1. MỞ ĐẦU
1. 1.Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển, thời kỳ
cơng nghiệp hố - hiện đại hố đất nước. Để đáp ứng với yêu cầu của thời đại
thì địi hỏi mỗi con người chúng ta phải có thể lực tốt, sức khoẻ tốt. Để có một
thể lực phát triển, có sức khoẻ tốt thì con người phải được sống trong mơi
trường trong sạch, lành mạnh để có mơi trường trong sạch khơng bị ơ nhiễm thì
việc bảo vệ môi trường là một vấn đề hết sức quan trọng.
Hiện nay môi trường trên thế giới và ở Việt Nam đang bị ô nhiễm nặng nề, do
sự gia tăng dân số q nhanh, đơ thị hố ở nhiều nơi, khí thải của các công
trường nhà máy, sự tàn phá của con người để đốt rừng, phá nương làm rẫy và
lượng rác thải trong sinh hoạt hàng ngày quá nhiều mà khơng có biện pháp xử lý
tốt.
Nhân tố con người là yếu tố chính làm cho tình trạng ơ nhiễm càng gia
tăng trầm trọng nhưng chính con người cũng là nhân tố bảo vệ môi trường và cải
thiện môi trường sống.
Môi trường sống của con người là vũ trụ bao la, trong đó hệ mặt trời và
trái đất là bộ phận có ảnh hưởng trực tiếp rõ nét nhất. Mơi trường thân thiện bao
gồm các nhân tố thiên nhiên, đất nước, khơng khí, ánh sáng .....tồn tại khách
quan ngồi ý muốn con người. Môi trường nhân tạo gồm những nhân tố vật lý,
sinh học, xã hội do con người tạo nên chịu sự chi phối của con người. Những
vấn đề môi trường này nó cùng tồn tại, xen lẫn và tương tác chặt chẽ vào nhau.
Vấn đề môi trường hiện nay đang bị ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khoẻ,
sự sống của con người.
Vì vậy giáo dục và bảo về mơi trường là vấn đề cấp bách có tính tồn cầu
và là vấn đề có tính xã hội sâu sắc cần được giáo dục cho con người ngay từ tuổi
thơ, từ lứa tuổi mầm non.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục bảo vệ môi trường,
Đảng, Nhà nước, Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành nhiều văn bản, tạo điều
kiện cho công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong hệ thống giáo dục quốc dân
nói chung và giáo dục mầm non nói riêng.
Giáo dục môi trường cho trẻ lứa tuổi mầm non là cung cấp cho trẻ những hiểu
biết ban đầu về môi trường sống của bản thân nói riêng và của con người nói
chung, có sự hiểu biết về mơi trường, có thái độ, kỹ năng và hành vi tốt trong
việc bảo vệ mơi trường, biết cách sống tích cực với mơi trường, nhằm đảm bảo
sự phát triển lành mạnh về thể chất và trí tuệ cho trẻ.
Mục đích của giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là nhằm vận dụng những
kiến thức kỹ năng thực tiễn của trẻ góp phần giữ gìn, bảo vệ mơi trường như giữ
gìn thân thể, chăm sóc vật ni cây trồng, tiết kiệm điện nước, lau chùi đồ
dùng ,đồ chơi giữ gìn vệ sinh lớp học, thu gom rác thải...
Nhận thấy vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là
vơ cùng quan trọng bởi vậy là Phó hiệu trưởng nhà trường tôi đã chỉ đạo cho
chuyên môn và giáo viên trong trường Mầm non Hoằng Phúc đưa giáo dục và
1
bảo vệ mơi trường lồng ghép vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ để giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua các tác phẩm văn học các bài
thơ, bài hát, và các hoạt động khác như hoạt động tạo hình, hoạt động khám phá
khoa học,hoạt động lao động, hoạt động vui chơi..v.v..nhằm giúp trẻ có những
hiểu biết ban đầu về ý thức bảo vệ môi trường. Từ đó trẻ có hành vi phù hợp với
mơi trường.
Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp
nâng cao chất lượng chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu
giáo tại trường mầm non Hoằng Phúc”. Để viết lên kinh nghiệm của mình
trong việc quản lý chỉ đạo giáo viên và để giúp những trường cịn đang gặp khó
khăn trong việc chỉ đạo giáo viên thực hiện nội dung giáo dục và bảo vệ môi
trường cho trẻ mầm non.
1.2.Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực trạng của công tác giáo
dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non Hoằng Phúc, đề xuất một số kinh
nghiệm, biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục bảo vệ môi
trường trong trường mầm non.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp nâng cao chất lượng chuyên đề giáo dục bảo vệ môi
trường cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non Hoằng Phúc.
1.4. phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu các văn bản pháp quy,
những quy định những quy định của ngành có liên quan đến cơng tác giáo dục
bảo vệ môi trường trong trường mầm non, xây dựng cơ sở lý luận cho việc
nghiên cứu đề tài này.
Phương pháp thực tiễn.
Phương pháp quan sát .
Phương pháp toán học thống kê
Phương pháp tổng kết, đúc rút kinh nghiệm thông qua hoạt động của bản
thân và đồng nghiệp.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Đặc điểm tâm sinh lý trẻ mầm non
Trẻ em trong độ tuổi mầm non rất thích hoạt động, thích tiếp xúc với thiên nhiên
và cuộc sống xung quanh, dễ hấp thị và hình thành những nề nếp, thói quen, thái
độ ứng xử có văn hóa, gần gũi với mơi trường sống xung quanh, đó là yếu tố
thuận lợi cho giáo dục bảo vệ môi trường .
Kỹ năng của trẻ mầm non
Trẻ em trong độ tuổi mầm non có khả năng tiếp nhận kiến thức, hình
thành kỹ năng ban đầu đơn giản, với cách dạy học phù hợp tâm lý, nhận thức
của trẻ . những khả năng đặc trưng đó là:
Quan sát, phân tích, so sánh phân nhóm, phân loại các sự vật hiện tượng
gần gũi xung quanh theo các dấu hiệu màu sắc, hình dạng, kích thước, tiếng kêu,
2
thức ăn, nơi sống. Nhận biết được mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên,
giữa động vật, thực vật và điều kiện sống của chúng. Phát triển mạnh các giác
quan và rất nhạy cảm.. Nhận ra được các quan hệ trong khơng gian và thời gian
nhưng cịn hạn chế. Thích nhận xét đặt câu hỏi cho người lớn.Thích tìm hiểu
khám phá những sự vật và hiện tượng mới lạ trong thiên nhiên, cuộc sống xã hội
xung quanh.
