Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo bé 3 4 tuổi tại trường mầm non an hoạch TPTH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.07 KB, 23 trang )

I. MỞ ĐẦU
I.1 Lý do chọn đề tài:
Trước yêu cầu đổi mới của giáo dục ngày càng được nâng cao, nhất là đối
với chương trình giáo dục mầm non mới, đòi hỏi cán bộ quản lý, giáo viên phải
nắm bắt kịp thời những quan điểm, xu hướng phát triển của giáo dục đào tạo,
nhằm đáp ứng được nhu cầu học tập, vui chơi của trẻ và đổi mới phải phù hợp
với điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương.
Giáo dục là đòn bẩy, là nhân tố quyết định đối với sự phát triển của xã hội.
(Điều 22 luật giáo dục 2005) đã nhấn mạnh đến mục tiêu“ Giúp trẻ phát triển về
thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, ngôn ngữ, những yếu tố đầu tiên của nhân
cách để chuẩn bị cho trẻ vào lớp một”. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên,
bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, Để thực hiện có hiệu quả mục
tiêu trên trường mầm non An Hoạch thành phố Thanh Hóa đã nghiêm túc thực
hiện chương trình giáo dục theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tổ chức
đa dạng các hoat động khác nhau nhằm giúp trẻ hình thành và phát triển nhân
cách toàn diện. Trong các hoạt động đó thì việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho
trẻ trong năm học: 2016 – 2017 được nhà trường đặc biệt quan tâm. Mục đích
giúp trẻ được khám phá môi trường xung quanh, tạo điều kiện cho trẻ trải
nghiệm với thực tế sống động của tự nhiên và xã hội, qua đó trẻ tìm hiểu về đặc
điểm, thuộc tính của mọi sự vật hiện tượng, các mối quan hệ, sự thay đổi và phát
triển của chúng.
Đây là hoạt động thiết thực làm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ, mở
cho trẻ cánh cửa vào thế giới rộng lớn hơn, giúp trẻ phát triển toàn diện về các
mặt trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, thể lực và lao động.
Có thể nói, trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, khi trẻ đùa nghịch, cười
nói, chạy nhảy… thực chất là trẻ đang khám phá, học hỏi và có điều kiện phát
triển tốt nhất những cảm xúc tích cực của mình. Bên cạnh đó, các hoạt động này
giúp trẻ phát triển về mặt thể chất, vận động, giúp tiêu hao năng lượng, giúp trẻ
ăn, ngủ ngon hơn. Việc chạy nhảy, vui đùa, hít thở không khí trong lành sẽ giúp
cho đầu óc thoải mái, sảng khoái hơn, trẻ sẽ tiếp thu các bài học trong lớp một
cách dễ dàng hơn. Một lợi ích quan trọng của hoạt động ngoài trời là tăng cường


kĩ năng giao tiếp của trẻ. Trẻ sẽ tiếp xúc, làm quen, nói chuyện với các bạn trong
lớp, từ đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. Ngoài ra trẻ sẽ dễ dàng
thích nghi, hòa nhập khi đến các môi trường khác. Do đó, có thể khẳng định
rằng, hoạt động ngoài trời có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển
thể chất, tình cảm, trí tuệ của trẻ.
Tuy nhiên kết quả của việc tổ chức hoạt động ngoài trời mang lại còn phụ
thuốc rất nhiều vào hình thức, khả năng, phương pháp cách thức tổ chức của
từng giáo viên. Thực tiễn hiện nay cho thấy hoạt động ngoài trời còn chưa được
giáo viên quan tâm đầu tư, các giờ hoạt động ngoài trời còn đơn giản, sơ sài, áp
đặt, một số cô hướng dẫn còn chung chung, cứng nhắc, làm đối phó, trẻ hoạt
động tự do, hoạt động do cô tổ chức chưa có sức lôi cuốn, trẻ, hoạt động rời rạc,

1


cô chưa lấy trẻ làm trung tâm, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động sáng
tạo của trẻ, chưa tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, trải nghiệm, phát triển tư
duy. Bởi thế cần có sự đổi mới trong tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ Mầm
non. Đặc biệt với trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi. Đây là lứa tuổi đã và đang phát triển
mạnh mẽ nhất về thể chất và trí tuệ.
Từ những lợi ích to lớn của hoạt động ngoài trời mang lại và qua thực tế
việc tổ chức hoạt động ngoài trời của giáo viên. Năm học: 2016 – 2017 tôi đã
mạnh dạn đầu tư nghiên cứu và áp dụng thực hiện.
“Kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng hoạt động ngoài
trời cho trẻ 3 – 4 tuổi tại trường mầm non An Hoạch”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục hiện nay. Giúp giáo viên
nhận thức được tầm quan trọng, ích lợi to lớn của hoạt động ngoài trời đối với
sự phát triển của trẻ. Mặt khác tổ chức thường xuyên hoạt động ngoài trời giúp
cho giáo viên biết căn chỉnh thời gian trong việc thực hiện chế độ một ngày của

trẻ ở trường, đồng thời tạo thói quen giờ nào việc ấy để giáo viên nghiêm túc
thực hiện.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng hoạt động ngoài trời cho trẻ 3 – 4
tuổi tại trường mầm non An Hoạch.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp thống kê toán học- đánh giá phân tích kết quả
- Phương pháp tổng hợp phân tích các tài liệu có liên quan
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lý luận
Việc giáo dục trẻ nhỏ về những giá trị của môi trường sống, giúp trẻ được
gần gũi với thiên nhiên, tìm hiểu và học cách hòa nhập với môi trường xung
quanh là vô cùng cần thiết. Quá trình giáo dục này có thể tiến hành thông qua
nhiều hoạt động khác nhau nhưng hoạt động ngoài trời vẫn được coi là một hoạt
động có nhiều ưu thế. Rất nhiều nhà khoa học đã chứng minh rằng:
“Sau các hoạt động giáo dục có chủ đích, giáo viên cho trẻ tham gia vào
các hoạt động ngoài trời, có khi chỉ cần đi dạo quanh sân trường cũng đủ giúp
trẻ vận động thân thể và hít thở không khí trong lành, giúp đầu óc trẻ thoải mái,
sảng khoái hơn. Ngoài ra, khi luyện tập và tham gia các trò chơi vận động ngoài
trời thường xuyên với thời gian thích hợp sẽ giúp cho cơ thể trẻ tự tổng hợp
(Vitamin D được tổng hợp từ chất Dehydrocholesterol ở dưới da dưới tác dụng
bức xạ của tia cực tím trong ánh sáng mặt trời thành cholecalciferol – Vitamin
D3) góp phần giúp cho hệ xương phát triển. Đặc biệt, ở lứa tuổi đang lớn này,
xương hấp thụ nhiều canxi hơn nên tham gia các hoạt động ngoài trời giúp cho
các tế bào tạo xương xây đắp cho xương đặc hơn, rắn chắc hơn, dẻo dai hơn. Trẻ
sẽ phát triển tối đa về chiều cao, về trọng lượng, về sự rắn chắc của thể hình”.
2



Nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh: “Không gì khiến trẻ thấy thoải
mái, tự tin và vui vẻ hơn khi trẻ được chạm tay vào mọi thứ xung quanh và tự
khám phá sự việc bằng các giác quan, cảm xúc của mình”.
Môi trường bên ngoài lớp học rất tốt đối với sức khỏe và việc học tập, vui
chơi của trẻ. Chơi ngoài trời tạo cho trẻ vận động toàn thân, phát triển các kỹ
năng vận động như : đi, đứng, chạy, nhảy, leo trèo, thăng bằng, sức mạnh và cả
sự kết hợp các giác quan và tiếp nhận cảm giác...
Nội dung quan sát có chủ định dựa vào nội dung của chủ đề, chủ điểm
đang thực hiện trong thời gian đó. ngoài ra còn có những quan sát do sự phát
hiện của trẻ, giáo viên phải khéo léo lôi cuốn cả những trẻ khác cùng quan sát.
Cũng có thể tổ chức làm thí nghiệm ngoài trời trong điều kiện cho phép, cho trẻ
quan sát những thay đổi của cuộc sống hàng ngày, trong môi trường thiên nhiên,
xã hội xung quanh.
2.2. Thực trạng việc tổ chức hoạt động ngoài trời tại trường mầm non
An Hoạch
* Thuận lợi
Trường Mầm Non An Hoạch có đầy đủ cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ
dùng, đồ chơi ngoài trời an toàn, phong phú mang tính thẩm mỹ cao. Có sân
chơi rộng rãi, thoáng mát, có nhiều cây xanh bóng mát...Cảnh quan nhà trường
đẹp, có khu vườn cổ tích rất thuận lợi cho sự trải nghiệm khám phá tìm hiểu môi
trường xung quanh của trẻ. Nhà trường đã xây dựng được trường lớp xanh sạch
đẹp, an toàn và thân thiện. Địa phương, lãnh đạo nhà trường, các bậc phụ huynh
quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt
động của trẻ tương đối tốt.
Là phó hiệu trưởng được phân công phụ trách chuyên môn bản thân
thường xuyên quan sát, dự tất cả các hoạt động giáo dục của giáo viên. Tích cực
học hỏi đồng nghiệp qua sinh hoạt chuyên đề và tự tìm hiểu qua các loại sách
báo. Thăm quan dự giờ các trường bạn. đồng thời trong quá trình duyệt kế hoạch
từng chủ điểm tôi đặc biệt quan tâm chỉ đạo giáo viên sắp xếp hoạt động ngoài

trời theo từng chủ đề với các nội dung phong phú, hấp dẫn với trẻ ở từng độ tuổi
và phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp. Cùng với giáo viên làm tốt
công tác tuyên truyền với phụ huynh giúp họ hiểu được tầm quan trọng của hoạt
động ngoài trời đối với sự phát triển toàn diện của con em họ. Từ đó thu hút
được sự quan tâm ủng hộ các nguyên vật liệu để cô và trẻ làm đồ dung, đồ chơi,
tạo cảnh quan môi trường thuận lợi phục vụ cho các hoạt động học tập, vui chơi
và đặc biệt là hoạt động ngoài trời.
* Khó khăn
Đồ dùng trang thiết bị phục vụ hoạt động ngoaì trời còn hạn chế, chưa đa
dạng, màu sắc chưa bắt mắt...
Một số giáo viên ngại tổ chức hoạt động ngoài trời vì thiếu kỹ năng thu hút,
chưa có nhiều thủ thuật gây hứng thú đối với trẻ, chưa biết khai thác triệt để
những kiến thức trong quá trình tổ chức hoạt động ngoài trời, chưa bám sát mục
đích tổ chức hoạt động, còn tham nhiều nội dung tích hợp, nội dung lồng ghép
3


chưa hợp lý, trang phục, tác phong của cô và trẻ chưa được quan tâm đúng mức
dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện các trò chơi vận động, bất tiện cho việc
quan sát, tri giác các sự vật hiện tượng.
Cùng là trẻ 3 -4 tuổi nhưng nhận thức không đồng đều nên khó khăn trong
việc lựa chọn phương pháp phù hợp để cung cấp kiến thức cho trẻ.
Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn kém. Trẻ dễ dàng bị cuốn hút vào các
hoạt động khác và cũng nhanh chóng mất hứng thú.
Còn một số trẻ rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và không thích tham gia vào các
hoạt động tập thể.
Tài liệu tham khảo về hướng dẫn tổ chức các hoạt động ngoài trời chưa
phong phú.
Một số phụ huynh chưa nhận thức đúng đắn về hoạt động ngoài trời cho
trẻ. Như sợ trẻ ra sân chơi sẽ bị nắng, gió dẫn đến ốm đau, sợ con bị ngã chầy

xước nên hạn chế cho con chạy nhảy, nô đùa...
Từ những thuận lợi và khó khăn trên, để tìm ra cho mình những giải pháp
hợp lý, có hiệu quả việc đầu tiên là tôi tiến hành khảo sát chất lượng của giáo
viên và trẻ lớp mẫu giáo bé C1.
Đối với giáo viên: Sau khi dự giờ, theo dõi, góp ý, xây dựng và thống nhất
ý tưởng trước và sau khi tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ. Bản thân đã cùng
với giáo viên rút kinh nghiệm về cách thức tổ chức, phương pháp và tiến trình
của một giờ hoạt động ngoài trời. Trong đó đặc biệt chú trọng đến phương pháp
quan sát, đàm thoại có chủ đích được sử dụng nhiều nhất, mà linh hồn của nó
chính là kỹ năng đặt câu hỏi, tạo môi trường có những tình huống cụ thể để trẻ
được trực tiếp tham gia vào quá trình giải quyết các tình huống đó.
Bảng khảo sát chất lượng trên giáo viên tại lớp mẫu giáo bé C1
TT
1

2

3
4
5

Nội dung khảo sát
Kỹ năng chuẩn bị môi trường, không gian,
thời gian, đồ dùng, đồ chơi trước khi tổ
chức hoạt động ngoài trời cho trẻ
Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên
môn, có ý thức tốt trọng việc ghi chép, rút
kinh nghiệm sau góp ý. Có tác phong sư
phạm, đoàn kết giúp đỡ nhau hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao.

Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hình thể trong
việc bao quát và phát huy tính chủ động
sang tạo của trẻ theo quan điểm giáo dục
“Lấy trẻ làm trung tâm”
Kỹ năng đặt câu hỏi đàm thoại với trẻ,
Kỹ năng sử lý tình huống trong quá trình tổ
chức hoạt động ngoài trời cho trẻ

Điểm
tối đa

Mức độ
Điểm đạt được

20đ

13 đ

20

15đ

20

16đ

20

13đ


20

16đ

4


6
7

8

Kỹ năng sáng tác và sử dụng thơ ca hò vè
trong tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ
. Thực hiện tốt những yêu cầu về chuyên
môn, có sự đầu tư nghiên cứu kỹ nội dung,
có sáng tạo trong sử dụng các biện pháp, đổi
mới trong hình thức tổ chức HĐNT
Yêu thương trẻ, gần gũi chăm sóc giáo dục
trẻ. khiêm tốn học hỏi, có thái độ chan hòa,
thân thiện với giáo viên, phụ huynh và trẻ

20

11đ

20

15đ


20

17đ

Đối với trẻ:
Cụ thể: Tổng số trẻ lớp mẫu giáo bé C1: 30 cháu (19 nam; 11 nữ )
Bảng khảo sát chất lượng các nội dung trên trẻ đầu năm học:
Mức độ đạt được
T. số
TT
Nội dung khảo sát
trẻ Tốt % Khá % TB % CĐ %

1

2

3

4
5

Trẻ có kỹ năng hoạt động
có chủ định, kỹ năng quan
sát., kỹ năng phân tích, so
sánh, tổng hợp.
Kỹ năng chơi vận động.
Vận động thô., Vận động
tinh.
Kỹ năng chơi tự do. Chơi

với đồ chơi ngoài trời. (đu
quay, cầu trượt...). Đồ
chơi sáng tạo (do cô và trẻ
chuẩn bị).
Trẻ thích thú, tò mò ham
hiểu biết khi tham gia hoạt
động
Trẻ tự tin thể hiện hiểu
biết về thế giới xung
quanh

30

8

26

13

43

6

21

3

10

30


9

30

14

46

5

17

2

7

30

10

33

13

43

5

17


2

7

30

14

46

9

30

4

14

3

10

30

9

30

15


50

5

17

1

3

Qua việc khảo sát trên tôi thấy chất lượng giáo viên và trẻ lớp mẫu giáo bé
C1 chưa cao. Tôi suy nghĩ tìm ra biện pháp để chỉ đạo giáo viên nâng cao chất
lượng hoạt động ngoài trời cho khối mẫu giáo bé, áp dụng cụ thể vào lớp mẫu
giáo bé C1 và yêu cầu giáo viên cùng phối hợp thực hiện.

