Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số kỹ năng rèn chữ viết cho học sinh lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.31 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
Trang
I. MỞ ĐẦU

2

1. Lí do chọn đề tài SKKN

3

2. Mục đích nghiên cứu

4

3. Đối tượng nghiên cứu

4

4. Phương pháp nghiên cứu

5

II. NỘI DUNG

6

1. Cơ sở lí luận

6

2. Thực trạng



6

3. Các giải pháp

9

4. Kết quả SKKN

16

III. KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ

18

1. Kết luận

18

2. Kiến nghị

18

Chú giải:
SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm
HS: Học sinh
GV: Giáo viên
PPDH: Phương pháp dạy học
SHCM: Sinh hoạt chuyên môn
PP: Phương pháp

XBGD: Xuất bản giáo dục
VSCĐ: Vở sạch chữ đẹp
CNTT: Cơng nghệ thơng tin
PGD: Phịng giáo dục

I. MỞ ĐẦU
Đi học là một bước ngoặt lớn trong đời trẻ em. Những năm đầu tiên ở
trường Tiểu học, trẻ cắp sách tới trường vô cùng bỡ ngỡ với việc chuyển hoạt
động chủ đạo từ vui chơi sang học tập. Một trong những hạnh phúc lớn nhất của
1


trẻ là được đến trường, được học đọc, học viết, được vui chơi với bạn bè, ... Trẻ
em như trang giấy trắng tinh, Thầy cô giáo là người hướng dẫn các em đặt nét vẽ
đầu tiên. Do đó, vấn đề rèn luyện chữ viết cho HS Tiểu học là vô cùng quan
trọng và cấp thiết, bởi, chữ viết của HS sẽ đặt nền móng cơ bản cho tồn bộ q
trình học tập, rèn luyện cho HS những phẩm chất tốt như: tính kỉ luật, tính cẩn
thận, óc thẩm mỹ và sáng tạo. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “ Chữ viết
cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho HS viết đúng, viết cẩn thận, viết
đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lịng tự trọng đối với mình
cũng như đối với thầy, cơ và bạn đọc bài vở của mình ...”
Ngồi ra, Tập viết cịn là một trong những phân mơn có tầm quan trọng đặc
biệt ở Tiểu học. Tập viết không những có quan hệ mật thiết tới chất lượng học
tập của các mơn học khác mà cịn góp phần rèn luyện một trong những kĩ năng
hàng đầu của việc học Tiếng việt trong nhà trường đó là kĩ năng viết chữ. Nếu
viết đúng, viết đẹp, tốc độ nhanh thì HS có điều kiện ghi chép bài học tốt, nhờ
vậy, kết quả học tập sẽ cao hơn. Viết xấu, chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất
lượng học tập.
Vậy, làm sao để HS viết thạo, để HS có kĩ năng viết chữ không chỉ viết
đúng mà phải viết đẹp, viết nhanh? Đây có lẽ là câu hỏi biết bao Thầy cơ giáo

trăn trở, quan tâm và suy nghĩ. Chính vì vậy, năm học 2016- 2017, tôi đã chọn
chủ đề SKKN “ Một số kĩ năng rèn chữ viết cho học sinh lớp 2”.

1/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI SKKN:

- Trẻ em đến trường là để được học đọc, học viết. Nếu phân môn tập đọc
học vần giúp trẻ biết đọc thông thì phân mơn tập viết sẽ giúp trẻ viết thạo. Trẻ
đọc thông, viết thạo phải ngày một, ngày hai mà có được. Mà đó là kết quả của
một quá sẽ giúp trẻ tiếp thu bài nhanh hơn, học tốt hơn. Kết quả việc rèn chữ
2


viết cho học sinh khơng trình dày cơng khổ luyện của cả thầy và trị, dưới sự dìu
dắt, chăm sóc tận tình của các thầy giáo, cơ giáo
Chúng ta đang ở trong một thời đại mới, thời đại công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Thời đại thơng tin bùng nổ, mọi người thường ngồi với chiếc máy
vi tính của mình để soạn thảo một văn bản thay vì cầm bút viết trên giấy. Việc
rèn chữ viết của mọi người bị chìm vào quên lãng. Hiện nay học sinh lựa chọn
đủ các loại bút để viết, đặc biệt là học sinh rất u thích với chiếc bút kim của
mình hơn là những loại bút chấm mực như ngày xưa. Mặt khác, chữ viết của khá
nhiều giáo viên chưa đúng quy định cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc rèn chữ
viết của học sinh. Đặc biệt là một giáo viên tiểu học, qua một số năm giảng dạy
tôi thấy chữ viết của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn tới chữ viết của học sinh vì
học sinh tiểu học rất hay bắt chước và chúng thường xuyên xem thầy cô giáo
của mình là tấm gương để noi theo. Chữ viết của học sinh có quan hệ mật thiết
tới chất lượng học tập ở các môn học khác. Nếu viết đúng mẫu, rõ ràng, tốc độ
nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài tốt, nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao
hơn. Vì vậy, rèn chữ đẹp là việc cần thiết đối với giáo viên.
Chữ viết đẹp của HS là vấn đề được mọi người trong và ngoài ngành Giáo
dục quan tâm. Người xưa từng nói: “ Nét chữ- Nết người”- đã hàm ý về hai vấn