Học tập của trẻ ở dạng còn đơn giản, nhưng tri thức trẻ lĩnh hội là tri thức
tiền khoa học, được lượm lặt trong đời sống hàng ngày ở mọi lúc, mọi nơi một
cách tự nhiên, Trẻ học thông qua hoạt động, chia sẻ với người lớn bạn bè.
Lao động của trẻ ở dạng sơ đẳng, lao động tự phục vụ, chăm sóc thiên
nhiên, vệ sinh môi trường, lao động là phương tiện quan trọng để hình thành ý
thức bảo vệ thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
Vai trò của giáo dục bảo vệ mơi trường trong trường mầm non.
Vai trị của giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là rất quan trọng
và có ý nghĩa to lớn, góp phần đặt nền móng ban đầu cho việc hình thành nhân
cách con người. Vì vậy tơi thấy cần phải khuyến khích kịp thời tạo điều kiện
thuận lợi cho trẻ tham gia vào các hoạt động quan sát, tìm hiểu, khám phá mơi
trường, đáp ứng được tính tị mị, nhu cầu tìm tịi hiểu biết của trẻ. Qua đó giúp
trẻ hiểu biết về mơi trường, rèn luyện kỹ năng giữ gìn bảo vệ mơi trường và có
thái độ hành vi thân thiện, gần gũi với môi trường mong muốn được tham gia
cải thiện môi trường. Giáo dục tốt bảo vệ môi trường trong trường mầm non là
chúng ta đã trang bị kiên thức cho cả một thế hệ trong tương lai, đó là hành
trang theo các em suốt cuộc đời. Đó chính là ước mơ, là hành động cụ thể đề
giúp cho môi trường của chúng ta mãi mãi xanh tươi.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
a. Thuận lợi:
Trường Mầm non Hoằng Phúc luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh
đạo,các ban ngành đoàn thể địa phương và của lãnh đạo cấp trên.
Có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, năng động, yêu nghề mến trẻ ln có tâm
huyết với nghề, ham học hỏi.
Đa số phụ huynh rất quan tâm đến việc chăm sóc giáo dục trẻ,thường
xuyên quan tâm giúp đỡ nhà trường trong mọi hoạt động để nhà trường hoàn
thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Là trường chuẩn Quốc gia mức độ I, trường có khn viên rộng rãi
thống mát, mơi trường xanh sạch đẹp, có đầy đủ các phịng học, phịng chức
năng phục vụ hoạt động, giáo dục các cháu về môi trường thiên nhiên, mơi
trường hoạt động ngồi trời cũng như trên lớp.
b. Khó khăn:
Nhà trường đã thực hiện chuyên đề giáo dục và bảo vệ môi trường từ
năm học 2008 -2009 đến nay. Tuy nhiên, giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm
trong việc lồng ghép đưa vào các hoạt động còn chưa linh hoạt, hợp lý nên dẫn
đến kết quả chưa cao, có bài học lồng ghép vào quá nhiều dẫn đến trẻ nhàm
chán.
3
Đa số cha mẹ trẻ làm nghề nông nghiệp nên ít có thời gian dài cho con,
một số trẻ chưa có thói quen bỏ rác vào nơi quy định. Hay nhiều lúc trẻ vẫn chạy
một cách vô tư chưa biết nhặt rác ngay dưới chân mình để bỏ vào thùng, đi vệ
sinh, rửa tay chưa biết khố vịi nước lại cịn để lãng phí nước…
Phương tiện phục vụ cho việc giáo dục môi trường chưa được đầu tư
nhiều như: Thùng rác chưa có đủ và đúng quy cách, đồ dùng dụng cụ vệ sinh
còn thiếu..
* Kết quả khảo sát trẻ về nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
( Thời điểm tháng 9/ 2016)
TT Các hành vi đánh giá
Tổng số
trẻ được
đánh giá
Kết quả
Đạt
Số
lượng
Chưa Đạt Chưa
đạt
đạt
Tỉ lệ
Số Tỉ lệ
%
lượng %
1
Biết chăm sóc và bảo vệ cây 220 trẻ
100 45,4% 120 54,6%
cối, vật ni
2
Biết giữ gìn trật tự, vệ sinh 220 trẻ
95
43,2% 125 56,8%
công cộng và vệ sinh trường
lớp
3
Biết cất dọn đồ dùng, đồ
220trẻ
110
50%
110
50%
chơi đúng nơi quy định
4
Phân biệt được những hành 220 trẻ
100 45,4% 120 54,6%
vi đúng, hành vi sai với môi
trường
5
Biết tiết kiệm điện, nước khi 220 trẻ
95
43,2% 125 56,8%
sử dụng và tắt khi sử dụng
6
Nhắn nhủ mọi người không 220 trẻ
90
41%
130
59%
được xả rác bừa bãi
Từ những thực trạng trên tơi ln suy nghĩ và trăn trở xem mình phải làm
gì và làm như thế nào để nâng cao kết quả giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ
đồng thời nhắc nhở cả phụ huynh hãy chung tay, góp sức cùng giáo viên và nhà
trường trong việc giáo dục trẻ và bảo vệ mơi trường, hãy sống cho mình và cả
tương lai của con em mình sau này.
Để thống nhất việc thực hiện nội dung giáo dục và bảo vệ mơi trường tơi
đã nghiên cứu và tìm ra các giải pháp và biện pháp để chỉ đạo giáo viên thực
hiện tốt nội dung giáo dục và bảo vệ môi trường trong trường Mầm non.
2.3. Các giải pháp:
2.3. 1. Xây dựng kế hoạch.
4
Để làm tốt công tác trọng tâm của năm học, trong kế hoạch tôi xây dựng
hàng tháng biện pháp cụ thể, để thực hiện các biện pháp, các chỉ tiêu đó nhằm
hồn thành cơng việc đạt hiệu quả cao.
Khơng thể thiếu công tác tuyên truyền trao đổi thông tin giữa gia đình và nhà
trường, tơi đã nhận thấy điểm mạnh và điểm yếu trong vấn đề giáo dục bảo vệ
môi trường xanh – sạch – đẹp. Do vậy, ngay đầu năm tôi đã xây dựng kế hoạch
chỉ đạo giáo viên, nhân viên nhà trường thực hiện công tác bảo vệ môi trường
với các nhiệm vụ như sau.
Nâng cao nhận thức trách nhiệm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ
huynh học sinh từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sạch sẽ, văn minh.
Vệ sinh trường, lớp sạch đẹp
Thực hiện nội dung GDBVMT cho trẻ qua việc lồng ghép vào các hoạt
động trong ngày tại trường.
