Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn tập đọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (880.69 KB, 20 trang )


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu
học đã được các nhà nghiên cứu, cán bộ quản lí chỉ đạo cũng như giáo viên trực
tiếp giảng dạy đặc biệt quan tâm. Đổi mới phương pháp dạy học có thể hiểu là
tìm con đường ngắn nhất để đạt chất lượng và hiệu quả cao. Con đường này
không có sẵn, không bằng phẳng mà đầy chông gai, khúc khuỷu, gập ghềnh với
sự đan xen giữa cái chung và cái riêng, cái cũ và cái mới. Vì vậy, đổi mới
phương pháp dạy học (PPDH) bao gồm cả hai mặt: Phải đưa vào các PPDH mới
đồng thời đồng thời tích cực phát huy những ưu điểm của PPDH truyền thống.
Lý luận dạy học đã khẳng định không có phương pháp vạn năng, đặc biệt trong
lĩnh vực giáo dục, yếu tố kinh nghiệm và sự kế thừa thể hiện khá đậm nét
(thuyết trình, vấn đáp là những phương pháp rất xưa cũ nhưng hiện tại vẫn được
sử dụng trong các tiết dạy với mức độ đậm nhạt khác nhau). Đổi mới PPDH là
sự kết hợp nhuần nhuyễn sáng tạo giữa kinh nghiệm của giáo viên với những
yếu tố mới của PPDH hiện đại. Với cách nhìn từ phương pháp mới, giáo viên có
thể thực hiện việc cải tiến PPDH nói chung và môn Tiếng Việt lớp 3 nói riêng
nhằm gây hứng thú học tập, tạo niềm tin, niềm vui bằng sự hình thành và phát
triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt: nghe, nói, đọc, viết để học sinh
giao tiếp. Thông qua việc dạy Tiếng Việt góp phần rèn luyện thao tác tư duy.
Tiếng Việt là tiếng ghi âm, nghĩa là viết như thế nào thì đọc như thế ấy, có
đọc được thì mới hiểu được nội dung. Vì thế phân môn Tập đọc có vị trí đặc biệt
trong chương trình Tiểu học. Nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho
học sinh kĩ năng đọc, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh Tiểu học
đồng thời làm cơ sở, nền móng cho mọi sự phát triển. Đọc trở thành nhiệm vụ
cấp thiết của mỗi người đi học. Biết đọc con người đã nhân khả năng tiếp nhận
lên nhiều lần, từ đây họ biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối
quan hệ tự nhiên, xã hội. Tiếng việt – Tiếng mẹ đẻ có vai trò cực kỳ quan trọng
đối với đời sống cộng đồng và đời sống mỗi con người. Đối với đời sống cộng
đồng đó là công cụ để giao tiếp, tư duy. Đối với con người, đặc biệt là trẻ em nó


càng có vai trò quan trọng hơn đó là góp phần hình thành và phát triển nhân
cách để trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Do có tầm quan trọng
như thế nên Tiếng Việt đã trở thành một môn học được giảng dạy trong trong
nhà trường và đặc biệt được quan tâm hơn ở cấp Tiểu học. Tiếng Việt có tính
chất hai mặt, nó vừa là đối tượng học tập của học sinh vừa là phương tiện để học
sinh học tập các môn khác, để học sinh giao tiếp, tư duy. Trong các môn học thì
môn Tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học
sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện qua bốn kỹ năng: “Nghe – Nói
- Đọc - Viết”. Trong đó đọc là một kỹ năng chuyển dạng chữ viết sang lời nói có
âm thanh và thông hiểu nó. Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu
nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình thường, có
hạnh phúc với đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại. Không biết đọc, con
người sẽ không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho họ,
2


không thể hình thành một nhân cách toàn diện. Vậy đọc thì phải đọc như thế
nào? Đọc ra sao? Đó mới là điều quan trọng.
Vì những lẽ trên, phân môn Tập đọc trong trường Tiểu học có tầm quan
trọng rất lớn. Học Tập đọc là một đòi hỏi đầu tiên đối với học sinh đi học. Đầu
tiên học sinh phải học đọc (Tập đọc), sau đó học sinh đọc để học. Tập đọc là
công cụ để học sinh học tập các môn học khác. Nó tạo ra hứng thú và động cơ
học tập. Nó tạo điều kiện cho học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập
cả đời. Việc dạy Tập đọc sẽ giúp cho các em hiểu biết hơn, bồi dưỡng các em có
lòng yêu cái thiện, cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lôgíc cũng
như biết tư duy hình ảnh. Mà trong thực tế, qua nhiều năm là giáo viên trực tiếp
giảng dạy ở bậc tiểu học, tôi thấy việc học tập đọc của học sinh vẫn còn hạn chế.
Có nhiều em đọc yếu, đọc nhỏ, đọc chậm thậm chí học sinh lớp 3 còn đánh vần.
Đọc chưa thể hiện được giọng điệu theo nội dung bài, theo thể loại văn tả, kể
chuyện, kịch, lời đối thoại. Chính vì lẽ đó tôi đã tập trung tìm hiểu “Một số biện

pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Tập đọc lớp 3”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm giúp các em học sinh lớp 3 hứng thú học, đọc, cảm nhận văn bản tốt
hơn . Để những tiết học Tập đọc lớp 3 đạt kết quả cao nhất.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng
dạy phân môn Tập đọc lớp 3 tại trường Tiểu học Điện Biên 1.
1.4. Phương pháp nghiên cứu :
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau :
- Nghiên cứu tài liệu
- Quan sát thực tế
- Đúc rút kinh nghiệm
- Điều tra, thống kê số liệu.
- Thực nghiệm sư phạm
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận:
Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là
hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ 4 kỹ năng
cũng là 4 yêu cầu về chất lượng của phân môn Tập đọc: Đọc đúng, đọc nhanh
(đọc lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều
mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Bốn kỹ năng này được hình
thành qua 2 hình thức đọc: Đọc thành tiếng và đọc thầm. Chúng được rèn luyện
đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau. Vì vậy khi dạy tập đọc không thể xem nhẹ yếu tố
nào.
Phân môn Tập đọc có một nhiệm vụ rất quan trọng đối với học sinh Tiểu
học. Do đó, vấn đề dạy học phân môn Tập đọc hiện nay rất được chú trọng. Có
nhiều chuyên đề, phương pháp đặt ra nhằm đưa chất lượng đọc của các em nâng
lên. Nhưng nhìn chung chủ yếu chỉ tập trung đến các lớp đầu cấp để làm sao các
em đọc đúng, đọc trôi chảy là được. Còn ở các lớp cuối cấp, giáo viên chỉ tập
3



