Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

SKKN PHÂN LOẠI và PHƯƠNG PHÁP GIẢI một số DẠNG bài tập về sự điện LI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.53 KB, 28 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
Mã số: ................................
(Do HĐTĐSK Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN

PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP VỀ SỰ ĐIỆN LI

Người thực hiện: Nguyễn Trung Kiên.
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: Hóa học



- Lĩnh vực khác: ............................................. 
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in sáng kiến
 Mô hình
 Đĩa CD (DVD)
 Phim ảnh  Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)


Năm học: 2016 – 2017


SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1.
Họ và tên:
NGUYỄN TRUNG KIÊN
2.
Ngày tháng năm sinh: 13/04/1982
3.
Nam, nữ:
Nam
4.
Địa chỉ:
D816 – Kp 8 – Long Bình – Biên Hòa – Đồng Nai
5.
Điện thoại: 0613.834.289(CQ);
ĐTDĐ:
0982.714.900
6.
Fax:
E-mail:
7.
Chức vụ:
8.
Nhiệm vụ được giao:
Giảng dạy môn Hóa: 11A3; 11A5; 11A8; 12A5; 12A8; 12A9
Chủ nhiệm lớp 12A5

9.
Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
(Long Bình Tân – Biên Hòa – Đồng Nai)
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị cao nhất:
- Năm nhận bằng:
- Chuyên ngành đào tạo:

Cử nhân Sư phạm
2005
Hóa Học

III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy bộ môn Hóa Học THPT
- Số năm có kinh nghiệm: 11 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
Năm học
Sáng kiến kinh nghiệm
2010–2011
Một số kinh nghiệm tổ chức hiệu quả tiết
thực hành thí nghiệm ở Khối 10
2013–2014
Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh sử dụng
Định luật bảo toàn electron giải một số dạng toán
về axit nitric (Hóa học 11-Phần vô cơ)
2014 – 2015
Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm
2015 – 2016
Phân loại và phương pháp giải nhanh một số dạng bài tập về sắt
và hợp chất của sắt


2


Tên sáng kiến:

PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP VỀ SỰ ĐIỆN LI

I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hóa học là môn học có hệ thống lý thuyết và bài tập khá nhiều. Trong quá
trình công tác tôi nhận thấy rất nhiều học sinh gặp không ít khó khăn khi tiếp thu lý
thuyết cũng như rèn luyện các kĩ năng giải bài tập. Bên cạnh đó, chương trình hóa
học 11 khá trừu tượng, khối lượng kiến thức nhiều. Từ những khó khăn này dẫn
đến học sinh không có hứng thú với môn Hóa học.
Việc giúp học sinh có được những kĩ năng cơ bản khi giải bài tập hóa học là
một yêu cầu cần thiết nhằm giúp học sinh có hứng thú khi học môn Hóa học. Với
hình thức thi trắc nghiệm thì các kĩ năng này càng cần thiết khi yêu cầu các em
phải giải quyết các bài tập trong thời gian ngắn, tốc độ nhanh nhất.
Tuy nhiên khả năng tiếp thu và vận dụng ở mỗi học sinh là khác nhau. Do đó
cần có sự phân dạng và hướng dẫn phương pháp giải phù hợp với trình độ học
sinh.
Từ những yêu cầu trên, tôi đã xây dựng và áp dụng chuyên đề “PHÂN
LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP VỀ SỰ ĐIỆN
LI”.
Chuyên đề này đã được áp dụng trong 2 năm học vừa qua, cho học sinh lớp
11 do tôi giảng dạy và đã đem lại kết quả khả quan.
Trong quá trình xây dựng và áp dụng cũng như hoàn thiện chuyên đề, tôi đã

nhận được sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban giám hiệu và sự hỗ trợ tích
cực, đóng góp ý kiến của tổ chuyên môn, quý thầy cô đồng nghiệp. Qua đây, tôi
xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn và quý thầy cô
đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này.
Quá trình xây dựng và hoàn thiện chuyên đề chắc chắn sẽ còn thiếu sót. Tôi rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên
môn, quý thầy cô đồng nghiệp gần xa; để chuyên đề trở thành một tài liệu có ích,
có thể áp dụng rộng rãi, góp phần hỗ trợ quý thầy cô giáo cũng như học sinh.
II.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1. Về cơ sở lý luận:
1.1. Thuyết điện li
1.1.1. Sự điện li: là quá trình phân li của các chất trong nước (hoặc khi nóng chảy)
thành ion.
1.1.2. Chất điện li: là những chất tan trong nước (hoặc nóng chảy) phân li ra ion.
Axit, bazơ và muối là các chất điện li.
+ Chất điện li mạnh: các phân tử hòa tan đều phân li ra ion .
Ví dụ:
Na2SO4 → 2Na+ + SO42KOH → K+ + OHHNO3 → H+ + NO3–
3


+ Chất điện li yếu: chỉ có một phần số phân tử hòa tan phân li ra ion .
Ví dụ:
CH3COOH CH3COO- + H+
HClO H+ + ClO–
* Sự điện li của chất điện li yếu là quá trình thuận nghịch, khi quá trình cân
bằng thì ta có cân bằng điện li.

* Cân bằng điện li là cân bằng động .
1.1.3. Phương trình điện li: biểu diễn quá trình các chất phân li thành ion
1.2. Định nghĩa theo Ahrenius về Axit, bazơ, muối
1.2.1. Axit: là chất khi tan trong nước phân li cho ion H+
Ví dụ:
HCl → H+ + ClHCOOH ƒ H+ + HCOO+ Axit một nấc: những axit khi tan trong nước phân li 1 nấc cho ion H+.
Ví dụ:
HCl → H+ + ClCH3COOH ƒ H+ + CH3COO+ Axit nhiều nấc: những axit khi tan trong nước phân li nhiều nấc cho ion H+.
Ví dụ: H3PO4
H3PO4
H+ + H2PO4–
H2PO4– H+ + HPO42–
HPO42– H+ + PO43–
=> phân tử H3PO4 phân li 3 nấc ra ion H+ → axit 3 nấc
1.2.2. Bazơ: là chất khi tan trong nước phân li cho ion OH- .
Ví dụ:
NaOH → Na+ + OH1.2.3. Hidroxit lưỡng tính: Là những hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân
li như axit vừa có thể phân li như bazơ.
Thí dụ : Zn(OH)2 có 2 kiểu phân li tùy điều kiện:
Phân li theo kiểu bazơ:
Zn(OH)2 ƒ Zn2+ + 2OHPhân li theo kiểu axit (dạng H2ZnO2): Zn(OH)2 ƒ 2H+ + ZnO22Các hidroxit lưỡng tính: Al(OH)3; Zn(OH)2; Pb(OH)2; Sn(OH)2; Cr(OH)3.
Chúng đều ít tan trong nước và có lực axit - bazơ yếu.
1.2.4. Muối: là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation
NH4+) và anion gốc axit.
Ví dụ:
NaCl → Na+ + ClCH3COONa → Na+ + CH3COO+ Muối axit: là muối có anion gốc axit còn có khả năng phân li ra ion H+ .
Ví dụ: KHSO4 , NaHCO3 , NaH2PO4…
( Chú ý: Nếu anion gốc axit còn hidro có tính axit, thì gốc này tiếp tục phân
li yếu ra ion H+)
Ví dụ:

NaHCO3 → Na+ + HCO3HCO3- H+ + CO32+ Muối trung hòa: là muối mà anion gốc axit không còn khả năng phân li ra ion H+
Ví dụ: NaCl, (NH4)2SO4, . . .
1.3. Định luật bảo toàn điện tích
4


* Nguyên tắc: Vì dung dịch luôn luôn trung hòa về điện nên tổng số mol điện tích
dương bằng tổng số mol điện tích âm,
Ví dụ: Một dung dịch chứa a mol Na+, b mol Al3+, c mol Cl-, d mol SO42-.
Biểu thức liên hệ giữa các đại lượng trên là:
n Na + + 3n Al3+ = n Cl− + 2n 2−
=> a+ 3b =c + 2d
SO4

1. 4. Tích số ion của nước . Khái niệm pH
1.4.1. Sự điện li và tích số ion của nước, ý nghĩa tích số ion của nước.
Nước là chất điện li rất yếu: H2O ƒ H+ + OH- (1)
Ở 250C, tích số ion của nước là K H2O = [H+].[OH-] = 10- 14.
Tích số ion của nước ( K H2O ) phụ thuộc nhiệt độ.
Ở 250 C, có thể coi giá trị tích số ion của nước là hằng số trong dung dịch loãng
của các chất khác nhau.
Theo (1) ta có: [H+]=[OH-] = 10−14 = 10−7 M
- Môi trường trung tính là môi trường có [H+]=[OH-] = 10−14 = 10−7 M
- Ý nghĩa của tích số ion của nước để xác định môi trường của dung dịch
Môi trường trung tính: [H+]= 10- 7 M
Môi trường axit: [H+]> 10- 7 M
Môi trường bazơ: [H+]< 10- 7 M
1.4.2. Khái niệm về độ pH, độ pH trong các môi trường.
Để tránh ghi nồng độ H+ với số mũ âm người ta dùng đại lượng độ pH.
Nếu [H+]= 10- aM thì pH = a

hay [H+]= 10−pH M hoặc pH = - lg[H+]
Ví dụ: [H+]=10- 1M → pH = 1
Môi trường axit.
+
-7
[H ]=10 M → pH =7
Môi trường trung tính.
+
- 12
[H ]=10 M → pH =12
Môi trường bazơ.
Thang pH thường dùng có giá trị từ 1 đến 14 (do tích số ion của nước )
Ngoài ra người ta còn sử dụng pOH: pOH = - lg[OH- ]
pH + pOH =14 → pH = 14 - pOH
1.5. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li
1.5.1. Một số ví dụ về phản ứng trao đổi.
a. Phản ứng tạo thành chất kết tủa.
Thí nghiệm: Nhỏ dung dịch Na2SO4 vào ống nghiệm đựng dung dịch BaCl2 thấy
kết tủa trắng xuất hiện.
Phương trình phân tử:
Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2NaCl
+
Phương trình ion:
2Na + SO42- + Ba2+ + 2Cl- → BaSO4 ↓ + 2Na+ + 2ClPhương trình ion rút gọn:
SO42- + Ba2+ → BaSO4 ↓
b. Phản ứng tạo thành chất khí.
Thí nghiệm: Nhỏ dung dịch HCl vào ống nghiệm đựng dung dịch Na2CO3 thấy
có bọt khí thoát ra.
Phương trình phân tử: 2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2O + CO2 ↑
5



Phương trình ion:
2H+ + 2Cl- + 2Na+ + CO32- → 2Na+ + 2Cl- + H2O + CO2 ↑
Phương trình ion rút gọn: 2H+ + CO32- → H2O + CO2 ↑
c. Phản ứng tạo thành chất điện li yếu.
• Phản ứng tạo nước:
Thí nghiệm: Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào ống nghiệm đựng dung dịch NaOH (có
chứa vài giọt dung dịch phenolphtalein) cho đến khi màu hồng mất hoàn toàn.
Phương trình phân tử:
NaOH + HCl → NaCl + H2O
Phương trình ion:
Na+ + OH- + H+ + Cl- → Na+ + Cl- + H2O
Phương trình ion rút gọn:
OH- + H+ → H2O
• Phản ứng tạo axit yếu:
Thí nghiệm: Nhỏ dung dịch HCl vào ống nghiệm đựng dung dịch CH3COONa, tạo
thành axit yếu CH3COOH.
Phương trình phân tử:
HCl + CH3COONa → NaCl + CH3COOH
Phương trình ion:
H+ + Cl- + CH3COO- + Na+ → Na+ + Cl- + CH3COOH
Phương trình ion rút gọn:
H+ + CH3COO- → CH3COOH.
1.5.2. Bản chất và điều kiện của phản ứng.
- Phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.
- Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết
hợp được với nhau tạo thành ít nhất một trong các chất sau:
 Chất kết tủa
 Chất khí

 Chất điện li yếu
1.5.3. Cách biểu diễn phương trình dưới dạng phân tử và ion
* Quy tắc chung:
Bước 1: Cân bằng phản ứng dưới dạng phân tử theo phương pháp phù hợp.
Bước 2: Viết dạng ion đầy đủ theo nguyên tắc: các chất điện li mạnh (axit,
bazơ,muối ) được viết thành ion, các chất còn lại chất không điện li, chất điện
li yếu, chất kết tủa, chất bay hơi thì viết dưới dạng phân tử.
Bước 3: Ước lược các ion giống nhau ở 2 vế ta thu được Phương trình dạng
ion.
2. Về cơ sở thực tiễn
Qua nhiều năm công tác, tôi nhận thấy học sinh học yếu môn Hóa là do
thiếu hứng thú khi tiếp thu lý thuyết, dẫn đến khó khăn trong định hướng giải bài
tập. Nội dung lí thuyết chương Sự điện li (Hóa học 11- chương trình chuẩn) khá
trừu tượng, gây khó khăn cho học sinh khi giải bài tập của chương này. Việc phân
dạng bài tập và định hướng cách giải sẽ giúp các em cảm thấy tự tin hơn khi học
môn Hóa.
Bên cạnh đó, hình thức thi trắc nghiệm không những yêu cầu học sinh có kĩ
năng giải nhanh bài tập mà còn yêu cầu người giáo viên có ngân hàng câu hỏi với
nhiều mức độ, nhiều câu hỏi tương đương để tạo nên các đề kiểm tra theo ma trận
đã định sẵn.
6


Một thực tế là số lượng và dạng bài tập trong sách giáo khoa khá nghèo nàn,
trong khi cấu trúc đề thi THPTQG rất đa dạng bài tập về sự điện li. Điều này sẽ
làm cho học sinh bỡ ngỡ và lúng túng khi giải các bài tập về sự điện li.
Trên các kênh thông tin: sách tham khảo, sách giáo khoa, tài liệu internet có
khá nhiều bài tập tham khảo cho nội dung sự điện li. Cần phải tổng hợp các tư liệu
đó lại và xây dựng thành một tài liệu có ích cho giáo viên tham khảo, và học sinh
rèn luyện.