5


2.3. Các giải pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng hoạt động
ngoài trời cho trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi. ( Lớp MG bé C1)
2.3.1. Nâng cao nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của hoạt
động ngoài trời đối với sự phát triển của trẻ.
Những năm qua hoạt động ngoài trời cho trẻ mầm non chưa được quan tâm
chú trọng. Nhiều giáo viên thường xuyên cắt xén hoặc tổ chức qua loa, chưa bài
bản, chưa chú trọng đến nội dung, hình thức và phương pháp thực hiện, dẫn đến
các hoạt động rời rạc, hiệu quả không cao. Qua nghiên cứu tôi nhận thấy sự cần
thiết phải chú trọng đến hoạt động ngoài trời để giúp cho trẻ được tìm hiểu nhiều
điều thú vị qua việc trải nghiệm những kiến thức thực tiễn ở môi trường ngoài
lớp học, giúp cho giáo viên có kỹ năng trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời

cho trẻ tại trường mầm non An Hoạch.
Ngay từ đầu năm học, khi triển khai nhiệm vụ chuyên môn đến từng nhóm
lớp. Tôi đã yêu cầu giáo viên nghiêm túc thực hiện đúng, đủ chế độ sinh hoạt
một ngày của trẻ, không cắt xén chương trình, không xem nhẹ bất kỳ một hoạt
động nào, thực hiện đúng thời điểm và đặc biệt chú trọng hơn đến hoạt động
ngoài trời. Công bố trước tập thể cán bộ giáo viên về sự lựa chọn của mình trong
việc lấy lớp mẫu giáo Bé C1 để tiến hành áp dụng thực nghiệm, đồng thời báo
cáo với hiệu trưởng về mục đích của bản thân nhằm nâng cao chất lượng hoạt
động ngoài trời cho trẻ và yêu cầu giáo viên của lớp C1 cùng phối hợp thực hiện.
Tôi đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của hiệu trưởng nhà trường, sự chấp
hành của giáo viên. Để thực hiện hiệu quả tôi đã tiến hành từng bước như sau:
- Khi duyệt kế hoạch chuyên môn của giáo viên theo chủ đề, chủ điểm tôi
đã chú trọng nhiều hơn đến nội dung kiến thức của hoạt động ngoài trời, nội
dụng phải gắn với chủ đề mà trẻ đang học, phải phù hợp với đặc điểm nhận
thức, tâm lý cũng như điều kiện thực tế của trường lớp
- Kế hoạch phải có độ mở cao.
- Yêu cầu giáo viên thực hiện thường xuyên và trở thành nguyên tắc cho
việc chấp hành đúng, đủ chế độ “Giờ nào việc nấy”. làm tốt yêu cầu này cũng
tạo cho giáo viên một thói quen khi căn chính thời gian để đảm bảo chất lượng
cho các hoạt động, mặt khác giúp cho trẻ được thường xuyên thay đối trạng thái
hoạt động trong ngày, cả cô và trẻ sẽ năng động hơn, gần gũi hơn và giúp giáo
viên nắm bắt được rõ nét hơn về tính cách, năng lực của từng trẻ, có các nội
dung, biện pháp phù hợp để hướng dẫn trẻ tiếp thu, lĩnh hội kiến thức một cách
cụ thể xát thực hơn. Trong quá trình dự hoạt động ngoài trời, tôi quan tâm nhiều
đến việc giáo viên sử dụng kỹ năng đặt câu hỏi đàm thoại đối với trẻ, đây chính
là một kỹ năng không thể thiếu khi tổ chức bất kỳ một hoạt động nào. Bởi hệ
thống câu hỏi đàm thoại chính là linh hồn của việc truyền đạt kiến thức
2.3.2. Phát huy nhu cầu hứng thú của trẻ bằng cách khuyến khích
giáo viên thường xuyên sử dụng ngôn ngữ hình thể và áp dụng hiệu quả
phương pháp dạy học “lấy trẻ làm trung tâm” trong việc tổ chức hoạt động

ngoài trời.

6


Trẻ luôn thích tìm hiểu khám phá những điều mới lạ, vì vậy một giáo viên
mầm non cần phải sáng tạo trong phương pháp giảng dạy, luôn mang đến cho trẻ
những điều mới lạ mối ngày và luôn là động lực để trẻ đén trường. một trong
những phương pháp dạy học hiệu quả nhất đó là phương pháp “ Lấy trẻ làm
trung tâm” như chúng ta đã biết mỗi đưa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác
nhau về thể chất và tâm lý, do đó chúng có hứng thú, tốc độ và cách học tập, vui
chơi khác nhau, trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có ngừoi lớn hỗ trợ và mở rộng
những gì mà chúng đang hứng thú, đang thực hiện, vì vậy với trẻ mẫu giáo đặc
biệt là trẻ 3 – 4 tuổi các giờ hoạt động cô giáo nên chú ý sử dụng đa dạng các
loại ngôn ngữ giúp trẻ lĩnh hội tri thức mới, củng cố, hệ thống hóa các tri thức
đã có, đồng thời hình thành và rèn luyện các kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội.
Hiện nay hầu hết giáo viên thường dạy cho trẻ những gì mà cô biết và cứ
thế áp đặt trẻ chứ không phát huy nhu cầu hứng thú của trẻ. Chính vì vậy
phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm khác với dạy học truyền thống là
không truyền đạt kiên thức cho trẻ mà tạo ra các điều kiện, các cơ hội để mọi
đứa trẻ được chủ động, sáng tạo, tích cực, tự chiếm lĩnh kiến thức, kinh nghiệm,
- Sử dụng những biểu hiện phi ngôn ngữ mang lại cho trẻ sự tò mò, sự thích
thú trong quá trình khám phá. Đối với một giáo viên mầm non ngoài những yêu
cầu phải giỏi về chuyên môn còn phải có một số năng lực khác như phải có năng
khiếu múa, hát, đọc thơ, kể chuyện, có một chút hài hước trong tính cách. có
tính kiềm chế cao và đặc biệt phải có khả năng sử dụng ngôn ngữ hình thể một
cách khéo léo như cười nói, minh họa qua cử chỉ, điệu bộ, qua ánh mắt, động
tác. Những biểu hiện trên cô giáo biết sử dụng linh hoạt vào các tình huống cụ
thể sẽ mang lại rất nhiều lợi ích trong việc tổ chức các hoạt động, đặc biệt là
hoạt động ngoài trời. vì hoạt động ngoài trời có một không gian rộng mà cả cô

và trẻ đều được thỏa sức trải nghiệm. ngôn ngữ hình thể giúp cô thay lời nói
nhắc nhở trẻ hướng sự chú ý vào cô khi cần thiết.
Ví dụ: Cô rất vui khi nhìn trẻ bằng ánh mắt trìu mến, những cái xoa đầu trẻ
thân thiện, những lượt vỗ tay tán dương khi trẻ làm tốt những yêu cầu. và những
cái ôm thể hiện sự hài lòng, hoặc dung hình thể để bắt chiếc tạo dáng những con
vật, những động tác… và ngược lại cũng bằng những cử chỉ của cơ thể nói với
trẻ rằng cô rất không hài lòng, không đồng ý bằng cách thể hiện qua ánh mắt
buồn, giận dữ, thái độ không đồng tình như xua tay, vẫy tay, lắc đầu. v v… đây
là một loại ngôn ngữ tế nhị nếu giáo viên thường xuyên sử dụng và sử dụng
đúng lúc, đúng chỗ sẽ tạo cho trẻ một thói quen tốt khi rèn luyện các nề nếp học
tập, vui chơi cho trẻ, mặt khác nó còn có tác dụng giúp cho giáo viên giảm bớt
căng thẳng, tăng tính hài hước và giải phóng sức lao động.
2.3.3. Chọn môi trường hoạt động phù hợp và luôn đổi mới hình thức tổ
chức hoạt động ngoài trời cho trẻ.
Môi trường hoạt động ngoài trời rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.
Nhưng môi trường hoạt động của trẻ mầm non cần phải phù hợp với 9 chủ đề chủ điểm lớn xuyên suốt một năm học..

