Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

ĐẶC ĐIỂM TẠO HÌNH TRONG TRANH LỤA CỦA HỌA SĨ NGUYỄN THỤ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.49 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ KIM NGA

ĐẶC ĐIỂM TẠO HÌNH TRONG TRANH LỤA
CỦA HỌA SĨ NGUYỄN THỤ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SỸ
Chuyên ngành: Mỹ thuật tạo hình (Hội họa)
Mã số: 60210102
Khóa: 18 (2015 – 2017)

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. LÊ VĂN SỬU

Hà Nội – 2017


1

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

GS

Giáo sư

H


Hình

Nxb

Nhà xuất bản

PGS

Phó giáo sư

TS

Tiến sĩ

Tr

Trang


2

MỤC LỤC
Trang phụ bìa.
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT ......................................................................... 1
MỤC LỤC ...................................................................................................... 2
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. ...................... 15
1.1. Một số khái niệm được sử dụng trong đề tài ........................................... 15
1.1.1. Khái niệm “Đặc điểm tạo hình” .......................................................... 15
1.1.2. Khái niệm “Đặc điểm tạo hình trong tranh lụa” .................................. 17

1.2. Khái quát về tranh lụa Việt Nam hiện đại ............................................... 18
1.2.1. Khái lược sự hình thành và phát triển của tranh lụa Việt Nam hiện đại ............ 18
1.2.2. Đặc điểm của tranh lụa Việt Namm hiện đại ....................................... 20
1.3. Khái quát về sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Nguyễn Thụ ......................... 25
1.3.1. Khái lược về thân thế và sự nghiệp của họa sĩ Nguyễn Thụ ................ 25
1.3.2. Khái lược về các chất liệu và chủ đề nội dung tiêu biểu trong tranh lụa
của họa sĩ Nguyễn Thụ ................................................................................. 26
Tiểu kết ........................................................................................................ 30
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TẠO HÌNH TRONG TRANH LỤA
CỦA HỌA SĨ NGUYỄN THỤ ...................................................................... 31
2.1. Tính trang trí trong tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ ............................ 31
2.2. Sự khái quát các hình tượng nghệ thuật trong tranh lụa của họa sĩ Nguyễn
Thụ

........................................................................................................... 42

2.3. Chất thơ trong tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ .................................... 50
Tiểu kết. ....................................................................................................... 60
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT VÀ BÀI HỌC RÚT RA TỪ
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TẠO HÌNH TRONG TRANH LỤA CỦA HỌA SĨ
NGUYỄN THỤ ............................................................................................ 62
3.1. Giá trị nghệ thuật của đặc điểm tạo hình trong tranh lụa họa sĩ Nguyễn
Thụ

........................................................................................................... 62


3

3.2. Bài học rút ra từ nghiên cứu đặc điểm tạo hình trong tranh lụa họa sĩ

Nguyễn Thụ .................................................................................................. 67
Tiểu kết ........................................................................................................ 70
KẾT LUẬN .................................................................................................. 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 74
PHẦN PHỤ LỤC.......................................................................................... 80
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 82


4

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nghệ thuật tranh lụa là một phần quan trọng của nền mỹ thuật hiện đại
Việt Nam. Năm 1925, khi trường Mỹ thuật Đông Dương được thành lập và
sau đó, dưới sự khích lệ của các vị giáo sư mỹ thuật người Pháp cùng với
những tìm tòi khám phá và quan trọng nhất chính là lòng tự tôn dân tộc của
các sinh viên, đặc biệt là Nguyễn Phan Chánh, tranh lụa hiện đại Việt Nam ra
đời. Từ đây chúng ta đã có những tác phẩm đầu tiên ghi dấu ấn mạnh mẽ, tạo
thêm một gương mặt mới cho nền mỹ thuật Việt Nam. Tranh lụa Việt Nam có
những vẻ đẹp riêng, không hòa lẫn với các nước khác.
Lụa là chất liệu có đặc tính mềm, mỏng, trong nên đòi hỏi sự cầu kỳ,
trau chuốt của nghệ sỹ trong quá trình làm việc. Cũng chính vì điều đó mà nó
trở thành một chất liệu thực sự kén người và không dễ dàng để có được thành
công. Chính vì điều đó nên số hoạ sĩ chuyên sâu và dành cả cuộc đời để vẽ
tranh lụa là rất ít. Chúng ta có thể kể đến một số tên tuổi như: Nguyễn Phan
Chánh, Lê Thị Lựu, Trần Đông Lương, Mộng Bích, Minh Tâm, Kim Bạch…
Và một trong những cái tên ấy mà chúng ta không thể không nhắc đến chính
là Nguyễn Thụ. Tranh của ông cô đọng về ý, tinh lược về hình, lúc nhấn, lúc
thả, đẹp dịu dàng, nên thơ, trong trẻo…như một cuộc dạo chơi lãng đãng giữa
núi rừng, giữa đất trời, không thể lẫn vào ai khác. Tranh lụa của Nguyễn Thụ

khác biệt với các nghệ sĩ khác bởi vẻ đẹp thơ mộng; các hình tượng nghệ
thuật được khái quát, cô đọng; các yếu tố hình thể, đường nét, màu sắc giàu
tính trang trí. Những điều này đã góp phần rất lớn vào việc tạo nên tên tuổi
riêng trong làng tranh lụa của ông. Từ trước đến nay, có khá nhiều bài viết,
tham luận, công trình nghiên cứu về nghệ thuật tranh lụa của họa sĩ Nguyễn
Thụ, ví dụ như: hình tượng người phụ nữ, không gian trong tranh, cách xử lý
kĩ thuật chất liệu lụa… Tuy nhiên chưa có một công trình nào nghiên cứu
tổng thể về nghệ thuật sử dụng yếu tố tạo hình trong tranh ông. Đây chính là


5

phần vô cùng quan trọng quyết định đến thành công của tác phẩm, chỉ ra
phong cách nghệ thuật riêng biệt của họa sĩ Nguyễn Thụ.
Là một họa sĩ vẽ tranh lụa, tôi mong muốn tìm hiểu, khám phá, học tập
những thành công trong việc sử dụng các yếu tố tạo hình mà họa sĩ Nguyễn
Thụ đã dùng để hiểu và phục vụ công việc sáng tác của mình. Chính vì những
điều trên, tôi quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài “Đặc điểm tạo hình trong
tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài tập trung vào các
mảng chính: Tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ, tranh lụa Việt Nam, đặc điểm
tạo hình của nghệ thuật tranh lụa Nguyễn Thụ.
Nghiên cứu, bàn về nghệ thuật vẽ tranh lụa Việt Nam đã có khá nhiều
đầu sách và các bài báo, bài nói chuyện liên quan:
Nguyễn Thụ (1994), Giáo trình tranh lụa, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
Cuốn sách đề cập đến quá trình hình thành, phát triển, đặc tính và các
kỹ thuật tranh lụa Việt Nam. Tài liệu này đã cung cấp cho người viết những
nội dung cơ bản nhất về tranh lụa để bắt đầu có những cơ sở lý thuyết quan
trọng nhất.