trung nhn xột cỏch c ỳng, c trn ch cha cú bin phỏp c th dnh
cho vic rốn luyn cỏc k nng c .
Ngoi ra dy tp c l giỏo dc hc sinh lũng ham c sỏch. Thụng qua
vic dy tp c, lm cho hc sinh thớch c v thy c kh nng c l cú li
ớch cho cỏc em trong c cuc i. Phõn mụn Tp c giỳp cỏc em cú vn kin
thc v ngụn ng, i sng kin thc vn hc, phỏt trin ngụn ng v t duy,
giỏo dc t tng, o c, tỡnh cm, th hiu thm m.
Phõn mụn Tp c rốn cho hc sinh cỏc k nng c ( c thnh ting ,
c hiu), nghe v núi. Bờn cnh ú, thụng qua h thng bi c theo ch im
v nhng cõu hi, nhng bi tp khai thỏc ni dung bi c, phõn m Tp c
cung cp cho hc sinh nhng hiu bit v thiờn nhiờn, xó hi v con ngi, cung
cp vn t, cỏch din t, nhng hiu bit v tỏc phm vn hc ( nh ti, ct
truyn, nhõn vt) v gúp phn rốn luyn nhõn cỏch cho hc sinh.
2.2. Thc trng vn trc khi ỏp dng sỏng kin.
Qua quỏ trỡnh ging dy nhiu nm ở trờng Tiểu học, tôi nhận
thấy việc rèn k nng c cho học sinh trong giờ học chiếm một
vị trí rất quan trọng đặc biệt đối với học sinh lớp 3. Thc trng
c bn trong quỏ trỡnh ging dy phõn mụn Tp c lp 3 l:
+ V phớa giỏo viờn:
- Giỏo viờn cú trỡnh chuyờn mụn vng vng, a s GV t chun v
trờn chun, GV nhit tỡnh trong cụng tỏc, cú vn t ng v Ting Vit nht nh.
- Nh trng cú mỏy chiu phc v cho cụng tỏc ging dy.
- Nh trng ó t chc chuyờn v dy v hc phõn mụn Tp c.
- Trong quỏ trỡnh ging dy, ụi khi giỏo viờn chun b bi cha c chu
ỏo. Tranh nh, dựng hc tp cha phong phỳ, hỡnh thc t chc tit hc
cha sinh ng.
- Giỏo viờn dnh thi gian cho vic rốn c cha nhiu, cũn tham ging
ni dung. Hng dn hc sinh c din cm cha t m.
+ V phớa hc sinh:

- HS ngoan ó cú s chun b bi theo yờu cu ca giỏo viờn.
- HS lp 3 ó cú vn t ng v Ting Vit nht nh.
- Mt s hc sinh ngt ngh cha hp lớ khi c bi dn n hiu cha
ỳng, hiu sai ni dung bi c.
- Hc sinh cha ch ng th hin cm xỳc khi c nu cha cú s hng
dn ca giỏo viờn.
Qua thc t ging dy v theo dừi i tng hc sinh lp mỡnh dy
(3A), i vi phõn mụn tp c, hc sinh cũn nhng tn ti nh:
- Mt s em c sai du thanh: Cũn nhm ln gia thanh ngó v thanh
hi. Vớ d: suy ngh/ suy ngh; ngh k/ ngh k ( Quyn, Huy, Quang Anh)
- Mt s em cũn phỏt õm sai khi c cỏc nguyờn õm ụi: ngi, ca,
tui, bi... ( Tin, H)
- Nhiu em trong lp cha nm vng cỏch ngt hi, ngh hi, ng iu,
cha bit nhn ging, lờn ging h ging nhng t cn thit. (Cng, Trng,
Hng, Quõn, Hng Anh,)
4


- Một số em đọc còn nhỏ, tốc độ chậm và một số em lại đọc quá nhanh.
- Đa số các em đọc chưa hay, chưa thể hiện được cảm xúc của nhân vật,
cảm xúc của người đọc đối với các bài tập đọc.
2.3. Các biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phân một Tập đọc
lớp 3
2.3.1. Giáo viên và học sinh cần chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy.
Để tiết dạy và học đạt hiệu quả cao thì việc cả thầy và trò chuẩn bị chu
đáo cho tiết dạy là việc vô cùng cần thiết. Người thầy chuẩn bị cho bài dạy tốt sẽ
luôn tự tin, có định hướng tốt cho phương pháp, hình thức dạy học. Trò chuẩn bị
tốt sẽ tiếp thu kiến thức một cách chủ động, linh hoạt và kiến thức sẽ được lưu
lại lâu hơn, sẽ tăng khả năng áp dụng vào thực tiễn.
â


a. Đối với giáo viên
Để chuẩn bị tốt cho giờ dạy tập đọc, bản thân mỗi giáo viên cần chuẩn bị
tốt những nội dung sau:
- Đọc kĩ bài tập đọc: Giáo viên cần đọc bài tập đọc nhiều lần để nắm vững
nội dung của bài tập đọc đó.
+ Xác định đúng chỗ ngắt nghỉ trong bài
+ Đọc nhiều lần để khi dạy sẽ có thể đọc trôi chảy
+ Luyện đọc diễn cảm nhiều lần, việc này giúp giáo viên tự tin trong khi
dạy. Giọng đọc của giáo viên rất quan trọng vì học sinh Tiểu học thường hay bắt
chước. Giáo viên đọc hay sẽ gây được hứng thú cho học sinh khi học phân môn
này.
- Tìm hiểu những từ ngữ khó đọc, từ ngữ khó hiểu trong bài để có thể
giúp học sinh đọc đúng. Việc này rất quan trọng, giáo viên nắm vững các từ ngữ
khó để chủ động hướng dẫn đúng đối tượng hay đọc sai của lớp mình.
- Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch bài học. Chất lượng bài soạn
của giáo viên quyết định lớn đến chất lượng giờ dạy. Mỗi giáo viên cần chuẩn
bị cho bài soạn bằng những việc như:
+ Xác định mục tiêu tiết dạy để có phương pháp, hình thức tổ chức dạy
học phù hợp và cũng để phân bổ thời gian hợp lí.
+ Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp. Sử dụng
phù hợp các phưong pháp dạy học, hình thức tổ chức vào từng hoạt động tương
ứng.
+ Chuẩn bị đồ dùng dạy học phù hợp cho tiết dạy (Tranh ảnh, hình ảnh,
trang phục cho nhân vật,...). Việc chuẩn bị tranh ảnh giúp học sinh hứng thú hơn
khi học.
+ Dựa vào bài tập đọc, dự kiến lỗi về đọc sai từ, sai chỗ ngắt nghỉ của một
số học sinh trong lớp, dự kiến việc học sinh tìm nội dung bài. Việc dự kiến các
tình huống để đề ra biện pháp sửa sai cho học sinh.
b. Đối với học sinh

