Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Can thiệp ecgonomi ở một số cơ sở sản xuất cơ khí vừa và nhỏ tại xã xuân tiến, xuân trường nam định (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (970.75 KB, 62 trang )

1

Viện Y học lao động v vệ sinh môi trờng

Báo cáo kết quả nghiên cứu đề ti cấp cơ sở

Can thiệp ecgônômi ở một số cơ sở sản xuất
cơ khí vừa v nhỏ tại xã Xuân Tiến,
Xuân Trờng, Nam Định

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đào Phú Cờng
Đơn vị chủ trì

: Khoa Tâm sinh lý lao động và Ecgônômi

Năm 2011


2

PHẦN A
TÓM TẮT KẾT QUẢ NỔI BẬT CỦA ĐỀ TÀI
Trong nền kinh tế theo cơ chế thị trường hiện nay, các cơ sở sản xuất vừa và
nhỏ đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội. Việc phát triển các cơ
sở sản xuất vừa và nhỏ là một chủ trương lớn của nhà nước trong việc đa dạng hoá các
thành phần kinh tế, đóng góp một phần đáng kể trong thu nhập quốc gia, tạo việc làm
cho người lao động. Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở này có vốn kinh doanh ít, môi
trường và điều kiện lao động không đảm bảo, người lao động chỉ lo làm sao có đủ việc
làm, chưa hiểu biết hay có biết nhưng bất chấp các nguy cơ gây tai nạn lao động và
bệnh nghề nghiệp. Các cơ sở sản xuất cơ khí vừa và nhỏ cũng ở trong tình trạng chung
đó là cơ sở vật chật và công nghệ lạc hậu, năng suất thấp, lao động của công nhân trong


nhà máy chủ yếu là lao động phổ thông, vấn đề cải thiện điều kiện làm việc tại các cơ
sở sản xuất chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, cùng với việc thừa kế các phương
pháp đánh giá và cải thiện điều kiện lao động đã được ứng dụng tại Việt Nam, đề tài
ứng dụng một số phương pháp mới, dễ thực hiện, không tốn nhiều chi phí để đánh giá
điều kiện lao động và cải thiện điều kiện lao động tại cơ sở sản xuất cơ khí vừa và nhỏ.
1. Điều kiện lao động
* Môi trường lao động
- 84,6% mẫu đo nhiệt độ không đạt TCVSCP. 96,9% mẫu đo tốc độ gió < 0,5 m/s.
- 85,3% mẫu ánh sáng không đạt TCVSCP.
- 95,6% mẫu đo tiếng ồn không đạt TCVSCP.
* Vị trí lao động
- Tỷ lệ người lao động ngồi xổm làm việc chiếm 23,9%.
- Tỷ lệ các bộ phận truyền động không được bảo vệ chiếm từ 43,3%-62,1%.
- Số lượng người sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân rất ít: Chỉ có 32,6% người lao
động sử dụng găng tay, 7,3% sử dụng giày.


3

* Gánh nặng lao động
- Đánh giá gánh nặng thể lực bằng chỉ số nâng nhấc LI: Áp dụng cho công việc cuốn
lô thủ công thấy rằng người lao động làm việc này có nguy cơ đau thắt lưng.
- Đánh giá gánh nặng tư thế lao động theo OWAS: 52,7% VTLĐ cần phải điều chỉnh
tư thế lao động.
2. Áp dụng phương pháp đánh giá ĐKLĐ và giải pháp can thiệp
- Ứng dụng một số phương pháp mới trong khảo sát điều kiện lao động và đánh giá
gánh nặng lao động của Viện nghiên cứu an toàn lao động Liberty Mutual và Viện sức
khỏe nghề nghiệp Hoa Kỳ.
- Đề xuất và áp dụng giải pháp cải thiện điều kiện lao động. Các cơ sở sản xuất đã thực
hiện được 165 cải thiện, trong đó nhóm cải thiện về cải tạo môi trường lao động là 48

cải thiện chiếm tỷ lệ cao nhất 29,1%.
- Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xác định giới hạn trọng lượng vật nâng theo
công thức nâng nhấc của Viện an toàn sức khỏe nghề nghiệp Hoa Kỳ.

Đánh giá việc thực hiện đề tài với đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt:
a. Tiến độ: đảm bảo tiến độ theo đề cương nghiên cứu.
b. Thực hiện các mục tiêu nghiên cứu: thực hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra
c. Các sản phẩm tạo ra so với dự kiến trong đề cương: Đã hoàn thành được các nội
dung nghiên cứu trong đề cương, chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu trong đề
cương.
d. Đánh giá việc sử dụng kinh phí
Tổng kinh phí thực hiện đề tài : thực hiện đúng theo phê duyệt tài chính với các
mục chi.


4

Các ý kiến đề xuất liên quan đến đề tài
* Đối với cơ sở sản xuất
Chủ doanh nghiệp phải tổ chức đào tạo, huấn luyện về ATVSLĐ cho người lao
động để họ có thể nhận biết hết các nguy cơ tại nơi làm việc, đưa ra những chỉ dẫn cơ
bản, bất cứ một người nào cũng có thể học để phát hiện những nguy cơ do công việc,
để nhận biết những tình huống nguy hiểm tiềm tàng trong môi trường làm việc hàng
ngày.
* Đối với người lao động
Phải tuân thủ đúng các nội quy, quy trình làm việc, phải nhận biết được các
nguy cơ tại vị trí làm việc để chủ động phòng ngừa các tác hại xấu đối với sức khỏe.
* Đối với các cơ sở nghiên cứu khoa học và các cơ quan quản lý
Áp dụng các phương pháp mới dễ thực hiện, ít tốn kém để đánh giá điều kiện
lao động. Hướng dẫn áp dụng giải pháp cải thiện điều kiện lao động khả thi đối với các

cơ sở sản xuất.


5

PHẦN B- BÁO CÁO CHI TIẾT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay cả nước có trên 500.000 doanh nghiệp, trong đó có tới 95% là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). Những năm gần đây sự gia tăng nhanh số lượng các
DNVVN đã tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ xã hội, tạo ra nhiều việc làm cho những
người ở độ tuổi lao động, song do vốn ít, công nghệ lạc hậu nên người sử dụng lao
động không đủ khả năng đầu tư cho cải thiện điều kiện lao động (ĐKLĐ). Nhận thức
của người sử dụng lao động và người lao động còn hạn chế, người sử dụng lao động
chỉ chạy theo lợi nhuận trước mắt, còn người lao động thì chưa quen với tác phong
công nghiệp và cũng không được huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ)
nên chưa hiểu biết đầy đủ về các mối nguy hiểm cần phải đề phòng trong khi lao động
sản xuất. Đáng chú ý, rất nhiều doanh nghiệp không chấp hành nghiêm việc khai báo,
điều tra, xử lý tai nạn lao động (TNLĐ), đặc biệt việc bảo đảm an toàn lao động
(ATLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN) cho người lao động tại các DNVVN. Chỉ có khoảng
3- 5% tổng số doanh nghiệp báo cáo TNLĐ, nên số liệu báo cáo TNLĐ còn thấp hơn
nhiều so với thực tế.
Từ cuối thế kỉ 20 đầu thế kỉ 21 điều kiện lao động đã có nhiều thay đổi, sự thay đổi
này không chỉ ở các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn mà còn diễn ra ngay cả ở các
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cùng với sự thay đổi này trên thế giới cũng đã có nhiều
phương pháp mới, tiên tiến để đánh giá điều kiện lao động. Cùng với xu thế phát triển
đó nhà nước đã có nhiều chính sách để quy hoạch, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
một trong những chính sách đó là tổ chức sản xuất công nghiệp theo lãnh thổ. Sau khi
có quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Chính phủ về một số chính
sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, cụm công nghiệp làng nghề rất
phát triển ở các địa phương có nhiều làng nghề. Các khu, cụm công nghiệp làng nghề

đã tạo ra công ăn việc làm cho người dân nông thôn nhằm tạo ra lợi ích kinh tế cũng
như đảm bảo an sinh, ổn định trật tự xã hội.


