Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

skkn một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp ở bậc tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM
TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở LỚP 5

Người thực hiện : Hoàng Thị Thúy Nga
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Minh Khai 2
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): công tác chủ nhiệm

THANH HÓA NĂM 2017
1


A. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tiểu học là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình học tập của trẻ Khoảng thời gian “Vàng” để trẻ hình thành nhân cách và năng lực (trí tuệ và thể
chất). Học sinh tiểu học dễ thích nghi và tiếp nhận cái mới và luôn hướng tới
tương lai. Nhưng cũng thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có
chủ định chưa được phát triển mạnh, tính hiếu động, dễ xúc động còn bộc lộ rõ
nét. Trẻ nhớ rất nhanh và quên cũng nhanh. Việc hình thành nhân cách không
thể diễn ra một sớm một chiều mà sẽ được hoàn thiện dần cùng với tiến trình
phát triển của của các em.
Hiểu được những điều này mà cha mẹ hay thầy cô giáo tuyệt đối không
được "chụp mũ" nhân cách của trẻ, trái lại phải dùng những lời lẽ nhẹ nhàng
mang tính gợi mở và chờ đợi, phải hướng trẻ đến với những hình mẫu nhân
cách tốt đẹp mà không đâu xa, chính cha mẹ và thầy cô là những hình mẫu nhân


cách ấy.
Hiện nay ngành giáo dục đang đổi mới mạnh mẽ, đổi mới toàn diện nhằm
đáp ứng nhu cầu của xã hội của thời đại mới.
Đặc biệt trong những năm gần đây bậc Tiểu học đã thực hiện đổi mới
đánh giá đối với học sinh Tiểu học (thực hiện theo thông tư số 22/2016/TTBGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014/TTBGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào) không
chỉ đánh giá học sinh qua kiến thức, kĩ năng mà còn đánh giá theo năng lực và
phẩm chất. Việc đánh giá học sinh không chỉ từ phía giáo viên mà còn từ phía
bạn bè, gia đình. Chính vì vậy công tác chủ nhiệm cần phải thay đổi để đáp ứng
với yêu cầu đổi mới.
Tất cả những điểm khác biệt ở mỗi lớp đó đều do giáo viên chủ nhiệm
lớp tạo ra. Giáo viên chủ nhiệm có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học
sinh sẽ tìm ra được các biện pháp để thu hút học sinh đến lớp, làm cho học sinh
2


trở nên chăm ngoan, thích đi học và luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một
niềm vui”.
Mỗi lớp, các em lại được học với một giáo viên khác nhau. Do vậy, công
tác chủ nhiệm lớp phải được thực hiện đồng bộ từ lớp 1 đến lớp 5. Nền nếp lớp
học, phương pháp học tập, năng lực, phẩm chất và các kĩ năng sống của học
sinh phải được giáo viên chủ nhiệm chú ý xây dựng, rèn rũa ngay từ lớp 1 và
phải được duy trì, phát huy xuyên suốt ở các lớp trên đặc biệt là lớp 5.
Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp 5, tôi luôn hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ được giao. Liên tục trong nhiều năm qua, lớp tôi chủ nhiệm luôn
duy trì sĩ số 100%, chất lượng kiến thức,kĩ năng cũng như phẩm chất và năng
lực của học sinh luôn dẫn đầu trong khối và trong toàn trường. Đó là lí do tôi
chọn để viết sáng kiến kinh nghiệm năm học này : “Một số kinh nghiệm trong
công tác chủ nhiệm ở lớp 5”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu và đưa ra những biện pháp trong công tác chủ nhiệm ở lớp5
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục góp phần giúp học sinh hoàn thành và hoàn
thành tốt 3 nội dung giáo dục(kiến thức kĩ năng, năng lực và phẩm chất) tiến tới
hình thành năng lực công dân trong thời đại hội nhập toàn cầu.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Các giáo viên chủ nhiệm lớp – trường Tiểu học Minh Khai 2 –Thành phố
Thanh Hoá– tỉnh Thanh Hoá.
- Học sinh lớp 5A – trường Tiểu học Minh Khai 2 –Thành phố Thanh Hoá – tỉnh
Thanh Hoá.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các phương pháp được sử dụng trong đề tài :
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết;
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế;
- Phương pháp thu nhập và xử lí thông tin;
- Phương pháp thống kê và xử lí số liệu.
3


B. NỘI DUNG

4


I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò vô cùng quan trọng, là thành phần
không thể thiếu trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh đặc biệt là học sinh
Tiểu học.
Điều 8 Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ
GD&ĐT quy định chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên chủ nhiệm
lớp ở cấp tiểu học được giảm 3 tiết/tuần .