Giáo viên đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của tiết học. Nếu
học sinh hứng thú và có sự chuẩn bị bài trước cho bài học ở nhà thì việc dạy và
học của cô và trò sẽ rất thuận lợi. Sự chuẩn bị của học sinh giúp cho tiến độ của
5


bài học có thể sẽ theo như dự kiến. Nếu học sinh không có sự chuẩn bị thì sẽ làm
giảm đi phần nào chất lượng của giờ học. Theo yêu cầu của giáo dục tiểu học
hiện nay, học sinh không phải làm bài tập về nhà. Việc giao nhiệm vụ chuẩn bị
trước cho nội dung bài ngày mai sẽ học không được hiểu là bắt học sinh làm bài
tập về nhà. Việc học sinh chuẩn bị trước bài tiết học ngày mai tạo cho học sinh
thói quen chuẩn bị bài trước khi đến trường, giúp học sinh tự tin và có trách
nhiệm đối với việc học tập đồng thời cũng tăng khả năng tự học cho các em.
Đối với việc chuẩn bị trước cho tiết tập đọc, giáo viên yêu cầu học sinh
thực hiện:
- Đọc trước bài ít nhất 3 lần
- Đọc nhiều lần từ mà em cảm thấy khó đọc
- Đọc chú giải để hiểu những từ ngữ khó. Nếu vẫn còn thấy một số từ
khác trong bài khó hiểu thì có thể mạnh dạn tham khảo ý kiến của người trong
gia đình.
- Đọc đúng giọng nhân vật, thể hiện được tình cảm của nhân vật trong bài
và đồng thời đọc thể hiện được tình cảm của bản thân đối với cá nhân vật trong
bài.
- Trả lời câu hỏi trong bài, tự rút ra nội dung của bài tập đọc
- Đọc cho những người trong gia đình nghe toàn bộ bài đọc. Phần này
giúp cho học sinh tăng việc giao tiếp và làm cho tình cảm của những người
trong gia đình gắn bó hơn.
Việc giáo viên, học sinh cùng chuẩn bị tốt cho tiết học sẽ giúp cả thầy và
trò hứng thú hơn trong dạy học, chất lượng giờ tập đọc sẽ được nâng lên. Các kĩ
năng tự tin, tự học, giao tiếp, ...cũng từ đó mà phát triển.

2.3.2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng.
Như chúng ta đã biết đọc diễn cảm chỉ thực hiện được trên cơ sở học sinh
đã đọc đúng và đọc lưu loát. Đọc đúng không đọc thừa, không sót tiếng. Đọc
đúng phải thể hiện được hệ thống ngôn ngữ âm chuẩn, tức là đọc đúng chính
âm. Bởi vậy việc rèn cho học sinh luyện đọc đúng là khâu đầu tiên của việc rèn
đọc diễn cảm và đã thực hiện ở các lớp 1, 2. Đối với học sinh lớp 3 thì việc
luyện kỹ năng đọc đúng là rất quan trọng: Vậy đọc đúng là đọc như thế nào?
Muốn đọc đúng học sinh phải làm gì?
Để đọc đúng, khi học tập đọc học sinh cần đạt được các mục tiêu là:
+ Đọc đúng từ khó, cụm từ.
+ Đọc đúng câu dài, câu khó, ngắt nghỉ hơi hợp lí.
+ Đọc đúng tốc độ, cao độ, trường độ.
* Hướng dẫn học sinh đọc đúng từ khó, cụm từ:
- Học sinh tự nêu từ, cụm từ mình thấy khó đọc.
- Gọi vài học sinh đọc được giúp bạn đọc các từ, cụm từ đó.
- HS nhận xét cách đọc của bạn. GV đọc lại. Cả lớp đọc từ khó đó.
- Gọi học sinh nêu từ khó, cụm từ đọc lại.
+ GVyêu cầu học sinh xác định cách ngắt nghỉ, cách đọc đúng, đối với
những từ, câu, đoạn dễ, giáo viên chỉ đưa ra và học sinh tự mình thực hiện luyện
đọc.
6


+ Với những từ, câu, đoạn khó, GV đưa nội dung và yêu cầu học sinh thảo
luận nhóm để đưa ra phương án hợp lí nhất.
+ Khi hướng dẫn học sinh đọc đúng các từ ngữ chia nhóm các từ khó đọc
để luyện đọc cho học sinh như: Nhóm các từ có phụ âm đầu học sinh hay đọc sai
( r/d/gi, s/x, ch/ tr,...) Nhóm các từ có nguyên âm đôi dễ sai ( ưu, iê, ưa…) Nhóm
các từ có thanh dễ lẫn như thanh hỏi và thanh ngã ( sửa chữa, nhãn vở...) Hướng
dẫn đọc các từ, tiếng nước ngoài giáo viên hướng dẫn thật cụ thể cách đọc