6

Việc xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnh Nam Định mới chỉ bắt
đầu từ năm 2002, tính đến năm 2003. Đến nay đã có hàng trăm doanh nghiệp đầu tư
vào khu công nghiệp và cụm công nghiệp, dự kiến đến năm 2015 tỉnh Nam Định có kế
hoạch phát triển 7 khu công nghiệp, 14 cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Mới đây,
Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định thành lập Ban quản lý các khu công nghiệp Nam
Định nhằm tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầu tư đến với tỉnh Nam Định. Tỉnh Nam
Định có nghề cơ khí là một trong những nghề truyền thống và đã hình thành các cơ sở
sản xuất vừa và nhỏ, các cơ sở sản xuất này được tạo điều kiện để phát triển và đã có
khu, cụm công nghiệp được xây dựng trong làng nghề cơ khí Xuân Tiến, huyện Xuân
Trường. Đề tài “Can thiệp Ecgônômi ở một số cơ sở sản xuất cơ khí vừa và nhỏ tại xã
Xuân Tiến, Xuân Trường, Nam Định” tiến hành nhằm đánh giá về ĐKLĐ tại các cơ sở
sản xuất cơ khí vừa và nhỏ, trên cơ sở đó áp dụng giải pháp Ecgônômi để cải thiện
ĐKLĐ.
Mục tiêu của đề tài:
- Đánh giá điều kiện lao động của loại hình sản xuất cơ khí vừa và nhỏ.
- Ứng dụng và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp Ecgônômi cải thiện điều
kiện lao động tại cơ sở nghiên cứu.


7

1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1. ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG NGÀNH CƠ KHÍ
1. 1. 1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Các nghiên cứu về ĐKLĐ, môi trường lao động, sức khoẻ người lao động làm
việc trong ngành cơ khí đã được đề cập từ rất lâu. Quá trình sản xuất ngành cơ khí tạo
ra nhiều yếu tố tác động xấu tới sức khoẻ người lao động. Các yếu tố vật lý như: nhiệt
độ, bụi, độ ẩm, tiếng ồn, rung động, bức xạ ion hoá và không ion hoá có hại. Các yếu
tố hoá học như: các chất độc, hơi khí độc (CO, CO2, hơi chì, SO2, NO2), các chất phóng
xạ….Các yếu tố khác do tổ chức lao động không hợp lý, thói quen làm việc.
Mỗi yếu tố độc hại trong môi trường lao động có thể gây nhiều ảnh hưởng tới
sức khỏe. Trong khi đó, môi trường lao động cụ thể của từng cơ sở, từng bộ phận lại có
nhiều yếu tố độc hại khác nhau. Vì vậy, sức khỏe của công nhân thường bị ảnh hưởng
hỗn hợp của các yếu tố này. Ngay cả những nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Anh,
Italia…, hằng năm vẫn có trường hợp mắc mới BNN [68], [70], [72].
Quá trình sản xuất ngành cơ khí tạo ra các yếu tố có hại đồng thời. Nhiều nghiên
cứu thấy rằng tác động của nhiệt độ cao kết hợp với các yếu tố khác như bụi, ồn, lao
động thể lực nặng làm tăng tỷ lệ bệnh hô hấp, tiêu hoá, tim mạch, thần kinh…[103].
Nghiên cứu của Vassileva, Todorop và Diptchicop thấy rằng nhóm chịu tác động của
tiếng ồn và vi khí hậu nóng có các chỉ số về nhiệt độ da, tiêu hao năng lượng cao hơn
hẳn so với nhóm chỉ chịu tác động của vi khí hậu nóng [109]. Nghiên cứu của Julian B
cho thấy làm việc ở môi trường nhiệt độ cao có thể gây đột quỵ, chuột rút, kiệt sức
[82].
Ngoài các tác hại do môi trường làm việc, người lao động làm việc trong ngành
cơ khí luyện kim còn phải đối mặt với nhiều nguy cơ:
Công nhân thường nâng nhấc và vận chuyển vật nặng thủ công. Vấn đề về đau
lưng thường gặp nhiều. Công nhân thường mỏi, đau cơ lưng do cách nâng nhấc và
phương pháp mang vật không đúng hoặc mang vật quá nặng.


8

Các tổn thương cắt cụt, gẫy xương, bầm tím do vật nặng rơi vào chân và các bộ
phận khác của cơ thể. Công nhân mang vật có thể bị tổn thương như mang các khuôn

đúc và lấy đồ trong hộp. Sắp xếp nguyên vật liệu, dụng cụ không tốt và luôn có vật cản
như công cụ và phế liệu trên lối đi, sàn trơn, ẩm ướt hoặc cầu thang và sàn không được
bảo vệ có thể làm công nhân bị vấp, ngã làm tăng các tai nạn.
Người điều khiển máy móc phải đối mặt với các nguy cơ. Tỷ lệ công nhân bị
gãy xương, cắt cụt và dập nát cao do bị đè, kẹp, vướng vào các máy và tổn thương mắt
do vật lạ vào mắt hoặc bụi. Những tổn thương liên quan đến máy móc do các nguyên
nhân:
- Máy móc không được che chắn.
- Không bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên các cơ cấu truyền động.
- Hệ thống không đóng trong khi các mẫu đang được thay thế.
- Các máy có thể điều khiển được trong khi đang sửa chữa.
- Công nhân không dùng các phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) như giày,
kính hoặc mũ cứng.
Sắp xếp nhà xưởng không tốt có thể gây nguy cơ về an toàn và sức khoẻ ở trong
các phân xưởng. Một số ảnh hưởng thường gặp là:
- Cắt, xây xước, và gãy xương do phế liệu, dụng cụ, thiết bị để trên lối đi hoặc đặt ở
nơi không phù hợp.
- Bệnh bụi phổi và các vấn đề về phổi khác do bụi không được quét dọn thường
xuyên và phù hợp (với hệ thống hút bụi hiệu quả hoặc quét lúc ẩm).
- Bỏng do xỉ nóng ở trên sàn, khuôn nóng để trên sàn không được che chắn, ngọn
lửa hở.
- Vấp do đường cung cấp khí trên sàn, ống khí nén đi ngang qua sàn nhà.
- Trượt do sàn ẩm và bẩn.
- Ngã do hố để hở trên sàn, nền nhà không bằng phẳng.


