Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Các yếu tố tài chính tác động đến việc của các công ty được niêm yết trên các sàn chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ HUYỀN ANH

CÁC YẾU TỐ TÀI CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN
VIỆC NẮM GIỮ TIỀN MẶT CỦA CÁC
CÔNG TY ĐƢỢC NIÊM YẾT TRÊN
SÀN CHỨNG KHOÁN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ HUYỀN ANH

CÁC YẾU TỐ TÀI CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN
VIỆC NẮM GIỮ TIỀN MẶT CỦA CÁC
CÔNG TY ĐƢỢC NIÊM YẾT TRÊN
CÁC SÀN CHỨNG KHOÁN
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Các yếu tố tài chính tác động đến việc
nắm giữ tiền mặt của các công ty đƣợc niêm yết trên các sàn chứng khoán” là
công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả

Lê Thị Huyền Anh


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MUC CÁC BẢNG
TÓM TẮT
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1
1.1.

Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................2

1.3.


Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................2

1.5.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................3

1.6.

Bố cục đề tài ..................................................................................................3

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................4
2.1.

Cơ sở lý thuyết .............................................................................................4

2.1.1

Lý thuyết đánh đổi ................................................................................................ 4

2.1.2

Lý thuyết trật tự phân hạng ................................................................................ 5

2.1.3


Lý thuyết về dòng tiền tự do .............................................................................. 6

2.2.

Các yếu tố tác động đến việc nắm giữ tiền mặt ..........................................

2.2.1

Tỷ lệ vốn vay .......................................................................................................... 6

2.2.2

Tỷ lệ chi trả cổ tức ................................................................................................ 7

2.2.3

Tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần..................................................................... 8

2.2.4

Tỷ lệ thanh khoản.................................................................................................. 8

2.2.5

Quy mô công ty ..................................................................................................... 9


2.3.

Các bằng chứng thực nghiệm ...................................................................11


CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................20
3.1.

Mô hình nghiên cứu ...................................................................................20

3.1.1.

Biến phụ thuộc ..................................................................................................... 21

3.1.2.

Biến độc lập .......................................................................................................... 21

3.2.

Giả thuyết nghiên cứu ...............................................................................23

3.3.

Dữ liệu nghiên cứu .....................................................................................25

3.4.

Phƣơng pháp ƣớc lƣợng mô hình ............................................................25

3.4.1.

Các kiểm định mô hình...................................................................................... 28


3.4.2.

Phương pháp hồi quy GMM ............................................................................ 30

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................33
4.1.

Phân tích thống kê mô tả biến và tƣơng quan giữa các biến .................33

4.2.

Kiểm định sự tƣơng quan giữa các biến trong mô hình và hiện tƣợng
đa cộng tuyến .............................................................................................35

4.3.

Kiểm định hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi phần ƣ trên ữ liệu ảng Greene (2000) .............................................................................................37

4.4.

Kiểm định hiện tƣợng tự tƣơng quan phần

ƣ trên

ữ liệu

ảng–

Wooldridge (2002) và Drukker (2003) .....................................................38
4.5.


Phân tích kết quả hồi quy .........................................................................40

4.6.

Thảo luận kết quả nghiên cứu ..................................................................57

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ......................................................................................61
5.1.

Kết luận ......................................................................................................61

5.2.

Hạn chế đề tài .............................................................................................61

5.3.

Định hƣớng nghiên cứu tiếp theo .............................................................62


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CASH

Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt

DPO

Tỷ lệ chi trả cổ tức


ROE

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

LIQ

Tỷ lệ thanh khoản

SIZE

Quy mô công ty

LEV

Đòn bẩy tài chính

FEM

Mô hình tác động cố định

REM

Mô hình tác động ngẫu nhiên

GMM

Phương pháp sai phân GMM


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Kỳ vọng mối quan hệ giữa các yếu tố tài chính và tỷ lệ nắm giữ tiền mặt
Bảng 4.1: Thống kê mô tả giữa các biến của các quốc gia.
Bảng 4. 2: Thống kê mô tả các chỉ số tài chính và nắm giữ tiền mặt
Bảng 4.3: Ma trận tương quan tuyến tính đơn giữa các cặp biến
Bảng 4.4: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai đối với
biến phụ thuộc CASH
Bảng 4.5: Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi của 6 mô hình
Bảng 4.6 : Kết quả kiểm tra tự tương quan 6 mô hình
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy mô hình với biến phụ thuộc Cash bằng 3 phương pháp
FEM, REM và GMM đối với Việt Nam
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy mô hình với biến phụ thuộc Cash bằng 3 phương pháp
FEM, REM và GMM đối với Thai Lan
Bảng 4.9: Kết quả hồi quy mô hình với biến phụ thuộc Cash bằng 3 phương pháp
FEM, REM và GMM đối với Pakistan
Bảng 4.10: Kết quả hồi quy mô hình với biến phụ thuộc Cash bằng 3 phương pháp
FEM, REM và GMM đối với US
Bảng 4.11: Kết quả hồi quy mô hình với biến phụ thuộc Cash bằng 3 phương pháp
FEM, REM và GMM đối với UK
Bảng 4.12. Kết quả hồi quy đối với mô hình sử dụng các biến giả quốc gia đo lường
sự khác biệt về tỷ lệ nắm giữ tiền mặt giữa các quốc gia.
Bảng 4.13: Kết quả hồi quy mô hình cho việc nắm giữ tiền mặt giữa các nước phát
triển và đang phát triển với biến phụ thuộc Cash bằng 2 phương pháp REM và
GMM. (Cross section time series regressions.)


