Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

skkn một số biện pháp kích thích hứng thú của mẫu giáo 5 6 tuổi khi thực hiện bài tập phát triển chung trong giờ thể dục tại trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.67 KB, 18 trang )

I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có
vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát
triển của nhân cách con người mới Việt Nam đáp ứng yêu cầu của thời kì đổi
mới, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước và xu hướng phát triển của thời
đại.”.[1]
Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn
diện, có mối quan hệ mật thiết với giáo dục thẩm mĩ, đạo đức và lao động.
Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non đóng vai trò vô cùng quan trọng trong
việc hoàn thiện các hệ cơ quan trong cơ thể trẻ. Ở lứa tuổi này quá trình tăng
trưởng của trẻ diễn ra rất nhanh chóng nhưng cơ thể của trẻ lại quá non nớt, trẻ
dễ chịu ảnh hưởng của những tác động bên ngoài, sức đề kháng của trẻ kém nên
trẻ rất dễ mắc các loại bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Khi đứa trẻ khỏe mạnh,
hồn nhiên sẽ có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển chung của trẻ.”.[2]
Bài tập phát triển chung là một hệ thống động tác được chọn lọc có tác
dụng phát triển và củng cố những nhóm cơ bắp riêng biệt như bả vai, cơ tay, cơ
lưng, cơ ngực….Nó đóng một vai trò rất quan trọng trong giờ học thể chất của
trẻ mầm non. Đây là bước tiếp theo sau phần khởi động của trẻ có tác dụng giúp
trẻ vận động nhẹ nhàng, giãn nở các cơ, xương trước khi bước vào bài tập vận
động cơ bản. Từ đó, bài tập phát triển chung giúp trẻ củng cố và tăng cường sức
khỏe, nâng cao trạng thái hoạt động của cơ thể, ảnh hưởng tích cực lên hệ thần
kinh, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, giúp cho cơ thể phát triển hài hòa, cân đối về hình
thái và chức năng bằng con đường củng cố các cơ bắp riêng biệt, củng cố hệ
xương, đặc biệt là sự hình thành đúng độ cong của cột sống, tạo nên tư thế đúng,
điều hòa vận động có ý thức và chủ động.
Thực tế ở các trường mầm non hiện nay, giờ học thể dục thường bị phổ
thông hóa, trẻ tiếp thu một cách thụ động, lặp lại một cách máy móc chưa tích
cực hoạt động. Do số lượng trẻ thường vượt quá chỉ tiêu quy định, giáo viên
mầm non mới chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng cần cung cấp cho trẻ mà chưa
1




chú ý giáo dục cá biệt, chuẩn bị dụng cụ dạy học chưa đầy đủ và chu đáo, trong
lúc phân tích kết hợp làm mẫu chưa rõ ràng. Đồng thời giáo viên chưa sử dụng
nhiều những bài tập dưới hình thức trò chơi, kết hợp với việc sử dụng các dụng
cụ và yếu tố âm nhạc,… làm cho việc tạo hứng thú cho trẻ trước khi bước vào
giờ học thể dục còn chưa cao, đặc biệt là khi đứa trẻ thực hiện bài tập phát triển
chung. Điều này làm cho hiệu quả giáo dục không cao. Chính vì thế việc cấp
thiết phải làm là đưa ra những biện pháp nhằm kích thích hứng thú cho trẻ và
kiểm tra tính đúng đắn của những biện pháp này để giúp các giáo viên mầm non
có thể áp dụng vào các giờ học thể dục.
Chính vì lí do trên chúng tôi quyết định chọn đề tài “ Một số biện pháp
kích thích hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi khi thực hiện bài tập phát
triển chung trong giờ học thể dục ở trường mầm non Ái Thượng - Huyện bá
Thước ” .
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề xuất một số biện pháp kích
thích hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Ái Thượng huyện
Bá Thước” khi thực hiện bài tập phát triển chung trong giờ học thể dục nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động này.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp kích thích hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường
mầm non Ái Thượng huyện Bá Thước” khi thực hiện bài tập phát triển chung
trong giờ học thể dục.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp quan sát: Quan sát mức độ hứng thú của trẻ và cách tổ chức
của giáo viên khi cho trẻ thực hiện BTPTC trong giờ học thể dục
Phương pháp trò chuyện
Phương pháp thống kê toán học: Dùng một số công thức toán học thống kê
xử lý số liệu thu được để phân tích, tổng hợp kết quả nghiên cứu.

II. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài.
2


Hứng thú là một thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó,
vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá
nhân trong quá trình hoạt động..”.[4]
Hứng thú của con người nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng có cấu trúc
bao gồm 3 yếu tố: Nhận thức, tình cảm và hành vi. .”.[4] Có nhiều loại hứng thú
khác nhau dựa vào những cơ sở phân loại khác nhau. Hứng thú của trẻ mẫu giáo
5 – 6 tuổi xuất hiện trước hết do bản thân đối tượng gây được sự thích thú cho
trẻ rồi dần trẻ mới nhận ra ý nghĩa của nó đối với cuộc sống của trẻ. Hứng thú
của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đã có sự sâu sắc hơn so với trẻ ở các lứa tuổi trước,
nhưng về cơ bản thì hứng thú của trẻ vẫn dễ xuất hiện và khó bền vững.
Hứng thú có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động của con người
nói chung cũng như hoạt động của trẻ mầm non nói riêng, đặc biệt là trong quá
trình trẻ thực hiện BTPTC trong giờ học thể dục. Hứng thú giúp trẻ mạnh dạn,
tự tin, vượt khó để hoàn thành tốt BTPTC. Đây là bước tiếp theo sau phần khởi
động của trẻ có tác dụng giúp đứa trẻ vận động nhẹ nhàng, giãn nở các cơ,
xương trước khi bước vào bài tập vận động cơ bản. Từ đó, giúp trẻ củng cố và
tăng cường sức khỏe, nâng cao trạng thái hoạt động của cơ thể, ảnh hưởng tích
cực lên hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, giúp cho cơ thể phát triển hài hòa,
cân đối về hình thái và chức năng. Từ vai trò của hứng thú, cần phải có những
biện pháp hình thành và duy trì hứng thú cho trẻ trong các hoạt động của trẻ,
trong đó có quá trình thực hiện BTPTC trong giờ học thể dục, nhằm giáo dục trẻ
phát triển một cách toàn diện.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi nghiên cứu.
2.2.1. Thuận lợi:
Trường mầm non Ái Thượng được thành lập năm 1996 và được phát triển

cùng với sự phát triển của địa phương, đến nay đã 21 năm xây dựng và trưởng
thành. Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và sự chỉ đạo trực tiếp của phòng
GD&ĐT Bá Thước, nhà trường đã nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đảm
bảo theo yêu cầu phát triển giáo dục toàn diện, đáp ứng với thời kì mới, góp
phần bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài cho quê hương.
3


Trong năm học 2016 - 2017 bản thân được nhà trường phân công chủ
nhiệm lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi khu Trung tâm, tổng số trẻ là: 32 cháu, trong đó:
+ Nữ là 22 cháu.
+ Nam là 10 cháu.
+ Dân tộc: 29 cháu.
+ Nữ dân tộc: 20 cháu.
Bản thân luôn tâm huyết với nghề, yêu trẻ như con em mình. Trình độ
chuyên môn trên chuẩn. Có tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Yêu môn
thể dục.
Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, giúp đỡ giáo viên giúp chúng tôi
vượt qua khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Luôn khuyến khích động
viên giáo viên phát huy hết khả năng tìm tòi, sáng tạo, nâng cao chất lượng giáo
dục nói chung và đặc biệt lĩnh vực phát triển thể chất nói riêng.
Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng, thoáng mát. Trẻ đa số đã học qua lớp Mẫu
giáo nhỡ.
2.2.2 Khó khăn:
Thứ nhất: Cô chưa biết tạo hình huống hấp dẫn để thu hút sự chú ý của trẻ
vào giờ học
Thứ hai: Dụng cụ học môn thể dục thiếu nhiều. Cô chưa biết lồng ghép âm
nhạc khi thực hiện BTPTC.
Thứ 3: Cô làm mẫu, phân tích chưa rõ ràng từng động tác.
Thứ 4: Chưa nhận xét, khen thưởng những trẻ làm tốt hoặc khi trẻ làm sai

động tác cô chưa sửa sai kịp thời cho trẻ.
Thứ 5: Trẻ chưa có thói quen, nền nếp trong giờ học thể dục. Số lượng trẻ
quá đông nên khi tổ chức rất khó khăn trong việc bao quát trẻ, chính vì thế giáo
viên không thể hướng dẫn cho cá nhân từng trẻ và không thường xuyên cho trẻ
ra sân tập.
Những trẻ bị suy dinh dưỡng ngại tham gia thực hiện được bài tập cô yêu
cầu, cô phải tổ chức phân nhiều hoạt động cho trẻ,… Từ những khó khăn này
mà giáo viên mầm non không thường xuyên tổ chức giờ học thể dục, nếu tổ
chức cũng tổ chức một cách nhanh chóng nên BTPTC của trẻ cũng không được
quan tâm.
4


-

Thực trạng về mức độ hứng thú khi thực hiện bài tập phát triển chung

của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
* Để có cơ sở cho việc nghiên cứu của mình đạt kết quả cao, tôi tiến hành
khảo sát- Thực trạng mức độ hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi khi thực hiện
bài tập phát triển chung.
Thông qua các BTPTC trong giờ học thể dục ở trường mầm non. Căn cứ
vào chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ, chúng tôi lựa chọn một số tiết học
thể dục dành cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong nội dung chương trình giáo dục
thể chất. Từ đó lựa chọn BTPTC phù hợp với nội dung BTVĐCB:
- Tiết 1: “Ném trúng đích nằm ngang” (Động tác nhấn là động tác tay)
- Tiết 2: “Bật qua 3 – 4 vòng, lăn bóng 4m, chạy nhanh 10m” (Động tác
nhấn kết hợp cả tay và chân)
- Tiết 3: “Trèo lên xuống ghế” (Động tác nhấn là động tác chân)
- Tiết 4: “Bò dích dắc qua 5 chướng ngại vật” (Động tác nhấn kết hợp tay,

chân”
Để xác định thực trạng về mức độ hứng thú khi thực hiện bài tập phát triển
chung của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi chúng tôi tiến hành khảo sát và đưa ra các tiêu
chí đánh giá cụ thể như sau:
Các tiêu chí đánh giá
Để đánh giá chính xác mức độ hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi khi
thực hiện BTPTC trong giờ học thể dục chúng tôi dựa trên 3 tiêu chí sau:
Tiêu chí 1: Khả năng ghi nhớ, sự tập trung chú ý đến bài tập phát triển
chung
Mức độ 1:
+ Nhớ thứ tự thực hiện các động tác một cách chính xác, chủ động khi
chuyển động tác.
+ Tập trung chú ý có chủ định vào bài tập phát triển chung một cách say
sưa liên tục.
Mức độ 2:
+ Có nhớ thứ tự hoặc nhớ nhưng không chính xác.
+ Có chú ý nhưng chưa tập trung liên tục, hay bị chi phối bởi các yếu tố
bên ngoài.1
Mức độ 3:
+ Không thứ tự thực hiện một cách chính xác, còn bị động khi chuyển động
tác.
+ Hời hợt, không tập trung chú ý đến bài tập phát triển chung.
5