Theo modun 34 công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học (bồi dưỡng
thường xuyên cho giáo viên Tiểu học) quy định về vị trí vai trò của người giáo
viên chủ nhiệm:
- Là người được Hiệu trưởng bổ nhiệm trong số những giáo viên có kinh
nghiệm và có uy tín; được thay mặt Hiệu trưởng quản lý và tổ chức học tập, rèn
luyện đạt mục tiêu đào tạo.
- Là người chủ chốt của nhà trường làm công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho
HS lớp mình chủ nhiệm.
-Là cầu nối giữa lớp với các giáo viên bộ môn, Ban giám hiệu, Tổ chuyên môn,
các tổ chức đoàn thể trong nhà trường (Công đoàn, Đoàn thanh niên…) và cha
mẹ học sinh.
- Là người tổ chức các hoạt động giáo dục trong lớp, các hoạt động tập thể và
chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về công tác giáo dục đào tạo, lối sống và
chuẩn KTKN cần đạt của lớp mình được quy định tại QĐ số 16/ QQD- BGD
ĐT ngày 5/ 5/ 2006 của BGD và ĐT về việc ban hành chương trình giáo dục
phổ thông.
Có thể nói để vừa phải đảm bảo tốt việc truyền thụ kiến thức văn hóa ở
nhiều môn học cho học sinh, vừa phải làm tốt công tác chủ nhiệm, đó là việc
không dễ dàng nhưng “Chính sự quan tâm, lòng yêu thương và sự chia sẻ của
người thầy đã giúp những đứa trẻ phát huy hết khả năng của chúng” – theo
John O’brien.
II. THỰC TRẠNG
5


Trong nhà trường Tiểu học giáo viên chủ nhiệm là người tiếp xúc với học
sinh với thời lượng nhiều nhất. Với những trường tổ chức học bán trú như
trường Tiểu học Minh Khai 2 giáo viên tiếp xúc với học sinh từ 7h30 phút đến
16 giờ. Thầy cô chủ nhiệm không chỉ là người dạy chữ mà còn dạy trò nhiều
điều tốt đẹp khác cũng là người hiểu được tâm tư, tình cảm của trẻ nhiều nhất.

Trường Tiểu học Minh Khai 2 là ngôi trường có bề dày truyền thống học
tập và rèn luyện học sinh. Ban giám hiệu tạo mọi điều kiện thuận lợi: môi
trường sư phạm,cơ sở vật chất, các hoạt động ngoại khóa để học trò thoải mái
khi ở trường. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình hết lòng vì học sinh thân yêu. Cha mẹ
học sinh quan tâm luôn song hành cùng giáo viên trong giáo dục con em mình.
Tuy nhiên chúng tôi cũng gặp khó khăn nhất định như trường học cấp
4,cách bố trí phòng học, sân chơi chưa hợp lí gây tâm lí e ngại cho phụ huynh.
Đa số phụ huynh lao động tự do nên thời gian dành cho các con không
nhiều.Một số học sinh ở cùng ông bà hoặc ở với cha(mẹ) đơn thân.
Năm học 2016-2017 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5A (42 học sinh)
có 23 học sinh nam và 19 học sinh nữ.
Kết quả về 3 mặt giáo dục , vở sạch chữ đẹp của lớp trong năm học trước
(2015-2016) –sĩ số 40 em.
Kiến thức ,kĩ

3 mặt giáo dục
Năng lực

năng
Hoàn
Chưa
thành

Đạt

Phẩm chất

Chưa

hoàn


vở sạch chữ đẹp
Loại A
Loại B

Đạt

Chưa

đạt

đạt

thành
S
L
40

TL
100
%

S

T

SL

TL


S

T

S

L
0

L
0

40

100

L
0

L
0

L
40

%

TL
100
%


S

T

SL

TL

L
0

L
0

19

47,5
%

SL
21

TL
52,5
%

6



- Số lượng học sinh đạt học sinh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học :
19 (47,5%)
- Tập thể lớp tiên tiến
Những tồn tại của tập thể lớp 5A là : nền nếp tự quản chưa tốt, chưa tập
trung nghe giảng, hay văng tục, chửi thề, thiếu tự giác khi học nhóm, chưa biết
chuẩn bị sách vở đồ dùng đúng thời khóa biểu, xả rác bừa bãi ra lớp…
III. GIẢI PHÁP
Theo kinh nghiệm nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, đặc biệt là năm
học 2016-2017, tôi thực hiện các giải pháp sau:
1. Nhận lớp, làm quen, tìm hiểu hồ sơ và hoàn cảnh của học sinh
- Ngày đầu tiên nhận lớp tôi tự giới thiệu bản thân và làm quen với tất cả học
sinh. Việc làm này gây được hứng thú và trò thấy mình được tôn trọng. Có em
đã chia sẻ với bố mẹ rằng “cô giáo vào lớp chào chúng con và giới thiệu tên đầy
đủ của cô. Con rất thích bố mẹ ạ. Con muốn học với cô”
- Thu hẹp khoảng cách giữa giáo viên và học sinh bằng việc mời các em lần
lượt tự giới thiệu về mình : tên, bố mẹ, nơi ở, sở thích,… Ban đầu các em còn e
ngại nhưng dần dần các em đã tự tin mạnh dạn giới thiệu về bản thân mình .
- Tạo cảm hứng cho học sinh bằng việc viết những điều mong muốn sẽ đạt được
trong năm học mới lên con vật bằng giấy(chim ,bướm,…) đây là cách giúp tôi
hiểu được một phần tính cách, ước mơ của trò và giúp các em hiểu rằng có thể
chia sẻ mọi suy nghĩ của mình với cô giáo.
- Tìm hiểu hồ sơ và phân loại học sinh theo đặc điểm gia đình (Sổ kế hoạch chủ
nhiệm lớp):
+ Con cán bộ: 7 em
+ Con gia đình công nhân: 5 em
+ Con gia đình buôn bán: 3 em
+ Con gia đình làm lao động tự do: 20 em.
+ Con mồ côi cha (mẹ): 2em
7



