Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (840.93 KB, 19 trang )

1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu
Tên luận án là “Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên
các yếu tố kinh tế vĩ mô. Luận án đã tiến hành đánh giá tác động của CSTT lên tăng trưởng
kinh tế, lạm phát và thất nghiệp ở các quốc gia chuyển đổi, trong đó có Việt Nam dưới ảnh
hưởng của độ mở nền kinh tế.
1.2 Các nghiên cứu liên quan đến hướng nghiên cứu của luận án
Một trong những nghiên cứu tiên phong về ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động
của CSTT lên các yếu tố kinh tế vĩ mô được ghi nhận là Karras (1999a), đây có thể xem là
nghiên cứu mở đường cho những nghiên cứu về sau theo hướng này. Trong nghiên cứu
này, Karras (1999a) chọn mẫu số liệu gồm 38 quốc gia, cả phát triển và đang phát triển, sử
dụng hai thước đo bao gồm tỷ lệ (XK+NK)/GDP và tỷ lệ NK/GDP để đại diện cho độ mở
nền kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ mở nền kinh tế càng lớn thì tác động của
CSTT lên tăng trưởng kinh tế càng yếu, nhưng tác động của CSTT lên lạm phát sẽ càng
tăng.
Cũng trong năm 1999, Karras tiếp tục công bố một nghiên cứu khác theo hướng này. Lần
này Karras (1999b) sử dụng dữ liệu của 37 quốc gia, tiến hành đo lường ảnh hưởng của độ
mở nền kinh tế đến tác động của CSTT lên tỷ giá hối đoái. Tác giả rút ra kết luận rằng
trong điều kiện độ mở nền kinh tế càng lớn, thì tác động của CSTT lên tỷ giá hối đoái càng
yếu đi.
Karras (2001) tiếp tục là một nghiên cứu về mối quan hệ giữa độ mở nền kinh tế và tác
động của CSTT lên tăng trưởng kinh tế. Mẫu nghiên cứu gồm 8 quốc gia (Úc, Canada,
Đức, Italia, Nhật Bản, Nam Phi, Anh và Mỹ) trong giai đoạn quý 1/1960 đến quý 4/1993.
Kết quả một lần nữa cho thấy độ mở của nền kinh tế càng lớn thì ảnh hưởng của CSTT lên
tăng trưởng kinh tế càng nhỏ. Nghiên cứu này của Karras tiếp tục củng cố kết quả mà
Karras (1999a) đã đạt được khi tiến hành với mẫu nghiên cứu khác.
Sau các nghiên cứu của Karras, các nghiên cứu tiếp theo của hướng này lặp lại các đo
lường mà Karras (1999a, 1999b, 2001) đã thực hiện, nhưng với các mẫu số liệu khác, trong
những khoảng thời gian khác. Có thể kể ra như các nghiên cứu của Berument và Dogan


(2003), Işık và cộng sự (2005), Işık và Acar (2006), Berument và cộng sự (2007) hay Coric
và cộng sự (2012). Kết quả từ các nghiên cứu này có cả đồng nhất và không đồng nhất với
các nghiên cứu mà Karras (1999a, 1999b, 2001) đã thực hiện.
Có thể thấy rằng số lượng các nghiên cứu theo hướng này còn tương đối ít. Mặt khác, các
nghiên cứu từ Việt Nam khi đánh giá tác động của CSTT lên các yếu tố kinh tế vĩ mô như


2

Nguyễn Quỳnh Hoa (2008), Bùi Duy Phú (2009), Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung
ương (2010), Hoàng Xuân Bình (2011), Nguyễn Khắc Quốc Bảo (2013), Nguyễn Thị Ngọc
Trang và cộng sự (2013) đều chưa xem xét đến yếu tố độ mở kinh tế.
1.3 Khe hở nghiên cứu
Về mặt lý thuyết, các nhà kinh tế vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về tác động của CSTT lên
các yếu tố kinh tế vĩ mô, trong điều kiện không xem xét và có xem xét đến yếu tố độ mở
của nền kinh tế. Khi đề cập đến vai trò của CSTT, như nghiên cứu này đã chỉ ra, vẫn tồn tại
ít nhất bốn trường phái lớn có những quan điểm khác nhau về vấn đề này. Trong điều kiện
của nền kinh tế mở, hai luồng quan điểm trái ngược nhau của các nhà kinh tế về tác động
của CSTT lên tăng trưởng kinh tế, lạm phát và các yếu tố kinh tế vĩ mô khác vẫn tồn tại
song hành, theo Romer (1993), Rogoff (2003), Ball (2006), IMF (2006), Kohn (2006),
Yellen (2006), Papademos (2007), Woodford (2007) và Mishkin (2009).
Về mặt thực nghiệm, chưa có nghiên cứu nào đo lường một cách tương đối toàn diện ảnh
hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của CSTT lên các yếu tố kinh tế vĩ mô. Những
nghiên cứu được tìm thấy chỉ xem xét những khía cạnh: (i) ảnh hưởng của độ mở nền kinh
tế đến tác động của CSTT lên lạm phát, tăng trưởng kinh tế; và (ii) ảnh hưởng của độ mở
nền kinh tế đến tác động của CSTT lên tỷ giá hối đoái. Ngoài nghiên cứu mang tính dẫn
đầu của Karras (1999a, 1999b, 2001), các nghiên cứu tiếp theo dù sử dụng số liệu khác,
trong những khoảng thời gian khác song chỉ kiểm định những mối quan hệ mà Karras
(1999a, 1999b, 2001) đã thực hiện trước đó. Như vậy, mối quan hệ giữa độ mở nền kinh tế
và tác động của CSTT lên thất nghiệp, cán cân thanh toán quốc tế và các yếu tố kinh tế vĩ

