SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THẠCH THÀNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM
DẠY PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC CHO HỌC SINH LỚP 4
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC
Người thực hiện:
Chức vụ:
Đơn vị công tác:
Nguyễn Thị Hạnh.
Giáo viên
Trường Tiểu học Thành Kim,
Thạch Thành, Thanh Hóa
SKKN thuộc môn: Âm nhạc.
THANH HOÁ, NĂM 2017
MỤC LỤC
Nội dung
A. Mở đầu
I. Lí do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
III. Đối tượng nghiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu
B. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
I. Cơ sở lí luận
II. Thực trạng vấn đề học Âm nhạc trường Tiểu học Thành Kim
III. Các giải pháp thực hiện
Biện pháp 1
Biện pháp 2
Biện pháp 3
IV. Kết quả đạt được.
C. Kết luận, kiến nghị.
1. Kết luận
2. Kiến nghị
Trang
1
1
2
2
2
3
3
3
5
5
14
15
16
18
18
18
A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.
Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con
người. Đặc biệt với trẻ em, Âm nhạc là nguồn sữa nuôi dưỡng tinh thần, là
phương tiện để hình thành phẩm chất đạo đức, phẩm chất trí tuệ và giáo dục
thẩm mỹ cho các em.
Hiện nay, trong trường Tiểu học Âm nhạc đã trở thành một môn học quan
trọng. Góp phần to lớn trong việc giáo dục cho học sinh cảm thụ được cái hay,
cái đẹp của cuộc sống, giúp các em phát triển về mọi mặt: “Đức - Trí - Thể Mỹ” nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Trong các môn học ở Tiểu học, Âm nhạc là một trong những môn học
mang tính giáo dục thẩm mỹ cao. Qua các bài học các em được nghe hát, nghe
nhạc, được tập hát, tập đọc nhạc và được biết một số kiến thức phổ thông về Âm
nhạc…Tất cả những điều đó tạo nên một trình độ văn hóa Âm nhạc tối thiểu, để
góp phần cùng các môn học khác giáo dục nhân cách, tư duy sắc sảo, lòng khát
khao sáng tạo, giàu tình cảm, làm cho các nội dung học tập ở trường phổ thông
có tính toàn diện, góp phần đào tạo những con người: Tích cực, tự giác, năng
động, sáng tạo…có năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
Âm nhạc là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ. Trong nhà
trường phổ thông, bắt đầu từ bậc Tiểu học. “Âm nhạc đã hình thành cho các em
những kiến thức ban đầu, đặc biệt là trang bị cho các em có một thể giới tinh
thần thoải mái hơn, giúp các em hướng tới lối sống trong sáng, lành mạnh phát
huy phẩm chất tốt đẹp và phát triển năng lực trí tuệ. Từ đó tạo cơ sở hình thành
nhân cách con người mới Việt Nam”[2].
Dạy học Âm nhạc là một công việc đòi hỏi người giáo viên phải có kỹ năng
chuyên ngành, có năng lực nghệ thuật sư phạm cao, điều đó khiến tôi luôn trăn
trở, tìm tòi, học hỏi và sáng tạo một số kỹ năng, mới lạ, hay, thể hiện rõ được
tính đổi mới trong phương pháp giáo dục trong những năm tháng đứng trên bục
giảng. Những ý tưởng đó đã đem lại hiệu quả trong các giờ học.
Thực tế qua vài năm công tác tại trường Tiểu học Thành Kim tôi thấy đổi
mới phương pháp dạy phân môn Tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 là một trong
những giải pháp hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học.
Bởi vì, đây là một phân môn rất mới mẻ đối với các em học sinh lớp 4. Chính vì
vậy, năm học 2016 – 2017 tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số kinh nghiệm
dạy phân môn Tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 nhằm nâng cao hiệu quả
giảng dạy môn Âm nhạc” với mong muốn góp phần kinh nghiệm nhỏ bé của
mình cùng các đồng chí, đồng nghiệp giáo dục học sinh thành những con người
phát triển toàn diện về “Đức - Trí - Thể - Mĩ”
1
II. Mục đích nghiên cứu.
Đưa ra một số phương pháp dạy bài Tập đọc nhạc thích hợp, sáng tạo và
đổi mới nhằm mang lại cho học sinh sự hào hứng trong học tập và tiếp thu bài
một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
III. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài này nghiên cứu nội dung các bài Tập đọc nhạc trong chương trình
Âm nhạc lóp 4 (Bậc Tiểu học hiện hành) để đưa ra các cách làm mới, phương
pháp dạy học mới giúp cho việc dạy học phân môn TĐN đạt hiệu quả cao hơn.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đặt ra, tôi
đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp xây dựng cơ sở lí thuyết.
+ Phướng pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
2
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
I. Cơ sở lí luận.
Xuất phát từ thực trạng giảng dạy môn Âm nhạc lớp 4, vấn đề dạy Tập đọc
nhạc (TĐN) cho các em nắm bắt kiến thức đọc Tập đọc nhạc, để giúp các em
học tốt và đạt hiệu quả là điều hết sức quan trọng, điều đó không chỉ phụ thuộc
vào chương trình giảng dạy phù hợp với trình độ của sách giáo khoa cung cấp
mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền thụ của mỗi thầy cô giáo chúng ta.
Hơn thế nữa còn phụ thuộc vào ý thức học tập của các em cùng với sự quan tâm
chăm sóc của gia đình và của toàn xã hội.
Như chúng ta đã biết môn “Âm nhạc là môn học mang tính nghệ thuật nó
khác hơn so với những môn học khác, nó không đòi hỏi sự chính xác một cách
tuyệt đối, mà điều quan trọng cần ở người học sự yêu thích, sự đam mê và có
năng khiếu về lĩnh vực Âm nhạc, điều này không phải học sinh nào cũng có
được. Học Âm nhạc mang đến cho các em những giây phút thư giãn thoải mái,
thông qua những giai điệu có tiết tấu sôi nổi, nhẹ nhàng, những lời ca trong
sáng, giản dị và chân thật chan chứa nhiều cảm xúc mà Âm nhạc mang đến cho
con người” [2].
