Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.77 KB, 25 trang )

Mục lục
TT
1

Tên mục

Trang

Phần mở đầu

1

1.1

Lí do chọn đề tài

1

1.2

Mục đích nghiên cứu

1

1.3

Đối tượng nghiên cứu

2

1.4



Phương pháp nghiên cứu

2

Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2

2.1

Cơ sở lí luận của vấn đề

2

2.2

Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

2

2

3

Các biện pháp giải quyết vấn đề.

3.1

Biện pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ.


4

3.2

Biện pháp 2: Lựa chọn các trò chơi ngoài trời phù hợp với độ
tuổi.

5

3.3

Biện pháp 3: Xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ.

7

3.4

Biện pháp 4: Chuẩn bị đồ dùng địa điểm hoạt động cho trẻ.

10

3.5

Biện pháp 5: Tổ chức cho trẻ quan sát lấy trẻ làm trung tâm hoạt
động ngoài trời theo các chủ đề.

12

3.6


Biện pháp 6: Tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ được trải
nghiệm..

14

3.7

Biện pháp 7: Tuyên truyền với phụ huynh.

16

4

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

18

3

Kết luận, kiến nghị

19

3.1

Kết luận

19


3.2

Kiến nghị

20


1. Mở đầu.
1.1 Lý do chọn đề tài .
Trẻ em là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi
dân tộc. Vì "Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai". Chăm sóc và giáo dục trẻ ngay
từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo, đào tạo và bồi
dưỡng thế hệ trẻ trở thành con người mới trong xã hội. "Chẳng có một tâm hồn
nào có thể tỏa bóng yêu thương mà lại không bắt rễ từ một hạt giống đã ươm sâu
lòng nhân ái''. Thật vậy ngay từ khi mới sinh ra trẻ đã được cha mẹ yêu thương,
nâng niu, chăm sóc. Nhưng để trẻ có được một nhân cách toàn diện, sau này trở
thành người công dân tốt thì chỉ sự yêu thương chăm sóc thôi là chưa đủ mà cần
giáo dục trẻ một cách khoa học, phù hợp và trường mầm non chính là môi
trường thuận lợi nhất để giáo dục trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời để trẻ có
thể trở thành một con người mới trong xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay nghành giáo dục mầm non đang thực hiện chương
trình giáo dục mầm non mới với mục tiêu giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đó là
trẻ được trải nghiệm, được phát huy khả năng tư duy sáng tạo trong mọi hoạt
động nhằm phát triển cả về thể chất, thẩm mỹ, trí tuệ và nhận thức của trẻ. Mà
hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo đối với trẻ. Trẻ được ‘‘Học mà chơiChơi mà học’’. Nhất là đối với trẻ mầm non thông qua hoạt động vui chơi ngoài
trời. Đây là một hoạt động không thể thiếu đối với khi hoạt động ngoài trời trẻ
sẽ được hít thở không khí trong lành, được quan sát thế giới xung quanh khám
phá những điều mới lạ từ thiên nhiên giúp trẻ tăng thêm vốn sống, từ đó giúp trẻ
phát triển cả về thể chất, trí tuệ, tình cảm kỹ năng xã hội và sự phát triển nhân
cách của trẻ.

Chính vì vậy, cần tổ chức cho trẻ được tham gia các hoạt động vui chơi
ngoài trời. Nhưng làm thế nào để tổ chức được hoạt động vui chơi ngoài trời cho
trẻ thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là một bài toán khó. Vì khả
năng chú ý có chủ định của trẻ mầm non còn kém trẻ dễ dàng tham gia vào các
hoạt động nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc. Trẻ không thể tiếp thu các
kiến thức một cách bài bản, có hệ thống như trẻ ở phổ thông.Vì thế cần tạo cho
trẻ môi trường để trẻ được hoạt động, trải nghiệm, vui chơi, từ đó trẻ có thể tiếp
thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên hơn. Trẻ học mà chơi, chơi mà học,
qua chơi việc học của trẻ trở nên nhẹ nhàng và đạt hiệu quả cao hơn.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động ngoài trời đối với sự phát
triển của trẻ bản thân tôi đã đi sâu vào nghiên cứu và đưa ra "Một số biện pháp
nâng cao chất lượng giờ hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Thông qua hoạt động ngoài trời sẽ giúp trẻ được khám phá thiên nhiên,
được tự mình trải nghiệm, tìm tòi khám phá nhiều điều kỳ thú, qua đó trẻ tích
lũy được nhiều kinh nghiệm, trẻ được trực tiếp nhìn thấy hiện tượng tự nhiên
2


trong môi trường sống. Trẻ được dạo chơi ngoài trời thỏa mãn khi được tiếp xúc
với môi trường xung quanh. Vì vậy, tôi chọn đề tài: "Một số biện pháp nâng cao
chất lượng giờ hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi” làm đề tài
nghiên cứu với mục đích giúp trẻ phát huy tính tích cực chủ động khám phá
thiên nhiên giúp trẻ phát triển về mặt thể chất, vận động; tăng cường kỹ năng
giao tiếp của trẻ, trẻ tiếp xúc, làm quen, nói chuyện với các bạn trong lớp từ đó
giúp trẻ mạnh dạn và tự tin hơn trong giao tiếp; giúp giáo viên đứng lớp có
những biện pháp tổ chức hướng dẫn trẻ hoạt động ngoài trời đạt hiệu quả cao.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu tổng kết một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giờ hoạt
động ngoài trời cho trẻ Mẫu Giáo 4 – 5 tuổi B. Trường mầm non xã Cẩm Yên.

1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp xây dựng cơ sở lý thuyết, quan sát, phân tích đàm
thoại, trải nghiệm, lí luận.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận.
Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng
thú nhất nó đã mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới
xung quanh trẻ. Trẻ nhận thức thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu,
khám phá và quan tâm đến những gì đang xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình.
Qua hoạt động ngoài trời trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu
khám phá của trẻ. Hoạt động vui chơi ngoài trời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và
thích ứng với môi trường tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn trong cuộc
sống. Đối với trẻ 4- 5 tuổi nói riêng và trẻ mầm non nói chung, vui chơi là hoạt
động chủ đạo vì vậy trẻ được học mà chơi, chơi mà học thông qua các hoạt động
ngoài trời trẻ phát huy được tính tích cực chủ động của trẻ. Đồng thời qua đó trẻ
có được sự thoải mái và ra ngoài hít thở không khí trong lành của thiên nhiên
xung quanh trẻ. Như vậy hoạt động ngoài trời cũng góp một phần quan trọng đối
với cuộc sống của trẻ giúp trẻ hoà nhập với thế giới ngời lớn đồng thời giúp trẻ
hình thành và phát triển các quá trình tâm lý và tính mục đích, tính kỷ luật, tính
đồng đội. Đó chính là giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách,
chuẩn bị cho những bước phát triển sau này. Chính vì vậy hoạt động ngoài trời
là một hoạt động cần thiết không thể thiếu đối với trẻ mầm non hiện nay .
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thuận lợi.
Bản thân được phân công dạy lớp Mẫu Giáo 4 – 5 tuổi B Trường mầm non
xã Cẩm Yên – Huyện Cẩm Thủy nên tôi:
3