Nguyễn Trân (2005), Các thể loại và loại hình nghệ thuật, Nxb mỹ
thuật, Hà Nội.
Cuốn sách đã trình bày các thể loại và loại hinh nghệ thuật một cách
đầy đủ, chi tiết và đặc biệt cung cấp cho người viết những thông tin quý giá
về chất liệu lụa trong mỹ thuật tạo hình.
Vũ Ngọc Anh (1999) “Nghệ thuật tranh lụa Việt Nam”, Tư liệu Viện
mỹ thuật, TL-28/HĐ.
Bài báo một lần nữa nhắc lại quá trình phát triển, tên tuổi và phong
cách nghệ thuật của một số họa sĩ tên tuổi những ngày đầu tiên hình thành của


6

tranh lụa hiện đại Việt Nam. Tác giả còn đưa ra nhận định về phong cách vẽ
lụa chủ yếu có tính tương đồng với nghệ thuật dân gian (thiên về trang trí và
thiên hướng tả thực), điểm qua những đặc điểm khác biệt về chất liệu của lụa
so với chất liệu khác, các loại lụa, màu mà họa sĩ dùng để vẽ và phương pháp
thể hiện. Bài viết đã cung cấp người viết có thêm những thông tin quý báu về
lịch sử hình thành, phát triển và những đặc trưng của chất liệu lụa.
Nguyễn Thanh Mai (2016) “Tranh lụa Việt Nam từ 1925 đến 2015”,
Nghiên cứu Mỹ thuật, 3(11), 09/ 2016.
Bài báo phác họa lại những nét chính trên con đường hình thành và
phát triển của ngành nghệ thuật lụa hiện đại Việt Nam từ năm 1925. Tác giả
đã trình bày những nghiên cứu về tranh lụa qua các giai đoạn 1925 – 1945,
1946 – 1954, 1955 – 1975, 1986 – 2015 để thấy rõ tranh lụa đã trải qua nhiều
thăng trầm cùng với lịch sử đất nước. Tác giả đặt niềm tin vào tương lai tranh
lụa vẫn tiếp tục giữ được những giá trị riêng có và là một nét đặc sắc trong
nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam. Người viết đã có thêm nhiều thông tin bổ
ích từ bài viết để hiểu và dần hình thành thêm những nhận định cá nhân cho
luận văn nghiên cứu của mình.

Nguyễn Quân (1977) “Từ tranh lụa Nguyễn Phan Chánh đến tranh lụa
hiện nay”, Văn nghệ, (53), 31/ 12/ 1977.
Bài báo đã một lần nữa đánh giá, khẳng định những đóng góp to lớn
của danh họa Nguyễn Phan Chánh với ngành nghệ thuật lụa Việt Nam, đặc
biệt ông đã nhấn mạnh sự tìm tòi trong nội dung, chủ đề tập trung phản ánh
trong tranh họa sĩ khiến tranh không lẫn vào Tây, không lẫn vào Tàu của
Nguyễn Phan Chánh chính là lựa chọn cuộc sống, người dân nông dân- một
điều trước họa sĩ chưa ai làm. Tác giả Nguyễn Quân đưa ra những nhận định
về tranh lụa sau Nguyễn Phan Chánh, ghi nhận những nỗ lực tìm tòi về nội
dung và hình thức thể hiện trên chất liệu lụa của các họa sĩ. Mặc dù tìm tòi ấy
vẫn còn gặp nhiều cản trở, khiên cưỡng tuy nhiên, ông cũng không thôi hi


7

vọng những điều mới mẻ. Rõ ràng những điều Nguyễn Quân trăn trở từ năm
1977 đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Từ đó người viết hiểu thêm quá trình
phát triển, những thuận lợi cũng như khó khăn trong quá trình sáng tác với
chất liệu lụa, để làm sao lụa vẫn là lụa.
Phạm Trung (2015) “Triển lãm tranh lụa 2015 nghệ thuật thực sự giá trị
sẽ luôn có được người tri kỉ”, Nghiên cứu mỹ thuật, 4(08), 12/ 2015.
Bài báo một lần nữa khẳng định về giá trị nghệ thuật đặc sắc của tranh
lụa gắn với nhiều thành tựu của hội hoạ của hoạ sĩ Mỹ thuật Đông Dương qua
nhiều thế hệ. Sau một thời gian dài không được chú ý, chất liệu lụa truyền
thống dường như đang được hồi sinh, phát triển khi công chúng đánh giá lại
một cách trân trọng những tìm tòi kĩ thuật, niềm đam mê tìm lại vị trí của lụa
trong sáng tác mỹ thuật thông qua triển lãm của các nghệ sĩ trẻ trường Đại
học Mỹ thuật Việt Nam.
Nguyễn Văn Tỵ (1974) “Tranh lụa và hội họa Việt Nam”, Tạp chí
Nghiên cứu nghệ thuật, (2).

Bài báo cho chúng ta thấy được một số cách vẽ lụa theo lối cổ truyền,
quá trình phát triển của tranh lụa hiện đại qua các thời kỳ; điểm qua, nhận
định về cách vẽ của một số họa sĩ vẽ lụa hàng đầu của Việt Nam.
Nguyễn Văn Tỵ (1979) “Tranh lụa Việt Nam”, Tư liệu Viện mỹ thuật,
TL-58/HĐ 9.
Bài báo đã mang đến thêm những thông tin quý báu về quá trình phát
triển, đưa ra những nhận định về những thành công, hạn chế của tranh lụa, về
tài năng của một số họa sĩ vẽ lụa những ngày đầu tiên qua hai giai đoạn chính:
từ khi thành lập trường mỹ thuật Đông Dương đến năm 1946 và giai đoạn sau
năm 1946.
Phan Cẩm Thượng (2010) “Tranh lụa từ truyền thống đến hiện đại”,
thethaovanhoa.vn.


