Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 ĐÊN 6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON NGA THÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ
PHỊNG GD & ĐT HUYỆN NGA SƠN
=============*0*=============

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LÀM
QUEN VỚI CHỮ CÁI CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI
TẠI TRƯỜNG MẦM NON NGA THÁI

Người thực hiện
:
Chức vụ
:
Đơn vị công tác
:
SKKN thuộc lĩnh vực:

Phạm Thị Vân
Giáo viên
Trường MN Nga Thái
Chun mơn

THANH HỐ, NĂM 2015
1


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết, cho trẻ mầm non làm quen với chữ cái là chuẩn bị
các kỹ năng tiền biết đọc biết viết cho trẻ. Đây chính là một trong các lĩnh vực
chuyên biệt cần phải chuẩn bị cho trẻ trước khi vào lớp một. Cho trẻ làm quen


chữ viết khơng những có ý nghĩa và tác dụng vô cùng to lớn trong giáo dục
nhằm phát triển tồn diện về mọi mặt như: Trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ... Đặc biệt
hoạt động làm quen chữ cái cịn giúp trẻ phát triển về mặt ngơn ngữ, cũng thông
qua ngôn ngữ giúp trẻ nhận biết thế giới xung quanh, giúp trẻ giao tiếp với mọi
người.
Có thể nói, làm quen chữ viết là tiền đề vững chắc giúp trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi bước vào trường tiểu học với một tâm thế tự tin, vững vàng, bởi chữ cái là
một phương tiện đặc biệt quan trọng không thể thiếu được ở Trường Tiểu học.
Ai cũng biết học đọc và học viết là một trong những khía cạnh của nghệ thuật
ngơn ngữ mà con người cần phải nắm được, nhằm mục đích cầm trong tay thứ
vũ khí giao tiếp. Chính vì vậy mà từ khi đứa trẻ bắt đầu biết đọc và viết thì ngơn
ngữ nói và ngơn ngữ viết hồ làm một. Chúng ta phải quan niệm rằng bất cứ
một biểu hiện nào của ngôn ngữ viết cũng liên quan chặt chẽ với khả năng ngơn
ngữ nói, và bất cứ một bài tập nào về ngơn ngữ viết cũng có thể sử dụng vào sự
phát triển của ngơn ngữ nói. Ngôn ngữ sẽ phát triển một cách tự nhiên nếu như
điều kiện xung quanh thuận lợi, có sự tác động về phương pháp, hình thức của
con người. Đặc biệt là trẻ Mẫu giáo lớn – lứa tuổi bắt đầu làm quen chữ viết –
mà làm quen chữ cái là một trong những nội dung quan trọng của làm quen chữ
viết. Vậy làm thế nào để trẻ nhận biết, thuộc nhanh và khắc sâu 29 chữ cái? Điều
đó làm tơi băn khoăn suy nghĩ. Với kinh nghiệm của bản thân, nắm được đặc
điểm tâm sinh lý của trẻ, trẻ rất thích những gì mới lạ, đẹp mắt, hấp dẫn, ngộ
nghĩnh,…Và để trẻ tiếp thu tốt 29 chữ cái, tôi quyết định chọn đề tài “Một số
biện pháp nâng cao chất lượng làm quen chữ cái cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi
tại trường Mầm non Nga Thái” với mong muốn đưa những hình thức mới lạ,
hấp dẫn tới trẻ, để trẻ làm quen với chữ cái một cách dễ dàng và đạt kết quả cao.
B. GIẢI QUYÊT VẤN ĐỀ.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ

Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên nhằm giúp cho trẻ được nhận thức
và hình thành nhân cách và cũng là nền tảng ban đầu cho trẻ bước vào trường

Tiểu học.
- Ngành học Mầm non đã triển khai và thực hiện theo chương trình mầm
non mới về nội dụng và phương pháp tích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy và
học cho trẻ 5 - 6 tuổi.
Từ cơ sở thực tế Làm quen chữ cái giúp trẻ phát triển ngơn ngữ, đó là một
trong năm mục tiêu của chương trình giáo dục Mầm non. Vì vậy trong chương
trình giáo dục nhà Trường ln quan tâm xây dựng chỉ đạo các hoạt động phong
phú nhằm phát triển lĩnh vực ngôn ngữ theo yêu cầu mục tiêu. Là một giáo viên
2


trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giáo dục trẻ bản thân tôi ý thức cao phải thực hiện
yêu cầu giáo dục theo quy định của ngành và sự chỉ đạo của nhà trường quan
tâm đến phát triển toàn diện cho trẻ trong đó có phát triển ngơn ngữ qua hoạt
động làm quen chữ cái.
Qua thực tế đơn vị tôi đang công tác, trong những năm vừa qua tôi đã cố
gắng và tìm ra biện pháp để bồi dưỡng và trang bị các kiến thức để tự sưu tầm,
cải biên một số trị chơi, tìm tịi tìm hiểu thêm ở tài liệu, tập san giúp phát huy
được tính tích cực của trẻ.
Ngôn ngữ là một trong những nội dung cơ bản để giúp trẻ phát triển toàn
diện. Tuy vậy những nội dung này chưa đem lại kết quả cao, chưa phát huy ở trẻ
tính tích cực sáng tạo. Trẻ cịn thụ động trong các hoạt động, chưa mạnh dạn tự
tin, các tiết dạy chưa đem lại hiệu quả cao.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.

1.Thuận lợi:
-Trường mầm non Nga Thái là trường chuẩn quốc gia mức độ I, với cơ sở vật
chất được trang bị đầy đủ, khoa học phục vụ cho chương trình chăm sóc giáo dục
trẻ. Ban giám hiệu nhà trường luôn sát sao quan tâm bồi dưỡng về năng lực cũng
như dự giờ góp ý.

- Hầu hết trẻ ở độ tuổi 5 tuổi nói riêng và cháu mẫu giáo nói chung đều hứng
thú với các hoạt động chơi giao tiếp và thích được làm người lớn. Các cháu ham
hiểu biết có nề nếp thói quen trong học tập.
- Các bậc phụ huynh luôn quan tâm đến việc học của con em, ủng hộ nhiệt
tình về tinh thần cũng như ủng hộ các nguyên vật liệu phế thải để làm đồ chơi
cho các cháu.
- Bản thân là giáo viên trẻ có trình độ Đại học, ln tìm tịi ,nghiên cứu tài
liệu sách báo để tìm ra các biện pháp gây hứng thú cho trẻ giúp trẻ tiếp thu bài
một cách nhanh nhất.Thường xuyên tham gia, dự giờ của các bạn đồng nghiệp
trong khi thao giảng, trong các đợt tập huấn chuyên môn, trong các hội thi giáo
viên giỏi cấp huyện, có lịng u nghề mến trẻ ln coi trẻ như con em mình.
2. Khó khăn
- Do có trẻ sinh đầu năm và cuối năm nên khả năng tiếp thu của trẻ cũng
không đồng đều ảnh hưởng đến chất lượng học của trẻ.
- Một số trang thiết bị còn chưa đủ để đáp ứng được với việc làm quen với
chữ cái như: máy tính, máy chiếu...nên dẫn đến hiệu quả cịn hạn chế.
- Do bộ máy phát âm của trẻ còn chưa hồn thiện nên cịn một số trẻ nói
ngữ ngọng, nói lắp như cháu Thảo, Phúc, Thái Tuấn,... ảnh hưởng đến việc phát
âm của trẻ.
- Một số phụ huynh còn xem nhẹ hoạt động cho trẻ làm quen chữ cái đối
với con em mình, cịn coi trẻ mầm non chơi nhiều hơn học nên việc học chữ
chưa được hiểu đúng tầm quan trọng nên chưa tích cực phối hợp với giáo viên
rèn trẻ ở nhà. Bên cạnh đó một số phụ huynh là công nhân may công ty Vi Na,