7


Ngay từ đầu năm học bản thân tôi đã nghiên cứu trước 9 chủ điểm lớn dành
cho trẻ 3 -4 tuổi và nghiên cứu kế hoạch năm học để hướng dẫn giáo viên xây
dựng kế hoạch hoạt động ngoài trời, quan tâm nhiều đến các nội dung hoạt động
ngoài trời khi duyệt kế hoạch cho giáo viên, cùng với giáo viên ngiên cứu các
nội dung quan sát cho phù hợp, tìm hiểu một số trò chơi vận động, trò chơi dân
gian, đồ dùng đồ chơi phù hợp với chủ điểm, kết hợp với phương pháp, hình
thức tổ chức luôn luôn thay đổi để trẻ hoạt động tích cực và đạt hiệu quả cao.
Ví dụ: Chủ điểm bản thân
Tuần
Tuần 3

Tuần 1
Tuần 2
Chủ đề nhánh: Tôi
Chủ đề nhánh: Tôi Chủ đề nhánh: Cơ
cần gì để lớn và
là ai
thể tôi
Hoạt động
khỏe mạnh
Hoạt động có - Quan sát thời tiết. - Dạo chơi phát
- Quan sát thời tiết.
chủ đích
dạo chơi sân trường, hiện âm thanh
Đố về các loại quả:
( quan sát)
lắng nghe âm thanh khác nhau ở sân
đu đủ, thanh long...
khác nhau ở sân
trường.
Hát “ Mời bạn ăn,
chơi.
- Quan sát sự thay thật đáng chê...”
- Vẽ phấn trên sân
đổi của thời tiết,
hình bạn trai, bạn
trò chuyện những
gái. Nghe kể chuyện vấn đề liên quan
đọc thơ, hát “mừng đến thời tiết và sức
sinh nhật”
khỏe

Trò chơi vận - Chuyền bóng bằng - Mèo đuổi chuột
- Giúp cô tìm bạn
động; Trò
2 chân
- Chó sói xấu tính - Rồng rắn lên mây
chơi dân
- Trời mưa
- Bịt mắt bắt dê
- Bịt mắt bắt dê
gian.
- Giúp cô tìm bạn
- Trò chơi dân gian
- Chó sói xấu tính
- Trò chơi dân gian
Chơi tự chọn - Chơi với đồ chơi
- Chơi với cát và
Làm đồ chơi với
thiết bị ngoài trời
nước, xếp hình bạn nguyên vật liệu
- Chơi với cát,
trai, bạn gái bằng
thiên nhiên.
nước, in dấu bàn
que, hột hạt…
- Chơi với nước và
tay, chân ướm thử... - Chơi với đồ chơi cát.
và thiết bị ngoài
trời.
Hoạt động ngoài trời luôn được tôi quan tâm bám sát và rút kinh nghiệm
ngay sau khi dự. Tôi đã khuyến khích giáo viên áp dụng các hình thức tổ chức

hoạt động ngoài trời dưới dạng hội thi, trò chơi dân gian, các hình thức này giúp
trẻ không nhàm chán mà còn củng cố cho trẻ thuộc, khắc xâu các bài đồng dao,
ca dao, trò chơi dân gian góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc mà
đang có nguy cơ bị lãng quên. Trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo, hứng thú mà lại
rất nhẹ nhàng, giúp nối gần tình cảm giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ tạo sự gần
gủi yêu thương đoàn kết. Tôi cùng với giáo viên xây dựng hoàn chỉnh một số
8


nội dung của hoạt động ngoài trời, bố trí cho các giáo viên trong trường được
dự và rút kinh nghiệm để nhân rộng ra các lớp khác.
Ví dụ: Hình thức tổ chức dưới dạng hội thi.
Chỉ đạo cô Mai Thị Bé thực hiện nội dung: Quan sát cây vú sữa.
Chủ điểm: Thế giới thực vật.
Yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm cấu tạo các bộ phận của cây
Vú sữa và tác dụng của cây Vú sữa.
- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp cho trẻ
Phát triển tư duy ngôn ngữ cho trẻ
- Thái độ: Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây xanh
Chuẩn bị:
Các mảnh nghép rời tranh vẽ cây Vú sữa dành cho 2 đội.
Các bông hoa ghi số tương ứng từ 1 – 3
Mũ múa cho 2 đội
Sân bãi sạch sẽ thoáng mát
Một số bài hát thuộc chủ đề.
Tiến hành:
Hoạt động của cô
* Hoạt động 1: Cô giới thiệu tiêu đề,
các đội chơi tham dự hội thi.

- Tiêu đề của hội thi “ Cây xanh của bé”
- Đội thi: Đội măng non
- Đội lá xanh
- Cô giới thiệu nội dung thi:
Phần thứ nhất: Tìm đề tài
Phần thứ hai: Bé hiểu biết

Hoạt động của trẻ
- Các đội thi lần lượt xuất hiện theo
giới thiệu của cô giáo người dẫn
chương trình.

- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu nội
dung thi.

* Hoạt động 2: Phần thi thứ nhất: Tìm
đề tài: ghép các mảnh tranh rời để tạo
thành bức tranh hoàn chỉnh để tìm ra đề
tài của hội thi.
Cách chơi: Mỗi đội sẽ có 3 mãnh ghép,
yêu cầu mỗi đại diện cử ra 3 đại diện
lên tham gia ghép các mảnh tranh rời
tạo thành bức tranh hoàn chỉnh trong
thời gian 3 phút, đội nào ghép nhanh,
chính xác, nói đúng tên đề tài sẽ thắng
cuộc.
- Trẻ nghe cô phổ biến luật chơi,
cách chơi.
- Trẻ chơi
- Trẻ chơi theo yêu cầu của cô

- Kết thúc trò chơi: Cô kiểm tra kết quả

9


của từng đội động viên khích lệ trẻ.
- Nếu trẻ ghép xong tranh cô cho trẻ
đọc tên cây
- Cô giới thiệu
- Cây Vú sữa chính là đề tài của hội thi
ngày hôm nay.
- Cô động viên khích lệ trẻ ở các đội
thi.
- Hỏi trẻ ai biết đặc điểm của cây Vú sữa
hãy nói cho cô và các bạn cùng nghe.
* Hoạt động 3: Phần thi thứ hai: Bé
hiểu biết : Ở phần thi này cô cho trẻ lên
hái hoa, trong mỗi bông hoa có câu hỏi,
cô sẽ đọc câu hỏi có trong bông hoa trẻ
hái và yêu cầu đội đó và trả lời câu hỏi.
- Cô có 4 câu hỏi dành riêng cho các
đội và 1 câu hỏi chung.
- Câu 1: Hãy kể tên các bộ phận của cây
Vú sữa
- Câu 2: Trồng cây Vú sữa có tác dụng
gì?
- Câu 3:Hãy nêu đặc điểm của thân cây
Vú Sữa.
- Câu 4: Hãy nêu đặc điểm của quả cây
Vú sữa


- Cây Vú sữa
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ lắng nghe và vỗ tay

- Trẻ trả lời.
- Trẻ nghe cô phổ biến luật chơi,
cách chơi

- Trẻ kể rễ, thân lá, cành, quả...

- Cho quả để ăn, cho bóng mát
- Thân có màu xám, cứng, có nhiều
cành tỏa về các hướng khác nhau.
- Quả có dạng hình tròn, vừa, vỏ
trơn, nhẳn, bên trong khi chín bổ ra
có màu trắng, có cả màu tím., nhiều
- Câu hỏi chung: Hãy nêu tác dụng của hạt màu đen, quả Vú Sữa ăn rất ngọt
cây xanh.
và bổ tốt cho sức khỏe.
- Cho bóng mát, làm không khí
- Cô động viên khích lệ trẻ ở các đội thi trong lành, cho quả để ăn, lấy gỗ,
sau mỗi câu hỏi.
làm các đồ dùng gia đình và đồ chơi.
* Kết thúc: Khen thưởng đội thắng - Trẻ nghe cô nhận xét.
cuộc, khích lệ động viên đội thua.
- Trẻ đọc và ra chơi.
- Nêu bài học giáo dục cho trẻ nghe.
- Đọc đồng giao “Lúa ngô là cô đậu nành”.
- Sau khi cùng giáo viên dự xong hoạt động ngoài trời do cô Mai Thị Bé

tổ chức tôi tiến hành lấy ý kiến nhận xét của các giáo viên tham dự để đi đến
những thống nhất trong chuyên môn, tháo gỡ những khó khăn, lúng túng của các
đồng chí khác trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời.