Tổ chức các hoạt động giáo dục thiết thực có ý nghĩa và hấp dẫn đối với
trẻ
Xây dựng nếp sống lành mạnh,ý thức bảo vệ MT cho trẻ
Gương mẫu trong việc thực hiện bảo vệ MT (về cả hành vi và thái độ)
Phối hợp với BGH nhà trường, gia đình và cộng đồng trong việc BVMT
và GD trẻ BVMT
Phối hợp GDBVMT với gia đình và cộng đồng (tổ chức các HĐ để gia
đình tham gia giữ gìn vệ sinh trường lớp và làng xóm, phố xá…)
2.3.2. Học tập và nâng cao năng lực quản lý và chun mơn nghiệp vụ
Bản thân là phó hiệu trưởng tôi luôn đi đầu trong mọi hoạt động, đặc biệt
trong lĩnh vực chuyên môn, luôn tham gia và các lớp bồi dưỡng do phòng và
nhà trường tổ chức, học nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ. Học hỏi bạn
bè đồng nghiệp trao đổi kinh nghiệm không dấu dốt. Từ đó nâng cao được năng
lực quản lý và chun mơn nghiệp vụ của mình.
Đối với giáo viên: Nhà trường chú trọng để nâng cao chất lượng chăm sóc
và giáo dục trẻ, đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và tổ chức
chuyên đề về giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ, mở các cuộc hội thảo giúp
giáo viên nâng cao kiến trong công tác chm súc v giỏo dc tr.
100% cán bộ giáo viên ®Ịu cã ý thøc tÝch cùc trong viƯc tù häc, tự rèn
luyện qua nghiên cứu học tập, qua tài liệu, tập san, chơng trình thực nhiệm qua
băng đĩa
ng dng cụng nghệ thơng tin trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ
là việc làm quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong trường
mầm non.
Trẻ quan sát hình ảnh trên màn hình
Muốn làm được điều đó thì trước hết giáo viên phải biết sử dụng thành
thạo máy vi tính. Phần lớn giáo viên chưa có điều kiện để tiếp xúc và làm quen
5
với máy vi tính. Ngồi ra vào các buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tháng, tôi đã
tạo điều kiện cho giáo viên được làm quen và tiếp xúc với máy tính thơng qua
các hoạt động dạy học. Nhờ vậy mà năm học 2016-2017 chất lượng chăm sóc
giáo dục trẻ của nhà trường được nâng lên một cách đáng kể. Đặc biệt việc ứng
dụng công nghệ thông tin vào việc giáo dục trẻ bảo vệ mơi trường. Bằng những
hình ảnh đẹp, hấp dẫn giáo viên cho trẻ quan sát trên màn hình đã lơi cuốn trẻ
hứng thú vào các hoạt động bảo vệ mơi trường một cách tích cực.
Để có phương tiện làm việc chúng tôi phát động phong trào tiết kiệm
qun góp kinh phó để mua máy vi tính cho những giáo viên chưa có.
2.3.3.Cơng tác tham mưu xây dựng cơ sở vật chất
Để có một mơi trường trong sạch khơng bị ơ nhiễm thì cơ sở vật chất và
khn viên trường học phải sạch sẽ, thoáng đãng. Bởi vậy, ngay từ những ngày
hè tôi đã tham mưu với lãnh đạo địa phương và làm tốt công tác xã hội hoá giáo
dục với các bậc phụ huynh đầu tư kinh phí để xây dựng mới và sửa chữa trường
lớp, khn viên nhà trường cụ thể là:
Xây dựng môi trường giáo dục trong lớp sạch sẽ, khoa học, mỗi lớp có
góc tun truyền về các mơn học và có các hình ảnh, bài thơ, câu truyện về giáo
dục bảo vệ môi trường cho phụ huynh và cho trẻ.
Sân chơi được cải tạo và làm mới các bồn hoa, cây cảnh, vườn rau được trồng
và sắp xếp khoa học không trồng nhiều loại cây trong một bồn để giúp cho giờ
hoạt động ngoài giờ và quan sát thiên nhiên của trẻ được cô giáo lồng ghép vào
giáo dục môi trường trong việc chăm sóc và bảo vệ cây.
Hệ thống cống rãnh của nhà trường phía sau bếp được các bậc phụ huynh
hỗ trợ kinh phí làm tồn bộ nắp đậy để tránh có mùi hơi bốc lên vào mùa hè.
Để giáo viên và các cháu có thói quen trong việc vứt rác đúng nơi quy
định, tôi đã cho mua mỗi lớp một thùng rác có nắp đậy để phía sau của lớp để
hàng ngày các cô quét dọn lớp hoặc khi trẻ gặp vỏ bánh kẹo, vỏ bim bim thì trẻ
tự bỏ vào thùng rác vào cuối buổi hàng ngày cô giáo đưa về thùng rác lớn của
trường để đổ.
Nhà trường hợp đồng đổ rác với công ty môi trường của xã, hàng tuần 3
buổi xe rác sẽ đến trường để đổ rác bẩn vào xe chung của xã. Do vậy, vấn để rác
thải thường xun được chuyển đi khơng có tình trạng để tồn đọng lâu ngày
trong trường. Các dụng cụ vệ sinh trong trường và các trang thiết bị phục vụ cho
công tác vệ sinh cũng như giáo dục môi trường được nhà trường mua sắm đầy
đủ.
Trường mầm non Hoằng Phúc
2.3.4. Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động chăm sócGiáo dục
Tơi cùng với ban giám hiệu và tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch giáo
dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động, khi xây dựng các nội dung hoạt
động cần phải tuân theo các nội dung sau:
6
Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phải liên quan với nội dung giáo
dục, chăm sóc sức khoẻ trẻ.
Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đưa vào hoạt động có hệ thống,
phù hợp với trẻ, khơng trùng lặp,khơng gây quá tải ảnh hưởng tới việc tổ chức
hoạt động chính.
Những hiện trạng mơi trường cơ giáo nêu ra phải gần gũi, khơng xa lạ
với trẻ. Cơ có thể nêu ở trường hoặc địa phương thật cụ thể.
Khi xác định được các nguyên tắc này tôi chỉ đạo giáo viên lồng ghép hoạt
động giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động trong ngày.
Ví dụ: Hoạt động đón trẻ, cơ trị chuyện cùng trẻ để hỏi về mơi trường từ
nhà đến trường có khói bụi của xe ơ tơ, xe máy để giáo dục trẻ giữ gìn thân thể
bằng cách đeo khẩu trang để tránh hít phải khói bụi …
Hoạt động học tập: Cho trẻ khám phá môi trường xung quanh cho trẻ
quan sát màn hình chiếu về sự ô nhiễm của con sông khi nước thải bẩn chảy ra
làm ảnh hưởng sức khoẻ con người, giáo dục trẻ con sẽ làm gì khi sử dụng thấy
có nước bẩn ở chậu rửa mặt ,rửa tay hàng ngày .v..v
Hoạt động lao động: Lao động tự phục vụ, giáo dục trẻ tự phục vụ tốt là
việc làm có lợi cho mơi trường như: Trẻ đi đại tiện, tiểu tiện đúng chỗ, đi xong
biết vặn vòi nước chảy để xả, dùng xong biết vặn vịi khơng để nước chảy lãng
phí nhằm tiết kiệm điện..vv.. Lao động chăm sóc vật ni cây trồng như: tưới
nước, nhổ cỏ cho cây, cho rau.v.v.