3


phải đi sớm và thường xuyên tằng ca nên hạn chế trong việc quan tâm đến việc
cho trẻ làm quen với chữ cái.
- Một số trẻ ở lớp là từ nơi khác chuyển đến nên chưa qua mẫu giáo nhỡ,

dẫn đến việc rèn trẻ gặp nhiều khó khăn.
- Một số trẻ quá hiếu động nên cũng ảnh hưởng tới việc học tập như cháu
Tâm Như, cháu Hùng, …
3. Kết quả thực trạng:
Tiến hành đề tài này tôi thực hiện trên 35 trẻ mẫu giáo lớn, trong đó có 21
trẻ đã qua học lớp mẫu giáo nhỡ, số trẻ phát âm và nhận dạng chữ cái kém, nói
ngọng, nói lắp, chưa có kỹ năng tơ.
Xuất phát từ những thực tế trên tôi đã khảo sát về khả năng phát âm nhận
dạng chữ cái và kỹ năng tô của trẻ được thể hiện qua bảng sau:
* Qua khảo sát chất lượng đầu năm thấy ( Tháng 9 năm 2014)
Tổng số trẻ khảo sát

Trẻ phát âm và nhận
dạng chữ cái

Trẻ có kỹ năng tô chữ
cái theo nét chấm mờ

Đạt



Đạt



35

21


14

22

13

Tỉ lệ %

60

40

63

37

Từ kết quả trên tơi băn khoăn trăn trở muốn tìm ra cách để giải quyết vấn
đề vì làm quen với chữ cái là một nội dung quan trọng giúp trẻ chuẩn bị vào lớp
1 mà đây lại là một hoạt động tương đối khó với trẻ. Vì vậy tơi đã suy nghĩ và
tìm ra một số giải pháp như sau:
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THƯC HIỆN.

1. Nâng cao kiến thức cho bản thân về kiến thức cho trẻ làm quen với chữ
cái.
Mặc dù đã được đào tạo cơ bản về kiến thức kỹ năng cho trẻ theo chương
trình đào tạo chuyên mơn nghiệp vụ song trong q trình tổ chức cho trẻ hoạt
động, đặc biệt là hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái.
Để hướng dẫn trẻ làm tiếp thu tốt 29 chữ cái và biết tô viết thành thạo có
hiệu quả thì trước hết cần phải nắm được những kiến thức cơ bản như:
+ Nắm chắc kiến thức, kỹ năng, giáo dục tổ chức cho trẻ làm quen với

chữ cái.
+ Biết thiết kế hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái phù hợp với từng
chủ đề giáo dục.
+ Biết tổ chức các trò chơi với chữ cái cho trẻ.
+ Biết xây dựng môi trường cho trẻ làm quen với chữ cái.

4


+ Biết cách làm một số ĐDĐC bằng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương,
nguyên vật liệu phế thải, nguyên vật liệu từ thiên nhiên….
+ Luyện phát âm chuẩn, khơng nói ngọng, nói lắp.
Vì vậy, bản thân đã tham gia các lớp chuyên đề do Phòng GD&ĐT,
Trường mầm non Nga Thái tổ chức, thăm quan ở một số trường điểm như:
Trường mầm non Thị Trấn, Trường mầm non Nga Liên, Trường mầm non Nga
Giáp... Ngồi ra tơi cịn tham khảo trên truyền hình, trên mạng Internet, một số
sáng kiến hay của bạn bè đồng nghiệp và một số tài tạp san, tạp chí giáo dục.
Đồng thời tơi ln sáng tạo, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ làm
quen với chữ cái đạt kết quả tốt. Từ đó nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi làm
quen với chữ cái.
Kết quả:
- Bản thân đã nắm được kiến thức tổ chức cho trẻ làm quen với chữ cái.
- Tham gia 2 lớp chuyên đề của phòng và của trường tổ chức.
- Sưu tầm, xây dựng tốt môi trường cho trẻ hoạt động.
2. Tạo môi trường chữ viết cho trẻ hoạt động.
Đối với trẻ 5- 6 tuổi, môi trường giáo dục trong lớp có tác dụng rất lớn đối
với trẻ đặc biệt là môi trường chữ viết. Ngay đầu năm học, tôi đã vận động phụ
huynh và trẻ cùng tham gia làm đồ dùng, đồ chơi, trang trí lớp nhằm giúp trẻ
lĩnh hội, khám phá, tìm tịi và phục vụ cho q trình học tập của trẻ. Chẳng hạn
tơi vận động phụ huynh của những cháu vẽ đẹp cùng tham gia vẽ với cơ giáo

những hình ảnh “ Bé vui học chữ” ở ngoài các mảng tường của lớp. phụ huynh
trẻ làm nghề thêu, may vá cùng cô thêu những chữ cái bằng các sợi len màu đỏ
trên khăn mặt của trẻ, trên mũ…để giúp trẻ lấy đúng theo ký hiệu của mình. Hay
vận động phụ huynh mang tranh ảnh có kèm từ, sách, báo có các câu chuyện, bài
thơ có in bằng chữ in thường phù hợp đối với trẻ để những lúc trẻ hoạt động ở
góc sách, trẻ mang ra xem hình ảnh rồi phát âm những chữ cái mà trẻ đã
biết….Bên cạch đó, trong lớp tơi trang trí làm nổi bật góc làm quen chữ viết với
nhiều nội dung phong phú gắn liền với từng chủ đề thực hiện.

( Hình ảnh: Bé làm quen chữ viết trên mảng tường của lớp)
Ngoài ra, đối với các đồ dùng cá nhân như cốc uống nước, bát ăn cơm, túi
treo sản phẩm…tôi ghi ký hiệu bằng các chữ cái in thường lên đó để trẻ biết
5


được ký hiệu của mình hay như ở bàn chải đánh răng của bé, bên dưới mỗi bàn
chải là ký hiệu bằng các chữ cái in thường, tôi quy định ký hiệu chữ cái cho từng
cháu, yêu cầu các cháu nhớ ký hiệu của mình và có thể nhớ thêm ký hiệu của
bạn bên cạnh…làm như vậy giúp trẻ tiếp cận chữ cái được nhiều hơn từ đó trẻ sẽ
khơng quên.
Để trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động tôi luôn chú ý sưu tầm tranh
ảnh hấp dẫn, phù hợp với chủ đề để trang trí lớp. Tranh ảnh trang trí có màu sắc
đẹp, phù hợp với đối tượng trẻ, nội dung, hình ảnh rõ ràng có như vậy trẻ mới
tiếp cận tốt.
Ví dụ: Ở chủ đề: “ Trường mầm non” Tơi đã trang trí lớp bằng cách ở
tất cả các góc hoạt động trong lớp, tơi đều dán tên của các góc hoạt động đó lên
tường như “ Góc sách truyện”; “ Góc âm nhạc”; “ Góc tạo hình”, “ Góc thiên
nhiên… bằng chữ in thường để giúp trẻ dễ nhận ra các chữ cái đã được học, sau
đó trẻ phát âm, để so sánh hoặc với những chữ cái chưa biết trẻ có thể hỏi cơ.


