Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số biện pháp chỉ đạo công tác xây dựng trường học an toàn phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ trẻ tại các trường mầm non trên địa bàn huyên thọ xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (760.74 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
1 : Mở đầu.
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2: Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận
2.2. Thực trạng của việc xây dựng trường học an toàn phòng chống
tai nạn thương tích trong các trường mầm non trên địa bàn huyện
Thọ xuân.
2.3. Các biện pháp đã sử dụng chỉ đạ công tác xây dựng trường học
an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong các trường
mầm non.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến
3: Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Danh mục các đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được công nhận

1
1
3
3
3
4
4
5
7
16


18
18
19

1


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Trẻ em là niềm hạnh phúc mỗi gia đình là tương lai của đất nước trẻ em
hôm nay, thế giới ngày mai”, là lớp người kế tục xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam câu nói đó luôn nhắc chúng cần quan tâm chăm sóc nuôi dạy trẻ
thật chu đáo, vì vậy nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục trẻ nhiệm của
mỗi gia đình, cộng đồng và của toàn xã hội. Trong những năm học gần đây
chăm sóc chu đáo, đảm bảo an toàn cho học sinh luôn là mục tiêu được
Bộ giáo dục đặt ra cho các cơ sở giáo dục Mầm non nhằm hỗ trợ và đáp ứng
mọi sự an toàn về thể chất và tinh thần của trẻ em, những thế hệ tương lai của
đất nước. Quả thật, việc đảm bảo an toàn cho trẻ đang là điểm nóng được các
cấp, các ngành, các bậc phụ huynh học sinh, cộng đồng và toàn xã hội quan
tâm. Thời gian trẻ ở trường mầm non còn nhiều hơn thời gian trẻ ở nhà với
gia đình. Trẻ có được an toàn, tránh được các tai nạn thương tích và phát triển
toàn diện hay không là phụ thuôc rất nhiều vào các điều kiên phục vụ và ý
thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của các trường
Mầm non. Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi kỳ diệu, trẻ vô cùng hiếu động, tò
mò, ham hiểu biết và luôn sử dụng mọi giác quan để khám phá thế giới xung
quanh trẻ để thỏa mản nhu cầu nhận thức.
Ở lứa tuổi này trẻ còn quá non nớt chưa có khả năng để tự bảo vệ mình,
nên các nguy cơ xẩy ra tai nạn với trẻ là rất cao, nếu như thiếu sự quan tâm,
dạy dỗ đúng đắn của người lớn hoặc các điều kiện cơ sở vật chất để chăm sóc
giáo dục trẻ không đảm bảo an toàn khi vui chơi, trong sinh hoạt rất dễ xảy ra

tai nạn thương tích như: Rách da, tổn thương phần mềm, gãy xương. Những
tai nạn này sẽ để lại những hậu quả không tốt cho trẻ. Nếu thương tích nặng,
trẻ sẻ gây ra hậu quả khôn lường nếu vết thương vào mắt rất nguy hiểm: có
thể gây mù, vết thương gãy xương sẻ làm ảnh hưởng đến khả năng vận động
của trẻ,...Tất cả các thương tích nguy hại đến sức khỏe và tính mạng trẻ. Thời
gian gần đây, đã liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn thương tích; các vụ bạo hành,
xâm phạm thân thể, sức khỏe, tinh thần trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo
dục mầm non, có trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng; một số cơ sở giáo
dục vi phạm các quy định về đảm bảo an toàn cho trẻ. Các vụ việc trên đã ảnh
hưởng không tốt đến an toàn tính mạng của học sinh, làm mất đi hình ảnh tốt
đẹp của đội ngũ nhà giáo.
Đứng trước thực trạng trên ngày 20 tháng 02 năm 2017 đã ra Chỉ thị
số 505/CT-BGDĐT về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong
2


các cơ sở Giáo dục và gây bức xúc trong xã hội.
Tuy nhiên phần lớn các tai nạn trên đều có thể phòng tránh được nếu
cha, mẹ, cô giáo và mọi người trong cộng đồng xác định được nguyên nhân,
nâng cao nhận thức, xây dựng môi trường an toàn cho trẻ. Hiện nay tai nạn
thương tích của trẻ em đang trở lên báo động ngay cả ở những quốc gia có
nền kinh tế rất phát triển. Mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 830.000 trẻ em tử
vong do tai nạn thương tích, tương đương với 2000 trẻ mỗi ngày. Vì vậy
chúng ta, đặc biệt là các bậc làm Cha, Mẹ và cô giáo Mầm non cần coi trọng
nghiêm túc vấn đề này và luôn tạo môi trường an toàn để trẻ được học tập vui
chơi và không có các nguy cơ xảy ra các tai nạn, là nơi mà ở đó giảm thiểu
các tác hại đến sức khoẻ nhưng lại có khả năng giúp cơ thể trẻ tăng cường các
khả năng phòng tránh các tai nạn thương tích có thể xảy ra.
Để trẻ được an toàn chúng ta phải Phòng tránh những tai nạn thương tích
thường gặp. Phòng tránh các dị vật ở tai, mũi, họng. Phòng tránh tai nạn do

