Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

ĐỀ THI THỬ tốt NGHIỆP THPT môn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.59 KB, 12 trang )

HỌC,HỌC NỮA,HỌC MÃI !!!
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA – Đề 1
MÔN HÓA HỌC (Thời gian làm bài: 90 phút)
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S =
32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.
Câu 1: Polime nào sau đây được dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas?
A. Poli(vinyl clorua).
B. Polietilen.
C. Poli(metylmetacrylat).
D. Poliacrilonitrin.
Câu 2: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp M gồm tetrapeptit X và pentapeptit Y (đều mạch hở) bằng dung dịch
KOH vừa đủ, rồi cô cạn cẩn thận thì thu được (m + 11,42) gam hỗn hợp muối khan của Val và Ala. Đốt cháy hoàn
toàn muối sinh ra bằng một lượng oxi vừa đủ thu được K2CO3; 2,464 lít N2 (đktc) và 50,96 gam hỗn hợp gồm CO2
và H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp M có thể là
A. 55,24%.
B. 54,54%.
C. 45,98%.
D. 64,59%.
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol hỗn hợp X gồm ba ancol, cần dùng vừa đủ V lít O2, thu được H2O và 12,32 lít
CO2. Mặt khác, cho 0,5 mol X trên tác dụng hết với Na, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 12,32 lít
H2. Các thể tích khí đều đo ở đktc. Giá trị của V gần nhất với
A. 12,31.
B. 15,11.
C. 17,91.
D. 8,95.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Nhôm không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, nguội.
B. Nhôm có tính dẫn điện và dẫn nhiệt lớn hơn tính dẫn điện và dẫn nhiệt của sắt.
C. Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất từ quặng boxit.
D. Nhôm có cấu tạo kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện.
Câu 5: Cho dãy các chất sau: C2 H2, C6 H5OH (phenol), C2H5OH, HCOOH, CH3CHO, CH3COCH3, C2H4. Khẳng định


nào sau đây là đúng khi nói về các chất trong dãy trên?
A. Có 2 chất có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
B. Có 3 chất có khả năng tác dụng với dung dịch NaOH.
C. Có 4 chất có khả năng làm mất màu nước brom.
D. Có 6 chất có khả năng phản ứng với H2 (xúc tác Ni, nung
nóng). Câu 6: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Nung hỗn hợp gồm Fe và NaNO3 trong khí trơ.
(2) Cho luồng khí H2 đi qua bột CuO nung nóng.
(3) Đốt dây Al trong bình kín chứa đầy khí CO2.
(4) Nhúng dây Ag vào dung dịch HNO3 loãng.
(5) Nung hỗn hợp bột gồm CuO và Al trong khí trơ.
Số thí nghiệm có thể xảy ra phản ứng oxi hóa kim loại là
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 5.
Câu 7: Hỗn hợp M gồm axit cacboxylic X, ancol Y (đều đơn chức) và este Z được tạo ra từ X và Y (trong M, oxi
chiếm 43,795% về khối lượng). Cho 10,96 gam M tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 10%, tạo ra 9,4
gam muối. Công thức của X và Y lần lượt là
A. CH2=CHCOOH và C2 H5OH.
B. CH2=CHCOOH và CH3OH.
C. C2 H5COOH và CH3OH.
D.CH3COOHvàC2 H5OH.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Có thể phân biệt mantozơ và saccarozơ bằng dung dịch AgNO 3 trong NH3, đunnóng.
B. Glucozơ và mantozơ đều bị khử bởi H2 (xúc tác Ni, nung nóng).
C. Dung dịch saccarozơ tác dụng với Cu(OH)2 trong NaOH khi đun nóng cho kết tủa Cu2O.
D. Fructozơ không làm mất màu nước brom.
Câu 9: Hỗn hợp M gồm CH3CH2OH, CH2=CHCH2 OH, CH3COOH, CH2=CHCOOH, HCOOCH3. Đốt cháy hoàn
toàn m gam M cần dùng vừa đủ 0,4 mol O2, thu được 0,35 mol CO2 và 0,35 mol H2O. Mặt khác, cho m gam M trên

tác dụng vừa đủ với 50 gam dung dịch Ba(OH)2 nồng độ x%. Giá trị của x là
A. 68,40.
B. 17,10.
C. 34,20.
D. 8,55.
Câu 10: Nhiệt phân Fe(NO3)2 trong môi trường khí trơ. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được sản phẩm gồm
A. FeO, NO2, O2.
B. Fe2O3, NO2, O2.
C. Fe3O4, NO2, O2.
D. Fe, NO2, O2.
Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 9,75 gam Zn trong lượng dư dung dịch HNO3 đặc, nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn thu được dung dịch X và V lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của V là
A.4,48.

B. 2,24.

C. 3,36.

D. 6,72.


HỌC,HỌC NỮA,HỌC MÃI !!!
Câu 12: Cho phản ứng hóa học: FeS + H 2SO 4đặc 
 Fe (SO
) 4 3+ SO 2+ H O 2
2
Sau khi cân bằngphảnứnghoá học trên với hệ số của các chất là những số nguyên dương, tối giản thì tổnghệ số của H2SO4 và
FeS là
A. 12.
B. 10.