Giáo dục trẻ lao động vệ sinh môi trường như: Lau chùi đồ chơi, sắp xếp gọn
gàng, ngăn nắp, nhặt rác, nhặt lá, thu gom lá cây ở sân trường bỏ vào thùng rác
chung của trường… và lồng ghép vào tất cả các hoạt động trong ngày.
Hình ảnh các cháu nhặt lá cây và thu gom rác thải trên sân
trường
2.3.5.Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
Khi xây dựng kế hoạch cùng chuyên môn về nội dung giáo dục bảo vệ
môi trường yêu cầu giáo viên phải giúp trẻ có được một số hiểu biết sau:
Hiểu biết về môi trường mầm non gồm: Các phịng nhóm, sân vườn,
cống rãnh, các đồ dùng của lớp, đồ dùng của cá nhân cô và trẻ.
Trẻ biết phân biệt được môi trường sạch và môi trường bẩn ở trường mầm
non và ở gia đình:
Mơi trường sạch: Là ngăn nắp, đủ ánh sáng, không bụi, không khói,
khơng nấm mốc, khơng tiếng ồn, có nhiều cây xanh..
Mơi trường bị ô nhiễm: Các đồ dùng sắp xếp không năn nắp, bụi
bẩn,rác thải, nước thải sinh hoạt, tiếng ồn các hố chất xác động vật, phân người
và động vật..
Thơng qua những hiểu biết đó trẻ có những hành vi phù hợp với môi
trường như:
Bỏ rác đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi.
7
Biết sắp xếp đồ dùng cá nhân như : giầy, dép, ba lô, đồ chơi, đồ dùng học tập…
đúng nơi quy định gọn gàng, ngăn nắp.
Gi dục trẻ khơng vẽ bậy lên tường,lên bàn, lên ghế, khơng nói chuyện
trong khi ăn cơm, nhặt cơm rơi bỏ vào đĩa và lau tay vào khăn. Ăn xong giúp cô
sắp xếp lau chùi bàn ghế, để bát thìa đúng nơi quy định.
Trẻ biết một số biện pháp phịng tránh khi mơi trường bị ô nhiễm
Trẻ biết rửa tay trước khi ăn cơm, ăn chín uống sơi, đeo khẩu trang khi đi ra
ngồi đường, khi ngửi thấy mùi lạ thì khơng ăn, khơng uống các loại nước có
nhiều phẩm màu, khơng chơi các loại đồ chơi độc hại ( hoá chất, các đồ dễ vỡ)
Chỉ đạo giáo viên lồng nội dung giáo dục và bảo vệ môi trường thông qua
các chủ đề sao cho phù hợp.Ví dụ:
Chủ đề: Trường mầm non của bé
Chỉ đạo giáo viên ngoài việc cung cấp cho trẻ kiến thức về chủ đề, u
cầu trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ, không hái hoa bẻ cành cây
xung quanh trường lớp. Thông qua chủ đề trẻ biết cùng cô sắp xếp đồ chơi, làm
đồ chơi trang trí lớp, lau chùi bàn ghế, trồng thêm cây xanh góc thiên nhiên.
Chủ đề: Bản thân bé:
Chỉ đạo giáo viên giáo dục trẻ biết lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân
thể, vệ sinh môi trường đối với sức khoẻ con người. Trẻ có hành vi và thói quen
tốt trong ăn uống: mời cô, mời bạn, không ăn quà vặt ngồi đường… Nhận biết
ký hiệu thơng thường: Nhà vệ sinh nam nữ, thùng đựng rác.. và biết tránh một
số vật dụng, nơi nguy hiểm đối với bản thân: dao, kéo, ổ cắm điện, ao, hồ…
Chủ đề : Gia đình thân yêu của bé
Chỉ đạo giáo viên giúp trẻ thấy được sự thay đổi của môi trường xung
quanh nhà của trẻ, nhận biết được môi trường sạch, môi trường bẩn trong gia
đình. Biết quý trọng giữ gìn đồ dùng trong gia đình, cất đồ dùng, đồ chơi đúng
chỗ, bỏ rác đúng nơi quy định, khơng khạc nhỗ bừa bãi… có ý thức về những
điều nên làm như: Khố vịi nước khơng sử dụng, tắt điện khi đi ra khỏi phịng.
Chủ đề: Thế giới thực vật:
Chỉ đạo giáo viên giáo dục trẻ biết q trình phát triển của cây ích lợi của
cây xanh với môi trường sống và biết chặt phá rừng bừa bãi làm cho môi trường
ô nhiễm, thiên tai xẩy ra nhiều và nghiêm trọng ảnh hưởng tới đời sống của con
người.
Qua chủ đề giáo viên giúp trẻ biết được sự phát triển của cây xanh, tận
dụng các nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên làm một số đồ chơi như: con trâu,
chong chóng, đồng hồ, và các vỏ cây khô, lá khô cắt dán, xé dán thành những
bức tranh tạo hình rất sinh động, đẹp mắt.
Chủ đề: Thể giới động vật :
Thực hiện chủ đề “Động vật sống dưới nước” chỉ đạo giáo viên giáo dục
trẻ bảo vệ nguồn nước, giữ nguồn nước sạch để loài động vật dưới nước được
sống, được phát triển phong phú cung cấp các nhu cầu cho đời sống con người.
Đồng thời cho trẻ biết được một số việc làm nên và không nên làm đối với
nguồn nước (vì nước rất cần thiết cho cây cối, cho cuộc sống của con người để
8
chúng ta ăn uống sinh hoạt…). Vì thế chúng ta phải bảo vệ nguồn nước không
vứt rác xuống ao hồ sông suối mà hãy thu gom vào thùng rác.
Chủ đề giao thông:
Chỉ đạo giáo viên giúp trẻ hiểu được một số đồ dùng nguy hiểm, một số
quy định đơn giản để đảm bảo an tồn khi tham gia giao thơng. Các hành vi văn
minh khi tham gia giao thông. Cho trẻ xem video hình ảnh của các phương tiện
giao thơng gây ô nhiễm môi trường. Người đi xe máy không đội mũ bảo
hiểm,ngồi trên xe thò đầu qua cửa sổ, người ngồi sau đứng lên xe đạp, xe máy,
đi xe khơng đeo kính khẩu trang, người đi bộ đi trên vỉa hè, đi đúng luật giao
thơng, trẻ em đá bóng dưới lịng đường hình ảnh người đi xe máy đeo khẩu
trang, đeo kính đội mũ bảo hiểm.