những từ được phiên âm thành tiếng Việt: như Lê –ô – nác – đô đa Vin – xi, Vê
– rô – ki – ô …
+ Dựa vào số đoạn, giáo viên chỉ định trước số học sinh tham gia đọc nối
tiếp ở mỗi vòng đọc. Học sinh có thể đứng hoặc ngồi tại chỗ với tâm thế sẵn
sàng đọc nối tiếp.
* Hướng dẫn học sinh đọc đúng câu dài, câu khó, ngắt nghỉ hợp lí: Ngắt
nghỉ đúng giúp học sinh đọc tốt, nắm được nội dung thông báo của nội dung bài
đọc. Để học sinh ngắt nghỉ đúng, học sinh cần thực hiện các yêu cầu sau:
- Xác định chỗ ngắt nghỉ.
- Thảo luận chọn phương án phù hợp.
- Thực hành đọc ngắt nghỉ theo phương án đã chọn.
GV hướng dẫn học sinh như sau:
+ Xác định chỗ ngắt nghỉ: Xác định chỗ ngắt nghỉ bằng cách vạch 1 vạch(/)
ở chỗ ngắt hơi và vách 2 vạch(//) ở chỗ nghỉ hơi; Xác định số lượng câu; chỗ có
dấu câu ( dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm, chấm than, chấm hỏi…)
+ Thảo luận chọn phương án phù hợp: Với câu dài, sau khi học sinh thảo
luận sẽ nêu rõ cách ngắt hơi chỗ nào nghỉ hơi chỗ nào. Việc ngắt hơi phải phù
hợp với các dấu câu: nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm. Ví dụ: “ Nen
– li bắt đầu leo một cách rất chật vật.//Mặt cậu đỏ như lửa,/ mồ hôi ướt đãm
trán.// Thầy giáo bảo cậu có thể xuống.// Nhưng cậu vẫn cố sức leo.// Mọi người
vừa thấp thỏm sợ cậu tuột tay ngã xuống đất,/ vừa luôn miệng khuyến khích:/ “
Cố lên!// Cố lên!”//. Với câu khó cần đọc đúng bao gồm cả đúng tiết tấu, ngắt
nghỉ hơi, ngữ điệu câu. Cần phải dựa vào nghĩa, vào quan hệ ngữ pháp giữa các
tiếng, từ để ngắt hơi cho đúng. Khi đọc không đọc tách một từ ra làm hai, ngắt
hơi giữa các cụm từ cho đúng. Cần đọc đúng các ngữ điệu câu: Lên giọng ở cuối
câu hỏi, xuống giọng ở cuối câu kể. Thay đổi giọng cho phù hợp với tình cảm
diễn đạt trong câu cảm. Với câu cầu khiến cần nhấn giọng cho phù hợp để thấy
rõ các nội dung yêu cầu khác nhau. Ngoài ra còn phải hạ giọng khi đọc bộ phận
giải thích của câu…
+ Thực hành đọc ngắt nghỉ theo phươgn án đã chọn: Chia nhóm học sinh,

đọc theo cách ngắt nghỉ đã chọn. Với những nhóm có học sinh chưa xác định
được cách ngắt nghỉ, GV đọc mẫu lại câu dài, giúp học sinh nhận biết chỗ ngắt
nghỉ. Yêu cầu học sinh đọc lại câu dài. Sau đó chia nhóm cho học sinh đọc lại.
Ngoài ra giáo viên nên có sự sắp xếp các đối tượng học sinh ngồi xen kẽ vào
nhau để tạo điều kiện cho các em có sự giao tiếp, giúp nhau sửa sai khi đọc. Ví
dụ : Khi ắc- sê vừa khẽ chạm vào những sợi dây đàn / thì như có phép lạ,/ những
âm thanh trong trẻo vút bay lên giữ yên lặng của gian phòng.// Vầng trán cô bé
7


hơi tái đi/ nhưng gò má ửng hồng,/ đôi mắt sẫm màu hơn,/ làn mi rậm cong dài
khẽ rung động.//
* Hướng dẫn học sinh đọc đúng tốc độ, cao độ, trường độ : Đây là một
yêu cầu khó hơn đối với học sinh. Ở lớp, khi cô giáo gọi đọc, học sinh phải bình
tĩnh, tự tin, không hấp tấp đọc ngay. Đọc đúng tốc độ, cường độ, âm lượng là
yêu cầu học sinh thực hiện tốt các nhiệm vụ sau :
- Đọc đúng tốc độ quy định.
- Đọc cường độ, âm lượng phù hợp.
GV hướng dẫn như sau :
+ Đọc đúng tốc độ quy định: Ví dụ như đến cuối học kì I thì học sinh lớp
3 phải đọc với tốc độ khoảng 60 tiếng trên một phút. Nhưng với những bài có
nhiều từ khó giáo viên có thể điều chỉnh tốc độ để nhiều học sinh trong lớp đọc
đạt yêu cầu. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm chủ tốc độ đọc bằng cách đọc
mẫu để học sinh đọc theo tốc độ đã định. Đơn vị luyện đọc là cụm từ, câu, đoạn,
bài. Ngoài ra còn biện pháp đọc nối tiếp trên lớp, đọc nhẩm có sự kiểm tra của
giáo viên, của bạn bè để điều chỉnh tốc độ đọc. Giáo viên nêu yêu cầu tốc độ đọc
cho phù hợp với từng thời điểm trong năm học phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ
năng của Bộ. Giáo viên đo tốc độ đọc bằng cách chọn sẵn bài có số tiếng cho
trước và dự định sẽ đọc trong bao nhiêu phút.
+ Đọc cường độ, âm lượng phù hợp: Đọc và phát biểu trong lớp là hai

hình thức giao tiếp giúp cho các em có sự tự tin cần thiết. Khi đọc thành tiếng
các em phải tính đến người nghe cả về cường độ và âm lượng. Đọc không phải
chỉ cho mình cô giáo mà để cho tất cả các bạn cùng nghe nên cần đọc đủ lớn cho
tất cả những người này nghe rõ. Nhưng hoàn toàn không có nghĩa là phải đọc
quá to hoặc gào lên. Đối với học sinh đọc quá nhỏ “lí nhí”, giáo viên cần tập cho
học sinh đọc to chừng nào bạn ở xa nhất trong lớp nghe thấy mới thôi. Giáo viên
nên cho học sinh đứng lên bảng để đối diện với những người nghe, đọc âm
lượng vừa phải, tốc độ phù hợp, không kéo dài ê a, thể hiện được sác thái, nội
dung bài đọc.
* Sau khi học sinh đã đọc đúng từ ngữ, câu dài, đoạn thì hướng dẫn học
sinh đọc toàn bài. Để học sinh đọc toàn bài đúng theo yêu cầu, GV cần hướng
dẫn học sinh đọc nối tiếp qua 3 vòng:
+ Vòng 1: Qua những học sinh đọc nối tiếp, giáo viên nghe và phát hiện
những hạn chế về cách phát âm, ngắt nghỉ, ngữ điệu câu, từ đó có biện pháp
hướng dẫn đối với cá nhân hoặc nhắc nhở chung đối với cả lớp để học sinh đạt
yêu cầu đọc đúng và đọc rành mạch.
+ Vòng 2: Học sinh đọc nối tiếp, kết hợp nắm nghĩa của từ được chú giải
trong SGK, nó có tác dụng góp phần nâng cao kĩ năng đọc hiểu (việc tìm hiểu
nghĩa từ có thể xen kẽ trong quá trình đọc nối tiếp hoặc sau khi đọc hết bài). Nếu
học sinh đọc sai, giáo viên vẫn tiếp tục hướng dẫn, sửa chữa.
+ Vòng 3: Học sinh đọc nối tiếp để giáo viên đánh giá sự tiến bộ, tiếp tục
hướng dẫn hoặc nhắc nhở.
2.3.3. Hướng dẫn học sinh luyện đọc hay:
8