9

Người làm việc ở lò tiếp xúc với các tác hại như khói, lửa, bụi và hơi khí, vị trí
này nguy hiểm, thậm chí có thể gây những tai hoạ. Những hoạt động có nhiều nguy cơ

nhất là: nạp liệu, cho thép ra lò, rót thép xuống dưới đáy lò và sửa lò. Vì vậy người lao
động cần có hiểu biết về các tác hại và biện pháp phòng ngừa trong trường hợp cần
thiết [80].
Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy công việc đúc là một trong những công việc có
nhiều tác hại. Gần 250.000 người Mỹ làm việc trong ngành đúc gang và đúc thép.
Hằng ngày có khoảng 270 trường hợp bị thương do công việc. Mỗi năm có khoảng
70.000 trường hợp. Trong những trường hợp này thì có hơn 65 người chết mỗi năm do
những tổn thương liên quan đến công việc. Tỷ lệ mất khả năng lao động do tổn thương
từ 23,3 đến 35,5/1 triệu giờ làm việc, tỷ lệ này trên mức trung bình của tất cả các ngành
công nghiệp. Công đoạn đúc có tỷ lệ tai nạn nghiêm trọng cao nhất với 2070 ngày lao
động bị mất/1 triệu giờ làm việc. Công đoạn làm sạch, cắt gọt, hoàn thiện gây ra 19%
ngày lao động bị mất và 29% tổng số tổn thương. Hầu hết các công việc đều nặng nhọc
và tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Tiếng ồn cao đối với những người tiếp xúc lâu dài có thể ảnh
hưởng đến khả năng nghe. Tiếp xúc với nhiệt độ cao có thể gây đau đầu, ngất, co giật
và thậm chí là hôn mê. Tiếp xúc quá giới hạn với bụi, hơi khí, và khói có thể gây các
bệnh về phổi và bệnh mạn tính. Bỏng độ ba, dập chi, và cắt cụt hay gặp. Tai nạn
thường xảy ra do máy móc không được bảo vệ, sắp xếp nguyên vật liệu không tốt, hoặc
do thao tác với thiết bị. Sự kết hợp giữa các yếu tố nóng, bụi, ồn, hơi khí độc và lao
động nặng gây mệt mỏi nhanh chóng cho người công nhân. Một công nhân mệt mỏi có
thể bất cẩn, không phòng ngừa hết các nguy cơ. Tại một bang ở Mỹ, nghiên cứu về các
tổn thương trong ngành đúc thấy rằng nguyên nhân do căng thẳng và làm việc quá sức
chiếm 20%. Do tỷ lệ ốm đau, tai nạn cao và số ngày công mất đi là lớn nhất nên nghề
đúc được lựa chọn là chương trình trọng điểm quốc gia để quản lý sức khoẻ nghề
nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh đến sự kiểm tra và đào tạo người lao động-người
sử dụng lao động để làm giảm tỷ lệ tổn thương và ốm đau [80].


10

Nghiên cứu của WHO cho thấy vấn đề ecgônômi cần quan tâm trong ngành cơ

khí là gánh nặng tư thế lao động và gánh nặng công việc. Gánh nặng tư thế lao động do
công nhân làm việc ở tư thế xấu, làm việc gò bó, tư thế làm việc đứng trọng lượng
không phân bố đều, những công việc lặp lại đòi hỏi sự căng thẳng thị giác không có
tầm nhìn tối ưu nhất. Gánh nặng công việc do công việc quá nặng nhọc hoặc phân bổ
không phù hợp là nguyên nhân của những vấn đề về sức khoẻ và điều này đặc biệt
quan trọng trong ngành cơ khí vì người công nhân phải di chuyển khi làm việc (mặc dù
có sự trợ giúp của máy móc). Gánh nặng lao động thể lực không chỉ là năng lượng cần
thiết, mà còn chịu ảnh hưởng một số yếu tố khác. Gánh nặng lao động có thể là gánh
nặng tĩnh hoặc động. Những tổn thương do gắng sức kết hợp với lao động thủ công
như trọng lượng quá giới hạn, cầm dụng cụ không phù hợp, tạo thành những vấn đề
nghiêm trọng không chỉ ở ngành cơ khí mà ở hầu hết các ngành công nghiệp, ở cả các
nước phát triển và đang phát triển. Những ảnh hưởng tới sức khoẻ, phổ biến và dễ nhận
thấy nhất là đau thắt lưng, gây đau đớn cho người lao động và những tổn thất về mặt tài
chính (như mất ngày công lao động và chi phí thuốc men). Viện an toàn và sức khoẻ
nghề nghiệp Hoa Kỳ đã đưa ra hướng dẫn thực hành đối với công việc nâng nhấc thủ
công và khuyến cáo nguy cơ do công việc nâng nhấc thủ công, họ cũng khuyến nghị
trọng lượng nâng nhấc trong giới hạn an toàn [96]. Vấn đề này tương đối phức tạp,
được tập trung nghiên cứu bởi các nhà khoa học về y học, kỹ thuật. ILO cũng đưa ra
trọng lượng tối đa mà một người công nhân có thể mang vác [77]. Khối lượng công
việc không thích hợp gây mệt mỏi, thậm chí có thể dẫn tới tai nạn. Công việc nặng
nhọc kết hợp với các yếu tố bất lợi trong lao động như môi trường làm việc nóng, ồn
ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Gánh nặng công việc phụ thuộc vào nơi làm việc, máy
móc thiết bị và chỗ ngồi, quy trình làm việc.. như xẻng xúc nguyên liệu phải được lựa
chọn phù hợp về hình dáng và kích thước, đối với xe vận chuyển thì ưu tiên xe đẩy hơn
xe kéo. Người công nhân được đào tạo về kỹ thuật nâng nhấc, nhận biết gánh nặng cơ
tĩnh và động.


11


Ảnh hưởng của môi trường làm việc đến sức khoẻ người lao động trong ngành cơ
khí đã được nghiên cứu từ rất lâu. Nghiên cứu của Shaman cho thấy trong số hơn 1
triệu công nhân có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi-silic thì có 100000 người làm công việc
đánh bóng kim loại và làm sạch vật đúc [102]. Theo Alert, năm 1983 ở Anh có 1538
trường hợp mới mắc bụi phổi-silic, trong số đó có 5,4% số công nhân đánh bóng kim
loại đã bị chết [93]. Ảnh hưởng của tiếng ồn đến sức khoẻ và sức nghe của con người
được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến, tiếng ồn gây tác động xấu lên các cơ quan như
tiêu hoá, thần kinh, tim mạch và tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn sẽ giảm sức nghe, dần
dần dẫn đến bệnh điếc nghề nghiệp [100], [69]. Theo báo cáo hằng năm của Singapore
(1999) có 659 trường hợp mới mắc điếc nghề nghiệp trong đó công nhân sản xuất thép
có tần xuất mắc là 28/10 000 người [63].
1 .1. 2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ngành cơ khí là một trong những ngành có nhiều yếu tố nguy cơ phát sinh trong
quá trình sản xuất nên đã có những nghiên cứu về môi trường, ĐKLĐ.
Nghiên cứu của L.Trung khảo sát môi trường lao động tại nhà máy luyện cán
thép thuộc công ty gang thép Thái Nguyên thấy rằng nhiệt độ và bức xạ nhiệt tại vị trí
công nhân ở lò điện khu đổ xỉ và khu đúc rất cao, vượt quá tiêu chuẩn cho phép
(TCCP) từ 2-120C. Còn ở nhà máy Luyện gang khi gang ra lò nhiệt độ cao hơn nhiệt
độ ngoài trời từ 9-120C. Trong quá trình nấu kim loại phát sinh bụi, nhiều vị trí làm
việc có nồng độ bụi vượt quá TCCP, tại nhà máy cơ khí nồng độ bụi hô hấp tại cầu trục
lò điện là 37,2 mg/m3 cao gấp 18 lần nồng độ tối đa cho phép, ở máy nghiền Đolomit
nồng độ bụi cao gấp 5 lần nồng độ tối đa cho phép (31,7 mg/m3). Ngoài bụi và nhiệt độ
cao quá trình nấu kim loại còn sinh ra hơi khí độc. Tại nhà máy luyện gang, khi gang ra
lò nồng độ chì cao gấp 14 lần nồng độ tối đa cho phép (0,0004 mg/l), còn tại nhà máy
cán thép Gia Sàng nồng độ CO tại khu dàn cần cẩu cao hơn TCCP là 0,009 mg/l và
nồng độ CO2 cao hơn tiêu chuẩn 1,5 lần [58].


