Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

skkn một số biện pháp luyện tập hỗ trợ phục hồi cho trẻ khuyết tật vận động ở lớp 3 4 tuổi a trường mầm non cẩm quý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.05 KB, 24 trang )

SỞ
SỞGIÁO
GIÁODỤC
DỤCVÀ
VÀĐÀO
ĐÀOTẠO
TẠOTHANH
THANHHOÁ
HOÁ*

PHÒNG
GD&ĐT
CẨM
THỦY**
PHÒNG
GD&ĐT
CẨM
THỦY

SÁNG
SÁNGKIẾN
KIẾNKINH
KINHNGHIỆM
NGHIỆM

"MỘT
"MỘTSỐ
SỐBIỆN
BIỆNPHÁP
PHÁPLUYỆN
LUYỆNTẬP


TẬPHỖ
HỖTRỢ
TRỢPHỤC
PHỤCHỒI
HỒICHO
CHO
TRẺ
TRẺKHUYẾT
KHUYẾTTẬT
TẬTVẬN
VẬNĐỘNG
ĐỘNGỞỞLỚP
LỚP3-4
3-4TUỔI
TUỔIA"
A"
TRƯỜNG
TRƯỜNGMẦM
MẦMNON
NONCẨM
CẨMQUÝ
QUÝ
NĂM
NĂMHỌC
HỌC2016-2017
2016-2017

Người
Ngườithực
thựchiện:

hiện:Hoàng
HoàngThị
ThịThoa
Thoa
Chức
Chứcvụ:
vụ:Giáo
Giáoviên
viên
Đơn
Đơnvịvịcông
côngtác:
tác:Trường
TrườngMầm
MầmNon
NonCẩm
CẩmQuý
Quý
SKKN
SKKNthuộc
thuộclĩnh
lĩnhvực:
vực:Chuyên
Chuyênmôn
môn

CẨM
CẨMTHỦY
THỦYNĂM
NĂM2017

2017

1


MỤC LỤC
TT

Nội Dung

Số Trang

1

1. Mở đầu.

Trang 1

2

1.1. Lý do chọn đề tài.

Trang 1

3

1.2 Mục đích nghiên cứu.

Trang 2


4

1.3. Đối tượng nghiên cứu.

Trang 2

5

1.4. Phương pháp nghiên cứu.

Trang 2

6

2. Nội dung.

Trang 3

7

2.1. Cơ sở lý luận.

Trang 3

8

2.2. Thực trạng vấn đề.

Trang 4


9 2.2.1. Thuận lợi.
10 2.2.2. Khó khăn.

Trang 4
Trang 5

11 2.2.3. Kết quả thực trạng.

Trang 5

12 2.3. Các biện pháp, giải pháp
13 2.3.1.Biện pháp 1: Vận động trẻ khuyết tật ra lớp hoà
nhập:
14 2.3.2.Biện pháp 2: Nghiên cứu bài tập giáo dục phục hồi
chức năng cho trẻ khuyết tật vận động:
15 2.3.3.Biện pháp 3: Đưa trẻ khuyết tật vào hoạt động
cùng hoà nhập với trẻ ở lớp
16 2.3.4.Biện pháp 4: hoà nhập trẻ khuyết tật vận động
thông qua các hoạt động ngoài trời:
17 2.3.5. Biện pháp 5: Hướng dẫn trẻ khuyết tật lao động
tự phục vụ.
18 2.3.6. Biện pháp 6: Hướng dẫn trẻ luyện tập ở sân vận
động.
19 2.3.7. Biện pháp 7: Hiệu quả của công tác tuyên truyền
tới phụ huynh:
20 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt
động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà
trường.
21 3. Kết luận, kiến nghị


Trang 6
Trang7, 8
Trang 9,10
Trang 10,11
Trang
12,13
Trang
13,14
Trang
14,15
Trang 16
Trang
17,18
Trang
18,19

2


1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài:
Mỗi trẻ em điều có quyền được đi học, được vui chơi, được hoà đồng
cùng các bạn. Nhưng đối với trẻ em không may mắn gặp những khuyết tật hay
khiếm khuyết nói chung và khuyết tật vận động nói riêng để rồi mặc cảm với
bản thân rụt rè, nhút nhát, ngại không thích tham gia cùng bạn bè hay cũng như
khi vui chơi, khi tham gia hoạt động đều gặp khó khăn. Nhưng mọi trẻ đều có
khả năng học tập trẻ khuyết tật cũng vậy, trẻ khuyết tật học khó khăn và chậm
hơn trẻ bình thường, do hạn chế của tật. Trẻ khuyết tật càng phải học các kỹ
năng mà trẻ bình thường học và sử dụng. Vì học càng nhiều càng tốt nhằm phục
hồi chức năng khuyết tật của trẻ về các kỹ năng mà trẻ khuyết tật cần cũng như

tất cả trẻ khác học để đạt được tính độc lập tối đa trong hoạt động chức năng và
trở thành thành viên của xã hội, trẻ khuyết tật học được nhiều thì sẽ tham gia
được nhiều hơn trong cuộc sống hiện tại và tương lai với câu nói của bác Hồ
“Tàn nhưng không phế”.
Chính vì vậy Đảng và Nhà nước đã và đang ngày một quan tâm nhiều hơn
đến cuộc sống của các em, cũng như chính quyền địa phương, nhà trường và các
cô. Nhất là bản thân tôi trực tiếp, tiếp xúc hàng ngày với trẻ và là trẻ khuyết tật
vận động thì lòng thương tôi không thể kìm nén được khi thấy cháu học tập và
vận động cùng các bạn rất khó và vất vả. Nhất là những trẻ em không may mắn
ở vùng núi vùng dân tộc trường mầm non Cẩm Quý của chúng tôi, lại là cả một
quá trình đòi hỏi các cô phải có tình yêu thương hết mực đối với trẻ thì mới làm
được, vì điều kiện và nhận thức của người dân tộc ở miền núi vẫn còn hạn hẹp
và chưa hiểu biết nhiều. Đặc biệt trẻ khuyết tật được học tập ở một trong các
loại hình trường, lớp hòa nhập, bán hòa nhập, ở cộng đồng dân cư trẻ sống là rất
khó. Nhưng cuộc đời trẻ rất cần được học hỏi, giao lưu, học tập và ứng xử trong
cuộc sống bây giờ cũng như sau này.
Giúp hỗ trợ phục hồi cho trẻ khuyết tật là một trong những nhiệm vụ quan
trọng của toàn xã hội. Là những nội dung giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ
trong chương trình giáo dục mầm non. Các bài tập giúp trẻ khuyết tật vận động
có ý nghĩa to lớn trong việc rèn luyện phục hồi chức năng khuyết tật ở trẻ giúp
trẻ phát triển toàn diện thể lực sức khoẻ. Rèn luyện thể lực đều đặn và có hệ
thống sẽ giúp cơ thể nâng cao khả năng đề kháng. Việc rèn luyện hỗ trợ phục hồi
các cơ bắp sẽ giúp duy trì sự cân bằng bền vững hơn, làm cho việc trao đổi chất