đề. Thứ nhất nét chữ thể hiện tính cách con người; thứ hai thơng qua việc rèn
luyện chữ viết mà giáo dục nhân cách con người. Vì vậy, phong trào “Vở sạchChữ đẹp” vừa là mục đích vừa là phương tiện trong q trình rèn luyện học sinh
viết đúng, viết đẹp
Mặt khác, quan sát thực tế của các lớp trong trường Tiểu học Đông Thọ
trong năm học 2016 - 2017, bản thân tôi nhận thấy: chỉ tiêu một số lớp đạt “Vở
sạch- chữ đẹp” chưa cao, cụ thể như một số lớp vẫn còn tồn tại hiện tượng HS
viết chưa đúng độ cao, độ rộng của từng con chữ; khoảng cách giữa các chữ
chưa đều, thế chữ chưa ổn định, ...
Việc rèn chữ viết cho học sinh cịn là mơi trường quan trọng bồi dưỡng
cho trẻ những phẩm chất tốt như: tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ.
Nhưng muốn viết thạo trẻ phải gắng cơng khổ luyện dưới sự dìu dắt tận tình của
các thầy giáo, cơ giáo.
Trong trường tiểu học, việc dạy tập viết được phối hợp nhịp nhàng với
dạy học vần, chính tả, tập làm văn, việc ghi bài vào vở các môn học, vở luyện
viết chữ đẹp của học sinh.
Dạy tập viết không chỉ truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản về
chữ viết mà còn rèn kỹ thuật viết chữ. Trong các tiết tập viết, học sinh nắm bắt
được các tri thức cơ bản về cấu tạo các chữ cái tiếng Việt được thể hiện trên
bảng cài, bảng lớp, bảng con, trong vở tập viết và vở ghi bài các môn học
khác… Đồng thời, học sinh được giáo viên hướng dẫn các yêu cầu kỹ thuật viết
từng nét chữ để hình thành nên một chữ cái rồi đến tiếng, từ, cụm từ và cả câu.
Ở giai đoạn đầu, trọng tâm của việc dạy tập viết là dạy viết chữ cái và kết
nối các chữ cái lại để ghi tiếng.
3


Ở giai đoạn cuối, song song với việc rèn viết chữ hoa, học sinh cịn được
rèn viết văn bản, có thể là: nhìn một đoạn văn, đoạn thơ chép lại cho đúng (tập
chép) hoặc nghe giáo viên đọc mẫu, học sinh viết bài vào vở (nghe viết) hoặc
nhớ để viết lại (nhớ viết).

- Đầu năm vào nhận lớp 2E tôi cũng rất băn khoăn nhiều em viết chữ rất
xấu, viết chưa đúng mẫu nhất là các nét khuyết. (Tỉ lệ khảo sát đầu năm: Loại
A: 22 HS; Loại B: 18 HS; Loại C: 5 HS). Từ đó tơi mới nảy ra ý tưởng: Phải tìm
một số biện pháp, một số việc làm để giúp cho các em hứng thú trong giờ học
tập viết, trong các tiết học chính tả. Giáo viên phải tỉ mẫn hơn. Cho nên tơi đã có
kế hoạch từ đầu năm, chọn ra các đối tượng để rèn. Cứ một tháng tôi kèm cho 5
em, nếu 5 em đó viết chưa được, tháng kế tiếp tơi lại kèm tiếp, cho đến lúc nào
các em đó viết đúng .
Thật vậy, nhìn trang vở của học sinh với những dịng chữ đều tăm tắp,
sạch sẽ thì cả cha mẹ và thầy cô đều dấy lên một niềm vui. Chúng ta như đặt
niềm tin vào tương lai con trẻ.
Những lí do nêu trên chính là một trong những nguyên nhân thúc đẩy tôi
viết SKKN với chủ đề “Một số kĩ năng rèn chữ viết cho học sinh lớp 2”.
2/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

- Tìm hiểu bản chất của các ngun nhân dẫn đến tình trạng HS viết xấu,
viết sai và chậm.
- Tìm hiểu tâm sinh lí lứa tuổi học sinh lớp 2.
- Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy Tập viết ở tiểu học đặc biệt đi sâu
vào nội dung dạy và học các bài Tập viết lớp 2
- Qua đề tài này, tơi muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy
học môn Tập viết đưa ra các giải pháp, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy
và học của GV học sinh lớp 2, HS sẽ viết đẹp hơn, đặc biệt nắm được quy trình,
cách viết chữ hoa tốt hơn.
3/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

- Nghiên cứu tài liệu Phương pháp dạy học tập viết ở trường Tiểu học của
tác giả Lê A- Đỗ Xuân Thảo- Trịnh Đức Minh.
- Nghiên cứu vở Tập viết của học sinh lớp 2.
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến PPDH tập viết ở trường tiểu học.

Nghiên cứu các mẫu chữ dùng trong nhà trường tiểu học từ năm học 19811982; năm học 2016- 2017
- Nghiên cứu tạp chí Thế giới trong ta chuyên đề giáo dục, chuyên đề Giáo
dục tiểu học của Vụ giáo dục Tiểu học.
- Tìm hiểu thực trạng q trình giảng dạy mơn tập viết ở trường tiểu học.
- Theo dõi quá trình thực nghiệm để kiểm nghiệm các giải pháp đề ra.
- Học sinh lớp 2E trường Tiểu học Đông Thọ
4/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

- Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thực nghiệm.
4


- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp thống kê, tổng hợp, báo cáo.

II. NỘI DUNG
1/ CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SKKN:

5


Trong những năm học gần đây chữ viết của học sinh trong các nhà trường
tiểu học là vấn đề các cấp lãnh đạo, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh học
sinh hết sức quan tâm. Các phong trào "Giữ vở sạch, viết chữ đẹp" của giáo viên
và học sinh được duy trì thường xuyên theo định kỳ hàng năm và phát triển sâu
rộng trong phạm vi toàn ngành. Song vì nhiều lý do mà chất lượng chữ viết của
học sinh chưa tốt. Bên cạnh học sinh viết chữ đẹp. Còn khá phổ biến học sinh
viết chữ xấu, nét chữ nguệch ngoạc, không đúng mẫu, cỡ chữ qui định. Cá biệt