Cụ thể chương trình giáo dục âm nhạc ở Trường Tiểu học có ba nội dung
xuyên suốt là: Tập hát, phát triển khả năng âm nhạc, tập đọc nhạc.
- Tập đọc nhạc: Chỉ có ở khối 4 và khối 5 song nó lại là nội dung quan
trọng phản ánh khá chính xác khả năng tiếp thu kiến thức âm nhạc của học sinh
một cách tổng quát nhất qua tập đọc nhạc giáo viên đánh giá được học sinh về:
+ Năng khiếu
+ Nhạc cảm
+ Vận động khéo léo
Tập đọc nhạc có thể coi là phân môn khó nhất trong ba phân môn trên,
phân môn này chủ yếu rèn luyện học sinh tính tích cực của cá nhân trước tập
thể.
II. Thực trạng về vấn đề học Âm nhạc ở trường Tiểu học Thành Kim.
Trường Tiểu học Thành Kim nơi tôi đang công tác là một ngôi trường trung
tâm của huyện, trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I và đang chuẩn bị tiến tới
trường chuẩn quốc gia mức độ II, là đơn vị dẫn đầu cấp Tiểu học trong huyện, là
một trường có phong trào văn hóa văn nghệ rất tốt. Các hoạt động văn hóa văn
nghệ diễn ra rất sôi nổi trong suốt nhiều năm học, qua các đợt thi đua của
trường, của huyện. Các hoạt động đó được tác động nhiều bởi môn Âm nhạc. Do
vậy, để các em học tốt, có được những thành tích trong phong trào hoạt động
ngoài giờ lên lớp và các em có hứng thú học tập môn này, tôi thiết nghĩ bản thân
phải luôn trau dồi để đưa ra phương pháp truyền đạt, thu hút, tạo hứng thú cho
3
các em với môn học. Song khó khăn hiện nay một bộ phận các em học sinh còn
xem nhẹ môn học, các em chỉ quan tâm đến môn học mà phụ huynh các em đã
định hướng cho nên một số học sinh chưa thực sự hứng thú học Âm nhạc. Vì
vậy bản thân tôi là người giáo viên trực tiếp giảng dạy Âm nhạc tôi phải từng
bước giúp các em có được sự tự tin, hứng thú với môn học.
1. Thuận lợi và khó khăn:
* Thuận lợi:
Thời gian và kinh nghiệm trong công tác giảng dạy đã hơn mười năm, bản
thân tôi cảm thấy cũng đủ vững vàng để tôi rút ra được một số kinh nghiệm
nhằm giúp học sinh học tốt phân môn tập đọc nhạc.
Học sinh tôi dạy phần đa là con em thuộc xã Thành Kim, nằm giáp với Thị
trấn Kim Tân và cũng có rất nhiều học sinh Thị trấn học tại trường Tiểu học
Thành Kim, ít nhiều các em cũng được tiếp xúc làm quen với âm nhạc trên các
phương tiện thông tin đại chúng .
Về phía nhà trường đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất như: Đàn oóc gan,
bảng phụ, bài tập đọc nhạc in sẵn, nhạc cụ gõ... Cách nhìn nhận của lãnh đạo và
giáo viên trong trường đối với bộ môn Âm nhạc cũng khác xưa rất nhiều.
Bản thân tôi được đào tạo chuyên ngành trình độ trên chuẩn, dạy đúng
chuyên môn mình đã được học.
* Khó khăn:
- Hiện nay trường vẫn còn thiếu các thiết bị hiện đại để phục vụ cho công
tác giảng dạy như: Phương tiện nghe nhìn, máy chiếu…
- Trình độ dân trí ở địa phương chưa cao, một số gia đình các em là dân
nông nghiệp, ngoài giờ lên lớp về nhà các em còn phải phụ giúp gia đình tham
gia nông nghiệp cùng với bố mẹ, một số gia đình phụ huynh khó khăn nên để
con lại cho ông bà nuôi để đi làm ăn xa. Một số gia đình bận buôn bán ít quan
tâm đến việc học tập của con em mình, một số gia đình cho đây là “môn phụ”
nên không chú trọng nhắc nhở con em học tập…
Do đặc điểm của trường Tiểu học Thành Kim như đã nêu trên nên chất
lượng học phân môn Tập đọc nhạc của một số học sinh còn chưa đạt yêu cầu.
Các em chưa có khả năng nhận biết tên nốt nhạc để đọc câu nhạc vì thế các em
thường đọc vẹt theo các bạn.
2. Kết quả thực tế về việc học phân môn tập đọc nhạc của học sinh ở
khối 4 đầu năm học 2016 - 2017 như sau:
- Trên cơ sở lý luận cùng với thời gian giảng dạy tại trường Tiểu học Thành
Kim tôi đã tìm hiểu khả năng học tập bộ môn Âm nhạc của học sinh khối 4. Qua
thực tế giờ dạy tôi nhận thấy việc tiếp thu kiến thức Âm nhạc và rất ít học sinh
tự đọc được bài TĐN đơn giản.
4
Qua khảo sát chất lượng đầu năm học 2016 – 2017 học sinh thể hiện bài
hát tương đối tốt. Đặc biệt với các em học sinh có năng khiếu thể hiện bài hát rất
xuất sắc, nhưng khi thể hiện bài TĐN đa phần các em còn lúng túng vì lý do các
em chưa xác định đúng vị trí nốt nhạc trên khuông, chưa đọc đúng cao độ trường
độ và hoàn chỉnh một bài Tập đọc nhạc.
Kết quả:
Tổng
Chưa
Hoàn Tỷ lệ
Tỷ lệ
số
Tiêu chí
hoàn
thành
(%)
(%)
HS
thành
HS nhận biết được các ký
45
46
53
54
hiệu trên khuông nhạc.