( Hình ảnh: Xây dựng các góc hoạt động có gắn các chữ cái)
Ở góc thư Sách truyện tơi làm góc mở như “Thư viện của bé” để trẻ được
chơi, được thực hành, được trải nghiệm bằng chính sự hứng thú, sáng tạo của
trẻ. Trẻ có thể lấy chữ a rồi ghép với chữ n, trẻ khơng biết phát âm có thể hỏi cơ.
Mặc dù đây chưa phải là hoạt động chính của trẻ nhưng tôi nghĩ hoạt động này
cũng rất cần cho trẻ, trẻ có thể biết được về sự phong phú, đa dạng của tiếng

6


Việt- tiếng mẹ đẻ. Đây cũng là một cách để trẻ củng cố lại những chữ cái đã
học, rèn luyện phát âm.
Cùng với việc trang trí tạo mơi trường chữ viết, tơi và trẻ cùng nhau làm
những quyển tranh có kèm chữ từ để cho trẻ xem, qua đó trẻ biết cách rở sách ra
xem, lật từng trang đúng và không làm rách sách.
Với việc tạo môi trường chữ viết cho trẻ hoạt động ngay từ đầu năm như
vậy, tôi đã rất thành công trong việc cho trẻ làm quen chữ viết, trên 90 % trẻ đều
hứng thú thú gia vào hoạt động, chất lượng chữ viết của trẻ được nâng cao rõ
rệt.
3. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết trước khi tổ chức cho trẻ hoạt động
làm quen chữ cái:
3.1. Chuẩn bị đồ dùng trực quan:
Đồ dùng trực quan là một yếu tố không thiếu được trong việc dạy trẻ, vì trẻ
chỉ lĩnh hội kiến thức tốt khi được trực tiếp tri giác các đối tượng. Đồ dùng trực
quan nếu càng đẹp, càng hấp dẫn thì càng thu hút được trẻ hơn. Nắm bắt được
điều này khi cho trẻ làm quen chữ viết tôi thường sử dụng các đồ dùng trực quan
để dạy trẻ, là vật thật với màu sắc đẹp, đạt thẩm mỹ, kích thước hợp lý với trẻ.
Ví dụ: Khi dạy trẻ làm quen với chữ cái h – k, chủ đề: “Thế giới thực vật”,
tôi chọn đối tượng dạy trẻ là quả hồng– quả khế. Với việc được quan sát vật thật
là quả hồng và quả khế, trẻ rất tích cực chú ý vì khơng những trẻ được học chữ

h – k trong hai quả này mà còn biết được đặc điểm, hương vị của chúng. Thơng
qua đó cịn tích hợp mơi trường xung quanh vào giờ học. Điều này kích thích trẻ
rất nhiều. Thơng qua đó trẻ rất dễ nhớ 2 chữ h – k. Đó là những đồ dùng cơ
chuẩn bị bằng vật thật bên cạnh đó tơi cịn chuẩn bị những đồ dùng mà do cô và
trẻ tự làm ra để vận dụng vào bài dạy trẻ như: Trẻ làm những chiếc bánh chưng
bằng vỏ hộp bánh cốm, thiếp chúc mừng năm mới, cành đào. Bưu thiếp trẻ tự
cắt diềm, trang trí hoa đào, hoa mùa xn tơ màu theo ý thích hay cành đào trẻ
cũng cắt bông hoa bằng giấy nhăn hồng dán cùng cô để dạy trẻ chữ: l-m-n chủ
đề: “Tết và mùa xuân ”. Bởi với việc trẻ tự làm ra các sản phẩm hay cùng với
sự giúp đỡ của cơ thì trẻ cũng rất thích vì đó là của trẻ, do trẻ tự làm ra làm trẻ
khắc ghi nhanh chữ cái và nhớ rất lâu.
3.2. Chuẩn bị các trò chơi luyện phát âm về chữ cái.
Bên cạnh các bài hát thì trị chơi về chữ cái cũng là một hoạt động giúp trẻ
củng cố lại kiến thức và rèn luyện các phản xạ cho trẻ tôi đã cải biên, sưu tầm
một số trò chơi về chữ cái phù hợp với độ tuổi 5 tuổi của trẻ.
Đối với trẻ thơ, được hoạt động với âm nhạc thơng qua các trị chơi là một
biện pháp hữu hiệu nhất. Trò chơi đã trở thành phương tịên để đem đến cho trẻ
các yếu tố diễn tả của nghệ thuật sinh động, nó có tác dụng mạnh mẻ nhưng lại
đến với trẻ một cách nhẹ nhàng, thoải mái.
Mỗi loại trị chơi đều có ý nghĩa giúp trẻ khắc sâu kiến thức, củng cố kỹ
năng về các chữ cái đã được làm quen trước đó phát triển trí tuệ, tạo cho trẻ có
những phản xạ nhanh, nhạy, có tác dụng trong việc củng cố và tiếp thu những

7


nội dung giáo dục. Đặc biệt trò chơi chữ cái cịn rèn luyện cho trẻ có kĩ năng
thơng qua tai nghe và ghi nhớ.
Chính vì vậy bản thân đã tìm tòi, sáng tác, cải biên một số trò chơi nhằm
làm tăng thêm sự phong phú âm nhạc cho trẻ.

Ví dụ:
-Trị chơi 1: “Chữ cái ở khắp nơi”
Trò chơi giúp trẻ nhận biết hình dạng chữ cái trong lớp và cách tạo ra của
chữ cái đó.
+ Chuẩn bị: Thẻ chữ cái, các băng chữ, nhãn mác được gắn trên các hộp
đựng đồ vật. Các chữ viết qua các biểu bảng được gắn trên tường vừa tầm nhìn
của trẻ.
+ Luật chơi: Trẻ thực hiện đúng theo yêu cầu của cô, nếu trẻ nào thực hiện
không đúng sẽ phải nhắm mắt khi nào các bạn đếm tứ 1 đến 10 xong mới được
mở mắt.
+ Cách chơi:
Cho trẻ quan sát các chữ cái trong lớp, nghe cơ phát âm các chữ cái đó sau
đó trẻ tìm chữ cái giống chữ cái cơ vừa đọc.
Cho trẻ tìm và nhận biết các chữ cái riêng lẻ trong môi trường xung quanh:
Làm quen với chữ cái trong tên của mình, sờ theo hình dáng của khn chữ cái,
tìm chữ cái trẻ biết trong bảng chữ, trong tranh....
- Trò chơi 2: “Những tên truyện ngộ nghĩnh”
Trò chơi giúp trẻ phát triển tai nghe, trẻ nhận ra các chữ cái đã biết có trong
tên truyện và ghi nhớ có chủ định.
+ Chuẩn bị: Một cuốn truyện tranh có nội dung đơn giản phù hợp với chủ
đề.
+ Luật chơi: Trẻ thực hiện đúng theo yêu cầu của cô, nếu trẻ nào thực hiện
khơng đúng sẽ phải nhảy lị cị 1 vịng.
+ Cách chơi: Cơ đọc truyện cho trẻ nghe sau đó hỏi lại trẻ tên câu chuyện
rồi cho trẻ tự suy nghĩ đặt cho câu chuyện một cái tên mới. Khi trẻ nói tên câu
chuyện xong thì cơ viết lên bảng sau đó cho trẻ nhận ra các chữ cái đã học.
Ví dụ như: Cơ đọc câu chuyện nói về con mèo và bạn Tí chơi với nhau
khơng may bị vỡ lọ hoa nhưng khi mẹ về hỏi thì Tí nói là mèo làm vỡ. Mèo bị
phạt khơng cho ăn cá. Sau đó Tí đã dũng cảm nói thật với mẹ, mẹ đã khen bạn
dũng cảm. Sau khi đọc chuyện cơ hỏi trẻ tên chuyện.Trẻ có thể đặt tên chuyện