8

Bài báo cho ta thấy rõ việc ra đời của tranh lụa ở Trung quốc, Việt
Nam, cách thức làm việc với lụa từ xưa cho đến nay, những thay đổi và thăng
trầm của quá trình phát triển của nghệ thuật vẽ tranh lụa. Những thông tin này
góp phần giúp người viết có cái nhìn tổng quát thêm về lịch sử hình thành,
phát triển và phương pháp làm việc với chất liệu kén người này.
Các công trình nghiên cứu và các bài viết về tranh lụa họa sĩ Nguyễn
Thụ
Nguyễn Lương Tiểu Bạch (chủ biên), Bùi Như Hương, Phạm Trung,
Nguyễn Văn Chiến, (2005), Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, Trường Đại học Mỹ
thuật Hà Nội – Viện mỹ thuật, Hà Nội.
Cuốn sách ghi lại lịch sử hình thành, phát triển qua các thời kỳ; đưa ra
những kiến giải, nhận định và đánh giá những thành tựu của nền mỹ thuật
hiện đại Việt Nam. Trong cuốn sách này cũng đã đưa ra đánh giá những thành
quả cũng như phong cách sáng tác tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ: “Bút

pháp ổn định, ít thay đổi, kỹ thuật tinh tế. Tranh của ông thường có không
gian gợi tả, ước lệ, những mảng màu lớn với những đường viền mềm, gợi
khối nhẹ, hình nét uyển chuyển, ưa các gam màu đen, nâu, hồng, lam tím…”
[1, Tr. 130].
Cục xuấn bản (2008), Nguyễn Thụ- Chân dung và tác phẩm, Hà Nội.
Cuốn sách cho chúng ta những thông tin về cuộc đời sáng tác nghệ
thuật, hình ảnh phiên bản những tác phẩm và một số nhận định về phong cách
nghệ thuật của họa sĩ Nguyễn Thụ. Họa sĩ Vũ Giáng Hương nhận định “tranh
lụa Nguyễn Thụ toát lên những nét dịu dàng sâu lắng và nên thơ” [24, Tr. 17].
. Nhà phê bình nghệ thuật Trần Thức “một vẻ đẹp tinh giản, trầm mặc đến no
nê về cảm giác thanh bình, yên tĩnh” [24, Tr. 19]. Họa sĩ- nhà phê bình mỹ
thuật Lương Xuân Đoàn viết “Có những tranh của Nguyễn Thụ, tôi sánh nó
với những chùm sim núi mùa thu muộn. Những trái chín mọng, tím sẫm thơm
và ngọt lịm…bứt khỏi sự “quen” của ngọn bút, màu và chiếm một chỗ riêng


9

biệt giữa những bức tranh khác” [24, Tr. 19]. “Tranh lụa của ông mơ màng
tràn ngập ở nền mà tinh sắc ở rút mảnh và uốn lượn…” [24, Tr. 19]. là nhận
định của nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Quân… Đa phần các nhận định đã
nêu được một số nét tiêu biểu trong phong cách sáng tác tranh lụa của họa sĩ
Nguyễn Thụ, tuy nhiên vẫn chưa đi sâu và phân tích để làm nổi bật những
nhận định này và sáng rõ mọi vấn đề.
Hoàng Công Luận (1977), Tranh lụa Việt Nam, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
Cuốn sách một lần nữa khẳng định những giá trị quý báu của tranh lụa
đóng góp cho nền hội họa Việt Nam, điểm lại một số chặng đường phát triển
chính, những tên tuổi thành danh, những thay đổi, cách tân và da dạng hóa
của lụa. Tác giả nhắc đến tên tuổi họa sĩ Nguyễn Thụ và đã nêu lên một đặc
điểm vô cùng quan trọng trong nghệ thuật thơ của Nguyễn Thụ là chất thơ.

Tuy nhiên, bài viết chỉ dừng lại ở việc đưa ra nhận định, đánh giá chứ chưa đi
sâu phân tích cụ thể để làm rõ vấn đề.
Đặng Thị Bích Ngân (2016), Họa sĩ Nguyễn Thụ- Tranh lụa và ký họa
trong sưu tập của Yoong Voon Sin, 2016, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
Cuốn sách cung cấp thêm cho người viết nghiên cứu những tài liệu quý
báu về các sáng tác tranh lụa và ký họa của họa sĩ Nguyễn Thụ. Họa sĩ Đặng
Thị Bích Ngân cũng đã nhận định về tranh lụa của Nguyễn Thụ “ bố cục ước
lệ, mang tính trang trí” [15, Tr. 12] , nhà phê bình mỹ thuật Quang Việt viết: “
Các nét phẩy của đầu bút, ở Nguyễn Thụ, đôi khi, làm dậy lên cả một vị lạ,
chỉ một mình ông mới có” [15, Tr. 16].
Nhà xuất bản Mỹ thuật (1996), Mỹ thuật hiện đại Việt Nam, Nxb Mỹ
thuật, Hà Nội.
Cuốn sách có bài viết đã điểm lại tên tuổi, tái khẳng định công lao những
họa sĩ đã có công xây dựng, gìn giữ, phát triển…ngành nghệ thuật lụa ở Việt
Nam từ những ngày đầu tiên, đặc biệt là sự thay đổi trong đề tài, chủ đề thể hiện


10

tác phẩm của các họa sĩ. Bài viết có nhắc đến tác giả Nguyễn Thụ và đưa ra nhận
định về tranh của ông như sau: “những mảng trần mạnh mẽ, gợi khối nhè nhẹ,
những hình nét mềm mại, uyển chuyển đầy nhịp điệu… ” [12, Tr. 55]. Nhờ đó,
người viết nắm rõ hơn về những họa sĩ có nhiều thành công với lụa, có cái nhìn
khách quan, đặc biệt là đánh giá những giá trị trong tạo hình tranh lụa của
Nguyễn Thụ. Là một kênh tiếp nhận thông tin rất giá trị.
Quang Phòng- Quang Việt (2015), Trường Mỹ thuật Đông Dương lịch
sử và nghệ thuật, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
Cuốn sách trình bày toàn bộ lịch sử hình thành và phát triển của
Trường Mỹ thuật Đông Dương từ những ngày đầu được thành lập cho đến
giai đoạn những năm đầu của thế kỉ XX. Trong phần nói về nghệ thuật tranh

lụa Việt Nam, các tác giả đã ghi nhận những thành công và đóng góp của họa
sĩ Nguyễn Thụ với nền nghệ thuật tranh lụa Việt Nam. Đây là một tài liệu
mang tính lịch sử nghệ thuật rất quan trọng đối với người viết.
Phan Cẩm Thượng (2014), Nguyễn Thụ- Con đường phương Đông,
Nxb Thế giới, Hà Nội.
Cuốn sách đã tập trung nghiên cứu những mảng trong sáng tác nghệ
thuật của họa sĩ Nguyễn Thụ (nghiên cứu và hình họa, tranh in khắc gỗ, tranh
chân dung, tranh sinh hoạt, tranh phong cảnh) của những tác phẩm nằm trong
bộ sưu tập của nhà sưu tập người Thái Lan Tira. Phan Cẩm Thượng nhận
định, Nguyễn Thụ là họa sĩ Phương Đông thuần túy. Và Nguyễn Quân thì cho
rằng họa sĩ Nguyễn Thụ yêu thích các “khoảng trống ám ảnh hơn là lấp đầy
không gian bằng thế giới vật chất nặng nề” [23, Tr 12]. Mặc dù cuốn sách là
một chuyên khảo - tác giả nhưng vì viết về nhiều mảng sáng tác với nhiều
chất liệu trong bộ sưu tập của ông Tira nên chưa tập trung sâu vào mảng tranh
lụa và cũng chưa làm nổi bật được hoàn toàn các đặc trưng riêng của phong
cách sáng tạo trên nền lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ.