HS đọc đúng cao độ, tiết
98
40
41
58
59
tấu bài TĐN
HS đọc tốt và hoàn chỉnh
40
41
58
59
một bài TĐN.
Thực tế đó đã cho ta thấy học sinh rất thích học môn Âm nhạc các em cũng
xem đây là môn học vui chơi thoải mái, nhẹ nhàng. Song thực tế ở đây những
em học tốt là những em học sinh có năng khiếu và ham thích học môn Âm nhạc,
còn lại việc tiếp thu học TĐN ở nhiều em còn hạn chế. Chính vì vậy, tôi xin
mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm dạy phân môn Tập đọc nhạc cho học sinh
lớp 4 nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Âm nhạc
III. Các giải pháp thực hiện
Xuất phát từ thực trạng trên và từ đối tượng dạy học sinh trường Tiểu học
Thành Kim, các em tuổi còn nhỏ, hiếu động, năng khiếu lại không đồng đều,
nhận thức để học tốt môn Âm nhạc chưa cao. Tôi thấy rằng: Việc hướng dẫn cho
học sinh đọc tốt một bài TĐN là một yêu cầu khó với học sinh Tiểu học và hơn
thế nữa phân môn TĐN là rất mới mẻ đối với học sinh lớp 4. Tuy phân môn này
chiếm thời gian không nhiều bằng phân môn học hát, nhưng phần đa học sinh
không có năng khiếu lại rất ngại học và dễ bỏ qua.
Từ đầu năm học 2016- 2017 tôi đã nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy
phân môn Tập đọc nhạc lớp 4 với những giải pháp sau:
- Xác định và xây dựng phương pháp dạy Tập đọc nhạc theo chuẩn KTKN.
- Biểu dương khen thưởng, động viên khích lệ kịp thời đối với những học
sinh có những biểu hiện tiến bộ trong giờ học.
- Xây dựng môi trường thân thiện, giúp trẻ cảm thấy mỗi ngày đến trường
là một ngày vui.
* Các biện pháp để tổ chức thực hiện.
Biện pháp 1: Xác định và xây dựng phương pháp dạy Tập đọc nhạc
theo chuẩn KTKN.
5
- Căn cứ vào chuẩn kiến thức kỹ năng Bộ GD đã quy định đối với học sinh
Tiểu học và tâm lý của các em học sinh, tôi đã gợi mở dần dần để các em cảm
thấy thích thú với phân môn Tập đọc nhạc:
- Những tuần cuối ở lớp 3 các em đã được tiếp cận với các ký hiệu Âm
nhạc như: Khuông nhạc, khóa Son, với 7 nốt nhạc cũng như các hình nốt cơ bản.
Lên lớp 4 các em được tiếp cận với các bài Tập đọc nhạc đó là phân môn
mới, phân môn Tập đọc nhạc. Giáo viên cần nhắc lại cho học sinh các ký hiệu
Âm nhạc để học sinh ghi nhớ.
a. Khuông nhạc và khóa son.
- Đầu tiên giáo viên giúp học sinh nhớ lại các kiến thức về ghi chép nhạc đã
học ở lớp 3:
- Khuông nhạc gồm có mấy dòng ? Mấy khe ?
- Đầu khuông nhạc có khoá gì ? sau đó giáo viên nhắc lại để các em ghi
nhớ.
- Cho 3 học sinh thực hành kẻ khuông nhạc trên bảng và ở dưới lớp các bạn
thực hành vào vở nháp: Yêu cầu khoảng cách giữa các dòng kẻ phải đều nhau.
===================
====================
====================
=
- Trò chơi “Khuông nhạc bàn tay”[3]:
- Hướng dẫn cho học sinh nhớ: Năm ngón tay được ví như 5 dòng của
khuông nhạc để học sinh khắc sâu không bao giờ nhầm lẫn. Cho học sinh để bàn
tay trái đưa ra phía trước mặt và lần lượt đếm, dùng ngón trỏ của tay phải đặt
song song dưới ngón út tay trái tượng trưng cho dòng kẻ phụ thứ nhất:
+ Ngón út là dòng kẻ 1
+ Ngón nhẫn là dòng kẻ 2
+ Khoảng cách giữa hai ngón là khe 1
+ … Cứ thế tiếp tục cho hết 5 dòng kẻ.
- Khóa Son đặt ở đầu khuông nhạc:
+ Hướng dẫn học sinh viết khóa Son.
&==================
====================
6
====================
==
b. Tên và vị trí 7 nốt nhạc trên khuông nhạc.
* Tên nốt nhạc.
Giáo viên hỏi: Ở cuối lớp 3 các em cũng đã được làm quen với 7 nốt nhạc.
Vậy thì bây giờ bạn nào có thể nhắc lại cho cả lớp nghe nào?
Học sinh trả lời: Bảy nốt nhạc có cao độ từ thấp đến cao: Đô, rê, mi, pha,
son, la, si. Giáo viên viết lên bảng cho học sinh đọc tên từng nốt.
- Giáo viên đàn cho học sinh nghe cao độ từng nốt.
- Cho học sinh đọc đồng thanh nhiều lần theo tiếng đàn
- Để học sinh dễ ghi nhớ mà tiết học không bị nhàm chán giáo viên cho các
em chơi 1 trò chơi nho nhỏ sau: “Trò chơi mang tên Nhạc cụ cơ thể”[1]
Luật chơi: Giáo viên giới thiệu 8 động tác tương ứng với các nốt nhạc.
Đô: Gõ gót chân xuống đất.
Rê: Gõ bàn chân xuống đất.
Mi: Vỗ hai bàn tay vào đầu gối.
Pha: Vỗ hai bàn tay vào đùi.
Son: Vỗ hai bàn tay vào nhau.
La: Vỗ bàn tay phải vào cánh tay trái.
Si: Vỗ bàn tay trái vào cánh tay phải.
Đô: Giơ tay cao và búng ngón tay trỏ.
Cách chơi: Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập đúng các động tác
tương ứng với các nốt nhạc. Khi học sinh mới làm quen với trò chơi, giáo viên
đàn từng nốt nhạc chậm rãi, để các em thể hiện động tác cho phù hợp với cao
độ.