Luôn dược sự quan tâm của Ban Giám Hiệu Nhà Trường đã thường xuyên

chỉ đạo giúp đỡ về chuyên môn cũng như cơ sở vật chất .
Bản thân là một giáo viên cũng đã có trình độ về chuyên môn và lòng nhiệt
tình yêu nghề mến trẻ.
Môi trường nhóm lớp đảm bảo sạch sẽ và đủ khuôn viên diện tích cho trẻ
hoạt đông.
Được sự quan tâm của nhà nước của các ban ngành cung cấp đủ các đồ
dùng đồ chơi cho trẻ hoat đông ngoài trời.
Các đồ dung đồ chơi tự tạo bản thân luôn được nhà trường tạo điều kiện
được tham gia vào các lớp tập huấn chuyên đề làm đồ dùng đồ chơi và tổ chức
các hội thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo phục vụ cho hoạt động ngoài trời và các
hoạt động khác.
Bên cạnh đó tôi cũng được các bậc phụ huynh ủng hộ thêm các nguyên vật
liệu cho các hoạt và học sinh thì tích cực tham gia vào các trò chơi và các hoạt
động ở ngoài trời.
Bản thân là người của địa phương nên biết tiếng dân tộc thiểu số, hiểu được
đặc điểm đời sống của người dân địa phương nên khi cung cấp các kiến thức cho
trẻ, trẻ cảm nhận và hiểu rõ, nói rõ được các từ ngữ tiếng việt một cách dễ dàng
hơn.
2.2.2. Khó khăn .
Bên cạnh những thuận lợi trên tôi cũng đang còn gặp phải một số khó khăn.
Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động ngoài trời đã có song chưa phong
phú về chủng loại, ngoài sân trường có hoa nhưng chưa phong phú về các loại
hoa, các cây hoa còn ít, vì mới chuyển lên trường mới nên cây xanh chưa có để
cho trẻ hoạt động.
Trong lớp còn một số trẻ rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và không thích tham
gia vào các hoạt động tập thể. Kỹ năng quan sát, phán đoán, suy luận của trẻ còn
hạn chế. Do nhiều lớp hoạt động ngoài trời cùng thời gian nên làm phân tán sự
chú ý của trẻ.
Đa số phụ huynh làm nông nghiệp, buôn bán nhỏ nên chưa nhận thức đúng
đắn vai trò của hoạt động ngoài trời đối với trẻ, chưa tận dụng điều kiện tự nhiên

xung quanh để giáo dục trẻ.
Trình độ nhận thức của trẻ đa số là không đồng, một số cháu thì quá hiếu
động nên đã làm ảnh hưởng đến sự tập chung của cả lớp vì vậy mà tôi còn gặp
phải rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với
các hoạt động ngoài trời.
4


Các đồ dùng trực quan còn ít chưa đa dạng phong phú chưa hấp dẫn được
sự chú ý của trẻ, các đồ dùng, đồ chơi chưa đáp ứng được thị hiếu của trẻ, nên
giá trị sử dụng chưa cao.
Đa số trẻ của lớp tôi đã chiếm 95% là người dân tộc thiểu số nên tôi cũng
cũng gặp không ít khó khăn trong khi giảng dạy.
Căn cứ vào đặc điểm tình hình và các điều kiện thuận lợi khó khăn
như trên, tôi đã áp dụng hệ thống các biện pháp sau để nâng cao chất lượng
hoạt động ngoài trời cho trẻ.
2.2.3. Kết quả khảo sát thực tiễn
TT

Tiêu chí

TS Đạt

Tỉ lệ



Tỉ lệ

1


Sự tự tin

13

40,6%

19

59,4%

2

Trẻ nhớ tên và các đặc điểm cơ bản
của đối tượng được quan sát.

15

46,88
%

17

53,2%

3

Trẻ hoạt động tích cực vào các nội 32
dung của HĐNT.


15

46,88
%

17

53,2%

4

Kỹ năng chơi một số trò chơi vận
động phát triển thể lực.

14

43,75
%

18

56,25
%

Qua kết quả khảo sát ban đầu như trên tôi thấy kết quả trên trẻ còn rất thấp
đó là điều mà tôi cần phải suy nghĩ là làm như thế nào dạy cho trẻ đạt được một
kết quả cao hơn và cho trẻ học qua hoạt động vui chơi ngoài trời được một cách
thoái mái nhất, tự tin, không gò bó, vì vậy mà tôi trăn trở nghiên cứu để tìm ra
các biện pháp tốt nhất để dạy trẻ hoạt động vui chơi ngoài trời đối với trẻ lớp tôi
đạt được kết quả tốt nhất trong các giờ hoạt động ngoài trời để trẻ được tham

quan ở ngoài trời một cách tự tin và thoải mái nhất.
2.3. Các biện pháp giải quyết vấn đề nâng cao chất lượng giờ hoạt động
ngoài trời cho trẻ 4-5 tuổi
2.3.1. Biện pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ.
Dựa vào tình hình thực tế của trẻ ở lớp và nhu cầu nhận thức của từng trẻ
mà giáo viên đưa ra các kế hoạch phù hợp với khả năng của trẻ trong lớp để
nâng cao chất lượng giờ dạy hoạt động ngoài trời theo từng chủ đề chủ điểm,
từng thời điểm.
* Ví dụ 1: Ở chủ đề Trường mầm non. Cô cho trẻ quan sát các đồ dùng đồ
chơi ở trường mầm non và tổ chức cho trẻ một số trò chơi như: Mèo đuổi chuột;
Bẫy chuột; Thả đỉa ba ba; Trồng nụ trồng hoa……
* Ví dụ 2: Ở chủ đề Bản thân. Cô cho trẻ quan sát tranh ảnh về cơ thể của
bé và tổ chức cho trẻ một số trò chơi như: Dung dăng dung dẻ; Thả đỉa ba ba;
5


Rồng rắn lên mây; lộn cầu vồng….. đều có thêm lời đồng dao tạo hứng thú cho
trẻ tham gia chơi rất hiệu quả.
* Ví dụ 3: Ở chủ đề: Thế giới động vật: Cô cho trẻ quan sát con cá vàng…
vv.
Với kế hoạch tháng cần xây dựng rõ ràng xác định phát triển khả năng nhận
thức của trẻ về những nội dung mà trẻ được quan sát và những trò chơi mà trẻ
được tham gia phải đi từ dễ đến khó.
Các hoạt động vui chơi ngoài trời cần lên kế hoạch cụ thể về tên trò chơi
cách chơi luật chơi.
* VD: Ở chủ đề "Gia đình" có thể cho trẻ chơi trò chơi “tạo dáng”
+ Mục đích: Giúp trẻ rèn luyện cách nhận biết và thể hiện các trạng thái
khác nhau bằng những vận động biểu cảm.
+ Cách chơi và luật chơi: Cô yêu cầu trẻ bắt chước dáng đi của các con vật
như: gấu, thỏ, vịt... Trẻ nào thể hiện giống nhất sẽ là người thắng cuộc.