cịn có em mắc nhiều lỗi chính tả. Vì vậy có em nhận thức rất nhanh nhưng lại
khơng đạt danh hiệu học sinh giỏi cũng chỉ vì chữ viết xấu. Trẻ em đến tuổi
học, thường bắt đầu quá trình học tập bằng việc học chữ. Ở giai đoạn đầu tiên
(bậc tiểu học) trẻ tiếp tục được hoàn thiện năng lực nói tiếng mẹ đẻ. Nhà trường
xuất phát từ dạng thức nói, từ hệ thống ngữ âm tiếng mẹ đẻ để dạy trẻ học chữ.
Trẻ em biết chữ mới có phương tiện để học Tiếng Việt và học các môn khoa học
tự nhiên và khoa học xã hội khác. Trẻ không biết chữ, khơng có điều kiện tiếp
xúc ngơn ngữ văn hố, khơng thể tiếp thu tri thức văn hố, khoa học một cách
bình thường được. Biết chữ là biết phân biệt hình nét các ký hiệu, biết tạo ra ký
hiệu (chữ viết), biết dùng chữ ghi lời nói, biết đọc và hiểu được ý nghiã chữ viết.
Nói tóm lại, biết chữ là biết đọc thông viết thạo một ngôn ngữ.
Chữ viết Tiếng việt của chúng ta hiện nay (còn là chữ Quốc ngữ) được
xây dựng dựa theo các con chữ của hệ thống chữ cái La tinh gồm 24 chữ cái
(hay còn gọi là con chữ) được sắp xếp theo trật tự cố định gọi là Bảng chữ cái.
Các chữ cái Tiếng Việt dùng để nghi nguyên âm và phụ âm.
Trên thực tế, các chữ cái Tiếng Việt thoả mãn tương đối các điều kiện
trên. Nhưng có những âm biểu thị bằng nhiều chữ cái do đó học sinh rất dễ
nhầm lẫn, khó phân biệt.
Đối với HS lớp 2, để có sự thành cơng trong giờ Tập viết, người GV phải
hiểu được các yếu tố cảm xúc, tâm lí chi phối việc viết chữ của HS. Mỗi chữ
viết đối với các em là một phát minh. Quá trình lĩnh hội và thể hiện chữ viết ở
các em sẽ diễn ra rất nhanh nếu viết với tâm lí vui vẻ, phấn chấn. Giờ Tập viết
phải đảm bảo đúng qui định được xây dựng trên cơ sở khoa học. Bởi quá trình
tập viết của trẻ lớp Một có quan hệ đến nhiều bộ phận trong cơ thể của các em.
Tư thế ngồi viết có quan hệ đến cột sống, đến phổi, đến lưng, ... cách cầm bút có
quan hệ đến các ngón tay, bàn tay và cánh tay. Hình dáng kích thước chữ trong
vở Tập viết có quan hệ đến mắt các em ...
2/ THỰC TRẠNG:

2.1. Thuận lợi:

- Đa số HS trong lớp rất thích đến trường để học, ham học, ham viết, say
sưa trong giờ Tập viết. Cụ thể: Ngọc Diệp, Ngọc Hương, Thiên Hương, NGọc
6


Minh, Văn Thành, Quốc Khánh, Linh Chi, Thùy Chi, Thanh Hiền, Phương Linh,
Thanh Tâm.
- Phần đông Phụ huynh cũng rất quan tâm đến việc học tập của con em
mình. Đặc biệt chi hội PH luôn chú trọng đến việc học cũng như rèn chữ viết
cho HS. Hàng tháng đều có phần thưởng động viên khích lệ những HS đạt điểm
cao trong các bài viết chữ đẹp.
- Môi trường giao tiếp, bố mẹ, thầy cô giáo, phương tiện thông tin đại
chúng ... đều biết Tiếng việt.
- Ngành GD, Nhà trường, GVCN đều quan tâm đến chữ viết của HS: Nhà
trường tổ chức thi Viết chữ đẹp 2 lần/ năm học; GVCN tổ chức thi Viết chữ đẹp
vào cuối tháng.
- Nhà trường đã đầu tư cơ sở vật chất: ánh sáng (số lượng bóng điện đủ để
chiếu sáng), bảng chữ mẫu (với nhiều kiểu chữ mẫu khác nhau), hệ thống bảng
phụ, máy chiếu (100% các lớp được trang bị máy chiếu) ...
- GV được trang bị bộ chữ dạy Tập viết.
- GV được tham dự chuyên đề Tập viết theo tổ, khối trong các buổi SHCM
để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và trau dồi kiến thức (Chuyên đề Tập viết được
tổ chức 2 lần/ năm)
- Hàng tuần HS đều có thêm một tiết học dành cho luyện viết vào buổi học
thứ hai. Cụ thể vào chiều thứ ba hàng tuần
- Nội dung các bài Tập viết rõ ràng, phù hợp và cụ thể. Đặc biệt, HS còn
được luyện thêm về cách viết chữ nghiêng.
2.2. Khó khăn:
a/ Về phía GV:
- Cịn tồn tại một bộ phận nhỏ GV chưa hiểu rõ bản chất của các nguyên

tắc và PPDH Tập viết, thường có quan niệm xem nhẹ giờ dạy viết, ln coi đó là
một phân môn phụ.
- GV chưa hiểu rõ được vai trò, tác dụng của một số phương tiện trực quan
trong giờ dạy Tập viết như bảng con, chữ mẫu, ...
- Chưa có sự thống nhất về các kiểu chữ, mẫu chữ, tên gọi của các nét, của
con chữ, ... VD: Đưa quá nhiều tên gọi cho một nét - Nét “ ’’ được GV gọi với
nhiều tên: nét khuyết trên, nét khuyết phải, nét bụng trên, ... Nhầm lẫn khi đổi
tên chữ cái, lúng túng khi sử dụng thuật ngữ để hướng dẫn học sinh.
- Chưa coi trọng phương pháp làm gương, vẫn còn giáo viên viết chưa đẹp,
viết bảng các mơn học khác cịn cẩu thả, khơng đúng mẫu.
- Khi dạy Tập viết, GV chưa có sự phối hợp đồng bộ trên các môn học khác.
Bản thân GV nghĩ rằng để HS viết đẹp chỉ cần chú ý dạy tốt giờ Tập viết và chỉ
cần HS viết đúng, đẹp, trình bày sạch sẽ các bài viết trong vở Tập viết là đạt yêu
cầu. GV chưa phát huy được tác dụng luyện chữ của HS ở các môn học khác.
- Một số GV chưa có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình HS trong lớp chủ
nhiệm, điều đó hạn chế việc tạo điều kiện về tinh thần, vật chất cho HS học tập
và rèn luyện chữ viết trong phong trào “Vở sạch - Chữ đẹp ’’
7