TÓM TẮT
Tiền mặt luôn là phản ánh tình trạng và cấu trúc tài sản trong Bảng cân đối
kế toán với ý nghĩa là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất. Dòng tiền chính là
mạch máu cơ thể kinh doanh, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự sinh tồn của
một công ty. Vì vậy, kiểm soát tiền mặt luôn là vấn đề đặt lên hàng đầu đối với các

nhà điều hành công ty.
Nghiên cứu này được thể hiện nhằm kiểm định các yếu tố tài chính quyết
định việc nắm giữ tiền mặt của các công ty niêm yết trên các sàn chứng khoán tại
các quốc gia Mỹ, Anh, Việt Nam, Pakistan, Thái Lan trong giai đoạn từ năm 2007
đến năm 2015. Cụ thể, kiểm định sự ảnh hưởng của các yếu tố tỷ lệ vốn vay, tỷ lệ
chi trả cổ tức, tỷ lệ thanh khoản, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu và quy mô
công ty quyết định việc nắm giữ tiền mặt của các công ty. Với dữ liệu thu thập của
3288 Công ty niêm yết trên các sàn chứng khoán của 05 quốc gia (Mỹ, Anh, Việt
Nam, Pakistan, Thái Lan) từ năm 2007 đến năm 2015, tác giả đã sử dụng mô hình
hồi quy để xác lập mối liên hệ thực nghiệm giữa các yếu tố tài chính và tỷ lệ nắm
giữ tiền mặt giữa các yếu tố tài chính và tỷ lệ nắm giữ tiền mặt trong các công ty
trong 02 trường hợp: (1) xem xét ảnh hưởng của các yếu tố tài chính đến quyết định
nắm giữu tiền mặt và (2) xem xét thêm ảnh hưởng của quốc gia đến nắm giữ tiền
mặt của các công ty.
Kết quả nghiên cứu cho thấy ba biến độc lập: Tỷ lệ vay vốn, tỷ suất sinh
lờitrên vốn chủ sở hữu và quy mô công ty và có tác động đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt
của công ty. Bên cạnh đó, tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của công ty cũng khác nhau giữa
các quốc gia. Tuy nhiên, bài nghiên cứu vẫn chưa tìm thấy mối quan hệ giữa tỷ lệ
chi trả cổ tức, tỷ lệ thanh khoản và tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của công ty.


1

CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài
Từ năm 2007 đến nay, nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam
nói riêng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Điều
này đã được thể hiển rõ qua các chỉ tiêu kinh tế như lạm phát tăng nhanh, lãi suất
cũng ở mức cao ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, thu hút

đầu tư giảm, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản cũng giảm sút. Từ
đó, các công ty lâm vào tình trạng khó khăn thậm chí dẫn đến giải thể, phá sản. Do
đó, việc nắm giữ tiền mặt của công ty ngày càng được quan tâm hơn.
Tiền mặt là tài sản có tính thanh khoản cao đối với mỗi công ty, do đó nó đóng
vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ngoài việc đảm bảo thanh
toán trong các giao dịch kinh doanh hằng ngày, nắm giữ tiền mặt giúp công ty ứng
phó với những tình huống bất ngờ và có thể nắm bắt được cơ hội kiếm được lợi
nhuận trong tương lai. Ngoài ra, nắm giữ tiền mặt giúp công ty giảm thiểu được chi
phí tài trợ gia tăng trong trường hợp công ty cần huy động nguồn vốn từ bên ngoài.
Tuy nhiên, việc nắm giữ tiền mặt lại tốn thêm chi phí, đó là chi phí cơ hội khi công
ty đầu tư vào tài sản thanh khoản có mức tỷ suất sinh lời thấp hơn. Kết quả việc
nắm giữ tiền mặt có tác động đến hoạt động của công ty và giá trị tài sản của cổ
đông. Chính vì tầm quan trọng của việc nắm giữ tiền mặt nên việc xác định các yếu
tố tác động đến việc nắm giữ tiền mặt của công ty là vấn đề cần thiết cho các nhà
quản lý tài chính của công ty.
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về việc nắm giữ tiền mặt của công ty.
Nghiên cứu được thực hiện ở từng quốc gia và kết quả nghiên cứu của các tác giả
đều không giống nhau cho thấy các nhân tố có mức độ tác động khác nhau lên việc
nắm giữ tiền mặt của công ty là không giống nhau. Và ở trong cùng một nước, kết
quả nghiên cứu cũng khác nhau nếu giai đoạn nghiên cứu khác nhau. Ở Việt Nam,