Tiêu chí 2: Tình cảm, xúc cảm đối với bài tập phát triển chung
Mức độ 1: Hào hứng, thích thú đến hết bài tập phát triển chung.
Mức độ 2: Có hào hứng nhưng không bền, nhanh chán.
Mức độ 3: Thờ ơ, không hào hứng với bài tập phát triển chung.
Tiêu chí 3: Sự tích cực khi thực hiện bài tập phát triển chung

Mức độ 1:
Tích cực, chủ động thực hiện bài tập, mạnh dạn, tự tin khi thực hiện bài tập
phát triển chung.
Đạt kết quả cao trong quá trình thực hiện bài tập phát triển chung (tập đúng,
nhanh, đẹp, biết phối hợp tay chân một cách nhịp nhàng, khéo léo).
Mức độ 2 :
Có tập luyện nhưng chưa chủ động và tích cực, còn rụt rè khi thực hiện bài
tập. Trẻ thực hiện bài tập chưa khéo léo, nhịp nhàng.
Kết quả thực hiện bài tập phát triển chung chưa cao.
Mức độ 3:
Trẻ thực hiện bài tập một cách hời hợt, gượng ép cô giáo phải đứng bên
động viên và gợi ý. Trẻ thực hiện bài tập chậm chạp, không khéo léo.
Kết quả thực hiện bài tập chưa cao, bị sai nhiều.
Thang đánh giá
Mức độ

Tiêu chí

hứng thú

Điểm

- Nhớ thứ tự thực hiện chúng một cách chính
xác, chủ động khi chuyển động tác (1.5 điểm)
- Tập trung chú ý có chủ định vào bài tập phát
triển chung một cách say sưa liên tục (1.5
điểm)
- Hào hứng, thích thú đến hết bài tập phát
Cao


triển chung (3 điểm)
- Tích cực, chủ động thực hiện bài tập, mạnh

7 – 10 điểm

dạn, tự tin khi thực hiện bài tập phát triển
chung. (1.5 điểm)
- Đạt kết quả cao trong quá trình thực hiện
bài tập phát triển chung (tập đúng, nhanh,
đẹp, biết phối hợp tay chân một cách nhịp
Trung bình

nhàng, khéo léo). (2.5 điểm)
- Có nhớ thứ tự hoặc nhớ nhưng không chính
xác, còn bị động khi chuyển động tác (1
6

4 đến cận 7


điểm)
- Có chú ý nhưng chưa tập trung liên tục, hay
bị chi phối bởi các yếu tố bên ngoài (1 điểm)
- Có hào hứng nhưng không bền, nhanh chán
(2 điểm)
- Có tập luyện nhưng chưa chủ động và tích
cực, còn rụt rè khi thực hiện bài tập. Trẻ thực
hiện bài tập chưa khéo léo, nhịp nhàng.
(1 điểm)
- Kết quả thực hiện bài tập phát triển chung

chưa cao. (1,5 điểm)
- Không nhớ thứ tự thực hiện một cách chính
xác, còn bị động khi chuyển động tác.(0.5
điểm)
- Hời hợt, không tập trung chú ý đến bài tập
phát triển chung.(0.5 điểm)
- Thờ ơ, không hào hứng với bài tập phát
Thấp

triển chung (1 điểm)
- Trẻ thực hiện bài tập một cách hời hợt,

Dưới 4 điểm

gượng ép cô giáo phải đứng bên động viên và
gợi ý. Trẻ thực hiện bài tập chậm chạp, không
khéo léo (0.5 điểm)
- Kết quả thực hiện bài tập chưa cao, bị sai
nhiều (1 điểm)
Kết quả
Lớp

32 trẻ

Mức độ Rất hứng thú
Tiết học
1
2
3
4


Hứng thú

SL

%

SL

%

7
6
8
7

21.87
18.75
25
21.87

15
14
16
15

46.87
43.75
50
46.87


Không hứng
thú
SL
%
10
12
8
10

31.25
37.5
25
31.25

Như vậy, qua phân tích khảo sát thực trạng chúng tôi thấy mức độ hứng thú
của trẻ trong 4 tiết học là gần tương đương nhau. Trung bình ở cả 4 tiết học trẻ
đạt mức độ hứng thú cao đạt 21.87%, hứng thú trung bình và thấp đạt 78.12%,
7