- Đa số GV trong giờ dạy Tập viết chỉ chú ý đến kết quả, chất lượng chữ
viết của HS, coi nhẹ việc hình thành nề nếp học của HS trong giờ Tập viết. Chưa
chú ý đến tư thế ngồi viết của HS. Hiện nay, phần đông HS ngồi chưa đúng tư
thế, cách cầm bút sai, vị trí đặt vở khơng đúng, ...
b/ Về phía HS:
- Vẫn tồn tại một số HS thiếu tính kiên trì, ham chơi, nhiều em còn cẩu thả, ý
thức luyện chữ chưa cao: Tuấn Anh, Bích Ngân, Châu Anh
- Kỹ năng viết chưa thành thạo, tốc độ còn chậm, chưa thực sự tập trung
khi viết, bài viết hay gạch xoá: Anh Dũng, Anh Khoa, Bảo Nam, Đồng Khoa
- Một số em ngọng, nói tiếng địa phương, ... ảnh hưởng khi viết hay sai lỗi

chính tả: Lê Châu Anh, Thúy Hằng, Trịnh Tuấn Anh
- Chưa được sự quan tâm của gia đình. Bố mẹ mải lo làm ăn nên phó thác
hết trách nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm. Không thường xuyên kiểm tra, nhắc
nhở việc học tập của các em, không quan tâm đến sách vở, đồ dùng học tập của
các em. Nhiều khi đến lớp các em khơng có bút để viết do qn hay bút hết mực,
hỏng ngòi,...đã ảnh hưởng đến việc viết chữ rất nhiều,...
- Các em chưa xác định đúng khoảng cách dịng kẻ, viết khơng đúng mẫu
chữ: chưa xác định được điểm đặt bút, dừng bút khi viết chữ; chưa xác định
được khoảng cách các con chữ hoặc các chữ trong một từ; các em viết sai về độ
cao, thế chữ; chưa biết viết nối các con chữ (ch, th, ph, ng, ngh, gh, ...). Tóm lại,
trình độ kiến thức ban đầu của các em không đồng đều.
- Một số HS chưa thực hiện tốt, nghiêm túc các qui trình viết trong giờ Tập
viết:
+ Tư thế ngồi.
+ Cách cầm bút.
+ Vị trí đặt vở khi viết chữ.
- Mặt khác, ở lớp 1 HS viết lượng chữ trong từng bài cịn ít, lên lớp 2 HS
làm quen với nhiều môn học, các em phải viết nhiều hơn, gây mỏi tay, mỏi
mắt, ... dẫn đến tình trạng nản chí, ngại viết.
- Phụ huynh chưa nắm được mẫu, qui trình viết của chữ mới nên hạn chế
trong việc hướng dẫn, rèn luyện con mình viết ở nhà.
- Sĩ số HS trong lớp đông (45HS/ Lớp)
c/ Về cơ sở vật chất:
- Nhà trường có đủ các phòng học cho học sinh học hai buổi trên ngày.
Tuy nhiên một số phòng học chưa bảo đảm về tiêu chuẩn như: Ánh sáng trong
phòng học, bàn ghế của học sinh, bảng lớp...
- Ánh sáng trong phòng học chưa đảm bảo nhất là về mùa đông khi thời
tiết lạnh các cửa đều phải đóng để tránh gió lùa vào nên phải sử dụng nguồn ánh
sáng nhân tạo.
- Bàn ghế của học sinh tuy đầy đủ về số lượng song ở một số lớp vẫn tồn

tại một số bộ bàn ghế chưa phù hợp học sinh (vì trong lớp một số HS bé , lớn
8


hơn so với lứa tuổi) nên mỗi khi viết lại phải nhồi người hoặc phải đứng lên thì
mới viết được cho nên ảnh hưởng đến chữ viết và tốc độ viết. Mặt khác, mặt bàn
bằng phẳng khơng có độ nghiêng, dốc về phía học sinh nên khi viết các em
khơng thấy thoải mái và tay khó di chuyển.
- Bảng lớp: Các lớp được trang bị một bảng chống loá to, sơn mầu xanh
thẫm và được treo cân đối, hợp lý giúp học sinh quan sát dễ dàng. Nhưng bảng
lại có các dịng kẻ khơng phù hợp với giờ Tập viết, thậm chí có những dịng kẻ
bị mờ nên khi viết mẫu cho học sinh giáo viên cịn gặp nhiều khó khăn như viết
các nét khơng chuẩn, khơng nhìn rõ dịng kẻ để viết, khơng phân tích cụ thể từng
nét trong mỗi con chữ.
3/ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

Để phát huy thuận lợi và khắc phục những khó khăn, tồn tại nêu trên, qua
những năm dạy học lớp một, qua quá trình học hỏi kinh nghiệm của các đồng
chí GV trong trường, trong TP; tham khảo ý kiến của Ban giám hiệu, bản thân
tôi đã rút ra “ Một số kĩ năng rèn chữ viết cho học sinh lớp 2” như sau:
3.1. Rèn tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở.
Khi ngồi viết, học sinh phải ngồi
ngay ngắn, lưng thẳng, khơng tì
ngực vào canh bàn, đầu hơi cúi, hai
mắt cách mặt vở từ 23 cm đến 30
cm. Cánh tay phải cũng ở trên mặt
bàn bên trái vở, bàn tay trái tì vào
mép vở giữ vở khơng xê dịch khi
viết. Cánh tay phải cũng ở trên mặt
bàn. Với cách để tay như vậy, khi

viết, bàn tay và cánh tay phải có thể
dịch chuyển thuận lợi từ trái sang
phải dễ dàng.