2

cũng đã có một số tác giả nghiên cứu về tác động hay ảnh hưởng của các nhân tố
lên việc nắm giữ tiền mặt của công ty. Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu còn hạn chế.
Tham khảo những nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới cùng với những lý do
nghiên cứu đã nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Các yếu tố tài chính
tác động đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty đƣợc niêm yết trên các
sàn chứng khoán” làm đề tài cho luận văn nghiên cứu của mình.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu ngiên cứu của đề tài là xem xét mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
tài chính tác động đến việc đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty được niêm
yết trên sàn chứng khoán giai đoạn 2007-2015.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu nêu trên, nghiên cứu hướng đến trả lời 2
câu hỏi cụ thể sau:
1. Các yếu tố tài chính: tỷ lệ chi trả cổ tức, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở
hữu, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ vốn vay và quy mô công ty có ảnh hưởng đến quyết
định nắm giữ tiền mặt của công ty hay không?
2. Yếu tố quốc gia có tác động lên nắm giữ tiền mặt của công ty không ?
So sánh sự khác biệt về nắm giữ tiền mặt giữa các quốc gia đang phát triển
với các quốc gia thuộc nhóm nước phát triển.
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Kiểm định các yếu tố tài chính quyết định việc nắm giữ tiền mặt của công ty
giữa 2 nhóm nước đang phát triển (Việt Nam, Thái Lan, Pakistan) và nhóm nước
phát triển (Mỹ, Anh) trong giai đoạn từ 2007-2015 thông qua phân tích các yếu tố:
Tỷ số tiền mặt, tỷ lệ chi trả cổ tức, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ thanh
khoản, tỷ lệ vốn vay và quy mô công của các công ty phi tài chính được niêm yết
trên sàn chúng khoán của 05 nước Việt Nam, Thái Lan, Pakistan, Mỹ, Anh.


3

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: dựa trên các số liệu thu thập từ năm 2007 đến năm 2015.
Phạm vi không gian: nghiên cứu được thực hiện trên mẫu dữ liệu của 05
nước Việt Nam, Thái Lan, Pakistan, Mỹ, Anh.
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu dùng dữ liệu được thu thập từ năm 2007 đến năm 2015 để tạo
ra bộ dữ liệu bảng (Panel data) theo dạng cân bằng (Balanced data). Dữ liệu được
thu thập và tổng hợp từ báo cáo tài chính của các công ty công bố trên sàn chứng
khoán của 05 quốc gia Việt Nam, Thái Lan, Pakistan, Mỹ, Anh.vào thời điểm cuối
năm tài chính (ngày 31 tháng 12).
Bài nghiên cứu áp dụng phương pháp phân tích trên dữ liệu bảng, sử dụng
các mô hình tác động cố định (Fixed effect model), mô hình tác động ngẫu nhiên
(Random effects model) và phương pháp sai phân GMM (GMM) nhằm khắc phục
các khuyến khuyết định lượng để tiến hành kiểm định các mô hình trong bài nghiên
cứu, ngoài ra tác giả còn sử dụng phương pháp biến giả nhằm kiểm soát sự khác
biệt các quốc gia trong tương quan các yếu tố đến tiền mặt; các biến được sử dụng
và phương pháp nghiên cứu trong bài nghiên cứu sẽ được mô tả rõ hơn trong
Chương 3. Bài nghiên cứu sử dụng phần mềm Stata 12 để thực hiện định lượng
phục vụ cho việc kiểm định các yếu tố tài chính ảnh hưởng của việc nắm giữ tiền
mặt của công ty.
1.6. Bố cục đề tài
Bố cục đề tài bao gồm năm chương.
 Chương 1: Giới thiệu.
 Chương 2: Cơ sở lý thuyết
 Chương 3: mô tả dữ liệu và các phương pháp nghiên cứu
 Chương 4: Kết quả nghiên cứu
 Chương 5: Kết luận


4

CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Lý thuyết đánh đổi

Theo lý thuyết đánh đổi lập luận rằng các công ty tối đa hóa giá trị của mình
bằng cách xem xét các chi phí cận biên và lợi ích cận biên của việc nắm giữ tiền
mặt. Theo các giả định, các nhà quản lý nhằm tối đa hóa lợi nhuận của cổ đông và
việc nắm giữ tiền mặt sẽ tạo nên chi phí gọi là chi phí lưu trữ . Lợi ích biên của việc
nắm giữ tiền mặt là giảm nguy cơ kiệt quệ tài chính và giảm các chi phí liên quan
đến việc huy động vốn từ bên ngoài. Chi phí cận biên của việc nắm giữ tiền mặt đó
là chi phí cơ hội của việc nắm giữa tiền mặt. Chi phí này có liên quan đến sự chênh
lệch giữa việc nắm giữ tiền mặt và lãi suất mà các công ty sẽ trả tiền để tài trợ thêm
tiền mặt (Dittmar, Mahrt-Smith, & Servaes, 2003).
Bằng chứng thực nghiệm của Dittmar, Mahrt-Smith, & Servaes, 2003 cho
thấy rằng, khi thực hiện quản trị tiền mặt, để việc nắm giữ tiền mặt không vượt mức
nắm giữ cần thiết, các nhà quản lý cần giám sát chặt chẽ dòng tiền tự do. Nếu một
công ty có trình độ quản lý yếu kém sẽ sử dụng lượng tiền mặt dư không hiệu quả
và đầu tư ít có lợi nhuận so với các công ty có năng lực quản lý tốt.
Có nhiều yếu tố tài chính khác nhau quyết định đến việc nắm giữ tiền mặt,
các nghiên cứu thực nghiệm cũng phản ánh lý thuyết này. Theo Al-Najjar và
Belghitar (2011), sau Ozkan và Ozkan (2004) và Opler et al. (1999) đã nghiên cứu
thực nghiệm về lý thuyết đánh đổi bằng cách sử dụng đòn bẩy, chính sách cổ tức,
quy mô công ty, rủi ro, và tính thanh khoản tài sản. Với việc sử dụng dữ liệu bảng
và dữ liệu của các quốc gia EMU theo nghiên cứu của Ferreira và Vilela (2004)
cũng sử dụng thanh khoản, đòn bẩy, tăng trưởng và quy mô công ty để kiểm chứng
thực nghiệm đối với lý thuyết này.