C. 14.
D. 16.
Câu 13: Etyl axetat không tác dụng với
A. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng).
B. H2 (xúc tác Ni, nung nóng).
C. dung dịch Ba(OH)2 (đunnóng).
D. O2, t0.
Câu 14: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ chất rắn X như sau:
t0

Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây?
t0

A. 2KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2

t0

B. NH4Cl  NH3 + HCl

t0

C. BaSO3  BaO + SO2
D. CaC2 + 2H2O  Ca(OH)2 + C2H2
Câu 15: X, Y, Z là ba axit cacboxylic đơn chức cùng dãy đồng đẳng (MX < MY < MZ ), T là este tạo bởi X, Y, Z với
một ancol no, ba chức, mạch hở E. Đốt cháy hoàn toàn 26,6 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T (trong đó Y và Z có
cùng số mol) bằng lượng vừa đủ khí O2, thu được 22,4 lít CO2 (đktc) và 16,2 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 26,6
gam M với lượng dư dung dịch AgNO 3/NH3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 21,6 gam Ag. Mặt
khác, cho 13,3 gam M phản ứng hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dịch N. Cô cạn dung
dịch N thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với
A. 38,04.

B. 24,74.
C. 16,74.
D. 25,10.
Câu 16: Hợp chất nào sau đây là loại hợp chất hữu cơ tạp chức?
A. HCOOH.
B. H2NCH2COOH.
C. HOCH2CH2OH.
D.CH3CHO.
Câu 17: Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch NaOH?
A. CH3COOH.
B. C2 H5NH3Cl.
C. C2H4.
D. C6H5OH (phenol).
Câu 18: Hỗn hợp X gồm axit oxalic, axit axetic, axit acrylic và axit malonic (HOOCCH 2 COOH). Cho 0,25 mol X
phản ứng hết với lượng dư dung dịch NaHCO3, thu được 0,4 mol CO2. Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol X trên cần
dùng vừa đủ 0,4 mol O2, thu được CO2 và 7,2 gam H2O. Phần trăm khối lượng của axit oxalic trong X là
A. 21,63%.
B. 43,27%.
C. 56,73%.
D. 64,90%.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Vinyl axetat không làm mất màu dung dịch brom.
B. Metyl fomat không tạo liên kết hiđro với nước.
C. Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước thì có tác dụng làm sạch các chất bẩn bám trên các vật rắn
bằng phản ứng hóa học với các chất đó.
D. Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hòa tan trong nước, nhưng hòa tan trong các dung
môi hữu cơ không phân cực.
Câu 20: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X là 3s23p1. Vị trí (chu kì,
nhóm) của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
A. chu kì 3, nhóm IIIB.

B. chu kì 3, nhóm IA.
C. chu kì 4, nhóm IB.
D. chu kì 3, nhóm IIIA.
Câu 21: Hấp thụ hoàn toàn 11,2 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol Ca(OH)2; y mol NaOH và x mol KOH. Sau
khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa 32,3 gam muối (không có kiềm dư) và 15 gam kết tủa.
Bỏ qua sự thủy phân của các ion, tỉ lệ x : y có thể là
A. 2 : 3.
B. 8 : 3.
C. 49 : 33.
D. 4 : 1.
Câu 22: Cho cân bằng hóa học sau (xảy ra trong bình kín dung tích không đổi):
PCl3 (k) + Cl2 (k); ∆H > 0
PCl5 (k) ↔

Trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ của hệ phản ứng; (2) thêm một lượng khí Cl2; (3) thêm một lượng khí PCl5;
(4) tăng áp suất chung của hệ phản ứng; (5) dùng chất xúc tác. Những yếu tố nào đều làm cân bằng chuyển dịch
theo chiều thuận (giữ nguyên các yếu tố khác)?
A. (2), (4), (5).
B. (1), (3), (4).
C. (1), (3).
D. (1), (3), (5).
Câu 23: Một học sinh nghiên cứu dung dịch X và thu được kết quả như sau: Dung dịch X tác dụng được với dung
dịch Ba(OH)2, sinh ra kết tủa trắng. Khi cho dung dịch X tác dụng với dung dịch HCl, sinh ra khí không làm mất màu
dung dịch KMnO4. Dung dịch X tác dụng với dung dịch natri panmitat, sinh ra kết tủa. Vậy dung dịch X là dung dịch nào
sau đây?
A. Dung dịch NaHSO3.
B. Dung dịch NaHCO3.
C. Dung dịch Ca(HSO3)2.
D. Dung dịch Ca(HCO3)2.
Câu 24: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. N-Metylanilin là một amin thơm.


HỌC,HỌC NỮA,HỌC MÃI !!!
B. Metylamin phản ứng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường, sinh ra bọt khí.
C. Muối metylamoni clorua không tan trong nước.
D. Khi cho anilin phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với lượng dư dung
dịch NaOH lại thu được anilin.
Câu 25: Cho phản ứng hóa học: Br2 + 5Cl2 + 6H2O ↔ 2HBrO3 + 10HCl
Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng?
A. Br2 là chất oxi hóa, Cl2 là chất khử.
B. Br2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử.
C. Br2 là chất khử, Cl2 là chất oxi hóa.
D. Cl2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử.
Câu 26: Chất nào sau đây không có phản ứng tráng bạc?
A. CH2=CHCHO.
B. CH3COCH3.
C. CH3CHO.
D. C6H12O6 (fructozơ).
Câu 27: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trùng ngưng caprolactam thu được tơ capron.
B. Peptit, tinh bột, xenlulozơ và tơ lapsan đều bị thủy phân trong dung dịch NaOH loãng, đun nóng.
C. Anilin và phenol đều làm mất màu nước brom ở nhiệt độ thường.
D. Các ancol đa chức đều phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
Câu 28: Cho 2,13 gam P2O5 tác dụng với 80 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu
được dung dịch X chứa m gam muối. Bỏ qua sự thủy phân của các ion, giá trị của m là
A. 4,70.
B. 4,48.
C. 2,46.
D. 4,37.

