Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

SKKN DẠY HỌC hợp TÁC NHÓM NHỎ, CHƯƠNG NITƠ PHOTPHO BAN cơ BẢN ở TRƯỜNG THPT VĨNH cửu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 60 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị Trung Học Phổ Thông Vĩnh Cửu
Mã số: ................................

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

DẠY HỌC HỢP TÁC NHÓM NHO
CHƯƠNG NITƠ – PHOTPHO BAN CƠ BẢN
Ở TRƯỜNG THPT VĨNH CỬU

Người thực hiện:

Nguyễn Văn Đoàn

Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: Hóa học



- Lĩnh vực khác: ...................................................... 

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình
 Đĩa CD (DVD)
 Phim ảnh  Hiện vật khác

Trang 1




BM02-LLKHSK

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Nguyễn Văn Đoàn
2. Ngày tháng năm sinh: 09/12/1985
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: 32/5 Khu phố 3 – Phường Tân Hoà – Biên Hoà – Đồng Nai
5. Điện thoại: 0938978717

(CQ)/

(NR); ĐTDĐ:

6. Fax:

E-mail:

7. Chức vụ: Giáo viên
8. Nhiệm vụ được giao (quản lý, đoàn thể, công việc hành chính, công việc chuyên môn,
giảng dạy môn, lớp, chủ nhiệm lớp,…):

Giảng dạy môn hoá lớp 11A1, 11A2, 11A11, 11A12, 12A11,12A12 và uỷ viên
BCH Công đoàn trường THPT Vĩnh Cửu
9. Đơn vị công tác: Trường THPT Vĩnh Cửu

II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sĩ
- Năm nhận bằng: 2013
- Chuyên ngành đào tạo: Hoá vô cơ và ứng dụng
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Hoá học
Số năm có kinh nghiệm: 8
- Các sáng kiến đã có trong 5 năm gần đây:
+ Sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint thiết kế bài giảng hỗ trợ việc
dạy học một số tiết thực hành hóa học trung học phổ thông ban cơ bản
+ Giảng dạy phản ứng oxi hoá-khử phần vô cơ theo hướng dạy học tích
cực
+ Hướng dẫn học sinh học hóa hữu cơ lớp 11 ban cơ bản thông qua bài
tập nhiều cách giải
Trang 2


+ Dạy học hợp tác nhóm nhỏ, chương nitơ – photpho ban cơ bản trường
THPT Vĩnh Cửu
-

Tham gia giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi từ năm 2013-2016

+ Năm 2013-2014: Bồi dưỡng HSG môn Hóa lớp 11: 2 giải khuyến khích
trường
+ Năm 2015-2016: Bồi dưỡng HSG máy tính cầm tay môn Hóa 12: 1 giải ba
tỉnh
+ Năm 2015-2016: Hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ
thuật: 1 giải khuyến khích.

Trang 3



MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................................... 4
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.........................................................................1
i. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI........................................................................................................1
ii. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN..................................................................................2
III. TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN các GIẢI PHÁP..............................................................5
vi. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ....................................................................................38
V. NHỮNG ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................42
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................43
VII. PHỤ LỤC...................................................................................................................... 44

Trang 4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DHHT :

Dạy học hợp tác

ĐC

:

Đối chứng

HS

:


Học sinh

GV

:

Giáo viên

KT

:

Kiểm tra

PP

:

Phương pháp

PPDH

:

Phương pháp dạy học

SGK

:


Sách giáo khoa

STT

:

Số thứ tự

TN

:

Thực nghiệm

TNKQ :

Trắc nghiệm khách quan

TV

Thành viên

:

Trang 5


NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“DẠY HỌC HỢP TÁC NHÓM NHO, CHƯƠNG NITƠ – PHOTPHO

BAN CƠ BẢN Ở TRƯỜNG THPT VĨNH CỬU”
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
“Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để chung sống” –
đây là 4 trụ cột mà UNESCO đưa ra. Chúng có ý nghĩa quan trọng cho từng cá nhân và
từng tổ chức muốn tạo nên thành công, thắng lợi cho bản thân và cho toàn xã hội.
Theo như nghị quyết TW Đảng về giáo dục cũng nói rõ: “Giáo dục là quốc sách
hàng đầu” và “ Giáo dục vừa hồng, vừa chuyên” và nghị quyết số 29-NQ/TW ngày
4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo. Nhằm thực hiệc nhiệm vụ đó, mỗi người giáo viên luôn tích cực giảng dạy và
tìm ra nhiều phương pháp học tập mới nhằm truyền đạt đến cho học sinh những kiến
thức. Giúp học sinh làm chủ kiến thức, chứng minh bản lĩnh, thực hiện ước mơ là làm
chủ chính mình, làm chủ gia đình, làm chủ đất nước.
Trong số các PPDH tích cực đã đang được sử dụng thì DHHT nhóm nhỏ đã
được nhiều nhà giáo dục quan tâm bởi đặc điểm của DHHT nhóm là thông qua hoạt
động học tập, HS được hình thành và phát triển các kĩ năng xã hội như: giao tiếp,
ngôn ngữ, khả năng hợp tác, làm việc cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm cũng như kiến
thức…từ đó phát triển tư duy, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, đồng thời
lĩnh hội được kiến thức bài học và kiến thức xã hội. Đó chính là nền tảng cho việc
hình thành, phát triển và rèn luyện kĩ năng sống cho HS.
DHHT nhóm nhỏ giúp cho giáo viên nâng đỡ và phát hiện ra các điểm mạnh và
yếu của từng học sinh, từ đó có phương pháp giảng dạy và giáo dục thích hợp.
Tại trường THPT Vĩnh Cửu, hầu hết giáo viên khi giảng dạy chương trình hóa
học 11 ban cơ bản thì có sử dụng phương pháp dạy học tích cực, một trong các phương
pháp chưa được sử dụng nhiều là phương pháp hợp tác nhóm nhỏ. Chính vì thế, tôi
chọn đề tài:
“DẠY HỌC HỢP TÁC NHÓM NHO, CHƯƠNG NITƠ - PHOTPHO
BAN CƠ BẢN Ở TRƯỜNG THPT VĨNH CỬU