Trò chơi này có tác dụng rất hay và bổ ích là khi học sinh tập đúng các
động tác, giáo viên có thể cho các em chơi ở bất kỳ tiết học nhạc nào, có thể
chơi vào đầu tiết học để khởi động hoặc cuối tiết học.
7
- Qua trò chơi các em được vận động cơ thể rất thoải mái, vui vẻ. Ngoài ra
các em còn nhớ được tên nốt nhạc, cảm nhận được cao độ của từng nốt nhạc khi
vận động.
- Các em đã tham gia trò chơi rất nhiệt tình, em nào thực hiện cũng đúng và
chính xác. Trò chơi này đơn giản mà lại giúp các em vận động cơ thể thêm linh
hoạt, vui vẻ và giúp cho tiết học thêm sôi nổi, phong phú.
- Kết thúc trò chơi giáo viên nhận xét, khen ngợi học sinh.
* Vị trí của 7 nốt nhạc trên khuông nhạc.
- Giáo viên giới thiệu và hướng dẫn cho các em biết vị trí của từng nốt trên
khuông nhạc: Các nốt nhạc được sắp xếp trên khuông theo hướng đi lên, liền
bậc, theo thứ tự dòng rồi đến khe.
- Nốt Đô nằm ở dòng kẻ phụ thứ nhất (Giáo viên giải thích: dòng kẻ phụ
thứ nhất là dòng kẻ ngắn nằm dười dòng kẻ chính thứ nhất)
- Nốt Rê nằm dưới dòng kẻ thứ nhất
- Nốt Mi nằm ở dòng thứ nhất
- Nốt Pha nằm ở khe thứ nhất…….Sau đó cho vài học sinh mô tả lại cho
chính xác.
&======r====s====t==
==u=====v=====w=====x
=====y======!
Đô
Rê
Mi
Pha
Son
La
Si
(Đô)
- Giáo viên đàn cao độ của 7 nốt nhạc cho học sinh luyện đọc: Đô, Rê, Mi,
Pha, Son, La, Si, (Đô) Và luyện đọc qua thang âm với các bậc ổn định : Đô, Mi,
Son. Đi lên đi xuống nhằm giúp các em nắm chắc cao độ của 7 nốt nhạc.
- Giáo viên cũng nên khích lệ những em có giọng đọc tốt đứng dậy đọc bài
và các bạn còn lại lắng nghe nhằm mục đích luyện tai nghe cho tốt. Để có được
tai nghe tốt và củng cố cho các em nhớ được vị trí của 7 nốt nhạc trên khuông
nhạc mà tiết học không bị nhàm chán thì giáo viên sẽ cho các em luyện tai nghe
qua 1 trò chơi, đó là trò chơi “ Nốt nhạc gọi tên ai”[1].
Giáo viên chuẩn bị thước kẻ, khuông nhạc, các nốt nhạc được cắt bằng tấm
xốp.
GV kẻ 2 khuông nhạc lên bảng, mỗi tổ cử 7 bạn lên thực hiện trò chơi:
8
Luật chơi: Cho 2 tổ tham gia, mỗi tổ 7 em cầm 7 nốt nhạc được cầm sẵn
trên tay, tương ứng tên 7 nốt nhạc: Đô Rê Mi….Giáo viên đàn từng nốt cho học
sinh nhớ cao độ nốt nhạc của mình. Khi chơi giáo viên đàn nốt nhạc nào thì bạn
mang tên nốt nhạc đó phải lên bảng gắn đúng vị trí trên khuông nhạc.
Ví dụ: Giáo viên đàn nốt Son thì bạn mang tên nốt Son phải lên bảng gắn
tên nốt nhạc vào vị trí nốt Son và thực hiện tương tự như thế với các nốt nhạc
khác.
Kết thúc trò chơi, tổ nào thực hiện cuộc chơi tốt hơn là tổ đó chiến thắng.
Giáo viên nhận xét, đánh giá, khen ngợi những em có tai nghe tốt để bồi
dưỡng cho các em, còn những em tai nghe chưa tốt cũng nên khích lệ động viên
để các em vui vẻ và tiến bộ ở những buổi học tiếp theo.
- Từ trò chơi này các em rất hứng thú với giờ học, các em tham gia nhiệt
tình hăng hái trong các hoạt động khác. Các em cảm thấy tự tin hơn và giwof
học đạt hiệu quả cao.
c. Hình nốt nhạc.
Đối với học sinh lớp 4 chỉ nên cho học sinh ôn lại các hình nốt bằng cách
cho học sinh thực hành viết các loại hình nốt theo yêu cầu của giáo viên.
Hướng dẫn các em cách phân biệt các hình nốt dựa vào đặc điểm của từng
hình nốt:
h
q
Hình nốt trắng:
(Thân nốt nhạc để rỗng, không tô đen )
Hình nốt đen:
(Khác hình nốt trắng là tô đen thân nốt nhạc)
9
Hình nốt móc đơn:
e
(Giống hình nốt đen nhưng viết thêm 1 cái móc
vào đuôi nốt nhạc nên gọi là móc đơn “ Đơn nghĩa là 1” )
Hình nốt móc kép:
s
(Khác nốt đơn là viết 2 cái móc vào đuôi nốt nhạc
gọi là móc kép “Kép nghĩa là 2”)
Dấu lặng đen:
Q
Dấu lặng đơn:
I
d. Gọi tên các nốt nhạc trên khuông nhạc.
Khi các em đã biết được tên nốt nhạc và hình nốt nhạc thì việc gọi tên các
nốt nhạc trên khuông nhạc là chuyện dễ dàng đối với các em.
- Giáo viên kẻ khuông nhạc lên bảng rồi gọi các tên nốt, ví dụ: Đô đen, Rê
trắng, Mi đen, Son móc đơn, La trắng, Si móc đơn, dấu lặng đen…
- Giáo viên hướng dẫn nốt Đô đen: Trước tiên ta hãy tìm vị trí nốt Đô sau
đó ta ghi hình nốt đen vào là ta sẽ có nốt Đô đen, tương tự như thế các tên nốt
còn lại các em sẽ hiểu và thực hiện.