ngộ độc. Phòng tránh đuối nước, cháy bỏng- điện giật, tai nạn giao thông,
động vật cắn.
Trong thực tế hiện nay việc đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở
GDMN vẫn chưa được quan tâm đúng mức được thể hiện ở số ít nhà quản lý,
giáo viên, nhân viên, và một bộ phận phụ huynh chưa nhận thức rõ tầm quan
trọng trong công tác đảm bảo an toàn cho trẻ trong các nhà trường đó là:
Thiếu kiểm tra sâu sát trong các hoạt động hàng ngày của giáo viên, kiểm tra
các trang thiết bị phục vụ cho ăn, ngủ vui chơi, và các thiết bị phục vụ cho các
hoạt động hàng ngày của trẻ. Việc đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị chưa
thật đầy đủ, công tác bồi dưỡng giáo dục tư tưởng chính trị đạo đức nghề
nghiệp cho cán bộ giáo viên nhân viên chưa thường xuyên liên tục.
Kỹ năng CSND, giáo dục trẻ còn hạn chế mặt khác tinh thần tự giác ý
thức trách nhiệm, của một số giáo viên chưa cao như quản lý trẻ chưa tốt
trong các hoạt động hàng ngày vẫn còn tình trạng trẻ đùa nghịch vấp ngã.
trong các giờ hoạt động ngoài trời, tranh dành đồ chơi, đánh bạn.Vẫn còn tình
trạng phụ huynh học sinh thờ ơ trong công tác đảm bảo an toàn cho trẻ đó là
nhờ phụ huynh khác đi đón con hộ và có những phụ huynh gửi con trước 6h
để về đi làm mặc dù cô giáo chưa có mặt nhưng vẫn bỏ con trước cổng
trường. Thêm vào đó là công tác Y tế học đường trong các cơ sở giáo dục
mầm non chư có sự đầu tư đúng mức, cán bộ y tế còn đang làm công tác kiêm
nhiệm trình độ năng lực còn hạn chế, thiếu phòng y tế, các trang thiết bị dụng
cụ y tế phục vụ cho công tác sơ cấp cứu ban đầu còn thiếu nhiều.
3


Là người làm công tác quản lý Giáo dục tôi luôn luôn trăn trở suy nghĩ
làm thế nào để chỉ đạo các nhà trường thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn
cho trẻ về tinh thần và thể chất chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài " Một
số biện pháp chỉ đạo công tác xây dựng trường học an toàn phòng, chống
tai nạn thương tích cho trẻ trẻ tại các trường mầm non trên địa bàn

huyên Thọ Xuân"
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng của công tác đảm bảo an toàn, phòng, chống
tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non trên toàn huyện nhằm tìm
ra một số biện pháp chỉ đạo công tác phòng tránh tai nạn thương tích nhằm
tìm các biện pháp chỉ đạo phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ tại các
trường mầm non trên địa bàn huyện Thọ Xuân đạt hiệu quả cao nhất.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp chỉ đạo các trường mầm non xây dựng trường học an
toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ tại các trường mầm non trên
địa bàn huyện Thọ Xuân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này tôi đã chọn những phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết; bản thân tôi đã
nghiên cứu các văn bản chỉ đạo về công tác đảm bảo an toàn cho trẻ trong các
cơ sở Giáo dục mầm non, các tài liệu có liên quan.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; tiến hành
điều tra thu thập thông tin, đánh giá quá trình thực hiện các quy định về công
tác đảm bảo an toàn cho trẻ trong các trường mầm non theo Thông tư 13/TTBGD&ĐT.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
Tiến hành thống kê số liệu đã thu thập được trong quá trình điều tra khảo
sát thực tế tại các trường mầm non.

4


2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
*Tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn cho trẻ tại các trường

mầm non
Trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích là trường học mà
các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ, được phòng, chống và
giảm tối đa hoặc loại bỏ. Tất cả trẻ em trong trường được chăm sóc, nuôi dạy
trong một môi trường an toàn. Môi trường an toàn là là yếu tố tạo tiền đề cho
sự phát triển của trẻ, để thực hiện được điều đó thì công tác đảm bảo an toàn
cho trẻ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu quyết định đến chất lượng chăm sóc,
giáo dục trẻ. Chính vì vậy việc chỉ đạo các các cơ sở GDMN thực hiện tốt
việc đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất cũng như tinh thần cho trẻ trong
các cơ sở GDMN đang là vấn đề mà được cộng đồng và toàn xã hội quan tâm
nhằm giảm thiểu các yếu tố xảy ra mất an toàn đối với trẻ. Nhiệm vụ này là
một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm học được BGD&ĐT hướng
dẫn thực hiện.
Để thực hiện được nhiệm vụ đó thì trước hết cần chỉ đạo các trường
mầm non thực hiện tốt các biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ là một việc làm
vô cùng quan trọng luôn được đặt lên hàng đầu trong trường gia đình, cộng
đồng và toàn xã hội, mà đặc biệt là tại các trường mầm non.
Thực tế cho chúng ta thấy rằng đảm bảo an toàn cho trẻ là cần thiết, bởi trẻ rất
hiếu động, chưa có kỹ năng chăm sóc, tự bảo vệ cho bản thân. Là người làm
công tác giáo dục tôi nhận thấy rằng để thực hiện tốt công tác xây dựng
trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non thì đòi
hỏi mỗi người lớn chúng ta và hơn ai hết các nhà quản lý giáo dục cần chỉ đạo
đội ngũ giáo viên, nhân viên luôn phải theo dõi, quan sát trẻ, ngăn chặn những
nguy cơ có khả năng gây mất an toàn trước khi tác động đến trẻ, đồng thời
cần phải đề phòng các tai nạn thường gặp đối với trẻ như: Phòng tránh các dị
vật đường thở, tai nạn do ngộ độc thực phẩm, đuối nước cho trẻ, phòng chống
cháy, nổ, bỏng, điện giật, tai nạn giao thông phòng tránh động vật cắn mặt
khác cần nắm vững kiến thức, kỹ năng các biên pháp phòng chống tai nạn
thương tích, và luôn trau dồi kiến thức, nâng cao kỹ năng chăm sóc nuôi dạy
trẻ, để có thêm kinh nghiệm về công tác đảm bảo an toàn cho trẻ và phòng

chống tai nạn thương tích, không để tai nạn thương tích xảy ra đối với trẻ,
cũng như những ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ trẻ.