11

Lê Văn Sửu (2007), Chất hội họa trong thơ và chất thơ trong hội họa
Việt Nam, Luận án Tiến sĩ nghệ thuật, Viện văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
Luận án đã đưa ra những nhận định, khái niệm, làm rõ sự biểu hiện của
chất hội họa trong thơ và chất thơ trong hội họa Việt Nam, cung cấp những
kiến thức giúp người viết hiểu rõ mối liên hệ qua lại, mối quan hệ gần gũi
giữa loại hình nghệ thuật hội họa và thơ ca… Trong luận án, tác giả đã có đề
cập đến tranh lụa của hoạ sĩ |Nguyễn Thụ và tập trung phân tích đến một số
tác phẩm bộc lộ rõ nét chất thơ.
Hoàng Minh Đức (2014) “Nghệ thuật tranh lụa Việt Nam- Hình thức biểu
đạt phương Tây trên tinh thần Á Đông” Nghiên cứu Mỹ thuật, 2(02), 06/2014.

Bài báo nêu lên một đặc điểm của tranh lụa hiện đại Việt Nam trong quá
trình hình thành và phát triển là có sự giao thoa giữa hình thức biểu đạt phương
Tây trên tinh thần Á Đông. Tác giả cũng đã nhắc đến Nguyễn Thụ và nêu được
một số đặc điểm trong sáng tác tranh lụa của ông, cung cấp thêm những kiến
thức quan trọng trong quá trình tiến hành nghiên cứu của người viết.
Lê Văn Sửu (2014) “Nghiên cứu yếu tố trang trí trong tranh”, Nghiên
cứu mỹ thuật, (3), 09/2014.
Bài báo đã tập trung tìm hiểu về việc nhiều yếu tố trang trí xuất hiện
trong các tác phẩm hội họa và đồ họa dựa trên các đặc điểm: khai thác sử
dụng họa tiết; cách điệu hình thể; thay đổi màu sắc không theo quy luật; lựa
chọn và khai thác đặc điểm đối tượng; thể hiện đúng đối tượng có yếu tố trang
trí. Trong bài viết, tác giả Lê Văn Sửu cũng đã chỉ ra một số số ví dụ tranh lụa
đặc sắc của họa sĩ Nguyễn Thụ để phân tích, làm cụ thể những nhận định của
mình về yếu tố trang trí trong tranh. Bài viết đã giúp người viết đưa ra định
hướng rõ hơn trong quá trình tiến hành nghiên cứu.


12

3. Mục đích của luận văn
- Đề tài nghiên cứu, làm rõ đặc điểm tạo hình trong tranh lụa của họa sĩ
Nguyễn Thụ.
- Xác định, đánh giá phong cách nghệ thuật riêng biệt, độc đáo của họa
sĩ Nguyễn Thụ
- Đánh giá vai trò của nghệ thuật tranh lụa Nguyễn Thụ đối với tranh
lụa Việt Nam thông qua những thành công về mặt tạo hình.
- Làm tư liệu nghiên cứu, phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu tranh lụa.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài luận văn tập trung nghiên cứu những đặc điểm nghệ thuật tạo

hình trong tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ.
- Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung chủ yếu nghiên cứu các tác phẩm tranh lụa của họa sĩ
Nguyễn Thụ. Bên cạnh đó, đề tài cũng đề cập đến một số tác phẩm được sáng
tác bằng chất liệu khác của ông cũng như một số tác phẩm với nhiều chất liệu
khác nhau của dòng tranh, nhiều họa sĩ trong và ngoài nước, trước, cùng và
sau thế hệ so với Nguyễn Thụ để phân tích, so sánh làm nổi bật đặc điểm tạo
hình trong tranh lụa của ông.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên các phương pháp nghiên cứu khoa học sau:
- Phương pháp thu thập tài liệu:
Thống kê các bài nghiên cứu trước có vấn đề liên quan đến đề tài qua
sách báo, luận án, luận văn, tạp chí, các bài báo trên mạng internet…
- Phương pháp phân tích tổng hợp:
Phân tích đặc điểm chất liệu, phong cách nghệ thuật, đặc điểm tạo hình
của tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ qua những tác phẩm tiêu biểu.
- Phương pháp liên ngành:


13

Tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu về nghệ thuật, tâm lý, lịch sử, xã hội...
để hiểu được đời sống tâm lý, hoàn cảnh xã hội, điều kiện lịch sử, tìm ra mối
liên hệ tác động qua lại giữa các vấn đề này trong quá trình sáng tác của tác
giả cũng như việc chúng đã để lại những dấu ấn nghệ thuật, có những tác
động nào đối với tác phẩm.
- Phương pháp nghệ thuật học:
Sử dụng lý thuyết nghệ thuật hội họa để phân tích, đánh giá cách xây
dựng bố cục, chọn hình mảng, ánh sáng, không gian…cũng như phương pháp
làm việc của nghệ sỹ trong khi sáng tác.

- Phương pháp so sánh:
Tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt của các tác phẩm, của các
họa sĩ từ đó chỉ rõ đặc điểm tạo hình trong tranh lụa và phong cách nghệ thuật
của họa sĩ Nguyễn Thụ.
- Phương pháp phỏng vấn:
Trực tiếp gặp gỡ, phỏng vấn họa sĩ Nguyễn Thụ cũng như một số họa sĩ
khác về vấn đề tranh lụa, quá trình sáng tạo của họa sĩ Nguyễn Thụ và các vấn
đề khác liên quan.
6. Những đóng góp khoa học của luận văn
- Đây là công trình nghiên cứu về đặc điểm tạo hình trong tranh lụa của
hoạ sĩ Nguyễn Thụ.
- Làm rõ rõ giá trị nghệ thuật của tranh lụa hoạ sĩ Nguyễn Thụ.
- Là tài liệu tham khảo về mặt lý luận cho các cơ sở đào tạo nghệ thuật,
phục vụ công tác giảng dạy và sáng tác của người viết.
7. Cấu trúc luận văn
Kết cấu của đề tài nghiên cứu ngoài phần Mở đầu 11 trang, Kết luận
gồm 2 trang và Phụ lục 24 trang, Tài liệu tham khảo, nội dung chính được
chia làm 3 chương:


14

Chương 1: Cơ sở lý luận để nghiên cứu đề tài (16 trang)
Chương 2: Nghiên cứu đặc điểm tạo hình trong tranh lụa của họa sĩ
Nguyễn Thụ (31 trang)
Chương 3: Giá trị nghệ thuật và bài học rút ra từ nghiên cứu đặc điểm
tạo hình trong tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ (10 trang)