Trước những yêu cầu nêu trên, tôi xin đưa ra chuyên đề “PHÂN LOẠI VÀ
PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP VỀ SỰ ĐIỆN LI”
III.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Nội dung chuyên đề này được tôi xây dựng dựa trên kinh nghiệm giảng dạy và
đã áp dụng trong khoảng 2 năm cho học sinh lớp 11. Hầu hết các em học sinh
đã tiếp thu và vận dụng tốt phương pháp giải các dạng bài tập về sự điện li.
Trong thời gian sắp tới, tôi dự định sẽ chuyển tải nội dung chuyên đề này thành
bài giảng điện tử dưới dạng file video để học sinh có thể tham khảo qua
internet.

1. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ: gồm 2 phần
- Phần I: Phân dạng và cách giải bài tập về sự điện li.
 DẠNG I: Tính nồng độ ion, nồng độ chất tan trong dung dịch
 DẠNG II: Bài toán áp dụng định luật bảo toàn điện tích
 DẠNG III: pH của dung dịch
 DẠNG IV: Bài toán về phản ứng trao đổi ion trong dung dịch
- Phần II: Bài tập vận dụng.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG:
- Chuyên đề được áp dụng cho học sinh lớp 11 (chương trình chuẩn), vào các
tiết luyện tập chương I (Hóa học 11 - chương trình chuẩn), ôn tập học kỳ I và học
tăng tiết.
- Chuyên đề áp dụng cho chương I: Sự điện li (Hóa học 11- chương trình chuẩn)
- Chuyên đề áp dụng ôn tập thi tốt nghiệp THPTQG.

7


IV.


NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

PHẦN I: CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ SỰ ĐIỆN LI
DẠNG I: Tính nồng độ ion, nồng độ chất tan trong dung dịch
- Phương pháp:
+ Viết phương trình điện li
+ Tính số mol chất hoặc ion
+ Tính toán: số mol chất  số mol ion và ngược lại
+ Sử dụng công thức tính nồng độ CM =

n
V

Ví dụ I.1: Nồng độ K+ trong dung dịch K2SO4 0,01M là:
A. 0,01 M
B. 0,05 M
C. 0,02 M
Hướng dẫn giải
K2SO4  2K+ +
0,01
0,02
+
Vậy [K ] = 0,02M
⇒ Đáp án : C

D. 0,002M

SO420,01 M


Ví dụ I.2: Trộn lẫn 100 ml dung dịch NaCl 0,4M với 400 ml dung dịch Na 2CO3
0,3M. Nồng độ ion Na+ trong dung dịch sau khi trộn là:
A. 0,16 M
B. 0,18 M
C. 0,32 M
D. 0,4 M
Hướng dẫn giải
nNaCl = 0,1.0,4=0,04 mol
n Na CO =0,4.0,3=0,12 mol
2 3
NaCl 
Na+ +
Cl0,04
0,04
mol
Na2CO3  2Na+ +
CO320,12
0,24
mol
0,04 + 0,12
Vậy [Na+] =
=0,32M
0,1 + 0,4
⇒ Đáp án : C
Nhận xét: Đây là bài toán trộn 2 dung dịch chứa cùng 1 loại ion (Na+). Do đó
cần viết phương trình điện li 2 chất và tính tổng số mol ion theo yêu cầu đề bài,
từ đó tính được nồng độ ion. Cần chú ý sự thay đổi thể tích dung dịch.

8



Ví dụ I.3: Trộn 200 ml dung dịch HCl 0,01M với 200ml dung dịch KOH 0,015M
thu được dung dịch Y. Xác định [OH-] trong dung dịch Y?
A. 0,0025M
B. 0,005M
C. 0,0015M
D. 0,001M
Hướng dẫn giải
n HCl = 0,01.0,2 = 0,002 mol
n KOH = 0,015.0,2 = 0,003 mol
HCl +
KOH  KCl +
Ban đầu
0,002
0,003
Phản ứng 0,002
0,002
0,002
Sau phản ứng 0
0,001
0,002
+
KOH  K + OH
0,001
0,001
mol
0, 001
= 0,0025M
⇒ [OH-] =
0,2 + 0, 2

⇒ Đáp án : A

H2O
mol
mol
mol

Nhận xét: Đây là bài toán trộn 2 dung dịch có xảy ra phản ứng. Cần phải viết
phương trình và xác định thành phần các chất sau phản ứng rồi tính toán theo yêu
cầu đề bài. Chú ý sự thay đổi thể tích dung dịch.
Ví dụ I.4: Cho 10 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H 2SO4 0,5M (xem như axit
H2SO4 phân li hoàn toàn cả 2 nấc). Thể tích dung dịch NaOH 1M cần để trung hòa
dung dịch axit đã cho là:
A. 10 ml
B. 15 ml
C. 20 ml
D. 25 ml.
Hướng dẫn giải
nHCl = 0,01.1= 0,01 mol
n H SO = 0,01.0,5=0,005 mol
2 4
n H + = 0,01+ 2.0,005 = 0,02 (mol)
Phản ứng có phương trình ion thu gọn
H+ +
OH- 
H2O
0,02
0,02
mol
0, 01 + 0,01

= 0,02lit = 20ml
⇒ Vdd NaOH =
1
⇒ Đáp án : C

9


DẠNG II: Bài toán áp dụng định luật bảo toàn điện tích
- Phương pháp:
Sử dụng định luật bảo toàn điện tích: Trong 1 dung dịch luôn luôn trung hòa
về điện, do đó tổng số mol điện tích dương bằng tổng số mol điện tích âm
Lưu ý:
a) Trong 1 dung dịch: m muối (hoặc chất rắn) =Ʃ m các ion trong dung dịch
b) Quá trình áp dụng định luật bảo toàn điện tích thường kết hợp:
- Các phương pháp bảo toàn khác: Bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố
- Viết phương trình hóa học ở dạng ion thu gọn
Ví dụ II.1: Một cốc nước có chứa a mol Ca2+, b mol Mg2+, c mol Cl-, d mol HCO3.
Hệ thức liên hệ giữa a, b, c, d là:
A. 2a + 2b = c - d B. a + b = c + d
C. 2a + 2b = c + d D. a + b = 2c + 2d
Hướng dẫn giải
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích:

2n Ca 2+ + 2n Mg2+ = n Cl− + n HCO−
3

⇒ 2a + 2b = c + d
⇒ Đáp án : C


Ví dụ II.2: Một học sinh phân tích dung dịch X có kết quả nồng độ mol/l của các
ion như sau: [K+] = 0,01M; [Mg2+] = 0,04M; [NO3-] = 0,01M; [SO42-] = 0,02M.
Kết quả phân tích đó có đúng không ?
Hướng dẫn giải
Theo đề bài ta có:
Ʃnđiện tích dương = n K+ + 2n Mg2+ = 0,01 + 2. 0,04 = 0,09 mol
Ʃnđiện tích âm = n NO 3− + 2nSO24− = 0,01 + 2. 0,02 = 0,05 mol
⇒ Ʃnđiện tích dương ≠ Ʃnđiện tích âm
⇒ Kết quả phân tích trên là sai.