10


2.3.4. Đa dạng các trò chơi ngoài trời nhằm phát triển các giác quan,
tăng cường nhận thức cho trẻ
Hoạt động ngoài trời hàng ngày cung cấp nhiều cơ hội rèn luyện kỹ năng vận
động, phát triển tư duy, mở rộng vốn hiểu biết về môi trường xung quanh cho trẻ
thông qua việc thực hiện các trò chơi, vì vậy cần đa dạng các trò chơi ngoài trời .
Trẻ lắng nghe tiếng động, tiếng gió thổi, tiếng kêu ở đâu, lá rụng, chim hót,
ngửi mùi hoa, mùi cỏ, mùi lá cây, cảm nhận ánh nắng mặt trời, qua trò chơi ai tinh
mắt, đoán cây qua lá, đoán vật bằng tay, đoán xem tiếng động gì, ai thính tai, đoán sự
vật hiện tượng bằng các biểu hiện bắt chước, tạo dáng vv.
Trẻ chơi với cát, nước, sỏi, phấn vẽ, đất đá để biết được tính chất của
chúng. Chơi với lá cây như sếp lá thành những hình dạng khác nhau theo trí
tưởng tượng của trẻ như hình bông hoa, căn nhà, con bướm...
Trẻ tham gia trồng cây và chăm sóc vườn cây xung quanh khu vực trường
nhằm phát triển óc tò mò ở trẻ: quan sát sự thay đổi hàng ngày của cây xanh
trong trường và phân loại chúng theo nhóm, nhóm có hoa, nhóm không có hoa,
nhóm ăn quả, ăn lá, thử nghiệm reo hạt theo dõi sự phát triển nẩy mầm của hạt
mỗi ngày.
- Sưu tầm một số trò chơi vận động và trò chơi dân gian cho trẻ hoạt
động ngoài trời phù hợp với từng chủ đề.
Ví dụ:
Chủ đề
Trò chơi vận động
Trò chơi dân gian

Đuổi bắt bóng
Dung dăng dung dẻ
Đuổi bắt
Lộn cầu vồng
Bản thân
Đi đi nhẹ hơn
Kéo co
Quả bóng tròn
Chơi u
Đôi bạn
Gà tìm mẹ,
Thả đĩa ba ba.
Chim mẹ chim con.
Nhẩy bước
Gia đình
Tìm đúng nhà
Câu cá v.v...
Ai ném xa hơn
Qua những trò chơi này cũng giúp trẻ mở rộng mối quan hệ với thế giới
xung quanh, cách chăm sóc cây xanh và bảo vệ cây xanh, rèn cho trẻ cách giao
tiếp lịch sự với mọi người.
2.3.5. Làm tốt công tác tham mưu về cơ sở vật chất , quản lý, sử dụng
có hiệu quả đồ dùng, đồ chơi trang thiết bị, phương tiện hỗ trợ cho việc tổ
chức các hoạt động ngoài trời cho trẻ.
Hàng năm bản thân luôn làm tốt công tác tham mưu với hiệu trưởng về việc
xây dựng kế hoạch hóa cơ sở vật chất, quản lý sử dụng có hiệu quả đồ dùng, đồ
chơi trang thiết bị của nhà trường, làm tốt công tác tuyên truyền, động viên phụ
huynh giáo viên quan tâm đến việc hộ trợ, giữ gìn cơ sở vật chất để đảm bảo cho
trẻ được học tập vui chơi với đa dạng các đồ dùng đồ chơi.Thường xuyên cải
tạo, sửa chữa, mua sắm bổ xung trang thiết bị. Xây dựng nội quy, quy định chế

11


độ sử dụng, giữ gìn bảo quản cơ sở vật chất. Sử lý nghiêm khắc cán bộ giáo viên
vi phạm quy định. sắp xếp khoa học việc sử dụng các phòng chức năng, các khu
vực ngoài trời cũng như các trang thiết bị để các hoạt động vẫn được diễn ra
đúng thời điểm nhưng không bị trùng chéo, các lớp phải có không gian đảm bảo
không làm chi phối các hoạt động của nhau.
Ví dụ: Lớp thì tổ chức cho trẻ hoạt động ở phía gần cổng trường, lớp khác
tổ chức ở khu vườn phía sau, có lớp hoạt động trong phòng đa năng, đi thăm
quan ở khu vược ngoài nhà trường vv
2.3.6. Sưu tầm, sáng tác thơ phù hợp với từng chủ đề, áp dụng vào trò
chơi khi tham gia hoạt động ngoài trời. Tổ chức cho trẻ được tham quan
các danh lam tại địa phương.
Vì có năng khiếu làm thơ, viết tiểu phẩm, truyện ngắn. Bản thân có thể
sáng tác được thơ phù hợp cho tất cả các chủ đề có lồng các nội dung giáo dục.
Giúp cho giáo viên có thêm cẩm nang để đưa vào các hoạt động, có thêm đề tài
tham khảo, trẻ học tập vui chơi thêm hứng thú, mặt khác vì những bài thơ ngắn
dễ thuộc nên trẻ rất thích thú và dễ ghi nhớ.
Qua những bài thơ tự sáng tác giúp cho trẻ hứng thú khi hoạt động vừa
đọc thơ, trẻ vừa vui vẻ nhặt lá vàng rơi hay thích thú khi sử dụng những chiếc lá
vàng để tạo nên sản phẩm học liệu. Đồng thời còn giúp cho trẻ phát triển ngôn
ngữ, ôn luyện các từ khó, rèn cho trẻ phát âm chuẩn hơn và ý thức tốt hơn trong
việc giữ gìn bảo vệ môi trường xanh- sạch- đẹp ở mọi nơi, Khi cho trẻ thực hiện
hoạt động nhổ cỏ, tưới cây, để kích thích trẻ hào hứng tham gia hơn tôi đã sáng
tác bài thơ ngắn sau để giáo dục trẻ ý thức chăm sóc, bảo vệ rau trong vườn.
Ví dụ: Muốn giáo dục trẻ ý thức ăn nhiều rau xanh sẽ tốt cho sức khỏe tôi
sáng tác và giúp trẻ đọc thuộc bài thơ:

Rau trong vườn

Mầm non An Hoạch
Bạn Thơm bạn Tiến
Có vườn rau xanh
Học giỏi chăm ngoan
Cải cúc cải canh
Được cô giáo khen
Cà chua cà tím
Vì ăn đủ chất
Bạn Tôm bạn Nhím
Bạn nào ngoan nhất
Không chịu ăn rau
Sẽ được cô yêu
Nên bị ốm đau
Ăn rau thật nhiều
Phải đi bệnh viện
Thì sẽ mau lớn.
Đây là cách giáo dục cụ thể nhất, bài thơ có tác dụng ngay sau khi trẻ ăn
bữa trưa của ngày hôm đó, cô chỉ cần nhắc lại nội dung bài thơ thì trẻ sẽ có
những thay đổi tích cực, ngoài ra còn tạo hứng thú giúp trẻ thích tham gia hoạt
động ngoài trời.
Ví dụ: Chủ đề Trường mầm non
- Tôi lấy danh sách tên trẻ của lớp mẫu giáo bé C1, tìm hiểu qua một số
đặc điểm về tính cách của trẻ. Tôi sáng tác bài thơ sau với ý định đưa tất cả tên
các bé trong lớp vào bài thơ, để mỗi trẻ được gắn với một hoạt động, một việc
làm tốt nhằm động viên khích lệ trẻ ở mọi lúc, mọi nơi tạo sự thích thú cho trẻ,
12


iu ny cũn giỳp giỏo viờn nh tờn v mt s c im ni bt ca tr, õy
cng l c s giỏo viờn phỏt huy nhng im mnh ca tng cỏ nhõn tr.