VD: Trò chơi chọn đồ dùng theo yêu cầu của cô: Ở chủ đề: Thế giới thực
vật. Chơi với số lượng cả lớp.
Luật chơi và cách chơi :
Cô chia làm hai đội, hai đội chơi sẽ cùng nhau bật qua 3 cái vòng và lên
chọn các đồ dùng theo yêu cầu của cô, một đội chọn các loại rau 1 đội chọn các
loại hoa với thời gian sẽ là 1 bản nhạc nếu đội nào chọn đúng và nhanh thì đội
đó sẽ là đội giành chiến thắng.
Hoạt động ngoài trời cho trẻ ở lứa tuổi mầm non là một hình thức cho trẻ
làm quen với những kiến thức tự nhiên, xã hội xung quanh trẻ, kích thích óc tìm
tòi khám phá của trẻ. Nội dung quan sát thường dựa vào khả năng của từng trẻ
để có thể nâng cao hay hạ thấp yêu cầu tùy từng trường hợp quan sát. Để trẻ
quan sát được tốt hơn, tôi đã hướng trẻ cùng chuẩn bị trước khi quan sát với tôi,
chẳng hạn với chủ điểm thế giới thực vật thì yêu cầu trẻ thực hiện ở nhà như tìm
hiểu một số loại hoa và mang hoa vào trong lớp cho cả lớp cùng xem, hay vận
động sự hỗ trợ của phụ huynh trò chuyện cùng trẻ hay dẫn trẻ tham quan vườn
hoa ở công viên, ngoài ra tôi cũng chuẩn bị những câu hỏi gợi ý nhằm phát triển
tư duy của trẻ…. Với cách này tôi nhận thấy trẻ hoạt động rất tích cực và không
những thế cũng đã nhận được sự tham gia rất nhiệt tình của phụ huynh học sinh.
2.3.2. Biện pháp 2: Lựa chọn các trò chơi ngoài trời giúp trẻ phát triển
các lĩnh vực.

6


Để trẻ phát triển một cách toàn diện hơn giáo viên phải thường xuyên
nghiên cứu, tìm tòi nhiều trò chơi phù hợp vơi trẻ và nhất là phải đảm bảo an
toàn cho trẻ cả về thể lực, tâm lí và tính mạng của trẻ.
* Trò chơi tăng cường phát triển về các mặt nhận thức cho trẻ:
Đối với các trò chơi như trò chơi với cát, nước, sỏi, vẽ phấn, đất đá để biết
được tính chất của chúng khi tôi cho trẻ chơi các trò chơi trên tôi thấy trẻ tham

gia chơi rất đoàn kết và hứng thú tham gia và cũng đã biết suy luận để trả lời các
câu hỏi mà cô đưa ra rất cao
* Các trò chơi phát triển giác quan:
Để cho trẻ có thể lắng nghe được các tiếng động, tiếng kêu của các con vật
ở đâu hoặc là tiếng gió thổi, tiếng lá rụng, chim hót, ngửi mùi hoa, mùi cỏ, mùi
lá cây, cảm nhận ánh nắng của mặt trời, qua các trò chơi ai tinh mắt, đoán cây
qua lá, đoán vật bằng tay, đoán xem tiếng động gì, ai thính tai…
Ví dụ: Trò chơi: Cái túi kì lạ, mũi ai tinh, xếp hình, tiếng con vật gì, ai
nhanh nhất… Mục đích là giúp cho trẻ khơi gợi sự tò mò và tính ham hiểu biết
cho trẻ và nó cũng phát triển được các giác quan cho trẻ.
Qua các trò chơi này nó cũng giúp cho trẻ vốn mở rộng thêm các mối quan
hệ về thế giới xung quanh của trẻ, các cách chăm sóc bảo vệ các loại cây xanh
và hàng ngày qua các tiết lên lớp của tôi thì tôi cũng rèn cho trẻ biết cách giao
tiếp lịch sự văn minh với mọi người xung quanh trẻ ở nhà cũng như ở trường.

Hình ảnh về trẻ chơi trò chơi
vẽ phấn trên sân trường.

Hình ảnh về trẻ đang chơi trò chơi:
Chiếc túi kì lạ.

* Hoạt động giúp phát triển vận động ở trẻ:
Chơi với các đồ chơi có sẵn trong trường: Thông qua hoạt động leo trèo
trên các thiết bị dụng cụ vận động ngoài trời: Cầu trượt, các vận động bò trườn
trèo tung ném chuyền bắt, leo qua các bậc tam cấp, gốc cây, nhảy lò cò rèn cho
7


trẻ sự khéo léo nhanh nhẹn của đôi bàn tay, bàn chân, giáo dục trẻ không leo trèo
những nơi nguy hiểm. Tổ chức cho cháu chơi một số trò chơi sinh hoạt tập thể

đơn giản, trò chơi sinh hoạt cộng đồng cũng rất thu hút trẻ như: trò chơi đoàn
kết, trời nắng trời mưa, bắn súng, đổi chỗ cho bạn, bẫy cá, cá sấu lên bờ… hoặc
cũng có thể cho cháu hát theo một số bài hát sinh hoạt tập thể đơn giản như: Bạn
ở đâu, quả bóng tròn, ra đây xem…Ngoài trò chơi vận động theo chương trình
chăm sóc giáo dục trẻ tôi đã linh hoạt thay đổi luật chơi, thay đổi tên trò chơi
nhằm thu hút trẻ và hấp dẫn trẻ vào các trò chơi.
Ví dụ: Chủ điểm mùa xuân, sưu tầm thêm những trò chơi dân gian trong lễ
hội mùa xuân dạy cháu chơi: Đá cầu, nhảy dây, ném còn, bịt mắt bắt dê
* Sưu tầm ca dao đồng dao, hò, vè, câu đố ứng dụng vào trò chơi nhằm
phát huy tính tích cực chủ động của trẻ.
Hàng ngày qua các giờ lên lớp tôi cũng thường xuyên lồng ghép và sưu tầm
các câu ca dao và đồng dao để đưa vào hoạt động ngoài trời tôi thấy trẻ rất hứng
thú khi được tham gia vào các hoạt động và các trò chơi khi trẻ được chơi và
giúp cho trẻ kích thích hứng thú khi hoạt động vừa hát vừa vui vẻ nhặt lá vàng
rơi hay thích thú khi vẽ những cái lá vàng mà trẻ đã nhặt được trong sân trường.
Đồng thời còn giúp cho trẻ phát triển các mặt ngôn ngữ qua đó rèn luyện cho trẻ
phát âm chuẩn hơn và nhận thức phải giữ gìn bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp ở
mọi nơi và phát triển tính sáng tạo, thẩm mỹ cho trẻ với mọi sự vật trong thiên
nhiên như: Câu vè.
Ve vẻ vè ve
Thấy lá vàng rơi
Cùng nhau thi đua
Nhặt lá vàng rơi
Sân trường thêm sạch
Thêm sạch cái mà thêm sạch
Qua những câu hò vè giúp cho trẻ kích thích hứng thú khi hoạt động vừa
hát vừa vui vẻ tưới cây, hay thích thú khi vẽ những chiếc lá vàng mà trẻ đã nhặt
được trong sân trường. Đồng thời còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, ôn luyện các
từ khó, rèn cho trẻ phát âm chuẩn hơn và nhận thức phải giữ gìn bảo vệ môi
trường xanh sạch đẹp ở mọi nơi đồng thời phát triển tính sáng tạo, thẩm mỹ cho