Ví dụ II.3: Một dung dịch có chứa 4 ion với thành phần : 0,03 mol Na+; 0,02mol
Al3+; 0,01 mol SO42-; x mol NO3- . Giá trị của x là:
A. 0,03
B. 0,05
C. 0,01
D. 0,02
Hướng dẫn giải
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:

n Na+ + 3n Al3+ = n NO 3− + 2nSO2−

⇒ 0,03 + 3.0,02 =x + 2.0,01

4

10


⇒ x = 0,02 mol
⇒ Đáp án : D

Ví dụ II.4: Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+; 0,03 mol K+; x mol Cl- và y mol
SO42-. Tổng khối lượng các muối tan có trong dung dịch là 5,435 gam. Giá trị của
x và y lần lượt là:
A. 0,03 và 0,02
B. 0,05 và 0,01
C. 0,01 và 0,03
D. 0,02 và 0,05
Hướng dẫn giải
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:

n K+ + 2n Cu2+ = n Cl− + 2nSO2−
4

⇒ x + 2y = 0,03+2.0,02= 0,07 (1)

Ta có: mmuối = m K+ + mCu2+ + mCl− + mSO24−
⇒ 35,5x + 96y = 5,435 - 39.0,03 + 64.0,02= 2,985 (2)
Giải hệ (1), (2) ta được: x= 0,03 mol; y = 0,02 mol
⇒ Đáp án : A
Ví dụ II.5: Cho hỗn hợp X gồm x mol FeS2 và 0,045 mol Cu2S tác dụng vừa đủ
với HNO3 loãng, đun nóng thu được dung dịch chỉ chứa muối sunfat của các kim
loại và giải phóng khí NO duy nhất. Giá trị của x là:
A. 0,045.
B. 0,09.
C. 0,135.
D. 0,18.
Hướng dẫn giải
 FeS2 : x mol + HNO3 Fe 2 (SO 4 )3
→ 
+ NO

Tóm tắt đề: 
Cu
S
:
0,045mol
CuSO
 2

4
Áp dụng bảo toàn nguyên tố:
n Fe3+ = n Fe = x (mol) ; n Cu2+ = 2n Cu = 0,09 (mol)
n SO = n S = 2x + 0,045 (mol)
24

Dung dịch sau phản ứng chứa 2 muối: Fe2(SO4)3 và CuSO4.
Fe3+
: x mol
 2+
: 0,09 mol
Cụ thể Cu
 SO 2- : (2x + 0,045) mol
4

Áp dụng bảo toàn điện tích:

3n Fe3+ + 2n Cu2+ = 2n SO2−
4

⇒ 3x + 2.0,09 = 2(2x+0,045)
⇒ x=0,09 mol

⇒ Đáp án : B
11


DẠNG III: pH của dung dịch
- Phương pháp:
+ Xác định pH của dung dịch axit: pH = -lg[H+]
+ Xác định pH của dung dịch bazơ:
pOH = -lg[OH -] ⇒ pH = 14- pOH
hoặc áp dụng: [H+] . [OH -] = 10-14 ⇒ [H+] ⇒ pH = -lg[H+]
+ Quy đổi pH → [H+] và ngược lại.
Áp dụng: Nếu [H+] = 10-aM thì pH=a hoặc pH = -lg[H+]
Ví dụ III.1 : Tính pH của dung dịch HNO3 0,001M?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Hướng dẫn giải:
⇒ [H ] = 0,001 M
⇒ pH = - lg[H+] = 3
⇒ Đáp án : C

HNO3 →
0,001

H+ + NO30,001

M

+


Ví dụ III.2 : Tính pH của các dung dịch bazơ Ba(OH)2 0,005M?
A. 11
B. 12
C. 13
D. 10
Hướng dẫn giải:

Ba(OH)2 → Ba2+ + 2OH0,005
0,01 M

⇒ [OH-] = 0,01 M
⇒ pH = 14 + lg[OH-] = 14 + lg(0,01) = 12
⇒ Đáp án : B

Ví dụ III.3: Tính [H+] của các dung dịch H2SO4 có pH=5? Xem như axit H2SO4
phân li hoàn toàn cả 2 nấc.
A. 5M
B. 10-5M
C. -5M
D. 105M
Hướng dẫn giải:
H2SO4 →
+
-pH
Áp dụng: [H ] = 10 M = 10-5M
⇒ Đáp án : B

2H+ + SO42-


Ví dụ III.4: Trộn 300ml dung dịch HCl 0,01M vào 200ml dung dịch HNO 3
0,01M. Tính pH của dung dịch mới thu?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Hướng dẫn giải:

HCl →
HNO3 →

H+ + ClH+ + NO312


n H+ = n HCl + n HNO = 0,3.0,01 + 0,2. 0,01 = 0,005 mol
3
⇒  H +  =

0,005
= 0,01M
0,5

⇒ pH = 2
⇒ Đáp án : B
Ví dụ III.5: Trộn lẫn 100 ml dung dịch KOH 0,1M vào 100ml dung dịch HCl
0,3M. pH của dung dịch thu được là:
A. pH=3
B. pH=7
C. pH=1
D. pH=2

Hướng dẫn giải:
nHCl = 0,1.0,3=0,03mol; nKOH = 0,1.0,1=0,01 mol
Phản ứng có phương trình dạng ion rút gọn: OH- +
H+ →
H2O
0,1
0,3
Xét tỉ lệ:
<
1
1
0,02
= 0,1M
⇒Sau phản ứng, dư HCl: [H+]=CM(HCl)=
0,1 + 0,1
⇒ pH= 1
⇒ Đáp án : C
Ví dụ III.6: Dung dịch X chứa Ba(OH)2 0,1M và KOH 0,2M. Dung dịch Y chứa
H2SO4 0,075M và HNO3 0,15M. Trộn 200ml dung dịch X với 300ml dung dịch Y
thu được dung dịch Z. Tính pH của dung dịch Z?
A. pH=3,7
B. pH=7,3
C. pH=1,67
D. pH=6,17
Hướng dẫn giải
Phản ứng axit – bazơ của các chất trong X và Y là phản ứng giữa ion H+ và OHH+
+
OH- → H2O
n OH − = (0,1.2 + 0,2).0,2 = 0,08 mol
n H + = (0,075.2 + 0,15).0,3 = 0,09 mol

⇒ Sau phản ứng dư H+: n H+ = 0,09-0,08= 0,01 mol
0,01
⇒ [H+]=
= 0,02M
0,2 + 0,3
⇒ pH = 1,67
⇒ Đáp án : C
Ví dụ III.7: Dung dịch X chứa HCl có pH=1. Pha loãng dung dịch X bằng nước
thu được dung dịch Y có pH = 2. Hỏi đã pha loãng bao nhiêu lần?
A. 10 lần
B. 100 lần
C. 5 lần
D. 7 lần
Hướng dẫn giải
Giả sử dung dịch X có thể tích V1 (lít); dung dịch Y có thể tích V2 (lít).
13

98 × 100
= 122, 5g
80


Dung dịch X (pH = 1): n H+ = V1.10 mol  
n H+ = V2 .10−2 mol  
Dung dịch Y (pH= 2):
Việc pha loãng dung dịch không làm thay đổi số mol H+.
⇒ V2 .10-2 = V1.10-1
⇒ V2 = 10V1
Vậy phải pha loãng dung dịch gấp 10 lần
⇒ Đáp án : A