Từ đó cho thấy mức độ hứng thú của trẻ khi thực hiện BTPTC còn thấp. Xảy ra
tình trạng này do nhiều nguyên nhân khác nhau: do cơ sở vật chất còn thiếu
thốn, do BTPTC chiếm thời gian ngắn nên chưa tập trung cá biệt hóa cho từng
trẻ….Nhưng một trong những nguyên nhân chính là giáo viên chưa có các biện
pháp kích thích hứng thú cho trẻ khi thực hiện BTPTC trong giờ học thể dục
hoặc có nhưng các biện pháp còn chưa hợp lý, sơ sài và chưa đạt hiệu quả. Cụ
thể như: giáo viện chưa sử dụng các yếu tố kích thích tập luyện cho trẻ như âm
nhạc, dụng cụ; giáo viên còn chưa có sự hướng dẫn rõ ràng, cụ thể, chưa phối
hợp linh hoạt các biện pháp giáo dục; Ngoài ra giáo viên chưa chú ý đến việc cá

biệt hóa từng cá nhân trẻ, nhận xét, sửa sai chưa thực sự kịp thời và hiệu quả,...
2.3. Một số biện pháp kích thích hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
khi thực hiện bài tập phát triển chung
2.3.1. Biện pháp 1: Tạo tình huống hấp dấn trong giờ học.
Để sử dụng phương pháp này, trong giờ học thể dục giáo viên đặt ra những
tình huống cụ thể, đơn giản và hấp dẫn để kích thích sự tò mò của trẻ. Sau đó
giáo viên giúp trẻ từng bước giải quyết thành công vấn đề đó bằng cách cho trẻ
thực hiện các nhiệm vụ trong bài học. Điều này kích thích sự tò mò, ham hiểu
biết, ưa khám phá của trẻ. Giúp trẻ hứng thú hơn khi thực hiện BTPTC.
Ví dụ: trong tiết “Ném trúng đích nằm ngang” với động tác nhấn trong
BTPTC là động tác tay – vai, giáo viên có thể đưa ra tình huống gia đình bác
nông dân đang vào mùa thu hoạch cam và nhờ các bạn nhỏ đi chuyến tàu từ
miền Trung ra miền Bắc xa xôi để thu hoạch giúp gia đình bác. Trẻ sẽ vô cùng
hào hứng thực hiện nhiệm vụ của mình trong bài tập khởi động bằng cách đóng
vai những hành khách trên chuyến tàu từ Trung ra Bắc, tiếp theo để có đôi tay
dẻo dai thì trẻ phải tập thêm BTPTC, cuối cùng sẽ là lúc trẻ giải quyết tình
huống giúp gia đình bác nông dân thu hoạch cam bằng VĐCB “Ném trúng đích
nằm ngang ”. Các phần sẽ liên kết với nhau một cách tự nhiên nhất, vừa tạo
hứng thú cho trẻ nhưng vẫn thực hiện được hết các nhiệm vụ đưa ra. Với biện
pháp này trẻ sẽ có hứng thú ngay từ ban đầu, kích thích hứng thú của trẻ khi
thực hiện BTPTC đồng thời tạo hào hứng để trẻ giải quyết nhiệm vụ của mình
trong VĐCB.
2.3.2. Biện pháp 2: Bổ sung đầy đủ dụng cụ, Lồng ghép âm nhạc khi cho trẻ
8


tập BTPTC.
Ở lứa tuổi Mầm non tư duy của trẻ chủ yếu là tư duy trực quan hình tượng,
trẻ luôn thích tìm tòi, khám phá những điều mới lạ. Chính vì vậy mà cô giáo
phải lên kế hoạch mua sắm dụng cụ môn thể dục đầy đủ ngay từ đầu năm trình

với ban giám hiệu.
Ở biện pháp này giáo viên nên chuẩn bị cho trẻ một số loại dụng cụ tập thể
dục như: Vòng, gậy. Ngoài ra có thể sử dụng những dụng cụ do giáo viên tự làm
như: Nơ, hoa, cờ để buộc vào tay cho trẻ. Gậy và vòng có thể phát cho trẻ sau
tập xong phần khởi động, trước khi bước vào BTPTC. Đối với các dụng cụ tự
làm cô phải buộc vào tay cho trẻ, cô nên buộc luôn cho trẻ trước khi bắt đầu giờ
học với hình thức tặng quà cho trẻ. Ví dụ: Như tặng cho trẻ một lá cờ trước khi
đi du lịch trong tiết “Trèo lên xuống ghế”, tặng một bông hoa cho trẻ đem về
tặng mẹ trong tiết “Bò dích dắc qua 5 chướng ngại vật”.
Trong quá trình trẻ thực hiện BTPTC, giáo viên nên chọn những bản nhạc
không lời cho trẻ tập. Những bản nhạc này nên chọn những bài hát vui tươi, viết
ở nhịp 2/4 hoặc 4/4 để trên nền nhạc giáo viên vừa có thể hướng dẫn trẻ tập, vừa
có thể gây hứng thú, tránh sự đơn điệu trong khi tập.
Ví dụ: trong tiết “Trèo lên xuống ghế” (động tác nhấn là động tác chân).
Với chủ đề “Nghề nghiệp” giáo viên có thể chọn nhạc không lời bài hát “Mười
chú lính chì ” đã được cắt ghép để phù hợp với số lần thực hiện các động tác của
trẻ. Trên nền nhạc không lời giáo viên có thể giới thiệu tên động tác, thứ tự thực
hiện động tác và đếm theo nhịp của bài hát. Với giai điệu tươi vui, rộn ràng và
nhịp 2/4 nhịp nhàng của bài hát trẻ sẽ tạo được sự hứng thú với bài tập đồng thời
giáo viên có thể phát cho trẻ một lá cờ như một món quà tặng trẻ trong chuyến
du lịch ra đảo xa. Trẻ vừa tập theo nhạc, vừa có dụng cụ sẽ tạo nên hứng thú cao
nhất cho quá trình trẻ thực hiện BTPTC.
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Chủ đề : Nghề nghiệp
Tên đề tài : Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế dài 1,5 x 30cm
Đối tượng : Mẫu giáo lớn ( 5 – 6 tuổi )
Số lượng : 32 trẻ
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Kiến thức: Trẻ biết trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục. Phát triển sự
9