trẻ với mọi sự vật trong thiên nhiên. Ví dụ: Khi cho trẻ thực hiện hoạt động tưới
cây, để kích thích trẻ hào hứng tham gia hơn tôi đã sáng tác ra các bài vè để trẻ
chơi như: “Vè tưới cây”. Kết quả là trẻ rất hứng thú và yêu lao động hơn.
2.3.3. Biện pháp 3: Xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ.
Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời phải là một môi trường hấp dẫn và
lôi cuốn được trẻ, tạo cho trẻ có cảm giác thoải mái, vui vẻ trong khi chơi. Môi
8


trường cho trẻ hoạt động ngoài trời là nơi cú rất nhiều cỏc nguồn thông tin
phong phú, khuyến khích tính độc lập và hoạt động tích cực của trẻ. Môi trường
chơi hợp lý có ảnh hưởng rất quan trọng việc tổ chức giờ chơi cho trẻ. Vì vậy
biện pháp tạo môi trường hợp lý sẽ giúp trẻ tìm tòi, khám phá và phát hiện
những điều mới lạ, hấp dẫn, các kiến thức, kỹ năng của trẻ sẽ được củng cố và
bổ xung. Tạo môi trường phù hợp, đa dạng, phong phú sẽ gây hứng thú cho trẻ
và bản thân giáo viên, góp phần hình thành nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự
tin giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ . Nếu chúng ta biết nắm bắt và tận dụng
tất cả những yếu tố cú sẵn trong thiên nhiên, tác động vào chúng qua các trò
chơi, quan sát, tìm hiểu sự vật xung quanh trẻ trong các tình huống. Những câu
hỏi như: Vì sao? Làm thế nào?.....và sự tò mà ham hiểu biết của trẻ, sẽ giúp giáo
viên hình thành hành vi đẹp, thói quen tốt cho trẻ.
*Tạo bầu không khí thoải mái trước khi quan sát: Đối với trẻ nhỏ, sự
động viên khích lệ của người lớn trước khi làm một việc gì đó là rất quan trọng,
nó tạo cho trẻ sự thoải mái, tự tin vào bản thân, trẻ dám làm, dám nghĩ và dám
nói ra những điều trẻ quan sát phát hiện ra, nếu bầu không khí không được thoải
mái trẻ sẽ không dám nêu lên những điều trẻ khám phá được vì trẻ sợ, nếu sai sẽ
bị la, nên việc tạo cho trẻ có tâm thế thoải mái khi quan sát sẽ giúp giờ học
trở nên sôi động, giúp trẻ tích cực hơn trong giờ khám phá đạt kết quả cao.
*Tổ chức quan sát trực tiếp các đối tượng, thường xuyên cho trẻ tiếp
xúc với môi trường sống.

Hoạt động ngoài trời là cơ hội tốt nhất để tổ chức các hoạt động đa dạng
tích cực của trẻ, trong quá trình hoạt động trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên: với
mây, với nắng và gió, với hoa, lá, cỏ, cây. Vậy nên khi tổ chức cho trẻ quan sát
cần cho trẻ quan sát trực tiếp nhất là trẻ phải được thường xuyên quan sát môi
trường sống, trong quá trình quan sát, khả năng tri giác của trẻ chính xác hơn,
nhanh nhạy hơn, óc quan sát sắc nhọn và tinh tế hơn. Vì khi quan sát trẻ sẽ được
tận mắt nhìn thấy cây cỏ, hoa lá, các con vật và những công việc làm của con
người. Trẻ được nhìn, sờ tay, ngửi, ăn, nếm…những cái mới lạ trong thiên nhiên
và đích thực tai trẻ nghe thấy tiếng chim hót, gà gáy…nói chung trẻ sẽ được
đắm mình trong môi trường thiên nhiên và khám phá cuộc sống mới lạ.
Ví dụ: Khi cho trẻ quan sát các loại cây trên sân trường trẻ mẫu giáo sẽ hiểu
sâu hơn, rõ hơn, và cụ thể hơn về các loại cây thân đứng, thân bò, thân leo…Trẻ
sẽ biết được cây có ích lợi gì đối với con người và môi trường sống ?
+ Chúng ta đang đứng ở dưới bóng cây gì đây ?
+ Ai có nhận xét gì về cây này ?
+ Cây này có những đặc điểm gì ?
+ Cây này được trồng để làm gì ?
9


+ Trồng cây giúp chúng ta điều gì ?
+ Muốn cho cây xanh và luôn tươi tốt thì chúng mình cần phải làm gì ?.
Sau đó cô nhận xét và củng cố lại.

Hình ảnh cô và trẻ đang quan sát cây xanh.

Trong quá trình quan sát, tôi luôn lấy trẻ làm trung tâm ( trẻ được tự nhận
xét đánh giá, được trực tiếp sờ, nắn, cầm vào vật thật…. và trẻ tự nói nên suy
nghĩ, ý kiến của mình về những gì quan sát thấy, những gì trẻ được trực tiếp hoạt
động…) Vì vậy đòi hỏi giáo viên cần có kiến thức sâu, rộng về thế giới xung

quang để cung cấp cho trẻ.
Trong quá trình tổ chức cho trẻ quan sát, tôi luôn quan tâm, phát huy tính
tích cực của trẻ bằng cách khai thác kinh nghiệm thực tế của trẻ, tận dụng môi
trường sẵn có và luôn tạo điều kiện cho trẻ được thực hành nhiều nhất. Tôi luôn
có gắng tạo ra nhiều tình huống cho trẻ phải suy nghĩ, tìm cách giải quyết tình
huống đó, đồng thời sáng tạo thêm nhiều nội dung và chủ đề chơi phong phú
hơn cho trẻ. Tôi luôn hướng trẻ chơi theo chủ đề thích hợp, mở rộng kỹ năng
chơi và kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Vì vậy trẻ được hoạt động một cách tích cực
nhất, từ đó tạo được nhiều hứng thú cho trẻ khi chơi.
Ngoài ra tôi luôn chú ý tạo cho trẻ cảm giác thoải mái khi quan sát. Tạo
bầu không khi vui vẻ giữa cô và cháu để buổi chơi đạt được kết quả cao nhất.
Tạo điều kiện cho trẻ sự tự do tìm tòi khám phá đối tượng, để trẻ tự suy
luận, cô đặt những câu hởi mở cho trẻ.
Ví dụ: Đặt ra những câu hỏi về các loại hoa:
+ Theo con hoa này là hoa gì?
+ Tại sao con đặt tên cho hoa như vậy?
10


+ Hoa có đặc điểm gì? Sống ở đâu?
+ Làm cách nào để chăm sóc cây?