Câu 29: Ở dạng lỏng, phenol và ancol benzylic đều phản ứng với
A. dung dịch NaCl.
B. dung dịch NaHCO3.
C. dung dịch NaOH.
D. kim loại Na.
Câu 30: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Số đồng phân cấu tạo amino axit có cùng công thức phân tử C4 H9NO2 là 5.
B. Các amino axit đều là những chất rắn ở nhiệt độ thường.
C. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
D. Tripeptit glyxylalanylglyxin (mạch hở) có 3 liên kết peptit.
Câu 31: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho lá hợp kim Fe - Cu vào dung dịch H2SO4 loãng.
(2) Cho lá Cu vào dung dịch AgNO3.
(3) Cho lá Zn vào dung dịch HNO3 loãng.
(4) Đốt dây Mg trong bình đựng khí Cl2.
Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn hóa học là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 32: Cho các phát biểu sau: (1) Khi đốt cháy hoàn toàn một ancol X bất kì, nếu thu được số mol CO2 nhỏ hơn số
mol H2O thì X là ancol no, đơn chức, mạch hở. (2) Tơ nilon – 6,6 và tơ visco đều là tơ tổng hợp. (3)
CH3COOH và H2NCH2CH2NH2 có khối lượng phân tử bằng nhau nên là các chất đồng phân với nhau. (4) Các
chất: CHCl=CHCl, CH 3CH=CHCH2 OH, CH3CH=CHCOOH đều có đồng phân hình học. Những phát biểu sai là
A. (2), (3).
B. (1), (3), (4).
C. (1), (2), (3).
D. (1), (2), (4).
Câu 33: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Các kim loại kiềm và kiềm thổ đều tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường hoặc khi đun nóng.

B. So với nguyên tử natri, nguyên tử magie có độ âm điện lớn hơn và bán kính nhỏ hơn.
C. Các kim loại kiềm (từ Li đến Cs) có bán kính nguyên tử tăng dần.
D. Các kim loại kiềm thổ (từ Be đến Ba) có độ âm điện giảm dần.
Câu 34: Cho m gam bột Fe vào 100 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung
dịch X và 9,2 gam chất rắn Y. Giá trị của m là
A. 5,6.
B. 8,4.
C. 11,2.
D. 2,8.
Câu 35: Hỗn hợp M gồm C2 H5NH2, CH2=CHCH2 NH2, H2NCH2CH2CH2NH2, CH3CH2CH2NH2 và CH3CH2NHCH3.
Đốt
cháy hoàn toàn 5,6 lít M, cần dùng vừa đủ 25,76 lít O2, chỉ thu được CO2; 18 gam H2O và 3,36 lít N2. Các thể tích khí đều
đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Phần trăm khối lượng của C2H5NH2 trong M là
A. 48,21%.
B. 24,11%.
C. 40,18%.
D. 32,14%.
Câu 36: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm K, K2O, KOH, KHCO3, K2CO3 trong lượng vừa đủ dung dịch
HCl 14,6%, thu được 6,72 lít (đktc) hỗn hợp gồm hai khí có tỉ khối so với H2 là 15 và dung dịch Y có nồng độ
25,0841%. Cô cạn dung dịch Y, thu được 59,6 gam muối khan. Giá trị của m là
A. 46,6.
B. 37,6.
C. 18,2.
D. 36,4.
Câu 37: Cho 38,55 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, ZnO và Fe(NO3)2 tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 0,725 mol
H2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa 96,55 gam muối sunfat trung hòa
và 3,92 lít (đktc) khí Z gồm hai khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với H2 là 9.
Phần trăm số mol của Mg trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 25.
B. 15.

C. 40.
D. 30.
Câu 38: Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào 200 ml dung dịch chứa AlCl3 0,75M và HCl 0,5M. Sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 7,80.

B. 3,90.

C. 11,70.

D. 5,85.


HỌC,HỌC NỮA,HỌC MÃI !!!
Câu 39: Phương trình hóa học nào sau đây là sai?
0

A. Cr 2O3 + 2Al  
 Al O2 3+ 2Cr
C. FeCl3 + 3AgNO3  Fe(NO3)3 + 3AgCl
6HCl Câu 40: Cho sơ đồ phản ứng sau:
t

toC
(NH4)2Cr2O7

dd HCl ; toC
X

B. Fe3O4 + 8HI 3FeI 2 + I 2 + 4H 2O

D. 2FeCl3 + 3H2S  2FeS + S +

Cl2 + NaOH dư
Y

H2SO4 loãng
Z

T

Trong đó X, Y, Z, T đều là các hợp chất khác nhau của crom. Chất T là
A. K2Cr2O7.
B. K2CrO4.
C. Cr2(SO4)3.
D. CrSO4.
Câu 41: Cho 20,8 gam hỗn hợp M gồm hai chất hữu cơ, tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung
dịch N gồm hai muối R1COONa, R2COONa và m gam R'OH (R2 = R1 + 28; R1, R2, R' đều là các gốc hiđrocacbon).
Cô cạn N rồi đốt cháy hết toàn bộ lượng chất rắn, thu được H2O; 15,9 gam Na2CO3 và 7,84 lít CO2 (đktc). Biết tỉ khối
hơi của R'OH so với H2 nhỏ hơn 30; công thức của hai chất hữu cơ trong M là
A. HCOOCH3 và C2H5COOCH3.
B. CH3COOC2 H5 và C3 H7COOC2 H5.
C. HCOOH và C2 H5COOCH3.
D. HCOOCH3 và C2H5COOH.
Câu 42: Nhỏ rất từ từ dung dịch HCl vào dung dịch chứa a mol KOH, b mol NaOH và c mol K2CO3, kết quả thí
nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
Sogmol CO2