12


N.H.Đản theo dõi môi trường lao động trong nhiều năm thấy rằng phân xưởng
đúc có nồng độ bụi luôn ở mức cao (từ 6,9 – 11,7 mg/m3), bụi hô hấp chiếm 55,2% bụi
toàn phần [10].
Theo nghiên cứu của N.A.Lương tại phân xưởng luyện thép của công ty thép
VICASA nồng độ bụi tại nơi làm việc cao hơn TCCP từ 2-3 lần [108].
Trong tất cả các ngành công nghiệp được khảo sát thì ngành đúc-cơ khí là ngành
có số mẫu tiếng ồn không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép (TCVSCP) chiếm tỷ lệ cao
nhất (23,5% số mẫu) [17].
Kết quả khảo sát tại nhà máy Diezel Sông Công thấy rằng tiếng ồn xấp xỉ hoặc
vượt TCCP hàng chục dBA tại các phân xưởng rèn, dập nguội, cơ khí, nén khí…[3].
Theo L.Trung tiếng ồn trong ngành cơ khí luyện kim thường gặp ở các nhà máy
cơ khí, nhà máy luyện cán thép. Phân xưởng rèn- nhà máy cơ khí có tiếng ồn vượt quá
TCCP từ 4-16 dBA. Phân xưởng cán-nhà máy luyện cán thép Gia Sàng, tiếng ồn cao
hơn TCCP từ 2-15 dBA [58].
Nghiên cứu tại nhà máy cơ khí ACC và nhà máy DISOCO thấy rằng tỷ lệ công
nhân phải tiếp xúc với các yếu tố có hại phát sinh trong quá trình sản xuất khá cao. Tại
nhà máy ACC tỷ lệ công nhân phải tiếp xúc với nóng là 72,45%, bụi 76,53%, tiếng ồn
93,88%, hơi độc 50%, tỷ lệ tương ứng ở nhà máy DISOCO là 36%, 76%, 80% và 44%.
Tỷ lệ người lao động phải tiếp xúc đồng thời với nhiều yếu tố nguy cơ tương đối lớn.
Tại xí nghiệp liên doanh lắp ráp ô tô ACC, số người tiếp xúc đồng thời với 3 yếu tố
độc hại là 30%, 4 yếu tố là 20% và 6 yếu tố là 16%, còn số người tiếp xúc đồng thời
cùng một lúc với nhiều yếu tố nguy hiểm là: với 3 yếu tố nguy hiểm là 20,48%, 4 yếu
tố nguy hiểm 20,48% và 5 yếu tố nguy hiểm là 10,84% [33].
Kết quả khảo sát Ecgônômi ĐKLĐ tại xưởng cơ khí-nhà máy Diezel Sông Công
thấy rằng các yếu tố tác hại chính ở xưởng này là ồn, bụi kim loại, căng thẳng thị giác,
tiếp xúc với dầu bôi trơn, lao động đứng kéo dài. Các máy móc sử dụng là máy tiện,
máy doa, máy phay và máy khoan các loại của Liên Xô, một số máy của Hàn Quốc,


13


Đài Loan, Nhật. Nhà xưởng có mái 2 tầng và có cửa trời đảm bảo thông thoáng và
chiếu sáng tự nhiên tốt. Nền nhà xưởng bằng phẳng, được dọn quang để vận chuyển
nguyên vật liệu dễ dàng. Nguyên vật liệu được sắp xếp gọn gàng trên các giá chứa
trong thùng đựng, những phế liệu đều chứa gọn trong thùng. Phân xưởng có chiếu sáng
chung và chiếu sáng cục bộ ở một số máy, ở một số vị trí chiếu sáng chung chưa đảm
bảo. Hệ thống thông gió chung của toàn phân xưởng không hoạt động. Các vị trí lao
động (VTLĐ) làm việc với máy đều có bục kê cao để công nhân thao tác vừa tầm hơn,
tuy nhiên ở một số VTLĐ công nhân còn phải vận hành máy ở tầm cao ngang vai. Tại
vị trí máy mài và máy tiện mới của Đài Loan công nhân phải với tay cao và cong vẹo
người khi thao tác, các nút điều khiển máy chưa có chỉ dẫn bằng tiếng Việt. Vị trí máy
phay của Nga có cải tiến bằng cách lắp thêm tấm chắn bằng Mica ngang tầm mắt để
tránh bụi kim loại bắn vào mắt. Một số công nhân không sử dụng đủ trang bị bảo hộ
lao động, thậm chí thao tác trên máy mài không đeo khẩu trang [32].
Nghiên cứu của L.T.Sơn [44] tại công ty cơ khí Hà Nội thấy rằng trong quá
trình nấu kim loại, nhiệt độ của lò từ 13000C tới 15000C do vậy người công nhân phải
tiếp xúc với nhiệt độ cao, rất nhiều bụi và hơi khí độc do các điện cực phóng hồ quang
điện gây ra. Khi rót kim loại vào khuôn, thép nóng chảy tiếp xúc với cát trong khuôn
nên bụi có chứa SiO2 đã đạt tới trên 14000C trở lên đã ở dạng Cristobalit và dạng
Trydymit có tác dụng xơ hoá phổi mạnh. Trong quá trình phá khuôn người công nhân
phải tiếp xúc với tiếng ồn và bụi. Phần cát còn lại sau dỡ khuôn có nhiệt độ khoảng 200
đến 3000C, người công nhân phải xúc vào thùng nên gây ra rất nhiều bụi. Kết quả đo
môi trường cho thấy ở xưởng đúc: bộ phận chuẩn bị có nồng độ bụi vượt TCCP từ 7194 lần, ở bộ phận làm khuôn nồng độ bụi vượt TCCP 27,7 lần, ở bộ phận nấu rót vượt
tiêu chuẩn 4-9 lần; tiếng ồn vượt TCCP từ 3-10 dBA ở bộ phận làm sạch vật đúc. Kết
quả điều tra về ĐKLĐ và bảo hộ lao động cho thấy 81% người lao động cảm thấy bụi
là yếu tố khó chịu nhất, 53% cho rằng nóng là yếu tố khó chịu nhất, 9,5% cho là tiếng
ồn là yếu tố khó chịu nhất, sau đó là rung xóc (6,7%), vị trí làm việc chật hẹp (2,9%);