Bé học mà chơi
Bé Minh tập nn chữ O
Bé Thỳy thủ thỉ làm
thơ
Bé Thu tập vẽ con cò bay la
Bé Trang làm mẹ,
Bé Hoa đóng Bà
Bé Hà v hoa tng B
Bé Đức tụ mu bụng hoa
Bé Na đang vẽ món quà tặng cô
Bé Giang xây một
ngôi nhà thật xinh
Bé Lan vui hỏt lớu lụ
Bé Sơn học rất thông
minh
Bé Chung tập vẽ ô tô chở hàng
Bé Dung tốt bụng,
Bé An rất hiền
Bé Loan múa hát rộn ràng
Bé Mai phát biểu
hồn nhiên
Bé Khánh kể chuyện nai vàng ngủ mơ. Lớp học nh một
thiên đờng tuổi thơ.
Bộ i hc
Con đờng em đến trờng
Trờng mầm non đẹp
quá
Gió rì rào trong nắng
Từng gốc cây
ghế đá

Hoa vàng khoe sắc thắm
Đều rất đỗi thân
quen
Bớm rập rờn đùa vui
Trờng mầm non của
em
Này các bạn nhỏ ơi
Sao mà yêu đến thế.
Yờu cụ
Sớm chiều quấn quýt bên Cô
Vui sao tiếng bé
líu lô
Mắt tròn ngơ ngác ngây thơ vui cời
Bi bô giọng đọc i t

n Cô dạy bảo nên ngời
Chia tay mỗi buổi
chiều về
Bữa ăn giấc ngủ không dời tay Cô.
Nhớ trờng, nhớ lớp, Nhớ
Cô giáo hiền.
giỏo dc tr bit võng li cụ giỏo, bo v sc khe khi tri rột tụi ó
sỏng tỏc bi th sau vi mc ớch nhc nh tr mt cỏch nh nhng nhng li
hiu qu.
Mựa ụng
Mùa đông lạnh giá
Chải đầu trớc sau
Hòn đá nằm im
Mặc quần áo đẹp
13



Mắt mèo lim dim
Chân bé đi rép
Tìm nơi tránh rét
Đầu đội mũ len
Đồng hồ cót két
Đã thành thói quen
Gọi em dạy mau
Mỗi khi đến lớp.
Hoc giỏo dc ng viờn tr thc hin tt vic tp th dc bui sỏng
Buổi sáng
Trờng mẫu giáo
Trông thật u
Buổi sáng mai
Trông thật khéo
Những hàng dài
Đôi tay dẻo
Trông thẳng tắp
Đôi chân nhanh
Cô hụ tập
Cùng đồng thanh
Bé làm theo
Khoẻ khoẻ khoẻ.
Khi sỏng tỏc tụi luụn lu ý la chn cõu gieo vn lm sao cho tht vn,
nht l i vi tui mu giỏo bộ ch yu l cõu ngn, gn thng l 3-4 t
giỳp tr d thuc, tớnh cht ca th vui nhn lm cho tr thớch thỳ.
Vớ d: Mun giỏo dc tr v cỏc n np l giỏo, dy tr bit kớnh trờn
nhng di tụi ó sỏng tỏc bi th
Li cho

i hc bé chào mẹ
Cha mẹ vui biết bao
Về nhà bé chào cha
Mỗi khi chiều thứ bảy
Nụ cời đẹp nh hoa
Đôi chân bé chạy nhảy
Chào ông bà yêu quí
Tay cầm phiếu bé
ngoan
Bé yêu thật chăm chỉ
Lòng bé vui ngập
tràn
Chẳng nghỉ học buổi nào
Hoa đẹp là bé đó
Bộ n lp
Mỗi ngày đến lớp
Bé học chăm chỉ
Gặp cô giáo hiền
Đoàn kết cùng nhau
Đẹp nh cô tiên
Rửa mặt chải đầu
Em yêu em quí
Vệ sinh sạch sẽ
Muốn cô đồng ý
Giúp bé mạnh khoẻ
Xin phép dơ tay
Da dẻ hồng hào
Ngồi học thẳng ngay
Gặp ai cũng chào
Đợc cô yêu quí

Bé yêu ngoan quỏ
An Hoch quờ hng tụi nm giỏp danh thnh ph Thanh Húa, cú cỏc
danh lam thng cnh, di tớch lch s nh: n Nh Lờ, Lng Qun Món, Hũn
Vng Phu, bao quanh phng cú dũng sụng Lờ. Ni õy cũn ni ting vi lng
ngh sn xut ỏ m ngh, ỏ xut khu.
T nhng danh lam thng cnh, di tớch lch s, nh th, lng ngh truyn
thng trờn ca a phng. Trong quỏ trỡnh duyt k hoch cho giỏo viờn tụi
thng quan tõm lu ý n vic t chc lng ghộp cỏc bui do chi thm quan cỏc
a im trờn v cựng vi giỏo viờn chun b chu ỏo mi iu kin cho cỏc bui
thm quan ú, tỡm hiu tng a danh ca phng. T ú tr bit tớch ly thờm kin
14


thức mở rộng sự hiểu biết của trẻ về những cảnh đẹp, làng nghề, di tích lịch sử của
quê hương mình.
Ví dụ: Qua việc cho trẻ được đi thăm quan Lăng Quận Mãm, quan sát ngắm
Hòn Vọng Phu trẻ sẽ hiểu được sự tích Hòn Vọng Phu, hiểu được tình cảm
thiêng liêng của những người trong gia đình ( tình cảm vợ dành cho chồng ). Từ
đó hình thành ở trẻ tình cảm sâu sắc hơn với gia đình của mình.
Hoặc qua tiếp xúc với làng nghề truyền thống trẻ hiểu được từ những tảng
đá qua bàn tay của người thợ đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật có giá trị
như tượng đá, bàn ghế đá, bia đá,..nhiều sản phẩm của làng nghề truyền thống ở
địa phương đã phục vụ cho đời sống sinh hoạt như: Đá ốp lát cầu thang, ốp lát
nền, sân vườn ….được người mua mang về sử dụng. Từ đó tạo điều kiện cho trẻ
hiểu được nghề truyền thống của địa phương (sản phẩm, công việc,….).
Dạo chơi tham quan các danh lam thắng cảnh...làng nghề truyền thống
không chỉ mở rộng vốn hiểu biết của trẻ mà còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, cảm
xúc thẩm mỹ, tình yêu quê hương, làng xóm, phố phường, đất nước, con người
được củng cố và phát triển, khắc sâu những hình ảnh danh lam, thắng
cảnh...trong tâm trí của trẻ, nó là những hình ảnh đẹp, của nơi “chôn rau cắt rốn”