&==R========c=======
=T========F========g=
=======H========:====.
Đô đen Rê trắng Mi đen Son móc đơn La trắng Si móc đơn Dấu lặng đen.
Khi các em đã biết cách gọi tên nốt nhạc trên khuông nhạc rồi thì giáo viên
sẽ cho các em chơi trò chơi “ Ai nhanh – Ai đúng” để các em nắm vững hơn về
cách gọi tên nốt nhạc trên khuông nhạc. Giáo viên cũng cho 2 bài tập rồi yêu cầu
2 nhóm học sinh mỗi nhóm 5 bạn tham gia chơi trò chơi viết vào khuông nhạc
trên bảng.
Luật chơi: Cho 2 nhóm tham gia, mỗi nhóm 5 em, thời gian dành cho cuộc
chơi là 1 phút, nhóm nào viết nhanh, viết đúng, đẹp thì nhóm đó thắng cuộc.
GV hỏi: 2 nhóm đã sẵn sàng chưa?
HS trả lời: Sẵn sàng ạ!
GV hô: Vậy thì chúng ta cùng đếm ngược 5! 4! 3! 2! 1! Bắt đầu!
Nhóm 1: Viết các nốt Đô trắng, Rê đen, Son móc đơn, Si đen, La trắng.
=&==================
====================
10
====================
===.
Nhóm 2: Viết các nốt Pha đen, Mi trắng, La móc đơn, Son đen, Rê trắng.
=&==================
====================
====================
===.
- Thời gian 1 phút đã hết: Giáo viên cho học sinh kiểm tra nhận xét các bạn
thực hiện trên bảng.
- Các em thực hiện trò chơi rất hăng hái và tích cực, 2 nhóm đã thực hiện
rất xuất sắc, các em ngồi dưới cũng rất hào hứng và biết cách viết nốt nhạc trên
khuông nhạc.
- Giáo viên nhận xét khen ngợi các em tham gia trò chơi nhiệt tình, hăng
hái, chính xác…
- Giáo viên thưởng cho 2 nhóm 1 tràng pháo tay.
e. Giá trị độ ngân của các nốt nhạc và nhịp
@
* Giới thiệu về giá trị độ ngân của các hình nốt:
11
h
q q
q e e
Q
q
E= e
=
ú
+
=
+
=
- Giáo viên giới thiệu giá trị độ ngân của các hình nốt cho học sinh ghi nhớ,
rồi kiểm tra lại các em bằng trò chơi Tính nhanh
- Luật chơi: Hai bàn quay lại với nhau, bàn một thảo luận đưa ra câu hỏi
cho một bạn đọc đố, bàn đối diện nhanh chóng thảo luận cử một bạn trả lời.
Nếu trả lời đúng được quyền ra câu hỏi cho bàn một, nếu trả lời sai thì bị trả lời
câu hỏi tiếp theo:
VD: Bàn 1 hỏi: Nốt trắng ngân dài bằng mấy nốt đen
Bàn 2 trả lời: Nốt trắng ngân dài bằng hai nốt đen
Bàn ...........................................................
* Nhịp
@
Giáo viên nêu rõ: Nhịp
tương ứng với 1 nốt đen.
@
gồm có 2 phách trong 1 ô nhịp, mỗi phách
Giáo viên cho các em thực hành bài tập đếm nhịp
@
q q
@
e e q
\
@
h\ q q
\
h
±
\
\
e e e e
h±
Giáo viên hỏi: Trong ô nhịp đầu là 2 nốt đen như vậy ô nhịp này có đúng 2
phách không?
Học sinh trả lời: Đúng ạ!
12
Giáo viên hỏi: Vậy ô nhịp thứ hai có một nốt trắng thì nó có bằng 2 phách
không? Vì sao?
Học sinh trả lời: Trong ô nhịp thứ 2 có một nốt trắng, mà một nốt trắng
bằng 2 nốt đen nên nó cũng đúng 2 phách…
Tương tự như thế giáo viên hỏi để học sinh trả lời bài tập tiết tấu này, học
@.
sinh sẽ nắm vững giá trị các nốt nhạc và nhịp
g. Các bước thực hiện một bài Tập đọc nhạc.
Khi học sinh đã nắm được tất cả các yêu cầu ở trên thì đọc một bài tập đọc
nhạc không phải là vấn đề khó. Giáo viên thực hiện lần lượt các bước sau:
* Giới thiệu bài tập đọc nhạc.
Giáo viên treo bảng phụ bài TĐN số 7: Đồng lúa bên sông. Cho học sinh
quan sát.
TĐN SỐ 7: Đồng lúa bên sông
&=2=R===D====C==
=!===b===!
===T====F====G===!
==f==!
Mùa
lúa
chín
vàng,
đàn
chim hót
vang.
&==V===G====F====!
====T===F===D===!
===S====D====C==!
==b===.
Trong nắng mai
hồng có tiếng
ai
hát
trên
đồng.
GV hỏi: Bài TĐN này viết ở nhịp mấy, trong bài có những nốt nhạc gì?
@
HS trả lời: Bài TĐN này viết ở nhịp
, trong bài có những nốt nhạc: Đô,
Rê, Mi, Son, La.
* Luyện tập cao độ.
Khi đã tìm được tên nốt trong bài TĐN giáo viên cho các em luyện tập cao
độ.
13
&========r========s=
======t=======v======
==w=======.
Giáo viên đệm đàn các âm trên để học sinh cảm nhận được âm thanh cao
thấp khác nhau có trong bài và ghi nhớ, học sinh đọc các nốt theo hướng đi lên,
đi xuống, rồi đọc trục âm: Đô - Mi - Son; Son - Mi - Đô:
- Cho các em luyện cao độ của các nốt nhạc không chỉ giúp các em khởi
động giọng mà còn giúp các em nhớ vị trí các nốt trên khuông và cảm nhận cao
độ từng nốt so với nhau.