Hình ảnh cô và trẻ đang quan sát hoa

Để tạo được sự hứng thú cho trẻ chơi với thiên nhiên ở ngoài sân trường
hàng ngày tôi luôn gợi ý để cho phụ huynh và cho trẻ đem nhiều nguyên vật
liệu mới mở như các loại hạt gấc, các cây hoa, cỏ… và thay đổ nhiều hình thức
quan sát cho trẻ thêm phong phú hơn.
Tổ chức phối hợp hợp lí nội dung hoạt động có tính động với những nội
dung mang tính chất tĩnh như ngồi nghe kể chuyện, hát, đọc thơ…

Những hôm thời tiết mưa, quá nóng, quá lạnh không thể tổ chức cho trẻ
tham gia vào hoạt động ngoài trời có thể cho trẻ chơi vận động, chơi trò chơi
dân gian nhẹ nhàng trong lớp hoặc chơi trò chơi học tập, quan sát các hiện tượng
thay đổi của thời tiết. Có thể tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động: nghe
đọc sách, xem truyện tranh…ở hiên của lớp hoặc chơi theo ý thích ở các khu
vực hoạt động trong lớp.
Với điều kiện đồ dùng, đồ chơi và phương tiện phục vụ cho hoạt động
ngoài trời đầy đủ kết hợp với cách tổ chức theo quy trình như trên của giáo viên.
Trẻ lớp tôi rất hứng thú tham gia hoạt động ngoài trời rất tích cực. Các kỹ năng
của trẻ tiến bộ rất nhiều so với đầu năm, các cháu trở nên thông minh, nhanh
nhẹn rõ rệt, cháu tích cực và chủ động trong mọi hoạt động tìm tòi và khám phá
thế giới xung quanh.
2.3.4. Biện pháp 4: Chuẩn bị đồ dùng địa điểm hoạt động cho trẻ.
Đồ dùng đồ chơi là phương tiện để tổ chức cho trẻ chơi và học một cách có
hiệu quả nhất. Nếu không có đồ dùng đồ chơi thì mọi hoạt động của trẻ đều
không mang lại hiệu quả kể cả đối với giáo viên và đối với trẻ. Vì vậy đồ dùng,
đồ chơi là không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động nào của trẻ, đồ chơi không chỉ
được sử dụng cho hoạt động chơi mà nó còn mang ý nghĩa giáo dục trẻ nhằm
hình thành và phát triển ở trẻ các kỹ năng tư duy, tưởng tượng, sáng tạo của trẻ.
Hiểu được điều này ngay từ đầu tháng năm học để chuẩn bị được số lượng đồ
dùng đủ cho trẻ được vui chơi một cách thoải mái và có hiệu quả tôi đã tiến
11


hành khảo sát số lượng và chất lượng đồ dùng đồ chơi. Qua đó để biết được đã
có những đồ dùng gì, đồ dùng nào đã cũ, đồ dùng nào đã hỏng, đồ dùng nào còn
thiếu theo từng chủ đề.
Sau khi có kết quả khảo sát tôi tiến hành xây dựng kế hoạch đề xuất Ban
Giám Hiệu mua và có kế hoạch tự làm vào các chủ đề. Ngoài ra để buổi hoạt
động ngoài trời đạt kết quả cao trước hết người giáo viên phải:

- Xác định đối tượng, số lượng, vị trí các đối tượng, khu vực tổ chức hoạt
động của trẻ, dự kiến những ảnh hưởng của thời tiết đến các đối tượng trẻ sẽ
quan sát khám phá. Dự kiến về nội dung sẽ cho trẻ lao động, chăm sóc thiên
nhiên.
- Chuẩn bị phương tiện cho trẻ hoạt động, ngoài các đối tượng đã có trên
sân, vườn, cần chuẩn bị các dụng cụ cho trẻ hoạt động như: Các đồ chơi cần
thiết, các đồ dùng, dụng cụ cho trẻ tham gia lao động, làm thí nghiệm. những đồ
chơi cho trẻ chơi đóng vai, đồ chơi cát.
- Tìm hiểu tâm lí và tình trạng sức khoẻ của từng trẻ trước khi khám phá.
- Sưu tầm các trò chơi mới lạ để thu hút trẻ.
* Về địa điểm: Hoạt động tham quan ngoài trời có thể là thăm quan các khu
vực trong trường như: Nhà bếp, phòng y tế, các lớp học… Hoặc tham quan
ngoài khu vực trường như: Trạm y tế, cửa hàng…
Trước khi cho trẻ tham quan tôi đã liên hệ với địa điểm cần tham quan để
được sự ủng hộ của những người ở nơi cho trẻ tham quan, từ đó có kế hoạch tổ
chức, lựa chọn vị trí tham quan cho phù hợp.

Hình ảnh một số đồ chơi ngoài trời

2.3.5. Biện pháp 5: Tổ chức cho trẻ quan sát lấy trẻ làm trung tâm hoạt
động ngoài trời theo các chủ đề.
Việc tổ chức cho trẻ hoạt động vui chơi theo chủ đề là một công việc không
thể thiếu đối với người giáo viên mầm non, bởi ở mỗi chủ đề khác nhau sẽ có
12


những yêu cầu và nội dung chơi khác nhau, không phải bất cứ thời gian, thời
điểm nào cũng có thể cho trẻ quan sát cùng một sự vật hiện tượng mà giáo viên
phải căn cứ vào kế hoạch của nhà trường để xây dựng kế hoạch cho trẻ hoạt
động phù hợp với chủ đề, chủ điểm và phù hợp với tình hình thực tiễn của lớp,

của địa phương cũng như của vùng miền nơi trẻ đang sinh sống. Chính vì vậy
mỗi một chủ đề, chủ điểm khác nhau giáo viên phải lựa chọn đối tượng để trẻ
được khám phá và trải nghiệm phù hợp với độ tuổi và phù hợp với chủ đề mà trẻ
đang học
Ví dụ 1: Đối với chủ đề “Trường mầm non- Tết trung thu của bé” tôi đã lên
kế hoạch và tổ chức cho trẻ được quan sát về trường mầm non thân yêu của bé.
Khi cô và trẻ được tham quan và thăm xung quanh khu vực trường tôi đã đặt ra
rất nhiều câu hỏi để trẻ được khắc sâu hơn về trường mầm non như:
+ Chúng mình đang đứng ở đâu ?
+ Trên sân trường có những gì ?
+ Trong trường có những khu vực nào ?
+ Các phòng học là nơi học tập và vui chơi của ai ?
+ Nhà hiệu bộ là nơi làm việc của ai ?
+ Nhà bếp là nơi làm việc của ai ?
+ Vì sao con biết ?
+ Ngoài ra con còn thấy có khu vực gì nữa ?
+ Tường rào và cổng trường dùng để làm gì ?
Khi trẻ quan sát song xung quanh khu vực trường tôi cho trẻ được chơi tự
do trên sân với đồ chơi trên sân trường và cho trẻ nhặt lá cây trên sân trường. Từ
đó giúp trẻ thêm yêu trường mến lớp học của mình hơn.

Hình ảnh cô và trẻ tham quan Trường Mầm Non và chơi với đồ chơi ngoài trời.

13


Ví dụ 2: Ở chủ đề “Bản thân”. Tôi cho trẻ chơi trò chơi: Vận chuyển các
loại dồ dùng về siêu thị. Chơi với số lượng cả lớp.
Luật chơi và cách chơi:
Cô chia làm hai đội, hai đội chơi sẽ cùng nhau bật qua vũng nước và lấy

cho mình một đồ dùng sau đó đi theo đường dích dắc và đem đồ dùng về siêu thị
nếu bạn nào đi chạm vào đường dích dắc thì bạn đó phải quay lại và chơi lại từ
đầu đấy. Với thời gian sẽ là 1 bản nhạc nếu đội nào chuyển được nhiều và nhanh
thì đội đó sẽ là đội giành chiến thắng.
Cho trẻ chơi 1-2 lần sau mỗi lần chơi cô quan sát và nhận xét trẻ chơi.
Qua trò chơi này giúp cho trẻ củng cố lại các loại đồ dùng mà trẻ đã được
học trong chủ đề. và phát triển các cơ bắp cho cho trẻ rèn cho trẻ tính nhanh
nhẹn qua các hoạt động bật chạy, để tay lên hông khi bật lên chọn các loại đồ
dùng mà cô yêu cầu đồng thời kích thích cho trẻ hứng thú khi được vận động
chơi và hứng thú khi tham gia chơi trò chơi .

