớn, như quan
điểm của Taylor (1995).
Loayza và Schmidt-Hebbel (2002) xây dựng mô hình các kênh truyền dẫn cụ thể của
CSTT như sau:
Tín dụng

Hành động
của CSTT

Lãi suất thị
trường
Tổng cầu

- Hiện tại.

- Kỳ vọng.

Các công
cụ của
CSTT

Giá hàng
hóa nội địa

Giá tài sản

Tỷ giá hối
đoái

Giá hàng
hóa nhập
khẩu

Tăng
trưởng kinh
tế

Lạm phát

(Nguồn: Loayza và Schmidt-Hebbel, 2002)
Các mục
tiêu của
CSTT

Hình 2.2 Cơ chế truyền dẫn của CSTT



×