Đọc đúng là yêu cầu cần thiết thì việc đọc hay là yêu cầu quan trọng trong
quá trình luyện đọc của học sinh. Đọc hay là việc đọc thể hiện kỹ năng làm chủ
ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường độ giọng… để thể hiện đúng tư tưởng, tình
cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài đọc, đồng thời thể hiện được sự thông hiểu,

cảm thụ của người đọc qua bài đọc… Để đọc diễn cảm thì người đọc phải làm
chủ được tốc độ đọc, chỗ ngắt giọng, biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm,
gợi tả, biết đọc đúng ngữ điệu khi gặp câu hỏi, câu cảm….Đọc hay giúp cho bản
thân người đọc thể hiện được khả năng của mình, đọc hay giúp người đọc tự
mình hiểu một cách thấu đáo nội dung văn bản, đọc hay còn giúp người nghe
hiểu rõ nội dung thông báo và ý tưởng của tác giả thông qua nội dung bài đọc.
Yêu cầu đọc hay đối với học sinh là :
- Đọc đúng giọng đọc, cảm xúc của nhân vật trong bài.
- Đọc thể hiện được cảm xúc của người đọc đối với bài đọc.
Để đạt được các yêu cầu, GV hướng dẫn như sau :
* Hướng dẫn học sinh đọc đúng giọng đọc, cảm xúc của nhân vật:
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua việc dẫn dắt, gợi
mở giúp học sinh hiểu biết thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với
sự việc, hình ảnh cảm xúc, tính cách nhân vật trong bài…(Bước đầu biết làm
chủ được giọng đọc về ngữ điệu, về tốc độ, trường độ và âm sắc, diễn tả đúng
nội dung). Tuy nhiên, học sinh đọc diễn cảm như thế nào còn phụ thuộc vào sự
cảm nhận riêng của từng em, giáo viên không thể áp đặt học sinh một cách theo
khuôn mẫu. Đọc đúng giọng nhân vật bước đầu giúp học sinh đọc hay và đọc
đúng cảm xúc của nhân vật là học sinh đã đạt được múc đích đọc hay ở mức độ
cao hơn nữa. Để thực hiện được yêu cầu này, học sinh cần xác định được:
- Bài đọc đọc với giọng như thế nào ( vui tươi, hùng hồn, sôi nổi, nhẹ
nhàng tha thiết…)
- Bài đọc gồm mấy nhân vật, đó là những nhân vật nào ? ( VD: Bài tập
đọc : Nắng phương Nam có 4 nhân vật đó là : Người dẫn chuyên, Uyên,
Phương, Huê
- Giọng của mỗi nhân vật đó như thế nào ? ( trầm, ấm, nhí nhảnh, …)
- Yêu cầu học sinh thảo luận, tự nhận vai nhân vật phù hợp với tính cách
của mình và đọc cho nhau nghe. Sau đó yêu cầu học sinh đổi giọng nhân vật để
bạn nào cũng được thể hiện giọng đọc của nhân vật trong bài. Ví dụ : « Nè,/ sắp
nhỏ kia,/ đi đâu vậy »? ( Câu hỏi, nhấn giọng ở các từ in đậm). « Hà Nội đang

rạo rực trong những ngày giáp Tết. Trời cuối đông lạnh buốt. Những dòng suối
hoa trôi dưới bầu trời xám đục và làn mưa bụi trắng xóa » ( Giọng Uyên đọc
lời trong thư cần khác với lời nói của Uyên, của người dẫn chuyện)
- Luyện đọc cá nhân thể hiện được cảm xúc của nhân vật: Ví dụ: Nen – li
leo lên một cách chật vật, mặt đỏ như lửa, mồ hôi ướt đẫm trán. Thầy giáo bảo
cậu có thể xuống, cậu vẫn cố sức leo. Cậu rướn người lên, thế là nắm chặt được
cái xà.
- Giáo viên nêu câu hỏi để định hướng cho học sinh đọc thầm (đoạn, bài)
và trả lời đúng nội dung. Có thể kết hợp cho học sinh đọc thành tiếng. Ví dụ: với
đoạn văn sau các em phải biết thể hiện đúng ngữ điệu của câu cảm, nhấn giọng ở
9


một số từ ngữ tả đôi giày và biết ngắt giọng ở câu văn dài giúp người nghe hiểu
được cảm xúc của tác giả khi được mang đôi giày: “Chao ôi! Đôi giày mới đẹp
làm sao! Cổ giày ôm sát chân. Thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả, màu
vải như màu da trời những ngày thu. Phần thân giày gần sát cổ có hai hàng khuy
dập và luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt ngang. Tôi tưởng tượng nếu mang nó
vào / chắc bước đi sẽ nhẹ và nhanh hơn, tôi sẽ chạy trên những con đường đất
mịn trong làng / trước cái nhìn thèm muốn của các bạn tôi”.
* Hướng dẫn học sinh đọc thể hiện được cảm xúc của người đọc:
Đọc thể hiện cảm xúc của người đọc yêu cầu người đọc phải thẩm thấu
nội dung văn bản, tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của nhân vật, khi đọc hòa mình
vào nhân vật giống như đang là mình vậy : nhân vật vui, buồn, cười, khóc… đều
được người đọc thể hiện một cách rõ nhất. Những đặc điểm riêng biệt của từng
nhân vật trong bài đọc được miêu tả chi tiết, cụ thể thông qua thái độ, biểu cảm
của người đọc, bộc lộ hết đặc điểm tính cách của nhân vật và thông điệp mà bài
đọc cũng như tác giả muốn gửi đến người đọc, người nghe. Yêu cầu học sinh
xác định được :
+ Nội dung thông báo của bài đọc là gì ? ( Ví dụ : Bài Chiếc áo len : Nội