là: “Tí và mèo hoa”, hay “Bạn Tí dũng cảm”....Cơ viết tên truyện lên bảng cho
trẻ tìm các chữ cái đã học: a, o, ...
- Trò chơi 3: “Tạo dáng”
Trò chơi giúp trẻ được ôn luyện các chữ cái, tạo cho trẻ củng cố các nét
chữ.
+ Chuẩn bị: Các thẻ chữ cái .
+ Luật chơi: Trẻ thực hiện đúng theo yêu cầu của cô, nếu trẻ nào thực hiện
không đúng sẽ phải ra ngồi 1 lần chơi.
+ Cách chơi : Cơ nói tên chữ cái trẻ tạo dáng theo nét chữ cho phù hợp.
8


Như cơ nói chữ t, trẻ giang 2 tay sang ngang đứng thẳng, cơ nói chữ i trẻ
đứng thẳng 2 tay xi.
- Trị chơi 4: “Những người mẫu tí hon”
Trị chơi này giúp trẻ củng cố kiến thức về chữ cái và củng cố lại cấu tạo
chữ, các nét chữ đã học, đồng thời tạo cho trẻ sự thoải mái hứng thú trong giờ
học.
+Chuẩn bị: Băng nhạc có các bài hát trong chương trình mà trẻ đã được
học phù hợp với chủ đề có nhạc nhanh, casset.
+ Luật chơi: Trẻ thực hiện đúng theo yêu cầu của cô, nếu trẻ nào thực hiện
khơng đúng sẽ phải nhảy lị cị 1 vịng.
+ Cách chơi: Cơ mở băng casset cho trẻ nghe giai điệu bài hát, cho các trẻ
làm người mẫu có gắn mỗi trẻ một chữ cái vừa được làm quen biểu diễn thời
trang sau đó hỏi các trẻ khác về chữ cái mình đang mang: Đố các bạn mình là
người mẫu mang chữ cái gì nào?
3.3. Chuẩn bị các bài đồng dao ca dao:
Để trẻ dễ nhớ, dễ thuộc các chữ cái đã học tơi đã tìm, sưu tầm một số bài
đồng dao, ca dao cho trẻ đọc để giúp trẻ được củng cố cách phát âm một số chữ
cái mới được làm quen.

Ví dụ: Ở chủ đề “ Trường mầm non” sau khi cho trẻ làm quen với nhóm
chữ: o, ô, ơ, tôi cho trẻ đọc bài đồng dao:
O trịn như quả trứng gà
Ơ thì đội nón
Ơ thì mang râu
Qua đó trẻ nhớ, phát âm chính xác chữ cái: o,ô,ơ và khắc sâu cho trẻ về cấu
tạo của chữ đặc biệt với thời điểm trẻ bắt đầu bước vào làm quen chữ cái ở chủ
đề đầu tiên.
Hay khi dạy trẻ nhóm chữ cái l – n tơi cho trẻ đọc bài:
Là lá la la
Thấy đầy chum nước
Em là bé giỏi
Hoa na thơm nức
Em là bé ngoan
Quả na non xanh
Ngày giúp mẹ chăm làm
Lủng lẳng trên cành
Lau nhà, múc nước
Mẹ cười vui vẻ
Tưới vườn na xanh.
Nhà lau sạch sẽ
Mẹ đi làm về
Con đến là ngoan
Hay ở hoạt động khác tôi dạy tiếp lời khác của bài đồng dao để tránh trẻ
khó thuộc bài đồng dao dài và giúp trẻ luyện phát chữ Tr và ch.
Trả hoa cho bưởi
Trả quản cho voi
Trả lưỡi cần câu
Trả ngòi cho bút
Trả bầu sợi rác

Trả bụt ngôi chùa
Trả bạc cho quan
Trả vua cho kiệu
Trả oan cho ngựa
Trả chiếu cho giường
Trả xương con cá
Trả nhựa cây sung
Trả vung cho nồi
Trả xơi cho chõ
9
Trả mõ ơng Chính
Tơi về nhà tôi.


Trả lá cây sen
Trả đèn quản chợ
Trả vợ đàn ông
Trả chồng con gái
Qua đó tơi nhận thấy trẻ phát âm chính xác khơng bị lẫn giữa tr và ch
* Kết quả:
- Trong mỗi hoạt động Làm quen chữ cái tôi luôn chuẩn bị đầy đủ đồ dùng
trực quan, các đồ dùng trực quan sáng tạo, đẹp mắt, lôi cuốn sự hứng thú của trẻ.
- Tôi đã sưu tầm, sáng tác được một số trò chơi, các bài đồng dao, ca
dao...giúp trẻ nhanh thuộc chữ cái và củng cố khắc sâu cấu tạo chữ.
4. Nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen chữ cái thơng qua hoạt động
học có chủ định.
Theo chương trình giáo dục Mầm non mới hiện nay, hoạt động góc đi đơi
với hoạt động học có chủ định. Ở hoạt động học có chủ định, mỗi tuần chỉ có
một hoạt động, vì vậy việc hướng dẫn trẻ hoạt động làm quen chữ cái thông qua
các giờ hoạt động cũng là biện pháp rất cần thiết. Phương pháp này nhằm phát

triển ở trẻ nhận biết chữ cái, qua đó giúp trẻ thể hiện việc làm quen chữ viết
bằng chính hoạt động của mình. Trẻ có thể cảm nhận và tự vận động theo ý
thích của mình
4.1. Tạo hứng thú cho trẻ:
Muốn nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với chữ viết thì phải gây
được hứng thú cho trẻ để trẻ tiếp thu bài nhanh, nhẹ nhàng, thoải mái, khơng gây
mệt mỏi cho trẻ.
Ví dụ: Khi dạy trẻ ở chủ đề: “ Thế giới thực vật” khi dạy trẻ làm quen
nhóm chữ h, k. Tơi vào bài bằng cách cho trẻ tham gia triển lãm “ Hội hoa mùa
xuân” , giới thiệu các đội chơi và cho trẻ quan sát một số loại hoa trên máy
chiếu papol sau đó dẫn dắt trẻ vào bài.
Hoặc khi dạy trẻ làm quen câu chuyện: “ Quả bầu tiên”. Sau khi củng cố
kiến thức bằng cách đóng kịch, đến phần ơn luyện tơi cho trẻ chơi trò chơi “
Ghép tranh minh họa nội dung bài thơ và gạch chân chữ cái theo yêu cầu ”
hay trị chơi “Tạo hình con chữ bằng cơ thể”. Qua các trị chơi này trẻ được ơn
luyện rất nhiều và rất hứng thú hoạt động, giờ chữ cái sẽ trở nên sôi động và hấp
dẫn hơn. Đặc biệt trong quá trình giảng dạy trẻ làm quen với chữ cái, tôi không
xem nhẹ hoạt động nào dù hoạt động chính hay hoạt động ơn tập. Tơi ln suy
nghĩ đưa ra yêu cầu phù hợp với nội dung hoạt động để các cháu tiếp thu một
cách thoải mái. Với mục đích giúp trẻ củng cố, nhận thức, rèn luyện thành thạo
các kỹ năng thao tác tư duy cần thiết như phát huy trí tưởng tượng, những cảm
xúc của trẻ, tính liên hệ thực tế, sáng tạo phù hợp với nội dung của bài mà trẻ
khơng bị áp đặt, gị bó….Quan điểm tích hợp lấy trẻ làm trung tâm. Chính vì
vậy cần phải biết vận dụng mọi cơ hội để tạo hứng thú cho trẻ , lôi cuốn trẻ vào
hoạt động làm quen với chữ viết.
4.2. Sử dụng đồ dùng trực quan:

10



Để gây hứng thú cho trẻ vào giờ hoạt động làm quen chữ cái thì đồ dùng
trực quan là khơng thể thiếu được. Ngồi sử dụng vật thật thì với công nghệ
thông tin hiện nay, việc sử dụng đồ dùng trực quan trên máy móc mang đến
hứng thú và kích trẻ tham gia hoạt động hơn nữa bởi trên máy vi tính các hình
ảnh có thể xuất hiện và mất đi theo ý muốn của mình mà hình ảnh lại có màu sắc
đẹp, phù hợp, hấp dẫn trẻ.Tơi sử dụng các bài dạy giáo án điện tử có nội dung
tương ứng với chủ đề.
Ví dụ: Với bài dạy làm quen chữ h - k ở chủ đề “ Gia đình ”, tơi chọn hình
ảnh bức tranh kèm từ “Ngơi nhà”, khi cô dạy trẻ làm quen đến chữ cái nào thì
chữ cái đó xuất hiện.

( Hình ảnh: Hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái h – k )
Ví dụ: Khi hình ảnh xuất hiện cơ hỏi trẻ: Đây là hình ảnh gì? đồng thời từ
“ngơi nhà” cũng xuất hiện, khi cô giới thiệu chữ h cho trẻ làm quen thì chữ h sẽ
đổi màu hoặc nhấp nháy, hoặc khi phân tích chữ h-k và so sánh 2 chữ cái này thì
các nét của 2 chữ sẽ hiện lên và đổi màu theo đặc điểm giống và khác nhau
Hay ở chủ đề: “Phương tiện giao thông” cũng vậy khi dạy trẻ làm quen
chữ: g - y tôi sưu tầm các hình ảnh ga tàu, máy bay để trẻ làm quen chữ y. Điều
này đã mang lại cho trẻ sức hấp dẫn, mới lạ làm trẻ hứng thú nhiều và tiếp thu
bài nhanh. Đó là những yếu tố mà trẻ rất thích. Qua việc sử dụng đồ dùng trực
quan dạy trẻ làm quen chữ cái tôi nhận thấy trẻ rất hứng thú học chữ cái và tiếp
thu rất nhanh, nhớ lâu.
4.3. Tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái:
Khi tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái tôi luôn chú ý đến khả
năng của từng trẻ, cho trẻ làm quen với 2-3 chữ cái mới (theo nhóm chữ) trong
mỗi hoạt động học sau đó tổ chức các hoạt động ơn luyện các nhóm chữ đó dưới
hình thức trị chơi.

11



Ví dụ: Đối với chủ đề “Nghề nghiệp” Tơi cho trẻ làm quen với chữ ư, u
trong từ “ Phong thư”; “ Gặt lúa”
Tơi đưa hình ảnh người dân đang gặt lúa cho trẻ xem và trò chuyện về nội
dung hình ảnh và giới thiệu từ dưới hình ảnh. Sau đó giới thiệu chữ u trong từ cơ
phát âm mẫu chữ u và cho trẻ phát âm (cả lớp, cá nhân). Để phát huy tính tích
cực của trẻ Tơi hỏi trẻ:
+ Chúng mình có nhận xét gì về chữ cái u? (chữ u được cấu tạo bằng 2 nét,
một nét móc ngược, một nét sổ thẳng ở bên phải )
Tương tự như vậy với chữ cái ư
Sau khi cho trẻ làm quen với chữ u và chữ ư cho trẻ so sánh để phân biệt
được sự khác nhau và giống nhau giữa 2 chữ cái.
Để thay đổi các trò chơi tạo hứng thú cho trẻ tôi đã tự làm những quân xúc xắc
để trẻ chơi trò chơi đọc tên chữ cái.
Ví dụ: Trị chơi: “Xúc xắc chữ cái”. Tơi làm quân súc sắc có 4 mặt bằng
các hộp thuốc có dạng bằng các khối vng được trang trí các đường diềm, mỗi
mặt súc sắc tôi dán một chữ cái, làm 5 quân xúc xắc với các chữ cái. Bỏ 5 quân
xúc xắc vào một cái hộp và cho trẻ chơi. Khi trẻ đổ quân ở trong hộp ra, 5 quân
sẽ lật ngửa ra 5 chữ cái, trẻ phải đọc tên chữ cái và tìm ra các qn xúc xắc có
chữ cái giống nhau. Cho trẻ so sánh về cấu tạo chữ cái….. Qua trị chơi trẻ rất
thích.

Ơ

Ơ

o

ơ
e

êo c

u

n

ư

b

m

c
t

O

t

4.4. Tổ chức cho trẻ chơi các trị chơi làm quen chữ cái:
Tơi cho trẻ làm quen với chữ cái qua thẻ chữ, qua trị chơi.
Ví dụ: Tìm đúng chữ cái theo hiệu lệnh của cơ. Những trị chơi này giúp trẻ
nhận biết chữ cái và phát âm chính xác chữ cái.
Làm quen với chữ cái trong từ có ý nghĩa thơng qua các trị chơi như: Tìm
chữ cái vừa học trong tên truyện, tên bài thơ, tìm chữ cái vừa học trong đoạn
thơ, tìm và ghép chữ cái: ơ cịn thiếu trong các từ: con công, bông hoa, con
sông...
12



( Hình ảnh: Trẻ chơi trị chơi với chữ cái )
Tơi tổ chức cho trẻ chơi các trị chơi khác nhau nhằm ôn luyện các chữ
cái đơn lẻ và trong từ như: xếp chữ cái vừa học từ hột, hạt; tạo chữ cái từ bộ
phận cơ thể; tìm chữ cái vừa học theo hiệu lệnh của cơ; tìm chữ cái vừa học
trong lớp mình....
4.5. Cho trẻ tập tơ chữ cái theo nét chấm mờ.
Tôi tổ chức các hoạt động tập tô tập vẽ giúp trẻ làm quen với các nét cơ bản
của chữ tiếng Việt; biết cách sử dụng bút và đưa tay tạo thành nét của chữ cái.
Khi tổ chức cho trẻ làm quen với cách viết:
- Tôi hỏi trẻ cách ngồi đúng tư thế và cầm bút đúng cách, biết cách tơ nét
cơ bản.
Ví dụ: Nét cong kín phải đặt bút từ trên đưa bút từ trên xuống dưới từ trái
qua phải.
- Tôi hướng dẫn trẻ cách vẽ nét và tô chữ cái.
+ Cho trẻ ôn chữ cái đó để cho trẻ tập tơ.
+ Cho trẻ quan sát chữ cái đó.
+ Tơi hướng dẫn cho trẻ tơ màu chữ cái in rỗng bằng bút sáp màu, tô đều
vào phần chữ rỗng của chữ cái theo trình tự nhất định.
Ví dụ: Tơ chữ cái “a” in thường thì tơ kín màu vào nét cong trịn khép kín
trước rồi tơ nét sổ dọc sau.
+ Tôi hướng dẫn cách đưa tay để tạo thành nét chữ. Tôi hướng dẫn trẻ chú
ý nét khởi đầu của nét, hướng đi của nét và điểm kết thúc của chữ.
Bên cạnh đó để tránh làm trẻ mệt mỏi, làm giảm mỏi tay tôi cho trẻ chơi
các trị chơi nhỏ, trị chơi ngón tay kết hợp dùng lời để thay đổi trạng thái cơ
như: Bài “Tập đếm”, Chụp ảnh (dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ của 2 bàn
tay để tạo thành hình chữ nhật chụp ảnh)