14


100% công nhân được trang bị quần áo bảo hộ lao động, 97% công nhân được trang bị
mũ, găng tay là 89,5%, tỷ lệ được trang bị mạng rất thấp (28,5%).
B.Q.Khánh đo tiếng ồn tại Công ty Sông Công cho thấy tiếng ồn tại phân xưởng
rèn luôn cao trên 95 dBA [29].
Kết quả nghiên cứu của N.T.Toán cho thấy nhiệt độ tại các vị trí thao tác của
công nhân đúc cao hơn nhiệt độ ngoài trời từ 1-40C và cao hơn TCCP từ 5-80C, ở khu
vực gò rèn nhiệt độ cao hơn ngoài trời từ 1-80C. Tại phân xưởng luyện thép, cán thép
mức độ dao động tối đa của tiếng ồn đều cao hơn TCVSCP, ở phân xưởng gò rèn tiếng
ồn dao động tối đa vượt TCVSCP từ 2-14dB [53] .
N.N.Anh nghiên cứu đặc điểm môi trường lao động tại hai nhà máy Luyện thép
Lưu Xá và Cán thép Lưu Xá thấy rằng: Số vị trí có nhiệt độ môi trường lao động cao
hơn giới hạn tối đa cho phép ở nhà máy Luyện thép Lưu Xá là 88%, Cán thép Lưu Xá
là 83,3%. Hầu hết các VTLĐ đều có tốc độ gió thấp, không đạt TCVSCP. Tại nhà máy
Luyện thép Lưu Xá 92% VTLĐ tốc độ gió không đạt TCVSCP, tại nhà máy Cán thép
Lưu Xá là 83,33% [2].
Kết quả nghiên cứu của N.K.Hải về môi trường tại một số cơ sở luyện kim tại
Hà Nội và Thái Nguyên thấy rằng 60% mẫu đo nhiệt độ không đạt TCVSCP, 25% mẫu
đo độ ẩm không đạt TCVSCP, 98% mẫu đo tốc độ gió không đạt TCVSCP, 50% mẫu
đo bụi không đạt TCVSCP, tỷ lệ công nhân phải làm việc trong môi trường nóng và ẩm
là 50-90%, 84,5% công nhân làm việc làm việc trong môi trường có ít nhất một yếu tố
độc hại nghề nghiệp [15].
Nghiên cứu của N.T.Toán về sức khỏe công nhân cơ khí luyện kim thấy rằng
công nhân luyện cán thép và gò rèn phải tiếp xúc với tiếng ồn cao và liên tục, nhiều vị
trí làm việc có tiếng ồn vượt TCVSCP từ 8 đến 14 dBA và cao ở các dải tần số từ 500
đến 4000 Hz – đây là nguyên nhân gây bệnh điếc nghề nghiệp. Tỷ lệ bệnh điếc nghề
nghiệp là 12,28%. Tỷ lệ bệnh điếc nghề nghiệp cao nhất ở nhóm tuổi từ 31 đến 40 và
nhóm tuổi nghề trên 20 năm [53].



15

Qua điều tra hồi cứu TNLĐ tại Công ty Cơ khí Hà Nội trong 3 năm cho thấy: tỷ
lệ TNLĐ hằng năm là 7,65% (tính theo số lần TNLĐ) và 4,81% (tính theo số người bị
TNLĐ). TNLĐ theo nghề: rèn 42,9%; cán thép 32,5%; đúc 22,8%. Chấn thương phổ
biến là: phần mềm 65,9%; tay 38,63%; chân 36,36%, bỏng 29,5%; gãy xương 4,5%.
Nguyên nhân gây TNLĐ: do máy móc: 59,0%; công cụ cầm tay: 31,8% [53].
Đ.K.Chi nghiên cứu tại làng nghề tái chế sắt thép Đa Hội thấy rằng: Các cơ sở
cắt góc tiếng ồn vượt TCCP lên tới 28 dBA. Nhiệt độ trong khu vực sản xuất cao hơn
nhiệt độ ngoài trời (36,50C) 4-50C, có những nơi lên tới 420C, vượt TCCP 100C [5].
L.Đ.Hải nghiên cứu tại các làng nghề đúc đồng, nhôm chì thuộc xã Văn Môn
(Yên Phong-Bắc Ninh) thấy rằng môi trường xung quanh bị ô nhiễm, đặc biệt tại thôn
Môn Xá hàm lượng khí CO2, NO2, SO2, CO, bụi lơ lửng đều không đạt TCVSCP [16].
Khảo sát tại làng nghề tái chế thép Đa Hội cho thấy tỷ lệ người lao động luôn
phải làm việc với một tư thế là 41,2%. Số công nhân sử dụng găng tay là 77%, khẩu
trang 45,5% [59].
V.M.Hùng nghiên cứu ĐKLV ở một số làng nghề thấy rằng ở làng nghề cơ khí
Phùng Xá, có đến 70% xưởng sản xuất là nhà ở kéo dài ra, nhà xưởng sản xuất chủ yếu
là mái tôn, chật hẹp, kém thông thoáng. Ở làng rèn Quang Trung, quy mô sản xuất của
các hộ gia đình nhỏ nên hầu hết sử dụng nhà ở, bếp gia đình hoặc sân làm nơi sản xuất,
máy búa, máy băm dũa của nhiều hộ đặt ngay trong sân nhà. Đa số mặt bằng sản xuất
tại các hộ gia đình đều là nền đất lồi lõm. Việc bố trí máy móc và xếp đặt nguyên vật
liệu, thành phẩm thiếu ngăn nắp, không khoa học. Tai nạn do vấp, ngã hay dẫm phải
các vật sắc nhọn xảy ra không ít. Tại làng nghề cơ khí Phùng Xá: mức tiếng ồn đo
được tại các vị trí làm việc trực tiếp cao trên 85 dBA như vị trí máy đột dập, máy
khoan, máy cán thép. Đặc biệt tại vị trí máy đột dập, máy cán thép có mức ồn tương
đương lên tới 96,5 dBA. Tại làng nghề rèn xã Quang Trung: vị trí máy búa, máy băm
dũa..tiếng ồn trên 85 dBA [22].



16

N.T.X.Thủy phỏng vấn 207 đối tượng có trên 10 năm tuổi nghề tại Công ty
Gang thép Thái Nguyên (12,3% mẫu CO vượt TCCP) thấy rằng: 40,7% có biểu hiện cả
3 triệu chứng mệt mỏi, đau đầu và choáng váng, trong đó 11,6% có biểu hiện thường
xuyên (biểu hiện lâm sàng của nhiễm độc CO mạn tính); 79,1% có biến đổi ECG [52].
Kết quả nghiên cứu của N.Đ.Đãn tại Hà Nội thấy rằng môi trường trong các
DNVVN đang bị ô nhiễm nặng nề, vi khí hậu, tiếng ồn, bụi, hơi khí độc vượt quá
TCVSCP từ 1-2 lần [9].
Nghiên cứu của H.N.Thiều tại xí nghiệp cơ khí Duy Đạt thấy rằng nhiệt độ dao
động trong khoảng 32,40C-350C, độ ẩm từ 78,2-85,3%, tốc độ gió dao động từ 0,03-0,2
m/s. Cường độ ánh sáng dao động từ 50 Lux-160 Lux. Tiếng ồn tại khu vực sản xuất
dao động từ 74,5 dBA-88,3 dBA. Số người lao động bị TNLĐ/1000/năm là 2,2 [48].
Nghiên cứu của N.L.Hương cho thấy tại làng nghề cơ khí 69,6% mẫu đo ánh
sáng không đạt TCVSCP, 37,3% mẫu đo tốc độ gió không đạt TCVSCP, 19,5% mẫu
đo tiếng ồn không đạt TCVSCP, 18,5% mẫu đo hơi khí độc không đạt TCVSCP,
27,5% mẫu đo độ ẩm không đạt TCVSCP, 26,9 mẫu đo nhiệt độ không đạt TCVSCP.
Tiếng ồn tại các vị trí máy cắt, cán, đan dây thép, xưởng sản xuất dao, kéo, nhíp ô tô
dao động từ 75 dBA-112 dBA [25].
N.T.T.Hà khảo sát ĐKLĐ làng nghề đúc đồng Đại Bái-Bắc Ninh cho thấy
93,1% người lao động không được học về ATVSLĐ [13].
Nghiên cứu tại các cơ sở làm nghề đúc đồ nhôm tại Trương Định-Hà Nội cho
thấy quá trình sản xuất tạo nhiều yếu tố độc hại như bụi, hơi nóng, tiếng ồn, rung, hơi
khí độc, kim loại nặng…[46].
T.N.Nguyên nghiên cứu môi trường lao động và tình hình sức khỏe công nhân
công ty Cơ khí Việt Thái tỉnh Bắc Ninh năm 2008-2009 thấy rằng tiếng ồn tại phân
xưởng cơ khí vượt TCCP 8,2 dBA [37].
L.V.Trình đánh giá hiện trạng môi trường tại làng nghề đúc cơ khí Tống Xá,
huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định thấy rằng không khí bị ô nhiễm do bụi có chứa thành