Trang 1



II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
II.1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
II.1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG DHHT
TRONG GIÁO DỤC Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI .
DHHT không phải là một PP mới lạ, đó là một một tư tưởng dạy học đã xuất
hiện từ lâu trên thế giới dựa trên ý tưởng tất cả cùng làm việc, chia sẻ thông tin với
nhau để đạt được mục đích cuối cùng. Ý tưởng này được John Amos Comenius (1592
- 1670) đưa vào lớp học, khi ông cho rằng HS sẽ học được nhiều hơn từ cách thức
học tập như thế. Sau đó, ý tưởng này xây dựng thành PP, được phát triển và sử dụng
rộng rãi tại vương quốc Anh vào những năm cuối của thập niên 70 do Joseph
Lancaster và Andrew Bell áp dụng.
Năm 1806, một trong những người đầu tiên tại Mỹ đã rất thành công khi chủ
trương đưa ý tưởng hợp tác vào lớp học và được nhiều giới quan chức tham khảo học
tập là Colonel Francis Parker. Sau Colonel Francis Parker là James Coleman (1959),
ông nhận thấy tầm quan trọng của cách dạy học theo kiểu học hợp tác khi tiến hành
nghiên cứu các hành vi của HS ở lứa tuổi thanh niên, ông đề xuất: thay việc thiết lập
các tình huống khuyến khích cạnh tranh trong học tập, thì nhà giáo dục nên tạo ra các
hoạt động để HS cùng nhau hợp tác.
Người tiếp có ảnh hưởng lớn trong lịch sử DHHT là Kurt Lewin – một nhà
tâm lý học xã hội. Ông đề ra “thuyết phụ thuộc lẫn nhau trong xã hội” hay còn gọi là
“thuyết tương tác xã hội” dựa trên cơ sở của Kurt Koffka, người đã đề xuất khái niệm
“Nhóm là phải có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các TV”.
Người phát triển và sử dụng tư tưởng DHHT là: Robert Slavin, Kagan,
Sholmo, Sharan. Họ đều chứng minh được tính hiệu quả cao của PPDH theo hướng
tạo cơ hội cho HS hợp tác trong việc hình thành các kĩ năng xã hội, phát triển tư duy
nhận thức và khả năng hòa nhập với thế giới xung quanh.
Như vậy PPDH hợp tác được hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn
bởi nhiều nhà nghiên cứu giáo dục và tâm lí học.
Nhận xét: qua việc tìm hiểu cơ sở lí luận của PPDH hợp tác, quá trình hình

thành, phát triển của PP này, chúng ta có thể nhận rõ tính hiệu quả và tính khả thi
cao khi áp dụng PPDH hợp tác vào trong giáo dục ở một số nước trên thế giới cũng
như giáo dục ở Việt Nam với mọi cấp học.
II.1.2 MỘT SỐ BÀI NGHIÊN CỨU VỀ DHHT
1. Khóa luận tốt nghiệp: “Thử nghiệm phương pháp hợp tác nhóm nhỏ và
phương pháp đóng vai trong dạy học môn hóa lớp 10 nâng cao nhằm phát huy
tính tích cực của học sinh” của Nguyễn Thị Khánh Chi (2007), trường ĐHSP
TP.HCM. Đề tài đã nghiên cứu: khái niệm cơ bản về DHHT và đưa ra một số
Trang 2


phương pháp tiến hành:


Trả lời câu hỏi trong phiếu học tập



Trả lời câu hỏi do giáo viên trực tiếp đưa ra.



Mô tả thí nghiệm.



Quan sát hình vẽ hay mô hình.




Hỏi đáp giữa các nhóm.



Cùng nhau nghiên cứu nội dung của bài học.



Giải bài tập hóa học theo nhóm.

2. Luận văn thạc sĩ : “Dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học hóa học 11
chương trình nâng cao ở trường phổ thông” của Trần Thị Thanh Huyền
(2010), trường ĐHSP TP.HCM. Đề tài đã nghiên cứu: các nội dung về DHHT và
đưa ra một số nhận định cơ bản về DHHT nhóm nhỏ ở trường phổ thông. Nội
dung áp dụng là chọn lọc một số bài trong chương trình nâng cao lớp 11 và tiến
hành. Tuy nhiên chương trình cơ bản thì chưa đề cập được nhiều.
Nhận xét: Hai đề tài trên đã tìm hiểu cơ sở lí luận của PPDH hợp tác, đã nêu
được những nội dung cơ bản về dạy học hợp tác… Phần thực nghiệm đã tiến hành
được một số bài và đánh giá kết quả. Tuy nhiên, cả hai đề tài tập trung cho đối tượng
học sinh các lớp giỏi và chương trình chọn là nâng cao, chưa đề cập đến các nội dung
cơ bản và đối tượng học sinh khá, trung bình khá, trung bình, thậm chí là yếu.
II.1.3 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỢP TÁC NHÓM TRONG
GIẢNG DẠY HIỆN NAY Ở TRƯỜNG THPT VĨNH CỬU HIỆN NAY
- Qua thực tế giảng dạy ở trường THPT tôi thấy rằng: Đa số giáo viên đã chú ý
đến việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực nói chung. Tuy nhiên, việc sử
dụng phương pháp hợp tác nhóm nhỏ còn có những hạn chế phổ biến sau đây:
+ Thời gian một tiết học khi triển khai thì không kịp.
+ Giáo án soạn phải mất nhiều thời gian hơn.
+ Hành động theo sát học sinh trong quá trình soạn và chuẩn bị bài còn khó
khăn.