5


Giáo dục trẻ biết cách phòng tránh tai nạn thương tích là một việc làm
thường xuyên mà bản thân người cán bộ quản lý cần phải chỉ đạo theo dõi
kiểm tra những việc làm thường xuyên của giáo viên, mỗi giáo viên cần trang
bị những kiến thức cơ bản cho bản thân, cần lồng ghép nội dung phòng
chống tai nạn thương tích hợp một cách hợp lý vào tất cả các hoạt động (vui
chơi, học tập, đi dạo...) cho trẻ đúng lúc đúng yêu cầu. Thực tế hàng ngày trẻ
được tham gia nhiều hoạt động ở trường lớp nhưng trẻ chưa có những hiểu
biết về cách phòng tránh và một sồ kỹ năng đơn giản để trẻ biết tự bảo vệ
mình khi cần thiết.
Đối với trẻ em thì những năm đầu đời luôn có vai trò vô cùng quan trọng
tới việc hình thành tính cách, phát triển tư duy, sáng tạo bởi vì trẻ ở độ tuổi
này có khả năng tiếp thu, học tập, khám phá tất cả mọi thứ xung quanh. Ngôn
ngữ và hành động của trẻ đều chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường sống.
Nếu trẻ được đảm bảo an toàn về tâm lý và tính mạng thì việc tham gia
vào các hoạt động học tập vui chơi sẽ mang lại hiệu quả cao nhằm giúp trẻ
phát triển một cách toàn diện về mọi mặt, tạo tiền đề cho trẻ bước vào học
phổ thông một cách vững vàng.
2.2. Thực trạng của việc xây dựng trường học an toàn phòng chống
tai nạn thương tích trong các trường mầm non trên địa bàn huyện Thọ
xuân.
* Thuận lợi:
Công tác đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích trong các
trường mầm non đang được các cấp các ngành và toàn xã hội quan tâm.
Bậc học MN huyện Thọ Xuân luôn nhận được sự quan tâm được sự lãnh

đạo, chỉ đạo sâu sát của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, sự quan tâm của Sở
GD&ĐT Thanh Hoá; trong những năm gần đây chất lượng CSND,GD trẻ phát
triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, các điều kiện về CSVC trang thiết
bị ngày càng được tăng được cường, hệ thống trường lớp đã được sắp xếp
theo quy hoạch;
Toàn huyện có 28/42 trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia trong đó có 2
trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. Tất cả các trường mầm non trong huyện
đều có khu trung tâm, có cổng biển trường và được đặt ở địa điểm an toàn, cơ
sở trang thiết bị tương đối đầy đủ;
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ. 100 %
CBQL, GV và nhân viên có trình độ chuẩn trở lên, trong đó trên chuẩn đạt
67%;
6


Công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ luôn được coi trọng, đặc biệt là việc
đảm bảo an toàn cho trẻ được các nhà trường quan tâm; các trường MN đã
phối hợp với trạm y tế khám sức khỏe định kỳ cho trẻ đạt tỉ lệ 100%.
Nhìn chung các nhà trường đã chú trọng xây dựng môi trường giáo dục
an toàn, thân thiện. Trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi được đảm bảo theo yêu
cầu tối thiểu, phù hợp độ tuổi, thường xuyên được kiểm tra, bảo dưỡng đảm
bảo an toàn cho trẻ khi tham gia các hoạt động tại trường/lớp mầm non.
GV đã chú trọng đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động chăm sóc,
giáo dục trẻ, phát huy tính tích cực của trẻ, không gây áp lực đối với trẻ.
Phòng Giáo dục đã phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Y tế huyện Thọ
Xuân trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn công tác chăm sóc sức khỏe, phòng
chống dịch bệnh và kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn
trong các cơ sở GDMN để tổ chức tốt bữa ăn bán trú cho trẻ tại trường.
100% các trường mầm non thực hiện hợp đồng thực phẩm với những
đơn vị cung ứng thực phẩm an toàn, thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng.

Các bếp ăn được bố trí theo nguyên tắc một chiều, đảm bảo chế độ kiểm thực
3 bước và lưu mẫu thức ăn theo đúng quy định. Trong thời gian qua chưa xảy
ra tình trạng ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn trong trường mầm non.
Công tác bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ về công tác
đảm bảo an toàn được các cấp quản lý giáo dục thường xuyên quan tâm. Nội
dung chăm sóc nuôi dưỡng, kỹ năng xử lý các tình huống sơ cấp cứu, phòng
tránh tai nạn thương tích, phòng tránh một số bệnh thường gặp đối với trẻ,
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm... được đưa vào chương trình bồi dưỡng
thường xuyên, tập huấn chuyên đề hàng năm của ngành Giáo dục các cấp.
* Khó khăn:
Vẫn còn một số trường điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng,
đồ chơi chưa đảm bảo đúng quy định như phòng học nhỏ, không đảm bảo
thông khí, nhà vệ sinh thiết kế không phù với trẻ... nên vẫn còn nhiều nguy cơ
gây mất an toàn đối với trẻ.
Môi trường vật chất trong và ngoài lớp học chưa thật sự đảm bảo an
toàn, cán bộ quản lý chưa quan tâm đến việc xây dựng môi trường an toàn,
chưa sâu sát trong công tác kiểm tra, phát hiện nguy cơ tiềm ẩn để sửa chữa
khắc phục.
Vẫn còn số ít đội ngũ giáo viên trẻ, không được đào tạo bài bản thiếu
tình yêu thương với trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, thiếu kỹ năng xử lí tình
huống nên đã xảy ra sai sót trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ; cách ứng
7


xử của một số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đối với trẻ còn chưa chuẩn
mực, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của trẻ, làm các bậc cha mẹ lo
lắng, gây bức xúc trong trong dư luận.
Mặt khác chế độ lương, thu nhập thấp; giáo viên chưa thật sự yên tâm
công tác Việc tập huấn công tác đảm bảo an toàn cho trẻ chưa đáp ứng yêu
cầu chăm sóc, giáo dục trẻ.