Nhớ: Số lần pha loãng = 10 pH1 −pH2
−1

Ví dụ III.8: Pha thêm 90ml nước vào 10ml dung dịch HCl có pH=1. Tính pH của
dung dịch sau khi pha loãng?
A. 1
B. 10
C. 4
D. 2
Hướng dẫn giải
n H+ =10.10-3. 0,1 = 10-3 mol.
Vdung dịch sau khi trộn = (10 + 90).10-3 = 10-1 lít.
10−3
⇒ [H ] = −1 =10-2 M
10
+

⇒ pH = 2
⇒ Đáp án : D

DẠNG IV: Bài toán về phản ứng trao đổi ion trong dung dịch
- Phương pháp:
+ Viết phương trình phản ứng dạng phân tử hoặc ion rút gọn; chú ý các
chất kết tủa hay bay hơi.
+ Dựa vào dữ kiện đề bài để tính toán số mol chất hoặc ion
+ Tính toán số mol chất hoặc số mol ion theo yêu cầu đề bài
Ví dụ IV.1: Cho 1,7025 gam hỗn hợp A chứa hỗn hợp NaCl và KCl tác dụng với
lượng dư dung dịch AgNO3; thu được 3,5875 gam kết tủa. Tính thành phần % khối
lượng NaCl trong A?
A. 34,36%

B. 65,64%
C. 34,63%
D. 65,46%
Hướng dẫn giải

 NaCl +AgNO3 AgCl 3,5875g
1, 7025 gam 


(0, 025mol)
 KCl

Đặt x,y lần lượt là số mol NaCl và KCl.
Theo đề bài ta có: mA= mNaCl + mKCl
⇒ 58,5x + 74,5y = 1,7025 (1)
Phản ứng có phương trình ion rút gọn:
Ag+ + Cl- →AgCl↓
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố: n Ag + = n Cl− = nNaCl + nKCl = x + y=0,025 (2)

14


 x = 0,01 mol 

Giải hệ (1), (2): 

 y = 0,015 mol


58,5.0,01

. 100 = 34,36% 
%m NaCl =
1,7025

 %m
KCl = 100 − 34,36 = 65,64%




⇒ Đáp án : A

Ví dụ IV.2: Hoà tan hoàn toàn 4 gam hỗn hợp ACO 3 và BCO3 vào dung dịch HCl
thu được dung dịch chứa 5,1 gam muối và V lít khí ở đktc. Tính giá trị của V?
A. 4,48 lít
B. 2,24 lít
C. 5,6 lít
D. 8,96 lít
Hướng dẫn giải
Đặt công thức chung cho 2 muối: RCO3
Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng
RCO3 + 2HCl → RCl2 + CO2 +
MR + 60
MR + 71
1mol
4g
5,1g
0,1mol
⇒ VCO2 = 0,1.22,4 = 2,24 (lit)
⇒ Đáp án : B


H2O
→ tăng 11g
← tăng 1,1g

Ví dụ IV.3: Hoà tan 80 gam CuSO4 vào một lượng nước vừa đủ để được 0,5 lít
dung dịch. Thể tích dung dịch BaCl2 0,5 M đủ để làm kết tủa hết ion SO42- là:
A. 1 lít
B. 0,5 lít
C. 2 lít
D. 2,5 lít
Hướng dẫn giải

nSO = n CuSO4 =
2−
4

80
= 0,5mol
160

Phản ứng có phương trình ion rút gọn: Ba2+ + SO42- → BaSO4↓
⇒ n BaCl = n Ba 2+ = nSO 2− = n CuSO = 0,5mol
2

⇒ Vdd BaCl2 =

4

4


0,5
= 1lit
0,5

⇒ Đáp án : A
Ví dụ IV.4: Dung dịch A có chứa: Mg2+, Ba2+,Ca2+, và 0,2 mol Cl-, 0,3 mol NO3-.
Thêm từ từ dung dịch Na2CO3 1M vào dung dịch A cho đến khi được lượng kết
tủa lớn nhất thì ngừng lại. Hỏi thể tích dung dịch Na2CO3 đã thêm vào là bao
nhiêu?
A. 300 ml.
B. 200 ml.
C.150 ml.
D. 250 ml.
Hướng dẫn giải
Đặt công thức chung cho 2 ion Mg2+; Ba2+; Ca2+ là : R2+
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích:
15


2n R 2+ = n Cl− + n NO3−
1
2
Phản ứng của 3 muối với Na2CO3 có phương trình ion rút gọn:
R2+ + CO32-  RCO3↓
n Na CO = n 2- = n 2+ = 0,025 mol
⇒n

= (0,2 + 0,3) = 0,25mol


R 2+

2

CO3

3

⇒ Vdd Na CO
2

⇒ Đáp án: D

3

=

R

0,25
= 0,25 lit =250 ml
1

16


PHẦN II: BÀI TẬP VẬN DỤNG
DẠNG I: Tính nồng độ ion, nồng độ chất tan trong dung dịch
1. Nồng độ PO43- trong dung dịch Na3PO4 0,1M là:
A. 0,1 M

B. 0,3 M
C. 0,025 M
D. Không xác định được
2. Hòa tan 0,2 mol Fe2(SO4)3 vào nước thu được số mol ion sắt (III) là:
A. 0,4 mol
B. 0,6 mol
C. 1 mol
D. 0,2 mol
3. Trộn 200 ml dung dịch HCl 1M với 300 ml dung dịch HCl 2M. Nếu sự pha
trộn không làm thay đổi thể tích thì dung dịch thu được có nồng độ là:
A. 1,5M
B. 1,2M
C. 1,6M
D. 0,15M
4. Trộn lẫn 200 ml dung dịch Na2SO4 0,2M với 300 ml dung dịch Na 3PO4 0,05M.
Nồng độ ion Na+ trong dung dịch sau khi trộn là:
A. 0,16 M
B. 0,18 M
C. 0,25 M
D. 0,4 M
5. Trộn lẫn 80 ml dung dịch KOH 0,45M với 35 ml dung dịch H 2SO4 0,8M thu
được dung dịch A. Các ion có trong dung dịch A là:
A. K+; SO42B. K+; SO42- ; H+
C. K+; SO42- ; OHD. Dung dịch không có ion nào.
6. Thể tích ml của dung dịch NaOH 0,3M cần để trung hòa 3 lít dung dịch HCl
0,01M là:
A. 0,1
B. 1
C. 10
D. 100

7. Trộn lẫn 100 ml dung dịch HCl 0,01M với 200 ml dung dịch Ba(OH) 2 0,008M
thu được dung dịch A. Các chất có trong dung dịch A là:
A. BaCl2
B. Ba(OH)2
C. HCl
D. BaCl2; Ba(OH)2
8. Thể tích dung dịch HCl 0,3M cần để trung hòa 100 ml dung dịch hỗn hợp
NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,1M là:
A. 10 ml
B. 150 ml
C. 200 ml
D. 250 ml
9. Trộn lẫn 200 ml dung dịch K 2SO4 0,1M với 800 ml dung dịch BaCl 2 0,1M.
Nồng độ ion Ba2+ trong dung dịch sau phản ứng là:
A. 0,08 M
B. 0,02 M
C. 0,04 M
D. 0,06 M
10. Trộn lẫn 200 ml dung dịch ZnCl 2 13,6% (D1 = 1,25 g/ml) với 450 gam dung
dịch AgNO3 17% (D2 =1,5g/ml). Nồng độ ion Cl- trong dung dịch sau phản ứng
là:
A. 0,15 M
B. 0,1 M
C. 0,125 M
D. Dung dịch không có ClCâu
Đáp án