* Luyện tập tiết tấu.
Khi học sinh đọc cao độ xong, giáo viên tiếp tục cho học sinh quan sát bài
TĐN số 7: Đồng lúa bên sông và hỏi học sinh.
Bài TĐN này có những hình nốt gì?
HS trả lời: Hình nốt đen, hình nốt trắng, hình nốt móc đơn.
Giáo viên cho học sinh đọc hình nốt của dòng thứ nhất trong bài Tập đọc
nhạc đồng thời giáo viên cho xuất hiện bài tập tiết tấu để học sinh quan sát và
đọc nhẩm:
@q e e
e
\h
\
h
\
q e
\\
Vỗ tay:
X X
XX
X X
XX
Đọc:
Đen đơn đơn
trắng
đen đơn đơn
trắng
Hoặc là: Tùng rinh rinh
tùng
tùng rinh rinh
tùng
Sau khi học sinh đọc chuẩn tiết tấu, giáo viên cho các em đọc tiết tấu kết
hợp vỗ tay theo phách. Giáo viên có thể cho cả lớp, từng tổ thực hiện, hoặc cá
nhân thực hiện.
- Việc luyện tập tiết tấu nhằm mục đích để học sinh nắm được tiết tấu chủ
đạo của bài TĐN.
* Tập đọc tên nốt kết hợp với hình nốt.
Ví dụ: Đô đen, Mi móc đơn, Rê móc đơn…
* Tập đọc từng câu nhạc chưa ghép tiết tấu.
- Giáo viên đàn từng nốt cho học sinh nghe kết hợp với mắt nhìn vào bài để
xướng âm cao độ của từng nốt.
- Đây là bước đệm rất quan trọng để học sinh vừa đọc đúng tên nốt, vừa
chính xác cao độ và giúp các em đọc câu nhạc tốt hơn.
14
* Tập đọc từng câu nhạc.
- Sau khi học sinh đã đọc tốt cao độ và tiết tấu của bài TĐN giáo viên cho
các em đọc vào bài từng câu chậm. Giáo viên cho từng tổ, nhóm, cá nhân đọc để
nghe cao độ đã đúng chưa và cho học sinh nghe bằng tiếng đàn để học sinh so
sánh.
- Khi các em đã thực hiện đúng cao độ giáo viên cho các em ghép cao độ
với tiết tấu từng câu.
- Cho các em đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách
- Cho cả lớp đọc, từng tổ đọc, cá nhân đọc.
* Đọc nhạc và ghép lời.
Sau khi học sinh đọc đúng cao độ, trường độ của bài TĐN giáo viên cho
các em ghép lời ca với giai điệu. Cho học sinh tự ghép khoảng 2 phút, sau đó
giáo viên đệm đàn cho học sinh thực hành bằng cách một tổ đọc nhạc một tổ hát
lời ca cùng lúc và ngược lại. Với cách hướng dẫn như vậy các em rất dễ tiếp thu
và ghép lời ca rất tốt.
* Luyện tập.
- Giáo viên cho cả lớp, tổ, cá nhân luyện tập nhiều lần.
* Củng cố bài học.
Giáo viên sẽ che đi một số nốt nhạc trong bài TĐN số 7 - Đồng lúa bên
sông và mời một số em lên điền vào chỗ trống những nốt nhạc còn thiếu trong
bài tập đọc nhạc.
TĐN SỐ 7: Đồng lúa bên sông
&=2=R========C==
=!===b===!
15
===T====F======!
==f==!
Mùa
lúa
chín
vàng,
đàn
chim hót
vang.
&==V===G=========!
====T===F=======!
===S====D=======!
==b===.
Trong nắng mai
hồng có tiếng
ai
hát
trên
đồng.
Đây cũng được xem một trò chơi và cũng là cách mà tôi thường xuyên
kiểm tra sau mỗi bài tập đọc nhạc. Các em tỏ ra rất hào hứng và tiết học đạt hiệu
quả rất tốt.
Biện pháp 2: Biểu dương khen thưởng, động viên khích lệ kịp thời đối
với những học sinh có những biểu hiện tiến bộ trong giờ học.
Cuối cùng là việc đánh giá, đây là giai đoạn động viên khích lệ các em học
tập. Thông thường trong dạy học, ta thường khen thưởng, biểu dương những học
sinh học tốt, có năng khiếu mà quên đi các em học kém, không có năng khiếu.
Đối với tôi, để học sinh không có năng khiếu có hứng thú với giờ Âm nhạc
chúng ta phải thường xuyên quan tâm, động viên, khích lệ kịp thời mỗi khi các
em có biểu hiện tiến bộ dù chỉ là tiến bộ nhỏ trong học tập…Lời khen có tác
động rất lớn tới ý thức, tinh thần học tập của các em. Các em thấy vui và yêu
thích môn học hơn.
Ví dụ: Bạn Phương Anh, bạn Trang, bạn Na…hôm nay đọc bài rất tốt,
chuẩn xác về cao độ và trường độ bài TĐN, cả lớp khen các bạn ấy nào!
Nhưng bên cạnh đó vẫn còn có một số bạn đọc đúng tên nốt nhạc, nhưng
chưa đúng cao độ, giáo viên cũng nên động viên các em.
Ví dụ: Hôm nay bạn Vũ, bạn Phong, bạn Nga … đọc bài TĐN đã đúng tên
nốt, đúng tiết tấu của bài Tập đọc nhạc. Như vậy các bạn cũng đã nắm được vị
trí các nốt trên khuông nhạc. Tuy nhiên về cao độ vẫn còn một số chỗ chưa
chính xác, nhưng cô tin rằng các em sẽ tiến bộ và khắc phục được ở những tiết
học sau.
Vì sự tiến bộ của các bạn, cả lớp chúng ta hay dành tặng cho các bạn ấy
một tràng pháo tay nào!