0

0,3


0,4

Sogmol HCl

Tổng (a + b) có giá trị là
A. 0,2.
B. 0,3.
C. 0,1.
D. 0,4.
Câu 43: Hòa tan hoàn toàn m gam MSO4 (M là kim loại) vào nước thu được dung dịch X. Điện phân dung dịch X (điện
cực trơ, hiệu suất 100%) với cường độ dòng điện 7,5A không đổi, trong khoảng thời gian 1 giờ 4 phút 20 giây, thu được
dung dịch Y và khối lượng catot tăng a gam. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch chứa KOH 1M và
NaOH 1M, sinh ra 4,9 gam kết tủa. Coi toàn bộ lượng kim loại sinh ra đều bám hết vào catot. Giá trị của m và a lần lượt là
A. 24 và 9,6.
B. 32 và 4,9.
C. 30,4 và 8,4.
D. 32 và 9,6.
Câu 44: Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch CuSO4?
A. H2S.
B. BaCl2.
C. Fe2O3.
D. NaOH.
Câu 45: Có 3 dung dịch: Na2SO3, NaNO3, NH4NO3 đựng riêng biệt trong 3 ống nghiệm mất nhãn. Thuốc thử duy
nhất cần dùng để nhận biết 3 ống nghiệm trên bằng phương pháp hóa học là
A. dung dịch HCl.
B. dung dịch NaOH.
C. dung dịch Ba(OH)2.
D. dung dịch
BaCl2. Câu 46: Cho các phát biểu sau:

(1) Khí SO2 gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
(2) Khí CO2 gây ra hiện tượng mưa axit.
(3) Các dạng nhiên liệu như than, dầu mỏ và khí tự nhiên được gọi là nhiên liệu hóa thạch.
(4) Khi được thải ra khí quyển, freon (chủ yếu là CFCl3 và CF2Cl2) phá hủy tầng ozon.
(5) Các nguồn năng lượng: thủy điện, gió, mặt trời đều là những nguồn năng lượng
sạch. Những phát biểu đúng là
A. (3), (4), (5).
B. (1), (2), (4).
C. (1), (2), (4), (5).
D. (2), (3), (4), (5).
Câu 47: Cho m gam hỗn hợp bột X gồm FexOy, CuO và Cu (x, y nguyên dương) vào 600 ml dung dịch HCl 1M, thu
được dung dịch Y (không chứa HCl) và còn lại 6,4 gam kim loại không tan. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch
AgNO 3, thu được 102,3 gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào
sau đây?
A. 22,7.
B. 34,1.
C. 29,1.
D. 27,5.
Câu 48: Nung nóng hỗn hợp X gồm ba hiđrocacbon có các công thức tổng quát là CnH2n + 2, CmH2m, Cn + m + 1 H2m
(đều là hiđrocacbon mạch hở và ở điều kiện thường đều là chất khí; n, m nguyên dương) và 0,1 mol H 2 trong bình
kín (xúc tác Ni). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung
dịch Br2 trong CCl4, thấy có tối đa 24 gam Br2 phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn Y, thu được a mol CO2 và 0,5
mol H2O. Giá trị của a là
A. 0,25.
B. 0,30.
C. 0,50.
D. 0,45.
Câu 49: Số đồng phân cấu tạo bền, mạch hở có cùng công thức phân tử C3H6O2 đều tác dụng với kim loại
Na là A. 6.
B. 5.

C. 7.
D. 4.
Câu 50: Dãy nào sau đây chỉ gồm các kim loại vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH?
A. Al, Zn, Na.
B. Al, Zn, Cr.
C. Ba, Na, Cu.
D. Mg, Zn, Cr.
---------- HẾT ----------

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất!

Page 4


HỌC,HỌC NỮA,HỌC MÃI !!!

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN HÓANĂM 2016 – ĐỀ 1
ĐÁP ÁN

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11
12
13
14
15
16

Đáp án
C
C
B
A
A
B
B
C
B
B
D
A
B
A
B
B

17
18
19
20
21

22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33

C
B
D
D
D
C
D
C
C
B
C
A
D
D
A
C
A


34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50

B
D
A
D
A
D
A
A
A
D
C

C
A
C
D
B
A

LỜI GIẢI GỢI Ý

Câu 1
Poli(metylmetacrylat) được dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas
=>C
Câu 2
Gọi số mol Ala-K(C3H6O2NK) và Val-K(C5H10O2NK) là x và y mol
Khi đốt cháy : nN(muối) = x + y = 2nN2 = 0,22 mol
=> nN(muối) = nK = 2nK2CO3
=> nK2CO3 = 0,11 mol
Mặt khác ta thấy số H gấp đôi số C trong muối hữu cơ
=> nC = ½ nH => nCO2 + nK2CO3 = nH2O .
Có mCO2 + mH2O = 50,96g
=> nCO2 = 0,79 mol ; nH2O = 0,9 mol
Bảo toàn Oxi : 2nmuối aminoaxit + 2nO2 = 3nK2CO3 + 2nCO2 + nH2O
=> nO2 = 1,185 mol
Ta có : nC = 3x + 5y = nK2CO3 + nCO2 = 0,9 mol
=> x= 0,1 mol ; y = 0,12 mol
=> m + 11,42 = 0,1.127 + 0,12.155
=> m = 19,88g
Giả sử trong M có : x mol X ( a nhóm Val ; (4-a) nhóm Ala)
y mol Y (b nhóm Val ; (5-b) nhóm Ala)
=> nN = 4x + 5y = 2nN2 = 0,22 mol (*)