15


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
1.1. Một số khái niệm được sử dụng trong đề tài
Để tập trung nghiên cứu đề tài, trước hết cần giải quyết các vấn đề về
khái niệm. Người viết tập trung tìm hiểu hai khái niệm căn bản “Đặc điểm tạo
hình” và “Đặc điểm tạo hình trong tranh lụa”.
1.1.1. Khái niệm “Đặc điểm tạo hình”
Để hiểu đầy đủ khái niệm “Đặc điểm tạo hình”, chúng ta cần quan tâm
đến khái niệm “Đặc điểm” và “Tạo hình”.
Khái niệm “Đặc điểm”
Từ điển Từ và ngữ Hán- Việt, Nxb Thời đại do Huyền Linh biên soạn
định nghĩa khái niệm “Đặc điểm”là: “ điểm đặc biệt của sự vật” [8, Tr. 79].
Trong quá trình tìm tài lại để nghiên cứu, người viết không tìm được
nhiều từ điển đề cập đến khái niệm này. Hầu hết các từ điển Hán – Việt đều
có định nghĩa giống như trên. Định nghĩa này khá ngắn gọn nêu được những
điểm chính nhưng người viết chưa thực sự cảm thấy thoản mãn.
Khái niệm “Tạo hình”
Tác giả Nguyễn Văn Khôn trong Từ điển Anh- Việt hiện đại đã dịch
nghĩa từ “Art” nghĩa là: “Nghệ thuật, kỹ thuật, mỹ thuật”, cụm từ “Fine art”
cũng có nghĩa là: “Mỹ thuật” [7, Tr. 95]. Trên các tài liệu, bài báo hoặc văn
phong chuyên ngành nghệ thuật người Việt thường có xu hướng dịch từ “Art”
mang nghĩa nghệ thuật nói chung và dùng cụm từ “Fine art” để chỉ mỹ thuật.
Ngoài ra, từ điển còn có cụm từ “Plastic art” được dịch là nghệ thuật tạo hình.
Ngày nay, trên thế giới và cả Việt Nam bắt đầu sử dụng thêm khái niệm
“Visual art” nghĩa là nghệ thuật thị giác để thay thế cho khái niệm “Fine art”
thường thấy như trước đây do sự phát triển, mở rộng, biến đổi, giao thoa ngày
càng diễn ra mạnh mẽ trong lĩnh vực nghệ thuật. Kèm theo đó là các nghệ sĩ



16

hay dùng các cụm từ “artist”, “visual artist” hơn là “painter” hay “sculpture”,
“printer”… để gọi tên ngành nghề các nghệ sĩ.
Từ điển Bách khoa Việt Nam ghi rõ về khái niệm “Tạo hình”: “Tạo hình
là thủ pháp sáng tạo nghệ thuật bằng ngôn ngữ hình khối, màu sắc, chất cảm,
không gian, bố cục. Theo nghĩa rộng, tạo hình bao gồm hoạt động hội họa, điêu
khắc, mỹ thuật ứng dụng, kiến trúc, nhiếp ảnh. Theo nghĩa hẹp, tạo hình là hoạt
động thuộc hội họa giá vẽ và điêu khắc. Hội họa là nghệ thuật tạo hình trên mặt
phẳng, bằng các yếu tố đường nét, màu sắc, hình diện...” [5, Tr. 60].
Trong cuốn Từ điển mỹ thuật phổ thông của Đặng Thị Bích Ngân định
nghĩa “Tạo hình”: “Theo nghĩa rộng, tạo hình là sự sáng tạo mọi hình tượng
nghệ thuật; theo nghĩa hẹp, tạo hình là sự sáng tác, sự khắc họa những đặc
trưng về hình thể trong điêu khắc, hội họa, các ngành mỹ thuật ứng dụng và
kiến trúc…Hội họa theo bút pháp tả thực, là sự triển khai trên không gian hai
chiều những hình ảo mang đặc tính của không gian ba chiều…” [16, Tr. 129].
Rõ ràng, “Tạo hình” là khái niệm đề cập đến một phương thức hoạt
động sáng tạo trong nghệ thuật. Người nghệ sĩ sử dụng đến các ngôn ngữ, các
yếu tố như màu sắc, đường nét, hình khối, không gian, ánh sang, mảng
miếng…để xây dựng hình tượng nghệ thuật trong các tác phẩm nghệ thuật.
Người viết sẽ dựa theo cách định nghĩa của Từ điển Bách khoa Việt
Nam và dựa trên quy mô giới hạn nghĩa hẹp (trong hội họa và điêu khắc) để
làm hệ quy chiếu cho phần nội dung luận văn của mình.
Như vậy, có thể xác định khái niệm “Đặc điểm tạo hình” là: những đặc
điểm nổi bật của thủ pháp sáng tạo nghệ thuật bằng ngôn ngữ hình khối, màu
sắc, chất cảm, không gian, bố cục.


17


1.1.2. Khái niệm “Đặc điểm tạo hình trong tranh lụa”
Khái niệm “Tranh lụa”
Từ điển bách khoa Việt Nam định nghĩa như sau: “Việt Nam cũng giống
như một số nước phương Đông (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…) có nghệ
thuật vẽ tranh lụa. Tuy nhiên, hội họa thời kỳ phong kiến nước ta không được
chú trọng. Chính vì thế, ngày nay chúng ta còn rất ít di sản của nền nghệ thuật
tranh lụa do ông cha để lại. Nguyễn Phan Chánh được coi là người có công xây
dựng lên nền nghệ thuật tranh lụa hiện đại Việt Nam sau khi trường Mỹ thuật
Đông Dương được thành lập (năm1925). Sự kết hợp của phương pháp làm việc
hiện đại của hội họa phương Tây trên nền chất liệu truyền thống và tâm hồn
phương Đông đã mang đến giá trị đặc sắc của tranh lụa hiện đại Việt Nam
không lẫn của Tây mà cũng không lẫn của Tàu” [5, Tr. 534].
Định nghĩa đã nêu được thế nào là tranh lụa và cung cấp thêm thông tin
cơ bản về quá trình hình thành cũng như một số đặc trưng. Tuy nhiên, nên chăng
chỉ cần dừng lại ở việc chỉ ra thế nào là tranh lụa cũng đã đầy đủ nội dung?
Tranh lụa dùng tên gọi nền tranh (lụa) để gọi chất liệu. Điều này khác
cơ bản đối với các chất liệu khác như sơn dầu, màu nước, bột màu… dùng
màu vẽ để gọi tên chất liệu. Do đó, chắc chắn ở tranh lụa có rất nhiều điểm
khác biệt với với các chất liệu khác.
Theo cá nhân người viết, tranh lụa là: nghệ thuật vẽ tranh trên nền lụa,
xuất phát từ các nước phương Đông.
Khái niệm “Đặc điểm tạo hình trong tranh lụa”:
Từ những khái niệm và phân tích trên, người viết đưa đến khái niệm
“Đặc điểm tạo hình trong tranh lụa” như sau: Đó là điểm nổi bật trong thủ
pháp sáng tạo nghệ thuật bằng ngôn ngữ hình khối, màu sắc, chất cảm, không
gian, bố cục… nhằm xây dựng nên hình tượng nghệ thuật trên chất liệu lụa.
Mỗi họa sĩ, do tài năng, đặc điểm tâm sinh lý, quan điểm thẩm mỹ, yếu
tố đời sống, xã hội… tác động thì sẽ có cách áp dụng những thủ pháp sáng