Khi viết, học sinh cầm bút và điều khiển bút viết bằng ba ngón tay ( ngón
cái, ngón trỏ, ngón giữa) của bàn tay phải. Đầu ngón tay trỏ đặt ở bên trái của
đầu bút dịch chuyển linh hoạt. Ngoài ra động tác viết cần có sự phối hợp cử
động của cổ tay, khuỷu tay và cánh tay.

9


Khi viết chữ, vở viết cần đặt so với mép bàn một góc khoảng 30 độ
(nghiêng về bên phải). Sở dĩ phải đặt như vậy vì chiều thuận của vận động tay
khi viết chữ Việt là vận động từ trái sang phải.
3.2. Củng cố các nét cơ bản tạo nên chữ viết thường.
Để viết đúng mẫu, đảm bảo không gây nhầm lẫn các chữ cái với nhau,
học sinh phải nắm được hệ thống nét cấu tạo chữ cái La tinh nghi âm Tiếng Việt.
Đây là cơ sở để viết nhanh, nâng cao tính thẩm mỹ của chữ viết.
a, Các nét thẳng:
+ Thẳng đứng ( | ) : Nét có trong các chữ p, q...
+ Nét ngang ( ) Nét có trong các chữ đ, t...
+ Nét xiên: Xiên phải ( / ), xiên trái ( \ )
+ Nét hất ( / ) : Nét có trong các chữ : i, u, ư...
b. Các nét cong.
+ Nét cong kín (hình bầu dục đứng O): Nét có trong các chữ o, ơ, ơ, a,...
+ Nét cong hở: Cong phải ( ), cong trái ( C )...Nét có trong các chữ x, c.
c, Các nét móc:
+ Nét móc ngược (móc phải) ( ) ... Nét có trong các chữ như: a, ă, i, u,...
+ Nét móc xi (móc trái) ( ): Nét có trong các chữ: m, n, v.

+ Nét móc hai đầu có thắt ở giữa ( ): Nét có trong chữ k.
d, Nét khuyết.
+ Nét khuyết dưới ( ) : Nét có trong các chữ: y, g.
+ Nét khuyết trên ( ): Nét có trong các chữ: b, h, k, l.
e, Nét thắt ( ) : Nét có trong các chữ: b, r, s, v.
10


Ngồi ra cịn một số nét bổ sung: Nét chấm (trong chữ i). Nét gãy (trong
dấu phụ của chữ ă, â ), dấu hỏi ( ), dấu ngã ( )
3. 3. Luyện viết đúng kích thước và cỡ chữ (đúng mẫu).
Kích thước và cỡ chữ được lấy dịng kẻ trên giấy làm đơn vị đo độ cao
hoặc độ dài của một chữ (mỗi đơn vị đo độ cao tương ứng với khoảng cách giữa hai
dịng kẻ).
Kích thước của chữ viết thường được chia thành năm nhóm.
+ Nhóm chữ có độ cao một đơn vị: a, ă, â, c, e, ê, i, m, n, o, ơ, ơ, ư, v, x.
+ Nhóm chữ có độ cao 1,25 đơn vị: r, s.
+ Nhóm chữ có độ cao 1,5 đơn vị: t.
+ Nhóm chữ có độ cao 2 đơn vị: d, đ, p, q.
+ Nhóm chữ có độ cao 2,5 đơn vị: g, h, l, k, b, y.
3. 4. Luyện viết các chữ cái theo nhóm.
a, Chữ cái viết hoa:

b, Chữ cái viết thường.
+ Nhóm chữ cái có cấu tạo từ nét cong là cơ bản. c, o, ơ, ơ, e, ê, x.
+ Nhóm chữ cái có cấu tạo nét cong phối hợp với nét móc: a, ă, â, d, đ, q.
+ Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét móc: i, u, ư, n, m, p.
+ Nhóm các chữ cái có chữ cơ bản lã nét khuyết: b, h, l, k, g, y.
+ Nhóm chữ cái có nét móc phối hợp với nét cong : r, v, s,.
11



3. 5. Luyện viết liền mạch.
Khi viết một chữ cái gồm từ hai chữ cái trở nên nối lại với nhau, để đảm
bảo tốc độ viết, học sinh không thể viết rời từng chữ cái mà phải di chuyển dụng
cụ viết đưa nét liên tục theo kỹ thuật viết liền mạch. Viết xong chữ cái đứng
trước, viết tiếp chữ cái đứng sau ( khơng nhấc bút khi viết)
Ví dụ: Phong cảnh hấp dẫn.
Trong thực tiễn viết chữ ghi tiếng của Tiếng Việt có thể xảy ra các trường
hợp viết liên kết như sau:
a, Trường hợp viết nối thuận lợi:
Đây là trường hợp các chữ đứng trước và đứng sau đều có nét liên kết
(gọi là liên kết hai đầu). Khi viết, người viết chỉ cần đưa tiếp nét bút từ điểm
dừng bút của chữ cái đứng trước nối sang điểm đặt bút của chữ cái đứng sau một
cách thuận lợi theo hướng dịch chuyển của nét bút từ trái sang phải.
Ví dụ:

a nối với n an
x nối với inh
xinh

Ở lại liên kết này có thể xảy ra hai kiểu.
+ Liên kết trong nội bộ phần vần.
Vần khơng có âm đệm: Chú ý khoảng cách giữa âm chính và âm chính và
âm cuối vần để khoảng cách không hẹp quá hoặc rộng quá.
Nét nối của chữ cái đứng sau là nét nhọn đầu trong các chữ: u, i, y... nét
nối tròn đầu của chữ n, m: chú ý điều tiết nét kết thúc của chữ cái đứng trước
sao cho điểm gặp gỡ với điểm đặt bút của nét chữ đi sau cần tự nhiên khơng có
chỗ gẫy.
Đó là những trường hợp nối các chữ cái mà ở vị trí liên kết không thể viết

các nét nối từ nét cuối của chữ cái đứng trước với điểm bắt đầu của chữ cái đứng
sau.
Ví dụ:
, ...
+ Liên kết một đầu:
Chữ cái đứng trước có liên kết, chữ cái thứ hai khơng có liên kết.