mô khác vẫn chưa được xem xét.
Đối với nghiên cứu về tác động của CSTT đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát dưới ảnh
hưởng của độ mở nền kinh tế, số lượng nghiên cứu ở phạm vi toàn cầu còn khá hạn chế.
Hơn nữa, các nghiên cứu này được thực hiện đối với các quốc gia phát triển và đang phát
triển mà chưa có nghiên cứu nào được thực hiện đối với các quốc gia chuyển đổi, vốn có
những đặc thù so với các quốc gia khác không thuộc nhóm này. Bên cạnh đó, điều đáng
quan tâm là các nghiên cứu thực nghiệm đã không đem lại một kết quả nhất quán, nghĩa là
khó có thể sử dụng một nghiên cứu thực nghiệm nào đó để diễn giải cho một mẫu quan sát
khác. Berument và cộng sự (2007) đi đến kết luận rằng tác động của CSTT lên tăng trưởng
kinh tế và lạm phát ở các quốc gia trong mẫu nghiên cứu có thể còn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khác mà tác giả chưa đề cập đến. Nghiên cứu đã không rút ra được kết luận mang
tính tổng quát nào về các mối quan hệ này. Kết quả nghiên cứu đối với trường hợp Thổ Nhĩ
Kỳ của Berument và Dogan (2003) cũng có phần không đồng nhất với kết quả nghiên cứu
ban đầu của Karras (1999a). Như vậy, không có một kết quả nhất quán cho các trường hợp
đã nghiên cứu, và mang lại cơ hội cho những nghiên cứu thực nghiệm mới.


3

Dựa vào những phân tích trên, luận án này đã tập trung vào nghiên cứu ảnh hưởng của độ
mở nền kinh tế đối với tác động của CSTT lên các yếu tố kinh tế vĩ mô, bao gồm: tăng
trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp ở các quốc gia chuyển đổi. Từ đó, những gợi ý
chính sách rút ra từ kết quả nghiên cứu có thể hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách,
trong đó có NHNN trong việc điều hành CSTT thời gian tới.
1.4 Mục tiêu nghiên cứu
 Đánh giá sự thay đổi trong tác động của CSTT lên tăng trưởng kinh tế dưới ảnh hưởng
của độ mở nền kinh tế ở các quốc gia chuyển đổi, trong giai đoạn 1999 – 2013
 Đánh giá sự thay đổi trong tác động của CSTT lên lạm phát dưới ảnh hưởng của độ
mở nền kinh tế ở các quốc gia chuyển đổi, trong giai đoạn 1999 – 2013.
 Đánh giá sự thay đổi trong tác động của CSTT lên thất nghiệp dưới ảnh hưởng của độ

mở nền kinh tế ở các quốc gia chuyển đổi, trong giai đoạn 1999 – 2013
1.5 Câu hỏi nghiên cứu
 Câu hỏi 1: Tác động của CSTT lên tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia chuyển đổi sẽ
thay đổi như thế nào khi độ mở của nền kinh tế càng lớn (hoặc càng nhỏ)?
 Câu hỏi 2: Tác động của CSTT lên lạm phát ở các quốc gia chuyển đổi sẽ thay đổi
như thế nào khi độ mở của nền kinh tế càng lớn (hoặc càng nhỏ)?
 Câu hỏi 3: Tác động của CSTT lên thất nghiệp ở các quốc gia chuyển đổi sẽ thay đổi
như thế nào khi độ mở của nền kinh tế càng lớn hoặc (hoặc càng nhỏ)?
1.6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là sự thay đổi trong tác động của CSTT lên các yếu tố
kinh tế vĩ mô của các quốc gia chuyển đổi trong giai đoạn 1999 – 2013, bao gồm tăng
trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp, dưới ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế.
Trong nghiên cứu này, luận án chưa xem xét ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến sự thay
đổi trong tác động CSTT lên sự ổn định của hệ thống tài chính, cán cân thanh toán quốc tế
và nhiều mục tiêu khác của CSTT đơn thuần vì lý do hạn chế về số liệu. Đây là một trong
những hạn chế của nghiên cứu này. Tác giả hi vọng có thể tiếp tục thực hiện các nghiên cứu
về chủ đề này để hoàn thiện đánh giá ảnh hưởng của độ mở đến tác động của CSTT lên các
yếu tố kinh tế vĩ mô ở các quốc gia chuyển đổi trong thời gian tới, khi số liệu cho phép.
 Phạm vi nghiên cứu
Với mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của CSTT lên các
yếu tố kinh tế vĩ mô, luận án chọn mẫu gồm 16 quốc gia chuyển đổi theo phân loại của


4

Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) để tiến hành nghiên cứu, bao gồm:
Việt Nam, Trung Quốc, Nga, Albania, Azerbaijan, Bulgaria, Séc, Estonia, Hungaria,
Latvia, Lithuania, Ba Lan, Rumania, Slovakia, Slovenia và Ukraina. Tuy nhiên, do số liệu
của Lithuania về tăng trưởng kinh tế không đầy đủ nên mẫu nghiên cứu về ảnh hưởng của

độ mở đến tác động của CSTT lên tăng trưởng kinh tế chỉ gồm 15 quốc gia. Sự tương đồng
của Việt Nam và các quốc gia trong mẫu là cơ sở để chọn mẫu nghiên cứu, cũng như những
hàm ý chính sách đối với Việt Nam có thể rút ra từ kết quả nghiên cứu này.
1.7 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng để ước lượng ảnh hưởng của độ mở
nền kinh tế đến tác động của CSTT lên tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp. Để
thực hiện được phương pháp này, đòi hỏi phải xây dựng được mô hình nghiên cứu tin cậy
và phương pháp ước lượng phù hợp với mô hình và dữ liệu sử dụng.
-

Mô hình nghiên cứu

Luận án sử dụng mô hình do Karras (1999a, 1999b, 2001) xây dựng để đo lường ảnh hưởng
của độ mở nền kinh tế đến tác động của CSTT lên tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Đối với
trường hợp đo lường ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của CSTT lên thất
nghiệp, luận án dựa theo mô hình của Karras (1999a, 1999b, 2001), tuy nhiên có những
điều chỉnh cho phù hợp. Kiểm định về sự phù hợp của mô hình mà luận án thực hiện cho
thấy có thể sử dụng mô hình này để đo lường ảnh hưởng của độ mở đến tác động của CSTT
lên thất nghiệp, trường hợp các quốc gia chuyển đổi.
-

Phương pháp ước lượng

Dữ liệu được luận án sử dụng tập hợp của 15 - 16 quốc gia chuyển đổi, trong giai đoạn
1999 – 2013 là kiểu dữ liệu bảng (panel data). Vì vậy, luận án sử dụng phương pháp ước
lượng Moment tổng quát hệ thống 2 bước (System Generalized method of moments twostep – SGMM two-step) bởi phương pháp này giải quyết được một số nhược điểm của dữ
liệu và mô hình như hiện tượng tự tương quan, phương sai sai số thay đổi, và đặc biệt là
vấn đề nội sinh mà các phương pháp khác, mặc dù phù hợp với kiểu dữ liệu bảng như bình
phương bé nhất thông thường thô (Pooled OLS), mô hình tác động cố định (Fixed effect
model) và mô hình tác động ngẫu nhiên (Random effect model) nhưng không xử lý được.