3


được tốt hơn, củng cố hệ tuần hoàn và hô hấp, nhờ vậy mà thể lực sức khỏe
được nâng cao. Trẻ rèn luyện phục hồi tốt thì thể chất phát triển tốt sẽ nhanh
nhẹn tích cực trong mọi hoạt động tạo cho trẻ khuyết tật không mặc cảm với bản

thân. Nhờ đó trẻ sẽ phát triển về mọi mặt. Chính vì thế việc rèn luyện hỗ trợ
khuyết tật vận động phục hồi là rất quan trọng, đời hỏi mọi người phải cùng
chung tay, bởi lẽ nó ảnh hướng rất nhiều đến tâm lý của trẻ khuyết tật.
Năm học 2016 - 2017 nhà trường đã phân công tôi chủ nhiệm lớp bé A (34 tuổi). Và nhà trường đã chọn lớp tôi là một trong ba lớp làm thực nghiệm rèn
luyện khuyết tật vận động phục hồi hỗ trợ cho trẻ khuyết tật tay. Thực tế hiện
nay trong trường mầm non nói chung và ở lớp tôi phụ trách nói riêng, đồ dùng
dành cho trẻ khuyết tật vận động, đồ dùng dụng cụ hỗ trợ cho trẻ khuyết tật
luyện tập để hỗ trợ phục hồi là khó và hạn chế, trẻ chưa tích cực, chưa mạnh dạn
tự tin, rất rụt rè vào bản thân trong mọi hoạt động. Xuất phát từ những suy nghĩ
trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp luyện tập hỗ trợ phục hồi
cho trẻ khuyết tật vận động ở lớp 3-4 tuổi A” Trường mầm non - Cẩm Quý
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Xác định rõ mục đích nghiên cứu hỗ trợ phục hồi cho trẻ khuyết tật ở lớp
tôi phụ trách 3-4 tuổi. Nhằm phát triển nhân cách và khả năng vận động, giúp trẻ
tự tin, mạnh dạn trong vận động giao tiếp với bạn bè cộng đồng xã hội lòng yêu
thương của trẻ bình thường với trẻ khuyết tật, vấn đề đặt ra hiện nay đối với tôi
là làm thế nào để rèn luyện hỗ trợ trẻ khuyết tật được phục hồi. Xuất phát từ
những suy nghĩ trên với mong muốn giúp trẻ khuyết tật vận động một cách dễ
dàng như bao trẻ em khác trong lớp và trường mầm non Cẩm Quý nói riêng và
để thực hiện có hiệu quả tôi đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: “Một số biện
pháp luyện tập hỗ trợ phục hồi cho trẻ khuyết tật vận động ở lớp 3-4 tuổi”
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Tổng hợp một số biện pháp nghiên cứu để dạy trẻ khuyết tật vận động
cháu Cao Thị Đính ở lớp (3-4 tuổi) lớp ghép Thôn Nè trường Mầm non Cẩm
Quý - Cẩm Thủy.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Khi nhận cháu Đính vào lớp chúng tôi có nhiều băn khoan lo lắng, nhận
định về thể lực của cháu kém, trí tuệ còn hạn chế, khả năng vận động kém vừa là
nhiệm vụ và trách nhiệm của giáo viên tôi luôn muốn giúp trẻ khuyết tật vận


4


động khó khăn cùng hoà nhập với các bạn trong lớp tôi sử dụng các phương
pháp sau.
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Để thực hiện tốt đề tài
này chúng tôi phối hợp với nhà trường, gia đình hỗ trợ đồ dùng dụng cụ cho trẻ
luyện tập.
Phương pháp điều tra khảo sát: Điều tra số liệu có trẻ khuyết tật trên địa
bàn trong độ tuổi mầm non ra lớp.
Phương pháp thu thập thông tin: Phân tích tổng hợp thu thập thông tin từ
gia đình tìm ra phương pháp phù hợp. Nhằm giúp trẻ khuyết tật tay hỗ trợ phục
hồi tốt.
Phương pháp thực hành: Hướng dẫn trẻ thực hành trong các hoạt động
chăm sóc nuôi dưỡng-giáo dục trẻ; đặc biệt là thực hành vận động cho trẻ ở mọi
lúc mọi nơi.
2. Nội dung:
2.1. Cơ sở lý luận:
Giúp trẻ luyện tập hỗ trợ phục hồi khuyết tật tốt có ý nghĩa rất quan trọng
đối với sự phát triển thể lực trẻ. Dưới góc độ sinh lí học, trẻ khuyết tật tay bị tổn
thương một phần vận động của cơ thể. Sự vận động cơ thể cần có tất cả sự tham
gia của hệ cơ, hệ xương và sự điều khiển của hệ thần kinh một cách nhịp nhàng.
Vận động (dù ở mức độ đơn giản hay phức tạp) là điều kiện cho con người phát
triển toàn diện. Dưới tác động của giáo dục đến trẻ khuyết tật để phục hồi chức
năng vận động cần có kế hoạch đề ra cụ thể, nghiên cứu, lựa chọn tổ chức một
cách tỉ mỉ và khoa học để đạt mục tiêu đề ra. Vì hỗ trợ phục hồi cho trẻ khuyết
tật góp phần tăng cường và bảo vệ sức khỏe, hình thành và rèn luyện các kỹ
năng vận động, đồng thời phát triển các tố chất vận động ở trẻ.
Ta biết rằng cấu trúc cơ thể người là một khối thống nhất, các cơ quan của
cơ thể liên hệ mật thiết với nhau, do vậy khi ta vận động thì không chỉ có hệ vận

động (cơ, xương, khớp) hoạt động mà các cơ quan khác như tim phổi và toàn bộ
cơ thể cũng cùng hoạt động. Chính vì thế luyện tập hỗ trợ phục hồi chức năng
vận động cho trẻ khuyết tật đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đời của trẻ,
giúp trẻ có tinh thần lạc quan yêu đời cho trẻ sự tự tin, mạnh dạn, nhanh nhẹn,
hoà đồng cùng xã hội… Nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, đồng thời giáo
dục cho trẻ những phẩm chất đạo đức, ý chí vươn lên trong cuộc sống.

5


Trẻ 3-4 tuổi nhu cầu vận động của trẻ ngày càng nhiều chính vì vậy luyện
tập hỗ trợ phục hồi cho trẻ khuyết tật vận động là vấn đề cấp thiết giúp trẻ hoàn
thiện các hệ cơ của bản thân và các chức năng tâm lý như: xúc cảm, tình cảm,
ghi nhớ, chú ý... Ở độ tuổi này, trẻ rất thích vận động, trẻ cũng đã có thể ghi nhớ
một số động tác đơn giản đây cũng là thời điểm giúp trẻ khuyết tật phục hồi tốt
và có hiệu quả, làm nền cho việc rèn luyện trẻ khuyết tật vận động, khuyết tật
vận động sau này. Nhưng cũng rất vất vả cho giáo viên chúng tôi bởi vùng nông
thôn miền núi đồ dùng, đồ chơi và cơ sở vật chất khác để phục vụ cho việc hỗ
trợ phục hồi chức năng ở trẻ khuyết tật vận động chưa có, đôi khi còn lúng túng
khi sử lý các tình huống trong luyện tập cho trẻ .
Trước thực tế đó tôi đã tìm ra những biệp pháp hiệu quả nhất để áp dụng
trong hoạt động hằng ngày cho trẻ, thông qua các hoạt động vui chơi, hoạt động
học…thực nghiệm rèn luyện hỗ trợ khuyết tật được dần dần phục hồi tôi luôn
mong muốn làm sao tạo cho trẻ có một môi trường giáo dục tốt nhất, giúp trẻ
khuyết tật luyện tập tốt mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động vận động hoà đồng
cùng các bạn. Cho trẻ một môi trường thân thiện không mặc cảm và có ý thức
vươn lên của bản thân trong cuộc sống thông qua việc tổ chức các lễ hội và các
hoạt động ngoại khóa. Đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát kỹ năng vận động của
các cơ nhỏ và cơ lớn của trẻ khuyết tật tay của lớp mình, tôi nhận thấy có những
thuận lợi và khó khăn sau:

2.2. Thực trạng vấn đề.
2.2.1. Thuận lợi:
Bản thân có kiến thức về chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật vận động.
Được sự chỉ đạo của ban giám hiệu về kế hoạch tổ chức các hoạt động
giáo dục trẻ khuyết tật vận động được luyện tập hỗ trợ phục hồi ở trường mầm
non...
Được sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể trong xã, lãnh đạo địa
phương đã từng bước chăm lo đến cơ sở vật chất của nhà trường, cho đến nay
nhà trường đã có khuôn viên rộng rãi, thoáng mát cho trẻ hoạt động và vui chơi.
Bản thân có trình độ đại học tôi luôn cố gắng học tập và rèn luyện trao dồi
kiến thức, luôn được chuyên môn nhà trường quan tâm và tạo điều kiện học hỏi,
tìm tòi tài liệu về trẻ khuyết tật vận động nói chung và trẻ khuyết tật ở lớp tôi
phụ trách nói riêng và nhất là xuất phát từ lòng thương đối với trẻ em không

6


may mắn bị khuyết tật. Tôi luôn dành nhiều thời gian để gần gũi và động viên
trẻ.
Luôn được sự yêu mến, gần gũi của các cháu học sinh và phụ huynh tin
cậy luôn nhiệt tình ủng hộ các hoạt động của lớp.
Phòng học rộng rãi, hợp lý nên việc tổ chức giảng dạy và tổ chức các hoạt
động vận động cho trẻ cũng dễ dàng và đạt hiệu quả.
Tôi luôn tạo không khí thoải mái vui vẻ hào hứng kích thích trẻ nhất là trẻ
khuyết tật để trẻ không còn tâm lý ngại ngùng, sợ sệt khi tham gia mọi hoạt
động hoà đồng cùng các bạn.
2.2.2. Khó khăn:
Nhận thức của người dân địa phương, gia đình có trẻ khuyết tật vận động
chưa cao. Vì họ nghĩ rằng bị khuyết tật thì học có ích gì, không làm được cái gì,
gia đình phải nuôi cả đời, đi học còn tốn kém, mới 3-4 tuổi để lớn cho đi học.

Chính vì suy nghĩ của người dân như vậy, nên để thay đổi suy nghĩ của các gia
đình có trẻ khuyết tật là điều không dễ. Vì vậy để cho trẻ khuyết tật vận động ra
lớp rất khó. Tôi phải nhờ đến chính quyền địa phương, đến các ban ngành đoàn
thể cùng tôi đến gia đình trẻ để vận động.
Lớp Bé A do tôi phụ trách 98% các cháu đều là dân tộc mường, con em
đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình lại cách xa khu trung tâm, nên khả năng học
hỏi, giao tiếp còn rất rụt rè, nhút nhát, có trẻ khi đến lớp còn nói tiếng dân tộc.
Đồ dùng để phục vụ cho trẻ khuyết tật chưa có.
Khi lên lớp tôi gặp cũng không ít khó khăn, vì đa số trẻ ở các làng khác
nhau cùng học lớp ghép các độ tuổi, nên trẻ chưa quen với nề nếp sinh hoạt mới
khi ở lại ăn bán trú ở trường lớp. Sự mới lạ của trường lớp cùng với sự không tự
tin vào bản thân và nhất là những trẻ em khuyết tật để giúp các em hoà đồng,
tham gia tích cực vào các hoạt động với các bạn ở lớp.
Vì nhận thức của phụ huynh còn hạn chế nên tôi gặp khó khăn trong việc
phối kết hợp với gia đình để cùng đưa ra cách luyện tập, chăm sóc, giáo dục trẻ .
Về cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho trẻ khuyết
tật luyện tập là chưa có chủ yếu do giáo viên tự tìm tòi làm ra.
2.2.3.Kết quả thực trạng:

7


Từ thực trạng nêu trên cho thấy trẻ khuyết tật vận động đang còn mặc
cảm, rụt rẻ, nhút nhát và sợ sệt không tự tin vào bản thân. Điều đó thể hiện rất rõ
trong quá trình trẻ tham gia hoạt động.
Trẻ khuyết tật vận động ở trường mầm non Cẩm Quý được phân bổ ra
nhiều lớp. Thực tế là ở lớp tôi chủ nhiệm có cháu Đính sau khi tìm hiểu và thực
hiện cho cháu cách cầm nắm, di chuyển, co duỗi của đôi bàn tay, cách vận động
khi hoạt động với đồ vật, với các bạn đối với cháu khó khăn. Qua một thời gian
theo dõi và quá trình tiếp xúc với cháu hàng ngày tôi đã thấy được thực trạng

của trẻ về kỹ năng luyện tập phục hồi cho trẻ khuyết tật vận động phát triển các
cơ (Cơ lớn, cơ nhỏ) được thể hiện rõ trong bảng số liệu sau giai đoạn đầu năm
học 2016 - 2017 như sau:

Giai đoạn
Đầu năm
(tháng 9)

Phát triển cơ
nhỏ
Đạt
Chưa
đạt
x

Phát triển cơ
lớn
Đạt Chưađạt
x

Kỹ năng vận
động
Đạt
Chưa
đạt
x

Nhìn vào kết quả khảo sát trên trẻ còn hạn chế về nhiều mặt, là một người
trực tiếp đứng lớp. Tôi nhận thấy được tầm quan trọng trong việc luyện tập hỗ
trợ phục hồi cho trẻ khuyết tật vận động tốt là một việc phải làm vì nó rất quan

trọng cho những bậc học tiếp sau.
2.3. Các biện pháp, giải pháp
Qua nghiên cứu cho thấy việc luyện tập hỗ trợ phục hồi cho trẻ khuyết
tật vận động tốt ở trong trường, lớp mầm non có tác động rất lớn đến sự phát
triển toàn diện của trẻ, đưa trẻ vào cùng một môi trường cùng cô và các trẻ khác
được hoạt động, cô phải biết trẻ có thể làm được gì, và cái gì không làm được về
vận động. Tôi phải tiến hành dạy trẻ và cho trẻ chơi theo tư thế phù hợp với trẻ
thực hiện những động tác nhẹ nhàng như: Tập luyện co giãn các chi, cách luyện
cầm nắm, di chuyển từ ít dần để tạo cơ co giãn theo sự điều chỉnh ít một sau đấy
cho trẻ xoa bóp tay, soay cổ tay… với bạn trong lớp, có cách hướng dẫn phù
hợp.
Ví dụ: Giờ Âm Nhạc trẻ khuyết tật không thực hiện được những động
tác mềm dẻo uyển chuyển như các bạn, mỗi động tác của trẻ luôn khó khăn, trẻ
không tự tin khi thể hiện các bạn thấy vậy liền chế diễu, do vậy cháu không có
sự tự tin … là một giáo viên có trẻ khuyết tật tôi cần giúp trẻ tham gia vào các
hoạt động chung của lớp từ đó có những biện pháp phù hợp, kích thích cháu