Khi phản ứng thủy phân :
+/ tetrapeptit + 4KOH  muối + H2O
+/ Pentapeptit + 5KOH  muối + H2O
=>Bảo toàn khối lượng : mmuối – mpeptit = mKOH – mH2O
=> 11,42 = 4.56x – 18x + 5.56y – 18y (**)
Từ (*) và (**) => x = 0,03 mol ; y = 0,02 mol
Có nVal = ax + by = 0,12 mol
=> 3a + 2b = 12
=> a = 2 ; b = 3 hoặc a = 4 ; b = 0 thỏa mãn
+/ TH1 : Y là (Ala)2(Val)3
=> %mY(M) = 45,98% Có đáp án C thỏa mãn => Không cần xét TH2 nữa
=>C
Page 5


HỌC,HỌC NỮA,HỌC MÃI !!!

Câu 3
Xét 0,5 mol X => nOH = 2nH2 = 1,1 mol
=> Với 0,25 mol X có nO = 0,55 mol
Lại có nC(X) = nCO2 = 0,55 mol = nO(X)
=> Trong X ,các chất có số C bằng số O trong phân tử
=> Các ancol phải là các ancol no
=> nancol = nH2O – nCO2
=> nH2O = 0,8 mol
Bảo toàn O ta có: nO(X) + 2nO2 = nH2O + 2nCO2
=> nO2 = 0,675 mol
=> V = 15,12 lit
=>B
Câu 4

Al không tác dụng với HNO3 và H2SO4 đặc nguội. Còn H2SO4 loãng dù nguội hay nóng thì Al vẫn phản ứng.
=>A
Câu 5
Có 2 chất tham gia tráng bạc : HCOOH ; CH3CHO.
Có 2 chất phản ứng với NaOH : C6H5OH và HCOOH.
Có 5 chất làm mất màu nước brom : C2H2 ; C6H5OH ; HCOOH ; CH3CHO ; C2H4.
Có 5 chất phản ứng với H2 : C2H2 ; C6H5OH ; CH3COCH3 ; CH3CHO ; C2H4.
=>A
Câu 6
Có 4 TN xảy ra phản ứng oxi hóa kim loại:
(1) Khi nung NaNO3  NaNO2 + O2 ; chính O2 oxi hóa Fe tạo oxit sắt.
(3) 4Al + 3CO2  2Al2O3 + 3C
(4) Ag bị HNO3 oxi hóa lên Ag+
(5) 3CuO + 2Al  Al2O3 + 3Cu
=>B
Câu 7
Ta có nNaOH = nMuối RCOONa = 0,1 mol
=> Mmuối = R + 67 = 94 => R = 27 (CH2=CH-)
X là CH2=CH-COOH
Có %mO(M) = 43,795% => nO(M) = 0,3 mol
=> nO(X) = 2nRCOO + nancol => nancol = 0,1 mol
=> mM = 0,1.Mancol + maxit + este = 10,96g
Mà số mol hỗn hợp axit và este là 0,1 mol
=> luôn có : 0,1.Maxit < maxit+este < 0,1.Meste
=> maxit + este > 0,1.72 = 7,2g
=> Mancol < 37,6g
=> Ancol chỉ có thể là CH3OH ( M = 32g )
=>B
Câu 8
Dung dịch saccarozơ không tác dụng với Cu(OH)2 trong NaOH khi đun nóng cho kết tủa Cu2O.

=>C
Câu 9
Hỗn hợp M gồm : ancol (C2H6O ; C3H6O) ; axit và este(C2H4O2 ; C3H4O2 )
Gọi số mol nhóm ancol là x và nhóm axit + este là y mol
Ta thấy nhóm ancol các chất đều có 6 H và nhóm axit + este là 4 H
=> bảo toàn H có: 6x + 4y = 2nH2O = 0,7 mol
Và bảo toàn O : x + 2y = 2nCO2 + nH2O – 2nO2 = 0,25 mol
=> x = 0,05 mol ; y = 0,1 mol
Các chất nhóm axit + este có khả năng phản ứng với Ba(OH)2
=> nOH = 2nBa(OH)2 = naxit + este = 0,1 mol
=> nBa(OH)2 = 0,05 mol
=> x = 17,10%
=>B
Câu 10
Page 6


HỌC,HỌC NỮA,HỌC MÃI !!!

Do oxi tạo ra nên oxi hóa FeO thành Fe2O3
=>B
Câu 11
Bảo toàn e: 2nZn = nNO2 = 0,3 mol
=> VNO2 = 6,72 l
=>D
Câu 12
2FeS + 10H2SO4  Fe2(SO4)3 + 9SO2 + 10H2O
=> A
Câu 13
=>B