định hướng, tính chính xác của trẻ. Luyện kĩ năng vận động khéo léo cho trẻ.
- Kỹ năng: Trẻ khởi động,thực hiện các vận động nhẹ nhàng.Trẻ phản xạ
nhanh với hiệu lệnh của cô, thực hiện tốt vận động trườn sấp kết hợp trèo qua
ghế thể dục
- Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động tập thể.Trẻ có ý thức kỷ
luật,tập trung chú ý trong khi học,doàn kết phối hợp với bạn trong khi tổ chức
thi đua,trẻ hứng thú với nội dung bài học.
II. ChuÈn bÞ:
- Sân sạch sẽ thoáng mát.
- Nhạc bài: Mười chú lính chì, Chú bộ đội đảo xa, Màu áo chú bộ đội
- Sắc xô của cô, cờ, rổ.
- Quần áo bộ đội
III.TiÕn Hµnh:
Hoạt động của cô
HĐ1 : Khởi động
- Xin chào đón các bạn đến với chương trình “
Chúng tôi là chiến sỹ ” được tổ chức tại Trường Mầm
AT ngày hôm nay !
- Và ngày hôm nay đến tham gia với chương trình
của chúng ta có các cô giáo đến từ trường MN Ái
Thượng. Xin một tràng pháo tay chào đón các cô nào
- Đến với chương trình ngày hôm nay đó là sự có mặt
của 2 đội chơi .Xin chân trọng giới thiệu :
+ Tiểu đội số 1
+ Tiểu đội số 2
- Chương trình của chúng ngày hôm nay các đội chơi
sẽ trải qua 3 phần thi:
+ Phần thi 1 : Chiến sỹ và những người bạn

+ Phần thi 2 : Thử thách thao trường
+ Phần 3 : Vui cùng chiến sỹ
- Sau mỗi phần thi đội nào dành chiến thắng sẽ
được thưởng 1 lá cờ,kết thúc cuộc thi đội nào có
nhiều cờ nhất sẽ dành giải cao nhất của cuộc thi.Các
đội hãy cùng nhau cố gắng nhé.
- Vậy trước khi bước vào phần thi đầu tiên xin mời
các đội hãy cùng đi đến thao trường nhé!
(Cô mở nhạc bà hát “ Mười chú lính chì ” )
- Cô cho trẻ nối đuôi nhau đi theo vòng tròn, cô đi
vào phía trong vòng tròn,ngược chiều với trẻ -->đi
thường --> đi bằng mũi chân --> đi thường --> đi
bằng gót chân --> đi thường --> chạy chậm --> chạy
nhanh ---> chạy chậm.
10

Hoạt động của trẻ

-Trẻ lắng nghe

- Chúng con là Tiểu đội số 1
- Còn chúng con là Tiểu đội
số 2

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe


- Cho trẻ về đội hình hai hàng dọc.

- Và bây giờ xin mời các dội bước vào phần thi đầu
tiên : “ Chiến sỹ và những người bạn ” , phần thi này
đòi hỏi các chiến sỹ phải cố gắng tập thật đều và đẹp
một bài đồng diễn cùng ban tổ chức nhé!
(Cô bật nhạc bài “ Chú bộ đội đảo xa” )
- Bài đồng diễn bắt đầu!
HĐ2: Trọng động.
a. Bài tập phát triển chung.
- Động tác tay : hai tay đưa lên cao
(3lần x 4 nhịp).
- Động tác chân: 1 chân đưa lên trước khuỵu gối (3lần
x 4 nhịp)
- Động tác bụng: đứng cúi người về trước
(2lần x 4 nhịp)
- Động tác bật: bật tách chân – khép chân
(2lần x 4 nhịp)
- Cô nhận xét và cho 2 đội lên gắn hoa.
- Chuyển đội hình từ 4 hàng dọc thành 2 hàng dọc
b.Vận động cơ bản : Trườn sấp kết hợp trèo qua
ghế dài 1,5 x 30cm .
- Và bước vào phÇn thi thø 2: Thử thách thao trường
Cả hai tiểu đội sẽ phải thực hiện vận động có tên :
Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế dài 1,5 x 30cm .
- Để thực hiện phần thi này tốt và mang lại kết quả
cao cho 2 đôi.Xin mời các đội cùng xem huấn luyện
viên hướng dẫn nhé.
* Cô vận động mẫu:
- Lần 1 : Không phân tích động tác
- Lần 2: Cô phân tích động tác : Cô bước từ đầu hàng
đứng dưới vạch xuất phát.