Bên cạnh phương pháp định lượng được sử dụng chủ yếu, luận án cũng sử dụng thêm các
phương pháp phân tích dựa trên thống kê mô tả (tập trung ở chương 5) để so sánh, chỉ ra
những điểm tương đồng hay khác biệt giữa Việt Nam với kết quả ước lượng từ mô hình,
nhằm có cơ sở để đưa ra một số hàm ý chính sách đối với việc hoạch định và điều hành
chính sách vĩ mô nói chung và CSTT nói riêng ở các quốc gia chuyển đổi, có liên hệ với
thực tế Việt Nam.


5

1.8 Kết quả đạt được và những đóng góp mới
Kết quả ước lượng cho thấy trong điều kiện các quốc gia ngày càng hội nhập sâu rộng với
khu vực và thế giới, độ mở nền kinh tế có vai trò quan trọng đối với tác động của CSTT lên
các yếu tố kinh tế vĩ mô. Độ mở nền kinh tế càng lớn, tác động của CSTT lên tăng trưởng
và thất nghiệp giảm đi; trong khi đó tác động của CSTT lên lạm phát được khuyếch đại
hơn. Những ảnh hưởng này của độ mở kinh tế, như các lý thuyết đã chỉ ra, chủ yếu là do
các yếu tố có nguồn gốc nhập khẩu (nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa trong
nước và hàng tiêu dùng nhập khẩu).
Điểm mới quan trọng nhất là luận án đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm đối với ảnh
hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của CSTT lên thất nghiệp ở các quốc gia chuyển
đổi. Các nghiên cứu trước đây (được tìm thấy) chưa thực hiện đối với hướng này, ở phạm
vi trong và ngoài nước. Hơn nữa, việc vận dụng các lý thuyết kinh tế hiện có để xây dựng
giả thuyết của mô hình về ảnh hưởng của độ mở đến tác động của CSTT lên thất nghiệp
cũng là một sự đóng góp về mặt lý thuyết đối với mối quan hệ này, điều chưa được đề cập
một cách có hệ thống trước đây.
Bên cạnh đó, phương pháp ước lượng mà luận án áp dụng cũng là một điểm mới so với các
nghiên cứu trước đây về cùng chủ đề này. Phương pháp này được các lý thuyết kinh tế
lượng và các nghiên cứu thực nghiệm đánh giá là phù hợp với kiểu dữ liệu và mô hình của
luận án, có thể đem lại kết quả ước lượng tốt hơn.
Từ các điểm mới quan trọng của luận án, nghiên cứu này là sự đóng góp về mặt thực

nghiệm cho việc điều hành CSTT ở các quốc gia chuyển đổi, đặc biệt là đối với một trong
những mục tiêu quan trọng của CSTT: thất nghiệp. Kết quả của nghiên cứu này đem lại cơ
sở cho thấy việc điều hành CSTT cần được hoạch định một cách thận trọng, có xem xét đến
độ trễ của chính sách, đặc biệt cần chú ý đến độ mở khi hội nhập kinh tế quốc tế ở hầu hết
các quốc gia là một xu hướng chủ đạo trong điều kiện hiện nay.
1.9 Kết cấu của luận án
Để thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu, luận án được thiết kế thành 5 chương, bao gồm
các nội dung chính như sau:
Chương 1. Giới thiệu. Chương này giới thiệu các nội dung cơ bản của luận án như sự cần
thiết của luận án, các nghiên cứu có liên quan, khe hở nghiên cứu, việc xây dựng mô hình
và lựa chọn phương pháp ước lượng phù hợp, kết quả nghiên cứu và những đóng góp mới
của luận án. Chương này cũng trình bày các nội dung chính trong từng chương của luận án
để người đọc dễ theo dõi.
Chương 2. Khung lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm. Chương này trình bày các
khái niệm quan trọng được sử dụng trong luận án như CSTT và độ mở của nền kinh tế. Bên


6

cạnh đó, lý thuyết của các trường phái trên thế giới đánh giá vai trò, tác động của CSTT lên
các yếu tố kinh tế vĩ mô; các quan điểm khác nhau về vai trò của độ mở nền kinh tế và ảnh
hưởng của nó đến tác động của CSTT lên các yếu tố kinh tế vĩ mô; các bằng chứng thực
nghiệm về ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của CSTT lên các yếu tố kinh tế
vĩ mô cũng được trình bày một cách chi tiết nhằm làm nền tảng cho việc thực hiện các
chương tiếp theo.
Chương 3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày các giả thuyết
nghiên cứu; các mô hình nghiên cứu sử dụng trong luận án; cách thức thu thập và nguồn dữ
liệu cũng như các phương pháp ước lượng phù hợp đối với kiểu dữ liệu và mô hình của
luận án nhằm đạt được kết quả ước lượng tốt nhất.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương 4 trình bày về mô tả thống kê các