18

tạo, xây dựng hình tượng nghệ thuật khác nhau, tạo nên những tác phẩm khác
nhau, phong cách nghệ thuật khác nhau.
1.2. Khái quát về tranh lụa Việt Nam hiện đại
1.2.1. Khái lược sự hình thành và phát triển của tranh lụa Việt Nam hiện đại
Tranh lụa là loại hình nghệ thuật xuất hiện ở các nước Á Đông từ lâu
đời. Việt Nam cũng có tranh lụa. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân (khí hậu
khắc nghiệt, chiến tranh liên miên, quan điểm thẩm mỹ… ) hội họa Việt Nam
thời phong kiến không được chú trọng nên hiện nay hầu như không còn nhiều
hiện vật để chứng minh sự tồn tại có tính trọn vẹn của nền nghệ thuật tranh
lụa cổ truyền. Ngày nay tranh lụa cổ còn lại rất ít, như chân dung Nguyễn
Trãi, chân dung Phùng Khắc Khoan và một ít tranh thờ khác.
Năm 1925, người Pháp thành lập trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông
Dương, đánh dấu sự ra đời của nền nghệ thuật hội họa tại Việt Nam. Nếu như
trước đây, những người làm nghệ thuật ở Việt Nam, đặc biệt là các nghệ nhân
ở làng đều không được đào tạo bài bản, chỉ học theo lối truyền nghề thì bây
giờ các họa sĩ được tiếp thu cách làm việc của người phương Tây. Học theo
phương pháp khoa học của phương Tây nhưng có nhiều người bắt đầu tìm tòi
để sử dụng phương pháp này để khai thác các yếu tố cổ truyền phương Đông,
của dân tộc.
Người đóng vai trò lớn nhất trong việc khai sinh ra nghệ thuật tranh
lụa Việt Nam hiện đại chính là họa sĩ Nguyễn Phan Chánh. Ông đã sử dụng
lối tư duy nghệ thuật châu Âu trên nền lụa phương Đông.
Thời kì trường Mỹ thuật Đông Dương, cùng với Nguyễn Phan Chánh
còn có một số họa sĩ khác cũng nghiên cứu vẽ lụa như: Nguyễn Tiến Chung,
Lương Xuân Nhị, Trần Văn Cẩn, Tô Ngọc Vân, Lưu Văn Sìn, Mai Trung
Thứ, Lê Thị Lựu, Lê Phổ, Lê Văn Đệ… “Khuynh hướng thời kì này thiên về
tìm tòi những mảng màu đơn giản, tìm phối sắc trong mảng hình, thường



19

dùng màu nâu, đen, màu sáng là màu của lụa. Bố cục chặt chẽ, nhân vật lớn, ít
nền” [21, Tr. 12].
Sau 1945, nhiều nghệ sĩ đi theo kháng chiến, vào cuối giai đoạn này, có
thêm một số họa sĩ vẽ tranh lụa như: Lê Vinh, Phan Thông, Trọng Kiệm…
Ngôn ngữ tạo hình có sự chuyển biến. “Cách tìm tòi tạo hình không chỉ là tìm
mảng nữa, có lúc đã sử dụng đậm nhạt vượt khỏi ranh giới các mảng hình.
Màu sắc đã sử dụng rộng rãi hơn (ngoài những màu nâu đất), đã sử dụng nét
kế hợp với tìm mảng” [21, Tr. 13].
Năm 1955, trường Mỹ thuật được mở lại, khóa Trung cấp đầu tiên được
lấy tên họa sĩ Tô Ngọc Vân làm tên gọi. Năm 1957, trường mở khóa đại học
đầu tiên, từ đó chuyên khoa lụa được chính thức đưa vào chương trình đào tạo.
Thế hệ vẽ lụa tiếp theo xuất hiện: Nguyễn Thụ, Vũ Giáng Hương, Trần
Đông Lương, Phạm Công Thành, Ngô Minh Cầu, Dương Ánh, Mộng Bích…
Khuynh hướng chủ yếu giai đoạn này hiện thực xã hội chủ nghĩa và ấn tượng.
Các họa sĩ chủ yếu tập trung khai thác đề tài cuộc sống chiến đấu và lao động
của người dân, có một số tìm tòi trong cách thể hiện, bảng màu đa dạng, bút
pháp linh hoạt, có họa sĩ tiếp tục phát triển lối vẽ cô đọng đơn giản, có người
thì mạnh mẽ phóng khoáng hơn, không chỉ dừng lại ở mảng màu êm dịu.
Năm 1976, đất nước hoàn toàn thống nhất. Từ năm 1980 nghệ thuật tranh
lụa có những bước đi mới, xuất hiện một số đột phá trong tư tưởng và bút pháp
thể hiện, có thể kể đến: Lương Xuân Đoàn, Lê Anh Vân, Kim Bạch…
Sau năm 2000 nghệ thuật tranh lụa có chiều hướng chững lại, nhiều họa
sĩ chuyển sang vẽ các chất liệu khác như sơn dầu, acrylic, sơn mài… vì khả
năng thể hiện đa dạng, nhanh, dễ bảo quản hơn và vì tính thương mại tốt hơn.
Tranh lụa ít xuấn hiện dần ở các cuộc triển lãm. Nhưng khoảng 5 năm trở lại
đây, tranh lụa bắt đầu có những khởi sắc, nhiều họa sĩ vẫn tiếp tục vẽ lụa,
nhiều họa sĩ trẻ tìm đến lụa. Đã có nhiều triển lãm dành riêng cho chất liệu