13



Khi cho trẻ làm quen chữ cái tơi ln có một thái độ tích cực, cơng nhận và
trân trọng các biểu hiện của trẻ động viên, khen ngợi trẻ kịp thời, tơi đã thổi vào
trẻ bầu khơng khí tin tưởng bằng những hàng động sáng tạo và chơi trị chơi
đóng kịch. Trẻ ln có cảm giác được tơi tơn trọng và hoan nghênh các biểu
hiện cá nhân của chính mình, nên trẻ rất tự tin hơn, nhiều chi tiết phong phú
hơn. Đồng thời giúp trẻ say sưa, thích thú hơn trong nhiều giờ hoạt động khác.
Tôi cho trẻ được phát âm nhiều lần chữ cái được làm quen, tham gia các trò chơi
chữ cái để giúp trẻ củng cố lại kiến thức về chữ cái. Bên cạnh những trẻ tích cực
thì vẫn cịn một số trẻ chưa hứng thú, cịn nhút nhát tơi ln tìm cách để cổ vũ
động viên giúp trẻ tự tin dần dần tiếp cận với chữ cái vì đây là một trong những
u cầu khó so với trẻ.
Dựa vào tình hình thực tế ở từng địa phương, ở từng lớp tôi xây dựng kế
hoạch cho lớp của mình, vì vậy trước khi bắt đầu bất cứ hoạt động cho trẻ làm
quen với chữ cái nào với một nhóm trẻ, tơi ln vạch sẵn một loạt các hoạt động
giúp cân bằng giữa yên tĩnh và ồn ào, giữa năng động và với nghỉ ngơi. Một
giáo viên có kinh nghiệm sẽ nhanh chóng nhận ra trạng thái của nhóm và sẽ sẵn
có trong tay đầy đủ các nội dung, hình thức lựa chọn phù hợp hơn.
*Kết quả:
- Trẻ hứng thú với các hoạt động Làm quen chữ cái, nhận biết và phát âm
chính xác 29 chữ cái.
- 100% trẻ cầm bút đúng cách, ngồi đúng tư thế, tô theo nét chấm mờ đúng
quy cách.
5. Lồng ghép tích hợp cho trẻ làm quen chữ cái vào các hoạt động có
chủ định khác:
Với tất cả các hoạt động học giáo dục khác, tơi đều lồng ghép tích hợp
thêm các chữ cái một cách nhẹ nhàng như: Hoạt động làm quen với văn học, thể
chất, làm quen với toán, khám phá khoa học, tạo hình, âm nhạc...Qua đó giúp
hoạt động của trẻ thêm phong phú, sinh động đồng thời trẻ còn được củng cố
kiến thức về chữ cái.
Ví dụ: Tích hợp làm quen chữ cái thông qua hoạt động làm quen với tác

phẩm văn học: Truyện “Xe đạp con trên phố”. Khi kể truyện theo tranh có tên
truyện được viết phía trên bức tranh tơi cho trẻ nói tên truỵện chỉ vào chữ tương
ứng, hỏi trẻ chữ cái mới học( chữ p).
Hay khi tôi đọc truyện theo tranh chữ to tôi vừa kể vừa dùng que chỉ vào
từng chữ tương ứng để trẻ được cảm nhận âm điệu của các chữ cái một cách rõ
ràng. Cuối hoạt động Tôi cho trẻ ghép tên truyện bằng thẻ chữ cái rời...
Ví dụ: Tích hợp làm quen chữ cái vào hoạt động khám phá khoa học: Làm
quen một số loại phượng tiện giao thông. Cho trẻ quan sát tranh các phương tiện
giao thông và cho trẻ đọc từ dưới bức tranh phương tiện giao thơng đó.
Cho trẻ quan sát xe ơ tơ, cơ cho trẻ đọc từ “ô tô” và hỏi trẻ trong từ ô tô có
chữ cái nào các con đã được làm quen...
Khi cho trẻ chơi trò chơi “Ai nhanh nhất” trẻ bật qua các vịng lên lấy lơ tơ
về các phương tiện giao thông và bỏ vào rổ theo đúng yêu cầu của cô( Phân loại
14


các loại phương tiện giao thông). Tôi cho trẻ chọn hình ảnh máy bay là phương
tiện đại diện cho phương tiện giao thơng đường hàng khơng có từ “Máy bay” ở
phía dưới, Tơi cho trẻ đọc và hỏi trẻ:
- Trong từ máy bay có chữ cái nào các con mới học (chữ y)
Tơi chọn hình ảnh tàu thủy là hình ảnh đại diện cho phương tiện giao thơng
đường thủy có từ “ Tàu thủy” ở phía dưới, tơi cho trẻ đọc và hỏi trẻ:
- Trong từ “ Tàu thủy” có chữ cái nào các con mới học? (Chữ y)
Ví dụ: Tích hợp làm quen chữ cái vào hoạt động âm nhạc.
Tơi sử dụng các mũ múa có gắn các hình ảnh đẹp mắt có chữ cái tương
ứng ở phía dưới để cho trẻ chơi âm nhạc, hay tên đội. Khi chơi tơi hỏi trẻ về các
chữ cái có trong các từ phía dưới các hình ảnh. Như chủ đề “ Thế giới thực vật”
tơi làm mũ múa có hình quả dứa, quả đu đủ, tôi hỏi trẻ :
-Trong từ “Quả dứa” chữ cái nào các con mới học? (Chữ d)
-Trong từ “Quả đu đủ”chữ cái nào các con mới học? (Chữ đ)

Ví dụ: Tích hợp làm quen chữ cái vào hoạt động Tạo hình.
Tơi cho trẻ viết tên mình hoặc theo kí hiệu riêng vào sản phẩm tạo hình của
mình. Khi cho trẻ nhận xét sản phẩm tôi hỏi trẻ:
- Đây là bài của bạn nào? Trẻ có kí hiệu tên mình sẽ nhận ra bài của mình
hoặc trẻ nói tên bạn có kí hiệu mà trẻ đã biết.
Ví dụ: Tích hợp chữ cái vào hoạt động thể dục: Đề tài bật xa 50 cm tôi đã
vẽ một sơ đồ cho trẻ hoạt động có lồng ghép tích hợp chữ cái như sau:
x

x

x

50cm

x

x

x

x

x

x

x

50cm


b
x

x

x

x

x

d
x

x

x

x
50cm

đ

x

(Hình ảnh: Sơ đồ tổ chức cho trẻ LQVCC thông qua hoạt động thể dục)
* Kết quả: Tôi đã lồng ghép tích hợp hoạt động Làm quen chữ cái vào các
hoạt động khác một cách nhẹ nhàng linh hoạt giúp trẻ dễ tiếp thu nhưng không
làm mất trọng tâm của hoạt động.