trong suốt cuộc đời của trẻ sau này.
2.3.7. Chỉ đạo giáo viên, phối kết hợp với phụ huynh học sinh để nâng
cao chất lượng hoạt động ngoài trời cho trẻ.
Tôi luôn chú trọng công tác tuyên truyền phối kết hợp giữa giáo viên và
phụ huynh trẻ về nội dung cho trẻ hoạt động ngoài trời đặc biệt là hoạt động có
chủ đích bằng nhiều hình thức như:
- Tuyên truyền trên giá góc trao đổi với phụ huynh.
- Trao đổi trực tiếp với phụ huynh học sinh trong giờ đón trả trẻ.
Ví dụ: Về chủ đề thế giới động vật
Thống nhất với giáo viên về những nội dung cần trao đổi với phụ huynh về
cách hướng dẫn cho trẻ biết nắm rõ đặc điểm thuộc tính các con vật nuôi thuộc
nhóm gia cầm, gia súc có ở nhà cung cấp kiến thức: ngan, ngỗng, gà, vịt thuộc
nhóm gia cầm (đẻ trứng) Chó, mèo, lợn, trâu, bò: thuộc nhóm gia súc (đẻ con).
Qua phụ huynh trẻ sẽ tích lũy được kiến thức mà trẻ cần biết đến khi tổ
chức hoạt động trên lớp cô đưa ra hình ảnh và hỏi trẻ để kiểm tra mở rộng thêm
kiến thức mới về các con vật mà trẻ chưa tìm hiểu đến, hoặc hiểu nhưng chưa rõ,
chưa có hệ thống.
Yêu cầu giáo viên trao đổi với phụ huynh trong cuộc họp ở lớp, hướng dẫn
phụ huynh đưa ra hệ thống câu hỏi để trẻ quan sát, tìm hiểu sự vật hiện tượng
xung quanh trẻ gắn liền với chủ đề, chủ điểm mà trẻ học. Nội dung trao đổi
tuyên truyền bám vào nội dung cho trẻ hoạt động có chủ đích đưa ra đối tượng
thuộc chủ đề cần quan sát cho phụ huynh biết. Từ đó giúp trẻ hiểu biết về các
đối tượng cần tìm hiểu có ở nhà hoặc trên đường đi.
Huy động phụ huynh đóng góp tranh ảnh, đồ dùng đồ chơi cũ, các phế
liệu tận dụng.

15


Ví dụ: Như: Xăm, lốp ô tô làm nơi để đổ đất trồng cây, thùng phi để đổ

nước sạch, ….cho trẻ hoạt động.
Ngoài ra tôi còn tham mưu với hiệu trưởng nhà trường, tranh thủ sự ủng hộ
của phụ huynh học sinh đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi
phục vụ tốt cho hoạt động ngoài trời: Tặng cây xanh, ghế đá…
2.4. Hiệu quả của việc tổ chức hoạt động ngoài trời.
* Đối với giao viên:
Bảng khảo sát chất lượng giáo viên cuối năm
Điểm
Mức độ
TT
Nội dung khảo sát
tối đa Điểm đạt được
Kỹ năng chuẩn bị môi trường, không gian, thời
1 gian, đồ dùng, đồ chơi trước khi tổ chức hoạt 20đ
18 đ
động ngoài trời cho trẻ
Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn,
có ý thức tốt trọng việc ghi chép, rút kinh nghiệm
2
20
19đ
sau góp ý. Có tác phong sư phạm, đoàn kết giúp
đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hình thể trong việc
bao quát và phát huy tính chủ động sang tạo của
3
20
19đ
trẻ theo quan điểm giáo dục “Lấy trẻ làm trung
tâm”

4 Kỹ năng đặt câu hỏi đàm thoại với trẻ,
20
18đ
Kỹ năng sử lý tình huống trong quá trình tổ chức
5
20
19đ
hoạt động ngoài trời cho trẻ
Kỹ năng sáng tác và sử dụng thơ ca hòa vè trong
6
20
16đ
tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ
. Thực hiện tốt những yêu cầu về chuyên môn, có
sự đầu tư nghiên cứu kỹ nội dung, có sáng tạo
7
20
18đ
trong sử dụng các biện pháp, đổi mới trong hình
thức tổ chức.
Yêu thương trẻ, gần gũi chăm sóc giáo dục trẻ.
8 khiêm tốn học hỏi, có thái độ chan hòa, thân
20
20đ
thiện với giáo viên, phụ huynh và trẻ
* Đối với trẻ
Qua thời gian nghiên cứu tìm tòi và chỉ đạo giáo viên lớp mẫu giáo bé C1
thực hiện các giải pháp trên tôi thấy kết quả của việc tổ chức thường xuyên hoạt
động ngoài trời trên trẻ đã có hiệu quả rõ rệt. Cụ thể:
Bảng khảo sát chất lượng các nội dung trên trẻ cuối năm học:

Mức độ đạt được
TT
Nội dung khảo sát
T. số
Tốt % Khá % TB % CĐ %
trẻ
1 Trẻ có kỹ năng hoạt động 30
13 46 13 46 4
8
0
0
16


2

3

4
5

chủ định, kỹ năng quan
sát., kỹ năng phân tích, so
sánh, tổng hợp.
Kỹ năng chơi vận động..
Vận động thô. Vận động
tinh.
Kỹ năng chơi tự do. Chơi
với đồ chơi ngoài trời. (đu
quay, cầu trượt....). Đồ

chơi sáng tạo (do cô và trẻ
chuẩn bị).
Trẻ thích thú, tò mò ham
hiểu biết khi tham gia hoạt
động.
Trẻ tự tin thể hiện hiểu biết
về thế giới xung quanh.

30

15

50

13

44

2

6

0

0

30

16


53

11

36

3

11

0

0

30

18

60

10

34

2

6

0


0

30

15

53

11

36

3

11

0

0

Kết quả cuối năm đối chiếu với đầu năm là một bước tiến lớn. Tôi rất vui
mùng khi nhận thấy qua việc chú trọng bồi dưỡng, dự giờ góp ý, rút kinh
nghiệm thường xuyên, liên tục đến nay giáo viên đã có những tiến bộ rõ rệt, các
kỹ năng đã được củng cố, giáo viên đã tự tin hơn khi được trang bị đầy đủ
những kiến thức, kỹ năng. Không còn ngại ngần khi tổ chức hoạt động ngoài trời
cho trẻ nữa, Không những thế ở trẻ còn hình thành những phẩm chất tốt như khả
năng phối hợp hoạt động tốt với các bạn, khả năng tự kiềm chế, nhường nhịn bạn,
biết chơi cùng bạn và giúp đỡ bạn. Đó là niềm vui không chỉ dành cho các bậc
cha mẹ mà còn là niền vui lớn của cô giáo mầm non, của những người làm công
tác giáo dục như tôi.

Mặt khác khi đầu tư thời gian, trí tuệ giúp giáo viên thực hiện có hiệu quả
hoạt động ngoài trời thì đồng thời tôi cũng nhận thấy bản thân mình đã có thêm
rất nhiều kinh nghiệm trong việc nắm bắt nhu cầu, tính cách, sở thích cũng như
những mong muốn của các cô giáo cũng như của trẻ. Từ đó tôi mạnh dạn hơn
trong việc chỉ đạo chuyên môn của mình. Rất vui khi nhìn thấy trẻ tích cực tham
gia vào những hoạt động ngoài trời. Giáo viên và trẻ đã hiểu được:
- Làm thế nào để vườn cây của bé luôn xanh tươi sạch sẽ?
- Tại sao lại có hiện tượng sấm chớp khi trời mưa?
- Trong đất có những gì?
- Phải nói chuyện như thế nào để vừa lòng người nghe?
* Đối với bản thân
Việc áp dụng biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng hoạt động
ngoài trời cho trẻ 3 – 4 tuổi. Tôi nhận thấy mình đã kịp thời trong việc nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, đến nay không những lớp mẫu giáo
bé 3- 4 tuổi mà tôi chọn để thử nghiệm đã có những tiến bộ rõ rệt, mà tất cả các
nhóm lớp khác cũng thực hiện nghiêm túc hơn, chất lượng hơn.