này, nhiều nghệ sĩ tìm tòi phá cách trong chất liệu, bút pháp thể hiện, nội


20

dung chủ đề đa dạng, gần với hơi thở cuộc sống hiện đại không thuần êm dịu,
nhẹ nhàng như trước.
1.2.2. Đặc điểm của tranh lụa Việt Nam hiện đại
Ngày nay, rất khó để nói về “yếu tố cổ truyền” hay tính truyền thống
của nghệ thuật tranh lụa Việt Nam như một số các ngành nghệ thuật khác như
kiến trúc, điêu khắc… Chúng ta chỉ có thể nghiên cứu nó từ khi có sự ra đời
của trường Mỹ thuật Đông Dương đặc biệt là từ khi người có công hình thành
và xây dựng ngành lụa hiện đại Nguyễn Phan Chánh giới thiệu công chúng
những tác phẩm đầu tiên. Vì vậy, đề tài sẽ tập trung làm rõ một số đặc điểm
cơ bản của tranh lụa như sau:
Đặc điểm về chất liệu của tranh lụa
Lụa là chất liệu nghệ thuật của nhiều nước Á Đông (cách gọi tên chất liệu
là nền tranh chứ không phải là chất liệu dùng để vẽ như sơn dầu, sơn mài, mực
nho, thuốc nước…). Có nhiều loại lụa để vẽ, có thể làm từ sợi tơ tằm hoặc sợi
tổng hợp, thường có hai loại chính là lụa thưa (còn gọi là lụa thô) và mau (còn
gọi là lụa mịn) mỗi loại do cách dệt thưa mau, sợi to nhỏ khác nhau sẽ mang đến
những hiệu quả thớ lụa khác nhau, mịn màng óng ả hay thô khỏe, rất phong phú,
đa dạng cho người nghệ sỹ muốn chọn để thể hiện ý tưởng.
Với mỗi loại lụa lại cho những hiệu quả khác nhau khi thể hiện. Vì vậy,
nắm được đặc tính từng loại để có cách xử lý đối với họa sĩ cũng là một điều
vô cùng quan trọng.
Loại lụa dệt mau, sợi nhỏ mịn, dễ tạo hiệu quả êm dịu nhẹ nhàng,
mượt êm như nhung. Những chỗ chuyển từ đậm đến nhạt thường dễ xử lý hài
hòa, không gây cứng, sắc . Loại này cũng là lựa chọn tối ưu cho những ai
muốn vẽ những mảng đậm, sâu và thường dùng cho những tác phẩm có bố

cục với nhiều chi tiết nhỏ, cần thể hiện cầu kỳ, tỉ mỉ.
Loại lụa dệt thưa tạo nên thớ ngang dọc rõ ràng rất phù hợp với những
phác thảo có các mảng hình to, chắc, khỏe, độ loang mờ lớn…Thế nhưng, do


21

dệt thưa nên sẽ khó khăn hơn nếu nghệ sỹ muốn vẽ những mảng đậm lớn vì
khe hở của lụa và giấy biểu ánh lên.
Trung Quốc là nước sản xuất nhiều lụa để vẽ, với nhiều loại khác nhau,
có loại trắng, mịn, mỏng, có loại màu ngà, vàng óng…Nhưng lụa Trung Quốc
nếu vẽ theo cách của Việt Nam dễ bị lầy.
Loại lụa thấm màu tốt hơn cả là lụa tơ tằm, dễ sử dụng và đạt hiệu quả
hơn sơ với lụa có lẫn sợi có tơ nhân tạo. Ngoài lụa tơ tằm ra, có một số họa sĩ
dùng cả sồi. Sồi là loại dệt tơ tằm thủ công, sợi thô, khuôn khổ hẹp, cũng cho
hiệu quả lạ mắt.
Ở Việt Nam trước đây cũng có nhiều nơi sản xuất lụa vẽ như Hà Đông,
Thái Bình, Hà Nam, Thành phố Hồ Chí Minh... Nhưng vì nhiều yếu tố (chủ
yếu là lợi ích kinh tế mang lại) hiện nay rất ít người tiếp tục theo nghề. Miền
Bắc nay hầu như chỉ còn anh Chuẩn ở Hà Nam vẫn sản xuất lụa vẽ.
Màu vẽ trên lụa trước đây có màu tự nhiên, thuốc nước, mực nho...
Ngày nay, các họa sĩ chủ yếu dùng màu nước, thi thoảng dùng thêm mực nho.
Ngoài ra, từ nhiều năm nay, nhiều họa sĩ đã thể nghiệm những tìm tòi với
mong muốn đưa đến một hướng đi mới, trải nghiệm mới với lụa khi dùng
Acrylic, màu Temper để vẽ hay dán thêm vàng lá, bạc lá trên lụa, thậm chí có
người thử ngiệm cả sơn ta trên lụa... Những tìm tòi ấy, chắc chắn sẽ có những
hiệu quả nhất định. Hi vọng rằng, trên con đường thử nghiệm, biết đâu sẽ đưa
đến những sáng tạo bất ngờ. Tuy nhiên, dù muốn hay không, chúng ta vẫn cần
tôn trọng chất liệu, làm sao để lụa vẫn còn là lụa.
Tranh lụa là một tên gọi rất đặc biệt, lấy nền tranh để gọi tên chứ không

phải là màu dùng để vẽ (như sơn dầu, bột màu, thuốc nước…) trên nền ấy.
Với các chất liệu khác, khi vẽ, màu sắc sẽ phủ lên, che khuất nền tranh, nếu
còn lộ ra thì cũng không tạo nhiều hiệu quả về mặt thẩm mỹ, màu sắc sẽ thay
đổi hình thái, tạo thêm chất mới trên bề mặt (sơn dầu, sơn mài, bột màu… rất
rõ điều này). Nhưng với lụa, trong quá trình vẽ, nền tranh không bị khuất lấp


22

bởi các lớp màu, thực chất của việc vẽ màu là các hạt màu theo nước thấm
sâu, ngấm vào thớ lụa nên bề mặt của sợi tơ, thớ lụa không hề thay đổi, chỉ
thay đổi về màu sắc. Thêm nữa, vì là lụa nên bao giờ cũng mềm mại, trong,
óng, mượt…nên một tác phẩm thành công thực sự khi từ nền tranh ấy, kết
hợp các yếu tố tạo hình mà vẫn phải toát lên được vẻ đẹp thanh thoát, uyển
chuyển, tinh tế của chất liệu. Đây thực sự là một thách thức không nhỏ đối với
nhiều nghệ sĩ.
Đặc điểm tạo hình nghệ thuật tranh lụa
Tranh lụa mang đến cho ta cảm giác nhẹ nhàng, trong trẻo, thanh thoát.
Tranh lụa Việt Nam là sự kết hợp của ngôn ngữ nghệ thuật phương Tây trên
nền tư duy thẩm mỹ phương Đông.
Do đặc tính chất liệu mềm mỏng, trong nên với tranh lụa người vẽ
không thể diễn tả chiều sâu, ánh sáng, không gian, khối… như các chất liệu
khác. Vì thế, khi vẽ để đảm bảo hiệu quả về mặt tạo hình, người ta phải triệt
sử dụng mảng và nét. Sự chênh nhau về độ đậm nhạt, kích thước, mật độ…
của mảng và nét góp phần tạo nên chiều sâu của không gian. Khi đặt một nét
màu xuống nền tranh lụa, màu theo nước nhòe loang ra xung quanh, tạo nên
sự mềm mại, nếu không có nét mà chỉ có đường nhòe thì không chặn, giới
hạn, khẳng định và khái quát được hình. Nét không chỉ có vai trò giữ hình mà
còn để biểu hiện nghệ thuật diễn tả về mặt cấu trúc và cảm giác, không gian.
Vì thế, tranh lụa không thể thiếu nét, mảng và nét đóng một vai trò rất lớn