Hình ảnh cô và trẻ đang chơi trò chơi vận chuyển các đồ dùng.

2.3.6. Biện pháp 6: Tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ được trải
nghiệm.
Hoạt động ngoài trời rất tốt đối với sức khỏe và việc học tập vui chơi
của trẻ, là nhu cầu không thể thiếu được đối với trẻ mẫu giáo trong trường mầm
non. Nó mang lại cho trẻ không khí trong lành, trẻ được tắm nắng ban mai, thỏa
mãn nhu cầu vận động, tiếp cận thông tin, khám phá sự vật, hiện tượng thiên
14


nhiên, xã hội dưới sự hướng dẫn của cô và do trẻ tự tìm tòi, khám phá. Chính vì
vậy giáo viên mầm non phải nghiêm túc thực hiện theo chương trình quy định.
Hiểu được tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ.
Tôi và các giáo viên tại lớp, trong năm học này đã luôn ý thức cần phải tổ chức
tốt hoạt động ngoài trời cho trẻ theo đúng kế hoạch đã xây dựng. Để tổ chức tốt
hoạt động ngoài trời cho trẻ chúng tôi đã sưu tầm 1 số thí nghiệm khoa học, 1
số
trò chơi vận động, trò chơi dân gian kết hợp chuẩn bị các nguyên vật liệu phế

thải, các nguyên vật liệu thiên nhiên làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Khi tổ
chức hoạt động ngoài trời cho trẻ chúng tôi đã nghiêm túc thực hiện theo các
bước như sau:
*Chuẩn bị cho hoạt động:
- Tôi đã xác định chủ đề cần cho trẻ khám phá từ chủ đề lớn đến chủ đề
nhỏ, giới thiệu chủ đề, hướng dẫn trẻ tìm hiểu khám phá chủ đề.
- Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, học liệu…các trò chơi theo chủ đề,
môi trường cho trẻ hoạt động.
- Trước khi ra ngoài trời, tôi cùng các chị em trong lớp luôn nhắc nhở trẻ tự
phục vụ: mặc quần áo, đi giày dép phù hợp với thời tiết và chỉ hướng dẫn,
giúp trẻ. khi cần thiết. Chú ý tới thể trạng của trẻ để gợi ý, khuyến khích trẻ
tham gia vào những nội dung phù hợp.
- Giáo viên giới thiệu và nói rõ khu vực chơi của lớp. Tập cho trẻ làm
quen với hiệu lệnh, khi cần tập trung trẻ lại một chỗ hoặc chuẩn bị vào lớp.
* Tổ chức hoạt động:
- Tùy thuộc vào nội dung của chủ đề trong tuần, điều kiện của trường,
lớp, hoạt động ngoài trời của lớp, tôi được tiến hành với một số nội dung, hình
thức hoạt động sau:
+ Tổ chức cho trẻ quan sát một số sự thay đổi của các hiện tượng
thiên nhiên, âm thanh, thời tiết, cây cối, hoa lá, hoạt động của con người, con
vật.
+ Tham gia vào các hoạt động chăm sóc ở góc thiên nhiên: Tưới cây, lau lá,
nhặt lá rụng…
+ Chơi với những trò chơi vận động, trò chơi dân gian mà trẻ yêu thích.

15


+ Chơi tự do với các thiết bị, đồ chơi ngoài trời; làm đồ chơi và chơi
với các vật liệu thiên nhiên như: Cây, hoa, lá…

- Trong quá trình chơi, giáo viên luôn quan sát, bao quát tất cả các
nhóm chơi trong sân trường, nhắc nhở trẻ không được chơi quá khu vực quy
định của lớp, giữ gìn vệ sinh… và chú ý quan sát kịp thời, xử lí nhanh nhạy
những tình huống xảy ra trong quá trình chơi, đảm bảo an toàn cho trẻ.
* Quan sát có chủ đích:
- Tôi cho trẻ đến gần đối tượng cần quan sát và đặt các câu hỏi gợi mở để
hướng dẫn trẻ khám phá đối tượng. Tôi luôn động viên khuyến khích trẻ khi cần
thiết.
- Tôi và các giáo viên trong lớp tạo ra những hoạt động để trẻ có thể sử
dụng được nhiều giác quan khác nhau trong việc quan sát, khám phá một hiện
tượng, sự vật nào đó.
VD: Ở chủ đề:"Trường mầm non của bé" tôi cho trẻ quan sát cầu trượt như
sau:
+ Cô cho trẻ đứng xung quanh cầu trượt đảm bảo cho tất cả trẻ đều quan
sát rõ cầu trượt và có thể trò chuyện cùng với cô.
+ Cô đặt các câu hỏi: Đây là cái gì?
+ Ai có nhận xét gì về chiếc cầu trượt?
+ Cầu trượt có những gì?
+ Màu gì?
- Khi chơi cầu trượt con phải chơi như thế nào?
+ Cô cũng cố lại câu trả lời của trẻ và giáo dục trẻ.
* Trò chơi vận động: Đầu năm cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách
chơi đến cuối năm, cô giới thiệu tên trò chơi và hướng dẫn trẻ nói cách chơi, luật
chơi của trò chơi đó.
* Chơi tự do: Cho trẻ chơi với các đồ chơi ngoài trời. Cô bao quát đảm
bảo an toàn cho trẻ, không để trẻ chơi quá sức.
- Cho trẻ sử dụng các đồ dùng: vòng, gậy, phấn, lá cây chơi theo ý thích:
như cho trẻ nhặt lá rụng ở ngoài sân trường và cho trẻ xếp các lá mà trẻ nhặt
được thành những hình dạng về các con vật khác nhau như con ong, con bướm,
con chuồn chuồn….theo trí tưởng tựơng của trẻ hoặc như hình bông hoa, căn