Thơng qua các hình ảnh đó giáo viên phải cho trẻ nói lên được các hành
vi đúng, sai và giáo dục trẻ đi đường biết bịt khẩu trang, đội mũ bảo hiểm tránh
tai nạn, bố mẹ đưa đến trường phải để xe đúng quy định, khơng cho xe đi vào
sân trường khói bụi làm ô nhiễm môi trường…Trẻ biết nhận ra cái đẹp trong
việc giữ gìn các đồ dùng, phương tiện đi lại của gia đình sạch sẽ, gọn gàng, ngăn
nắp.
Việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua tất cả các
chủ đề trong năm học.
Các bé chơi ở góc xây dựng và góc học tập
*Lồng ghép giáo dục thông qua hoạt động ngoài trời.
Chỉ đạo giáo viên tổ chức cho trẻ dạo chơi, tham quan, tạo điều kiện
thuận lợi cho trẻ quan sát mơi trường bên ngồi. Để trẻ khám phá tìm hiểu đám
ứng nhu cầu tị mị và tính ham hiểu biết của trẻ.
Ví dụ: Cho trẻ quan sát sân trường đầy lá rụng, các phương tiện chạy trên
đường xá khỏi, bụi bay…Giáo viên dẫn trẻ vào sự việc thật gần gũi để trẻ thấy
được sự phong phú đa dạng, sống động của mơi trường bên ngồi, qua đó giáo
dục trẻ biết yêu thiên nhiên gần gũi thân thiện với môi trường, mong muốn được
tham gia bảo vệ mơi trường, rèn trẻ có kĩ năng giữ gìn bảo vệ mơi trường. Trong
q trình tổ chức hoạt động ngồi trời, đây là phần lồng ghép các hình ảnh cụ
thể sinh động. Có thể chỉ cho trẻ xem 1 số hình ảnh lá dụng xuống sân trường,
xe đi trên đường xả khói, bay bụi … ngun nhân gây ra ơ nhiễm mơi trường,
chỉ cho trẻ thấy đó là mơi trường bẩn. Qua đó giáo dục trẻ phải làm gì? Từ đó
giáo viên thường xuyên củng cố kiến thức bảo vệ mơi trường trong nhà trường,
gia đình, xã hội.
* Lồng ghép giáo dục thơng qua hoạt động góc:
Chỉ đạo giáo viên lồng ghép giáo dục trẻ qua hoạt động góc vì hoạt động
góc mang tính tích hợp cao trong giáo dục trẻ, thơng qua các trị chơi phân vai,
trẻ đóng vai và thể hiện các công việc của người làm công tác bảo vệ mơi trường
như: Trồng cây, chăm sóc cây, nhặt rác… xung quanh khu vực của lớp, giáo
viên hướng dẫn cho trẻ đóng vai bác sĩ đa khoa khám chữa bệnh cho mọi người,
chú ý giữ gìn vệ sinh phòng khám, xử lý rác thải y tế…
9
Trong trị chơi gia đình: giáo viên giáo dục trẻ phải dọn dẹp nhà cửa, lau
chùi nền nhà sạch sẽ, quần áo gấp gọn gàng, ngăn nắp đi mua đồ dùng gia đình
giữ gìn khơng rơi vỡ, qt mạng nhện… trước khi ăn phải rửa tay…
Trị chơi nấu ăn: cơ giáo tập cho trẻ làm món ăn đơn giản, làm xong chú ý
vệ sinh nhà bếp và dụng cụ vừa làm sạch sẽ. ở các góc hoạt động khác giáo viên
cũng phải lồng giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường cho trẻ.
Thông qua tổ chức giờ ăn, giờ ngủ của trẻ.
Đây là hoạt động nhằm hình thành các nề nếp thói quen trong sinh hoạt,
đáp ứng sinh lý, trẻ được vui vẻ và thoải mái như: Giáo viên rèn cho trẻ được
hoạt động lao động kê bàn ghế ngay ngắn, biết lấy đĩa đựng cơm rơi vãi và đĩa
đựng khăn ướt lau tay. Trước khi ăn ra xếp hàng để rửa tay bằng xà phịng theo
quy trình. Khi ăn giáo dục trẻ nhai kỹ,ăn hết suất, khi ho phải lấy tay che miệng,
khơng nói chuyện trong khi ăn tạo thói quen văn minh lịch sự trong khi ăn.ăn
xong biết xếp bát , thìa vào nơi qui định một cách gọn gàng, sau đó trẻ biết tự
lau miệng lấy nước uống, giáo dục trẻ biết tiết kiệm nước bằng cách lấy cốc
hứng nước,
Chỉ đạo giáo viên thường xuyên nhắc trẻ giữ gìn vệ sinh phịng, nhóm
sạch sẽ, đi vệ sinh phải đúng nơi quy định, đi xong để dép lên giá xếp ngay ngắn
theo tổ, trẻ tự lấy gối đi ngủ..
Tóm lại:
Trẻ có ý thức gọn gàng, ngăn nắp và có ý thức xây dựng bảo vệ mơi
trường chung.
Thơng qua hoạt động đi dạo, đi thăm thông qua hoạt động lao động ngoại
khoá, hoạt động nêu gương và hoạt động lễ hội mọi lúc mọi nơi. Tất cả đều có
thể lồng giáo dục bảo vệ mơi trường cho trẻ được.
Trong thời đại công nghệ thông tin, tất cả các các lớp đều có màn chiếu, ti
vi. Do vậy, tơi đã yêu cầu giáo viên sưu tầm những tài liệu nói về mơi trường để
trình chiếu cho trẻ xem vào những giờ đón, trả trẻ những hình ảnh như: Tệ nạn
chặt phá rừng,lũ lụt, thiên tai,dịch cúm gia cầm, đốt phá lấy củi…Rồi những
hình ảnh trẻ em tắm bẩn..Bên cạnh đó giáo viên cịn sưu tầm những hình ảnh
mang tính giáo dục như: Trẻ tích cực diệt muỗi ,rửa tay đúng dưới vịi nước, rửa
mặt sạch sẽ…hình ảnh bé tắt quạt, ti vi để tiết kiệm điện, quét rác đổ vào thùng,
bé tưới cây xanh cùng cô, bé ngồi xe mấy đeo khẩu trang và đội mũ bảo hiểm.
Qua những hình ảnh đó giáo viên giúp trẻ khắc sâu kiến thức giáo dục môi
trường cho trẻ.