5

Thêm vào đó, thuyết đánh đổi nhấn mạnh rằng công ty thực hiện việc nắm
giữ tiền mặt hợp lý có thể đạt được chính sách đầu tư tốt ngày cả khi họ gặp khó
khăn về tài chính. Miller & Orr, 1966; Kim và các cộng sự (1998) đã phát triển lý
thuyết đánh đổi để xác định mức nắm giữ tiền mặt tối ưu bằng cách cân bằng chi

phí khi không còn tiền mặt và chi phí nắm giữ tiền mặt không hưởng lãi. Opler et al.
(1999)xác định sự phổ biến của tiền mặt tối ưu mà tại đó chi phí biên của tình trạng
thiếu tiền mặt ngang bằng với chi phí biên nắm giữ tiền mặt. Ferreira và Vilela
(2004) lập luận rằng việc nắm giữ tiền mặt nhiều giảm xác suất của khủng hoảng tài
chính do những khoản lỗ bất ngờ gây ra.
2.1.2. Lý thuyết trật tự phân hạng
Lý thuyết này cho rằng không có mức nắm giữ tiền mặt tối ưu cho một công
ty. Dựa trên những thông tin bất đối xứng, Myers (1984) và Myers và Majluf (1984)
cho rằng các công ty theo một trật tự trong các quyết định tài chính để giảm thiểu
chi phí liên quan đến thông tin bất đối xứng. Trình tự bắt đầu với nguồn vốn nội bộ
và sau đó sẽ sử dụng nguồn bên ngoài, sau khi các nguồn nội bộ đang cạn kiệt.
Myers (1984) đề xuất rằng công ty thiên về tài trợ bên ngoài bằng nợ hơn so với
phát hành cổ phiếu, vì nợ có chi phí thấp hơn so với vốn chủ sở. Tiền mặt có thể
được xem như là kết quả của các quyết định tài trợ và đầu tư khác nhau theo mô
hình thứ bậc của quyết định tài chính (Dittmar et al., 2003). Ferreira và Vilela
(2004) cho rằng tiền có thể được sử dụng cho các khoản đầu tư trả các khoản nợ của
công ty và kế tiếp là dự trữ tiền mặt.
Dittmar et al. (2003), quan điểm hệ thống trật tự phân hạng cho thấy rằng
không có mức tối ưu tiền mặt, cũng như mức tối ưu của số dư tiền mặt. Số dư tiền
mặt chỉ đơn giản là kết quả của các quyết định tài trợ và đầu tư khác nhau được
công ty thực hiện. Các công ty có dòng tiền lớn sẽ trả cổ tức, trả nợ và sau đó là
trữ tiền mặt. Các công ty có dòng tiền thấp hơn sẽ giảm lượng tiền mặt của họ, phát
hành nợ để tài trợ cho các dự án đầu tư nhưng sẽ hạn chế phát hành cổ phiếu vì
tốn nhiều chi phí.


6

2.1.3. Lý thuyết về dòng tiền tự do
Jensen (1986) cho rằng các nhà quản lý có một động cơ để tích trữ tiền nhằm

làm tăng tài sản dưới sự điều hành của họ và để tăng quyền tự quyết cho các quyết
định đầu tư của công ty. Có tiền sẵn để đầu tư, các nhà quản lý không cần phải huy
động vốn ở bên ngoài cũng như phải cung cấp thông tin chi tiết về các dự án đầu tư
của công ty. Do đó, các nhà quản lý có thể thực hiện các đầu tư mà có một tác động
ngược chiều lên lợi ích của cổ đông.
Thiết lập cơ hội đầu tư: Giám đốc của những công ty có cơ hội đầu tư yếu
được dự kiến nắm giữ nhiều tiền hơn để đảm bảo sự sẵn có của các quỹ cho đầu tư
vào các dự án tăng trưởng, ngay cả khi NPV của các dự án là âm. Điều này sẽ làm
giảm giá trị cổ đông ngay cả khi công ty có chương trình đầu tư lớn, với một tỉ lệ
giá trị thị trường trên giá trị sổ sách thấp. Do đó, sử dụng giá trị thị trường trên giá
trị sổ sách lớn như là một đại diện, có khả năng mối quan hệ giữa sự thiết lập cơ hội
đầu tư và nắm giữ tiền sẽ là ngược chiều.
Đòn bẩy: Các công ty có đòn bẩy thấp ít quan tâm đến việc giám sát, cho
phép quyết định quản trị cao hơn. Do đó, Lý thuyết dòng tiền tự do dự kiến công ty
có đòn bẩy thấp nắm giữ nhiều tiền hơn.
2.2. Các yếu tố tác động đến việc nắm giữ tiền mặt
2.2.1. Tỷ lệ vốn vay
Cả lý thuyết đánh đổi và thuyết trật tự phân hạng dự đoán có mối tương quan
âm giữa tỷ lệ vốn vay và tỷ lệ nắm giữ tiền mặt. Theo thuyết đánh đổi, Caglayan,
Ozkan & Ozkan (2002) và Diamond (1984) cho rằng nợ có thể thay thế nắm giữ
tiền mặt vì nợ làm giảm rủi ro đạo đức và giúp linh hoạt hơn. Tương tự, thuyết trật
tự phân hạng , Opler và cộng sự (1999) phát biểu rằng các công ty có sử dụng lượng
tiền mặt dự thừa hoặc là để trả nợ hoặc là tiếp tục tích lũy tiền mặt, mặc dù các công
ty có thể duy trì một mức nợ mục tiêu, tuy nhiên, tiền vẫn được sử dụng theo thuyết
trật tự phân hạng. Lý thuyết dòng tiền tự do cũng dự đoán một mối tương quan âm
giữa tỷ lệ vốn vay và tỷ lệ nắm giữ tiền mặt vì các công ty sử dụng vốn vay ít có thể