nhà…
2.3.7. Biện pháp 7: Tuyên truyền với phụ huynh.
16


Gia đình là một tập hợp người quan hệ với nhau trên cơ sở huyết thống và
tình cảm huyết thống sâu sắc. Giáo dục gia đình là giáo dục bằng tình cảm huyết
thống không một tổ chức nào thay thế được. Đối với trẻ thơ đây là môi trường
thuận lợi nhất để hình thành và phát triển nhân cách. Cha mẹ, người thân trong
gia đình là môi trường xã hội đầu tiên mà đứa trẻ tiếp xúc và xã hội hoá tâm lý
của mình. Có thể nói cha mẹ, những người thân trong gia đình là người thầy đầu
tiên, là mẫu đầu tiên để trẻ học và bắt chước, trên cơ sở đó hình thành những
biểu tượng về thế giới xung quanh. Vì vậy, giáo dục gia đình là rất quan trọng
ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ.
Ở Trường Mầm Non, công tác phối hợp với gia đình trẻ để nâng cao chất
lượng giáo dục là không thể thiếu. Để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung
và nâng cao chất lượng hoạt động ngoài trời nói riêng, tôi đã luôn tạo ra được
mối quan hệ mật thiết giữa giáo viên và gia đình trẻ, để gây ảnh hưởng công tác
giáo dục ở trường đến gia đình.
Thông qua các buổi họp phụ huynh, sau khi họp toàn trường, về lớp họp tôi
đã phổ biến cho cha mẹ trẻ những kiến thức khoa học về nuôi dạy trẻ, tầm quan
trọng của hoạt động ngoài trời tới sự phát triển nhân cách trẻ. Chính vì vậy, phụ
huynh phải tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào các hoạt động của gia đình, cung
cấp cho trẻ những tri thức về thế giới xung quanh.
VD: Cho trẻ cùng tham gia đi chơi “Công viên” trẻ có thể quan sát thế giới
xung quanh. Trẻ được nhìn thấy các bác nhân viên chăm sóc cây như thế nào?
Cho con vật ăn ra sao?. Không chỉ thế các bậc phụ huynh có thể cho trẻ đi chơi
siêu thị, du lịch …Ngoài ra có thể tận dụng ngay chính quang cảnh nhà ở của
trẻ, của những người xung quanh cho trẻ quan sát.
Sau mỗi lần đó cha mẹ cần hỏi trẻ về các sự việc diễn ra như thế nào? Qua

đó giúp trẻ nhớ sâu những tri thức mới trẻ được trực tiếp quan sát. Trẻ sẽ áp
dụng trải nghiệm trong các giờ chơi.
Ngoài các buổi họp phụ huynh, tôi đã tận dụng thêm các giờ đón, trả trẻ để
trao đổi với phụ huynh, xây dựng góc tuyên truyền của lớp thông báo những nội
dung hàng tuần, hàng tháng yêu cầu phụ huynh cần phối hợp.
* Kết quả đạt được:
Với biện pháp này, tôi đã nhận thấy:

17


100% phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động ngoài
trời đối với sự phát triển nhân cách của trẻ, có ý thức trong việc phối hợp với cô
giáo để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng hoạt động ngoài
trời nói riêng.
Nhiều phụ huynh đã tạo điều kiện cho trẻ được tham gia các hoạt động tại
gia đình như cho trẻ đi chợ, siêu thị, công viên…đã quan tâm cung cấp tri thức
mới cho trẻ, giải đáp những câu hỏi tò mò cuả trẻ. Bên cạnh đó phụ huynh còn
ủng hộ các nguyên vật liệu phế thải để tôi và các giáo viên trong lớp tận dụng
làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động. Qua đó, chất lượng của hoạt động ngoài
trời ở lớp tôi đã được nâng lên rõ rệt, trẻ thích tham gia chơi, các kỹ năng quan
sát, phán đoán suy luận… của trẻ được nâng lên rõ rệt.
Qua các tiết hoạt động ngoài trời tôi thường trò chuyện cùng trẻ về lợi ích
của cây xanh như cây xanh làm cho không khí trong lành, làm giảm ô nhiễm
môi trường… cung cấp cho con người thức ăn, thuốc chữa bệnh, cây xanh của
rừng còn ngăn chặn lũ lụt… Bên cạnh đó trẻ còn biết tận dụng những chiếc lá
vàng, cây cỏ trong vườn, tôi hướng dẫn trẻ làm ra những con vật gần gũi… con
gà, con mèo… hay cho trẻ chơi bán hàng nấu ăn, làm nón, quần áo…Qua đó
chúng tôi giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên, biết chăm sóc, bảo quản, giữ gìn
môi trường thiên nhiên mà mình đang sống.

Tuyên truyền với các bậc phụ huynh qua giờ đón, trả trẻ nhắc nhở phụ
huynh thường xuyên về việc sử dụng nguyên vật liệu phế thải( Các chai, lọ
nhựa, vải vụn, bìa cattong…) phụ huynh cung cấp cho để làm đồ dùng đồ chơi
phục vụ cho việc học và chơi của trẻ, còn nhằm giúp cho phụ huynh biết tác
dụng của việc bảo vệ môi trường.
Phụ huynh đã hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Từ đó
phụ huynh rất nhiệt tình trao đổi với giáo viên ở lớp về tình hình học tập của trẻ
ở nhà và luôn quan tâm đến trẻ hơn như thường xuyên dành thời gian để dạy trẻ
về kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng vệ sinh, dạy trẻ biết tránh xa những nơi nguy
hiểm, biết phân biệt được hành vi đúng, sai, môi trường bẩn, môi trường sạch…
Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ lớp những chậu cây cảnh nhỏ, cây xanh, hạt
giống để tạo cho khung cảnh vườn trường thêm đẹp hơn.
Phụ huynh cung cấp thêm cho lớp những nguyên vật liệu sẵn có ở địa
phương để làm đồ dùng đồ chơi. Cũng từ đó mà giáo viên lớp tôi đã có thêm
18


điều kiện, thuận tiện rất nhiều giảm bớt khó khăn về trang thiết bị, đồ dùng sáng
tạo mà đặc biệt là sự chú ý của trẻ phát triển một cách rõ rệt.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Từ những kết quả về các biện pháp như trên nên sau khi thực hiện các biện
pháp tôi cũng đã thu được một số kết quả sau:
* Về bản thân : Sau khi tiến hành thực hiện các biện pháp trên tôi thấy
mình đã nâng cao được trình độ của bản thân và rút ra được nhiều kinh nghiệm
khi dạy trẻ hoạt động vui chơi ngoài trời.
Đối với giáo viên cần phải nâng cao trình độ chuyên môn, luôn học tập qua
sách báo để nắm bắt sự đổi mới của quá trình hoạt động trên lớp của mình để trẻ
có kiến thức sâu đáp ứng được yêu cầu ham học hỏi khám phá của trẻ.
Sáng tạo trong đồ dùng đồ chơi với các nguyên vật liệu đơn giản, gần gũi
xung quanh trẻ mà hiệu quả và nâng cao yêu cầu từ trò chơi đó.

Tôi liên tục lồng ghép các phương pháp hình thức mới lạ vào các hoạt động
ngoài trời cho trẻ để dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi tôi nhận thấy: Trẻ mạnh dạn, tự
tin hơn, hào hứng tham gia vào các hoạt động trong ngày hơn và đặc biệt hơn đó
là trẻ hứng thú và nhiệt tình hăng say tham gia vào các hoạt động vui chơi ngoài
trời nên qua 1 năm trực tiếp giảng dạy cho trẻ 4-5 tuổi tôi đã thấy trẻ học hứng
thú và biết suy luận để đưa ra được các câu hỏi và cũng tự tin và mạnh dạn hơn
khi trả lời các câu hỏi của cô đưa ra.
Luôn có ý thức tìm tòi và sưu tầm những trò chơi mới hay lạ, những đề tài
khám phá để hướng trẻ quan sát thử nghiệm .
Qua các tiết dạy hoạt động vui chơi ngoài trời tôi thấy mình cũng đã nâng
cao được tác phong sư phạm hơn trong các giờ mà tôi lên lớp, giọng nói và
truyền đạt đến trẻ cũng được nhẹ nhàng diễn cảm hơn và cũng thu hút được trẻ
hứng thú tham gia vào các tiết học nên tôi cũng đã cảm thấy các giờ lên lớp đạt
được kết quả cao hơn .
* Về trẻ: Qua các tiết dạy mà tôi đã tìm ra được các biện pháp như trên tôi
cũng đã thấy được kết quả trên trẻ đã được phong phú hơn và đa dạng hơn và trẻ
cũng được mạnh dạn và tự tin hơn.
* Từ những kết quả của phương pháp cũ và vận dụng những phương pháp
mới cho thấy khi thực hiện các biện pháp mới kết qủa được các kiến thức của trẻ
tương đối tốt và để tiến hành điều tra nghiên cứu thực trạng và có kết quả ban
19