na, oa, ac, ao
lo

Ví dụ:
Điểm liên kết sẽ là điểm kết thúc của chữ cái thứ nhất trong vần hoặc
trong tiếng. Khi viết đến điểm dừng bút của chữ cái đứng trước, cần lia bút điểm
bắt đầu của chữ cái đứng sau rồi viết (sao cho nét cong trái chạm vào điểm
dừng bút của chữ cái đứng trước)
Ví dụ:

n, tốn, ...
12


Chữ cái đứng trước khơng có nét liền hết, chữ cái thứ hai ( đứng sau) có
nét liên kết. Khi viết đến điểm dừng bút của chữ cái đứng trước thì lia bút đến
điểm bắt đầu của chữ cái đứng sau và viết tiếp theo quy trình viết liền mạch
bằng một con chữ.
Ví dụ:

xinh xắn

Khi viết chữ "xinh", cần nối liền nét cuối chữ x với nét đầu chữ i, nét

cuối chữ i với nét đầu chữ n, nét cuối chữ n với nét đầu chữ h rồi nhấc bút viết
nét chấm của chữ i. Từ chữ xinh cách một khoảng bằng con chữ o rồi viết tiếp
chữ ''xắn''.
3. 6. Hướng dẫn cách đặt dấu thanh.
Vị trí của dấu thanh có tác dụng khác biệt các chữ nghi tiếng. Dấu thanh
chỉ đặt vào chữ cái. Các dấu thanh: huyền ( \ ), sắc ( / ), hỏi ( ), ngã ( ) đặt
phía trên các chữ cái. Dấu nặng ( .) đặt phía dưới của chữ
Ví dụ:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lịng nhau.
+ Ở các chữ nghi tiếng khơng có âm đệm và khơng có âm cuối vần, dấu
thanh đặt trên hoặc dưới âm chính.
Ví dụ: bà, lọ, bé,...
+ Ở các chữ ghi tiếng có âm chính là ngun âm đơn và âm cuối vần cũng
là bán nguyên âm, dấu thanh đặt trên chữ ghi âm đơn làm âm chính.
Ví dụ: thảo, mảnh, mèo, ...
+ Ở các chữ ghi tiếng có âm đệm đầu vần, dấu thanh đặt trên hoặc
dưới âm chính.
Ví dụ: hồ, quyển, luỹ, thuở, quả,...
+ Trường hợp dấu thanh xuất hiện trong các tiếng có ngun âm đơi ở
vần.
- Trong trường hợp chữ viết ghi tiếng có ngun âm đơi mà khơng có âm
cuối vần thì dấu thanh được viết ở vị trí con chữ thứ nhất của ngun âm đơi.
Ví dụ: vía, lừa, sửa, …
- Trong trường hợp chữ viết ghi tiếng có ngun âm đơi nhưng lại có âm
cuối vần thì dấu thanh được viết ở vị trí con chữ thứ hai của ngun âm đơi.
Ví dụ: suối, rượu, muối, mười, ...
+ Trường hợp dấu thanh xuất hiện trong các tiếng mà nguyên âm ở phần
đầu có dấu phụ thì dấu thanh viết như sau:
- Ở các nguyên âm có dấu mũ ( ) : â, ê, ơ dấu sắc ( / ) dấu huyền ( \ ),

dấu hỏi ( ) được viết hơi cao hơn và hơi lệch về phía phải của mũ.
Ví dụ: ấm, biển, muống, cổng, chồng,...
13


- Ở các nguyên âm có dấu thanh ở vị trí phía trên của dấu ( )
Ví dụ: cằm, nằm, sắm, nhắm,...
Do ở tư thế nằm ngang nên khi xuất hiện trong các chữ mà phần vần có
nguyên âm mang dấu phụ, dấu ngã được viết trên các dấu phụ.
Ví dụ: chẵn, vẫn, hẫng, sẵng, mẫn,...
3. 7. Kết hợp với các môn học khác để rèn chữ viết như phân mơn.
Chính tả. Tập đọc.
a. Phân mơn Chính tả.
Trong q trình dạy Chính tả ( những khi thu vở nhận xét bài viết của
HS) tôi thường xuyên thống kê các lỗi mà học sinh hay mắc phải để tìm cách
sửa. Các lỗi học sinh hay mắc phải như lỗi do không nắm được các đặc điểm về
nguyên tắc kết hợp các chữ cái, qui tắc viết hoa trong Tiếng Việt, lỗi do viết sai
với phát âm chuẩn, lỗi do trình bày chưa khoa học, chưa đúng qui định...
- Cho học sinh học lại qui tắc đánh dấu thanh và thường xuyên kiểm tra
lại như trong lúc kiểm tra bài cũ, luyện viết chữ khó, chữa lỗi.
Ví dụ: Trong chữ ''lúa'' dấu sắc đặt ở vị trí nào? hay trong chữ "cười " dấu
huyền đặt ở vị trí nào?
- Nhắc lại qui tắc viết hoa.
* Tên người, địa danh viết hoa tất cả những con chữ đầu của tiếng.
Ví dụ: Lê Văn Tám, Hàm Rồng, Đơng Thọ, Thanh Hố, ...
- Viết hoa khi mở đầu câu, đoạn (chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên của chữ cái
thứ nhất)
- Lập bảng để học sinh ghi nhớ qui tắc phân bổ các ký hiệu cùng biểu thị
một âm rôi cho học sinh học thuộc.
Phụ âm.