7


chịu ít sự giám sát từ bên ngoài hơn và do đó cho phép nhà quản lý quyết định nắm
giữ tiền mặt cao hơn theo vấn đề về chi phí đại diện. Tuy nhiên, Ferreira và Vilela
(2003) cho rằng thuyết đánh đổi cũng có thể dự đoán một mối tương quan dương
giữa tỷ lệ vốn vay và tỷ lệ nắm giữ tiền mặt vì đòn bẩy làm tăng xác suất phá sản và
do đó, công ty nắm giữ tiền mặt nhiều hơn để làm giảm xác suất rơi vào tình trạng
kiệt quệ tài chính. Do đó, dựa trên những nghiên cứu thực nghiệm trước, giả thuyết
đầu tiên của bài nghiên cứu là:
H1. Có mối tương quan âm giữa tỷ lệ vốn vay và tỷ lệ nắm giữ tiền mặt.
2.2.2. Tỷ lệ chi trả cổ tức
Khi công ty cần tiền mặt và gặp khó khăn trong việc huy động nợ có thể do
họ bị hạn chế về tài chính hoặc vì đòn bẩy nợ của họ đã quá cao, do đó, họ có thể cố
gắng tăng lợi nhuận giữ lại bằng cách giảm các khoản thanh toán cổ tức. Chính vì
vậy, các công ty đang bị hạn chế tài chính chỉ có thể đạt được lượng tiền mặt mục
tiêu bằng cách giảm chi trả cổ tức (Fazzari và cộng sự, 1993). Theo Opler et al.
(1998) nhận định rằng nếu công ty có một sự thiếu hụt về tài sản lưu động, công ty
có thể đối phó với sự thiếu hụt bằng việc cắt giảm đầu tư hoặc giảm chi trả cổ tức
hoặc bằng cách huy động vốn bên ngoài thông qua việc phát hành chứng khoán
hoặc bán tài sản.
Theo lý thuyết đánh đổi, tỷ lệ chi trả cổ tức và nắm giữ tiền mặt có mối
tương quan âm, vì khi công ty chi trả cổ tức có thể đánh đổi chi phí của việc nắm
giữ tiền mặt bằng cách giảm việc chi trả cổ tức. Nói cách khác, các công ty chia cổ
tức cho các cổ đông thì có nhiều khả năng huy động vốn với chi phí thấp hơn khi
cần thiết bằng cách giảm các chi trả cổ tức (Al-Najjar & Belghitar, 2011). Ozkan và
Ozkan (2004: 2106) lập luận rằng khi nguồn tài trợ nội bộ của công ty thấp, việc cắt
giảm chi trả cổ tức giúp công ty giảm chi phí cần thiết. Họ cho rằng các công ty chi
trả cổ tức thì có thể nắm giữ tiền mặt ít hơn vì công ty có nhiều khả năng gia tăng
huy động vốn khi cần thiết bằng cách cắt giảm cổ tức. Do đó, dựa trên những