Hình ảnh các bé trong giờ ngủ và giờ ăn
2.3.6. Tận dụng các nguyên vật liệu phế thải làm đồ dùng, đồ chơi
cho trẻ
Phát động giáo viên toàn trường tận dụng các nguyên vật liệu, phế thải
làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ để thực hiện trong giờ học và hoạt động góc. Mỗi
chủ đề phát động giáo viên làm một bộ đồ chơi khác nhau.
10
Giáo viên huy động trẻ đem những đồ phế thải từ gia đình như: vỏ chai
nước khống, vỏ chai nước rửa chén, vỏ chai nước lau sàn, vỏ hộp sữa
chua,v..v..đem đến lớp để làm đồ chơi.
Giáo viên hướng dẫn trẻ cùng làm đồ chơi trong giờ hoạt động góc, hoạt
động chiều mọi lúc, mọi nơi thành những sản phẩm đồ dùng, đồ chơi phong phú,
hấp dẫn, phục vụ cho các hoạt động học và chơi của trẻ góp phần nâng cao chất
lượng giờ học của trẻ và qua đó giúp trẻ biết cách sử dụng rác thải, phân loại rác
thải nào là vật liệu có ích,và hình thành ở trẻ thói quen bảo vệ mơi trường.
Hình ảnh cơ giáo hướng dẫn trẻ làm đờ chơi trong giờ hoạt đợng góc
Ngồi ra, nhà trường còn tổ chức cho giáo viên thi làm đồ dùng, đồ chơi
từ nguyên vật liệu phế thải vào đầu tháng 11 để lấy thành tích chào mừng ngày
Nhà giáo Việt nam 20/11.Thông qua hội thi này giúp giáo viên có ý thức được
việc làm đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải.Đây là một việc làm hết sức thiết
thực vừa bảo vệ mơi trường vừa có đồ dùng đồ chơi phong phú lạ mắt giúp trẻ
hứng thú hơn trong các hoạt động học tập cũng như hoạt động vui chơi
Trong hội thi này nhà trường đã chọn được:1 giải nhất là đ/c Lê Thị Tuấn,
2 giải nhì là đ/c Lê Thị HoaB và Lê Thị Tâm Long , 2 giải ba là đ/c Đỗ Thị Sự
và Đinh Thị Thạch .
Thơng qua hội thi này khuyến khích tất cả giáo viên tích cực làm đồ
dùng,đồ chơi. Nhất là đồ dùng, đồ chơi được làm từ nguyên vật liệu phế thải,vừa
góp phần bảo vệ mơi trường vừa tiết kiệm được tiền mua sắm đồ dùng đồ chơi
cho nhà trường.
Năm học 2015- 2016 Phòng giáo dục và đào tạo Hoằng Hóa tổ chức hội
thi làm đồ dùng đồ chơi. Trường mầm non Hoằng Phúc đạt giải Ba của
Huyện.Trong đó có một bộ đồ chơi chủ đề phương tiện giao thông được giáo
viên tận dụng vỏ hộp nước rửa bát và vỏ cuộn chỉ, bìa cát tơng, ống nước, que
kem, làm thành những phương tiện giao thông và các biển báo giao thông rất
sáng tạo và đẹp mắt được nhiều trường học tập cách làm.
Hình ảnh đồ chơi tự tạo
2.3.7. Làm tốt cơng tác tun trùn.
Cơng tác tun truyền có thể nói là một trong những biện pháp rất quan
trọng trong giáo dục bảo vệ mơi trường. Chính vì vậy làm tốt công tác tuyên
truyền không chỉ giúp phụ huynh hiểu đúng,hiểu sâu về mơi trường mà cịn giúp
cho lãnh đạo địa phương ,các ban ngành đồn thể đánh gía đúng tầm quan trọng
của môi trường trong đời sống cộng đồng và cũng là đời sống của chính bản
thân của mỗi con người. Từ đó có sự quan tâm,đầu tư cho nhà trường giúp nhà
trường thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Ngồi ra tơi cịn viết các bài tun truyền về mơi trường lên loa truyền
thanh của địa phương nói về hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường của nhà
trường, cơng tác tun truyền cịn được tổ chức thơng qua các cuộc họp phụ
11
huynh, nói lên được tầm quan trọng của mơi trường và các hình thức giáo dục
trẻ để trẻ có những hành vi phù hợp với mơi trường. Từ đó phụ huynh cũng thấy
được tầm quan trọng của môi trường và cùng kết hợp với nhà trường có những
biện pháp thích hợp để giáo dục trẻ tham gia bảo vệ môi trường khi trẻ ở nhà, ở
trường và bất cứ nơi đâu.
Cũng trong công tác tuyên truyền,tôi chỉ đạo cho các lớp xây dựng góc
tuyên truyền, trong mỗi góc tuyên truyền phải nói lên được nội dung giáo dục
bảo vệ mơi trường kết hợp với các nội dung giáo dục khác để phụ huynh biết
được các hoạt động trong ngày của con ở trường, để từ đó có nhận thức đúng về
ngành học mầm non.
Bên cạnh đó trong các giờ đón, trả trẻ giáo viên thường phải tuyên truyền
trao đổi với phụ huynh để kêu gọi họ cùng chung tay với nhà trường, với cô giáo
cùng nhau giáo dục trẻ để trẻ có những hành vi phù hợp với mơi trường và cũng
đồng thời kêu gọi phụ huynh phân loại rác thải tại nhà và tận dụng những phế
thải như: Vỏ chai rửa bát, vỏ hộp sữa chua, vỏ chai nước ngọt.... để trẻ mang đến
lớp cùng cô tạo ra những đồ dùng,đồ chơi có ích phục vụ cho các giờ học,giờ
chơi của trẻ.
Trong năm học 2016- 2017 nhà trường đã tổ chức hội thi “ Bé khoẻ- Bé
khéo tay” với 20 trẻ 5-6 tuổi tham gia
Từ kiến thức đã được học và từ rèn luyện của cô giáo ,các cháu đã làm
những bức tranh tạo hình từ các mảnh giấy vụn,vỏ cây,lá cây khô để xé dán,cắt
dán thành bức tranh sinh động có hồn,hoặc có cháu dùng vỏ hộp sữa chua,xốp
vụn làm thành con vật rất ngộ nghĩnh vv..
Thông qua hội thi nhằm tuyên truyền đến các bậc phụ huynh cũng như
các cấp lãnh đạo thấy được việc làm cũng như chất lượng giáo dục trẻ của nhà
trường,qua hội thi cũng nhằm kêu gọi sự ủng hộ giúp đỡ của địa phương cũng
như các bậc phụ huynh quan tâm hơn nữa đến ngành học mầm non. Ngồi ra
nhà trường cịn tổ chức hội thi giáo viên giỏi trường để kiểm tra lại sự nắm bắt
của giáo viên về thực hiện nội dung giáo dục và bảo vệ môi trường, giáo viên
nào thực hiện tốt thì nên phát huy,giáo viên nào cịn lúng túng trong cách tổ
chức thì tơi trực tiếp góp ý cho giáo viên thực hiện cho hợp lý, phù hợp.