Để đưa cảm hứng Âm nhạc đến với trẻ thì phải đến với trẻ bằng cả trái tim
của một người me, không hạn chế khen ngợi trẻ, bởi vì theo tôi không có năng
khiếu không có nghĩa là ảnh hưởng đến nhân cách của các em. Hãy chắp cho
16
đứa trẻ đôi cánh, hãy cho các em niềm tin, cho các em hy vọng để các em cố
gắng.
Biện pháp 3: Xây dựng môi trường thân thiện, giúp trẻ cảm thấy mỗi
ngày đến trường là một ngày vui.
- Xây dựng môi trường thân thiện cho học sinh là quyết định không nhỏ đối
với việc tiếp thu bài của mỗi học sinh. Nên sắp xếp phòng học nhạc thật “ấn
tượng”.
Ngoài ảnh Bác Hồ, khẩu hiệu, bàn ghế…giáo viên trưng bày thêm hoa,
tranh ảnh phục vụ bài học, sản phẩm học sinh tự làm. Hãy bước vào lớp với nụ
cười thân thiện. Hãy nhìn vào ánh mắt của từng em để hiểu được tâm trạng của
các em, vui thì chia vui, buồn thì động viên an ủi.
Giáo viên sử dụng các khoảng trống trên các bức tường của lớp để trưng bày
tranh ảnh liên quan đến bài học, những bài hát về mái trường, thầy cô, bạn bè…
Trong tuần nhà trường dành 1 buổi chiều thứ 6 cho các em sinh hoạt ngoại
khóa, tôi đã giúp các em có 1 buổi sinh hoạt bổ ích. Cô trò đã cùng nhau tập hát,
tập múa những bài hát ngoài chương trình sách giáo khoa như các ca khúc về
Đảng, Bác Hồ, quê hương, Đội TNTP Hồ Chí Minh, để mỗi khi vào ngày lễ của
nhà trường, của xã, của phòng Giáo dục… Các em được thể hiện trước quan
khách và nhiều người.
Trong năm học 2016 – 2017 dưới sự chỉ đạo của phòng GD & ĐT và Ban
giám hiệu nhà trường, trường Tiểu học Thành Kim đã thể hiện rất thành công
chương trình mô hình điểm cho học sinh tập khiêu vũ điệu Cha cha cha và đã tổ
chức tốt cuộc thi khiêu vũ chào mừng “Ngày giải phóng Miền Nam 30/4, Quốc
tế lao động 1/5”. Đây là 1 hoạt động mới mẻ và cũng là mô hình đầu tiên của
toàn huyện.
Hoạt động này các em rất thích thú và tham gia rất nhiệt tình, hăng hái.
Đặc biệt là vào dịp hội thi văn nghệ, học sinh tất cả các lớp rất hào hứng.
Hoạt động này cũng được nhà trường và các cấp rất quan tâm và ủng hộ. Bản
thân các em có thêm sự tự tin, tự hào về bản thân.
IV. Kết quả đạt được.
Nắm được tính đặc thù của môn học tôi đã nghiên cứu “Kinh nghiệm dạy
phân môn Tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 nhằm nâng cao hiệu quả giảng
dạy môn Âm nhạc” nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Qua một
thời gian áp dụng thực tế vào trong các giờ học Âm nhạc, học sinh rất phấn khởi
và yêu thích giờ học Âm nhạc hơn. Các em mạnh dạn và tự tin hơn mỗi khi thể
hiện bài hát trước lớp. Điều đặc biệt, các em đọc nhạc rất lưu loát, xác định vị trí
nốt nhạc nhanh. Mỗi khi đến giờ TĐN các em rất tự tin và hào hứng. Từ đấy tôi
nhận thấy rõ ý thức học tập của các em, đặc biệt là những em học sinh không có
năng khiếu âm nhạc. Giờ học Âm nhạc đã đem lại cho các em lòng tự tin, sự
17
hứng thú và mạnh dạn hơn trong học tập, tình cảm cô trò ngày càng thêm gắn
bó.
Với sự nỗ lực và cố gắng của bản thân cùng sự ủng hộ của Ban giám hiệu
nhà trường, tổ chuyên môn và các em học sinh, những giờ dạy của tôi giờ đây đã
rất thành công và đem lại hiệu quả rất đáng mừng.
Cụ thể:
Kết quả kiểm tra việc dạy phân môn TĐN của học sinh khối 4 ở giữa học
kỳ 2 năm học 2016 - 2017 đã đạt kết quả như sau:
Tổng
số
HS
Tiêu chí
98
HS nhận biết được các
ký hiệu trên khuông
nhạc.
HS đọc đúng cao độ,
tiết tấu bài TĐN
HS đọc tốt và hoàn
chỉnh một bài TĐN.
Hoàn
Chưa
Tỷ lệ Hoàn Tỷ lệ
thành
hoàn
(%) thành (%)
tốt
thành
Tỷ lệ
(%)
70
72,4
28
28,6
0
0
70
72,4
28
28,6
0
0
68
69,4
30
30,6
0
0
Tóm lại, sau khi học bài tập đọc nhạc các em tiếp thu tốt, thực hiện đúng
quy trình của bài tập đọc nhạc kết quả giữa học kỳ 2 số học sinh xếp loại chưa
hoàn thành không còn nữa. Học sinh hoàn thành tốt và hoàn thành tăng lên rõ
rệt. 100% các em học sinh khối 4 đều hoàn thành chương trình, tất cả các em
đều yêu thích bộ môn Âm nhạc.
Từ sự phấn đấu, nỗ lực của bản thân, năm học 2016 – 2017 tôi đã đạt danh
hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.