1
A


2
A

3
C

4
C

17

5
B

6
D

7
D

8
A

9
D

10
B



DẠNG II: Bài toán áp dụng định luật bảo toàn điện tích
1. Dung dịch X có chứa a mol Na+ , b mol Mg2+ , c mol Cl- và d mol SO42-. Biểu
thức liên hệ giữa a, b, c, d là
A. a + 2b = c + 2d B. a + 2b =c+d
C. a + b = c + d D. 2a + b = 2c + d
2+
2. Dung dịch A có chứa a mol Cu ; b mol Al3+; c mol SO42-; d mol NO3-. Biểu thức
quan hệ giữa a, b, c, d là:
A. 2a + 3b = c + 2d
B. 64a + 27b = 96c + 62d
C. a + b = c + d
D. 2a + 3b = 2c + d
2+
3. Một dung dịch có chứa các ion: Mg (0,05 mol); K+ (0,15 mol); NO3- (0,1 mol),
và SO42- (x mol). Giá trị của x là:
A. 0,05.
B. 0,075.
C. 0,1.
D. 0,15.
4. Kết qủa xác định nồng độ các ion trong dung dịch X như sau:
Ion
Na+
Al3+
SO42ClCM (mol/lít)
0,005
0,02
a
0,015
Giá trị của a là:
A. 0,055

B. 0,025
C. 0,085
D. 0,075
3+
+
5. Một dung dịch có chứa 0,1 mol Fe và 0,2 mol Na ; x mol Br- và 2x mol SO42- .
Cô cạn dung dịch trên thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 37,4g
B. 28,8g
C. 44,6g
D. 3,74g
2+
2+
6. Dung dịch Y chứa Ca : 0,1 mol; Mg : 0,3 mol; Cl : 0,4 mol; HCO3- : y mol. Khi
cô cạn dung dịch Y thì được muối khan thu được là :
A. 37,4 gam
B. 49,8 gam
C. 25,4 gam
D. 30,5 gam
2+
3+
7. Dung dịch A chứa các ion: Fe (0,1 mol); Al (0,2 mol); Cl (x mol); SO42- (y
mol). Cô cạn dung dịch A thu được 46,9 gam muối rắn. Giá trị của x và y lần
lượt là
A. 0,1 và 0,35.
B. 0,3 và 0,2.
C. 0,2 và 0,3.
D. 0,4 và 0,2.
2+
2+

2+
8. Dung dịch X có chứa 5 ion : Mg ; Ba ; Ca ; 0,1 mol Cl và 0,2 mol NO3-.
Thêm dần V lít dung dịch K2CO3 1M vào X đến khi được lượng kết tủa lớn nhất
thì giá trị tối thiểu cần dùng là:
A. 150ml.
B. 300 ml.
C. 200ml.
D. 250ml.
9. Có 2 dung dịch, mỗi dung dịch đều chứa 2 cation và 2 anion không trùng nhau
trong các ion sau K+: 0,15 mol; Mg2+: 0,1 mol; NH4+: 0,25 mol;
H+: 0,2mol; Cl-: 0,1 mol; SO42-: 0,075 mol; NO3-: 0,25 mol và CO32-: 0,15 mol.
Một trong 2 dung dịch trên chứa
A. K+, Mg2+, SO42- và Cl-;
B. K+, NH4+, CO32- và ClC. NH4+, H+, NO3-, và SO42D. Mg2+, H+, SO42- và ClCâu
Đáp án

1
A

2
D

3
B

4
B

18


5
A

6
B

7
C

8
A

9
B


DẠNG III: pH của dung dịch
1. Nếu pH của dung dịch HCl bằng 3 thì nồng độ mol/lít của ion H+ là:
A. 0,1
B. 0,001
C. 0,01
D. 3.
-3
2. pH của dung dịch HCl 2.10 M?
A. 1,70
B. 2,40
C. 2,70
D. 6,60
3. Dung dịch axit mạnh H2SO4 0,10M có:
A. pH = 1,0

B. pH < 1,0
C. pH > 1,0
D. pH=7.
4. pH của dung dịch H2SO4 0,2 M?
A. 0,30
B. 0,40
C. 0,5
D. 0,6
+
5. Một mẫu nước có pH = 4,82. Vậy nồng độ H trong đó là:
A. [H+] = 1,0.10-9M
B. [H+] = 1,0.10-5M
C. [H+] > 1,0.10-5M
D. [H+] < 1,0.10-5M
6. pH của dung dịch KOH 0,001M là:
A. 3
B. 9
C. 11
D. 10
7. Hấp thụ hết 0,224 lít khí HCl (đktc) vào nước được 10 lít dung dịch A. pH của
dung dịch A là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
8. Trộn lẫn 20 ml dung dịch H 2SO4 0,075 M với 20 ml dung dịch HCl 0,05M.
Nếu coi thể tích sau khi trộn bằng tổng thể tích của 2 dung dịch đầu thì pH của
dung dịch thu được là:
A. 1,5
B. 2

C. 3
D. 1
9. Trộn hai thể tích bằng nhau của dung dịch NaOH và HNO 3 có cùng nồng độ
1.10-3M. Dung dịch sau phản ứng có:
A. pH = 7
B. pH = 11
C. pH = 3
D. pH = 14
10. Trộn lẫn 20 ml dung dịch Ba(OH)2 0,05 M với 180 ml dung dịch HCl 0,02M.
pH của dung dịch sau phản ứng là:
A. 2,1
B. 12
C. 11
D. 11,9
11. Thể tích dung dịch HCl 0,3M cần để trung hòa 100ml dung dịch hỗn hợp
NaOH 0,1 M và Ba(OH)2 0,1M là:
A. 100ml
B. 150ml
C. 200ml
D. 250ml
12. Cần thêm bao nhiêu mol khí HCl vào 200 ml dung dịch có pH = 2 để được
dung dịch có pH = 1?
A. 0,018 mol
B. 0,02 mol
C. 0,1 mol
D. 0,18 mol
13. Cần thêm bao nhiêu mol tinh thể KOH vào 2 lít dung dịch có pH = 1 để được
dung dịch có pH = 12? Giả sử thể tích dung dịch không đổi.
A. 0,16 mol
B. 0,4 mol

C. 0,22 mol
D. 0,2 mol
14. Cho 1,8 lít H2O vào 200 ml dung dịch NaOH nồng độ aM thu được dung dịch
có pH = 13. Giá trị của a là:
A. 0,5
B. 1
C. 1,2
D. 1,6
15. Cho 0,02 mol H2SO4 tác dụng với dung dịch Ba(OH) 2 thu được 500 ml dung
dịch A có pH = 2 và m gam kết tủa. Tính m?
A. 4,078g
B. 4,66g
C. 4,15g
D. 4,78g
16. Có 10ml dung dịch axit HCl có pH=3. Cần thêm bao nhiêu ml nước cất để thu
được dung dịch axit có pH=4
A. 90ml
B. 100ml
C. 110 ml
D. 120ml
19