+ Học sinh chưa tự tin trình bày một vấn đề trước đám đông và làm việc nhóm.
II.1.4 GIẢI PHÁP SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỢP TÁC NHÓM NHO TRONG
GIẢNG DẠY CHƯƠNG 2 NITƠ-PHOTPHO CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN Ở
TRƯỜNG THPT VĨNH CỬU:
- Qua thực tế giảng dạy tại trường THPT Vĩnh Cửu và dựa trên hai đề tài trên thì
tôi đã đưa ra các giải pháp áp dụng phù hợp cho học sinh Vĩnh Cửu sau:
+ Soạn giáo án cơ bản phù hợp với tình hình học sinh Vĩnh Cửu.
Trang 3


+ Hướng dẫn học sinh làm quen và hiểu các bước cơ bản để làm quen với
phương pháp hợp tác nhóm nhỏ.
+ Hướng dẫn học sinh tham gia và các tiết học có sử dụng phương pháp hợp tác
nhóm nhỏ trong chương 2 hóa học lớp 11 ban cơ bản.
+ Sau khi học xong bài và chương thì cho học sinh tham gia bài kiểm tra để
đánh giá kết quả đạt được và điều chỉnh cho phù hợp với các tiết học sau.

Trang 4


III. TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
III.1 GIẢI PHÁP 1: SOẠN GIÁO ÁN MỘT SỐ BÀI CHƯƠNG 2 NITƠ –
PHOTPHO BAN CƠ BẢN LỚP 11
III.1.1 NGHIÊN CỨU CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 11 BAN CƠ BẢN
Chương trình hóa học 11 ban cơ bản học sinh được học hai phần chính:
+ Phần hóa học vô cơ: chương 1,2,3.
+ Phân hóa học hữu cơ: chương 4,5,6,7,8,9
Trong số các chương của chương trình hóa học 11, tôi tiến hành giảng dạy một số
bài trong chương 2 nhằm tìm hiểu kĩ hơn về phương pháp học tác nhóm nhỏ.
Tổng quan về chương trình chương 2 Hóa học 11 ban cơ bản

Chương 2: Nitơ và photpho gồm 6 bài lí thuyết, 2 bài luyện tập và 1 bài
thực hành. Mục tiêu chương 2 là cung cấp cho HS các tính chất vật lí, tính chất hóa
học cơ bản của nito, photpho và các hợp chất của chúng, đặc biệt là tính oxi hóa của
axit nitric. Ngoài ra, chương 2 còn cung cấp thêm kiến thức về phân bón hóa học –
ứng dụng của hợp chất nitơ, photpho rất gần gũi với HS, đặc biệt là đối với HS vùng
nông thôn.
III.1.2 CHUẨN KIẾN THỨC CỦA CÁC BÀI TRONG CHƯƠNG 2
BÀI 7: NITƠ
1.Kiến thức:
Biết được:
- Vị trí trong bảng tuần hoàn , cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố nitơ.
- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, tỉ khối, tính tan), ứng
dụng chính, trạng thái tự nhiên; điều chế nitơ trong phòng thí nghiệm và trong công
nghiệp
Hiểu được:
- Phân tử nitơ rất bền do có liên kết ba, nên nitơ khá trơ ở nhiệt độ thường,
nhưng hoạt động hơn ở nhiệt độ cao.
- Tính chất hoá học đặc trưng của nitơ: tính oxi hoá (tác dụng với kim loại mạnh,
với hiđro), ngoài ra nitơ còn có tính khử (tác dụng với oxi).
2.Kĩ năng:
- Dự đoán tính chất, kiểm tra dự đoán và kết luận về tính chất hoá học của nitơ.
- Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học.

Trang 5


- Tính thể tích khí nitơ ở đktc trong phản ứng hoá học; tính % thể tích nitơ trong
hỗn hợp khí.
3.Thái độ: Vận dụng kiến thức về nitơ, giải thích các hiện tượng trong tự nhiên
4. Năng lực và phẩm chất

* Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học : đọc tên , viết công thức hóa học của nitơ
và hợp chất.
- Năng lực thực hành hóa học: làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng giải thích
được các hiện tượng xảy ra khi tiến hành thí nghiệm chứng minh tính chất của nitơ.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống: biết sự hình thành hợp
chất chứa nitơ trong tự nhiên
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực tính toán:
+Hoàn thành chuỗi sơ đồ phản ứng của nitơ và hợp chất.
+ Biết suy luận tính chất dựa vào cấu tạo .
+ Biết dùng các biểu thức tính toán, dựa vào phương trình hóa học, vận dụng các
định luật bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng , bảo toàn electron để giải bài tập.
* Các năng lực khác:
- Năng lực hợp tác(trong hoạt động nhóm)
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông( tìm những thông tin về
ứng dụng trạng thái tự nhiên, các quá trình sản xuất các hợp chất nitơ , quá trình sản
xuất các phân bón hóa học trên mạng)
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ : diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản
thân.
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực tự quản lý
* Phẩm chất: yêu quê hương đất nước, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng,
đất nước, có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên, có ý
thức tìm tòi sáng tạo tận dụng những nguyên liệu sẵn có.
BÀI 8: AMONIAC VÀ MUỐI AMONI
1.Kiến thức:
Biết được:

Trang 6



- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (tính tan, tỉ khối, màu, mùi), ứng dụng chính,
amoniac trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp .
Hiểu được:
- Tính chất hoá học của amoniac: Tính bazơ yếu ( tác dụng với nước, dung dịch
muối, axit) và tính khử (tác dụng với oxi, clo).
2.Kĩ năng:
- Dự đoán tính chất hóa học, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất
hoá học của amoniac.
- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh..., rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và
hóa học của amoniac.
- Viết được các PTHH dạng phân tử hoặc ion rút gọn.
- Phân biệt được amoniac với một số khí đã biết bằng phương pháp hoá học.
3.Thái độ: Nhận biết được NH3 có trong môi trường, có ý thức giữ gìn vệ sinh
để giữ bầu kk và nguồn nước trong sạch không bị ô nhiễm bởi NH3
4. Năng lực và phẩm chất
* Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học : đọc tên , viết công thức hóa học của
amoniac, muối amoni..
- Năng lực thực hành hóa học: làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng giải thích
được các hiện tượng xảy ra khi tiến hành thí nghiệm chứng minh tính chất của
amoniac và muối amoni
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống: Ứng dụng của amoniac
và muối amoni trong cuộc sống.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực tính toán:
+Hoàn thành chuỗi sơ đồ phản ứng của amoniac và muối amoni
+ Biết suy luận tính chất dựa vào cấu tạo .
+ Biết dùng các biểu thức tính toán, dựa vào phương trình hóa học, vận dụng các
định luật bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng , bảo toàn electron để giải bài tập.
* Các năng lực khác:

- Năng lực hợp tác(trong hoạt động nhóm)
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông( tìm những thông tin về
ứng dụng trạng thái tự nhiên, các quá trình sản xuất các hợp chất nitơ , quá trình sản
xuất các phân bón hóa học trên mạng)

Trang 7


- Năng lực sử dụng ngôn ngữ : diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản
thân.
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực tự quản lý
* Phẩm chất: yêu quê hương đất nước, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng,
đất nước, có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên, có ý
thức tìm tòi sáng tạo tận dụng những nguyên liệu sẵn có.
BÀI 9: AXIT NITRIC VÀ MUỐI NITRAT
1.Kiến thức:
Biết được:
Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, khối lượng riêng, tính tan),
ứng dụng của HNO3
Hiểu được :
- HNO3 là một trong những axit mạnh nhất.
- HNO3 là chất oxi hoá rất mạnh: oxi hoá hầu hết kim loại, một số phi kim, nhiều
hợp chất vô cơ và hữu cơ.
2.Kĩ năng:
- Dự đoán tính chất hóa học, kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm và rút ra kết
luận.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh..., rút ra được nhận xét về tính chất của HNO3.
- Viết các phương trình hoá học dạng phân tử, ion rút gọn minh hoạ tính chất hoá
học của HNO3 đặc và loãng.

3.Thái độ: Chứng minh độ mạnh của axit nitric, thực hiện thí nghiệm cẩn thận
4. Năng lực và phẩm chất
* Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học : đọc tên , viết công thức hóa học của axit
nitric và muối nitrat.
- Năng lực thực hành hóa học: làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng giải thích
được các hiện tượng xảy ra khi tiến hành thí nghiệm chứng minh tính chất của axit
nitric, muối amoni, muối nitrat.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống: biết thành phần hóa học
và phản ứng nổ của thuốc nổ đen
Trang 8


- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực tính toán:
+Hoàn thành chuỗi sơ đồ phản ứng của axit nitric và muối nitrat.
+ Biết suy luận tính chất dựa vào cấu tạo .
+ Biết phân biệt axit nitric, muối nitrat.
+ Biết dùng các biểu thức tính toán, dựa vào phương trình hóa học, vận dụng các
định luật bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng , bảo toàn electron để giải bài tập.
* Các năng lực khác:
- Năng lực hợp tác(trong hoạt động nhóm)
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông( tìm những thông tin về
ứng dụng trạng thái tự nhiên, các quá trình sản xuất các hợp chất nitơ , quá trình sản
xuất các phân bón hóa học trên mạng)
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ : diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản
thân.
- Năng lực giao tiếp
-Năng lực tự quản lý
* Phẩm chất: yêu quê hương đất nước, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng,
đất nước, có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên, có ý

thức tìm tòi sáng tạo tận dụng những nguyên liệu sẵn có.
BÀI 10: PHOTPHO
1.Kiến thức:
Biết được:
- Vị trí trong bảng tuần hoàn , cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố
photpho.
- Các dạng thù hình, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, khối lượng riêng, tính
tan, độc tính), ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế photpho trong công nghiệp .
Hiểu được:
- Tính chất hoá học cơ bản của photpho là tính oxi hoá (tác dụng với kim loại
Na, Ca...) và tính khử (tác dụng với O2, Cl2).
2.Kĩ năng:
- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận về tính chất của photpho.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh .., rút ra được nhận xét về tính chất của photpho.
- Viết được PTHH minh hoạ.
Trang 9