17

phần silic tự do, bụi có chứa kim loại trong đó có chì, không khí còn bị ô nhiễm bởi các
chất khí cơ bản (CO, NO, SO2) do nung kim loại và đốt than [55].
Tại 2036 cơ sở sản xuất vừa và nhỏ mà Viện Bảo hộ lao động đã tiến hành điều
tra khảo sát trong 7 năm qua, mặc dù chưa thật đầy đủ, nhưng số liệu thống kê cho thấy
đã xảy ra 4.869 vụ TNLĐ làm 5.128 người bị nạn trong đó ngành cơ khí-luyện kim
đứng thứ ba với 18,3‰ [54].
1.2. NGHIÊN CỨU CAN THIỆP ECGÔNÔMI CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LÀM
VIỆC
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Cải thiện ĐKLĐ tại các cơ sở sản xuất nhằm tăng năng suất lao động cũng như
nâng cao sức khoẻ người lao động được áp dụng rất nhiều ở các nước đang phát triển
như Thái Lan, Indonesia, Philippin, Malaysia...và cả các nước phát triển như Mỹ, Nhật
[104],[97],[88].
Tại Thái Lan, theo ước đoán có khoảng 600.000 người lao động tại nhà. Họ sản
xuất các đồ thủ công mỹ nghệ, đan lát, rổ giá, chế biến thực phẩm, các sản phẩm nông
nghiệp, sản xuất hàng may mặc, giầy, hoa nhựa, lưới đánh bắt cá, cắt đá quý, làm các
hạt thủ công. Tuy nhiên, họ không được bảo vệ theo Luật Lao động bởi vì họ không
được tuyển dụng chính thức, công việc không thường xuyên, lương trả không thỏa
đáng, nhiều vấn đề sức khỏe, ĐKLV, không được bảo vệ về mặt xã hội, không thể tiếp
cận được các nguồn lực và sự hỗ trợ của chính phủ cũng như không có tổ chức đại diện
nào. Dưới sự hỗ trợ của tổ chức ILO và nhiều tổ chức giáo dục cũng như tổ chức của
chính phủ đã có một loạt các dự án để phát triển quy trình giáo dục và đào tạo an toàn
cho những người lao động tại nhà của 18 nhóm sản xuất 13 loại sản phẩm. Chương
trình WISH (Work Improvement for Safe Home) là sự lồng ghép của 3 phương pháp:
đó là WISE (Work Improvement in small Enterprise)-Cải thiện ĐKLV ở doanh nghiệp
nhỏ, WIND (Work Improvement in Neighborhood Development)-Cải thiện ĐKLV dựa



18

Chalermchai Chaikittiporn nghiên cứu về các điều kiện nên có cho việc nghiên
cứu và huấn luyện hiệu quả cao trong sức khỏe môi trường và nghề nghiệp thấy rằng
hơn 97% các cơ sở sản xuất ở Thái Lan là các DNVVN, song số lượng lớn tai nạn và
BNN cũng xuất phát ở các doanh nghiệp này. Thêm vào đó chủ doanh nghiệp ít hiểu
biết và ít quan tâm tới sức khỏe nghề nghiệp và công nhân cũng không tự nhận thức
được giá trị sức khỏe của họ. Hệ thống vệ sinh an toàn lao động đã được thiết lập để
đối phó với vấn đề này. Các trường đại học và các cơ sở khoa học có vai trò quan trọng
trong phát triển vệ sinh an toàn lao động bằng các nghiên cứu và đào tạo nhân lực cho
địa phương. Mạng lưới liên kết các cơ sở khoa học và chia sẻ những kinh nghiệm
nghiên cứu làm tăng chất lượng mọi hoạt động về vệ sinh an toàn lao động [4].
Kinh nghiệm cải thiện ĐKLV trong các doanh nghiệp nhỏ (WISE) ở Thái Lan
(1986-2003) chỉ ra rằng phương pháp WISE rất hữu dụng đối với các nhà máy ở Thái
Lan bởi vì nó có thể giúp xác định các điểm cần cải thiện về ĐKLV và xây dựng các
giải pháp kinh tế dựa vào những kinh nghiệm của địa phương. Ngoài ra, phương pháp
WISE có thể gián tiếp làm giảm các tai nạn và BNN ở nơi làm việc [43].
Chương trình cải thiện ĐKLĐ trong các doanh nghiệp nhỏ ở Lào đã thu được
nhiều kết quả đáng khích lệ nhờ áp dụng các sáng kiến của địa phương khi giới thiệu
phương pháp WISE. Đầu tiên, các đại biểu (cả chủ doanh nghiệp và công nhân lao
động) tham gia tập huấn WISE đã cải thiện ĐKLV bằng cách sử dụng chính các nguồn
lực của mình. Các cải thiện đó là: tu sửa xưởng sản xuất, điều chỉnh ánh sáng và thông
gió, thiết kế nhà vệ sinh cho nam và nữ riêng rẽ, phòng nghỉ ngơi giải lao…Một điều
quan trọng là các doanh nghiệp nhỏ đều thống nhất chi trả các khoản lệ phí nhỏ khi
tham dự các hội thảo tập huấn về WISE. Các khoản phí thu được đã được sử dụng để
chi trả cho việc tổ chức các khóa học nhằm duy trì hoạt động này một cách lâu dài mà


19


Tại Băng-La-Đét cải thiện an toàn lao động bởi hoạt động công đoàn (Viết tắt là
POSITIVE: Participation Oriented Safety Improvement by Trade-union Initiative)
được thiết kế cho công nhân và tổ chức công đoàn giúp họ hoạt động làm tăng an toàn
nơi sản xuất. POSITIVE ứng dụng các phương pháp giáo dục hành động. Học viên của
khóa học POSITIVE học cách làm tiến bộ ĐKLĐ tại nơi làm việc của họ. Học viên
thực hành bảng kiểm định tại một nơi làm việc do tự mình quan sát. Họ tìm ra những
điểm tốt và những điểm cần cải tiến để làm tốt hơn ĐKLĐ đang có. Từ 1994, chương
trình POSITIVE đã giúp đỡ công nhân và các tổ chức công đoàn ở một số nước châu Á
để làm tiến bộ hơn ĐKLĐ. Tại Băng-La-Đét, POSITIVE đã và đang nhân rộng trên
phạm vi toàn quốc từ 1997. Đã có 240 chủ tịch công đoàn và những người hoạt động
xã hội được huấn luyện POSITIVE ở cấp trung ương và gần 3000 đoàn viên cơ sở
cũng được huấn luyện [1].
Tại Mỹ, rất nhiều cải thiện đơn giản rẻ tiền đã được thực hiện như tại vùng mỏ
thay thế việc nâng vật nặng bằng thủ công bằng các phương tiện cơ giới, thay xẻng sắt
bằng xẻng nhôm, bảo dưỡng dụng cụ ngay dưới mỏ không đem lên mặt đất đã tiết kiệm
thời gian và sức lực của công nhân [75]. Một xí nghiệp điện tử đã bố trí luân phiên
công việc hợp lý tránh đơn điệu, cung cấp găng tay bảo hộ lao động ở một số vị trí tiếp
xúc với bề mặt sắc nhọn của máy làm cho công nhân làm việc thoải mái hơn và giảm tỷ
lệ tai nạn trong lao động [91]. Ở cửa hàng sửa chữa và bảo dưỡng xe máy, đã cho xe
lên bục kê để công nhân đứng làm việc, đã làm giảm đau mỏi đầu gối. Tại vùng nông
thôn vào mùa thu hoạch hoa quả nông dân thường phải với tay giơ cao quá đầu, để
giảm gánh nặng đối với cánh tay, người ta đã cải thiện bằng cách tăng độ dài dụng cụ
[64].