8


nghiên cứu thực nghiệm trước và lý thuyết đánh đổi, giả thuyết thứ hai của bài
nghiên cứu là:
H2. Có mối tương quan âm giữa tỷ lệ chi trả cổ tức và tỷ lệ nắm giữ tiền mặt.
2.2.3. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
Dựa trên mô hình thứ bậc của quyết định tài chính, tiền mặt là một kết quả
của các hoạt động đầu tư và tài trợ (Dittmar et al., 2003). Theo đó, các công ty có
lợi nhuận có khả năng chi trả cổ tức, chi trả nghĩa vụ nợ, và dự trữ tiền mặt. Các
công ty có ít lợi nhuận sẽ giữ tiền mặt ít hơn và vay nợ để tài trợ các dự án của họ.
Các công ty sẽ không muốn phát hành cổ phiếu vì các chi phí có liên quan (AlNajjar & Belghitar, 2011;. Dittmar et al, 2003; Ferreira & Vilela, 2004). Theo
Dittmar et al, 2003 cho rằng lợi nhuận của công ty được dùng để chi trả cổ tức,
thanh toán cho nhà cung cấp….và giữ lại dưới hình thức tiền mặt, như vậy đồng
nghĩa với việc khi công ty có lợi nhuận thấp thì các khoản theo đó mà thấp đi, hay
nói cách khác lợi nhuận và nắm giữ tiền mặt có mối tương quan dương. Theo
Ferreira & Vilela, 2004 và Naijar 2012 cũng cho thấy rằng lợi nhuận và nắm giữ
tiền mặt có mối tương quan dương. Do đó, dựa trên những nghiên cứu thực nghiệm
trước và lý thuyết trật tự phân hạng, giả thuyết thứ ba của bài nghiên cứu là:
H3. Có mối tương quan dương giữa tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu và tỷ
lệ nắm giữ tiền mặt.
2.2.4. Tỷ lệ thanh khoản
Chi phí để chuyển đổi tài sản có tính thanh khoản cao thành tiền mặt thấp
hơn nhiều so với các tài sản khác. Vì vậy, công ty có tài sản tính thanh khoản cao
nhiều hơn có thể chuyển đổi các tài sản thành tiền mặt hơn và theo đó, khả năng
tích trữ tiền mặt thấp hơn. Dựa trên lý thuyết đánh đổi, Ferreira và Vilela (2004),
lập luận rằng trong trường hợp thiếu hụt tiền mặt, tài sản có tính thanh khoản có thể
dễ dàng thanh lý và do đó các tài sản này có thể thay thế cho tiền mặt. Dựa trên lý
thuyết đánh đổi, Al-Najjar & Belghitar, 2011; Ozkan & Ozkan, 2004 cũng cho thấy
rằng có mối mối tương quan âm giữa tỷ lệ thanh khoản thanh khoản và tiền mặt



9

nắm giữ (Al-Najjar & Belghitar, 2011; Ozkan & Ozkan, 2004) và đưa ra giả thuyết
rằng:
H4. Có mối tương quan âm giữa tỷ lệ thanh khoản và tỷ lệ nắm giữ tiền mặt.
2.2.5. Quy mô công ty
Các công ty nhỏ thì khả năng nắm giữ tiền mặt cao hơn các công ty có quy
mô lớn vì khả năng tiếp cận với các nguồn vốn bên ngoài khó hơn và tốn nhiều chi
phí hơn. Các công ty lớn có khả năng đa dạng hóa hơn so với các công ty nhỏ, vì
vậy chi phí liên quan đến phá sản cũng ít hơn (Al-Najjar & Belghitar, 2011) và do
đó ít có khả năng dự trữ tiền mặt. Theo nghiên cứu của Collins và các công sự
(1981), Brennan và Hughes (1991) cho rằng các công ty có quy mô lớn ít xảy ra vấn
đề bất cân xứng thông tin nên dễ huy động vốn từ bên ngoài hơn khi có nhu cầu tài
trợ, do đó không cần thiết phải nắm quá nhiều tiền mặt. Bên cạnh đó, theo nghiên
cứu Ozkan (2004) các công ty có quy mô nhỏ dễ xảy ra vấn đề bất cân xứng thông
tin hơn nên khó huy động vốn từ bên ngoài hơn khi có nhu cầu tài trợ, do đó các
công ty này phải nắm giữ nhiều tiền mặt để tránh rơi vào tình trạng mất khả năng
thanh toán các khoản nợ khi đến hạn.
Mặt khác, các công ty lớn hơn có thể cho là thành công hơn, do đó, họ có thể
tích trữ tiền mặt nhiều hơn theo Opler và công sự (1999). Hơn nữa, quy mô công ty
có thể được cho là một sự ngăn chặn sự thôn tính và các nhà quản lý của các công
ty lớn có nhiều quyền quyết định hơn để giữ tiền mặt dư thừa mà không sợ một sự
thay thế tiềm tàng (Drobetz và Gruniger, 2007). Do đó, cũng có giả định ngược lại
là quy mô của công ty và nắm giữ tiền mặt có mối tương quan dương.
Theo đó, bài nghiên cứu cho rằng quy mô của công ty là một nhân tố quan
trọng của nắm giữ tiền mặt và không dự đoán được các dấu hiệu của sự kết hợp
giữa quy mô của công ty và nắm giữ tiền mặt
H5. mối tương quan dương/âm giữa quy mô của công ty và tỷ lệ nắm giữ tiền
mặt.



10

Bảng tổng hợp mối tương quan giữa các yếu tố và việc nắm giữ tiền mặt qua
các nghiên cứu thực nghiệm

Yếu tố nghiên cứu

Tác giả nghiên cứu
Ozkan

&

Ozkan

Mối tƣơng quan với
việc nắm giữ tiền mặt

(2004), Tương quan âm

Ferreira & Vilela (2004), Basil
Tỷ lệ vốn vay

Al-Najjar (2012)
Tương quan dương

Bates và cộng sự (2009)
Tỷ lệ chi trả cổ tức

Opler và công sự (1999), Basil Tương quan âm

Al-Najjar (2012)
Dittmar và công sự (2003), Tương quan dương

Tỷ suất sinh lời trên
vốn chủ sở hữu

Ferreira

&

Vilela

(2004),

Ozkan & Ozkan (2004), Basil
Al-Najjar (2012).
Opler và công sự (1999), Tương quan âm
Ferreira

Tỷ lệ thanh khoản

&

Vilela

(2004),

Ozkan & Ozkan (2004), Basil
Al-Najjar (2012).
Nguyen (2005).