+ Con ở với bố (mẹ) đơn thân : 5 em
2. Tìm hiểu tính cách của học sinh
- Trong những tuần đầu ngoài giảng dạy và tiếp xúc với học sinh trong
các tiết học tôi dành thời gian giải lao để nói chuyện, chơi cùng và quan sát học
sinh chơi để tìm hiểu tính cách các em. Đồng thời kết hợp với giáo viên chủ
nhiệm lớp dưới và gia đình để phân loại học sinh thành nhóm :
HS có HS

HS

HS ít

HS

HS

HS

HS

HS có

HS

biểu

hay

thiếu


khi

nói

chưa

hay

không

biểu

không

hiện

“quậy” tích

hoàn

tục,

có thói

bắt

biết

hiện




của

trong

cực

thành

chửi

quen

nạt

chia

đặc

thói

hội

các

chủ

nhiệm


thề

chuẩn

bạn

sẻ,quan biệt

chứng tiết

động

vụ học

bị bài

tâm

đòi hỏi ngủ

tự kỉ

tham

tập

theo

,giúp


quyền

gia

trên

thời

đỡ bạn

lợi

hoạt

lớp

khoá

15

4

học

động
3

10


nhóm
11

quen
trưa.

biểu
8

12

18

3

5

8


- Tìm hiểu mối quan hệ trong gia đình học trò để biết gia đình nào hay xảy ra
xung đột, cha mẹ nào ít quan tâm để con làm mọi việc theo ý thích của mình.
- Sau khi tìm hiểu tính cách của học sinh và hoàn cảnh gia đình có thể ảnh
hưởng tiêu cực đến các em tôi thường xuyên nói chuyện và gợi cho trò nói ra
tâm tư suy nghĩ của mình, khích lệ để các con không cảm thấy xấu hổ mặc cảm.
- Đối với học sinh có tiếp thu chậm: quan tâm giảng bài riêng cho học sinh
trong từng tiết học. Động viên học sinh mạnh dạn hỏi thầy cô, bạn bè khi chưa
hiểu. Đặc biệt làm cho các em thấy rằng bạn làm được mình cũng làm được.
- Luân phiên giao việc phù hợp với năng lực của các em. Yêu cầu học sinh thích
hoạt động rủ học sinh ít hoạt động tham gia vào các hoạt động vui chơi. Đồng

thời khuyến khích các em trầm tính tham gia chơi với các bạn và đảm nhận một
“vai ” trong lớp.
- Đối với học sinh có xu hướng “lãnh đạo nhóm” tôi giao việc cho các em từ các
việc liên quan đến các tiết học cho đến việc hoạt động ngoại khoá với yêu cầu
phải giúp được bạn tiến bộ, kết quả hoạt động phải tốt, phải “lôi kéo” được các
bạn ít tham gia các hoạt động tập thể, các bạn được xem là hay “quậy” trong
lớp. (ví dụ tập văn nghệ để biểu diễn dưới cờ vào sáng thứ hai đầu tuần).
- Đối với học sinh hay “ăn vạ” dù mình phạm lỗi, tôi xem xét tất cả sự việc một
cách công bằng cho em ấy thấy được mình chưa đúng. Một hai lần chưa giúp
được học sinh bỏ thói quen này. Tôi kiên trì cho dù sau khi nhận ra lỗi sai em ấy
vẫn còn “ vùng vằng”. Sau đó tôi lờ đi như không nhìn thấy, không nghe thấy
cho tự bản thân trò cảm nhận được rằng mình làm vậy cô và các bạn càng không
để ý đến mình từ đó trò dần dần bỏ đi thói quen này.

9


- Đối với một số học sinh hay đánh bạn, bắt nạt bạn ngoài việc tôi thường xuyên
nhắn tin điện tử cho gia đình mà mỗi khi có vụ việc xảy ra tôi yêu cầu cả hai
bên đều viết bản tường trình lại sự việc xảy ra, bạn nào nhìn thấy cũng viết lại
luôn sự việc nhìn thấy. Tôi gặp gỡ gia đình hai bên và yêu cầu học sinh bắt nạt
bạn phải xin lỗi bố mẹ của bạn mình. Tôi đã tránh được việc bố mẹ bênh con
không hợp tác với giáo viên chủ nhiệm hoặc do “xót” con đến quát nạt các bạn
khác…
- Đối với học sinh hay nói bậy, chửi thề (do ảnh hưởng một phần từ phía gia
đình và xã hội) tôi trao đổi lại với gia đình. Bản thân tôi phân tích cho các em
nhận thức và có một số biện giáo dục bằng các công việc cụ thể như quyét lớp,
lau bảng,…
- Đối với nhóm học sinh cho rằng mọi việc mình đều có thể được quyền làm mà
không bị trách phạt, đòi hỏi được thực hiện “ quyền học sinh”. Tôi lồng ghép