8


phát triển một cách nhanh chóng. Qua các hoạt động cô giúp trẻ khuyết tật hoà
đồng với các bạn để giải quyết những mâu thuẫn và mồi quan hệ bạn bè.
Vậy luyện tập hỗ trợ phục hồi cho trẻ khuyết tật vận động là biện pháp tốt
nhất để góp phần giúp đỡ trẻ khuyết tật được học tập và sống hòa nhập vào xã
hội. và cũng giúp cho gia đình có trẻ khuyết tật vận động xóa dần đi nỗi mặc
cảm của gia đình.
Cùng với tình yêu thương đối với trẻ, dù điều kiện của lớp và nhà trường
đang còn khó khăn chưa có các dụng cụ giúp trẻ khuyết tật, chủ yếu là các đồ
chơi tự tạo để giúp cháu luyện tập hỗ trợ phục hồi cho trẻ khuyết tật vận động
tôi đã cố tìm ra một số biện pháp sau:

2.3.1. Biện pháp 1: Vận động trẻ khuyết tật ra lớp hoà nhập.
Qua điều tra lớp tôi phụ trách cho thấy có cháu Cao Thị Đính (4 tuổi) ở
thôn chiềng 1 Cẩm Quý bị khuyết tật vận động chưa ra lớp. Tôi đã đã đến gia
đình vận động, nhưng họ không đồng ý cho con đi học. Vì nhận thức chung của
bà con nơi đây chưa thấy rõ được tầm quan trọng cho trẻ khuyết tật được hoà
nhập. Họ cho rằng con mình bị khuyết tật ra lớp sẽ bị cười nhạo, che bai, bị
khuyết tật thì vận động làm gì, vì thế hỗ trợ luyện tập phục hồi cho trẻ khuyết tật
chưa phải là mối quan tâm của các bậc cha mẹ. Tuyên truyền cho gia đình có trẻ
khuyết tật hiểu rõ đặc điểm vận động, tâm sinh lý của trẻ khuyết tật, phổ biến
các kiến thức về chăm sóc luyện tập hỗ trợ giáo dục trẻ khuyết tật, đặc biệt là
các kỹ năng vận động của trẻ hàng ngày, và cách chăm sóc về ăn uống ngủ nghỉ,
vận động hợp lý cho cha mẹ trẻ cùng biết.
Thế nhưng qua nhiều lần tôi đến vận động gia đình họ vẫn không cho con
ra lớp, tôi phải nhờ đế sự giúp đỡ của hội phụ nữ thôn, hội cựu chiến binh. họ là
những người gần gũi với gia đình cùng tôi tuyên truyền vận động. Khi được mọi
người tuyên truyền tôi cũng muốn cho con tôi đi học, nhưng gia đình tôi thuộc
gia đình chính sách lại là hộ nghèo trong thôn muốn cho con đi học nhưng gia
đình không có điều kiện, cháu nó bị vậy làm sao mà đi học được. Với kinh
nghiệm nhiều năm trong nghề, tôi nắm vững kiến thức về quyền lợi khi trẻ
khuyết tật ra lớp, gia đình cháu thuộc gia đình chính sách, có sổ hộ nghèo được
miễn giảm học phí, được hổ trợ kinh phí học tập 100 nghìn đồng/tháng, hỗ trợ
ăn trưa 120 nghìn đồng/tháng. Cháu có hồ sơ trẻ khuyết tật sẽ được hưởng chế
độ chính sách khác của nhà nước.

9


.
(Cô đến vận động phụ huynh cho trẻ khuyết tật đến lớp)


Được gia đình đồng ý cho con ra lớp tôi tuyên truyền cha mẹ trẻ hiểu rõ vị
trí vai trò ý nghĩa của việc luyện tập, chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập
tại lớp, đối với việc hình thành và phát triển vận động cho trẻ. Đồng thời động
viên cha mẹ trẻ cùng có trách nhiệm chăm sóc cháu đúng hướng cùng với cô
giáo, và cách động viên để trẻ tích cực tập luyện hỗ trợ phục hồi vận động theo
hướng dẫn của cô. Từ đó cô chọn bài tập phù hợp với trẻ khuyết tật vận động.
Bởi giáo dục hòa nhập là cơ hội để trẻ bình thường và trẻ khuyết tật hiểu
đúng giá trị của nhau, xóa bỏ sự cách biệt mặc cảm xa lánh để có trách nhiệm
với nhau hơn, giúp cho trẻ khuyết tật được học ở nơi trẻ sinh ra và sống cùng gia
đình, trẻ có nhiều bạn bè hơn khi đến lớp
Tôi xác định cháu Cao Thị Đính thuộc khuyết tật vận động có thể phục
hồi tốt. Trước hết bản thân phải xây dựng kế hoạch tiếp nhận trẻ khuyết tật vào
lớp, có kế hoạch cụ thể, các tình huống có thể xẩy ra một cách tỉ mỉ, xây dựng
hệ thống sổ sách ghi lại sự chuyển biến của trẻ khuyết tật, ghi vào nhật ký về sự
chuyển biến, tiến bộ riêng của trẻ khuyết tật hòa nhập tại lớp. Hàng ngày tôi trao
đổi trực tiếp với bố mẹ cháu trong giờ đón, trả trẻ để lấy thông tin từ gia đình và
tình hình sinh hoạt của cháu ở lớp để tìm ra cách chăm sóc phù hợp.
2.3.2. Biện pháp 2: Đưa bài tập vào hỗ trợ phục hồi cho trẻ khuyết tật
tay vận động với đồ vật.

10


Đối với trẻ khuyết tật vận động và hoạt động với đồ vật là một hoạt động
chủ đạo không thể thiếu. Nó có tầm quan trọng đối với trẻ khuyết tật tay vận
động tốt, vì nhận thức của trẻ gắn liền với sự vật hiện tượng xung quanh trẻ hình
thành chí tưởng tựợng cho trẻ sau này, trẻ khi hoạt động với đồ vật rất hứng thú
say sưa, thích tò mò khám phá chúng. Khi hoạt động với đồ vật cô giúp trẻ cách
cử động của bàn tay khuyết tật phát triển (cơ nhỏ, cơ lớn) có phần nào dễ ràng
hơn và làm cho trẻ cử động hướng theo cô dễ hơn. Từ đó tôi bố trí, sắp xếp đồ

chơi tự tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận động và sử dụng đồ dùng đồ
chơi để vừa tầm mắt giúp trẻ có ý thức hơn trong việc chơi, cất dọn đồ chơi sau
khi chơi.
Ví dụ: Ở góc cô nói “các con ơi chúng ta hãy cùng chơi nào” các con
đang chơi gì đấy? các con đang chơi kéo dây, tôi đến bên cháu Đính nói con hãy
nắm quả dây chắc hơn con từ từ kéo xuống rồi con lại hơi lỏng ngón tay đẩy lên
giống các bạn nào” con giỏi lắm cứ mối lần như vậy tôi cho cháu đổi vật nắm to
hơn để tạo sự co giãn của các chi và các cơ của tay. Mỗi ngày cho cháu tập 5-10
phút, mỗi ngày tôi quan sát thấy sự cử động các ngón tay bàn tay và khửu tay
của cháu có sự co duỗi đỡ cứng hơn, tay cử động nhanh hơn. Tôi luôn động viên
khuyến khích trẻ, tạo cho trẻ thoải mái.