biến phụ thuộc và các biến độc lập của các mô hình nghiên cứu và chi tiết kết quả ước
lượng đối với từng mô hình. Ảnh hưởng của độ mở đến tác động của CSTT lên tăng trưởng
kinh tế, lạm phát và thất nghiệp lần lượt được trình bày; kết quả này cũng được tiến hành
kiểm tra tính vững của ước lượng nhằm khẳng định các ước lượng của luận án là vững và
đáng tin cậy. Kết quả và sự nhất quán khi kiểm định tính vững của ước lượng là cơ sở để
thực hiện chương tiếp theo, liên quan đến các hàm ý chính sách đối với CSTT ở các quốc
gia chuyển đổi, có liên hệ đến thực tế của Việt Nam.
Chương 5. Kết luận và gợi ý chính sách. Chương này bên cạnh kết luận về kết quả ước
lượng của các mô hình, sẽ tập trung vào các gợi ý đối với các nhà hoạch định chính sách,
chủ yếu là CSTT ở các quốc gia chuyển đổi. Trong quá trình xây dựng và áp dụng CSTT,
các NHTW cần lưu ý đến tác động có độ trễ của CSTT lên các yếu tố kinh tế vĩ mô và vai
trò của độ mở nền kinh tế, những tác động tích cực và tiêu cực của yếu tố này đến hiệu quả
của CSTT.
CHƯƠNG 2. KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC BẰNG CHỨNG THỰC
NGHIỆM
2.1 CSTT và độ mở nền kinh tế
2.1.1 Mục tiêu, công cụ và cơ chế truyền dẫn của CSTT
2.1.1.1 Mục tiêu của CSTT
Cơ chế vận hành của CSTT là NHTW dùng các công cụ của CSTT để tác động vào các
mục tiêu trung gian và qua đó tác động đến các mục tiêu vĩ mô (nhằm đạt được các mục
tiêu cuối cùng của CSTT).
2.1.1.2 Công cụ của CSTT
Để thực hiện được những mục tiêu của mình, CSTT cần có những công cụ hữu hiệu. Vì các
mục tiêu là không đồng nhất, trình độ phát triển cũng như năng lực quản lý, điều hành của


7

các NHTW không giống nhau nên những công cụ mà các NHTW trên thế giới sử dụng để
thực hiện CSTT của mình cũng khác nhau.

Sellon (1984) cho rằng CSTT có ba công cụ chính để thực hiện các mục tiêu của mình,
gồm nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất tái chiết khấu và dự trữ bắt buộc. Ba công cụ này
không tác động một cách trực tiếp đến các hoạt động kinh tế mà thông qua thị trường tài
chính. Tác động ban đầu của ba công cụ này là ảnh hưởng đến lượng tiền dự trữ của các
TCTD. Sự thay đổi trong lượng dự trữ tại các TCTD sẽ tác động đến lãi suất thị trường,
cũng như khối tiền và lượng tín dụng mà các TCTD có thể cung cấp cho nền kinh tế.
2.1.1.3 Cơ chế truyền dẫn của CSTT
Theo Ireland (2005), cơ chế truyền dẫn CSTT mô tả những thay đổi trong CSTT tác động
như thế nào đến khối tiền hay lãi suất danh nghĩa ngắn hạn, qua đó tác động lên tăng trưởng
kinh tế và việc làm của nền kinh tế. Đơn giản hơn, đó là kênh mà thông qua đó, CSTT tác
động đến nền kinh tế, theo Taylor (1995) và Mishkin (2004).
2.1.2 Độ mở của nền kinh tế
Độ mở nền kinh tế bao gồm độ mở thương mại và độ mở tài chính. Độ mở thương mại,
theo Pritchett (1996), đơn giản là một khái niệm cho thấy sức mạnh thương mại (trade
intensity) của một quốc gia; hoặc nó là một chỉ số cho thấy mối quan hệ giữa những rào cản
(barriers) đối với thương mại quốc tế do chính phủ đặt ra, không chỉ bao gồm các hàng rào
về thuế, hạn ngạch, các hàng rào phi thuế mà cả những hình thức khác, theo Sachs và
Warner (1995), Rodriguez và Rodrik (2001) và Wacziarg và Welch (2003).
Độ mở tài chính là khái niệm đề cập đến việc di chuyển tự do của dòng vốn trên phạm vi
quốc tế xuất phát từ việc giảm bớt các hạn chế về vốn do chính phủ đặt ra (Hsinrong Wei,
2015). Độ mở tài chính cũng có thể được hiểu là mức độ nới lỏng các quy định chính sách
để người cư trú có thể tiếp cận các tài sản và nợ bằng ngoại tệ và những người không cư trú
có thể giao dịch trên thị trường tài chính trong nước (Akyü, 2014)
2.2 Lý thuyết về tác động của CSTT lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
Rõ ràng, CSTT có tác động lên các yếu tố kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, lạm phát,
tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán quốc tế, việc làm…Tuy nhiên, quan điểm về mức độ tác
động của CSTT lên các yếu tố kinh tế vĩ mô này không đồng nhất giữa các trường phái,
giữa các nhà kinh tế. Trong số rất nhiều quan điểm, luận án đề cập ba trường phái lớn có
quan điểm khác nhau về tác động của CSTT lên nền kinh tế: Trường phái Keynes, Trường
phái các nhà kinh tế học tiền tệ, Trường phái các nhà kinh tế học tân cổ điển.

2.3 Lý thuyết về ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của CSTT lên các
yếu tố kinh tế vĩ mô


8

Ảnh hưởng tiêu cực của độ mở nền kinh tế đến tác động của CSTT lên các yếu tố
kinh tế vĩ mô
- Ảnh hưởng tích cực của độ mở nền kinh tế đến tác động của CSTT lên các yếu tố
kinh tế vĩ mô
2.4 Các bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động
của CSTT lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
Bảng 2.2 Tóm tắt các nghiên cứu về ảnh hưởng của độ mở đến tác động của CSTT lên
các yếu tố kinh tế vĩ mô
-

TT

Tác giả

Mẫu
nghiên
cứu

Thời gian

Phương
pháp/mô
hình


Kết quả

1.

Karras
(1999a)

38 quốc
gia

1953 –
1990

Tự xây
dựng

Độ mở càng lớn: tác động
của CSTT lên tăng trưởng
kinh tế càng yếu, tác động
của CSTT lên lạm phát càng
mạnh; và ngược lại.

2.

Karras
(2001)

8 quốc
gia


Quý 1/1960
–quý
4/1993

Tự xây
dựng

Độ mở càng lớn thì tác động
của CSTT lên tăng trưởng
kinh tế càng yếu.

3.

Karras
(1999b)

37 quốc
gia

1953 –
1990

Tự xây
dựng

Độ mở càng lớn: tác động
của CSTT lên tỷ giá càng
yếu; và ngược lại.