vào các tiết dạy cho các em thấy rằng bao giờ “quyền” cũng đi đôi với “ bổn
phận”. Ví dụ các em liên tục không chuẩn bị sách vở, không chuẩn bị bài đầy đủ
nhưng không chịu chấp nhận việc bị phê bình. Tôi đồng ý không phê bình
nhưng tôi yêu cầu thực hiện đúng “bổn phận”, tôi yêu cầu học sinh nêu một số
bổn phận mà các em cần làm,…
- Để phá vỡ tư tưởng của một số học sinh cũng như phụ huynh cho rằng mình
có đặc quyền đặc lợi riêng nhưng lại thiếu ý thức trong học tập, trong xây dựng
tập thể lớp tôi thường xuyên đổi chỗ ngồi bạn nào cũng được ngồi trên và bạn
nào cũng được ngồi dưới. Ban đầu các em ngỡ ngàng nhưng cũng từ đó các em
ấy nhận ra mình cũng giống các bạn , mình cũng cần góp sức xây dựng tập thể
lớp tốt hơn.
3. Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp năng động

10


- Công tác chủ nhiệm thành công do sự đóng góp một phần không nhỏ của đội
ngũ cán sự lớp. Đội ngũ cán sự lớp như cánh tay phải của giáo viên chủ nhiệm.
Đội ngũ cán bộ lớp không cần phải là những học sinh học giỏi nhất lớp (tất
nhiên không phải là học sinh có học lực chạm mức hoàn thành hoặc chưa hoàn
thành) nhưng nhất thiết phải là học sinh có ảnh hưởng đến các bạn khác, có khả
năng thuyết phục và khiến các bạn khác phải nể phục.
- Từ việc quan sát học sinh học và chơi tôi có dự trù những ai sẽ làm cán bộ lớp,
đặc biệt là lớp trưởng. Sau đó trong giờ sinh hoạt lớp bầu cán sự lớp tôi tiến
hành như sau :
Với mỗi chức vụ: tổ trưởng, lớp phó, lớp trưởng trước hết tôi lấy tinh thần
xung phong sau đó tôi yêu cầu học sinh đề cử rồi tổ chức cho cả lớp bầu cử.
+ Tổ trưởng : các bạn trong tổ giơ tay biểu quyết chọn tổ trưởng.
+ Lớp phó: học sinh cả lớp giơ tay biểu quyết chọn lớp phó văn nghệ, lớp
phó học tập, lớp phó lao động.

+ Lớp trưởng: Tôi tổ chức cho học sinh bỏ phiếu, bầu ra ban kiểm phiếu (Giáo
viên hướng dẫn các em cách kiểm phiếu).
+ Các chức vụ khác : tổ phó ,bàn trưởng các em luân phiên làm.
- Sau khi tổ chức bầu cử chon ban cán sự lớp xong, tôi hướng dẫn cho các em
cách quán xuyến lớp: theo dõi các bạn theo nội qui của Đội, nội qui của trường,
nội qui của lớp.
4. Xây dựng nội qui của lớp
- Dựa trên cơ sở 3 nề nếp 12 thói quen; 5 điều Bác Hồ dạy và các qui định của
Đội tôi cùng học sinh xây dựng nội qui lớp học:
+ Rèn lối sống văn minh, lịch sự: Che miệng mũi khi ngáp, khi hắt hơi; Không
khạc, nhổ bừa bãi; không xả rác trong lớp học, ngoài sân trường, cổng trường,
không bỏ rác qua cửa sổ, phải bỏ rác đúng qui định; không được lục cặp của
bạn; không nói tục,chửi thề...
+ Ăn, ngủ đúng giờ. Giữ vệ sinh khi ăn uống.Trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
phải rửa tay.
11


+ Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập theo thời khóa biểu.
+ HS trong lớp yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau; không nên chê bai,trêu chọc
bạn.
+ Tự giác ôn bài cũ và chuẩn bị bài mới.
+ Mặc quần áo sạch sẽ, gọn gàng, kín đáo, đeo khăn quàng đầy đủ.
+ Không ăn quà trước cổng trường, không mang đồ ăn, nước uống vào lớp học.
+ Nghe lệnh trống phải tập trung vào lớp, ổn định trật tự.
+ Thẳng thắn, trung thực, thật thà, không quay cóp trong khi làm bài kiểm tra
hoặc thi cử.
+ Nhặt được của rơi biết trao trả lại cho người đánh mất hoặc đưa giáo viên để
thông báo cho người đánh mất biết.
+ Đến lớp phải chú ý học, tập trung nghe giảng, tích cực xây dựng bài, tuân thủ