(Cô hướng dẫn trẻ luyện tập ở góc vận động rèn luyện cơ ngón tay bàn tay)

11


Tạo góc vận động dành riêng cho trẻ khuyết tật, Tôi nhờ đến phụ huynh
người đóng góp nguyên vật liệu, góp công. Đã tạo cho cháu một không gian
riêng cho cháu được luyện tập hàng ngày, tôi trực tiếp hướng dẫn cháu luyện
tập, bằng cách buộc 2 dây lên thanh xà ngang thả xuống cuối sợi dây luồn qua
dây su su vừa tay cháu. Tập cho cháu cầm vào ống su su cháu nâng lên kéo
xuống, khi mới thực hiện cháu rất khó khăn, ngón tay ngượng cháu đau cháu rất
sợ mỗi phi tập luyện, cô phải kiên trì cùng tập với cháu mỗi ngày 10-15 phút,
đến khi quen với cách luyện tập cô để cháu tự tập luyện hàng ngày, từ cách
luyện tập như thế giúp cháu phát triển (cơ nhỏ, cơ lớn, cử động linh hoạt các
chi) kỹ năng cầm nắm tốt. Cô đánh giá mức độ tiến bộ của cháu ghi vào sổ cá
nhân trẻ.
Ví dụ. Tập cách co ngón tay qua trò chơi “dô dô” cô làm 5 bộ đồ chơi
bằng những ống luồng được sâu sợi dây dài, cô chọn nhóm bạn mà cháu hay

chơi cùng tập để cháu bớt mặc cảm bằng cách luồn 2 ngón tay vào sợi dây nâng
lên hạ xuống mỗi lần tập tăng lên 10 cái, tập mỗi ngày luyện tập dần dần các chi
của bàn tay linh hoạt hơn. Nhằm phát triển sau một ngày tôi đánh giá mức độ
phát triển của trẻ tôi liền ghi vào nhật ký về sự phát triển tiến bộ riếng của cháu
để đưa ra những bài tập phù hợp.
Trong khi trẻ hoạt động với đồ vật tôi chú ý đến trẻ để uốn nắn dần các chi
và các cơ tay của cháu từng chút điều chỉnh dần để khi tham gia chơi và trực
tiếp trải nghiệm các trò chơi cháu thấy tự tin và linh hoạt hơn. Đối với trẻ khuyết
tật vận động tạo môi trường sinh hoạt, vui chơi học tập có vai trò vô cùng quan
trọng trong việc giúp trẻ tự luyện tập nhằm hỗ trợ phục hồi cho trẻ.
2. 3.3. Biện pháp 3: Giúp trẻ khuyết tật được hoạt động cùng hoà nhập
với trẻ ở lớp.
Việc trang trí góc lớp, đồ dùng, đồ chơi, phải phù hợp với đặc điểm ở lớp
có trẻ khuyết tật vận động tốt, phù hợp với tâm sinh lý của trẻ, tăng cường các
điều kiện cho trẻ được hoạt động cá nhân và theo nhóm nhỏ. Qua đó trẻ được
rèn luyện khả năng phục hồi, giúp trẻ yêu thích lớp, hòa nhập với các bạn một
cách tự nhiên, tập thói quen mạnh dạn trong các buổỉ biểu diễn văn nghệ trước
quần chúng, trước các bậc phụ huynh. Tôi thường cho cháu ngồi gần cô.
Cô ghi nhật ký hàng ngày để biết được sự tiến bộ và phục hồi chức năng
vận động. Qua đó đã thấy được sự tiến bộ về các mặt của trẻ thông qua hoạt
động ở lớp một cách nhanh chóng. Cùng gia đình xây dựng kế hoạch cụ thể ở
lớp cũng như ở trường. Phục hồi qua việc giao lưu học tập và vui chơi trong
trường, lớp có trẻ khuyết tật. Qua các hoạt động được lồng các trò chơi vận
động.

12


Ví dụ: Khi đến giờ ăn: Cháu chưa tự xúc cơm ăn mà cần đến sự giúp đỡ
của cô đút cơm, khả năng nhai nghiền nát thức ăn kém, phần nhiều dựa vào sự

giúp đỡ của cô giáo, các bạn, con cầm tay phải xúc cơm cùng cô nào, giờ ăn nào
cũng vậy, cần đến cô động viên khuyết khích con tự xúc ăn nhiều lần, nhiều
ngày được cô hướng dẫn trẻ tự tin hơn.
Ví dụ: Khi muốn cô cởi áo cháu đến gần cô, cháu nói với cô, cô ơi cháu
muốn cởi bớt áo, cô hướng dẫn cho cháu cách tự cởi bớt áo khi thấy nóng, cởi
áo len, cháu phái giơ hai tay lên, như vậy cháu thấy hơi khó nhưng cháu phải cố
gắng, Lúc đó cô vừa cởi áo cho cháu vừa bảo cháu. Con nhớ khi muốn cô cởi áo
và tháo dày dép nhìn cô và tập làm giống cô như thế mới giỏi, và cho trẻ tự làm
một hai lần, cô theo dõi và giúp đỡ, từ đó cháu dần dần tập lao động tự phục vụ.
Ví dụ. Giờ hoạt động chính thực hiện trên vở, cháu không biết cách lật vở
lúc này tôi phải hướng dẫn cháu lật từng trang sách, con giỏi lắm đúng rồi con
lật tiếp đi, giống hình cô rồi con dừng lại nào. Cô giúp con tôi cầm tay cháu vẽ
các nét tạo thành con gà, cháu cầm bút ngượng di màu khó khăn, cô cầm tay
giúp cháu di từng nét sau khi được cô hướng dẫn cháu đã hoàn thành, cháu nhận
thấy thành quả của mình nên rất vui, tôi hướng dẫn mỗi ngày và thấy được tiến
bộ của cháu tôi liền ghi vào nhật ký để tìm ra cách khắc phục cho giờ hoạt động
sau.