- Sử dụng được photpho hiệu quả và an toàn trong phòng thí nghiệm và thực tế
3.Thái độ: Giải thích được một số hiện tượng trong tự nhiên
4. Năng lực và phẩm chất
* Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học : đọc tên, viết công thức hóa học của
photpho và hợp chất.
- Năng lực thực hành hóa học: làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng giải thích
được các hiện tượng xảy ra khi tiến hành thí nghiệm chứng minh tính chất của
photpho.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống: biết thành phần hóa học
của hỗn hợp ở vỏ hộp và đầu que diêm.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực tính toán:

+ Hoàn thành chuỗi sơ đồ phản ứng của photpho và hợp chất.
+ Biết suy luận tính chất dựa vào cấu tạo .
+ Biết dùng các biểu thức tính toán, dựa vào phương trình hóa học, vận dụng các
định luật bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng , bảo toàn electron để giải bài tập.
* Các năng lực khác:
- Năng lực hợp tác(trong hoạt động nhóm)
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông( tìm những thông tin về
ứng dụng trạng thái tự nhiên, các quá trình sản xuất các hợp chất nitơ , quá trình sản
xuất các phân bón hóa học trên mạng)
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ : diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản
thân.
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực tự quản lý
* Phẩm chất: yêu quê hương đất nước, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng,
đất nước, có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên, có ý
thức tìm tòi sáng tạo tận dụng những nguyên liệu sẵn có.
BÀI 11: AXIT PHOTPHORIC VÀ MUỐI PHOTPHAT
1.Kiến thức:
Biết được:

Trang 10


- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu, tính tan), ứng dụng, cách điều
chế H3PO4 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
- Tính chất của muối photphat (tính tan, tác dụng với axit, phản ứng với dung
dịch muối khác), ứng dụng.
Hiểu được H3PO4 là axit trung bình, axit ba nấc.
2.Kĩ năng:
- Viết các PTHH dạng phân tử hoặc ion rút gọn minh hoạ tính chất của axit

H3PO4 và muối photphat.
- Nhận biết được axit H3PO4 và muối photphat bằng phương pháp hoá học.
- Tính khối lượng H3PO4 sản xuất được, % muối photphat trong hỗn hợp.
3.Thái độ: Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy khả năng tư duy của
học sinh
4. Năng lực và phẩm chất
* Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học : đọc tên , viết công thức hóa học của axit
photphoric
- Năng lực thực hành hóa học: làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng giải thích
được các hiện tượng xảy ra khi tiến hành thí nghiệm chứng minh tính chất của axit
photphoric và muối photphat.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống: axit photphoric được sử
dụng rộng rãi.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực tính toán:
+Hoàn thành chuỗi sơ đồ phản ứng của axitphotphoric
+ Biết suy luận tính chất dựa vào cấu tạo .
+ Biết dùng các biểu thức tính toán, dựa vào phương trình hóa học, vận dụng các
định luật bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng , bảo toàn electron để giải bài tập.
* Các năng lực khác:
- Năng lực hợp tác(trong hoạt động nhóm)
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông( tìm những thông tin về
ứng dụng trạng thái tự nhiên, các quá trình sản xuất các hợp chất nitơ , quá trình sản
xuất các phân bón hóa học trên mạng)
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ : diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản
thân.

Trang 11



- Năng lực giao tiếp
- Năng lực tự quản lý
* Phẩm chất: yêu quê hương đất nước, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng,
đất nước, có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên, có ý
thức tìm tòi sáng tạo tận dụng những nguyên liệu sẵn có.
BÀI 12: PHÂN BÓN HÓA HỌC
1.Kiến thức:
Biết được:
- Khái niệm phân bón hóa học và phân loại
- Tính chất, ứng dụng, điều chế phân đạm, lân, kali, NPK và vi lượng.
2.Kĩ năng:
- Quan sát mẫu vật, làm thí nghiệm nhận biết một số phân bón hóa học.
- Sử dụng an toàn, hiệu quả một số phân bón hoá học.
- Tính khối lượng phân bón cần thiết để cung cấp một lượng nguyên tố dinh
dưỡng
3.Thái độ: Biết tác dụng của các loại phân bón đối với cây trồng và môi trường
đất.
4. Năng lực và phẩm chất
* Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực thực hành hóa học: làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng giải thích
được các hiện tượng xảy ra khi tiến hành thí nghiệm chứng minh tính chất của và một
số phân bón hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống: biết các các nguyên tố
dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng; có ý thức sử dụng hợp lí, an toàn phân bón hóa
học .
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực tính toán:
+ Biết suy luận tính chất dựa vào cấu tạo .
+ Biết phân biệt các loại phân bón.
+ Biết dùng các biểu thức tính toán, dựa vào phương trình hóa học, vận dụng các
định luật bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng , bảo toàn electron để giải bài tập.