theo mọi yêu cầu của giáo viên.
+ Tập trung nghe giảng, không được nói chuyện, làm việc riêng. Ngồi học với
tư thế ngay ngắn, không rút chân lên ghế, không dựa tường, không rảy mực…
+ Tích cực phát biểu xây dựng bài để hình thành kiến thức bài học.
+ Biết sử dụng đồ dùng dạy học một cách khoa học, tránh ồn ào gây mất trật tự.
+ Chơi những trò chơi lành mạnh không chạy lùa nhau, không xô đẩy, đánh
nhau, không chơi những trò chơi nguy hiểm, không đánh bài;…
+ Không leo trèo cửa sổ, bàn ghế, cây cối…bảo vệ tài sản của chung và của
riêng.
+ Biết chấp hành luật lệ giao thông đường bộ.
+ Ở nhà biết giúp đõ bố, mẹ, ông, bà...
5. Xây dựng nề nếp sinh hoạt đầu giờ
Dựa vào lịch hoạt động của Đội theo các chủ đề, chủ điểm tôi cùng ban
cán sự lớp xây dựng nề nếp sinh hoạt đầu giờ cụ thể.

12


- Sau khi đọc xong 3 nề nếp và 12 thói quen, lớp phó văn nghệ cho cả lớp hát
hoặc học hát các bài hát thuộc chủ điểm vào thứ 4, thứ 6. Các ngày còn lại lần
lượt học sinh lên đọc các bài báo hay; cung cấp thông tin phục vụ cho học tập.
(Phân công học sinh ở các tổ lần lượt chuẩn bị nội dung. Nội dung ở báo Đội,
báo Văn-Toán tuổi thơ, Nhi đồng khám phá...; thông tin có được qua báo chí, ti
vi, internet...) Lớp trưởng phụ trách các buổi sinh hoạt này. Tổ trưởng và các lớp
phó còn lại quán xuyến các bạn trong tổ.
- Các tổ trưởng làm nhiệm vụ kiểm tra nhanh sách vở, dụng cụ học tập của tổ
mình. Lớp phó học tập kiểm tra tổ trưởng.
- Lớp trưởng, lớp phó kiểm tra bài cũ luân phiên một số bạn .
6.Tổ chức sinh hoạt lớp cuối tuần
- Cuối mỗi tuần tôi để thời gian để sinh hoạt lớp. Trong giờ sinh hoạt lớp mọi

học sinh đều có thể bày tỏ ý kiến của mình.
- Những tuần đầu tôi điều khiển sinh hoạt lớp và hướng dẫn để lớp trưởng điều
khiển các buổi sinh hoạt kế tiếp.
- Các tổ trưởng nhận xét những điều đạt được và chưa đạt được của tổ viên và
xếp loại tổ viên.
- Các tổ viên đồng ý hoặc không đồng ý với tổ trưởng đều có thể mạnh dạn bày
tỏ. Tôi (hoặc lớp trưởng) điều khiển, phân tích tình huống để quyết định.
- Lớp phó nhận xét về các buổi sinh hoạt đầu giờ, tập thể dục giữa giờ, vệ sinh
lớp học....
- Lớp trưởng nhận xét chung và xếp thi đua giữa các tổ. Tổ nào xếp thứ nhất
được 1 lá cờ đỏ, tổ xếp thứ hai được 1 lá cờ xanh, tổ xếp thứ ba được 1 lá cờ
vàng.
- Tôi tuyên dương học sinh có tiến bộ trong tuần, nhắc nhở học sinh chưa cố
gắng. Học sinh nào có tiến bộ đặc biệt trong tuần được thầy cô và các bạn ghi
nhận tôi tặng cho bạn ấy món quà nhỏ (bút kim, thước kẻ , khăn quàng ,….)
- Cuối buổi sinh hoạt lớp các tổ, các thành viên trong lớp có thể trình diễn văn
nghệ. Đó là các bài hát, điệu nhảy mà các em yêu thích.
13


7. Sinh hoạt theo chủ đề, chủ điểm.
- Với mỗi chủ đề,chủ điểm có phát động thi đua và sơ kết, tổng kết thi đua.
- Kết hợp với các tiết dạy Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Kĩ năng sống
giúp HS nhận biết và thực hiện tốt học tập, lao động, rèn luyện theo chủ điểm.
Với mỗi chủ điểm lớn tôi có hình thức tổ chức khác nhau:
+ Chủ điểm : 20-10, 22-12, 15-5 .... tổ chức cho HS thi hái hoa dân chủ trong
giờ sinh hoạt lớp.
+ Các ngày lễ như Tết Trung thu tôi kết hợp với tiết học Hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp các em được chuẩn bị mâm cỗ theo ý kiến chung của nhóm,
của tổ. HS cùng nhau tự bày mâm cỗ, cùng nhau nhận xét mâm cỗ của các