(Cô hướng dẫn cháu Đính lật sách)

13


2.3.4. Biện pháp 4: Hoà nhập trẻ khuyết tật vận động thông qua các
hoạt động ngoài trời.
Hoạt động ngoài trời rất quan trọng đối với trẻ khuyết tật trẻ được vui
chơi với những đồ chơi ngoài trời được tập luyện vận động nhiều với đồ chơi
như: trèo lên xuống thang, ném bóng, lăn bóng…(Có sự giúp đỡ của cô giáo và
bạn bè). Qua mỗi lần tôi thấy sự tiến bộ rõ rệt của cháu, tôi chụp ảnh bằng máy
điện thoại để ghi lại những khoảng khắc trẻ thực hiện từng nội dung hoạt động

trong ngày hoặc trong một hoạt động cụ thể để ghi lại sự tiến bộ của trẻ. Cuối
ngày hoặc cuối tuần tôi cho trẻ xem lại hoạt động mà cháu thể hiện qua một
ngày; qua các hoạt động cụ thể. Trẻ thấy được đã làm được những bài tập mà cô
yêu cầu và làm giống các bạ. Qua hoạt động vui chơi giúp các cháu tự tin nhằm
khuyến khích sự chuyên cần tích cực, chủ động về vận động, và ý thức vươn lên,
rèn luyện khả năng tự vận động của cháu. Phát hiện ra mặt còn hạn chế để đưa
ra hướng khắc phục cho lần hoạt động sau.

(Cô hướng dẫn trẻ tập lăn bóng)

Ví dụ: Trò chơi "lăn bóng và đi theo bóng" sau khi nghe cô hướng dẫn
cách chơi, cô cho các bạn thực hiện trước sau đó cho cháu lên thực hiện lăn
bóng, cô hướng dẫn cháu, 2 tay con áp sát bóng dùng các ngón tay lăn bóng, các
bạn cổ vũ động viên. Mặc dù cháu lăn bóng rất khó khăn vẫn cố gắng tới đích
với tinh thần thi đua, với trò chơi "lăn bóng" nhằm uốn nắn cơ tay.

14


Ở chủ điểm bản thân khi học về các bộ phận trên cơ thể. Cô cho trẻ làm
quen với các giác quan, khi cho chơi trò chơi “hái hoa”. Cô nói các con hãy thi
xem ai hái hoa đựơc nhiều nào, trẻ đưa tay lên cao hái hoa thì có tiếng bạn nhỏ
cất lên, con thưa cô bạn Đính hái hoa thật bật cười, tôi quay sang và nói ồ các
con hãy xem bạn hái hoa rất giỏi đấy, tôi đi lại bên cháu và nói con hãy hái hoa
dần dần giống cô nào “uốn nhẹ, uốn nhẹ” tôi giúp cháu uấn dần từng ngón tay,
khửyu tay và cả cơ tay lúc đầu cháu không làm được nhưng mãi một thời gian
luyện tập giờ cháu đã biết làm dù là khó, nhưng cháu đã thực hiện được.
Các trò chơi (Kéo cưa lừa sẻ, kéo co, hái hoa…) là những trò chơi thu hút
sự chú ý của trẻ nhất, khi được tham gia chơi với trẻ khuyết tật có cơ hội giao
lưu với các bạn trong lớp. Qua trò chơi giúp trẻ khuyết tật cầm nắm co duỗi như

ở trò chơi (kéo cưa lừa sẻ) tay trẻ đan cài vào nhau dúng sức của tay và cơ thể
kéo mạnh về phía mình, trẻ phát triển (cơ lớn, cơ nhỏ, các chi) cử động tốt.
Kết thúc giờ hoạt động cần sắp xếp lại đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy
định, cô hướng cho cả lớp đều cất dọn, đặc biệt quan tâm đến cháu Đính cô quan
sát động viên khuyến khích cháu cùng tham gia cất đồ chơi cùng bạn và cho
cháu cầm những đồ chơi nhẹ hơn để đảm bảo sự an toàn cho cháu, và động viên
kịp thời khi cháu hoàn thành.
Qua quá trình chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập, tôi
đã thử nghiệm lớp mình thấy được rõ sự tiến bộ của trẻ cả về nhận thức, và kỹ
năng hoạt động của trẻ tốt hơn làm trẻ dần dần phục hồi tay bị khuyết tật.
2.3.5. Biện pháp 5: Hướng dẫn trẻ khuyết tật lao động tự phục vụ.
Lao động tự phục vụ là việc làm thường xuyên của trẻ. Nhất là đối với trẻ
khuyết tật lao động tự phục vụ là cở sở để cô quan sát sự tiến bộ của trẻ hàng
ngày. Bởi lẽ đưa trẻ bình thường vào nề nếp tự phục vụ bản thân đã khó, huống
chi phải dạy trẻ khuyết tật vào nề nếp, hay lao động tự phụ vụ đối với trẻ khuyết
tật khó biết nhường nào, từ những kiên trì nhẫn nại, sự tỉ mỉ chu đáo cho dù phải
lặp đi lặp lại nhiều lần uốn nắn cháu. Nhưng với tinh thần trách nhiệm, tình
thương, tình yêu đối với trẻ, để giúp cháu một phần nào đó bớt đi mặc cảm cùng
hòa nhập với các bạn cùng trang lứa.
Ở trường cô giáo là người hướng dẫn trẻ thực hiện, trẻ thích được làm
thích được cô khen nên lao động tự phục vụ trẻ hào hứng tham gia như: Gấp
khăn, rửa tay trước và sau khi đi vệ sinh, cởi bớt áo khi thấy nóng, lấy nước
uống khi khát là bình thường với các bạn với cháu Đính rất khả năng tự phục
còn nhiều hạn chế. Nhưng cháu cũng muốn làm mọi việc để phục vụ bản thânvì
đây là việc làm hàng ngày ở trường mầm non, với tình thương tôi kiên trì giúp