20

Tại một xí nghiệp điện tử ở Pakistan, việc thay thế ghế điều chỉnh được độ cao
đã tăng khả năng nhìn của mắt, giảm đau mỏi cơ xương, tăng hiệu suất công việc 10%

[87].
Tại Thái Lan đã nghiên cứu tác dụng của chương trình hồi phục đến việc giảm
đau lưng ở nữ công nhân nhà máy đồ hộp thuỷ sản thấy rằng việc tập thể dục trước khi
làm việc, nằm và nghỉ ngơi sau bữa ăn trưa và bài tập tăng cường cơ bắp sau khi làm
việc có hiệu quả rõ rệt trong việc giảm đau lưng ở công nhân [42].
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu cải thiện ĐKLV, trong đó đã có rất nhiều cải
thiện áp dụng phương pháp WISE và WIND. Phương pháp WISE đã được áp dụng ở
Cần Thơ từ năm 1996, đã có trên 296 DNVVN tham gia chương trình với 2372 sáng
kiến cải tiến ĐKLV bao gồm cả những cải thiện dễ thực hiện và những cải thiện tốn
kém.
T.T.Khải đã lồng ghép chương trình WISE vào hệ thống quản lý ILO-OSH 2001
thấy rằng sau một năm thực hiện, ở 15 doanh nghiệp có tổng số 316 cải thiện, trong đó
103 cải thiện do công nhân thực hiện [25].
Nghiên cứu của T.T.Hà tại Công ty Xà phòng Hà Nội đã đánh giá tư thế lao động
tại một số VTLĐ để thiết kế VTLĐ phù hợp với đặc điểm cơ sinh và tâm sinh lý người
lao động, tạo điều kiện cho công nhân có thể thay đổi tư thế trong quá trình lao động để
giảm mệt mỏi [14].
T.H.Lân bằng phương pháp tập huấn cho người lao động ở cơ sở, đã đưa ra được
6 cải thiện về ATLĐ và môi trường làm việc tại dây chuyền sản xuất mì ăn liền thuộc
xí nghiệp kinh doanh lương thực Việt Hà [31].
N.T.Huệ nghiên cứu giảm tiếng ồn ở nhà máy xi măng Hà Tu-Quảng Ninh bằng
phương pháp che chắn (xây tường gạch, ván gỗ kèm xốp), sử dụng mạt đá thay thế cho
đập đá hộc, đã giảm được cường độ tiếng ồn tới 10 dBA [21].


21

Nghiên cứu của T.T.Khải ở Cần Thơ, đã áp dụng phương pháp WIND đưa ra
những hành động thiết thực dễ thực hiện cho nông dân nhằm nâng cao chất lượng cuộc

sống và cải thiện ĐKLV [28].
N.B.Ngọc đã tiến hành nghiên cứu cải thiện ĐKLĐ tại xí nghiệp sản xuất ủng
cao su Thống nhất, giảm bớt gánh nặng lao động thể lực cho công nhân bằng cách
dùng xe đẩy vận chuyển vật liệu nặng thay cho khiêng sọt, dùng máy ép ủng vừa đảm
bảo chất lượng sản phẩm cao hơn, vừa giảm nguy cơ rối loạn cơ xương do tư thế làm
việc xấu phải cúi vẹo người để viền mép ủng bằng thủ công [36].
Nghiên cứu cải thiện ĐKLV ở một số làng nghề của V.M.Hùng đã thu được kết
quả: Tại làng nghề cơ khí Phùng Xá có tổng số 384 hoạt động cải thiện trong 160 hộ
làm nghề cơ khí, tính trung bình mỗi hộ đã thực hiện 2,4 hoạt động cải thiện, nhóm sắp
xếp và vận chuyển nguyên vật liệu có 110 cải thiện, nhóm thiết kế, bố trí lại vị trí làm
việc có 81 cải thiện, nhóm an toàn dụng cụ máy móc có 96 cải thiện, nhóm cải tạo môi
trường lao động có 71 cải thiện và nhóm cải thiện điều kiện tiện nghi phục vụ lao động
có 26 cải thiện. Tại làng nghề rèn Quang Trung có 656 hoạt động cải thiện trong 218
hộ làm nghề rèn, tính trung bình mỗi hộ đã thực hiện 3 hoạt động cải thiện, nhóm sắp
xếp và vận chuyển nguyên vật liệu có 56 cải thiện, nhóm thiết kế, bố trí lại vị trí làm
việc có 57 cải thiện, nhóm an toàn dụng cụ máy móc có 203 cải thiện, nhóm cải tạo
môi trường lao động có 59 cải thiện và nhóm cải thiện điều kiện tiện nghi phục vụ lao
động có 143 cải thiện [22].
P.H.Côn đã tiến hành can thiệp, thực hiện các biện pháp cải thiện môi trường để
nâng cao năng suất lao động, tăng cường sức khỏe, giảm tai nạn, bệnh tật tại DNVVN
của Thanh Hóa với tổng số 1.113 lao động. Kết quả sau can thiệp cho thấy: ĐKLĐ như
vi khí hậu, bụi và hơi khí độc đã được cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ mẫu không đạt TCVSCP
từ năm 1997-1999 đối với vi khí hậu giảm từ 45,8% (1997) xuống còn 29,1% (1998)
và 4,1% (1999); ánh sáng không đạt TCVSCP từ 54,5% (1997) xuống còn 30,3%
(1998) và 0% (1999); bụi trong không khí không đạt TCVSCP giảm từ 52% (1997)