nhóm và cùng nhau vui phá cỗ.
+ Chủ điểm 20-11; 8-3.... tôi cùng HS xây dựng kế hoạch, hướng dẫn HS chuẩn
bị trang trí lớp học (làm dây xúc xích, làm lọ hoa giấy, cắm hoa, cùng nhau làm
thiệp mừng....), từ đó tạo không khí phấn khởi thi đua học tốt, rèn luyện tốt và
cùng nhau cố gắng.
* Ngày 20-11 tôi tư vấn cho học sinh biết cách chúc mừng các giáo viên bộ
môn khác trong tuần lễ kỉ niệm.
* Ngày 8-3 tôi tư vấn cho cán sự lớp tổ chức giao lưu để các bạn nam có dịp
bày tỏ tình cảm với các bạn nữ giúp các bạn nam biết trân trọng, biết yêu quí và
bảo vệ bạn nữ.
* Đặc biệt ngày 20-10 tôi tặng cho mỗi em một tấm thiệp và giúp các em biết
bày tỏ tình cảm với mẹ của mình. Ngày 8-3 tôi gợi ý cho các em làm sản phẩm
thủ công (hoa giấy, thiệp,con rối ,…) để tặng mẹ, tặng bà.
+ Tất niên hoặc ngày đầu tiên đi học sau kì nghỉ Tết Nguyên đán, tôi gợi ý cho
HS mang bánh kẹo cùng nhau liên hoan …
- Tổ chức hoạt động ngoại khoá: mỗi khi có điều kiện tổ chức và tham gia các
hoạt động ngoại khoá tôi động viên cha mẹ cho HS tham gia tích cực và bản
thân HS cố gắng tham gia đầy đủ. Mặc dù mọi chuẩn bị đều được giáo viên và
cha mẹ lo liệu nhưng tôi giúp các em bàn luận xem mình nên làm gì, mang cái
14


gì để tham gia hoạt động hiệu quả nhất.
8. Xây dựng đôi bạn cùng tiến, tổ-nhóm học tập:
- HS cùng phố lập thành đôi bạn cùng tiến, tổ-nhóm học tập để giúp nhau cùng
học, cùng chơi tạo điều kiện học sinh biết về hoàn cảnh của bạn mình.
- Đặc biệt với những học sinh có biểu hiện tâm lí bất thường tôi động viên các
HS khác cùng chơi cùng học và đặc biệt tạo cho các bạn thấy mình cũng như
mọi người.
9. Kết hợp với gia đình, nhà trường, xã hội.

- Tổ chức tốt các kì họp phụ huynh. Trong cuộc họp đầu năm tôi đưa ra các nội
qui của lớp để phụ huynh nắm bắt. Yêu cầu phụ huynh để lại số điện thoại và
ghi lại số điện thoại của tôi.
- Đối với học sinh cần rèn luyện tôi thường xuyên trao đổi với gia đình để thống
nhất cách giáo dục các con.
- Hiện nay nhiều học sinh lớp 4-5 đã bắt đầu “dậy thì”. Khi nhận thấy những
dấu hiệu bất thường: học sút, sống khép mình, lo lắng.... tôi theo dõi, tâm sự
riêng với các em và nói chuyện với gia đình để bố mẹ hiểu và lắng nghe con nói
thay vì quát nạt, cấm đoán.
- Phát động học sinh tham gia phong trào “lá lành đùm lá rách” “Tết vì bạn
nghèo”... cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp, trong trường,..
- Các ngày lễ của các ngành như: ngày báo chí, ngày doanh nhân, ngày Quân
đội Nhân dân, ngày Công an Nhân dân, ngày Thầy thuốc Việt Nam,… tôi gửi
lời chúc mừng đến phụ huynh thông qua học sinh và tin nhắn điện thoại. Các
ngày lễ lớn: 20-10, 8-3, Tết Nguyên đán;… tôi gửi tin nhắn chúc mừng đến tất
cả các gia đình. Các con rất thích khi biết cô rất quan tâm đến gia đình mình.
- Gia đình học sinh có chuyện vui, buồn tôi thu xếp thời gian để đến góp vui,
chia buồn, thăm hỏi ( ví dụ : anh chị cưới, ông bà mất, bố mẹ chẳng may bị tai
nạn, ốm nặng…).
10. Giáo viên chủ nhiệm là người sâu sát với học sinh:
Giáo viên chủ nhiệm giáo dục cho các em thấy rõ tầm quan trọng của nền
15


nếp và thói quen cho người học sinh cũng như rất cần thiết cho đời sống và xã
hội bằng các việc làm :
- Thường xuyên sinh hoạt mười lăm phút đầu giờ với các em và theo sát mọi
mặt hoạt động của học sinh để tuyên dương, nhắc nhở kịp thời. Luôn tuyên
dương các em thực hiện tốt. Phải tìm nguyên nhân đối với học sinh vi phạm.
- Biết đặt mình vào học sinh, vào lứa tuổi của các em để suy nghĩ, cảm nhận,