dung câu chuyện : Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu, quan tâm đến
nhau)
+ Các nhân vật trong bài thể hiện ra sao ? ( Đọc với giọng tình cảm nhẹ
nhàng. Giọng Lan nũng nịu. Giọng Tuấn thì thào nhưng mạnh mẽ, thuyết phục.
Giọng mẹ : lúc bối rối, khi cảm động, âu yếm)
+ Khi đọc bài người đọc cần thể hiện như thế nào ? Thể hiện được giọng
đọc toàn bài, giọng nhân vật, tình cảm, cảm xúc của mình đối với nhân vật, đối
với bài đọc, đặc biết là thể hiện được thông điệp mà bài đọc , tác giả muốn
truyền tải đến người đọc, người nghe. VD: Dựa theo lời của nhân vật Lan ; thay
đổi giọng phù hợp với nhân vật, phối hợp lời với cử chỉ, điều bộ : lan ngoan vì
Lan nhận ra mình sai và muốn sửa chữa ngay khuyết điểm. Cảm động trước tấm
lòng yêu thương của mẹ và sự nhường nhịn, độ lượng của anh.
2.3.4. Tích cực tổ chức thực hành luyện đọc cho học sinh.
a. Trong giờ tập đọc: Tạo điệu kiện cho từng học sinh được thực hành luyện
đọc diễn cảm (theo cặp, theo nhóm) để rút kinh nghiệm.
- Luyện đọc các câu tiêu biểu trong bài: Cách luyện đọc này tạo điệu kiện
cho tất cả học sinh đều được đọc. Theo các bước sau;
+ Giáo viên đưa ra câu cần luyện đọc đã ghi ở bảng phụ
+ Học sinh tìm hiểu nghĩa của câu văn đó.
+ Học sinh xác định giọng đọc của câu văn.
+ Học sinh đọc mẫu (Giáo viên đọc mẫu) – Học sinh thảo luận, nhận xét
về giọng đọc của cô, của bạn mà mình yêu thích.
+ Học sinh luyện đọc theo nhóm, tổ, cá nhân.
- Luyện đọc đoạn văn hoặc khổ thơ.
Giáo viên cho học sinh nhắc lại cách thể hiện giọng đọc, cách ngắt giọng,
nhấn giọng ở những từ ngữ biểu cảm trong đoạn hoặc khổ thơ đó rồi cho học
sinh luyện đọc theo trình tự các bước:
10



+ Giáo viên đọc mẫu – Học sinh thảo luận, nhận xét về giọng đọc.
+ Học sinh luyện đọc theo cặp.
+ Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp để các em học tập lẫn
nhau và được giáo viên động viên hay uốn nắn.
- Học sinh luyện đọc diễn cảm cả bài.
+ Giáo viên tiến hành các bước như trên.
+ Học sinh đọc cá nhân – Giáo viên nhận xét đánh giá.
* Đối với những văn bản có từ hai nhân vật trở lên, tổ chức cho học sinh
thể hiện giọng đọc theo nhân vật của văn bản hoặc cho học sinh đọc phân vai.
Rèn cho các em biết thay đổi giọng đọc khi nhập vai các nhân vật trong bài đọc.
Cụ thể các em phải đọc phân biệt được lời của tác giả và lời của nhân vật; phân
biệt được lời của nhân vật khác. Giáo viên nên hướng dẫn như sau:
- Cho học sinh đọc bài và tìm trong bài có mấy nhân vật.
- Giáo viên giúp học sinh chỉ ra từng tính cách của từng nhân vật và xác
định giọng đọc phù hợp với từng nhân vật
- Giáo viên thực hiện đọc mẫu lời các nhân vật bằng giọng đọc của mình
(hoặc có thể gọi học sinh có năng lực đọc tốt thể hiện)
- Học sinh luyện tập nhiều lần theo hướng dẫn của giáo viên.
b. Ngoài giờ tập đọc:
- GV chú ý luyện đọc cho học sinh ở các môn học khác như: Môn Toán:
Học sinh nêu yêu cầu, tóm tắt bài toán, nêu các bước làm bài, phân tích đề bài
… đều giúp các em thể hiện tốt kĩ năng đọc thành tiếng và đọc hiểu văn bản,
Môn Tự nhiên và xã hội: Học sinh nêu và phân tích các hiện tượng tự nhiên và
xã hội, hoạt động thực tế, thực hành… cũng giúp học sinh nâng cao khả năng
đọc. Hoạt động ngoài giờ lên lớp: giáo viên hướng dẫn học sinh thuyết trình,
đóng tiểu phẩm, trao đổi nhóm… giúp các em tự tin hơn thể hiện giọng đọc của
mình một cách tốt nhất, đạt hiệu quả cao nhất.… Ngoài việc chú ý đọc đúng
chính âm, chính tả, còn hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi hợp lí, lên giọng
xuống giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm. Đọc đúng và hiểu các yêu cầu của môn
học giúp các em nắm nhanh dạng bài và làm bài tốt giúp các em phát triển tư

duy.
- Trong cuộc thi “Em luôn tự tin vào bản thân mình” do khối 3 chúng tôi
phụ trách, tôi đã tổ chức cho học sinh lớp 3A hoạt động theo quy mô lớp dựa
vào quy mô khối. Học sinh cũng đã thể hiện được các yêu cầu như: Chúng em
Tập làm MC, thể hiện năng khiếu như: hát, đọc thơ, kể chuyện; hùng biện,
thuyết trình về vấn đề bảo vệ môi trường…. góp phần làm cho học sinh thể hiện
kĩ năng nói hay, đọc tốt trước tập thể.
2.3.4. Xây dựng không khí hào hứng, say mê học tập cho học sinh bằng cách
tổ chức các trò chơi học tập trong giờ Tập đọc.
Để kích thích hứng thú luyện đọc của học sinh, giáo viên có thể tổ chức
các trò chơi học tập cho học sinh. Thông qua các trò chơi kích thích hứng thú
đọc; rèn tư duy linh hoạt; luyện tác phong nhanh nhẹn, tháo vát, tự tin; giáo dục
tư tưởng, tình cảm tốt đẹp.
11


Trò chơi học tập thường được tổ chức khi luyện đọc hoặc đọc diễn cảm
(HTL). Tuỳ thời gian và điều kiện cho phép, giáo viên lựa chọn trò chơi học tập
thích hợp để tổ chức cho học sinh tham gia. Ví dụ: Thi đọc nối tiếp từng đoạn
(theo nhóm, tổ), đọc “truyền điện” thi tìm nhanh - đọc đúng; nhìn một từ đọc cả
câu (hoặc nhìn một câu đọc cả đoạn), nghe đọc đoạn - đoán tên bài; thi đọc
truyện theo vai, thả thơ…
Dưới đây tôi xin giới thiệu một số trò chơi luyện đọc như sau:
a. Gắn đúng vào nội dung báo cáo: Cách chơi
+ GV chia bảng lớp thành 4 phần, mỗi phần gắn tiêu đề của một nội dung
( Học tập – Lao động – Các công tác khác – Đề nghị khen thưởng). GV chuẩn bị
4 băng giấy viết 4 nội dung chi tiết của từng mục.
+ Bốn học sinh dự thi. Nghe hiệu lệnh, mối em phải gắn nhanh băng chữ
thích hợp với tiêu đề trên từng phần bảng. Sau đó từng em nhìn bảng đọc kết
quả.