6. Dạy trẻ làm quen với chữ viết ở mọi lúc, mọi nơi và ngày hội ngày lễ.
Trẻ mầm non với đặc thù "Học bằng chơi, chơi mà học" nên việc giáo dục
trẻ không chỉ chú trọng vào hoạt động học mà các hoạt động khác đều có thể
giúp trẻ làm quen, củng cố, mở rộng kiến thức, kỹ năng đã học.
- Đón, trả trẻ: Tơi lập bảng ghi danh sách trẻ trong lớp, để ô trống bên
cạnh, khi trẻ đến lớp trẻ tự sao chép tên của mình vào ơ bên cạnh. Nếu trẻ nào
nghĩ học thì ơ để trống. Trị chuyện với trẻ về mơi trường chữ cái mà cô đã xây
dựng trong lớp.
15


Ví dụ: Tơi u cầu Tìm cho cơ chữ cái “a” trẻ quan sát và tìm chữ cái a
trên các góc và chỉ đúng chữ cái a, phát âm chữ cái a.
Hay tìm cho cơ chữ cái “i” trẻ tìm và phát âm chữ cái “i”
- Hoạt động góc: Các góc chơi đều có mơi trường chữ cho trẻ tự tìm hiểu
như làm các bài tập gắn, đính, viết và gài chữ theo mẫu,…Các góc đều có những
tên ngộ nghĩnh vừa nói lên nội dung chơi của góc đồng thời cho trẻ được làm
quen với chữ cái. Ví dụ góc xây dựng: Ngồi hình ảnh cịn có tên góc “cơng
trình của bé”, hay mảng chính có hình ảnh và tên chủ đề: Hiện tượng tự nhiên
hay góc vườn cổ tích...Đặc biệt ở các góc mở đều có lơ tơ có chữ cái phía dưới
để khi trẻ chơi trước khi vào chơi thực hành trẻ được trải nghiệm qua lý thuyết
thông qua việc gắn các lơ tơ trong góc mở tương ứng với hành động chơi của
mình.
Ví dụ: Trẻ chơi ở góc nấu ăn. Nếu trẻ muốn chế biến món rau luộc trẻ sẽ
tìm lơ tơ có hình ảnh rau luộc và hình ảnh này được gắn chữ “rau luộc” phía
dưới để gắn lên góc mở trước khi vào thao tác chơi luộc rau.
- Hoạt động ngồi trời: Tơi cho trẻ xếp sỏi, hột, hạt thành các chữ
cái...Tương ứng với mỗi chủ đề tôi cho trẻ làm quen với một số chữ cái nhất
định, sau khi trẻ được làm quen với chữ cái ở hoạt động có chủ định thì đến
hoạt động ngồi trời tơi cho trẻ lấy hột hạt, sỏi, đá, hạt gấc...và xếp các chữ cái

tương ứng.
Ví dụ: Chủ đề “Phương tiện giao thông” tôi cho trẻ làm quen với chữ cái:
p, q, g. Khi chơi tôi cho trẻ xếp các chữ cái: p, q, g.
- Hoạt động chiều: Tơi cho trẻ in, tơ chữ rỗng, tìm cắt chữ trong báo, sách,
làm bộ sưu tập theo từng chủ đề, nêu gương cuối ngày, cuối tuần...
Hoặc trong hoạt động chiều hay hoạt động góc tơi tiếp tục cho trẻ kiểm
tra, hồn thiện tập tơ những chữ cái mà trong hoạt động học có chủ định trẻ chưa
làm xong, hình ảnh tô chưa đẹp để củng cố kiến thức làm quen với chữ viết cho
trẻ.

( Hình ảnh: Kiểm tra kết quả bé tô chữ thông qua vở bé làm quen chữ cái)
16


Ví dụ: + Ở chủ đề gia đình tơi cho trẻ làm bộ sưu tập về gia đình có gắn
các chữ cái a, ă, â có trong các tranh như: cái bàn, cái chăn, sân gạch, ngôi nhà,
ông bà, anh chị.....
Việc tích hợp chữ cái vào các mơn học đã giúp trẻ được tiếp cận chữ cái
nhiều hơn, trẻ sẽ không lãng quên chữ cái mà vừa được làm quen hay những chữ
cái đã được biết trước. Khả năng nhận biết, phát âm chữ cái của trẻ được tăng
lên rõ rệt,
- Khi cho trẻ nêu gương cuối ngày: Sau khi đã nhận xét trẻ tôi cho trẻ
được nêu gương lên cắm cờ vào ống cờ. Tôi hỏi trẻ: Ống cờ của con có kí hiệu
là chữ cái gì? Trẻ trả lời, chỉ vào ống cờ của mình và cắm vào ống cờ của mình.

( Hình ảnh: Nêu gương bé ngoan được gắn ký hiệu bằng chữ cái)
- Làm quen chữ cái trong các ngày hội ngày lễ.
Tôi cho trẻ tham gia vào các chương trình văn nghệ chúc mừng như ngày,
kịch bản ngày hội bé đến trường, ngày 20/10, 20/11, 22/12, 8/3, hội thi của bé
Lễ bế giảng năm học…Trẻ khơng chỉ hát, múa đơn thuần mà cịn thể hiện năng

sân khấu diễn xuất, rèn luyện tính tự tin, hịa đồng và tiếp nhận chữ cái thông
qua các chữ cái gắn trên phông. Qua các phông ngày hội ngày lễ đều có những
chữ nêu nội dung ngày hội, các chữ này đều có nét đẹp bắt mắt, có hình ảnh ngỗ
nghĩnh tạo cho trẻ hứng thú nhận ra những chữ đã biết, đọc các chữ cái....

17


( Hình ảnh hội thi “ Bé khỏe – Bé khéo tay Trường mầm non Nga Thái )
7. Làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động Làm quen với chữ cái.
Để gây được sự hứng thú cho trẻ trong hoạt động, thì đồ dùng đồ chơi là
khơng thể thiếu được.Việc làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động làm
quen chữ cái cũng là một trong những yêu cầu cũng như yếu tố ảnh hưởng đến
kết quả của hoạt động làm quen với chữ cái. Ngồi việc chuẩn bị các thẻ chữ…
thì tơi ln tìm tòi sáng tạo làm đồ dùng phục vụ cho các hoạt động một cách
phù hợp với chủ đề.
Ví dụ: Trong chủ đề “Thế giới động vật” tôi làm mũ múa cho trẻ với các
vật liệu như xốp các hình ảnh ngộ nghĩnh về các con vật có chữ cái ở phía dưới,
chủ đề “Thế giới thực vật” tơi làm cây có gắn hoa và quả, trong các hoa quả có
gắn các chữ cái đã học hoặc chưa học.
Tơi cịn cho trẻ làm quen với chữ cái qua các hình khối với đồ chơi đơn
giản từ các tờ giấy trắng có viết các chữ cái và các hình ảnh được gấp lại thành
các hình khối. Khi trẻ chơi trẻ sẽ đặt các ngón tay vào các lỗ của khối chóp và
chơi với bạn theo ý thích của mình khi chụm, xịe các ngón tay. Ở mỗi chủ đề tơi
chọn chữ cái và hình ảnh phù hợp.
Tơi cịn làm vịng quay kì diệu cho trẻ chơi với các chữ cái, khi mũi tên chỉ
vào chữ cái nào thì trẻ sẽ phát âm chữ cái đó hoặc nêu cấu tạo chữ.