* Các năng lực khác:
- Năng lực hợp tác(trong hoạt động nhóm)
Trang 12


- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông(quá trình sản xuất các
phân bón hóa học trên mạng)
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ : diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản
thân.
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực tự quản lý
* Phẩm chất: yêu quê hương đất nước, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng,
đất nước, có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên, có ý
thức tìm tòi sáng tạo tận dụng những nguyên liệu sẵn có.
*Nhận xét: Chương 2 chương trình cơ bản hóa lớp 11là nội dung nặng nhất
trong chương trình hóa, các nội dung để cho kiểm tra cuối học kì và thi đại học thì các
tác giả chọn nội dung phần này rất nhiều. Các định luật cơ bản trong hóa học được sử
dụng chủ yếu trong chương này. Nội dung về Nitơ, Photpho và các hợp chất của chúng
là một nội dung trung gian cho các nội dung khác trong hóa vô cơ. Do đó khi tìm hiểu
kĩ chương 2 và được học theo phương pháp DHHT thì học sinh có khả năng khác sâu
kiến thức và sử dụng chúng một các thuận lợi hơn trong việc học và chính trong cuộc
sống của mình.

Trang 13


III.1.3 SOẠN GIÁO ÁN MỘT SỐ BÀI LÊN LỚP CHƯƠNG 2 – NITƠ
PHOTPHO
(Giáo án 1)BÀI 7: NITƠ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.Kiến thức:
Biết được:
- Vị trí trong bảng tuần hoàn , cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố nitơ.
- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, tỉ khối, tính tan), ứng
dụng chính, trạng thái tự nhiên; điều chế nitơ trong phòng thí nghiệm và trong công
nghiệp
Hiểu được:
- Phân tử nitơ rất bền do có liên kết ba, nên nitơ khá trơ ở nhiệt độ thường,
nhưng hoạt động hơn ở nhiệt độ cao.
- Tính chất hoá học đặc trưng của nitơ: tính oxi hoá (tác dụng với kim loại mạnh,
với hiđro), ngoài ra nitơ còn có tính khử (tác dụng với oxi).
2.Kĩ năng:
- Dự đoán tính chất, kiểm tra dự đoán và kết luận về tính chất hoá học của nitơ.
- Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học.
- Tính thể tích khí nitơ ở đktc trong phản ứng hoá học; tính % thể tích nitơ trong
hỗn hợp khí.
3.Thái độ: Vận dụng kiến thức về nitơ, giải thích các hiện tượng trong tự nhiên
4. Năng lực và phẩm chất
* Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học : đọc tên , viết công thức hóa học của nitơ
và hợp chất.
- Năng lực thực hành hóa học: làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng giải thích
được các hiện tượng xảy ra khi tiến hành thí nghiệm chứng minh tính chất của nitơ.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống: biết sự hình thành hợp
chất chứa nitơ trong tự nhiên
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực tính toán:
+Hoàn thành chuỗi sơ đồ phản ứng của nitơ và hợp chất.

Trang 14



+ Biết suy luận tính chất dựa vào cấu tạo .
+ Biết dùng các biểu thức tính toán, dựa vào phương trình hóa học, vận dụng các
định luật bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng , bảo toàn electron để giải bài tập.
* Các năng lực khác:
- Năng lực hợp tác(trong hoạt động nhóm)
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông( tìm những thông tin về
ứng dụng trạng thái tự nhiên, các quá trình sản xuất các hợp chất nitơ , quá trình sản
xuất các phân bón hóa học trên mạng)
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ : diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản
thân.
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực tự quản lý
* Phẩm chất: yêu quê hương đất nước, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng,
đất nước, có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên, có ý
thức tìm tòi sáng tạo tận dụng những nguyên liệu sẵn có.
II. CHUẦN BỊ
1. Giáo viên
-Phiếu học tập.
-Bảng tuần hoàn
-Các bộ lắp rắp phân tử.
-Một bịch Snack
-GV chia lớp thành 4 nhóm lớn, mỗi nhóm có 3- 4 cặp HS, hướng dẫn HS học
nhóm theo hình thức nhóm “ rì rầm” và “xây dựng kim tự tháp”.
2. Học sinh
HS xem lại kiến thức về cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn và coi trước bài nitơ.
III. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HOẠT ĐỘNG
Bước 1: Chia cặp HS để hoạt động nhóm, 3-4 cặp HS tạo thành một nhóm lớn.
Bước 2: GV hướng dẫn HS cách thức hoạt động nhóm theo hình thức nhóm “rì
rầm” và theo mô hình “xây kim tự tháp”.

Bước 3: Thông báo tiêu chí chấm điểm hoạt động nhóm là điểm tích lũy cuối kì.
IV. LỰA CHỌN HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG VÀ PHÂN CHIA THỜI GIAN

Trang 15


Hoạt động 1(5 phút): Tìm hiểu vị trí và cấu hình electron nguyên tử - hoạt động
theo hình thức nhóm “rì rầm”.
Hoạt động 2(5 phút): Tìm hiểu tính chất vật lí - hoạt động theo hình thức nhóm
“rì rầm”.
Hoạt động 3(15 phút): Tìm hiểu tính chất hóa học của nitơ- hoạt động nhóm
theo hình thức “xây kim tự tháp”.
Hoạt động 4(10phút): Tìm hiểu ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế nitơ.
Hoạt động 5(10 phút): Củng cố bài học.
V. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC
Hoạt động 1: (5 phút) Tìm hiểu cấu tạo phân tử NH3.
1. Nhiệm vụ học tập – phiếu học tập 1
GV phát phiếu học tập 1 cho từng cặp HS, các cặp hoàn thành phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP 1
Câu 1: Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết vị trí của nguyên tử nitơ ?
Câu 2: Từ vị trí, hãy viết cấu hình electron của nguyên tử nitơ, có giải thích (theo nội
dung kiến thức lớp 10)
Câu 3: Dùng mô hình lắp rắp phân tử N2, có giải thích và dự đoán độ bền liên kết trong
phân tử nitơ so với phân tử O=O và phân tử H-H.
2. Hoạt động học tập – hình thức nhóm “rì rầm”
Bước 1: Mỗi HS tự nghiên cứu SGK phần “Vị trí và cấu hình electron nguyên
tử”, có ý kiến riêng và suy nghĩ độc lập của cá nhân.
Bước 2: Hai HS ngồi gần nhau sẽ thành 1 cặp trao đổi để thống nhất, hoàn thành
phiếu học tập.
3. Kết luận – hợp tác giữa các cặp và GV.