Kết hợp với các nguyên âm
- c, g, ng.
- a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư.
- k, gh, ngh.
- i, e, ê.
- q.
- u ( làm âm đệm)
- Luyện viết các tiếng, từ khó trước khi viết vào vở (các chữ có phụ âm
đầu dễ lẫn: s/x; l/ n; tr/ ch; r/gi.)
- Tìm từ so sánh giải nghĩa những từ dễ lẫn.
Ví dụ: lóng/nóng; suất/xuất; sơi/xơi; ...
- Hướng dẫn học sinh cách trình bày bài khoa học, sạch sẽ đúng mẫu cỡ
chữ. Ở mỗi kiểu bài, nhất là những bài đầu tiên của năm học, tôi hướng dẫn các
em rất cẩn thận.
Ví dụ: Tên bài viết ở giữa dịng, cách đều hai bên cụ thể: Đếm bốn ô
vuông rồi viết.

14


Đối với những bài chính tả là văn xi thì mỗi lần xuống dịng đều phải
viết lùi vào một ơ vng so với dịng kẻ lề.
Ví dụ: Như bài ''Sơn Tinh, Thuỷ Tinh"
- Đối với bài chính tả ở thể loại thơ lục bát, câu sáu chữ viết lùi vào so với
câu tám chữ một ơ vng.
Ví dụ: Bài "Cây dừa"
- Ở những bài thơ có chia thành khổ thơ thì giữa các khổ thơ để một dịng
trống ngăn cách.
Ví dụ: "Bé nhìn biển"
Khi đọc những bài đầu tiên cho học sinh viết, tôi thường đọc chậm để cho tất

cả học sinh trong lớp đều viết được, sau đó mới đọc nhanh dần đạt đúng tốc độ qui
định.
Chấm một số bài ngay trên lớp, phát hiện lỗi, cho học sinh chữa ngay
những lỗi sai cơ bản. Số bài còn lại chấm ở nhà.
- Cho học sinh làm một số bài tập ngay trên lớp như: Điền vào chỗ trống,
tìm và viết các từ chứa tiếng bắt đầu bằng (l, n) thì tìm nhanh các từ ngữ chỉ hoạt
động chứa tiếng bắt đầu bằng (l, n).
Cho học sinh luyện viết chữ sai vào vở.
- Ln nhắc nhở học sinh giữ gìn vở viết sạch đẹp, không làm quăn mép,
vẽ bậy, giây mực vào vở, nhàu vở...Chú ý khi viết tay, chân, quần áo, mặt mũi
phải sạch sẽ,...
b. Phân môn tập đọc.
Trong khi dạy Tập đọc, tôi thường luyện cho học sinh phát âm đúng các
từ ngữ dễ lẫn.
Ví dụ: Luyện phát âm đúng các tiếng, từ có phụ âm đầu l/n.
+ Giáo viên nêu: "l" là phụ âm xát vang bên, đầu lưỡi, răng. Khi phát âm
đầu lưỡi chạm hàm trên, lưỡi cong, hơi phát ra ngoài.
''n'' là phụ âm tắc, vang mũi, đầu lưỡi, răng. Khi phát âm lưỡi không
cong lên mà đầu lưỡi hơi đưa vào đẩy hơi qua hai hàm răng.
+ Cho học sinh luyện phát âm l/n bằng cách: Lấy hai ngón tay (ngón cái
và ngón trỏ) bịt mũi và phát âm l/n. Học sinh dễ nhận thấy khi phát âm "l'' hơi
khơng đi qua mũi, cịn khi phát âm ''n'' hơi sẽ đẩy ra lỗ mũi.
+ Cho học sinh luyện đọc, viết: la, lo, lô, lu, li.
na, no, nô, nu, ni.
Đi Hà Nội mua cái nồi về nấu cơm nếp.
Lúa trổ lung linh.
Cơ nàng ăn nói nết na.
3. 8. Chất lượng chữ viết của giáo viên.
15



Để học sinh có chữ viết đẹp thì người giáo viên phải có kỹ năng viết chữ
thành thạo, phải có khả năng viết chữ mẫu cho học sinh noi theo trong mỗi tiết
học. Chữ viết của thầy cô sẽ để lại một ấn tượng và kết quả lâu dài đối với nhiều
thế hệ học sinh rèn chữ mà mỗi giáo viên phải có ý thức rèn chữ viết để có chữ
viết chuẩn mực, là tấm gương để học sinh noi theo. Ở bậc Tiểu học, chữ viết của
thầy cơ chính là nội dung giảng dạy và đồ dùng trực quan để học sinh học tập.
Viết trình bày bảng cần thể hiện tính khoa học, tính sư phạm cho nên khi trình
bày trên bảng cũng giống như trình bày trên trang giấy cần phải để lề, viết thẳng
hàng, nét phấn thanh mảnh, đều nét, ...từ các vị trí trong lớp học sinh nhìn thấy
rõ, khơng bị lố,...
4/ KẾT QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4. 1. Kết quả về chất lượng “Vở sạch- Chữ đẹp” trong quá trình triển
khai thực nghiệm:
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ
“ VỞ SẠCH - CHỮ ĐẸP” ĐẦU NĂM HỌC 2016 - 2017

Lớp

HS

2E

45

XL
SL
TL

Xếp loại chữ viết

A
B
C
22
18
5
48,9
40
11,1

Xếp loại vở
A
B
C
45
0
0
100
0
0

Xếp loại chung
A
B
C
22
18
5
48,9
40

11,1

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ
“ VỞ SẠCH - CHỮ ĐẸP” HKI NĂM HỌC 2016- 2017

Lớp

HS

2E

45

XL
SL
TL

Xếp loại chữ viết
A
B
C
25
18
2
55,6
40
4,4

Xếp loại vở
A

B
C
45
0
0
100
0
0

Xếp loại chung
A
B
C
25
18
2
55,6
40
4,4

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ
“ VỞ SẠCH - CHỮ ĐẸP” CUỐI NĂM HỌC 2016- 2017

Lớp

HS

2E

45


XL
SL
TL

Xếp loại chữ viết
A
B
C
30
15
0
66,7 33,3
0

Xếp loại vở
A
B
C
45
0
0
100
0
0

Xếp loại chung
A
B
C

30
15
0
66,7 33,3
0

4.2. Kết quả về các bài dự thi của học sinh:
Trong q trình thực nghiệm, tơi có tổ chức cho học sinh thực nghiệm dự
thi 3 đợt.
Tổng số học sinh dự thi: 45 HS
Đợt 1: Tổ chức vào ngày 07/ 10/ 2016
Đợt 2: Tổ chức vào ngày 03/12/2016
16