đầu bản thân tôi đã tiến hành chọn 32 cháu tại lớp mẫu giáo 4 tuổi B của tôi
đang dạy để khảo sát chất lượng của lớp tôi khi đã áp dụng dạy trẻ qua các biện
pháp mới đạt kết quỉa như sau:
TT

Tiêu chí


TS Đạt

Tỉ lệ



Tỉ lệ

1

Sự tự tin

30

93,75
%

2

6,25%

2

Trẻ nhớ tên và các đặc điểm cơ bản
của đối tượng được quan sát.

29

90,6%


2

6,2%

3

Trẻ hoạt động tích cực vào các nội
dung của HĐNT.

30

96,9%

1

3,1%

4

Kỹ năng chơi một số trò chơi vận
động phát triển thể lực.

30

93,75
%

2

6,25%


32

Qua kết quả khảo trên cho thấy ngay từ đầu năm học khi tôi tiến hành
khảo sát chất lượng trên trẻ khi chưa sử dụng các biện pháp chất lượng của hoạt
động còn chưa đạt hiệu quả cao. Nhưng sau khi tôi thực hiện: Một số biện pháp
nâng cao chất lượng giờ hoạt động ngoài trời cho trẻ 4-5 tuổi ”cho trẻ hoạt
động ở các hoạt động khác trong ngày thì đã có sự thay đổi một cách rõ rệt điều
đó thể hiện là: Trẻ rất hứng thú và say mê học tập, sáng tạo, say mê tìm tòi,
khám phá sự vật hiện tượng xung quanh trẻ một cách hứng thú cũng từ đó giờ
học và chơi của trẻ đã mang lại kết quả rõ rệt.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận:
Qua các quá trình nghiên cứu và dạy cho trẻ về các hoạt động ngoài trời
theo các phương pháp trên tôi nhận thấy cháu trở nên thông minh nhanh nhẹn
hơn rõ rệt, cháu tích cực và chủ động hơn trong mọi hoạt động tìm tòi và khám
phá về thế giới xung quanh trẻ. Cháu biết suy nghĩ và đặt ra nhiều câu hỏi suy
luận lý thú hơn cho cả cô và trẻ khác cùng suy nghĩ và trả lời tốt hơn về các câu
hỏi của cô đưa ra với các tình huống khác nhau, trẻ cũng đã biết trả lời nhanh
nhẹn hơn và có hứng thú hơn khi trẻ được tham gia các hoạt động ngoài trời.
* Bài học kinh nghiệm :
Qua các quá trình nghiên cứu và thực hiện các biện pháp trên vào các tiết
dạy cho trẻ của tôi đã viết như trên tôi cũng cảm thấy việc dạy cho trẻ biết kể
chuyện có sáng tạo để phát triển được các ngôn ngữ cho trẻ tôi cũng đã rút ra
được những bài học kinh nghiệm cho chính bản thân của tôi như sau:

20


- Trước hết là một người giáo viên phải có năng lực sư phạm, ham học hỏi

để trau dồi trình độ chuyên môn và đặc biệt là phải luôn gần gũi trẻ, yêu thương
trẻ, nhiệt tình, chu đáo và tâm huyết với nghề.
- Cô phải biết ham học hỏi và truy cập các thông tin trên sách báo và trên
mạng để từ đó làm nền tảng cho chính bản thân của mình và cũng sẽ biết và đi
sâu hơn vào các nghiên cứu đó để tạo ra được môi trường tốt cho trẻ hoạt động
một cách tích cực nhất, biết tạo được cảm xúc cho trẻ khi dạy trẻ biết làm quen
và chơi các hoạt động ngoài trời để trẻ học được một cách tự tin hơn .
- Cô giáo phải nắm được tâm sinh lý của từng trẻ ở trong lớp của mình
đang trực tiếp giảng dạy và nghiên cứu để làm ra đề tài này .
- Trao đổi với Ban Giám Hiệu Nhà Trường và các bậc phụ huynh để cho trẻ
luôn được đi tham quan và hướng dẫn cho trẻ biết quan sát được các sự vật, hiện
tượng trong khi đi tham quan để nhằm mở rộng các vốn từ và vốn hiểu biết cho
trẻ, nên khi kết hợp và đàm thoại với trẻ để trẻ hiểu sâu hơn về bản chất của các
sự vật hiện tượng xung quanh trẻ và nói lên nhận xét của mình trong các buổi đi
tham quan và về dạy cho trẻ biết thêm trong các tiết lên lớp của tôi.
- Cô phải luôn là tấm gương sáng để trẻ noi theo ở mọi lúc, mọi nơi từ các
cử chỉ hành vi, lời nói, hành động của mình để cho trẻ noi theo.
3.2. Kiến nghị.
Tạo điều kiện mua thêm trang thiết bị và các đồ dùng đồ chơi hoạt động ở
ngoài trời để cho cô và trẻ được hoạt động nhiều hơn nữa.
Trên đây là một số kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao chất lượng
giờ hoạt động vui chơi ngoài trời cho trẻ 4-5 tuổi” thông qua các giờ luyện tập
và các buổi lên lớp của tôi ngoài ra nó còn là kết quả của quá trình đào sâu
nghiên cứu tâm lí trẻ mong muốn lớn nhất của tôi là làm sao để mở các hoạt
động vui chơi trẻ được vui chơi và thấm vào tâm hồn trong sáng của trẻ những
cảm xúc về thiên nhiên và về thế giới xung quanh trẻ ở đó sự sáng tạo của trẻ đã
được bắt nguồn từ ở trong trường mầm non; tuy nhiên cũng còn rất nhiều hạn
chế và cũng không tránh khỏi những thiếu sót rất mong được sự quan tâm và
đóng góp thêm ý kiến để giúp tôi có thêm kinh nghiệm trong giảng dạy ngày
càng một tốt hơn.

Cẩm Yên, ngày 25 tháng 03 năm 2017
XÁC NHẬN

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của

CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

người khác.
NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN

21


Phạm Thị Liên
Đỗ Thị Nhung
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tập huấn chuyên đề hoạt động ngoài trời
2. Hướng dẫn tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục mầm non theo chủ đề
3. Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5 tuổi
4. Hướng dẫn các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo

22


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN


Họ và tên: Đỗ Thị Nhung
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường Mầm non Cẩm Yên

TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá
xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)

1

Một số biện pháp phát triển
ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo
4-5 tuổi kể chuyện sáng tạo

Phòng GD-ĐT

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại


C

2012-2013

23


Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH TRƯỜNG
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

24


Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HĐKH PHÒNG GIÁO DỤC
HUYỆN CẨM THỦY
.................................................................................................................................

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Thống nhất xếp loại:……………………

25


×