17. Trộn lẫn 200 ml dung dịch Ba(OH)2 nồng độ aM với 300 ml dung dịch HCl
0,05M thu được dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là:
A. 0,1
B. 0,05
C. 0,025
D. 0,015
18. Cần trộn dung dịch A có pH = 3 với dung dịch B có pH = 12 theo tỉ lệ thể tích

là bao nhiêu để được dung dịch C có pH = 10?
A. VA = 4VB
B. VA = 9VB
C. VB = 9VA
D. VA = VB
19. Cho 400 ml dung dịch A có pH = 1 tác dụng với dung dịch B có pH = 12 thu
được dung dịch C có pH = 3. Thể tích dung dịch B đã dùng là:
A. 3,24 lít
B. 3,85 lít
C. 3,6 lít
D. 3,54 lít
20. Để trung hoà 100 gam dung dịch HCl 1,825% cần bao nhiêu ml dung dịch
Ba(OH)2 có pH = 13.
A. 500ml.
B. 0,5 ml.
C. 250ml.
D. 50ml.
21. Dung dịch HCl có pH =3 cần pha loãng dung dịch axit này (bằng nước) bao
nhiêu lần để thu được dung dịch HCl có pH = 4?
A. 11 lần
B. 9 lần
C. 10 lần
D. 8 lần
22. Cho một mẩu Na vào nước thu được 2 lít dung dịch có pH = 12. Khối lượng
Na là:
A. 0,23g
B. 2,3g
C. 0,46g
D. 4,6g
23. Có 10 ml dung dịch HCl pH = 3. Thêm vào đó x ml nước cất và khuấy đều, thu

được dung dịch có pH = 4. Hỏi x = ?
A. 10 ml
B. 90 ml
C. 100 ml
D. 40 ml
24. Thêm 90 ml nước vào 10 ml dung dịch HCl có pH = 2 được dung dịch mới có
pH là:
A. 2,5
B. 2,7
C. 3
D. 1,5
25. Trộn 200ml HNO3 1M với 300ml Ba(OH)2 0,5M thu được dung dịch B. Thêm
vào đó 500 ml nước, hãy cho biết pH của dung dịch thu được.
A. pH = 1
B. pH = 2
C. pH =13
D. pH = 14
26. Hoà tan 3,66 gam hỗn hợp Na, Ba vào nước dư thu được 800ml dung dịch A và
0,896 lít H2 (đktc). pH của dung dịch A bằng:
A. 13.
B. 12.
C. 11.
D. 10.
27. Trộn 200 ml dung dịch NaOH 0,15M với 300 ml dung dịch Ba(OH) 2 0,2M thu
được 500 ml dung dịch Z. pH của dung dịch Z là bao nhiêu?
A. 13,87
B. 11,28
C. 13,25
D. 13,48
28. Trộn 200 ml dung dịch gồm HCl 0,1M và H 2SO4 0,05M với 300 ml dung dịch

Ba(OH)2 nồng độ x M thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH=13.
Giá trị của x và m lần lượt là
A. x = 0,015; m = 2,33.
B. x = 0,150; m = 2,33.
C. x = 0,200; m = 3,23.
D. x = 0,020; m = 3,23.
29. Có 50 ml dung dịch chứa hỗn hợp KOH 0,05M và Ba(OH) 2 0,025M người ta
thêm V ml dung dịch HCl 0,16M vào 50 ml dung dịch trên thu được dung dịch
mới có pH =2. Vậy giá trị của V là
A. 36,67 ml.
B. 30,33 ml.
C. 40,45 ml.
D. 45,67 ml.
30. Trộn 250 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,08 (mol/l) và H2SO4 0,01 (mol/l) với
250 ml dung dịch Ba(OH)2 có nồng độ x mol thu được m (g) kết tủa và 500 ml
dung dịch có pH = 12. Giá trị của m và x là:
20


A. 0,5825 và 0,06.
B. 0,5565 và 0,06.
C. 0,5825 và 0,03.
D. 0,5565 và 0,03.
31. Thể tích dung dịch Ba(OH)2 0,025M cần cho vào 100ml dung dịch hỗn hợp
gồm HNO3 và HCl có pH = 1, để thu được dung dịch có pH =2 là
A. 0,224 lít.
B. 0,15 lít.
C.0,336 lít.
D. 0,448 lít.
32. Trộn lẫn 3 dung dịch H2SO4 0,1M; HNO3 0,2M và HCl 0,3M với những thể

tích bằng nhau thu được dung dịch A (xem như axit H2SO4 phân li hoàn toàn cả
2 nấc). Lấy 300ml dung dịch A cho phản ứng với V lít dung dịchB gồm NaOH
0,2M và KOH 0,29M thu được dung dịchC có pH = 2. Giá trị V là
A. 0,134 lít.
B. 0,214 lít.
C. 0,414 lít.
D. 0,424 lít.
Câu
Đáp án

1
B

2
C

3
B

4
B

5
C

6
C

7
B


8
D

9
A

10
A

Câu
Đáp án

11
A

12
A

13
C

14
B

15
A

16
A


17
B

18
B

19
C

20
A

Câu
Đáp án

21
C

22
C

23
C

24
C

25
C


26
A

27
D

28
B

29
A

30
A

Câu
Đáp án

31
B

32
A

21


DẠNG IV: Bài toán về phản ứng trao đổi ion trong dung dịch
1. Cho 22,4 gam hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2.

Sau phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa. Lọc, tách kết tủa, rồi cô cạn dung dịch
thì thu được bao nhiêu gam muối clorua khan ?
A. 2,66 gam
B. 24,6 gam
C. 26,6 gam
D. 6,26 gam
2+
+
2. Trộn dung dịch chứa Ba ; OH 0,06 mol và Na 0,02 mol với dung dịch chứa
HCO3- 0,04 mol; CO32- 0,03 mol và Na+. Khối lượng kết tủa thu được sau khi
trộn là
A. 3,94 gam
B. 5,91 gam
C. 7,88 gam
D. 1,71 gam
2+
3. Dung dịch X chứa 0,025 mol CO3 ; 0,1 mol Na ; 0,25 mol NH4+ và 0,3 mol Cl-.
Cho 270ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào và đun nóng nhẹ (giả sử H2O bay hơi
không đáng kể). Tổng khối lượng dung dịch X và dung dịch Ba(OH)2 sau quá
trình phản ứng giảm đi là .
A. 4,925 gam
B. 5,296 gam
C. 6,761 gam
D. 1,836 gam
+
+
34. Dung dịch B chứa ba ion K ; Na ; PO4 . Cho 1 lít dung dịch B tác dụng với
CaCl2 dư thu được 31 gam kết tủa. Mặt khác nếu cô cạn 1 lít dung dịch B thu
được 37,6 gam chất rắn khan. Nồng độ của 3 ion K+;Na+;PO43- lần lượt là.
A.0,3M; 0,3M và 0,6M