Hội thi làm đồ chơi
2.3. 8. Kiểm tra thường xuyên, đột xuất ở các khối lớp
Ngay từ đầu năm học chúng tôi đã xây dựng kế hoạch kiểm tra việc giáo
dục trẻ bảo vệ mơi trường ở các nhóm lớp bằng nhiều hình thức, kiểm tra
thường xuyên, kiểm tra đột xuất. Kiểm tra 100% giáo viên; mỗi giáo viên kiểm
tra 2 lần/năm.
Việc kiểm tra đột xuất một số nội dung: Kiểm tra việc thực hiện chương
trình, kiểm tra hồ sơ, giáo án, Kiểm tra kỹ năng của trẻ.
Việc kiểm tra được tiến hành trong các hoạt động của cô và trẻ, lồng ghép
chuyên đề bảo vệ môi trường vào các hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động
12
ngoài trời và các hoạt động khác. Tổng số số nhóm lớp được kiểm tra là 8 nhóm
lớp trong đó loại tốt 6 lớp, khá 2 lớp
Qua kiểm tra, đã uốn nắn một số sai lệch của giáo viên trong cơng tác
chăm sóc giáo dục nói chung và việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào
các hoạt động nơi riêng. Từ đó có biện pháp chỉ đạo cụ thể giúp cho giáo viên
ôn luyện kiến thức, xây dựng kế hoạch bối dưỡng giúp cho trẻ có chất lượng
giáo dục tốt hơn.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Bảng khảo sát kết quả giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo
( thời điểm tháng 4/ 2017)
TT Các hành vi đánh giá
Tổng
Kết quả
số trẻ
được
Đạt Chưa Đạt Chưa
đánh
đạt
đạt
giá
Số
Tỉ lệ
Số Tỉ lệ
lượng
%
lượng %
1
2
3
4
5
6
Biết chăm sóc và bảo vệ cây
cối, vật ni
Biết giữ gìn trật tự, vệ sinh
cơng cộng và vệ sinh trường
lớp
Biết cất dọn đồ dùng, đồ chơi
đúng nơi quy định
Phân biệt được những hành vi
đúng, hành vi sai với môi
trường
Biết tiết kiệm điện, nước khi sử
dụng và tắt khi sử dụng
Nhắn nhủ mọi người không
được xả rác bừa bãi
220 trẻ
202
91%
18
9%
220 trẻ
205
93%
15
27%
220trẻ
200
90%
20
10%
220 trẻ
201
91,3%
19
8,7%
220 trẻ
200
90%
20
10%
220 trẻ
200
90%
20
10%
Bằng những kinh nghiệm chỉ đạo và sử dụng các biện pháp trên, trường
mầm non chúng tôi đã đạt được một số kết quả như sau:
* Đối với giáo viên;
100% giáo viên đã biết cách lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào
với nội dung chăm sóc,giáo dục bảo vệ mơi trường vào với nội dung chăm sóc
giáo dục trẻ một cách linh hoạt và đạt hiệu quả.
Đa số giáo viên đã biết tận dụng nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng,đồ
chơi cho trẻ và giáo dục trẻ biết cách làm đồ chơi,
100% giáo viên có ý thức trong việc bảo vệ mơi trường trong và ngồi lớp như;
thường xun qut dọn, lau chùi đồ dùng đồ chơi sạch sẽ cho trẻ, giặt giũ đồ
13
dùng, dụng cụ bán trú cho trẻ để tạo môi trường sạch sẽ, thơng thống khơng có
mùi hơi.
Cùng với nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh qua
góc tuyên truyền và bằng trực tiếp trao đổi để phụ huynh chung tay góp sức bảo
vệ mơi trường trường học và để giành các vỏ chai nước rửa bát, dầu gội vv.. đưa
cho giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho trẻ.
* Đối với trẻ:
Cùng với các biện pháp chỉ đạo của bản thân và phương pháp giáo dục
của giáo viên thì các cháu đã có những hành vi tốt về bảo vệ mơi trường như;
Trẻ có kỹ năng sống, trẻ nói năng, ứng sử, giao tiếp với mọi người thân thiện, có
ý thức với mọi hành vi bảo vệ mơi trường. Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt
động bảo vệ môi trường, một cách hào hứng, tự nguyện. Trẻ yêu thích hứng thú
mong muốn được làm những công việc phù hợp liên quan đến bảo vệ mơi
trường trong và ngồi lớp học sạch sẽ, thống mát. Trẻ có ý thức bảo vệ mơi
trường chung: Khơng vứt rác bừa bãi, không bẻ cây, hái hoa, biết chăm sóc cây,
thường xuyên nhặt rác vệ sinh sân trường, đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết tiết
kiệm điện nước…Trẻ đã tự ý thức về hành vi của mình: Tự rửa tay trước khi ăn
cơm, lau miệng khi ăn xong… đã biết nhắc nhở bạn không vứt rác bừa bãi..
Trẻ có thái độ gần gũi với mơi trường tự nhiên, mơi trường xã hội, u q
chăm sóc bảo vệ cỏ cây hoa lá trong gia đình, nhà trường và ở khắp mọi nơi, yêu
quý chăm sóc bảo vệ vật nuôi gần gũi, quý trọng bảo vệ đồ dùng đồ chơi, biết
lau chùi đồ dùng đồ chơi bị bụi bẩn, thích tham gia vào việc trồng cây cùng các
cơ giáo trong trường.
Trẻ có những thói quen hành vi văn minh lịch sự trong giao tiếp, ứng sử.
Đã phát huy tính tích cực của trẻ khi trẻ trải nghiệm với mơi trường tự nhiên
cũng như môi trường xã hội.
Trẻ đã biết động viên bố mẹ cùng tham gia như: Nhắc bố mẹ không đi xe máy,
xe đạp vào sân trường làm bụi bẩn sân trường, nhắc bố mẹ thu gom phế liệu, vỏ
lọ dầu gội để làm đồ dùng, đồ chơi trang trí góc tun truyền. Trẻ tự phát triển
ngơn ngữ mạch lạc, rõ ràng lưu loát đủ câu trong khi giao tiếp, khi đàm thoại.
Tự có hành vi thái độ mong muốn được bảo vệ môi trường một cách rõ rệt.
* Đối với phụ huynh học sinh.
Tham gia đầy đủ các hội nghị cha mẹ trẻ, tham gia trồng, chăm sóc vườn
rau sạch, vườn cây ở sân trường. Tuyên truyền về nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường đến cộng đồng .