+ TTCB: Khi có hiệu lệnh là 1 tiếng xắc xô nằm
trước vạch xuất phát chân trái co, chân phải thẳng, tay
phải gập, tay trái đưa lên
+ Thực hiện: Khi có hiệu lệnh là 2 tiếng xắc xô : Cô
trườn phối hợp tay chân nhẹ nhàng. Tay trái đưa lên
thì chân phải co lại. Khi trườn hết vạch cô đứng lên đi
đến trước ghế một tay cô vịn vào thành ghế,một tay
cô tỳ vào cạnh ghế.Sau đó cô bước một chân lên
ghế,chân còn lại cô đua qua ghế và chạm đất, cô tiếp
tục đưa chân trên ghế cuống đất.Trèo xong cô đi về
cuối hàng đứng.
- Cô cho 2 trẻ lên thực hiện , cả lớp quan sát,nhạn xét.
- Cho trẻ lên thực hiện.
- Lần 1: Lần lượt 2 trẻ ở 2 đội lên tập, mỗi trẻ tập 1
11

- Trẻ về đội hình 2 hàng dọc
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ tập cùng cô theo nhạc
bài “Chú bộ đội đảo xa”

- Trẻ thực hiện
- 3L x 4N
- 2L x 4N
- 2L x 4N
- 3L x 4N
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hô chiến thắng ,chiến
thắng


- Trẻ tập trung lắng nghe cô
hướng dẫn cách vận động.

- Trẻ thực hiện


lần.Cô quan sát sửa sai,động viên trẻ.
- Cô hỏi trẻ tên bài tập.
- Lần 2: Cô cho trẻ ở 2 đội tiếp nhau thực hiện.
- Lần 3: Cô cho 2 đội thi đua.
+ Hình thức: Chia làm 2 lần, mỗi lần mỗi đội có 6
bạn lên tập,6 bạn cổ vũ (Lần sau đổi lại).
+ Luật chơi: Bạn phía trước trườn và chèo qua ghế
xong thì bạn tiếp theo mới được trườn.Đội nào thực
hiện xong trước đội đó sẽ được thưởng 1 lá cờ.
* Củng cố :
- Cho trẻ nhắc lại tên bài tập: Chúng ta vừa trải qua
phần thi thứ 2 có tên là gì?
3. Hồi tĩnh.
- Hai đội đã rất xuất sắc trải qua các phần thi và phần
thi cuối cùng có tên Vui cùng chiến sỹ. Đây chính là
phần thi hồi hộp, và được các đội mong đợi.Trong
phần thi này sẽ tìm được đội giành chiến thắng bằng
cách các đội hãy cùng đếm số lá cờ nhé.
- Cô cho trẻ đếm lần lượt số cờ của 2 đội. Công bố
đội giành giải nhất,giải nhì.
- Cuộc thi của chúng ta ngày hôm nay đã tìm ra đội
chiến thắng rồi.Xin chào và hẹn gặp lại các đội trong
chương trình lần sau.Xin chào!
- Bây giờ chúng ta cùng về nhà thôi nào ( nhạc bài

Màu áo chú bộ đội )

- Trẻ tập lần lượt
- Trẻ quan sát và tập luyện
tự giác.

- Trẻ thi dua với nhau.

- 2 – 3 trẻ trả lời.

- Trẻ đếm.

- Trẻ chào

2.3.3. Biện pháp 3: Giáo viên làm mẫu, hướng dẫn rõ ràng, dễ hiểu
Trong quá trình trẻ thực hiện BTPTC, giáo viên nên đứng đối diện với trẻ
tập cùng với hướng mà trẻ tập. Trước khi thực hiện một động tác cần nêu tên,
hướng dẫn cách thực hiện động tác sau đó đếm và tập cùng trẻ.
Ví dụ trong tiết “ Bật qua 3 – 4 vòng, lăn bóng 4m,” ( bài tập kết hợp vận
động cả tay và chân), khi cho trẻ tập BTPTC giáo viên giới thiệu cho trẻ tên
động tác, thứ tự thực hiện và số lần thực hiện, dự lệnh – động lệnh rõ ràng:
+ Động tác tay – vai : Hai tay đưa lên cao, xuống vai sao cho các ngón
chạm vai, động tác thực hiện 3 lần 8 nhịp, chuẩn bị….bắt đầu.
+ Động tác chân: Hai tay đưa lên cao, kiễng chân, ngồi khuỵu gối, tay đưa
ra phía trước, lòng bàn tay sấp, động tác thực hiện 3 lần 8 nhịp, chuẩn bị….bắt
đầu.
+ Động tác bụng – lườn: Ngồi duỗi chân, 2 tay chống ra sau lưng, 2 chân
thay nhau đưa lên cao, động tác thực hiện 2 lần 8 nhịp, chuẩn bị….bắt đầu.
+ Động tác bật: Bật chụm tách chân, động tác thực hiện 3 lần 8 nhịp, chuẩn
12