hiểu những hành động, lời nói từ đó có những giải pháp kịp thời.
- Kết hợp với giáo viên bộ môn luôn gần gũi các em, tình thương yêu giữa các
em phải công bằng. Chủ yếu là thái độ mềm mỏng, luôn động viên nhắc nhở các
em thực hiện tốt. Nhưng cũng cần phải nghiêm khắc xử lý đối với các em cố
tình vi phạm.
11. Giáo viên chủ nhiệm là bạn của học sinh
Học sinh lớp 5 là giai đoạn chuyển tiếp chuẩn bị bước sang học trung
học cơ sở và bắt đầu sang giai đoạn “dậy thì” (có những em “đã dậy thì”), các
em có những chuyển biến sinh lí khá phức tạp ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lí,
tính cách và học tập. Tôi gần gũi tạo tâm lí tin tưởng giúp các em chia sẻ những
suy nghĩ và hành động giúp các em vững tin hơn trong các mối quan hệ trong và
ngoài nhà trường.
- Tôi liên tục cập nhật với các sở thích, ngôn ngữ “teen” để hiểu và giao tiếp với
học sinh, hòa đồng xóa khoảng cách thầy –trò .
- Trong các tiết sinh hoạt tôi kể cho trò nghe các câu chuyện có thật (câu chuyện
của học sinh khoá trước, thông tin mới cập nhật về các vấn đề “nóng” có liên
quan đến các em) để các em rút kinh nghiệm cho bản thân. (Lưu ý đó là những
câu chuyện mang tính giáo dục và vui nhộn không nên kể chuyện xúc phạm đến
danh dự học sinh khoá trước).
- Khi phát hiện học sinh mình có biểu hiện khác tôi tìm hiếu, nói chuyện với em
ấy và những bạn xung quanh em để tìm cách giúp đỡ.
- Mọi vấn đề ở lớp, ở trường tôi và các em là những người đầu tiên xử lí, nếu
quá tầm kiểm soát tôi mới gọi cho gia đình. Tránh trường hợp có bất kì lỗi nhỏ
16


nào giáo viên chủ nhiệm cũng gọi điện và nhắn tin cho gia đình học sinh.
IV.HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
Tôi đã thực hiện theo cách giải pháp trên từ nhiều năm qua, riêng đối với
công tác chủ nhiệm năm nay bản thân đã gặt hái được những kết quả rất đáng

trân trọng:
- Trước hết phải kể đến học sinh có tính “ăn vạ”: từ chỗ vùng vằng không hợp
tác, không chịu hoàn thành bài ở lớp, hay trêu chọc, khích bác các bạn đến việc
biết chuẩn bị sách vở và học bài theo thời khoá biểu, biết giúp đỡ giáo viên, lo
lắng học ôn trước mỗi kì kiểm tra.
- Không còn tình trạng một số học sinh cầm đầu chuyên bắt nạt các bạn mà thay
vào đấy các em biết cùng nhau tổ chức ngày 20-10 giản dị mà ấm áp cho các cô
giáo giảng dạy ở lớp và các bạn nữ. Các em cùng nhau tự tập văn nghệ chào
mừng 20-11 với số lượng 18 bạn tham gia. Các em còn tự đăng kí tiết mục văn
nghệ và cùng nhau tự tập để biểu diễn dưới cờ.
- Tất cả học sinh trong lớp biết gọi bạn xưng tôi, không nói tục, chửi thề, thực
hiện tốt 3 nề nếp 12 thói quen và các nội qui lớp học đề ra. Học –ăn –ngủ đúng
giờ.
- Trong lớp các em biết quan thăm hỏi khi bạn bị ốm, thăm hỏi khi bố mẹ bạn
bị tai nạn, biết giúp đỡ giáo viên các công việc trong lớp. Các em quan tâm chia
sẻ khi bố bạn bị bệnh hiểm nghèo. Với những bạn có hoàn cảnh đặc biệt biết
cách bày tỏ thái độ tình cảm giúp bạn không còn tự ti,nhút nhát.
- Các em biết làm tròn bổn phận của học sinh, bổn phận của người con trong gia
đình. Ngoài ra biết bày tỏ tình cảm với cha mẹ qua những sản phẩm tự làm đem
lại niềm vui cho cha mẹ và được cha mẹ bày tỏ trên các trang mạng xã hội: viết
lời chúc mừng mẹ nhân dịp 8/3, làm hoa giấy tặng sinh nhật bố mẹ,…
- Đặc biệt với trường hợp học sinh có biểu hiện của“ hội chứng tự kỉ” đã mất
dần đi những biểu hiện đáng lo ngại khiến cho gia đình và nhà trường hết sức
vui mừng.
-Nền nếp tự quản tiến bộ rõ rệt liên tục được nhận lời ngợi khen từ giáo viên bộ
17


môn và ban giám hiệu.
- Học sinh trong lớp tích cực,tự giác, sôi nổi trong học tập; biết giữ vệ sinh lớp

học, tự giác quét (lau) khi nền lớp bẩn.
- Các em nhiệt tình tích cực trong công tác Đội, một số em là Đội viên xung
kích của Liên đội.
- Gia đình học sinh phấn khởi và có niềm tin tích cực đối với đội ngũ giáo viên
và nhà trường.
* Từ những chuyển biến tích cực đó tập thể lớp dẫn đầu tất cả các phong trào ở
nhà trường :
- Tập thể lớp được bình chọn tập thể lớp tiên tiến xuất sắc điển hình.
- Chất lượng vở sạch chữ đẹp cao nhất trường.
Vở sạch chữ đẹp
Loại B
SL
TL
2
4,8%