Công tác chỉ đạo quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của một số
nhà trường vẫn còn lõng lẻo, khâu kiểm tra theo dõi giám sát hàng ngày thực
hiện chưa thường xuyên liên tục.
Đội ngũ nhân viên Y tế hợp đồng làm công tác kiêm nhiệm chế độ đãi
ngộ thấp, trình độ chuyên môn chưa vững vàng, kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu
còn hạn chế, các đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho công tác y tế trường học
còn thiếu thốn nhiều.
Kinh phí để thực hiện các hoạt động Y tế chưa đáp ứng với yêu cầu chăm
sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
Kết quả của thực trạng trên
Tổng số trường được đánh giá theo 68 tiêu chí quy định tại Thông tư 13
TT/BGD-ĐT 42/42 trường đạt 100%
Tổng số tiêu chí được đánh giá là 66 tiêu chí ( có tiêu chí không thuộc
phạm vi đánh giá đó là ( tiêu chí 33 bếpthân tổ ong, tiêu chí 62 Chó nuôi phải
được tiêm phòng và được nhốt trong thời gian trẻ ở trường.
Số trường đạt từ 61- 65 tiêu chí là: 22 trường
Số trường đạt từ 53-60 tiêu chí là 20 trường
Số trường đạt mức từ 52 tiêu chí trở xuống là: 0
2.3. Các biện pháp đã sử dụng chỉ đạo công tác xây dựng Trường
học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong các trường mầm non
Trong quá trình nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tế tôi đã thực hiện
một số biện pháp sau:
Biện pháp 1: Chỉ đạo các nhà trường thực hiện tốt các văn bản chỉ
đạo của cấp trên về công tác đảm bảo an toàn cho trẻ.
Triển khai đầy đủ các văn bản quy định về công tác đảm bảo an toàn cho
trẻ đặc biệt là Thông tư 13/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 4 năm 2010 Chỉ thị Bộ
Giáo dục và Đào tạo quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai
nạn, thương tích trong cơ sở GDMN; Chỉ thị số 505/CT-BGDĐT ngày 20
tháng 02 năm 2017 về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong
học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở GDMN;

8


Chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch phòng, chống tai nạn thương
tích cụ thể trên cơ sở thực tế của đơn vị, tăng cường công tác kiểm tra việc
thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên, các trang thiết bị, đồ dùng đồ
chơi nhằm khắc phục tình trạng mất an toàn đối với trẻ.
Đồng thời nhà trường xây kế hoạch truyền thông giáo dục sức khỏe cho
trẻ em;
Đưa nội dung công tác y tế, tiêu chuẩn xây dựng trường học an toàn
phòng, chống tai nạn thương tích là một trong những tiêu chí thi đua về công
tác y tế trường học ở các cơ sở giáo dục mầm non;
Chỉ đạo các nhà trường thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh ATTP, tổ
chức cho CBGV, NV được tập huấn kiến thức về vệ sinh ATTP;
Chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch phòng, chống tai nạn thương
tích cụ thể trên cơ sở thực tế của đơn vị, tăng cường công tác kiểm tra việc
thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên, các trang thiết bị, đồ dùng đồ
chơi nhằm khắc phục tình trạng mất an toàn đối với trẻ.
Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, giáo dục cho giáo viên, cán bộ công
nhân viên các trường mầm non những kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy
cơ, cách phòng, chống tai nạn thương tích và tự đánh giá kết quả xây dựng
trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong trường mầm non
theo thông tư 13/TT-BGDDT.
Thành lập đoàn kiểm tra đánh giá các cơ sở giáo dục mầm non trong việc
triển khai, thực hiện việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn,
thương tích theo các nội dung quy định tại Thông tư 13/TT-BGDDT, tham
mưu với UBND huyện cấp giấy chứng nhận cho các trường mầm non có đủ
tiêu chuẩn được công nhận trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương
tích trong năm học.
2. Biện pháp 2:

Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học an toàn thân thiện.
Để có môi trường an toàn cho trẻ trong trường mầm non chúng tôi chỉ
đạo các trường mầm non trong toàn huyện thực hiện tốt một số nội dung đó là:
Tạo môi trường tân thiện giữa cô và trẻ, mỗi cô giáo mầm non phải thật
sự là người mẹ hiền thứ hai của trẻ tạo được cảm giác an toàn khi trẻ khi được
ở trường.
Thực hiện tốt các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường như bỏ rác
đúng nơi quy định, hệ thống thùng đựng rác phải có nắp đậy. Đồng thới tích
cực tham mưu với lãnh đạo địa phương tạo môi trường trong và ngoài lớp học
9


đảm bảo an toàn cho trẻ tập trung vào các nội dung đó là; Xây dựng hệ thống
tường rào bao quanh khuôn viên của nhà trường vững chắc ngăn cách với bên
ngoài, sân trường bằng phẳng không trơn trượt, cải tạo hệ thống nhà vệ sinh
đảm bảo theo quy định thuận tiện cho việc sử dụng của trẻ và ở vị trí cô giáo
quan sát được trẻ khi trẻ đi vệ sinh. Hệ thống cổng trường phải chắc chắn,
đóng, mở theo quy định cho từng cán bộ giáo viên, cửa sổ, hệ thống cầu thang
có chấn song chắc chắn và an toàn.
Thường xuyên nhắc nhỡ giáo viên thực hiện nghiêm các quy định về
đảm bảo an toàn cho trẻ như vật sắc nhọn (dao, kéo...) để gọn gàng trong tủ
để trẻ xa tầm tay của trẻ, phích nước nóng đặt ở nơi an toàn ngoài tầm với của
trẻ. Đồ dùng, đồ chơi phục vụ côn tác chăm sóc, giáo dục trẻ được sắp xếp
gọn gàng, an toàn cho trẻ. Để tránh phòng tai nạn điện giật đối với trẻ thì hệ
thống điện cần được lắp đặt gọn gàng khoa học và ở vị trí an toàn đối với trẻ.
Hệ thống bếp ăn thiết kế và vận hành theo quy trình một chiều, được sắp
xếp ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, đảm bảo việc xử lí các chất thải đúng quy
định không gây ô nhiễm môi trường.
Sân vườn không trồng những cây có gai nhọn sắc và các cây có vỏ, lá,
hoa chứa chất độc hại và mùi hôi thối, trước mùa mưa bảo nhà trường tiến

hành chặt tỉa cành các cây cao, cây cổ thụ
Đồ dùng đồ chơi phù hợp với độ tuổi của trẻ không sử dụng các loại
nhựa tái chế gây ảnh hường đến sức khoẻ của trẻ. Dụng cụ đựng hoá chất (các
chất tẩy rửa..), để đúng nơi quy định xa tầm tay của trẻ. Giếng nước, bể nước,
xô chậu đựng nước cần phải có nắp đậy chắc chắn
Hệ thống Bàn, ghế chắc chắn, mặt bàn không được trồi đinh, góc bàn nhẵn.
Sạp ngũ của trẻ, tủ, giá, kệ chắc chắn, kê xếp hợp lý, an toàn, thuận tiện
cho trẻ khi sử dụng.