GV gọi đại diện 2 – 3 HS ở các cặp khác nhau cho kết luận về đặc điểm vị trí và
cấu hình electron nguyên tử nitơ – GV nên gọi những HS yếu kém để kiểm tra khả
năng hợp tác. Sau đó GV kết luận:
+ Nitơ ở ô thứ 7, nhóm VA, chu kì 2 trong bảng tuần hoàn.
+ N(Z=7): 1s22s22p3 ( ô thứ 7 có 7electron, chu kì 2 thì có hai lớp, lớp ngoài
cùng có 5e và electron cuối cùng điền vào phân lớp p nên thuộc nhóm VA)
+ Ba electron ở phân lớp 2p có thể tạo 3 liên kết cộng hóa trị.
+ Phân tử nitơ có cấu tạo: N≡N (liên kết rất bền)
Trang 16


Hoạt động 2: (5 phút) Tìm hiểu tính chất vật lí
1. Nhiệm vụ học tập – phiếu học tập 2
Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm và hoàn thành phiếu học tập 2.
PHIẾU HỌC TẬP 2
Câu 1: Em có thể tìm thấy nitơ ở đâu ?
Câu 2: Em có nhận xét gì về trạng thái, màu sắc và mùi vị của nitơ ?
Câu 3: Em hãy nêu những thông số vật lí quan trọng của nitơ mà em tìm hiểu được
trong sách và trong thực tế?
2. Hoạt động học tập – hình thức nhóm “rì rầm”.
Bước 1 : GV cho học sinh đọc thông tin của phần tính chất vật lí để học sinh
nghe. HS suy nghĩ, nhận xét, kết hợp với nghiên cứu SGK, rút ra nhận định riêng của
cá nhân.
Bước 2 : Các cặp trao đổi những ý kiến, thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
3. Kết luận – hợp tác giữa các cặp và GV.
GV gọi đại diện 2 – 3 HS ở các cặp khác nhau cho kết luận về tính chất vật lí
của amoniac, sau đó GV kết luận:
+ Nitơ có thể tìm trong không khí rất nhiều.
+ Ở điều kiện thường, nitơ là một chất khí, không màu, không mùi.
0

+ Nitơ nhẹ hơn không khí ( d N / KK < 1 ), thoalong = −196 , S = 0, 015lit /1lit H O .
2

2

Hoạt động 3: (15 phút): Tìm hiểu chất hóa học của nitơ
1. Nhiệm vụ học tập
GV phát phiếu học tập 3 cho mỗi nhóm.
PHIẾU HỌC TẬP 3
Câu 1: Dựa vào đặc điểm cấu tạo của phân tử nitơ, hãy dự đoán khả năng
xảy ra phản ứng của nitơ. Ứng dụng của tính chất này trong thực tế?
Câu 2: Nitơ có các số oxi hóa nào, em hãy viết cây oxi hóa của nitơ ?
Câu 3: Từ cây oxi hóa của nitơ, em hãy sự đoán tính chất hóa học của nitơ
trong phản ứng hóa học?
Câu 4: Em hãy nêu các phương trình hóa học đặc trưng chứng minh tính chất
hóa học của nitơ ?
2. Hoạt động học tập - hình thức “xây kim tự tháp”
Trang 17


Bước 1 : Làm việc theo cặp, mỗi cá nhân vận dụng kiến thức của bản thân, thảo
luận với bạn cùng cặp để hoàn thành câu 1 của phiếu học tập số 3.
Bước 2 : Hai cặp (4HS) kết hợp lại so sánh kết quả câu 1, thống nhất kết luận
câu 1 và tiếp tục thảo luận câu 2.
Bước 3 : Các cặp kết hợp lại, thống nhất đáp án câu 1, câu 2 và tìm phương án
giải quyết nội dung câu 3.
Lưu ý :
+ HS chủ động về thời gian hoạt động.
+ GV theo dõi các bước hoạt động của nhóm và nhắc thời gian.
+ Nhóm có kết quả trước thời gian quy định thì báo cho GV biết.

3. Kết luận – hợp tác giữa các nhóm và GV
GV gọi ngẫu nhiên 5 HS trong 5 nhóm khác nhau báo cáo kết quả hoạt động
của nhóm. GV nêu kết luận phiếu học tập 3 :
+ Do phân tử nitơ có liên kết ba bền vững nên ở điều kiện thường, nitơ tương đối
trơ về mặt hóa học. ( Sử dụng làm môi trường trơ trong các thí nghiệm và bảo
quản mẫu vật)
+ Nitơ có 5 electron lớp ngoài cùng nên nitơ có thể có các số oxi hóa: -3, +1, +2,
+3, +4, +5.
+ Số oxi hóa của nitơ có thể tăng hoặc giảm nên nitơ thể hiện tính oxi hóa và
tính khử.
4. Tiêu chí chấm điểm.
-Nhóm hoàn thành nhanh nhất và đúng điểm tích lũy +2.
-Nhóm hoàn thành nhanh và đúng kế tiếp thứ 2 có điểm tích lũy là +1,5đ.
-Nhóm hoàn thành nhanh và đúng thứ 3 có điểm tích lũy là +1đ.
-Nếu nhóm có kết luận không đúng thì không có điểm.
Hoạt động 4: (10 phút) Tìm hiểu ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế.
1. Nhiệm vụ học tập
GV phát phiếu học tập 3 cho mỗi nhóm.