Câu 14
Từ hình vẽ => Y không hoặc ít tan trong nước
Mặt khác X phải đun nóng chứ không có chất lỏng phản ứng cùng
=>A
Câu 15
Khi M tráng bạc => trong M có HCOOH (X)
=> nAg = 2(nX + nT )= 0,2 mol
Khi đốt cháy có nCO2 – nH2O = 2nT = 0,1 mol
( do các chất còn lại có 1 liên kết đôi và T có 3 liên kết đôi)
=> nT = 0,05 mol
=> nX = 0,05 mol
Bảo toàn khối lượng : mO2 = mCO2 + mH2O - mM = 33,6g
=>nO2 = 1,05 mol
=> Bảo toàn O có : 2. ( nX + nY + nZ + 3nT) = 2nCO2 + nH2O – 2nO2 = 0,8
=> nX + nY + nZ + 3nT = 0,4 mol
=> nY = nZ = 0,1 mol
=> Bảo toàn C có : nX + ynY + znZ + (1+y+z+e)nT = 1
( với y;z;e là số C của Y;Z;E) => z > y >1 ; e >2
=> 3y +3z + e = 18
=> y =2 ; z = 3 ; e = 3 thỏa mãn
Ta thấy 3 axit đồng đẳng lần lượt là HCOOH ; CH3COOH ; C2H5COOH
Và ancol E là Glyxerol.
=> Xét 13,3 g M có số mol mỗi chất giảm ½
=> khí phản ứng với NaOH => nNaOH = 2(nX + nY + nZ + 3nT)
=> NaOH dư 0,2 mol
=> m = mHCOONa + mCH3COONa + mC2H5COONa + mNaOH dư = 24,75g
=>B
Câu 16
=>B
Câu 17

=>C
Câu 18
X gồm : x mol C2H2O4 ; y mol C2H4O2 ; z mol C3H4O2 ; t mol C3H4O4
Có nCO2 = nCOOH = 0,4= (nC2H4O2 + nC3H4O2) + 2(nC2H2O4 + nC3H4O4)
=> nO(X) = 2nCOOH = 0,8 mol
Bảo toàn O có: nO(X) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
=> nCO2 = 0,6 mol
Có nH2O = x + 2y + 2z + 2t = 0,4 mol
Và nX = x + y + z + t = 0,25 mol
=> 2nX – nH2O = x = 0,1 mol
Bảo toàn khối lượng : mX = mCO2 + mH2O – mO2 = 20,8g
=> %mAxit oxalic = 43,27%
=>B
Câu 19
A. Vinyl axetat không làm mất màu dung dịch brom.
=> Sai. Vinylacetat có phản ứng với nước Brom.
Page 7


HỌC,HỌC NỮA,HỌC MÃI !!!

B. Metyl fomat không tạo liên kết hiđro với nước.
=> Sai. Vẫn tạo liên kết do có nhóm CHO ở đầu HCOO.
C. Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước thì có tác dụng làm sạch các chất bẩn bám trên
các vật rắn bằng phản ứng hóa học với các chất đó.
=> Sai. Không phải là dựa vào phản ứng hóa học mà dựa vào tính ưa nước và kị nước trong phân tử chất
giặt rửa.
D.Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hòa tan trong nước, nhưng hòa tan trong
các dung môi hữu cơ không phân cực.
=> Đúng

=>D
Câu 20
X có 3 lớp e => X thuộc chu ki 3.
X có tổng e lớp ngoài cùng là 3 và e cuối điền vào phân lớp p
=> X ở nhóm IIIA
=>D
Câu 21
Từ điều kiện đề bài
=> Ta xét nhiều TH như sau:
+/ TH1 : Trong dung dịch chỉ có HCO3- , Ca2+ có trong muối tan.
+/ TH2 : Trong dung dịch chỉ có HCO3- ; Ca2+ chỉ có trong kết tủa.
+/ TH3 : Trong dung dịch có HCO3- và CO32- ; Ca2+ chỉ có trong kết tủa.
+/ TH4 : Không tạo muối HCO3-.
+ TH1 : có nCaCO3 = 0,15 mol => Bảo toàn C : nHCO3- = 0,35 mol
=> Trong dung dịch lúc này có : (0,15 – x) mol Ca2+
X mol K+ ; y mol Na+
=> Bảo toàn điện tích : 0,35 = 2(0,15 – x) + x + y
(1)
Lại có mmuối = 40.(0,15 – x) + 39x + 23y + 61.0,35 = 32,3 g (2)
Từ (1) và (2) => x = 0,2 mol ; y = 0,05 mol
=> x : y = 4 : 1
=>D
Câu 22
(1) tăng nhiệt độ của hệ phản ứng;
Do ∆H > => phản ứng thuận thu nhiệt => Khi tăng t0C => chuyển dịch theo chiều thuận.
(2) thêm một lượng khí Cl2;
Khi đó cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm số mol Cl 2 => chiều nghịch
(3) thêm một lượng khí PCl5;
Khi đó cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm số mol PCl 5 => chiều thuận
(4) tăng áp suất chung của hệ phản ứng;

Cân bằng chuyển dịch theo hướng giảm số mol khí=> chiều nghịch
(5) dùng chất xúc tác
Không làm chuyển dịch cân bằng
=>Có (1) và (3) thỏa mãn
=>C
Câu 23
X + HCl => khí không phản ứng với KMnO4 => không thể là khí SO2
=> Loại A và C.
X + natri panmitat => kết tủa
=> X có Ca2+
=> X là Ca(HCO3)2
=>D
Câu 24
Muối metylamoni clorua tan tốt trong nước do là hợp chất ion CH3NH3+Cl=>C
Câu 25
Chât khử là chất có số oxi hóa tăng trong phản ứng và ngược lại với chất oxi hóa.
=> Br2 là chất khử => còn lại Cl2 là chất oxi hóa
=>C
Page 8


HỌC,HỌC NỮA,HỌC MÃI !!!

Câu 26
Các ceton không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
=>B
Câu 27
Trùng ngưng caprolactam thu được tơ capron.
=>Sai. Phải là trùng hợp
Peptit, tinh bột, xenlulozơ và tơ lapsan đều bị thủy phân trong dung dịch NaOH loãng, đun nóng.