Đợt 3: Tổ chức vào ngày 15/03/2017
Kết quả như sau:
Đợt thi
Bài dự thi
Tổng số bài đạt loại A
Tổng số bài đạt loại B
Tổng số bài đạt loại C

Đợt 1

Đợt 2

22 HS
48,9%
21 HS

46,7 %
2 HS
4,4 %

29 HS
64,4%
16 HS
35,6 %
0HS
0%

Đợt 3
33 HS
73,3 %
12 HS
26,7 %
0HS
0%

4.3. Một số thành tích đáng ghi nhận của lớp 2E:
Nhìn chung các giờ dạy Tập viết đều đạt kết quả tốt. Trong giờ học đã phát
huy được tâm lí ham viết của học sinh. Các em ln thích thú, say mê trong
phong trào “Viết chữ đẹp - Giữ vở sạch”
Các em đạt thành tích cao trong phong trào “Vở sạch- Chữ đẹp”:
Em: Ngọc Diệp, Ngọc Hương, Thiên Hương, Ngọc Minh, Văn Thành,
Quốc Khánh, Linh Chi, Thùy Chi, Thanh Hiền, Phương Linh, Thanh Tâm, Gia
Huy, Hồng Hạnh
Các em luôn đạt loại A (luôn được khen) trong 3 đợt thi:
Em: Ngọc Diệp, PHương Linh, Thiên Hương, Thanh Tâm, Thanh Hiền,
Thiên Hương

Các em có nhiều cố gắng trong q trình rèn luyện chữ viết, kết quả chữ
viết đã chuyển biến rõ rệt :
Loại B lên loại A: Thảo Linh, Trung Dũng, Năng Lương, Bích Ngân, Ngọc
Hà, Phương Vy
Loại C lên loại B: Đồng Khoa, Châu Anh, Hưng Tuấn

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
- Để nâng cao chất lượng chữ viết của học sinh tiểu học chúng ta không thể
làm trong ngày một ngày hai mà phải có sự nỗ lực hết mình của các thầy cơ
giáo.
- Để thực hiện tốt phong trào “Vở sạch- Chữ đẹp” đòi hỏi cả một q trình
phấn đấu lâu dài, liên tục, khơng biết mệt mỏi của tất cả các thành viên trong
nhà trường. Nhà trường phải có chiến lược lâu dài cho từng khâu, từng giai đoạn
trong công tác “Rèn nét chữ- Luyện nết người” tránh tình trạng nóng vội, đốt
cháy giai đoạn.
- Dạy học sinh nắm chắc qui trình viết các nét cơ bản ngay từ đầu năm học.
Giờ tập viết ở tiểu học khơng chỉ địi hỏi người GV viết chữ đẹp, hiểu biết giỏi
17


về chun mơn mà cịn cần sự kiên trì, cẩn thận và lòng yêu mến trẻ. Bản thân
người GV phải tận tâm, nhiệt tình trong cơng tác giảng dạy, kiên trì bền bỉ trong
hướng dẫn HS luyện viết.
- Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp để trau dồi kiến
thức chuyên môn. Phối hợp với phụ huynh để rèn HS viết bài ở nhà trong ngày
nghỉ.
- Công tác chăm lo bồi dưỡng đội ngũ các thầy cô giáo làm công tác “vở
sạch- chữ đẹp” là quan trọng. Chất lượng chữ viết của GV, các thói quen, các nề
nếp làm việc có kế hoạch, khoa học có tác dụng rất lớn, nó sẽ khắc sâu vào tâm

trí của HS trong những ngày tháng ngồi trên ghế nhà trường.
2. Kiến nghị:
Để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh, tôi xin có một vài đề xuất
sau:
a. Đối với Nhà trường, PGD: Thường xuyên tổ chức các cuộc thi “Viết
chữ đẹp” cho học sinh và giáo viên.
- Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn để học hỏi kinh nghiệm của các
đồng nghiệp, các trường có phong trào “Vở sạch – Chữ đẹp” tiêu biểu.
b. Đối với học sinh: Có đầy đủ sách vở, đồ dùng phục vụ học tập như: sách,
vở, bút, phấn bảng, đúng mẫu theo qui định. Các em có ý thức học tập tốt, kiên
trì, cẩn thận, sáng tạo khi luyện chữ. Các bậc phụ huynh quan tâm, tạo điều kiện
về mọi mặt, cả vật chất lẫn tinh thần.
c. Đối với đồn thể: Đồn thanh niên, cơng đồn cùng nhà trường ln góp
ý, động viên, khích lệ kịp thời những thành quả mà thầy trò lớp chúng tôi đạt
được.
d. Đối với bản thân: Không ngừng học tập, nghiên cứu rèn chữ viết, luyện
phát âm chuẩn, tận tâm, tận lực, kiên trì, tỉ mỉ trong quá trình truyền thụ trí thức
và rèn chữ viết cho học sinh.
e, Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ việc dạy học.
- Có đủ sách giáo khoa, tài liệu tham khảo khác, đồ dùng, thiết bị
phục vụ dạy - học.
- Có đủ phịng học 10 buổi/ tuần. Phịng học đủ ánh sáng, bảng lớp đẹp, rõ
dịng kẻ (bảng chống lố). Bàn ghế đúng qui cách, phù hợp chiều cao học sinh
lớp 2.
Trên đây là một số biện pháp cơ bản để giúp HS lớp 2 rèn luyện chữ viết,
giúp các em viết đúng, viết đẹp. Bản thân rất mong nhận được sự trao đổi, đóng
góp ý kiến của đồng nghiệp, của các cấp lãnh đạo.

18



XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 5 tháng 4 năm 2017
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Nguyễn Thị Kim Nhung

19



×