15


đỡ cháu cùng sống trong môi trường tập thể một cách bình thường uốn nắn động

viên cháu kịp thời.
Ví dụ. Giờ hoạt động góc cô hướng dẫn cháu sâu hột hạt các con ơi các
con đang sâu gì đấy? trẻ trả lời con sâu vòng, đối với trẻ khác sâu dễ hơn, còn
cháu bị khuyết tật sâu được cần có sự giúp đỡ của cô, bạn Đính đang làm gì? “
con muốn sâu giống bạn, cô giúp con, con cầm hạt lên tay con chú ý cố gắng
cầm cho chắc hạt, còn tay kia con kẹp đầu dây vào tay con sâu dây vào lỗ của
hạt. cháu lựa tay mãi và đã sâu được một hạt, cháu vui và cười lên thành tiếng.
Lao động tự phục vụ, là cơ hội để trẻ bình thường và trẻ khuyết tật hiểu
đúng giá trị của nhau, xóa bỏ sự cách biệt xa lánh để trẻ có trách nhiệm với nhau
hơn, giúp trẻ khuyết tật được học ở nơi trẻ được sinh ra sống cùng gia đình giúp
cháu có nhiều bạn hơn ở lớp, ở trường. Tất cả mọi trẻ đều được chăm sóc chung,
biết yêu thương đồng cảm được tham gia vào tất cả các hoạt động của lớp, con
được sống trong vòng tay bạn bè gia đình lớp học, nhà trường, bởi chúng tôi là
những cô giáo mầm non yêu nghề mến trẻ.
Ví dụ: Giờ xếp hàng ra sân chơi, chúng tôi dạy cháu cách đi dép, cách
đứng vào hàng, cháu đều làm theo các cô hướng dẫn đến nay cháu đã thực hiện
tốt. Giờ ăn lúc đầu tôi dắt cháu ra lấy ghế vào bàn, cô hướng dẫn cháu tự xúc
cơm ăn, tay trái con dữ bát, tay phải con cầm thìa nhưng để cầm được mà không
bị rơi con phải nắm cho chắc, hàng ngày tôi chỉ dẫn cho cháu biết cách tự phụ
vụ bản thân, giúp cháu luyện phát triển cơ tay co duỗi dể dàng hơn.
2.3.6. Biện pháp 6: Hướng dẫn trẻ luyện tập ở sân vận động.
Môi trường vận động đối với trẻ khuyết tật rất quan trọng, bởi nó tạo cơ
hội cho trẻ được vận động, rèn luyện, học hỏi tự tin trong giao tiếp khi trẻ trực
tiếp trãi nghiệm qua các giờ luyện tập. Nhằm hỗ trợ phục hồi (hệ xương, khớp
các chi cử động linh hoạt) cùng với các vận động của cơ thể. Từ những khiếm
khuyết của bản thân trong việc cầm nắm khó khăn vì thế trẻ khuyết tật ngại vận
động trẻ nghĩ rằng mình không làm được như các bạn. Lúc này cô giáo là người
thân thiết nhất đối với mỗi cá nhân trẻ khi ở trường, cô là hình mẫu trong lòng
mỗi đứa trẻ, đối với trẻ khuyết tật sự tôn trọng của cô các bạn trong lớp giúp
cháu tự tin thể hiện cái tôi của mình. Bởi vậy sân vận động do các cô tự tạo bằng

các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, phụ huynh quyên góp: Lốp xe ô tô củ,
xe máy, lốp xe đạp, những chiếc nôi, võng, gỗ …với sự sáng tạo của các cô giáo
đã làm được sân vận động gần gũi với trẻ mỗi khi được chơi ở sân vận động.

16


Đối với cháu Đính ngoài các giờ tập luyện ở các góc vận động, góc chơi
dành cho trẻ khuyết tật tại lớp thì sân vận động là nơi tôi chọn để luyện tập cho
cháu mỗi ngày.
Ví dụ: Giờ hoạt động trãi nghiệm thực tế, thì sân vận động là nơi trẻ rất
thích và được đa số trẻ chọn. Cô là người hướng dẫn bao quát mỗi khi trẻ chơi.
Cô giới thiệu sân vận động có ngôi tháp làm bằng lốp xe ô tô cũ xếp chồng lên
nhau tạo thành ngọn tháp, còn đây là lốp xe máy dựng lên thành những chiếc
cổng chui… Thế nhưng nơi cô chọn để các con được luyện tập hôm nay là đi
trên (cầu khỉ) cô gọi bạn nhanh nhẹn lên thể hiện trước con thấy thế nào khi đi
trên cầu khỉ, thích lắm ạ, vậy à cô mời bạn Đính đến lượt con rồi, không cô ơi
con sợ lắm, không sao cô sẽ giúp con, con bước lên tay con tì vào hai thành cầu,
cô sẽ giúp bằng cách cô dùng hai tay đỡ vào hai bên nách cháu làm điểm tựa
chân con bước đi tay con di chuyển theo tay vịn vào thành cầu, cố lên nào đúng
rồi con làm được rồi, thấy cháu vui tự tin bước đi, có cô các bạn cổ vũ động viên
giờ cháu đã tự mình bước đi trên cầu khỉ mà không cần đến sự giúp đỡ của cô.

(Hình ảnh cô tập cho trẻ đi trên cầu khỉ)

Qua các giờ luyện tập thấy cháu tiến bộ mỗi ngày (các ngón tay di chuyển
cử động linh hoạt). Cô cho cháu tập luyện 5-10 lượt/ ngày, mỗi tuần (3-4 lần) để
cháu thấy rằng đi trên (cầu khỉ) rất quen thuộc vì con đã vượt qua nỗi sợ hãi của
bản thân tự tin bước đi trên cầu khỉ và niềm vui thể hiện rõ trên khuân mặt cháu.
Cô giáo rất vui được sự quan tâm lời cảm ơn từ phía gia đình trẻ, sự ủng hộ của

ban giám hiệu nhà trường, với tiếng cười hồn nhiên của trẻ thơ làm ấm lòng
những cô giáo trực tiếp hướng dẫn trẻ khuyết tật ở lớp tôi phụ trách. Vì tương lai

17


của mỗi đứa trẻ được sinh ra có khiếm khuyết về một số bộ phần cơ thể như
cháu Cao Thị Đính
2.3.7. Biện pháp 7: Hiệu quả của công tác tuyên truyền tới phụ huynh.
Tuyên truyền cho cha mẹ trẻ, đặc biệt là gia đình có trẻ khuyết tật vận
động, hiểu rõ tâm sinh lý của trẻ khuyết tật vận động, phổ biến các kiến thức về
chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật vận động, đặc biệt là cách luyện tập của trẻ
hàng ngày, và cách chăm sóc về ăn uống ngủ nghỉ, cũng như cách vận động
đúng kỹ năng trong các hoạt động mà trẻ được tham gia.
Tuyên truyền cho cha mẹ trẻ hiểu rõ vị trí vai trò ý nghĩa của việc chăm
sóc giáo dục trẻ khuyết tật vận động hòa nhập tại trường, lớp đối với việc hình
thành và phát triển vận động cho trẻ. Đồng thời tôi động viên cha mẹ trẻ cùng có
trách nhiệm chăm sóc cháu đúng hướng cùng với giáo viên và cách động viên để
trẻ tích cực tham gia vào các hoạt đọng theo sự hướng dẫn của cô.

(Ảnh tuyên truyền đến phụ huynh có trẻ khuyết tật)

Qua đó tôi thấy được hiệu quả của việc tuyên truyền tới phụ huynh gia
đình đã gặt hái được nhiều thành công hơn so với trước. Tôi sưu tầm và nghiên
cứu các tài liệu báo, tạp chí giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập, mạng intenets, qua
đó làm tốt công tác tuyên truyền với các bậc phụ huynh để họ cùng nắm rõ, ủng
hộ trong công tác chăm sóc giáo dục và phục hồi trẻ khuyết tật, tạo điều kiện để
phụ huynh ủng hộ, đóng góp mua đồ luyện tập cho trẻ khuyết tật. Trong đó tôi
nắm chắc chương trình giảng dạy, các chuyên đề trọng tâm trong năm để lồng
nội dung chuyên sâu vào công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật.