Phụ huynh rất phấn khởi yên tâm khi thấy con em mình có ý thức bảo vệ
mơi trường, khơng những ở trường mà cịn ở trong gia đình nên đã đóng góp
tranh ảnh có nội dung về mơi trường, các vỏ hộp rửa bát, dầu gội …cho giáo
viên và các cháu làm đồ dùng, đồ chơi. Bản thân các bậc phụ huynh cũng có ý
14
thức cao và trách nhiệm cao hơn rất nhiều về việc bảo vệ mơi trường trong và
ngồi trường mầm non như không vứt rác bừa bãi ở sân trường, không mang đồ
ăn ở nhà đến trường như; bim bim, bánh, kẹo …
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Trong quá trình chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt nội dung giáo dục và bảo
vệ môi trường để đạt được kết quả cao thì việc đầu tiên người quản lý phải tích
cực tham mưu với lãnh đạo địa phương, các bậc phụ huynh đầu tư xây dựng cơ
sở vật chất tạo khuôn viên, mơi trường, trường lớp học thơng thống, rộng rãi
cho cô và trẻ thực hiện.
Nắm vững được các nguyên tắc tích hợp nội dung giáo dục và bảo vệ mơi
trường để chỉ đạo giáo viên lồng ghép vào với nội dung giáo dục sao cho phù
hợp với chủ đề,chủ điểm, phù hợp với từng môn học,với từng hoạt động trong
ngày của trẻ.
Thường xuyên kiểm tra dự giờ thăm lớp để nắm bắt tình hình thực hiện
nội dung giáo dục và bảo vệ môi trường của cô và trẻ bằng cách dự giờ đột xuất,
dự giờ có báo trước, kiểm tra giáo án, kiểm tra hồ sơ của trẻ, kiểm tra trực tiếp
trên trẻ.
Khuyến khích giáo viên, học sinh các bậc phụ huynh sưu tầm các nguyên vật
liệu phế thải để tạo ra được nhiều đồ dùng, đồ chơi thiết thực phục vụ cho hoạt
động học tập và hoạt động vui chơi của trẻ.
Phát động giáo viên sưu tầm cây bóng mát,các loại cây cảnh… để tạo nên môi
trường học tập xanh-sạch,đẹp và cũng là hưởng ứng cuộc vận động “ Xây dựng
trường học thân thiện học sinh tích cực” do ngành tổ chức.
Giáo viên phải nhận thức đầy đủ, đúng đắn về nội dung giáo dục bảo vệ
môi trường và mơi trường đối với sự phát triển của trẻ. Vì thế đòi hỏi giáo viên
phải nghiên cứu và hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để từ đó có những biện
pháp tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường,mọi lúc mọi nơi khơng ngại khó,ngại
khổ, ngại bẩn…
Tích cực tìm tòi, sáng tạo áp dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy
để áp dụng nội dung chuyên đề một cách phù hợp với khả năng của trẻ và tình
hình thực tế ở trường, lớp.
Tích cực ứng dụng cơng nghệ thơng tin, bài giảng điện tử sưu tầm băng
hình chất lượng cao để lưu giữ và sử dụng trên tiết học và các hoạt động.
Bên cạnh đó giáo viên và nhà trường cịn phải làm tốt cơng tác tun truyền đến
các cấp lãnh đạo,các ngành đoàn thể,phụ huynh học sinh và cùng toàn thể nhân
dân giúp họ hiểu sâu, hiểu đúng về mơi trường từ đó họ cùng chung tay với nhà
trường,với cô giáo cùng nhau giáo dục thế hệ trẻ của chúng ta nhất là trẻ lứa tuổi
15
mầm non để hình thành ở trẻ thói quen tốt, những hành vi phù hợp với môi
trường.
3.2 Kiến nghị
Đối với phòng giáo dục và đào tạo:
Mở các lớp chuyên đề, tập huấn cho giáo viên rèn luyện thêm các kỹ
năng về giáo dục bảo vệ môi trường. Mở các lớp tập huấn về giáo dục bảo vệ
môi trường cho giáo viên tìm hiểu và tăng thêm kiến thức.
Đầu tư thêm kinh phí cho ngành học mầm non và hỗ trợ thêm các trang thiết bị
có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường như: Đĩa DVD, tập san… về nạn phá
rừng, rác thải, khí thải, khói bụi…
Phát động phong trào sáng tác thơ ca, truyện kể, trò chơi, câu đố… hội thi của
giáo viên, hội thi cháu, hội giảng có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
Đối với UBND xã Hoằng Phúc :
Cần quan tâm sâu sắc đến ngành học mầm non, tuyên truyền trên các
thông tin đại chúng, các buổi họp giao ban với trường các ban ngành đồn thể và
tìm ra những giải pháp tốt nhất tránh tình trạng gây ơ nhiễm đồng thời có biện
pháp sử lý phân loại rác thải kịp thời. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, các trang
thiết bị đồ dùng đồ chơi và tạo khuôn viên của trường xanh- sạch –đẹp tạo môi
trường cho trẻ được hoạt động học tập và vui chơi sạch sẽ, khoa học.
Đối với phụ huynh học sinh:
Cần phối kết hợp với nhà trường quan tâm đến việc chăm sóc và giáo dục
trẻ đặc biệt là giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ mơi trường.
Đóng góp kinh phí hỗ trợ nhà trường xây dựng cơ sở vật chất tạo môi
trường xanh- sạch –đẹp cho trẻ hoạt động.
Đối với giáo viên:
Phải có trách nhiệm tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh cũng như
nhân dân có ý thức bảo vệ mơi trường như: Sử dụng các loại thuốc trừ sâu,
thuốc bảo vệ thực vật, khi sử dụng xong phải có túi đựng và thu gom chai lọ để
đúng nơi quy định. Phát động phong trào trồng cây xanh, tạo môi trường xanhsạch-đẹp cho trường, lớp.
Thường xuyên khơi thông cống rãnh, vệ sinh sạch sẽ gốc cây, mái hiên và
bố trí lớp học khoa học, gọn gàng phù hợp với chủ đề.
Trên đây là những kinh nghiệm của tơi trong q trình chỉ đạo giáo viên
thực hiện tốt công tác nội dung giáo dục và bảo vệ mơi trường đã có kết quả và
thành cơng. Trong q trình thực hiện cũng cịn có những thiếu xót nên rất mong
được sự đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học, các bạn bè đồng nghiệp để đề
tài của tơi hồn thiện và đạt kết quả cao hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
16
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Lê Thị Mai
Hoằng Phúc, ngày 10 tháng 4 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.
NGƯỜI VIẾT SKKN
Hoàng Thị Sen
17