=> Sai. Ví tinh bột và xenlulose khong bị thủy phân trong môi trường kiềm loãng.
Anilin và phenol đều làm mất màu nước brom ở nhiệt độ thường.
=> Đúng.
Các ancol đa chức đều phản ứng với Cu(OH) 2 tạo dung dịch màu xanh lam.
=>Sai. Chỉ những ancol có từ 2 nhóm OH kề nhau mới có phản ứng này.
=>C
Câu 28
Có nP2O5 = 0,015 mol ; nNaOH = 0,08 mol
Ta thấy 4nP2O5 < nNaOH < 6nP2O5
=> Các phản ứng xảy ra là :
+/ 4NaOH + P2O5  2Na2HPO4 + H2O
Mol
4x
x
2x
+/ 6NaOH + P2O5  2Na3PO4 + 3H2O
Mol
6y
y
2y
=> Có nNaOH = x + y = 0,015 mol
Và nP2O5 = 4x + 6y = 0,08 mol
=> x = 0,005 mol ; y = 0,01 mol
=> m = mNa2HPO4 + mNa3PO4 = 4,7g
=>A
Câu 29
=>D
Câu 30
Tripeptit mạch hở có 2 liên kết peptit
=>D

Câu 31
Cả 4 thí nghiệm đều xảy ra ăn mòn hóa học
=>A
Câu 32
(1) Khi đốt cháy hoàn toàn một ancol X bất kì, nếu thu được số mol CO2 nhỏ hơn số mol H2O thì X là
ancol no, đơn chức, mạch hở.
=> Sai . X có thể đa chức.
(2) Tơ nilon – 6,6 và tơ visco đều là tơ tổng hợp.
=> Sai. Tơ visco là tơ nhân tạo.
(3) CH3COOH và H2NCH2CH2NH2 có khối lượng phân tử bằng nhau nên là các chất đồng phân với
nhau.
=> Sai. Vì chú ng khô ng cù ng CT PT .
(4) Các chất: CHCl=CHCl, CH3CH=CHCH2OH, CH3CH=CHCOOH đều có đồng phân hình học
=> Đúng
=>C
Câu 33
Be không phản ứng với nước kể cả khi đun nóng.
=>A
Câu 34
Có nCuSO4 = 0,1 mol => 64.nCuSO4 < 9,2 => Fe dư
+/ Fe + CuSO4  FeSO4 + Cu
0,1 0,1
0,1 (mol)
=> mtăng = 9,2 – m = mCu – mFe phản ứng = 0,8
=> m = 8,4g
=>B
Câu 35
Page 9



HỌC,HỌC NỮA,HỌC MÃI !!!

Ta thấy chỉ có 1 chất có 2 C ; còn lại các chất khác có 3 C.
=> qui hỗn hợp về dạng x mol C2H5NH2 và y mol hỗn hợp chất có 3C ( C3)
=> nM = x + y = 0,25 mol
Bảo toàn Oxi : 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
=> nCO2 = 0,65 mol = 2x + 3y ( bảo toàn C )
=> x = 0,1 mol ; y = 0,15 mol
Bảo toàn khối lượng : mM = mCO2 + mH2O + mN2 – mO2 = 14 g
=> %mC2H5NH2 = 32,14%
=>D
Câu 36
Ta có : mdd Y = mmuối khan / C% = 237,6 g
Lượng muối khan chính là KCl => nKCl = nHCl phản ứng = 0,8 mol
=> mdd HCl = 200g
Bảo toàn khối lương : m + mdd HCl = mdd Y + mkhí
=> m = 237,6 + 2.15.0,3 – 200 = 46,6g
=>A
Câu 37
Do Y chỉ chứa muối sunfat => NO3 chuyển hết sang khí NO ( khí hóa nâu trong không khí)
Mặt khác sau phản wsnsng thu được hỗn hợp khí => có H2
Áp dụng qui tắc đường chéo : (H2) 2
12
18
(NO) 30

16
=> nH2 : nNO = 3 : 4
=> nH2 = 0,075 mol ; nNO = 0,1 mol
Ta có nH+ = 2nH2 + 4nNO + 10nNH4+ ( nếu có) + 2nO

=> 10nNH4+ + 2nO = 0,9 mol (*)
=> Bảo toàn N : nNO3 = nNO + nNH4+ = 0,1 + nNH4+
Có mmuối sunfat = mion KL + mSO4+ mNH4+
=> mion KL = 96,55 – 0,725.96 – 18nNH4+ = 26,95 – 18nNH4+
=> mX - mion KL = mO + mNO3
=> 38,55 – ( 26,95 – 18nNH4+) = 16nO + 62.( nNH4+ + 0,1)
=> 44nNH4+ + 16nO = 5,4 (**)
Từ (*) và (**) => nNH4+ = 0,05 ; nO = 0,2 = nZnO
=> Bảo toàn N : nNO3 = 0,15 mol => nFe(NO3)2 = 0,075 mol
=> Bảo toàn e : 2nMg + 3nAl = 3nNO + 2nH2 + 8nNH4+
=> 2nMg + 3nAl = 0,775
2+
( Do Mg và Al tính khử mạnh hơn nên sẽ phản ứng với NO3 trước Fe ; tuy nhiên do tạo khí H2 chứng tỏ khi hết
NO3 nhưng kim loại vẫn dư => Fe2+ không bị oxi hóa )
=> mMg + mAl = 24nMg + 27nAl = 8,85g
(2)
Từ (1) và (2) => nMg = 0,2 mol ; nAl = 0,15 mol
=> %nMg(X) = 32% gần nhất với giá trị 30%
=>D
Câu 38
Có nOH phản ứng với Al3+ = 2.0,3 – 0,2.0,5 = 0,5 mol
Có nAl3+ = 0,15 mol
=> nAl(OH)3 = 3nAl3+ - nOH = 0,1 mol
=> m = 7,8g
=>A
Câu 39
FeS có thể phản ứng với HCl
=>D
Câu 40
(NH4)2Cr2O7  Cr2O3 + N2 + H2O

(X) Cr2O3 + HCl  CrCl3 (Y)
CrCl3 + Cl2 + KOH (t0C)  K2CrO4 (Z)
K2CrO4 + H+  K2Cr2O7 (T)
Page 10


HỌC,HỌC NỮA,HỌC MÃI !!!