B. 0,1M; 0,1M và 0,2M
C. 0,3M; 0,3M và 0,2M
D. 0,3M; 0,2M và 0,2M
5. Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào 100ml dung dịch X gồm các ion: NH4+,
SO42-,NO3-, rồi tiến hành đun nóng thì được 23,3 gam kết tủa và 6,72 lít (đktc)
một chất duy nhất. Nồng độ mol của (NH4)2SO4 và NH4NO3 trong dung dịch X
lần lượt là :
A. 1M và 1M
B. 2M và 2M
C. 1M và 2M
D. 2M và 1M
6. Một dung dịch A chứa hỗn hợp AgNO3 0,1 M và Pb(NO3)2 0,05 M, dung dịch B
chứa hỗn hợp HCl 0,2M và NaCl 0,05 M. Cho dung dịch B vào 100 ml dung dịch
A để thu được kết tủa lớn nhất là m gam chất rắn. Thể tích dung dịch B cần cho
vào 100 ml dung dịch A và giá trị m là
A. 80 ml và 1,435 gam.
B. 100 ml và 2,825 gam.
C. 100 ml và 1,435 gam.
D. 80 ml và 2,825 gam.
227. Dung dịch A chứa các ion: CO3 , SO3 , SO42-, 0,1 mol HCO3- và 0,3 mol Na+.
Thêm V lít dung dịch Ba(OH)2 1M vào A thì thu được lượng kết tủa lớn nhất.
Giá trị nhỏ nhất của V là
A. 0,15.
B. 0,25.
C. 0,20.
D. 0,30.
8. Hỗn hợp A gồm Na2O, NH4Cl, NaHCO3, BaCl2 (có cùng số mol). Cho hỗn hợp A
vào nước dư, đun nóng sau các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chứa:
A. NaCl, NaOH.
B. NaCl, NaOH, BaCl2 .

C. NaCl.
D. NaCl, NaHCO3, BaCl2.
Câu
Đáp án

1
B

2
A

3
C

4
C

5
A

22

6
D

7
C

8
C



V.

HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN

Tôi đã áp dụng chuyên đề này trong 2 năm học vừa qua. Khi áp dụng
chuyên đề này cho học sinh các lớp được phân công giảng dạy, tôi nhận thấy học
sinh vận dụng và định hướng phương pháp giải bài tập tốt hơn; giúp các em thấy
tự tin và làm cho tiết luyện tập trở nên nhẹ nhàng, sôi nổi từ đó phát huy được khả
năng và tư duy sáng tạo của các em. Điều này phản ánh qua kết quả bài kiểm tra
chung lần 1-học kỳ 1.
Năm học 2014 – 2015: Chưa áp dụng chuyên đề
Lớp
Sĩ số
Điểm <5
Điểm 5-6
SL
%
SL
%
11A2 40
11
27,5
19
47,5
11A7 37
11
29,7
17

45,9

Điểm 7 – 8
SL
%
7
17,5
7
18,9

Điểm 9 – 10
SL
%
3
7,5
2
5,4

Năm học 2015 – 2016: Đã áp dụng chuyên đề
Lớp
Sĩ số
Điểm <5
Điểm 5-6
SL
%
SL
%
11A3
39
6

15,4
16
41,0
11A4
37
7
18,9
15
40,5

Điểm 7 – 8
SL
%
11
28,2
10
27,0

Điểm 9 – 10
SL
%
6
15,4
5
13,5

Năm học 2016 – 2017: Đã áp dụng chuyên đề
Lớp
Sĩ số
Điểm <5

Điểm 5-6
SL
%
SL
%
11A3 38
5
13,2
15
39,5
11A8 38
5
13,2
13
34,2

Điểm 7 – 8
SL
%
12
31,6
13
34,2

Điểm 9 – 10
SL
%
6
15,8
7

18,4

Người thầy cần phải nghiên cứu kiến thức đã có trong sách giáo khoa,
sách tham khảo rồi phân tích, tổng hợp; từ đó phân dạng và định hướng phương
pháp giải phù hợp. Điều này sẽ giúp cho học sinh dễ dàng biết phân loại và tìm ra
cách giải phù hợp với mỗi dạng bài tập.

23


VI.

ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

Chuyên đề áp dụng phù hợp cho các luyện tập về nội dung chương Sự điện
li, trong chương trình Hóa học 11 (chương trình chuẩn) và các tiết ôn luyện thi
THPTQG. Chuyên đề có thể giúp các em học sinh nắm được cách giải các dạng
bài tập về Sự điện li, đồng thời có thể một hệ thống hóa những bài tập phần này;
góp phần rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải toán hóa học theo hình thức trắc
nghiệm.
Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các chuyên đề sáng kiến kinh
nghiệm, cần tổ chức nhiều hơn các buổi tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên để các
thầy cô giáo có dịp trao đổi, trau dồi về chuyên môn nghiệp vụ, đưa các sáng kiến
kinh nghiệm, chuyên đề hay, xuất sắc áp dụng vào thực tế. Ngoài ra cần tận dụng
sức mạnh công nghệ số, thiết lập các website, forum, group facebook để các đồng
nghiệp có dịp trao đổi, chia sẻ tài liệu cũng như các vấn đề chuyên môn.
Trên đây là một vài ý kiến đóng góp của cá nhân. Rất mong quý cấp trên tham
khảo. Xin cảm ơn ban giám khảo và quý đồng nghiệp đã theo dõi chuyên đề này.
Hi vọng chuyên đề sẽ là tài liệu tham khảo tốt cho quý thầy cô và các em học sinh.
VII.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp giải các dạng bài tập trắc nghiệm Hóa học: Đại cương và Vô cơ
– PGS.TS Nguyễn Thanh Khuyến– NXB ĐHQG Hà Nội – quý III/2006
2. Bài giảng trọng tâm chương trình chuẩn Hóa Học 11 – TS Cao Cự Giác –
NXB ĐHHQG Hà Nội – quý I/2010
3. Chuyên đề BD HSG Hóa Học 11 – Tập 1: Vô cơ– NXB ĐHQG Hà Nội – quý
I/2014
4. Một số tư liệu sưu tầm từ nguồn internet.
NGƯỜI THỰC HIỆN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Trung Kiên

24


SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
–––––––––––

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
Biên Hòa, ngày 27tháng 05 năm 2017

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2016 – 2017
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm:

PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP VỀ SỰ ĐIỆN LI
Họ và tên tác giả: Nguyễn Trung Kiên
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
Họ và tên giám khảo 1: Nguyễn Thị Hạnh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
Số điện thoại của giám khảo: 0919180320
* Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến kinh nghiệm:
1. Tính mới
Thay thế một phần giải pháp đã có với mức độ tốt
Điểm: 4,5 /6,0.
2. Hiệu quả
Có minh chứng thực tế để thấy được hiệu quả giải pháp của tác giả
Điểm: 6,0 /8,0.
3. Khả năng áp dụng
Đã áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả, có khả năng áp dụng hiệu quả trong
phạm vi rộng
Điểm: 5,0 /6,0.
Tổng số điểm: 15,5/20. Xếp loại: Khá
GIÁM KHẢO 1
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

Nguyễn Thị Hạnh

25



×