( Hình ảnh xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học an toàn thân thiện)
10


Biện pháp 3: Chỉ đạo các nhà trường thường xuyên nhắc nhỡ quán
triệt giáo viên luôn theo dõi quản lý trẻ trong các hoạt động hàng ngày
- Đảm bảo an toàn cho trẻ trong giờ đón trẻ:
Hàng ngày giáo viên nhận trẻ trực tiếp từ tay cha mẹ trẻ cô trò truyện
gần gũi yêu thương ân cần âu yếm trẻ, điểm danh và kiểm tra trẻ nhiều lần
trong ngày, chú ý những lúc đưa trẻ ra ngoài Giáo viên không nên để trẻ chơi
một mình với nguyên tắc trẻ ở đâu cô phải có mặt ở đó sau khi vào lớp cô trò
chuyện cùng trẻ và cho trẻ chơi tự do nhưng Cô giáo phải thường xuyên theo
dõi, bao quát cháu mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động. Ở lứa tuổi này trẻ
rất hiếu động và luôn tìm tòi khám muốn khám phá mọi đồ vật xung quanh
bằng tất cả khả năng của mình: trẻ quan sát, sờ mó, cầm nắm, tháo lắp v..v và
có thể bỏ đồ vật vào miệng ngậm vào miệng để nếm thử. Vì thế mà trẻ thường
mắc phải các tai nạn về đường hô hấp do hít và nuốt phải các dị vật.
Hàng ngày giáo viên thay ca trực phải kiểm tra bàn giao số trẻ cho giáo
viên nhận trực tiếp theo . Bàn giao số trẻ khi giao ca. Khi hết giờ đón trả giáo
viên được phân công trực đóng cửa cổng đúng giờ quy định
- Đảm bảo an toàn cho trẻ trong giờ học:

Trong giờ học cần chú ý tư thế ngồi của trẻ, bàn ghế của trẻ có kích
thước phù hợp với từng độ tuổi. Trong giờ học trẻ có thể đùa nghịch chọc bút
vào mặt, vào mắt nhau đặc biệt khi trẻ học giờ tạo hình cắt dán trẻ sử dụng
kéo nặn cần chú ý không để trẻ nghịch dao kéo đâm vào người nhau, nhau rất
nguy hiểm đối với giờ học thể dục đi trên ghế thể dục cô luôn gần trẻ để hổ
trợ trẻ khi cần thiết.
- Đảm bảo an toàn cho trẻ trong giờ chơi:
Cần chuẩn bị các góc chơi, đồ dùng đồ chơi hợp vệ sinh đảm bảo an toàn
cho trẻ bao quát trẻ chơi không để trẻ tranh dành đồ chơi của nhau khi trẻ chơi
với các thiết bị đồ chơi ngoài trời cô cần hổ trợ trẻ khi cần thiết.

(Hình ảnh trẻ đang chơi xếp hình)
11


- Đảm bảo an toàn cho trẻ trong khi trẻ hoạt động ngoài trời
Trước khi cho trẻ ra hoạt động ngoài trời cô chú ý kiểm tra trẻ, Chuẩn bị
khu vực sân trẻ quan sát có chủ đích phải đảm bảo đó là nơi thoáng mát...
Không để trẻ chơi gần các bụi rậm, nơi có tổ ong, tổ kiến để đề phòng rắn
cắn, ong đốt, kiến cắn. Loại bỏ các vật sắc nhọn bằng kim loại, mảnh thủy
tinh, gốm, sắt, đá, sỏi...khỏi nơi vui chơi của trẻ. Trong quá trình trẻ tham gia
các hoạt động ngoài trời cô cần chú ý theo dõi quan sát quán xuyến trẻ để
không có hiên tượng tai nạn thương tích sảy ra bao quát trẻ để quan sát trẻ
chơi để kịp thời phát hiện các tình huống và đảm bảo an toàn cho trẻ trong khi
trẻ tham gia hoạt động.
Trong giờ hoạt động ngoài trời, trẻ rất ham chơi nên có thể gặp các tai
nạn như: Chấn thương phần mềm, rách da, gãy xương...nguyên nhân thường
do trẻ đùa nghịch, xô đẩy nhau, dùng que để chơi đấu kiếm, chọc vào nhau và
trẻ có thể vô tình chọc vào mắt gây chấn thương. Đề phòng, trẻ còn chơi đùa
cầm gạch, sỏi, đá ném nhau hoặc chạy nhảy vấp ngã gây chấn thương. vì vậy

cô phải luôn bao quát ở bên cạnh trẻ để đảm bảo trẻ vui chơi mà vẫn an toàn.
- Ở thang leo, xích đu, cầu trượt cần đặt các miếng thảm gai để khi trẻ
tiếp đất được an toàn, không bị trầy xước khi va vào nền bê tông.

( Hình ảnh trẻ đang hoạt động ngoài trời)
- Đảm bảo an toàn cho trẻ trong khi ăn:
Giáo viên cần chú ý cho trẻ ăn thức ăn của trẻ phải đảm khâu vệ sinh an
toàn thực phẩm, tránh ăn những thức ăn ôi thiêu, chú ý đề phòng trẻ bị hóc
sặc, biết cách xử lý các tình huống khi có tai nạn xảy ra.
Vào giờ ăn trẻ rất hiếu động háu ăn vì thế khi thức ăn mang từ nhà bếp
lên còn đang còn nóng cô cần để nguội bớt rồi mới chia về bàn cho trẻ.
12