18


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Bằng sự phấn đấu nỗ lực của bản thân cùng tình thương lương tâm của
nhà giáo có trẻ khuyết tật được hòa nhập, Cùng với sự quan tâm giúp đỡ của nhà
trường, đặc biệt là sự quan tâm đóng góp nhiệt tình của hội cha mẹ trẻ. Từ đó trẻ
có sự thân thiện của bạn trong nhóm lớp, qua đó đã giúp cháu phát triển thêm về
các mặt như: Ngôn ngữ, trí tuệ, ý chí, thể chất…
Để thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục luyện tập phục hồi cho trẻ
khuyết tật vận động hòa nhập được tốt mang tính chất gần gũi, thân thiện cô
giáo cùng với cha mẹ trẻ, cùng làm đồ chơi cho cháu như: Đồ chơi tự tạo dành
cho trẻ khuyết tật vận động có ý thức xây dựng cảnh quan môi trường sạch.
Đối với đồng nghiệp nhà trường khi tôi thực hiện đề tài này tôi nhận được
sự ủng hộ nhiệt tình nhà trường đồng nghiệp, gia đình, qua buổi sinh hoạt
chuyên môn có nhiền ý kiến đóng góp có kế hoạch cụ thể mà các cô đưa ra đóng
góp, cung cấp tài liệu, sưu tầm tranh ảnh, câu hỏi phù hợp dễ hiểu với trẻ.
Đối với trẻ: Trẻ hưởng ứng tốt, hứng thú khi tham gia cùng học và chơi
với trẻ khuyết tật vận động mạnh dạn, tự tin, hồn nhiên, cởi mở.
Cách xây dựng môi trường học tập ở lớp có nhiều phương pháp sáng tạo
khác nhau, phong phú mang ý nghĩa giáo dục cao, phù hợp với chủ đề chủ điểm,
đồ dùng đồ chơi khá bền đẹp, sử dụng an toàn.
Trẻ khuyết tật vận động được tham gia vào hoạt động khám phá, trải
nghiệm cùng các bạn trong lớp, cho nên kinh nghiệm và kĩ năng trẻ lĩnh hội
được một cách bền vững để lại ấn tượng khó phai mờ trong trẻ và cũng chính
môi trường lớp học, tổ chức hoạt động phong phú nên đã giúp trẻ chủ động, tích
cực trong việc chia sẻ, trao đổi, hợp tác trong hoạt động chung trong lớp, qua đó
phát triển các mặt: xúc cảm, tình cảm, giao tiếp xã hội, nhằm hỗ trợ phục hồi

cho cháu bị khuyết tật …
Phụ huynh học sinh rất vui mừng khi gửi con đến trường được rèn luyện
dạy dỗ chăm sóc và được luyện tập hỗ trợ phục hồi ở ngay trong trường tiến bộ
một cách rõ nét. Qua đó tăng cường mối quan hệ kết hợp giữa gia đình và nhà
trường trong việc chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục và phục hồi chức năng cho trẻ.
Kết quả khảo sát cuối năm như sau:

19


Giai đoạn

Cuối năm

Phát triển cơ
nhỏ
Đạt
Chưa
đạt
x

Phát triển cơ
lớn
Đạt
Chưa
đạt
x

Kỹ năng vận động
Đạt


Chưa
đạt

x

Qua bảng đánh giá giai đoạn cuối năm như trên ta thấy rằng với việc chăm
sóc luyện tập hỗ trợ phục hồi vận động cho trẻ tôi thấy sự tiến bộ rõ ràng của trẻ.
Bản thân tôi chủ động tạo nhiều cơ hội cho trẻ được thể hiện trong việc
luyện tập vận động, động viên các trẻ trong lớp cùng giao lưu giúp đỡ bạn trong
mọi hoạt động khi trẻ gặp khó khăn, đan cài các hoạt động nhằm cung cấp
những kinh nghiệm mang tính tích hợp cần cho cuộc sống sau này của trẻ.
không phân biệt đối xử với bạn khuyết tật.
3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận.
Làm tốt công tác tuyên truyền phối hợp tốt với phụ huynh có trẻ khuyết
tật vận động ra lớp. đây là việc làm thiết thực dành cho trẻ khuyết tật qua việc
luyện tập hỗ trợ phục hồi cho trẻ khuyết tật vận động lớp (Bé A). Đưa các bài
tập vận động thông qua các trò chơi, giờ hoạt động ngoài trời, lao động tự phục
vụ là việc làm thiết thực hàng ngày đối với trẻ khuyết tật.
Bản thân thật sự có lòng thương đói với trẻ, luân nhiệt huyết với nghề luân
tự tìm tòi học hỏi, kết hợp với gia đình trẻ có cách chăm sóc giáo dục trẻ đúng
cách, luân bám sát trẻ theo dõi hàng ngày thì mới có hiệu quả thực sự. Khi trẻ
khuyết tật được rèn luyện hỗ trợ tốt về vận động thì trẻ cũng phát triển hơn về
các mặt như: vận động, tư duy, tình cảm, thẩm mỹ…Đấy chính là cơ sở bền
vững của trẻ sau này. Qua đó biết rằng chính môi trường cho lớp học giáo dục
hòa nhập cho trẻ khuyết tật vận động không thể thiếu được, bởi môi trường đối
với trẻ mầm non là cơ hội đầu tiên trẻ sống trong môi trường lớp học được học
vui chơi, là một môi trường giáo dục tốt nhất, có hiệu quả nhất.
Mở rộng sự hòa đồng giao lưu giữa các bé trong lớp để cho trẻ khuyết tật

vận động, cảm thấy tự tin hơn, gần gũi yên tâm hơn khi được ở bên cô và học
cùng các bạn. Chúng ta hãy dành những gì tốt đẹp nhất cần có và có thể có được
cho các cháu có khiếm khuyết.
3.2. Kiến nghị.
Đề xuất với phòng giáo dục cung cấp thêm cơ sở vật chất trang thiết bị đồ
dùng phục vụ cho các trường có trẻ khuyết tật hòa nhập ở trường mầm non cẩm
quý, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn để trường có đủ điều kiện chăm
sóc luyện tập hỗ trợ và phục hồi cho trẻ khuyết tật.

20


Hàng năm mở các lớp tập huấn thực hành kỹ năng về giáo dục trẻ khuyết
tật, trẻ khuyết tật vận động hòa nhập để giáo viên có thêm kiến thức chăm sóc và
giáo dục trẻ khuyết tật vận động tốt ở trong các nhóm lớp.
Trên đây là một vài kinh nghiệm áp dụng trong lớp tôi có trẻ khuyết tật
được thực hiện và đạt kết quả, những biện pháp trên là một số kinh nghiệm tôi
vận dụng luyện tập cho cháu Cao Thị Đính khuyết tật ở lớp ghép 3-4 Thôn NèTrường Mầm non Cẩm Quý Cẩm Thủy. Tuy nhiên sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong được sự góp ý, bổ sung của hội đồng khoa học.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Cẩm Quý, ngày 20 tháng 3 năm 2017

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết sáng kiến kinh nghiệm

Hoàng Thị Thoa


21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non năm 2015-2016
- Tạp chí Giáo Dục Mầm Non Số 06/ 2014
- Một số tài lài liệu hướng dẫn về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật vận
động tuổi Mầm Non của trường Đại học Vinh (Tài liệu dùng cho sinh viên)

22


Ý KIẾN NHẬN XÉT XẾP LOẠI CỦA HĐKH TRƯỜNG MN CẨM
QUÝ
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
Thống nhất xếp loại : …………………………

23


Ý KIẾN NHẬN XÉT XẾP LOẠI CỦA HĐKH PGD CẨM THỦY
……………………………………………………………………………

.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
Thống nhất xếp loại : ………………………

24



×