4.


Berument
và Dogan
(2003)

Thổ
Nhĩ Kỳ

Quý 1/1987
– quý
1/2001

Karras
(1999a)

Độ mở càng lớn: tác động
của CSTT lên tăng trưởng
kinh tế và lạm phát càng
yếu; và ngược lại.

5.

Işık và
Acar
(2006)

42 quốc
gia

1990 –

2000

Karras
(1999a)

Độ mở càng lớn: tác động
của CSTT lên tăng trưởng
kinh tế càng yếu; và ngược
lại.

6.

Zhu (2006)

Trung

Quý 1/1993

Karras

Độ mở càng lớn: tác động


9

TT

Tác giả

Mẫu

nghiên
cứu
Quốc

Thời gian
– quý
4/2004

Berument
Quý 2/1957
29 quốc
và cộng sự
- quý
gia
(2007)
4/2003

7.

Işık và
cộng sự
(2005)

8.

20 quốc

1988 –
2000


Phương
pháp/mô
hình
(1999a)

Kết quả
của CSTT lên tăng trưởng
kinh tế và lạm phát càng
yếu; và ngược lại

Karras
(1999a)

Không rút ra được kết luận
về ảnh hưởng của độ mở nền
kinh tế đến tác động của
CSTT lên các yếu tố kinh tế
vĩ mô.

Karras
(1999b)

Độ mở càng lớn: tác động
của CSTT lên tỷ giá càng
yếu; và ngược lại.
(Nguồn: tác giả tổng hợp)

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU
3.1 Các giả thuyết nghiên cứu
 Giả thuyết 1: ở các quốc gia chuyển đổi, tác động của CSTT lên tăng trưởng kinh tế

sẽ càng yếu đi khi nền kinh tế có độ mở càng lớn và ngược lại.
 Giả thuyết 2: ở các quốc gia chuyển đổi, tác động của CSTT lên lạm phát càng
mạnh khi nền kinh tế có độ mở càng lớn và ngược lại.
 Giả thuyết 3: ở các quốc gia chuyển đổi, tác động của CSTT lên thất nghiệp càng
yếu khi nền kinh tế có độ mở càng lớn và ngược lại.
3.2 Mô hình nghiên cứu
3.2.1 Mô hình đo lường ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của CSTT
lên tăng trưởng
kinh tế (mô
hình 1) S
Q
S
R
𝑦

𝑜𝑝𝑒𝑛

𝑚
yj,t = β0 + ∑ βi yj,t−i + ∑ β𝑜𝑖𝑙
i ∆oilt−i + ∑ βi ∆mj,t−i + ∑ βi
i=1

i=0

i=0

𝑦

openj,t−i ∆mj,t−i + 𝑢j,t


i=0

Trong đó:
-

yj,t : đại diện cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia j vào năm t.
yj,t−i : là biến trễ của biến tăng trưởng kinh tế, hàm ý rằng tăng trưởng kinh tế kỳ

này phụ thuộc chính nó ở các kỳ trước đó.


10

∆oilt : tỷ lệ thay đổi của giá dầu thực tế, là biến kiểm soát có ảnh hưởng giống nhau
đến biến phụ thuộc ở tất cả các quốc gia.
- ∆mj,t : tốc độ tăng trưởng cung tiền của quốc gia j vào năm t; là biến đại diện cho
CSTT.
- openj,t : độ mở nền kinh tế của quốc gia j vào năm t.
- openj,t−i ∆mj,t−i : biến tương tác giữa biến độ mở nền kinh tế và biến cung tiền.
y
- uj,t : phần dư của tăng trưởng kinh tế.
- j: chỉ số đại diện cho quốc gia trong mẫu quan sát.
- t: chỉ số đại diện cho thời gian quan sát.
- Q, R, S: độ trễ tối đa của các biến độc lập.
3.2.2 Mô hình đo lường ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của CSTT
lên lạm phát Q(mô hình 2) R
S
S
-


𝑝

𝑜𝑝𝑒𝑛

pj,t = 𝛾0 + ∑ 𝛾i pj,t−i + ∑ 𝛾i𝑜𝑖𝑙 ∆oilt−i + ∑ 𝛾i𝑚 ∆mj,t−i + ∑ 𝛾i
i=1

i=0

i=0

𝑝

openj,t−i ∆mj,t−i + uj,t

i=0

Trong đó:
pj,t : đại diện cho lạm phát của quốc gia j vào năm t.
pj,t−i ;: là biến trễ của biến lạm phát, hàm ý rằng lạm phát kỳ này phụ thuộc chính
nó ở các kỳ trước đó.
𝑝
- 𝑢j,t : phần dư của lạm phát.
- Các biến và yếu tố khác: giống mô hình 1.
3.2.3 Mô hình đo lường ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của CSTT
lên thất nghiệp
(mô hình 3)R
Q
S
S

-

𝑜𝑝𝑒𝑛

𝑜𝑖𝑙
𝑚
Unj,t = π0 + ∑ π𝑈𝑛
i Unj,t−i + ∑ πi ∆oilt−i + ∑ πi ∆mj,t−i + ∑ πi
i=1

i=0

i=0

openj,t−i ∆mj,t−i + u𝑢𝑛
j,t

i=0

Trong đó:
Unj,t : đại diện cho sự thay đổi của tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia j vào năm t.
Unj,t−i : là biến trễ của biến tỷ lệ thất nghiệp, hàm ý rằng tỷ lệ thất nghiệp kỳ này
phụ thuộc chính nó ở các kỳ trước đó.
- u𝑢𝑛
j,t : phần dư của thất nghiệp.
- Các biến và yếu tố khác: giống mô hình 1.
3.3 Mô tả biến và thu thập dữ liệu
Bảng 3.1 Mô tả các biến và nguồn dữ liệu
-


TT

Tên biến


hiệu

Mô tả

Cách tính

Nguồn dữ
liệu


11
Tăng
1.

Tăng trưởng kinh tế của quốc
yj,t

trưởng
kinh tế

gia, theo năm, 2005 là năm

/𝑦j,t−1

gốc.