Kiểm tra thức ăn trước khi cho trẻ ăn, uống. Tránh cho trẻ ăn thức ăn,
nước uống còn quá nóng.
Giáo viên cần tạo không khí vui vẻ trong khi ăn không nên ép trẻ ăn,
uống khi trẻ đang khóc mà cô cố ép trẻ ăn, uống đều rất dễ gây sặc cho trẻ vì
thế cô phải để trẻ ăn trong tâm trạng thật thoải mái vui vẻ, không cố ép trẻ
Khi ăn cần cho ngồi ở tư thế ngồi thoái mái, nhắc trẻ ăn từ từ, nhai kỹ.
Giáo dục trẻ khi ăn không được vừa ăn, vừa đùa nghịch, nói chuyện dễ bị sặc,
nghẹn.
Cô nuôi lưu ý khi chế biến thức ăn cho trẻ cần chế biến những món, phù
hợp với trẻ. Khi cho trẻ ăn hoa quả cần chọn các loại quả không có hạt nên
lựa chọn các loại quả đảm bảo an toàn.
Đảm bảo an toàn cho trẻ trong khi ngủ:
Trước hết giáo viên chuẩn bị chỗ ngủ cho trẻ thoáng mát kê sạp cho
trước
Khi trẻ chuẩn bị lên giường giáo viên chú ý sắp xếp trẻ ngũ đúng tư thế
không để trẻ ngủ tư thế nắm sấp xuống đệm, úp mặt xuống gối sẽ thiếu khí

gây ngạt thở
Việc tổ chức giấc ngủ trưa cho trẻ trong trường mầm non là nhằm đáp
ứng nhu cầu hết sức tự nhiên và cần thiết đối với trẻ. Một giấc ngủ sâu, thỏa
mái ngăn ngừa tình trạng quá mệt mỏi của hệ thần kinh và của cơ thể. Những
đưa trẻ ngủ theo quy luật bình thường, ngủ đủ thời gian khoảng 150 phút, ngủ
ngon giấc thì tinh thần luôn sảng khoái và phát triển tốt. Vì vậy vai trò của
giấc ngủ trưa rất quan trọng. Thời gian dành cho giấc ngủ trưa tuy chỉ chiếm
một lượng nhỏ, nhưng nó lại mang một ý nghĩa đặc biệt đối với cơ thể. Giấc
ngủ trưa có tác dụng làm giảm bớt sự mệt mỏi do hoạt động. khôi phục lại
tinh thần sức lực của trẻ.
Để thực hiện tốt giấc ngủ cho trẻ giáo viên cần chuẩn bị các điều kiện
như sau:
Trước khi ngủ, cô nhắc nhở trẻ đi vệ sinh. Hướng dẫn trẻ tự lấy gối, chăn…
Bố trí chỗ ngủ cho trẻ sạch sẽ, yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa
đông. Phòng ngủ nên giảm ánh sáng bằng cách đóng bớt một số cửa sổ hoặc
tắt bớt điện.
Cho trẻ nằm theo tổ hoặc nam một dãy, nữ một dãy để cô dễ bao quát trẻ.
khi đã ổn định chỗ ngủ, cô có thể hát hoặc cho trẻ nghe những bài hát ru, dân
ca êm dịu để trẻ dễ đi vào giấc ngủ. Với những cháu khó ngủ, cô gần gũi, vỗ
về cho trẻ yên tâm vào giấc ngủ.
13


Trong khi ngủ: Trong thời gian trẻ ngủ cô phải thường xuyên có mặt để
theo dõi lúc trẻ ngủ, sửa lại tư thế để trẻ ngủ thoải mái, không để trẻ chúi mặt
vào gối hoặc trùm chăn kín.
Mùa hè nếu dùng quạt điện, chú ý vặn tốc độ vừa phải và để xa, từ phía
chân trẻ. Mùa đông chú ý đắp chăn ấm cho trẻ. Cho phép trẻ đi vệ sinh trong
khi ngủ khi trẻ có nhu cầu. Phát hiện kịp thời và xử lý tình huống có thể xảy
ra trong khi ngủ

Sau khi ngủ dậy: Do nhu cầu ngủ của mỗi trẻ cũng khác nhau nên đến
cuối thời gian ngủ, nếu có trẻ còn ngủ thì không được trẻ đánh thức trẻ dậy
đồng loạt(trẻ nào thức giấc trước cô cho dậy trước), tránh tình trạng dậy đồng
loạt một lúc ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ và sinh hoạt của lớp. Không nên
thức trẻ dậy đột ngột dễ gây cho trẻ cáu kỉnh, mệt mỏi.

( Hình trẻ đang ngủ trưa tại trường)
Đảm bảo an toàn cho trẻ trong khi đi vệ sinh:
Cô cần chú ý quan sát trẻ để hổ trợ trẻ khióa thiết tránh tình trạng để trẻ
xô đẩy nhau trong nhà vệ sinh, ngịch nước gây té ngã. Các dụng cụ trong nhà
vệ sinh cần sắp xếp gọn gàng, nước tẩy rửa bồn cầu, xà phòng treo cao xa tầm
với của trẻ
Biện pháp 4: Chỉ đạo các nhà trường làm tốt công tác tham mưu để
xây dựng CSVC trong nhà trường đảm bảo theo quy định đáp ứng với
các quy định tại Thông tư 13/TT- BGDĐT
Quy hoạch sân vườn có diện tích phù hợp đảm bảo theo quy định trường
Chuẩn quốc gia, có cổng biển trường có tường rào bao quanh vững chắc
Xây dựng hệ thống các phòng học có đủ diện tích ánh sáng đảm bảo theo
quy định, có nhà vệ sinh đảm bảo theo quy định tại Điều lệ trường mầm non.
Mua sắm bổ sung các trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động vui chơi

14


Thường xuyên kiểm tra thay thế sửa chữa bổ sung những thiết bị đồ
dùng đồ chơi có nguy cơ xảy ra tai nạn cho trẻ trong nhà trường
Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học xanh sạch đẹp an toàn và
thân thiên.
Biện pháp 5: Chỉ đạo các nhà trường thực hiện tốt công tác Y tế
trường học.