18



(Hình ảnh: Làm đồ dùng học tập LQVCC tham gia hội thi đồ dùng đồ chơi)
Ngồi ra tơi cịn làm một số chữ cái bằng xốp màu cho trẻ thực hành và trải
nghiệm các nét cong nét sổ thẳng để trẻ ghép thành chữ cái hoàn chỉnh.
Hay đơn giản hơn tôi cho trẻ sử dụng dây thun nịt gắn vào các nút trên bộ
học toán để tạo ra các chữ cái in hoa rỗng.
* Kết quả:
- Tôi đã làm cũng như tận dụng được nhiều đồ dùng đồ chơi để cho trẻ
được Làm quen với chữ cái. Ở mỗi chủ đề tơi chọn chữ cái và hình ảnh phù hợp
để làm ra các đồ dùng đồ chơi phong phú hấp dẫn trẻ. Từ đó trẻ hứng thú vào
các hoạt động Làm quen với chữ cái.

19


8. Công tác tuyên truyền với phụ huynh.
Để giúp trẻ được củng cố các kiến thức, kĩ năng về chữ viết thì sự cộng tác
giữa giáo viên và cha mẹ trẻ là hoạt động hết sức cần thiết và đem lại hiệu quả
cao. Vậy làm thế nào để tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh đạt kết quả ? Đó
là một công việc không đơn giản. Trong công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ
huynh, tôi đã thực hiện các biện pháp sau:
- Hàng ngày, tôi trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ để về
nhà phụ huynh kết hợp dạy thêm, cho trẻ ôn luyện, đặc biệt ở lớp tơi có một số
cháu sinh cuối năm nên yếu cả về thể lực cũng như nhận thức vì vậy tơi chú ý
đến việc trao đổi thêm cho phụ huynh để phụ huynh về nhà hỗ trợ cùng với tơi
ơn luyện cho trẻ từ đó nâng cao chất lượng làm quen chữ cái cho trẻ.
- Tôi lập bảng Tuyên truyền phụ huynh: Cha mẹ cần biết bé học chủ đề gì?
(ghi rõ nội dung dạy vào bảng treo ngồi cửa lớp.
Ví dụ: Ở chủ đề “Các phương tiện giao thông” tôi đang cho trẻ làm quen
với chữ cái y,g) để phụ huynh theo dõi, ôn luyện thêm cho con ở nhà.

- Tôi gửi nội dung trẻ đã được học ở lớp cho phụ huynh về nhà cùng tham
khảo và dạy trẻ.
- Tôi giới thiệu các loại sách vở dùng cho phụ huynh để cùng phối hợp dạy
trẻ.
- Tôi trao đổi một số hạn chế của trẻ cần có sự phối hợp của phụ huynh để
khắc phục. Một số trẻ cịn nói ngọng gây khó khăn trong việc phát âm, lại có
một số trẻ thích hát múa hơn là làm quen chữ cái... tất cả những hạn chế đó của
trẻ tơi đều nắm được và trao đổi với phụ huynh để kết hợp với phụ huynh hỗ trợ
thêm cho trẻ giúp trẻ làm quen chữ cái tốt hơn.
* Kết quả:
- Có 85% phụ huynh đã mua thêm tài liệu cho trẻ Làm quen chữ cái ở nhà.
- Có 80% phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu để tôi làm đồ dùng đồ chơi
cho trẻ.
IV. KIỂM NGHỊÊM.

Sau khi áp dụng các biện pháp trên kết quả trên trẻ trong hoạt động làm
quen chữ cái như sau: ( Tháng 4 năm 2015)
Tổng số trẻ khảo sát
35
Tỉ lệ %

Trẻ phát âm và nhận Trẻ có kỹ năng tơ chữ
dạng chữ cái
cái theo nét chấm mờ
Đạt

Đạt

35
0

35
0
100
0
100
0

Qua bản khảo sát trên cho thấy việc áp dụng các biện pháp nâng cao chất
lượng làm quen chữ cái¸ có hiệu quả rất rõ rệt.Tỉ lệ % trẻ phát âm và nhận dạng
chữ cái tăng 37,5% , tỉ lệ trẻ có kỹ năng tơ chữ cái theo nét chấm mờ tăng 41,7
% so với lúc khảo sát ban đầu.

20


C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. KẾT LUẬN.

Để cho trẻ làm quen với chữ viết cũng như làm quen với chữ cái theo yêu
cầu của giáo dục mầm non, giáo viên cần:
- Nắm vững những yếu tố đổi mới cơ bản trong tổ chức hoạt động làm quen
với chữ cái.
- Nắm vững nội dung hoạt động làm quen với chữ cái.
- Thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy trẻ làm quen với chữ cái theo chủ
đề một cách linh hoạt, phù hợp với khả năng trẻ và điều kiện cụ thể của địa
phương.
- Giáo viên cần biết quan sát, ghi chép để theo dõi, đánh giá quá trình phát
triển những kỹ năng cần thiết chuẩn bị cho việc Làm quen chữ cái của trẻ nhằm
điều chỉnh các biện pháp giáo dục đối với từng cá nhân trẻ.
-Hoạt động làm quen chữ cái giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, nó gắn liền với

trẻ từ khi lọt lịng trên mỗi con đường tích lũy kinh nghiệm sống của trẻ ln có
sức ảnh hưởng to lớn. Vì vậy việc phát triển khả năng làm quen với chữ viết
cho trẻ là một hướng đi ngắn nhất và sát thực nhất với trẻ
- Hoạt động làm quen với chữ cái có một vai trị hết sức quan trọng trong
chương trình giáo dục trẻ em ở lứa tuổi mầm non. Tham gia vào các hoạt động
này sẽ dể dàng giúp trẻ tích lũy thêm về các kỹ năng tri giác cách thức thể hiện
tác phẩm văn học sau này.
Do vậy người giáo viên phải nắm vững phương pháp, biện pháp, cách tổ
chức của làm quen chữ cái nhằm phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
Tôi hy vọng một số kinh nghiệm này sẽ giúp các đồng nghiệp đem lại hiệu
quả khi dạy trẻ mẫu giáo 5 tuổi làm quen với chữ cái, rất mong muốn nhận được
những chia sẻ, trao đổi của các đồng nghiệp.
2. ĐỀ XUẤT.

- Đề nghị nhà trường tiếp tục quan tâm đầu tư trang thiết bị đồ dùng dạy
học, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động làm quen chữ cái như: Máy tính xách
tay, máy chiếu…
- Đề nghị ban giám hiệu tham mưu với UBND xã xây khu vườn cổ tích để
giúp trẻ có thêm sân chơi bổ ích giúp trẻ phát triển, làm giàu cảm xúc trước vẻ
đẹp của cảnh quan cũng như đối với việc làm quen chữ cái.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Trịnh Thị Oanh

Nga Sơn, ngày13 tháng 04 năm 2015
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình, khơng sao chép nội dung của
người khác.

Phạm Thị Vân


21



×