Chỉ số lạm phát (CPI) của

2.

yj,t = (yj,t − yj,t−1 )

Lạm phát

pj,t

quốc gia, theo năm, 2010 là

pj,t = (CPIj,t − CPIj,t−1 )
/CPIj,t−1

năm gốc.

3.

Thay đổi của tỷ lệ thất

Thất

Unj,t

nghiệp

nghiệp năm nay so với năm

Unj,t = (Unj,t − Unj,t−1 )

/Unj,t−1

trước của quốc gia.

DataStream
của

Thay đổi của cung tiền mà
4.

Cung tiền

∆mj,t

Thomson

NHTW cung ứng vào nền ∆mj,t = (mj,t − mj,t−1 )
/mj,t−1
kinh tế, đo lường bằng M1 và

Reuters

M2.
Độ mở
5.

Độ mở của nền kinh tế, được

nền kinh


(XK+NK)/GDP, NK/GDP

openj,t đo bằng độ mở thương mại.

và XK/GDP

tế

6.

Tỷ lệ thay đổi của giá dầu ∆oilt = (oilreal_opec,t −

Giá dầu

∆oilt

thực tế

oilreal_opec,t−1 )/

thực tế.

oilreal_opec,t−1

Đối với các chỉ tiêu được đo lường bằng đơn vị tiền tệ, đồng tiền sử dụng là đô la Mỹ.
3.4 Kỳ vọng về mối quan hệ giữa các biến độc lập quan trọng và các biến phụ thuộc
Bảng 3.2 Tương quan kỳ vọng của các biến quan trọng trong mô hình
TT

Tên biến


Tăng trưởng kinh tế

Lạm phát

Thất nghiệp

1.

Cung tiền

+

+

-

2.

Biến tương tác giữa
cung tiền và độ mở

-

+

-

3.5 Phương pháp ước lượng



12

3.5.1 Hồi quy với dữ liệu bảng động (dynamic panel data)
Dữ liệu được luận án sử dụng tập hợp từ các quốc gia chuyển đổi trong giai đoạn 1999 –
2013 là kiểu dữ liệu bảng (panel data). Vì vậy, luận án sử dụng các mô hình hồi quy với dữ
liệu bảng một cách thích hợp để thực hiện các kiểm định.
Nghiên cứu này sẽ sử dụng phương pháp SGMM 2 bước để ước lượng ảnh hưởng của độ
mở nền kinh tế đến tác động của CSTT lên các yếu tố kinh tế vĩ mô.
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Phân tích, mô tả thống kê các biến của mô hình
4.1.1 Mẫu nghiên cứu ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của CSTT lên
lạm phát, thất nghiệp
Bảng 4.1 Giá trị trung bình của các biến theo quốc gia
Quốc gia

̅̅̅̅̅̅
𝐩 (%)

̅̅̅̅̅̅̅̅(%)
𝐔𝐧

̅̅̅̅̅̅̅̅
𝐦𝟐
(%)

̅̅̅̅̅̅̅̅
𝐦𝟏
(%)


̅̅̅̅̅̅̅̅̅
𝐨𝐩𝐞𝐧𝟏
(%)

̅̅̅̅̅̅̅̅̅
𝐨𝐩𝐞𝐧𝟐

̅̅̅̅̅̅̅̅̅
𝐨𝐩𝐞𝐧𝟑

(%)

(%)

Albani

2,55

2,47

8,76

9,27

73,91

47,95

25,95


Azerbaijan

5,35

-0,13

36,83

34,00

89,30

37,99

51,31

Bulgaria

5,39

2,40

17,30

15,16

104,47

56,71


47,76

Trung Quốc

2,06

2,06

17,09

15,64

49,49

23,03

26,45

Czech

2,54

1,79

6,73

12,79

118,01


58,14

59,87

Estonia

4,07

5,27

15,09

15,12

137,53

70,22

67,31

Hungaria

5,83

2,35

9,18

11,02


143,35

71,34

72,01

Latvia

4,42

2,96

14,82

16,95

97,56

53,74

43,81

Lithuania

2,70

4,74

13,94


13,97

116,06

60,91

55,15

Ba Lan

3,62

1,33

10,36

13,38

74,27

38,40

35,87


13

Rumania

15,24


2,49

25,18

33,70

74,60

40,40

34,20

Nga

16,83

4,27

33,74

30,21

56,30

22,62

33,67

Slovakia


5,02

1,75

8,20

12,01

146,17

74,24

71,92

Slovenia

4,21

0,14

7,99

8,92

120,10

59,98

60,12


Ukraine

11,46

-2,18

32,48

28,43

104,27

52,73

51,54

Việt Nam

7,61

-5,28

30,05

23,27

133,26

69,78


63,47

Ghi chú: open1: (XK+NK)/GDP, open2: NK/GDP và open3: XK/GDP
(Nguồn: tác giả tính toán từ phần mềm thống kê)
4.1.2 Mẫu nghiên cứu ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của CSTT lên
tăng trưởng kinh tế
Bảng 4.3 Mô tả biến đối với toàn bộ mẫu nghiên cứu
Giá trị
Biến

Giá trị

lớn nhất

nhỏ nhất

Độ rộng
(range)

(%)

(%)

(%)

Trung
bình
(%)


Trung vị
(%)

Phương
sai
(%)

Độ lệch
chuẩn
(%)

̅̅̅̅̅
y

34,50

-14,80

49,30

4,72

5,00

0,27

5,27

̅̅̅̅̅̅
m2


141,79

-4,91

146,70

18,26

13,59

3,12

17,68

̅̅̅̅̅̅
m1

127,55

-15,07

142,62

18,66

15,53

3,49


18,70

̅̅̅̅̅̅̅1
open

181,35

33,15

148,20

101,51

99,54

11,87

34,461

̅̅̅̅̅̅̅2
open

88,40

15,23

73,17

51,82


52,79

3,31

18,19

̅̅̅̅̅̅̅3
open

92,95

17,29

75,66

49,68

48,33

3,23

17,99

(Nguồn: tác giả tính toán từ phần mềm thống kê)