Trang 18


PHIẾU HỌC TẬP 4
Câu 1: Dựa vào đặc điểm cấu tạo của phân tử nitơ, em hãy kể một số dụng
của tính chất này trong thực tế?
Câu 2: Trong công nghiệp nitơ có những ứng dụng nào, em hãy kể chi tiết tìm
hiểu của em về một ứng dụng của nitơ trong công nghiệp ?.
Câu 3: Nitơ trong tự nhiên có mấy đồng vị, hàm lượng từng đồng vị, từ đó em
hãy suy ra biể thức tính M của nitơ. Ngoài không khí, nitơ còn tìm thấy ở
đâu?

Câu 4: Nitơ quan trọng như vậy, có những cách nào để điều chế được nitơ, em
hãy mô tả chi tiết cách điều chế trong công nghiệp bằng sơ đồ?
2. Hoạt động học tập - hình thức “xây kim tự tháp”
Bước 1 : Làm việc theo cặp, mỗi cá nhân vận dụng kiến thức của bản thân, thảo
luận với bạn cùng cặp để hoàn thành câu 1 của phiếu học tập số 3.
Bước 2 : Hai cặp (4HS) kết hợp lại so sánh kết quả câu 1, thống nhất kết luận
câu 1 và tiếp tục thảo luận câu 2.
Bước 3 : Các cặp kết hợp lại, thống nhất đáp án câu 1, câu 2 và tìm phương án
giải quyết nội dung câu 3.
Lưu ý :
+ HS chủ động về thời gian hoạt động.
+ GV theo dõi các bước hoạt động của nhóm và nhắc thời gian.
+ Nhóm có kết quả trước thời gian quy định thì báo cho GV biết.
3. Kết luận – hợp tác giữa các nhóm và GV
GV gọi ngẫu nhiên 5 HS trong 5 nhóm khác nhau báo cáo kết quả hoạt động
của nhóm. GV nêu kết luận phiếu học tập 3 :
+ Nitơ là thành phần dinh dưỡng chính của thực vật.
+ Nitơ trong công nghiệp còn được dùng làm nguyên liệu sản xuất phân bón,
axit nitric.
+ Nitơ được sử dụng trong ngành luyện kim, thực phẩm, điện tử….làm môi
trường trơ trong bảo quản mẫu vật.
+ Nitơ có thể tồn tại trạng thái tự do và hợp chất. Có hai đồng vị….
+ Nitơ trong công nghiệp được thu từ không khí qua phương pháp chưng cất
phân đoạn không khí lỏng.
Trang 19


4. Tiêu chí chấm điểm.
-Nhóm hoàn thành nhanh nhất và đúng điểm tích lũy +2.
-Nhóm hoàn thành nhanh và đúng kế tiếp thứ 2 có điểm tích lũy là +1,5đ.

-Nhóm hoàn thành nhanh và đúng thứ 3 có điểm tích lũy là +1đ.
-Nếu nhóm có kết luận không đúng thì không có điểm.
Hoạt động 5: (10 phút) Củng cố bài học
GV cùng HS củng cố lại kiến thức toàn bài bằng cách xây dựng sơ đồ grap
thông qua hệ thống câu hỏi.
NHẬN XÉT QUA QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI DẠY HỌC:
PHÂN TÍCH BÀI LÊN LỚP
- Vi bài này là đầu tiên của chương 2 nên sẽ vận dụng kiến thức cũ của chương trình
lớp 10 khi học về nguyên tử. Học sinh có thể trải nghiệm kiến thức của mình.
- Khi tham gia hoạt động theo hình thức “rì rầm”, mỗi HS đều phải động não với vấn
đề GV đặt ra để trao đổi với người cùng cặp. Điều này rèn luyện cho HS khả năng tư
duy.
- Ở hoạt động “ Xây kim tự tháp”, ta thấy từ nhiệm vụ cá nhân ban đầu đơn giản (dự
đoán tính chất hóa học của N 2 ) kiến thức của HS sẽ tăng lên thông qua sự tăng
dần số lượng TV trong nhóm, cuối cùng mọi HS đều nắm được kiến thức quan trọng
của bài học.
- Đây là giờ học đầu tiên chúng tôi áp dụng PPDH hợp tác, nên chúng tôi đã chọn hình
thức hoạt động “rì rầm” và “xây kim tự tháp” để HS làm quen với hoạt động hợp tác.
LƯU Ý ĐỂ SỬ DỤNG THÀNH CÔNG MÔ HÌNH “RÌ RẦM” VÀ “XÂY KIM TỰ
THÁP”
- Khi thiết kế hoạt động hợp tác theo hình thức “xây kim tự tháp”cần chú ý đến nội
dung học tập giao cho HS phải từ thấp đến cao, từ cụ thể đến khái quát… ứng với sự
tăng dần về số lượng TV tham gia nhóm.
- GV cần hướng dẫn cụ thể cách thức hoạt động và tiêu chí đánh giá để HS nắm rõ.

Trang 20


×