+ Cả lớp nhận xét, GV nhận xét, bình chọn bạn thắng cuộc là bạn gắn
đúng, nhanh, phát âm chính xác, đọc đúng giọng của người đọc báo cáo.

b. Thi đọc tiếp sức:
* Chuẩn bị: 1 đồng hồ, SGK, giáo viên dự kiến số nhóm tham gia chơi.
* Tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu, hướng dẫn cách chơi.
- Giáo viên quy định các nhóm có số lượng học sinh bằng nhau.
- Từng nhóm lên bảng đứng thành hàng ngang. Mỗi em cầm một cuốn
SGK, đã mở sẵn trong đó có bài văn sẽ thi đọc.

12


+ Giáo viên hô lệnh: “bắt đầu”, em số 1 (đầu hàng bên phải hoặc bên trái)
đọc câu thứ nhất của bài, dứt tiếng cuối cùng câu thứ nhất, em số 2 (cạnh số 1)
mới được đọc tiếp câu thứ hai…Cứ như vậy cho đến em cuối cùng của nhóm.
Nếu chưa hết bài, câu tiếp theo lại đến lượt em số 1, em số 2 đọc…cho đến hết
bài văn thì dừng lại.
+ Giáo viên tính và ghi bảng thời gian đọc của mỗi nhóm.

- Học sinh sẽ bị trừ điểm nếu đọc sai lẫn hay thừa thiếu tiếng trong câu
hoặc đọc câu sau khi người trước chưa đọc xong, đọc vượt quá một câu theo quy
định.
- Giáo viên cho từng nhóm thi đọc, tính thời gian của mỗi nhóm cho điểm
nhóm “đọc tiếp sức” mỗi câu văn đọc đúng cho một điểm, không cho điểm các
trường hợp vi phạm.
13



- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét, chọn và tuyên dương nhóm đọc tiếp sức
đúng nhất, hay nhất.
* Lưu ý: ở tiết Tập đọc một bài thơ, giáo viên nên cho học sinh đọc 2
dòng hoặc một câu lục bát. Nếu là tiết Tập đọc – Học thuộc lòng, giáo viên cho
thi
tiếp sức theo cách trên nhưng học sinh không nhìn SGK.
c. Thả thơ:
* Chuẩn bị: Giáo viên viết vào phiếu câu thơ đầu (hoặc giữa) ở mỗi khổ
thơ, hoặc 1- 2 từ đầu của mỗi câu thơ. Ví dụ bài: Cùng vui chơi (Tập đọc – Học
thuộc lòng, lớp 3). Giáo viên làm các phiếu như sau:
Phiếu 1: Ngày…………………ơi
Phiếu 2: Nắng………………………nơi
Phiếu 3: Chim……………………...lá
* Tiến hành: Giáo viến hướng dẫn cách chơi và nêu yêu cầu:
- Mỗi lượt chơi gồm 2 nhóm và số người bằng số phiếu mỗi nhóm cử
nhóm trưởng, 2 nhóm trưởng bốc thăm để giành quyền “thả thơ” trước.

- Mỗi em trong nhóm cầm 1 tờ phiếu (giữ kín). Giáo viên hô “bắt đầu”
nhóm được thả thơ trước cử 1 người thả ra một tờ phiếu cho một bạn nhóm kia.
Bạn nhận được phiếu phải đọc thuộc cả khổ thơ (hoặc câu thơ lục bát) có câu từ
ghi trên phiếu. Nếu đọc đúng được tính 1 điểm.
14


- Giáo viên tính số điểm của nhóm đọc thuộc thơ. Đổi nhóm chơi tương tự
như trên. Giáo viên tính điểm nhóm thứ 2.
- Kết thúc trò chơi: Giáo viên tuyên dương nhóm đọc tốt, điểm cao.
d. Đọc thơ truyền điện.
* Chuẩn bị: Thời điểm chơi cuối tiết Tập đọc – HTL; Hoặc tiết ôn tập
HTL. Học sinh 2 nhóm ngồi quay mặt vào nhau.

* Tiến hành:
- Giáo viên nêu tên bài thơ sẽ đọc truyền điện, nêu cách chơi.
- Hai nhóm bắt thăm (hoặc oẳn tù tì) để giành quyền đọc trước.
+ Đại diện nhóm đọc trước là (A) đọc khổ thơ đầu tiên của bài thơ rồi chỉ
định thật nhanh “truyền điện” một bạn bất kì (nhóm B). Bạn được chỉ định đọc
tiếp khổ thơ thứ 2 của bài. Nếu đọc thuộc được chỉ định một bạn nhóm (A) đọc
tiếp khổ thơ thứ 3…Cứ như vậy cho đến hết bài.
Ví dụ: Bài “Bàn tay cô giáo” (lớp 3)
HS A1: Đọc khổ thơ 1