14

4.2 Xác định độ trễ tối đa của các biến độc lập
Bảng 4.4 Độ trễ trung bình của các biến độc lập theo các chỉ số thống kê

AIC

BIC

HQIC

Biến
Độ trễ trung bình (average lags)
oilt

1,00

1,00

1,00

mt

0,63

0,69

0,88

opent

0,69

0,81


0,81

unt-i

0,50

0,63

0,69

pt-i

0,63

0,69

0,81

yt-i

0,80

0,87

0,93

(Nguồn: tác giả tính toán từ phần mềm thống kê)
4.3 Kết quả ước lượng các mô hình
4.3.1 Ảnh hưởng độ mở nền kinh tế đến tác động của CSTT lên tăng trưởng kinh tế
Bảng 4.5 Ước lượng tác động của CSTT (M2) lên tăng trưởng kinh tế dưới ảnh

hưởng của độ mở (XK+NK)/GDP
Biến
(i)
(ii)
(iii)
(iv)
yt−1
(se)

0,2479*
(0,1395)

-0,5745**
(0,2010)

0,4126***
(0,1242)

0,4394***
(0,1273)

oilt
(se)

-0,0288***
(0,0082)

0,0270
(0,0193)


-0,0726***
(0,0105)

-0,0254**
(0,0108)

oilt−1
(se)

-0,0326***
(0,0088)

-0,0409***
(0,0067)

-0,0080
(0,0124)

-0,0172
(0,0142)

m2t
(se)

0,1003***
(0,0228)

0,6598***
(0,0912)


0,0634***
(0,0211)

0,5069***
(0,0886)

0,0234
(0,0414)

-0,2583***
(0,0442)

m2t−1
(se)


15

m2t−2
(se)

0,0349
(0,0275)

open1t m2t
(se)

-0,6631**
(0,2587)


-0,0114
(0,0619)
-1,2247***
(0,2996)

open1t−1 m2t−1
(se)

0,2280
(0,2535)

open1t−2 m2t−2
(se)

0,6394**
(0,2390)

Hằng số (constant)
(se)

0,0297***
(0,0040)

-0,0361***
(0,0101)

0,0229***
(0,0033)

0,0040

(0,0048)

Tổng m2t
(se)

0,1003***
(0,0228)

0,6598411***
(0,0912)

0,1219***
(0,0320)

0,2372***
(0,0402)

Tổng open1t m2t
(se)

-0,6631**
(0,2587)

-0,3572*
(0,1967)

Arellano-Bond test
for AR(2) (p-value)

0,329


0,168

0,588

0,138

Sargan test of
overid. Restrictions
(p-value)

0,964

0,386

0,276

0,203

(Nguồn: tác giả tính toán từ phần mềm thống kê)
Ghi chú: ***: ý nghĩa ở mức 1%, **: ý nghĩa ở mức 5% và *: ý nghĩa ở mức 10%. Sai số chuẩn (standard
error) được trình bày trong dấu ngoặc đơn (). Hệ số và sai số chuẩn của tổng 𝑚𝑡 và 𝑜𝑝𝑒𝑛𝑡 𝑚𝑡 được
tính dựa theo kỹ thuật do Sims (1973) đề xuất.

Kết quả này phù hợp với nhiều lý thuyết kinh tế cũng như kỳ vọng của nghiên cứu này về
vai trò của độ mở nền kinh tế trong quá trình hoạch định CSTT của NHTW. Nói cách khác,
kết quả này đã trả lời được cho câu hỏi nghiên cứu số 1 của luận án, đó là khi độ mở của
nền kinh tế càng lớn (hoặc càng nhỏ), thì tác động của CSTT lên tăng trưởng kinh tế ở các
quốc gia chuyển đổi sẽ càng yếu (hoặc càng mạnh) hơn.
4.3.2 Ảnh hưởng độ mở nền kinh tế đến tác động của CSTT lên lạm phát

Bảng 4.8 Ước lượng tác động của CSTT (M2) lên lạm phát dưới ảnh hưởng của độ mở
(XK+NK)/GDP
Biến
pt−1

(i)
0,4371 ***

(ii)
0,4100***

(iii)
0,5240***

(iv)
0,2625***


16

(se)

(0,0926)

(0,1139)

(0,1083)

(0,0765)


oilt
(se)

-0,0647
(0,0478)

0,0153*
(0,0078)

-0,0055
(0,0257)

-0,0615
(0,0355)

-0,0393***
(0,0123)

-0,0506***
(0,0170)

-0,0144**
(0,0056)

-0,0260**
(0,0115)

0,1484**
(0,0556)


0,2084***
(0,0476)

-0,1460***
(0,0336)

-0,0264
(0,0604)

m2t−1
(se)

0,5032***
(0,1243)

0,1326
(0,0971)

m2t−2
(se)

-0,1563**
(0,0616)

0,1024**
(0,0387)

oilt−1
(se)
m2t

(se)

open1t m2t
(se)

1,2593*
(0,6247)

-0,0808
(0,2495)

open1t−1 m2t−1
(se)

0,5185**
(0,2099)

open1t−2 m2t−2
(se)

-0,1278
(0,2745)

Hằng số (constant)
(se)

0,0248*
(0,0138)

0,0019

(0,0055)

-0,0054
(0,0108)

0,0217
(0,0127)

Tổng m2t
(se)

0,1484**
(0,0556)

0,2084***
(0,0476)

0,2007***
(0,0414)

0,2086***
(0,0443)

Tổng open1t mt
(se)

1,2593*
(0,6247)

0,3099*

(0,1547)

Arellano-Bond test
for AR(2) (p-value)

0,138

0,119

0,205

0,153

Sargan test of
overid. Restrictions
(p-value)

0,575

0,429

0,701

0,397

(Nguồn: tác giả tính toán từ phần mềm thống kê)
Ghi chú: ***: ý nghĩa ở mức 1%, **: ý nghĩa ở mức 5% và *: ý nghĩa ở mức 10%. Sai số chuẩn (standard
error) được trình bày trong dấu ngoặc đơn (). Hệ số và sai số chuẩn của tổng 𝑚𝑡 và 𝑜𝑝𝑒𝑛𝑡 𝑚𝑡 được
tính dựa theo kỹ thuật do Sims (1973) đề xuất.