Ngoài việc giúp cho học sinh đọc tốt bài TĐN cái được lớn hơn của tôi đó
là: Tôi có những giờ lên lớp nhẹ nhàng, hiệu quả, học sinh tiếp thu những bài
Tập đọc nhạc rất nhanh. Tôi đã lôi cuốn được những học sinh còn chậm tiến bộ
hoà mình vào cùng tập thể lớp qua những trò chơi tổ nhóm, giúp các em thấy tự
tin hơn trong mắt thầy cô, bạn bè. Từ đó các em có ý thức, trách nhiệm trước tập
thể. Tôi có thời gian để kiểm tra đọc cá nhân, tổ chức các trò chơi tập thể để vừa
khắc sâu kiến thức bài học, vừa tạo không khí vui cho giờ học nhạc, tạo thoải
mái cho học sinh học tập ở những giờ học khác được tốt hơn. Các hoạt động
phong trào văn hóa văn nghệ trong và ngoài nhà trường nhiều năm gần đây diễn
ra sôi nổi, đội văn nghệ của lớp, của trường hoạt động có hiệu quả. Đội văn nghệ
của nhà trường luôn được mời biểu diễn chào mừng các sự kiện cho địa phương,
cho phòng Giáo dục, cho huyện nhà. Các cuộc thi do các cấp tổ chức, nhà
trường luôn có những tiết mục xuất sắc. Cụ thể, trong năm học 2015 – 2016 cô
18
và trò tham gia “Liên hoan kể chuyện, tiếng hát giáo viên - học sinh” cấp huyện
đạt giải nhất toàn đoàn.
Từ những việc làm cụ thể nêu trên và kết quả đạt được của năm học 20162017 bản thân tôi đã dạy với cả lương tâm trách nhiệm, với cả bầu nhiệt huyết
nghề nghiệp mới thu được kết quả đáng mừng như vậy. Tôi sẽ tiếp tục vận dụng
các biện pháp trên và tìm tòi thêm nhiều biện pháp khác để tiếp tục thành công
trong các năm học tiếp theo.
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. Kết luận.
“Âm nhạc luôn mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người, xua tan
bao nỗi nhọc nhằn trong cuộc sống, nó như một luồng khí trong lành mỗi khi
nghe ai đó cất lên lời ca tiếng hát”[1]. Âm nhạc đến với tuổi thơ như nâng bước
các em vui bước đến trường, động viên các em trong học tập, phấn đấu và rèn
luyện, giáo dục các em lòng tự hào, niềm kính yêu Bác Hồ, yêu Đảng, yêu quê
hương, Tổ quốc, yêu gia đình qua những bài hát các em đã được học. “Lớp lớp
tuổi thơ đã được nuôi lớn tâm hồn trong những bài ca và trưởng thành cùng đất
nước, cùng dân tộc”[2]. Cũng thông qua bộ môn này giáo viên có thể phát triển
những em học sinh có năng khiếu, hướng cho các em nuôi dưỡng ước mơ, nếu
thật sự học nhạc là niềm đam mê các em theo đuổi, là ước mơ cho tương lai của
các em. “Chắc chắn trong hành trang ấy có cả những bài ca đã và đang gắn bó,
đang vang vọng mãi cùng với tuổi thơ”[1]. Xuất phát từ ý nghĩa trên cho nên
trong quá trình giảng dạy bản thân tôi đã rất kiên trì, bền bỉ để hướng dẫn học
sinh theo một quá trình nhất định. Tôi đã tìm ra những phương pháp dạy phù
hợp với từng đối tượng học sinh. Qua thực tế giảng dạy tại trường Tiểu học
Thành Kim, tôi nhận thấy việc nghiên cứu “Kinh nghiệm dạy phân môn Tập
đọc nhạc cho học sinh lớp 4 nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Âm
nhạc” đã đạt hiệu quả rất cao.
Từ cách dạy của tôi trong các tiết học trên đã rút ra được bài học như sau:
1. Muốn học sinh nắm được vị trí nốt trên khuông, ở mỗi tiết học phân môn
TĐN nên dành 3 phút cho học sinh nói tên nốt.
19
2. Để giờ học thêm sôi nổi nên kết hợp các trò chơi.
3. Nên kiểm tra tập đọc nhạc bằng cách cho đọc cá nhân nhiều.
4. Đặc biệt quan tâm đến những học sinh chậm tiến bộ, học sinh không có
năng khiếu, hướng các em tham gia vào các trò chơi tập thể để các em cảm thấy
tự tin hơn.
5. Luôn dành nhiều lời khen ngợi mỗi khi các em có biểu hiện tiến bộ trong
học tập.
Trên đây là một vài kinh nghiệm tôi đã rút ra qua quá trình giảng dạy trong
nhà trường, nhằm giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn Tập đọc nhạc. Tôi mạnh
dạn đưa ra những phương pháp này để trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp xa gần
và cũng rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung thêm để cùng trao
đổi học hỏi lẫn nhau, cùng hướng tới mục tiêu là dạy tốt, học tốt, đào tạo những
thế hệ học trò có ích cho xã hội.
II. Kiến nghị.
Đề nghị Nhà trường và ngành Giáo dục cần quan tâm hơn nữa đến các vấn
đề sau:
- Tiếp tục bổ sung đồ dùng học tập, đồ dùng giảng dạy của bộ môn đáp ứng
nhu cầu học tập và phát triển của xã hội như: Ảnh về tác giả của các bài hát
trong chương trình Âm nhạc Tiểu học, tranh minh họa cho từng bài hát, tranh
minh họa cho các câu truyện âm nhạc.
- Tăng cường chỉ đạo công tác phong trào văn hóa văn nghệ hơn nữa, tạo cơ
hội để các em có thêm điều kiện giao lưu, học hỏi, thể hiện mình trong lĩnh vực
nghệ thuật.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Thạch Thành, ngày 10 tháng 4 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác
Người viết sáng kiến
Nguyễn Thị Hạnh
20
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguồn internet
[2]. Phương pháp dạy học Âm nhạc – Tập 1 của tác giả Nguyễn Hải Phượng,
Nhà xuất bản Giáo dục năm 2006.
[3]. Nghệ thuật 3 (Sách giáo viên) của nhóm tác giả Hoàng Long, Hoàng Lân,
Hàn Ngọc Bích, Lê Đức Sang. Nhà xuất bản Giáo dục năm 2004
22