22

N.L.Hương áp dụng phương pháp WISE của ILO về cải thiện ĐKLĐ tại một số

làng nghề cho kết quả: Nhóm cải thiện sắp xếp và vận chuyển nguyên vật liệu có 68 cải
thiện (chiếm 9,3% trên tổng số cải thiện), nhóm thiết kế, bố trí lại vị trí làm việc có 65
cải thiện (chiếm 8,9%), nhóm an toàn, dụng cụ máy móc có 210 cải thiện (chiếm
28,8%), nhóm cải tạo môi trường lao động có 87 cải thiện (chiếm 11,9%), nhóm cải
thiện điều kiện tiện nghi phục vụ lao động có 152 cải thiện (chiếm 20,8%), nhóm cải
thiện môi trường sống có 148 cải thiện (chiếm 20,3%). So sánh từng yếu tố tác hại
nghề nghiệp trước và sau cải thiện: tỷ lệ mẫu không đạt TCVSCP trước năm 2002 và
sau năm 2003 như sau: tốc độ gió không đạt TCVSCP trước năm 2002 là 28,1%, sau
năm 2003 là 9,1%; độ ẩm là 12,1% và 3,4%; nhiệt độ 24,2% và 13,8%; ánh sáng là
78,6% và 25,0%; tiếng ồn là 17,4% và 13,3% [25].
N.Đ.Hồng áp dụng phương pháp WISE và WIND để cơ sở tự cải thiện ĐKLV
thấy rằng tại làng nghề Cơ khí Phùng Xá tình hình TNLĐ giảm đáng kể sau một năm
thực hiện các giải pháp cải thiện, cụ thể số TNLĐ trước can thiệp là 58 vụ, sau can
thiệp là 42 vụ [20].
Như vậy, đã có những ngành nghề, cơ sở sản xuất can thiệp Ecgônômi để cải
thiện ĐKLV. Nghiên cứu áp dụng Ecgônômi để cải thiện điều kiện làm việc trong các
ngành cơ khí còn ít đặc biệt trong các cơ sở sản xuất cơ khí vừa và nhỏ. Do vậy việc
khảo sát điều kiện lao động tại các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ trên cơ sở đó ứng dụng
Ecgônômi để cải thiện điều kiện làm việc là cần thiết.


23

2. I TNG V PHNG PHP NGHIấN CU
2.1. Thit k nghiờn cu
- Nghiờn cu mụ t ct ngang.
- Nghiờn cu can thip.
2.2. i tng, a im v thi gian nghiờn cu
2.2.1. i tng
+ Ngi lao ng ti 5 c s sn xut.

+ Cỏc v trớ lao ng.
2.2.2. a im v thi gian nghiờn cu
+ a im nghiờn cu: Xó Xuõn Tin, huyn Xuõn Trng, tnh Nam nh.
+ Thi gian nghiờn cu: 2009-2011.
2.3. Ni dung nghiờn cu
2.3.1. Điều tra khảo sát điều kiện lao động của các cơ sở sản xuất cơ khí nhỏ và vừa
* Khảo sát môi trờng lao động: vi khí hậu, ánh sáng, tiếng ồn.
* Khảo sát ecgônômi vị trí lao động
- Đánh giá t thế lao động
- Cách bố trí nguyên vật liệu
- An toàn máy móc thiết bị (che chắn các bộ phận truyền động, chắn bắn toé các
nguyên vật liệu sản xuất...)
- Phơng tiện bảo vệ cá nhân
2.3.2. Xây dựng và áp dụng các giải pháp can thiệp Ecgônômi
- Trên cơ sở khảo sát, phân tích ecgônômi điều kiện lao động, tìm ra các bất hợp lý để
đa ra giải pháp can thiệp đơn giản, rẻ tiền, dễ thực hiện để tiến hành cải thiện.
- áp dụng các giải pháp can thiệp đã đề xuất.
2.3.3. Đánh giá hiệu quả của giải pháp can thiệp Ecgônômi
2.4. Phng phỏp nghiờn cu
2.4.1. Cỏc ch tiờu nghiờn cu v phng phỏp xỏc nh


24

a/ Môi trường lao động: Đo vi khí hậu, ánh sáng, tiếng ồn.
b/ Nhà xưởng, vị trí lao động: Sử dụng phương pháp khảo sát hiện trạng bằng bộ công
cụ khảo sát chỉ số an toàn (VSI) [106] (phụ lục 1).
c/ Gánh nặng lao động:
- Đánh giá gánh nặng lao động thể lực bằng công thức nâng nhấc của Viện an toàn sức
khỏe nghề nghiệp Hoa Kỳ (NIOSH) và phần mềm tính toán chỉ số nâng nhấc [64] (phụ

lục 2).
- Đánh giá gánh nặng tư thế lao động bằng phương pháp OWAS [84] (phụ lục 3).
d/ Điều tra người lao động
Điều tra người lao động về môi trường lao động, đau mỏi cơ xương (phụ lục 4).
e/ Đề xuất, áp dụng giải pháp can thiệp cải thiện điều kiện làm việc
* Đề xuất giảm thiểu gánh nặng lao động:
- Giảm gánh nặng lao động thể lực theo công thức của NIOSH.
- Giảm gánh nặng tư thế lao động dựa theo phương pháp OWAS.
* Áp dụng phương pháp WISE cải thiện điều kiện làm việc
Những cải thiện liên quan đến những vấn đề sau:
- Tổ chức tốt việc cất giữ và vận chuyển nguyên vật liệu bằng cách sắp xếp gọn gàng
khoa học nơi làm việc, sử dụng giá đỡ nhiều tầng, sử dụng các xe đẩy và kéo ròng rọc
... để chuyên chở nguyên vật liệu nhằm giảm nhẹ gánh nặng lao động và tăng năng suất
lao động.
- Thiết kế VTLĐ (tầm thao tác và quan sát, bàn, ghế) phù hợp với đặc điểm nhân trắc
cơ sinh và tâm sinh lý người lao động, tạo điều kiện công nhân có thể thay đổi tư thế
trong quá trình lao động để giảm mệt mỏi.
- Đảm bảo an toàn máy móc, tránh TNLĐ.
- Cải thiện yếu tố môi trường lao động: như chiếu sáng, yếu tố độc hại như nóng, ồn,
bụi, hơi khí độc bằng các phương pháp đơn giản hiệu quả.


25

- Đảm bảo tốt các chế độ phúc lợi cho công nhân như chỗ nghỉ ngơi trong lúc giải lao,
nước uống, công trình vệ sinh, nhà ăn, phòng y tế, tủ thuốc cấp cứu, phương tiện bảo
hộ lao động và phương tiện giải trí...
- Tổ chức công việc khoa học hợp lý, làm việc theo nhóm có nghỉ giải lao, tạo cơ hội
để công nhân có thể đứng lên đi lại, tránh đơn điệu để công nhân luôn tỉnh táo trong
công việc.

2.4.2. Các công cụ nghiên cứu cụ thể
- Thiết bị đo môi trường:
+ Đo nhiệt độ, độ ẩm bằng máy Model 37000-50 hãng Cole-Parmer của Mỹ
+ Đo vận tốc gió bằng máy TESTO của Đức
+ Đo mức ồn bằng máy đo ồn NA-24 hãng RION của Nhật, mức áp âm được tính bằng
dBA.
- Thước Martin.
- Camera.
- Máy tính Compac.
2.4.3. Chọn mẫu, cỡ mẫu
2.4.3.1. Cỡ mẫu
- Cỡ mẫu đo môi trường: 13-14 mẫu/1 cơ sở.
- Cỡ mẫu khảo sát vị trí lao động: khảo sát các vị trí lao động tại 5 cơ sở sản xuất cơ
khí vừa và nhỏ.
- Cỡ mẫu điều tra đau mỏi cơ xương của người lao động
Cỡ mẫu được áp dụng trong nghiên cứu này dựa vào ước lượng tỷ lệ mắc theo
nghiên cứu của Vũ Minh Phượng [40], tỷ lệ đau mỏi cơ xương sau ngày làm việc ở
người lao động làm ở bộ phận gò là 86%, chúng tôi dự kiến chọn p=86% để tính cỡ
mẫu cho nghiên cứu.
N=Z2 .p.(1-p)/d2
Trong đó: - p : tỷ lệ ước lượng =86%; q= 1- p


×