17

Kết quả này phù hợp với các lý thuyết kinh tế và giả thuyết của nghiên cứu này. Nói cách
khác, kết quả này đã trả lời được cho câu hỏi nghiên cứu số 2 của luận án, đó là khi độ mở
của nền kinh tế càng lớn (hoặc càng nhỏ), thì tác động của CSTT lên lạm phát ở các quốc
gia chuyển đổi sẽ càng mạnh (hoặc càng yếu) đi.
4.3.3 Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của CSTT lên thất nghiệp
Bảng 4.11 Ước lượng tác động của CSTT (M2) lên thất nghiệp dưới ảnh hưởng của độ
mở (XK+NK)/GDP
Biến
(i)
(ii)
(iii)
(iv)
Unt−1
(se)

0,2891***
(0,0914)

0,2952***
(0,0929)

0,2711***
(0,0861)

0,2686***
(0,0888)


0,0914
(0,0629)

0,1050
(0,0617)

0,1057
(0,0674)

0,1236*
(0,0671)

oilt−1
(se)

0,2434***
(0,0611)

0,2405***
(0,0613)

0,2465***
(0,0636)

0,2520***
(0,0653)

m2t
(se)


-0,2725***
(0,0845)

-0,2261**
(0,1024)

-0,2530***
(0,0837)

-0,2146**
(0,0950)

m2t−1
(se)

-0,0485
(0,0998)

-0,0797
(0,1126)

m2t−2
(se)

-0,0598
(0,0940)

-0,0426
(0,0991)


oilt
(se)

open1t m2t
(se)

-0,9145***
(0,2647)

-0,4711
(0,3924)

open1t−1 m2t−1
(se)

0,4758
(0,4835)

open1t−2 m2t−2
(se)

-1,2114**
(0,4825)

Hằng số (constant)
(se)
Tổng m2t
(se)

-0,0166

(0,0213)

-0,0246
(0,0219)

-0,0049
(0,0170)

-0,0149
(0,0179)

-0,2725**
(0,0845)

-0,2261**
(0,1024)

-0,3614***
(0,0913)

-0,3370***
(0,0932)

Tổng open1t 2mt
(se)
Arellano-Bond test
for AR(2) (p-value)

-0,9145***
(0,2647)

0,311

0,292

-1,2067***
(0,2571)
0,105

0,161


18

Sargan test of
overid. Restrictions
(p-value)

0,247

0,295

0,184

0,224

(Nguồn: tác giả tính toán bằng phần mềm thống kê)
Ghi chú: ***: ý nghĩa ở mức 1%, **: ý nghĩa ở mức 5% và *: ý nghĩa ở mức 10%. Sai số chuẩn (standard
error) được trình bày trong dấu ngoặc đơn (). Hệ số và sai số chuẩn của tổng 𝑚𝑡 và 𝑜𝑝𝑒𝑛𝑡 𝑚𝑡 được
tính dựa theo kỹ thuật do Sims (1973) đề xuất.


Kết quả này đã trả lời được cho câu hỏi nghiên cứu số 3 của luận án, đó là khi độ mở của
nền kinh tế càng lớn (hoặc càng nhỏ), thì tác động của CSTT lên thất nghiệp ở các quốc
gia chuyển đổi sẽ càng yếu (hoặc càng mạnh) hơn.
4.4 Kiểm định tính vững của ước lượng
Kết quả kiểm định tính vững của các ước lượng mà luận án đã thực hiện, cho thấy rằng kết
quả của các ước lượng này là nhất quán và vững.
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH
5.1 Kết luận
5.1.1 Các kết quả nghiên cứu chính của luận án
- Cung tiền có tác động cùng chiều lên tăng trưởng kinh tế, lạm phát nhưng có tác
động ngược chiều lên thất nghiệp. Điều đó hàm ý rằng, một sự mở rộng cung tiền
được thực hiện bởi NHTW có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giải quyết
việc làm, song có thể khiến lạm phát gia tăng.
- Độ mở nền kinh tế càng lớn thì tác động của CSTT lên tăng trưởng kinh tế và thất
nghiệp càng yếu đi, song sẽ tác động lên lạm phát càng mạnh hơn. Kết quả này cho
thấy, trong một nền kinh tế có độ mở lớn, vai trò của CSTT trong việc thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm bị suy yếu; tuy nhiên nhiệm vụ kiểm
soát lạm phát có thể trở nên thuận lợi hơn đối với NHTW; và ngược lại.
- Tác động của CSTT lên tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp thường có độ
trễ, trong đó tác động của CSTT lên lạm phát có độ trễ lớn hơn (khoảng hai năm)
so với độ trễ trong tác động của CSTT lên tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp
(khoảng một năm).
5.1.2 Điểm mới và đóng góp của luận án
- Luận án áp dụng phương pháp ước lượng mới so với các nghiên cứu trước cùng
chủ đề. Như đã trình bày, phương pháp ước lượng mà luận án sử dụng được các lý
thuyết kinh tế lượng cũng như các nghiên cứu thực nghiệm trước đây đánh giá là
phù hợp hơn đối với mô hình và kiểu dữ liệu nghiên cứu của luận án so với các


19


phương pháp ước lượng khác. Điều đó có thể giúp đem lại kết quả ước lượng đáng
tin cậy hơn.
- Luận án đã vận dụng một cách phù hợp các lý thuyết kinh tế hiện có để xây dựng
giả thuyết và mô hình về ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của CSTT
lên thất nghiệp, điều chưa được thực hiện một cách có hệ thống trong các nghiên
cứu trước đây.
- Luận án đã lần đầu đánh giá ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của
CSTT lên thất nghiệp. Đây là bước bổ sung cho các nghiên cứu về chủ đề ảnh
hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của CSTT lên các yếu tố kinh tế vĩ mô.
Đây có thể xem là một chủ đề nghiên cứu quan trọng trong điều kiện các quốc gia
ngày càng hội nhập sâu rộng về nhiều mặt đối với khu vực và thế giới.
5.2 Một số gợi ý chính sách đối với NHTW các quốc gia chuyển đổi
Các gợi ý chính sách tập trung vào các kết quả nghiên cứu của luận án mà các nhà hoạch
định chính sách, đặc biệt là CSTT có thể cần lưu ý trong quá trình hoạch định và thực hiện
chính sách của mình.



×