Thành lập Ban chỉ đạo công tác y tế trường học
Lựa chon cán bộ y tế chuyên trách có trình độ chuyên môn vững nàng kỹ
năng sơ cấp cứu ban đầu tốt. Xây dựng kế hoạch hoạt động khoa học phù hợp
có tính khả thi. Trang bị đầy đủ dụng cụ y tế tối thiểu, có đầy đủ các tranh ảnh
tuyên truyền, bảng theo dõi sức khoẻ của trẻ.
Lập đầy đủ các loại hồ sơ theo dõi sức khoẻ, theo dõi tình trạng trẻ bị tai
nạn trong nhà trường.
Thực hiện kiểm tra sức khỏe vào đầu năm học để đánh giá tình trạng
dinh dưỡng và sức khỏe: đo chiều cao, cân nặng đối với trẻ dưới 36 tháng
tuổi; đo chiều cao, cân nặng, huyết áp, nhịp tim, thị lực đối với học sinh từ 36
tháng tuổi trở lên.
Đo chiều cao, cân nặng, ghi biểu đồ tăng trưởng, theo dõi sự phát triển
thể lực cho trẻ dưới 24 tháng tuổi mỗi tháng một lần và cho trẻ em từ 24 tháng
tuổi đến 6 tuổi mỗi quý một lần; theo dõi chỉ số khối cơ thể
Thường xuyên theo dõi sức khỏe cho trẻ, phát hiện giảm thị lực, cong
vẹo cột sống, bệnh răng miệng, rối loạn sức khỏe tâm thần và các bệnh tật
khác để xử trí, chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định và áp
dụng chế độ học tập, rèn luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Phối hợp với các cơ sở y tế có đủ điều kiện để tổ chức khám, điều trị
theo các chuyên khoa cho học sinh.
Sơ cứu, cấp cứu theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.
Phối hợp với cơ sở y tế địa phương trong việc tổ chức các chiến dịch
tiêm chủng, uống vắc xin phòng bệnh cho học sinh.
Thông báo định kỳ tối thiểu 01 lần/năm học và khi cần thiết về tình hình
sức khỏe của học sinh cho cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh. Nhân
viên y tế trường học đánh giá tình trạng sức khỏe học sinh vào cuối mỗi cấp
học để làm căn cứ theo dõi sức khỏe ở cấp học tiếp theo.
Lập và ghi chép vào sổ khám bệnh, sổ theo dõi sức khỏe học sinh, sổ
theo dõi tổng hợp tình trạng sức khỏe học sinh.


15


Thường xuyên kiểm tra, giám sát các điều kiện học tập, vệ sinh trường
lớp, an toàn thực phẩm, cung cấp nước uống, xà phòng rửa tay.
Thường xuyên đôn đốc, giám sát và kiểm tra các trường học trong việc
thực hiện các nội dung về công tác y tế trường học theo quy định tại Thông tư
liên tịch này.
Phối hợp với ngành Y tế trong công tác đào tạo, tập huấn chuyên môn,
nghiệp vụ cho nhân viên y tế trường học
Cung cấp kiến thức cho các thành viên trong nhà trường được cung cấp
những kiến thức về yếu tố nguy cơ và cách phòng, chống tai nạn, thương tích.
Có các quy định về việc phát hiện và xử lý khi xảy ra tai nạn thương
tích.
Biện pháp 6: Chỉ đạo các nhà trường thực hiện tốt công tác đảm bảo
an toàn cho trẻ thông qua việc bồi dưỡng kiến thức sơ cấp cứu ban đầu
cho giáo viên
Sau khi tập huấn chuyên đề về công tác chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo
an toàn cho trẻ tại Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá chúng tôi tiến hành mở
lớp tập huấn cho CBGV, NV trong toàn huyện để cán bộ giáo viên nhân viên
có kiến thức kỹ năng về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường
mầm non.
Cánh xử lý vật đường thở, điện giật, đuối nước, vết thương chảy máu,
rắn cắn, chó cắn
Xử trí một số tai nạn khác: Hóc xương, bỏng, gãy xương…
Giáo viên được học cả lý thuyết và thực hành để từ đó có thêm kỹ năng
trong việc sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ tại các trường mầm non
Tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả học chuyên đề của từng đơn vị, nhìn
chung cán bộ giáo viên đã nắm được kỹ năng chăm sóc sức khoẻ, kỹ năng sơ
cứu ban đầu khi trẻ sảy ra tai nạn thương tích và từ đó giáo viên vận dụng vào

công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường.
Biện pháp 7: Chỉ đạo các nhà trường nâng cao hiệu lực hiệu quả
công tác quản thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn cho trẻ
Xây dựng các quy định về công tác đảm bảo an toàn cho trẻ yêu cầu
CBGV, NV trong nhà trường phảỉ nghiêm túc thực hiện.
Thường xuyên kiểm tra đôn đốc giám sát việc thực hiện nội quy quy
định của của giáo viên nhân viên, tiến hành cho giáo viên ký cam kết thực
hiện tốt các nội dung đảm bảo an toàn cho trẻ và gắn vào tiêu chí thi đua hàng

16


tháng có đánh giá rút kinh nghiệm đổng thời xử lý nghiêm những đối tượng
giáo viên vi pham.
Phân công lịch trực và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng giáo viên đóng
cổng trường trước khi hết giờ đón trẻ.
Thường xuyên kiểm tra đồ dùng, trang thiết bị để có biện pháp khắc
phục xử lý kịp thời các trang thiết bị có thể xảy ra mất an toàn cho trẻ.
Lập hồ sơ theo dõi sức khoẻ và các hiện tượng tai nạn thương tích xảy ra
trong nhà trường, cách xử lý.
Chỉ đạo giáo viên luôn lồng ghép, tích hợp giáo dục về an toàn cho trẻ
trong mọi chủ đề, lồng ghép nội dung phòng tránh tai nạn thương tích vào
chương trình giáo dục, các hoạt động trong ngày một cách hiệu quả.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Sau khi áp dụng các biện pháp trên hiệu quả công tác đảm bảo an toàn
cho trẻđược nâng lên đáng kể:
Đối với đội ngũ CBQL,GV, NV nhận thức rõ được tầm quan trọng của
công tác đảm bảo an toàn cho trẻ từ đó đã xác định rõ công tác đảm bảo an
toàn cho trẻ được đăt lên hàng đầu. Giáo viên nghiêm