17


Bản thân đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của hiệu trưởng nhà trường,
sự hưởng ứng và chấp hành của giáo viên. Với những thành công ban đầu tôi sẽ
không ngừng học tập, nghiên cứu sâu hơn, rút kinh nghiệm những gì còn tồn tại
để áp dụng hiệu quả hơn việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho tất cả các nhóm
lớp trong năm học tới.
* Đối với trẻ: Qua dự hoạt động ngoài trời thường xuyên tại lớp mẫu giáo
bé C1, trực tiếp chỉ đạo, cùng với giáo viên điều chỉnh, đánh giá rút kinh nghiệm
và đặc biệt là được tham gia trải nghiệm với trẻ trong các hoạt động ngoài trời
đến nay đa số trẻ đã nhanh nhẹn, hoạt bát, tự tin và chủ động, tích cực hơn như:
trẻ đoàn kết, thích chơi cùng bạn, sáng tạo trong việc làm đồ dung đồ chơi tự

làm, tính kỷ luật cao hơn, ngôn ngữ của trẻ tốt hơn và đặc biệt là lễ phép biết
vâng lời cô giáo.
* Đối với đồng nghiệp
Chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ
đã có ảnh hưởng sâu sắc và có sức lan tỏa kinh nghiệm đến tất cả giáo viên trong
trường khi tổ chức các hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động ngoài trời nói
riêng. Giáo viên trường tôi đã có thêm nhiều kinh nghiệm, những biện pháp hay,
nhiều sang tạo trong chỉ đạo hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
* Đối với phụ huynh.
Cùng với giáo viên giúp cho phụ huynh nhận thức rõ tầm quan trọng của
hoạt động ngoài trời đối với trẻ. Từ đó các bậc phụ huynh yên tâm gửi con đến
trường, đến lớp.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Từ những việc làm cụ thể và kết quả đạt được tôi đã rút ra một số kết luận sau:
Đối với giáo viên cần phải thường xuyên bồi dưỡng, củng cố về các kỹ
năng sư phạm, nâng cao trình độ chuyên môn, luôn tạo cơ hội học tập qua sách
báo, qua việc dự giờ rút kinh nghiệm.
Sáng tạo hơn trong việc chỉ đạo làm đồ dùng đồ chơi với các nguyên vật
liệu đơn giản, gần gũi xung quanh trẻ mà lại hiệu quả .
Khuyết khích động viên các cô giáo quan tâm đi sâu vào chuyên đề giáo
dục “lấy trẻ làm trung tâm” trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục để giúp
trẻ phát triển theo mục tiêu chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mới.
Thường xuyên dự giờ thăm lớp để nắm bắt được khả năng sư phạm của cô,
nhu cầu học tập vui chơi của trẻ, rút kinh nghiệm kịp thời những mặt tích cực để
triển khai nhân rộng, những bất cập, hạn chế để khắc phục, loại bỏ. Bản thân
không ngừng học hỏi kinh nghiệm, lắng nghe sự góp ý của chị em đồng nghiệp,
trao đổi lắng nghe góp ý của cán bộ chuyên viên phòng giáo dục, giành thời gian
cho việc nghiên cứu sách vở tài liệu có liên quan, truy cập internet để bổ xung
các thông tin bổ ích.


18


Tích cực tham mưu với hiệu trưởng, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức cá
nhân, các bậc phụ huynh để ủng hộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ
chơi để phối hợp tìm ra phương pháp giáo dục trẻ tốt nhất.
Thường xuyên đánh giá kiểm tra chất lượng của giáo viên sau các chủ đề.
Khảo sát chất lượng trên trẻ dựa trên sự phát triển của từng cá nhân, qua đó giúp
giáo viên điều chỉnh phương pháp giáo dục cho phù hợp.
3.2. Kiến nghị
* Đối với nhà trường:
Cần bổ xung thêm trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi ngoài trời mang tính hiện
đại, thẩm mỹ cao phù hợp với hoạt động vui chơi của trẻ.
Cần tích cực xây dựng môi trường ngoài lớp học xanh, sạch, đẹp. Trồng bổ
xung thêm nhiều cây xanh cho bóng mát, cây ăn quả, cây cảnh theo khu vực, các
loại rau sạch ...để làm phong phú môi trường hoạt động cho trẻ.
* Đối với Phòng Giáo Dục:
Mở các lớp học chuyên đề, hội thảo tạo điều kiện cho nhiều giáo viên được
đi dự giờ để giáo viên có cơ hội mở rộng kiến thức kinh nghiệm về tổ chức các
hoạt động giáo dục mầm non nói chung và hoạt động ngoài trời nói riêng.
* Đối với địa phương:
Bảo tồn, tôn tạo các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, làng nghề truyền
thống có ở địa phương: (Như tôn tạo Lăng Quận Mãn, nạo vét khơi thông sông
nhà Lê...) để giữ gìn danh lam, thắng cảnh cho quê hương.
Trên đây là kinh nghiệm tôi đã áp dụng để chỉ đạo giáo viên nâng cao chất
lượng hoạt động ngoài trời trong năm học: 2016 – 2017. Hy vọng sẽ được các cô
giáo áp dụng để tổ chức hiệu quả hoạt động ngoài trời cho trẻ mầm non. Rất
mong nhận được sự góp ý bổ sung ý kiến của hội đồng khoa học cấp trên cùng
các bạn bè đồng nghiệp .

Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thanh Hóa, ngày 28 tháng 03 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người khác.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG ĐƠN VỊ

NGUT. Mai Thị Xoan

NGƯỜI VIẾT SKKN

Hoàng Thị Bích Hồng

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT
1

2
3

4
5

Nội dung
Điều 22 luật giáo dục 2005 (Mục đích giúp trẻ phát triển thể
chất, tình cảm trí tuệ, thẩm mỹ, ngôn ngữ, những yếu tố đầu
tiên của nhân cách)
Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động

cho trẻ trong trường Mầm Non. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý và giáo
viên mầm non – NXBGD Việt Nam; Năm học 2015-2016. Bộ
Giáo Dục và Đào tạo
Bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc, giáo
dục Mầm non- Bộ giáo dục và đào tạo 2005
Thiết kế các hoạt động có chủ đích hoạt động góc và hoạt động
ngoài trời trong trường Mầm non.

20


MỤC LỤC
NỘI DUNG
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3.Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận
2.2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. Kết luận và kiến nghị

TRANG
1
2
2

2
2
2
3
6
17
20

21


DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PGDĐT, CẤP SGDĐT VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP TỪ LOẠI C TRỞ LÊN
Hợ và tên tác giả: Hoàng Thị Bích Hồng
Chức vụ, đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng – Trường mầm non An Hoạch
TT
1

2
3

4

5

6

7


8

9

Tên đề tài sáng kiến
kinh nghiệm
Giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn
thực phẩm cho trẻ 5 – 6 tuổi. tại
trường MN Đông Hưng
Kinh nghiệm tổ chức bán trú hiệu quả
cho trẻ mầm non
Một số kinh nghiệm xây dựng chuyên
đề nhằm nâng cao chất lượng
VSATTP trong trường mầm non
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên
phát huy tính tích cực chủ động, sáng
tạo trong các hoạt động ở trường mầm
non.
Biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao
chất lượng chuyên môn nhằm phát
triển toàn diện cho trẻ
Kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên phát
huy tính tích cực, chủ động sáng tạo
cho trẻ trong các hoạt động tại trường
MN Thị Trấn Nhồi
Biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên
vững mạnh thông qua việc đổi mới
cách quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện ở
trường mầm non.

Đổi mới biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng,
rèn kỹ năng sư phạm thường xuyên
cho đội ngũ giáo viên trường mầm
non An Hoạch,.
Kinh nghiệm bồi dưỡng kỹ năng sư
phạm phạm hiệu quả cho giáo viên tại
trường mầm non An Hoạch.

Cấp đánh giá
XL
GĐ sở
GD&ĐT
Thanh Hóa
SGD & ĐT.
Thanh Hóa
GĐ sở
GD&ĐT
Thanh Hóa
PGD&ĐT
Huyện Đông
Sơn

Kết quả đánh
giá XL
Loại c
Loại B

Năm học

2004 - 2005

2005 – 2006

Loại B

2006– 2007

Loại A

2009– 2010

Loại A

2010– 2011

Loại B

2012 - 2013

PGD&ĐT
Thành phố

Loại A

2013 - 2014

PGD&ĐT
Thành phố

Loại A


2014 - 2015

PGD&ĐT
Thành phố

Loại A

2015 - 2016

PGD&ĐT
Huyện Đông
Sơn
PGD&ĐT
Thành phố

22


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ 3-4 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON
AN HOẠCH THÀNH PHỐ THANH HÓA

Người thực hiện: Hoàng Thị Bích Hồng
Chức vụ: Phó hiệu Trưởng

Đơn vị công tác: Trường MN An Hoạch
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý

23

THANH HÓA NĂM 2017



×