Tương quan dương

Collins và các công sự (1981), Tương quan âm
Brennan và Hughes (1991),
Ozkan & Ozkan (2004), AlQuy mô công ty

Najjar & Belghitar (2011).
Opler và công sự (1999), Tương quan dương
Drobetz và Gruniger, (2007)


11

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp.
2.3. Các bằng chứng thực nghiệm
Đã có nhiều nghiên cứu đã tập trung vào việc nắm giữ tiền mặt; bao gồm
Opler et al. (1999) sử dụng dữ liệu của Mỹ; Dittmar et al. (2003) sử dụng một mẫu
dữ liệu quốc tế của 45 quốc gia; Ozkan và Ozkan (2004) và Al-Najjar và Belghitar
(2011) ) sử dụng dữ liệu của Anh; Dittmar và Mahrt-Smith (2007) tại Hoa Kỳ;
Ferreira và Vilela (2004) dữ liệu của các quốc gia EMU; Garcia-Teruel và
Martinez- Solano (2008) sử dụng dữ liệu SMEs tại Tây Ban Nha; Ramirez và
Tadesse (2009) sử dụng dữ liệu quốc tế.
Những bài nghiên cứu này xem xét tại các nước phát triển, trong đó Dittmar
et al, 2003;. Ramirez & Tadesse, 2009 sử dụng dữ liệu quốc tế. Dittmar et al. (2003)
nghiên cứu tại Brazil và Ấn Độ mà không phải Trung Quốc hay Nga, và họ quan
tâm đến tác động quản trị công ty quốc tế đến việc nắm giữ tiền mặt. Theo Ramirez
và Tadesse (2009) sử dụng mô hình dữ liệu chéo của 49 quốc gia để điều tra về
mức độ ảnh hưởng của loại văn hóa đến việc nắm giữ tiền mặt.
Ngoài các yếu tố quyết định nắm giữ tiền mặt, các nhà nghiên cứu khác đã

nghiên cứu mối liên hệ giữa nắm giữ tiền mặt và giá trị của công ty. Như MartinezSola, Garcia-Teruel, và Martinez-Sola (2010) sử dụng dữ liệu của Mỹ và cho thấy
rằng có một mối quan hệ lõm giữa nắm giữ tiền mặt và giá trị của công ty. Cũng
tương tự vậy, Tong (2009) cho rằng giá trị tiền mặt của các công ty có đa dạng hóa
thấp hơn so với các công ty không đa dạng hóa. Pinkowitz, Stulz, và Williamson
(2006) cho rằng ít có mối quan hệ yếu giữa nắm giữ tiền mặt và giá trị của công ty
đối với các nước bảo vệ nhà đầu tư thấp hơn so với các nước có bảo vệ nhà đầu tư
cao hơn
Foley, Hartzell, Titman, và Twite (2007), sử dụng mẫu dữ liệu của các công
ty đa quốc gia tại Mỹ, nghiên cứu tầm quan trọng của việc nắm giữ tiền mặt cao cấp
trong môi trường thuế. Kết quả cho thấy rằng các doanh nghiêp có mức độ hoàn
thuế cao thì sẽ tăng dự trữ tiền mặt. Guney, Ozkan, và Ozkan (2003) xem xét nắm


12

giữ tiền mặt ở các nước khác nhau như Nhật Bản, Pháp, Đức và Mỹ cho thấy công
ty có chính sách bảo vệ cổ đông mạnh mẽ thì mức độ nắm giữ tiền mặt. ở mức thấp
hơn. Họ chỉ ra một mối quan hệ ngược chiều giữa tập trung quyền sở hữu và nắm
giữ tiền mặt.
Sau đây, đề tài sẽ trình bày một số nghiên cứu nổi bật theo trình tự thời gian
nghiên cứu:
Nghiên cứu của Nadiri, M.I., (1969)
Vào năm 1969, Nadiri với bài nghiên cứu “The determinants of real cash
balance in the U.S. total manufacturing sector” – “Các yếu tố quyết định số dư tiền
mặt thực tế trong toàn ngành sản xuất của Mỹ”, đã đi tiên phong trong nghiên cứu
về nắm giữ tiền mặt bằng cách thu thập dữ liệu từ lĩnh vực sản xuất Mỹ giai đoạn
1948-1964 để ước lượng mô hình liên quan đến mức độ mong muốn nắm giữ tiền
mặt trong thực tế.
Kết quả cho thấy nhu cầu đối với số dư tiền mặt trong thực tế được xác định
bởi: đầu ra, lãi suất, tỷ lệ thay đổi mức giá chung dự kiến và các yếu tố về giá.