HS B1: Đọc khổ thơ 2

15


HS A2: Đọc khổ thơ 3

16


Tiếp tục như vậy cho hết bài. Trường hợp học sinh được “truyền điện”
chưa thuộc, các bạn nhóm đối diện sẽ hô từ 1 đến 5, nếu không đọc được phải
đứng yên tại chỗ bị “điện giật” Lúc đó HS A1 chỉ tiếp HS B2…
Nhóm nào có nhiều người phải đứng bị “điện giật” là nhóm thua cuộc.
Như vậy, ta thấy tổ chức trò chơi học tập luôn luôn làm cho học sinh hào hứng,
say mê tích cực trong học tập, làm cho học sinh ham mê học hơn.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến.
* Với học sinh:
Tuy thời gian không dài, thời gian từ giữa học kì 1 đến giữa học kì 2 năm
học 2016-2017, với cách tổ chức dạy học theo các biện pháp nêu trên, hiệu quả

giờ dạy được nâng lên, bản thân đã có thêm rất nhiều kinh nghiệm và biện pháp
dạy học Tập đọc cho học sinh, ngoài việc rút ra bài học cho bản thân, tôi còn
trao đổi phương pháp này với các đồng nghiệp cùng khối và thấy được chất
lượng cũng như kết quả dạy Tập đọc nâng cao rõ rệt. Học sinh hứng thú học tập,
hoạt động tích cực hơn, các em mạnh dạn tự tin hơn khi đọc bài. Số em đọc chưa
đạt yêu cầu đã giảm đi. Số em đọc đúng, đọc diễn cảm được nâng lên rõ rệt.
+ Các lỗi về thanh: Các em: Quyền, Huy, Quang Anh đã khắc phục được
lỗi và không còn đọc sai nữa.
+ Em Tiến, Hà đã đọc đúng các nguyên âm đôi.
+ Nhiều em trong lớp ( Cường, Trường, Hằng, Quân, Hồng Anh,…) đã
vững cách ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu, đã biết nhấn giọng, lên giọng hạ giọng
những từ cần thiết.
17


+ Số học sinh đọc nhỏ, lí nhí không còn nữa, các em đã đọc to, lưu loát, rõ
ràng, chăm chỉ chịu khó đọc bài trước khi đến lớp, ngoài ra các em còn đọc hiểu
nội dung văn bản và biết cách trả lời câu hỏi.
* Với giáo viên:
Bản thân tôi, sau thời gian nghiên cứu và áp dụng sáng kiến, tôi đã thấy
được rất rõ sự thay đổi trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Tập
đọc lớp 3, cảm thấy tự tin và có niềm vui trong quá trình lên lớp hướng dẫn học
sinh luyện đọc. Ngoài kinh nghiệm luyện đọc đúng, đọc hay cho học sinh tôi
còn có thể giúp các em tự tin đọc, nói trước lớp, trước tập thể to, rõ ràng, thể
hiện được tình cảm của mình. Đặc biệt học sinh hiểu được nội dung thông báo
của bài đọc, trả lời tốt các câu hỏi và làm tốt các bài kiểm tra đọc hiểu. Bản thân
giáo viên một lần nữa thực hiện được chuyên đề “ Nói chuẩn, viết chuẩn tiếng
phổ thông trong nhà trường” như kế hoạch đã đề ra.
* Với đồng nghiệp:
Trong quá trình hoàn thành sáng kiến, tôi được đồng nghiệp trong khối trao

đổi, giúp đỡ rất nhiều. Đặc biệt, tôi cũng đã đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao
chất lượng dạy học phân môn tập đọc lớp 3 để các đồng nghiệp góp ý cũng như
áp dụng trong khối. Qua trao đổi lại tôi thấy kết quả đạt được cũng khá cao, sự
lan tỏa của sáng kiến giúp tôi vững tin hơn với đề tài mà mình đã lựa chọn. Đặc
biệt trong cuộc thi : “Em luôn tự tin vào bản thân mình” học sinh của khối 3
thực hiện rất tốt các phần thi mà ban tổ chức đưa ra, trong đó chủ yếu là cá nhân
học sinh thể hiện vấn đề nói lưu loát, rành mạch, rõ ràng trước tập thể.
Như vậy với một thời gian ngắn nhưng tôi nhận thấy những biện pháp mà tôi
đưa ra đã thu được kết quả thật khả quan: Học sinh đọc diễn cảm chiếm đa số,
học sinh đọc đúng và trôi chảy nhiều, chỉ còn lại số ít học sinh đọc đúng nhưng
tốc độ đọc chưa nhanh, với hiện pháp như trên tôi hi vọng rằng đến cuối học kì 2
của năm học thì tất cả học sinh trong lớp đều đọc tốt. Thiết nghĩ nếu giáo viên
áp dụng các biện pháp này một cách thường xuyên ở lớp thì chắc chắn chất
lượng đọc của các em được nâng lên.

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận:
Rèn đọc cho học sinh là một trong những kỹ năng hàng đầu của học Tiếng
việt trong nhà trường. Kỹ năng đọc của hoc sinh có ảnh hưởng rất lớn đến chất
lượng học tập.
Là một giáo viên tiểu học, bản thân tôi luôn tìm biện pháp, biện pháp nào hay,
tốt nhất, phù hợp nhất đối với học sinh tiểu học, qua nhiều năm giảng dạy tôi rút
ra một vài biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Tập đọc
lớp 3.
- Giáo viên chuẩn bị bài chu đáo.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc hay.
- Tích cực tổ chức thực hành luyện đọc cho học sinh.
18



- Xây dựng không khí hào hứng, say mê học tập cho học sinh bằng cách tổ chức
các trò chơi học tập trong giờ Tập đọc.
II. Kiến nghị.
* Với tổ khối chuyên môn: Cần nâng cao hơn nữa chất lượng sinh hoạt chuyên
môn, có nhiều sáng kiến về công tác dạy và học cũng như các công tác khác để
cùng nhau học tập và rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy.
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã tích góp được trong quá trình giảng
dạy phân môn Tập đọc. Xin chia sẻ và mong được sự góp ý chân thành của cấp
trên và đồng nghiệp để đề tài có tính khả thi cao hơn.
Tôi xin trân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
NHÀ TRƯỜNG

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 3 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết SKKN

Nguyễn Thị Thu Hoài

19


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:
Nguyễn Thị Thu Hoài

Chức vụ và đơn vị công tác: Trường Tiểu học Điện Biên 1 – Tp Thanh Hóa

TT
1.

Tên đề tài SKKN
Một vài kinh nghiệm nhỏ về

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
Năm học
giá xếp loại
xếp loại đánh giá xếp
(Phòng, Sở,
(A, B,
loại
Tỉnh...)
hoặc C)
Phòng
A
2008-2009

luyện kĩ năng viết chữ đẹp
2.

cho học sinh lớp 1.
Một số kinh nghiệm nâng cao Phòng

B


2011-2012

Sở

C

2012-2013

Phòng

B

2015-2016

chất lượng giảng dạy phân
3.

môn Tập đọc lớp 4,5
Một số kinh nghiệm nhằm
nâng cao chất lượng giảng

4.

dạy phân môn Tập đọc lớp 3
Một số biện pháp luyện viết
chữ đẹp cho học sinh lớp 2
qua phân môn Tập viết

20




×