bị…bắt đầu.
2.3.4. Biện pháp 4: Rèn luyện thói quen tốt, nề nếp trong giờ học thể dục
cho trẻ
Trong quá trình trẻ tập, ngay từ đầu giáo viên nên có hệ thống những khẩu
lệnh, động lệnh rõ ràng, dứt khoát, tạo cho trẻ một thói quen nghe và thực hiện.
Ví dụ: + Tất cả nghỉ - nghiêm
+ Nhìn trước thẳng
+ Về đội hình 2 hàng dọc
+ Từ đội hình 2 hàng dọc thành 4 hàng dọc
+ Hai hàng điểm số 1, 2 đến hết.
+ Bên trái (bên phải, đằng sau)….quay
Giáo viên có thể dùng lời nói, có thể dùng các dụng cụ khác như: Xắc xô để điều
khiển trẻ thực hiện. Ngoài ra các thao tác mà giáo viên cho trẻ thực hiện phải
thật nhanh, chính xác và có tính logic để trẻ thực hiện không bị nhàm chán.
2.3.5. Biện pháp 5: Nhận xét, đánh giá và sửa sai kịp thời cho trẻ
Biện pháp này thường được sử dụng vào cuối phần tập BTPTC hoặc
tiến hành sửa sai dưới sự giúp đỡ của cô phụ. Sau khi trẻ thực hiện xong, giáo
viên sẽ nhận xét. Ví dụ: “Chúng mình vừa cùng nhau tập BTPTC, cô thấy hầu
hết các bạn tập rất tốt (nêu tên một số bạn tập tốt), tuy nhiên vẫn còn một số bạn
thực hiện chưa được chính xác động tác… (nêu tên cụ thể động tác và tên một số
trẻ tập chưa đúng)” hoặc có thể nhận xét như sau “Những vận động viên leo núi
của chúng ta đã rất vất vả sau bài tập luyện đầu tiên, cô thấy rất nhiều vận động
viên đã thực hiện rất tốt, tuy nhiên để có thể đạt hiệu quả cao nhất cho buổi leo
núi ngày hôm nay thì một số vận động viên cần lưu ý đến động tác chân…”. Sau
đó, giáo viên có thể thực hiện lại động tác mà trẻ thực hiện chưa đúng. Nếu sửa
sai trong quá trình trẻ tập, cô phụ sẽ đi đến chỗ trẻ còn tập sai hoặc chưa tập để
động viên khích lệ trẻ.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

Kết quả sau kiểm nghiệm:
Sau thời gian tác động các biện pháp kích thích hứng thú của trẻ mẫu giáo
5 – 6 tuổi khi thực hiện BTPTC trong giờ học thể dục sau khi thực hiện các giải
pháp trên mức độ hứng thú của trẻ cụ thể là:
Mức độ
Trẻ/Lớp Tiết học

Rất hứng thú Hứng thú trung Hứng thú thấp
bình
13


SL

%

SL

%

SL

1
27
84,37
3
9,37
2
2
25

78,12
6
18,75
1
3
23
71,87
7
21,87
2
32 trẻ
4
26
81,25
5
15,62
1
- Tỉ lệ trẻ đạt mức độ hứng thú cao hơn :
+ Tiết 1 tăng từ 21,87% lên 84,37% tăng 62,5%.
+Tiết 2 tăng từ 18,75% lên 78,12% tăng 59,37%.
+Tiết 3 tăng từ 25% lên 71,875% tăng 46,87%.
+Tiết 4 Tăng Từ 21,87% lên 81,25% tăng 59,37%.
- Tỉ lệ trẻ đạt mức độ hứng thú trung bình .
+Tiết 1 giảm từ 46,87% xuống còn 9,37% giảm 37,5%.
+Tiết 2 giảm từ 43,75% xuống còn 18,75% giảm 25%.
+Tiết 3 giảm từ 50% xuống còn 21,875% giảm 28,125%.
+Tiết 4 giảm từ 46,87% xuống còn 15,62% giảm 31,25%.
- Tỉ lệ trẻ đạt mức độ hứng thú thấp.
+Tiết 1 giảm từ 31,25% xuống còn 6,25% giảm 25%.
+Tiết 2 giảm từ 37.5% xuống còn 3,125% giảm 34,37%.

+Tiết 3 giảm từ 25% xuống còn 6,25% giảm 18,75%.
+Tiết 4 giảm từ 31,25% xuống còn 3,21% giảm 28,12%.

%
6,25
3,12
6,25
3,12

Khi có sự tác động trong giờ học , ngay từ đầu giờ học trẻ đã có sự tò mò
thích thú với các tình huống cô đặt ra.
Ví dụ: trong tiết “Ném trúng đích nằm ngang” khi cô giáo đóng vai bác
nông dân đi ra trẻ vô cùng thích thú, trẻ xúm xít quanh cô giáo, tập trung lắng
nghe cô giáo giới thiệu, đồng thời trẻ bảo nhau “sắp được đi hái cam rồi”, có trẻ
khi nghe cô nói xong còn reo hò lên vui sướng. Khi được phát dụng cụ tập trẻ
mân mê một cách thích thú, chúng nhín dụng cụ của mình rồi quay sang nhìn
dụng cụ của bạn cho đến khi cô giáo bắt đầu bài tập trẻ mới bắt đầu chú ý lên cô.
Trong quá trình tâp trẻ luôn tập trung tới quá trình cô giới thiệu, hướng dẫn, trẻ
nhìn theo mẫu của cô và tập một cách hào hứng, say sưa. Với những trẻ hứng thú
thật sự, chúng cầm dụng cụ của mình và tập rất tự tin, chúng nhớ được thứ tự các
bài tâp quen thuộc tay – chân – bụng, lườn – bật nhảy và không bị động khi
chuyển động tác. Khi sự thích thú của trẻ lên đến cao trào trẻ vừa tập vừa hô động
tác cùng cô hoặc trẻ hát theo nhạc bài hát và tập. Ví dụ trong tiết “Trèo lên xuống
ghế”, trong khi tập động tác. Bé: Bảo Châu, Linh Đan, Nam Anh, Bảo Khanh..
14


cùng nhau hát theo lời bài hát “Bánh chưng xanh”, sau đấy cả lớp cùng nhau hát
theo tiếng đếm nhịp của cô. Khi kết thúc BTPTC trẻ không muốn cô thu lại dụng
cụ của nó, vẫn có những đứa trẻ nhún nhảy theo nhạc dạo chưa chấm dứt. Chúng

hào hứng, tò mò muốn biết xem cô giáo sẽ giao nhiệm vụ gì tiếp theo, sẽ mang tới
điều bất ngờ gì trong BTVĐCB.