=>A
Câu 41
Đặt CT chung của muối là RCOONa.
Khi đốt chất rắn : nRCOONa =2 nNa2CO3 = 0,3 mol
=> Bảo toàn C : nC(muối) = nC(R) + nC(COO) = nCO2 + nNa2CO3
=> nC(R) = 0,2 mol
=> số C trung bình trong gốc R1 và R2 là 0,2/0,3 = 0,67
=> R1 là H ; R2 là C2H5 ( Do R2 = R1 + 28 )
=> Gọi số mol HCOONa là x ; C2H5COONa là y
=> nmuối = x + y = 0,3
Và nC = x + 3y = 0,5 mol
=> x = 0,2 mol ; y = 0,1 mol
Xét 3 TH : +/ M có 2 este
+/ M có HCOOH và C2H5COOR’
+/ M cos HCOOR’ và C2H5COOH.
Xét TH1: trong M có 0,2 mol HCOOR’ và 0,1mol C2H5COOR’
=> mM = 20,8 = 0,2.(45 + R’) + 0,1. ( 73 + R’)
=> R’ = 15 (CH3)
=>A
Câu 42
Khi nhỏ từ từ HCl vào thì thứ tự phản ứng sẽ là:
(1) H+ + OH-  H2O

(2) H+ + CO32-  HCO3(3) H+ + HCO3-  CO2 +H2O
Từ đoạn nHCl = [ 0 ; 0,3 ] thì lúc này (1) và (2) xảy ra
=> a + b + c = 0,3 mol
Từ đoạn nHCl = [0,3 ; 0,4 ] thì lúc này (3) xảy ra đến hết HCO 3=> c = 0,4 – 0,3 = 0,1 mol
=> (a+b) = 0,2 mol
=>A
Câu 43
Do dung dịch Y + OH- tạo kết tủa nên M2+ dư.
Các quá trình ở điện cực gồm :
+/Catot: M2+ + 2e  M
+/ Anot: 2H2O  4H+ + O2 + 4e
Có ne = 0,3 mol => nH+ = 0,3 mol và nM2+ phản ứng = 0,15 mol
Có nOH = 0,4 mol => nM(OH)2 = ½ ( nOH – nH+) = 0,05 mol
=> MM(OH)2 = M + 34 = 98 => M = 64 ( Cu )
=> nCuSO4 ban đầu = nM2+ phản ứng + nM(OH)2 = 0,2 mol
=> m = 32g
Có mcatot tăng = mCu bám vào = 0,15.64 = 9,6g
=>D
Câu 44
=>C
Câu 45
Khi phản ứng với Ba(OH)2 thì: +/ Na2SO3 : kết tủa trắng
+/ NaNO3 : không phản ứng
+/ NH4NO3 : khi bay lên
=>C
Câu 46
Khí SO2 không gây hiệu ứng nhà kính.
CO2 không gây mưa axit.
=> Chỉ có (3) ; (4) ; (5) đúng
=>A

Câu 47
Khi Y + AgNO3 => 102,3 g kết tủa
=> mkết tủa = mAgCl + mAg nếu có ( nAgCl = nHCl = 0,6 mol )
Page 11


HỌC,HỌC NỮA,HỌC MÃI !!!

=> nAg = 0,15 mol
=> Có Fe2+ trong Y => nFe2+ =nAg = 0,15 mol
=> Có 3 TH : +/ X có FeO
+/ X có Fe3O4
+/ X có Fe2O3
+ Xét TH1:
=> trong X sẽ gồm FeO ; CuO ;Cu
=> bảo toàn Cl có : 2nFeCl2 + 2nCuCl2 = nHCl
=> nCuO = nCuCl2 = 0,15 mol
=> m = mFeO + mCuO + mCu = 29,2g
=>C
Câu 48
Do 3 chất đều là chất khí => (n + m + 1) < 5
Lại có m > 0(ankan) và n > 1 ( anken)
=> n = 1 và m = 2 thỏa mãn
=> X gồm x mol CH4 ; y mol C2H4 ; z mol C4H4.
Khi nung X vói 0,1 mol H2 => Y phản ứng được với nước Brom
=> H2 hết => nBr2 = npi (Y) = y + 3z – 0,1 = 0,15 mol
=> y + 3z = 0,25 mol
Tại có nH2O = 2x + 2y + 2z + nH2 = 0,5 mol
=> x + y + z = 0,2 mol
Ta thấy nCO2 = x + 2y + 4z = (x+y+z) + (y+3z) = 0,45 mol

=> a = 0,45 mol
=>D
Câu 49
Có 5 đồng phân thỏa mãn là : C2H5COOH ; HO-CH2-CH2-CHO
CH3-CH(OH)-CHO ; CH3-CO-CH2OH; HO-CH2O-CH=CH2
=>B
Câu 50
=>A

Page 12



×