nghiêm túc Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT; xây dựng môi trường giáo dục
an toàn, thân thiện, môi trường “học bằng chơi” cho trẻ tại trường, lớp mầm
non, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ.
Chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ được thực hiện đẩm bảo theo quy
định.
Nhân viên Y tế đã phát huy tốt nhiệm vụ của mình trong công tác chăm
sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ
Thực hiện nghiêm các quy định về vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn
thực phẩm trong các bếp ăn tại các cơ sở GDMN.
Công tác kiểm tra thường xuyên, đột xuất hoạt động của các nhà trường,
được thực hiện thường xuyên, kịp thời phát hiện, chỉ đạo khắc phục những
yếu tố nguy cơ gây mất an toàn đối với trẻ.
Nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, tình yêu thương trẻ
trong đội ngũ GV và CBQL;
Phối kết hợp với phụ huynh thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn cho
trẻ trong trường mầm non như thực hiện đón trả trẻ đùng giờ quy định.
Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kĩ năng chăm sóc, giáo dục
trẻ, phòng tránh tai nạn thương tích cho người chăm sóc trẻ, các bậc cha mẹ
17


và cộng đồng được thực hiện hiệu quả.
100% số trẻ đến trường được đảm bảo an toàn tuyệt đối không có hiện
tượng tai nạn thương tích sảy ra trong các nhà trường
Kêt quả đạt được sau khi đã áp dụng các biện pháp mới
Tổng số trường được đánh giá theo 68 tiêu chí quy định tại Thông tư 13
TT/BGD-ĐT 42/42 trường đạt 100%
Tổng số tiêu chí được đánh giá là 66 tiêu chí ( có tiêu chí không thuộc
phạm vi đánh giá đó là ( tiêu chí 33 bếp than tổ ong, tiêu chí 62 Chó nuôi phải
được tiêm phòng và được nhốt trong thời gian trẻ ở trường.

Số trường đạt từ 61- 65 tiêu chí là: 28 trường
Số trường đạt từ 53-60 tiêu chí là 14 trường
Số trường đạt mức từ 52 tiêu chí trở xuống là: 0
Nhìn vào số lượng trên cho thấy kết quả đánh giá theo Thông tư 13/TTBGĐ Về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích
trong cơ sở giáo dục mầm non số trường đạt từ 61- 65 tiêu chí tăng từ 22 lên
28 trường tăng 6 trường so với năm học trước; số trường đạt từ 53- 60 tiêu chí
giảm xuống còn 14 trường điều đó khẳng định rằng các biện pháp mà tôi đưa
ra là hoàn toàn có tính khả thi.

18


3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Chăm sóc chu đáo, đảm bảo an toàn cho các cháu luôn là mục tiêu được
Bộ giáo dục đặt ra cho các cơ sở giáo dục.
Để làm được điều đó thì mỗi cán bộ quản lý giáo viên luôn phải thực
hiện tốt các văn bản hướng dẫn của cấp trên, triển khai đày đủ đến từng cán
bộ giáo viên trong đơn vị, đồng thời cần chỉ đạo thực hiện tốt công tác y tế
học đường là một khâu hết sức quan trọng trong các cơ sở giáo dục. Nhằm hỗ
trợ và đáp ứng mọi sự an toàn về thể chất và tinh thần của trẻ em, những thế
hệ tương lai của đất nước.
Giáo viên cần chú trọng đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động
chăm sóc, giáo dục trẻ, phát huy tính tích cực của trẻ, không gây áp lực đối
với trẻ.
Ngành Giáo dục đã phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế trong công tác chỉ
đạo, hướng dẫn công tác chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh và kiểm
tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn trong các cơ sở GDMN để
tổ chức tốt bữa ăn bán trú cho trẻ tại trường.
Thực hiên hiện hợp đồng thực phẩm với những đơn vị cung ứng thực

phẩm an toàn, thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng. Các bếp ăn được bố trí
theo nguyên tắc một chiều, đảm bảo chế độ kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thực
phẩm.Tích cực bồi bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ về
công tác đảm bảo an toàn cho trẻ, kỹ năng xử lý các tình huống sơ cấp cứu,
phòng tránh tai nạn thương tích, phòng tránh một số bệnh thường gặp đối với
trẻ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm thực hiện tốt công tác đảm bảo
an toàn cho trẻ trơng trường mầm non.
Để đáp ứng công tác đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chỉ
đạo thực hiện bản thân tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm như sau:
Thực hiện nghiêm túc Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT; xây dựng môi
trường giáo dục an toàn, thân thiện, môi trường “học bằng chơi” cho trẻ tại
trường, lớp mầm non, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ.
Kiểm soát chặt chẽ nguồn thực phẩm và thực hiện nghiêm các quy định
về vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bếp ăn tại các cơ sở GDMN.
Ngành Giáo dục phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức,
ban, ngành liên quan, kiểm tra hoạt động của các trường mầm non kịp thời
phát hiện, chỉ đạo khắc phục những yếu tố nguy cơ gây mất an toàn đối với

19


trẻ. Xử lí nghiêm những cơ sở GDMN để xảy ra tình trạng mất an toàn đối
với trẻ.
Phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn công
tác chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh và kiểm tra chất lượng vệ sinh
an toàn thực phẩm tại bếp ăn trong các cơ sở GDMN để tổ chức tốt bữa ăn
bán trú cho trẻ tại trường.
Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề
nghiệp, tình yêu thương trẻ trong đội ngũ GV và CBQL, thường xuyên bồi
dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ

GVMN.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kĩ năng chăm sóc,
giáo dục trẻ, phòng tránh tai nạn thương tích cho người chăm sóc trẻ, các bậc
cha mẹ và cộng đồng.
Thường xuyên mới chương trình đào tạo GVMN, chú trọng giáo dục đạo
đức, kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên trong cơ sở đào tạo; quản lý chặt chẽ
các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non, đảm bảo đầu ra có chất lượng.
Nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác quản thực hiện tốt công tác đảm bảo
an toàn cho trẻ đưa công tác đảm bảo an toàn cho trẻ là 1 tiêu chí để đánh giá
thi đua trong năm học
Làm tốt công tác tham mưu để xây dựng CSVC trong nhà trường đảm
bảo theo quy định đáp ứng với các
3.2. Kiến nghị:
Đối với Sở Giáo dục
Tăng cường mở các lớp tập huấn để cán bộ giáo viên được tham gia học
tập để nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng trường học an toàn, phòng
chống tai nạn thương tích cho trẻ.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thọ Xuân, ngày ... tháng ... năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi
viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Đỗ Thị Thanh

20



21



×