Loại A
SL
40

TL
95,2%

Loại C
SL
0

TL
0


-Chất lượng ba mặt giáo dục cao nhất trong khối .Số lượng như sau:

Ba mặt giáo dục
Kiến

Năng lực

Phẩm chất

thức, kĩ
năng
T H C Tự phục

Tự học

Chăm

Tự

Trung

Đoàn

vụ,tự

và giải

học

tin,trách


thực,kỉ

kết,yêu

quản

quyết

,chăm

nhiệm

luật

thương

vấn đề

làm

T
28 14 0

Hợp tác

Đ C T

42 0


0

Đ C T

42 0

0

Đ C T

42 0

0

Đ C T

42 0

0

Đ C T

42 0

0

Đ C T

41 0


0

Đ C

42 0

18

0


19


C-KẾT LUẬN,KIẾN NGHỊ
I.KẾT LUẬN
Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm là rèn luyện nền nếp - thói quen cho
học sinh chính là nền tảng để xây dựng chất lượng dạy và học. Muốn học sinh
thực hiện tốt nền nếp thói quen thì phải chọn những học sinh gương mẫu có đạo
đức tác phong nhanh nhẹn tháo vát trong công việc nhắc nhở bạn bè thực hiện
đúng nền nếp của lớp và nhà trường đề ra, bên cạnh đó giáo viên chủ nhiệm kết
hợp với giáo viên bộ môn phải thường xuyên quan tâm đến tình hình chung của
lớp, kịp thời tuyên dương những cá nhân có thành tích điển hình trong nền nếp
và học tập để tập thể lớp phấn đấu thực hiện. Tuy nhiên luôn động viên kịp thời,
nhắc nhở, uốn nắn và xử lý nghiêm khắc những học sinh cố tình vi phạm. Tạo
cho học sinh một bầu không khí vui, ấm áp để “mỗi ngày đến trường là một
ngày vui”.
II.KIẾN NGHỊ
Để thực hiện tốt vai trò giáo viên chủ nhiệm tôi mong muốn xã hội, công
luận, gia đình học sinh có cái nhìn đúng đắn thiện cảm để thầy cô có một chút

“quyền” trong giáo dục các em .
Trên đây là một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp của bản
thân tôi. Rất mong quí đồng nghiệp tham khảo, cùng đóng góp ý kiến để chuyên
đề ngày một hoàn thiện hơn.
Chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa,ngày 16 tháng 3 năm 2017
CAM KẾT KHÔNG COPY.
Người viết:

Hoàng Thị Thúy Nga

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Modun 34 : Công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học (Hà Nhật Thăng )
Tư liệu Bồi dưỡng thường xuyên ở Tiểu học .
2. Tâm lí học Tiểu học ( Bùi Văn Huệ ) – NXB Giáo dục 2005.
3. Học sinh Tiểu học và nghề dạy học ở Tiểu học (Nguyễn Kế Hào ) – NXB
Giáo dục 1992.
4. Giáo dục học –Một số vấn đề về lí luận và thực tiễn (Hà Thế Ngữ) –
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2001.
5. Thông tư 22/2016/ TT-BGDĐT.
6. Sinh lí học trẻ em (Trần Trọng Thủy) –NXB Giáo dục .

21



DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:Hoàng Thị Thúy Nga
Chức vụ và đơn vị công tác:Giáo viên trường Tiểu học Minh Khai 2
Kết quả
Cấp đánh
đánh giá Năm học
giá xếp loại
STT Tên đề tài SKKN
xếp loại đánh giá xếp
(Phòng, Sở,
(A,B,
loại
Tỉnh...)
hoặc C)
1.
Một số kinh nghiệm dạy các Cấp Tỉnh
Loại C
2007-2008
2.

bài toán điển hình lớp 4
Một số kinh nghiệm dạy các

CấpTỉnh

Loại C


2009-2010

3.

bài toán điển hình lớp 5
Một số kinh nghiệm khắc

CấpTỉnh

Loại C

2014-2015

phục sai lầm của học sinh khi
học chương Phân số và các
phép tính (lớp 4)

22


MỤC LỤC

trang
A.MỞ ĐẦU
I
II.
III.
IV.


LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
B.NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
II. THỰC TRẠNG
III. GIẢI PHÁP
1 Nhận lớp, làm quen ,tìm hiểu hồ sơ và hoàn cảnh của HS
2 Tìm hiểu tính cách của học sinh
3 Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp năng động
4 Xây dựng nội qui của lớp
5 Xây dựng nề nếp sinh hoạt đầu giờ
6 Tổ chức sinh hoạt lớp cuối tuần
7 Sinh hoạt theo chủ đề,chủ điểm
8 Xây dựng đôi bạn cùng tiến, tổ-nhóm học tập
9 Kết hợp với gia đình, nhà trường, xã hội
10 Giáo viên chủ nhiệm là người sâu sát với học sinh
11 Giáo viên chủ nhiệm là bạn của học sinh
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
C.KẾT LUẬN , KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
II. KIẾN NGHỊ

1
2
2
2
3
4

5
5
6
8
9
10
10
11
12
12
13
13
14
17
17

23




×