trong tranh. Tổ hợp nét phải hài hòa, thống nhất với hình. Có nét chắc khỏe,
có nét nhỏ tinh tế, có nét ngắn, nét dài, có nét dùng để chặn hình, có nét vừa
chắc vừa buông nhòe vào không gian…
Tranh lụa cũng như các chất liệu khác, vẫn phải tuân theo các quy tắc
bố cục. Tranh lụa bị hạn chế trong việc diễn tả chiều sâu giống như hình họa
nên người ta rất quan tâm đến cấu trúc bố cục. Cấu trúc trong bố cục tranh lụa
thường mang tính ước lệ, tận dụng hiệu quả của mảng nét tạo nên không gian


23

mà không cần phải đùng đến thấu thị. Tranh lụa phương Đông thường xây
dựng bố cục đơn tuyến bình đồ, các hình ảnh thấp, to ở gần, cao, nhỏ ở xa,
mọi hình tượng dàn đều trên mặt tranh. Ngày nay, tranh lụa có dùng viễn cận
của phương Tây nhưng cũng rất hạn chế. Họa sĩ thường tự sáng tạo không
gian theo cách của mỗi người, đôi khi không nhờ đến một phối cảnh nào
nhưng vẫn đạt hiệu quả xa gần, chính phụ, đôi khi người vẽ chỉ vờn nhẹ khối
và vẫn thấy nông sâu. Để có được những hiệu quả đó trước hết là nhờ vào
hình tượng nhân vật mang tính khái quát kết hợp với tổ hợp nét chọn lọc kỹ
càng. Bên cạnh đó còn là cách sử dụng độ đậm nhạt, tương quan giữa người
và phối cảnh. Họa sĩ dùng màu đậm để nhấn vào người còn cảnh thì để nhạt
để tôn phần chính của tranh. Một vài trước hợp khác, người nghệ sỹ nhòe mờ
các hình ảnh ở tiền cảnh để tôn những hình ảnh, chi tiết ở xa nhưng vẫn tạo ra
sự thống nhất về không gian… Có những trường hợp họa sĩ không dùng phối
cảnh mà tận dụng các mảng trống trong tranh để trở thành một phần của bố
cục, giúp cho bố cục có mảng chính phụ, tạo nhịp điệu cân bằng.
Cũng do không thể tả kĩ nên họa sĩ vẽ lụa phải khái quát các hình
tượng. Khi xây dựng hình tượng, người nghệ sĩ phải khái lược những đặc
điểm, chi tiết rườm rà, chỉ giữ lại những gì cần thiết, đặc trưng nhất, phải nhìn
thấy vẻ đẹp từ chiều sâu bên trong, thấy được bản chất sự vật chứ không phải

đơn thuần là những gì bộc lộ bên ngoài để cho hình tượng đẹp, sinh động mà
vẫn cô đọng, tinh tế.
Màu sắc trong tranh lụa thường hài hòa, nhuần nhị. Với tranh lụa, họa
sĩ ít sử dụng những hòa sắc đối chọi, tương phản mà hay sử dụng các gam
màu mang lại cảm giác hài hòa, uyển chuyển, tinh tế. Người vẽ có xu hướng ít
tạo nên sự tương phản nóng lạnh trong tranh. Có nhiều tác phẩm có màu tươi
tắn, rực rỡ nhưng lại nằm trong một thể thống nhất hài hòa chứ không mang
tính đối chọi, tương phản.


24

Một điều vô cùng quan trọng trong khi tạo hình trên nền lụa là sự trong
trẻo. Do đặc tính chất liệu là trong, mềm… nên khi vẽ, dù người nghệ sĩ muốn
khám phá, sáng tạo đến mức độ nào thì cũng cần giữ lại được độ trong trẻo
của các thớ lụa, của nền tranh. Nếu chất liệu màu bít thớ lụa, sợi tơ thì độ óng
ả, mềm mại, tinh tế của lụa bị mất đi, đặc điểm của tranh lụa sẽ bị mất đi.
Ngày nay, một số họa sĩ có những thử nghiệm táo bạo bằng các chất màu ít
gốc nước hoặc dán thêm các nguyên liệu khác trên nền lụa, ít nhiều đã giảm
giá trị trong trẻo của lụa.
Ngoài ra, trong tranh tranh lụa các họa sĩ thường tìm đưa vào nhiều yếu
tố trang trí (mảng miếng trang trí, chi tiết, hoa văn trang trí, màu sắc mang
tính trang trí…) một mặt mang lại hiệu quả điểm nhấn, đẹp về nghệ thuật còn
là một thủ pháp rất đặc biệt của tranh lụa, góp phần nâng cao tính khái quát,
tượng trưng của hình tượng nghệ thuật. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua
các tranh lụa của các nước Trung Quốc, Nhật Bản và rất nhiều tranh của các
họa sĩ Việt Nam.
Kĩ thuật thể hiện của nghệ thuật tranh lụa
Nếu như cách vẽ lụa của người Trung Quốc là vẽ thẳng lên giấy, phóng
bút, bộc lộ sức truyền cảm của lực bút, vẽ và đạt hiệu quả ngay (người ta gọi

cách vẽ này là lối công bút) thì cách vẽ của người Việt Nam có phần khác.
Cách vẽ của chúng ta chính xác là kỹ thuật nhuộm lụa nhiều lần mà vẫn
không làm thay đổi bề mặt của chất liệu. Người nghệ sĩ căng lụa lên khung,
dùng màu nước (hoặc mục nho) vẽ từng lớp lên lụa, vẽ ẩm và khô kết hợp. Vẽ
nhiều lần, có khi màu rất loãng, có khi màu đặc hơn. Lúc nào thấy cặn bẩn
hoặc thay màu, lấy, giảm bớt độ đậm… thì rửa lụa.
Vì là vẽ theo lối kĩ thuật nhuộm lụa nhiều lần nên với những mảng sáng,
tối họa sĩ phải tính toán rất kĩ ngay từ đầu. Vẽ từ nhạt đến đậm, những mảng
nào cần sáng thì đầu tiên cứ để trống lụa và vẽ sau cùng. Những mảng đậm thì
nhuộm lụa nhiều lần, kết hợp nhiều sắc độ khác nhau mới cho hiệu quả màu


×