3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
Hứng thú là một hiện tượng tâm lý phức tạp, được nhiều nhà tâm lý học
trên thế giới cũng như ở Việt Nam nghiên cứu. Hứng thú của con người nói
chung và trẻ mẫu giáo nói riêng có cấu trúc bao gồm 3 yếu tố: Nhận thức, tình
cảm và hành vi. Có nhiều loại hứng thú khác nhau dựa vào những cơ sở phân
loại khác nhau. Hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi xuất hiện trước hết do bản
thân đối tượng gây được sự thích thú cho trẻ rồi dần trẻ mới nhận ra ý nghĩa của
nó đối với cuộc sống của trẻ. Hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đã có sự sâu
sắc hơn so với trẻ ở các lứa tuổi trước, nhưng về cơ bản thì hứng thú của trẻ vẫn
dễ xuất hiện và khó bền vững.
Hứng thú có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động của con người
nói chung cũng như hoạt động của trẻ mầm non nói riêng, đặc biệt là trong quá
trình trẻ thực hiện BTPTC trong giờ học thể dục. Hứng thú giúp trẻ mạnh dạn,
tự tin, vượt khó để hoàn thành tốt BTPTC. Đây là bước tiếp theo sau phần khởi
động của trẻ có tác dụng giúp đứa trẻ vận động nhẹ nhàng, giãn nở các cơ,
xương trước khi bước vào bài tập vận động cơ bản. Từ đó, giúp trẻ củng cố và
tăng cường sức khỏe, nâng cao trạng thái hoạt động của cơ thể, ảnh hưởng tích
cực lên hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, giúp cho cơ thể phát triển hài hòa,
cân đối về hình thái và chức năng. Từ vai trò của hứng thú, cần phải có những
biện pháp hình thành và duy trì hứng thú cho trẻ trong các hoạt động của trẻ,
trong đó có quá trình thực hiện BTPTC trong giờ học thể dục, nhằm giáo dục trẻ
phát triển một cách toàn diện.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi khi
thực hiện BTPTC trong giờ học thể dục, bao gồm cả yếu tố khách quan và chủ
15



quan. Trong đó, những yếu tố như cơ sở vật chất, phương pháp tổ chức hoạt
động của giáo viên, bản thân trẻ… có ảnh hưởng lớn đến hứng thú của trẻ.
- Trên cơ sở thực tiễn chúng tôi đã đề xuất ra một số biện pháp để nâng cao
hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi khi thực hiện BTPTC trong giờ học thể dục
như: tạo tình huống; sử dụng các dụng cụ và âm nhạc khi cho trẻ thực hiện
BTPTC; làm mẫu và hứng dẫn rõ ràng; rèn luyện thói quen và nề nếp tốt trong
giờ học thể dục cho trẻ; nhận xét, đánh giá và sửa sai kịp thời.
3.2. Kiến nghị
- Cần nắm được thực trạng hứng thú của trẻ khi thực hiện BTPTC trong giờ
học thể dục, nắm được mức độ biểu hiện của từng mặt trong cấu trúc của hứng
thú của trẻ để từ đó có các biện pháp phù hợp.
- Giáo viên cần chú ý xây dựng môi trường học tập cho trẻ: Đảm bảo cơ sở
vật chất, tạo tình huống có vấn đề để kích thích hứng thú của trẻ, tăng cường sử
dụng các dụng cụ và âm nhạc trong quá trình trẻ thực hiện BTPTC.
- Giáo viên cần tích cực trong việc làm mẫu và hướng dẫn trẻ tập, có sự
nhận xét, đánh giá và sửa sai kịp thời nhằm giúp trẻ cảm thấy tự tin khi tập đồng
thời gây hứng thú cho những lần tập sau của trẻ.
- Giáo viên cần sử dụng các biện pháp một cách linh hoạt, vận dụng nhanh
nhẹn, hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo thời lượng của giờ
học.
XÁC NHẬN CỦA HT

Ái Thượng, ngày 14 tháng 3 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép
nội dung của người khác.
NGƯỜI VIẾT

Phạm Ngọc Hà

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Hòa – (2009) – “Giáo trình giáo dục học mầm non” – NXB
Đại học sư phạm Hà Nội.
2. Đặng Hồng Phương – (2010) – “Lý luận và phương pháp giáo dục thể
16


chất cho trẻ em lứa tuổi mầm non” – NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
3. Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên) – (2005) – “Phương pháp nghiên cứu khoa
học giáo dục mầm non” – NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
4. Đào Thanh Âm (chủ biên) (2007), Giáo dục học mầm non (Tập I, tập II,
tập III). NXB Đại Học Sư phạm, Hà Nội.
5. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Điều lệ trường mầm non , NXB Giáo dục

17




×