Nghiên cứu của Opler, T., Pinkowitz, L., Stulz, R., & Williamson, R.
(1999)
Oplervà các cộng sự trong bài nghiên cứu “The determinants and
implications of corporate cash holdings” – “Các yếu tố quyết định và ý nghĩa của
việc nắm giữ tiền mặt của công ty” vào năm 1999, đã thu thập dữ liệu trong giai
đoạn 1971-1994 từ 1048 công ty Mỹ có niêm yết đề tìm những yếu tố quyết định và
tác động lên nắm giữ tiền mặt của công ty.
Kết quả thông kiểm tra dữ liệu thời gian và dự liệu chéo, họ phát hiện ra rằng
các công ty có cơ hội phát triển mạnh mẽ và có dòng lưu chuyển tiền tệ rủi ro hơn
sẽ có tỷ lệ tiền mặt trên tổng tài sản không bằng tiền mặt tương đối cao. Các công ty
có điều kiện tiếp cận với thị trường vốn cao hơn có xu hướng giữ tỷ lệ tiền mặt trên


13

tổng tài sản không bằng tiền mặt thấp hơn. Oplervà các cộng sự (1999) cũng nhận
thấy rằng các công ty hoạt động tốt có xu hướng tích lũy tiền mặt nhiều hơn.
Nghiên cứu của Ferreira, M.A., & Vilela, A.S. (2004)
Cũng nghiên cứu về nắm giữ tiền mặt, Ferreira, M.A., & Vilela, A.S., 2004
với bài nghiên cứu “Why do firms hold cash? Evidence from EMU countries” –
“Tại sao các công ty nắm giữ tiền mặt? Bằng chứng từ các nước EMU”, đã nghiên
cứu các yếu tố quyết định nắm giữ tiền mặt của công ty, sử dụng một mẫu gồm 400
công ty trong 12 quốc gia trong khối Liên minh Kinh tế và Tiền tệ (EMU) trong giai
đoạn 1987-2000
Kết quả của họ cho thấy rằng nắm giữ tiền mặt có tương quan dương với cơ
hội đầu tư và lưu chuyển tiền tệ; và tương quan âm với tính thanh khoản, đòn bẩy
và quy mô công ty. Nợ ngân hàng và nắm giữ tiền mặt có tương quan âm, chứng
minh rằng với một mối quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng, cho phép công ty nắm
giữ ít tiền mặt hơn cho động cơ phòng ngừa. Ngoài ra, các công ty tại các quốc gia
có bảo vệ nhà đầu tư tốt và sở hữu tập trung nắm giữ ít tiền mặt hơn, minh chứng

cho vai trò chi phí đại diện trong việc giải thích mức tiền mặt. Ferreira và Vilela
cũng nhận thấy rằng sự phát triển thị trường vốn có tương quan âm đối với mức tiền
mặt, trái với quan điểm của động cơ đại diện
Nghiên cứu của Ozkan và Ozkan, (2004)
Ozkan và Ozkan (2004) trong bài nghiên cứu “Cooperate cash holdings:
An empirical investigation of UK companies” – “Nắm giữ tiền mặt của công ty:
Một cuộc điều tra thực nghiệm của các công tay Anh” sử dụng mẫu dữ liệu của các
công ty tại Vương quốc Anh trong giai đoạn 1984-1999.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tác động của cấu trúc sở hữu lên việc nắm
giữ tiền mặt, đo chính là sự tác động ngược chiều của tỷ lệ đòn bẩy tài chính lên
việc nắm giữ tiền mặt. Nghiên cứu của Ozkan và Ozkan (2004) cũng có kết quả là
đối với các công ty có nguồn lực tài chính bên trong còn hạn hẹp, các chi phí về
việc nắm giữ tiền mặt có thể được loại bỏ bằng cách phát hành cổ phần hoặc cắt


14

giảm việc chi trả cổ tức. Bên cạnh đó, Ozkan và Ozkan (2004) cho rằng nếu quy mô
công ty là nguyên nhân của bất cân xứng thông tin, phản ánh về chi phí tài trợ
nguồn vốn bên ngoài thì mối quan hệ tương quan âm giữa quy mô công ty và việc
nắm giữ tiền mặt được chấp nhận
Nghiên cứu của Nguyen, P., (2005)
Vào năm 2005, Nguyen, P. với bài nghiên cứu “How sensitive are Japanes
firms to earnings risk? Evidence from cash holdings” – “Độ nhạy cảm của các công
ty Nhật Bản đối với rủi ro lợi nhuận như thế nào?” – “Bằng chứng từ việc nắm giữ
tiền mặt”dã nghiên cứu giả thuyết rằng số dư tiền mặt có động cơ phòng ngừa và
phục vụ để giảm thiểu sự biến động của lợi nhuận hoạt động. Ông đã thu nhập một
mẫu quan sát gồm 9168 công ty tại thị trường chứng khoán Tokyo trong giai đoạn
1992-2003.
Thông qua phân tích hồi quy, Nguyen nhận thấy rằng nắm giữ tiền mặt tương

quan dương với mức độ rủi ro công ty, nhưng tương quan âm với rủi ro ngành. Ông
cũng phát hiện ra rằng việc nắm giữ tiền mặt giảm ứng với quy mô của công ty và
tỷ lệ nợ; và tăng với lợi nhuận của công ty, triển vọng tăng trưởng, và tỷ lệ chi trả
cổ tức.
Nghiên cứu của Hofmann, C., (2006)
Tại New Zealand, Hofmann, C. (2006) với quyển sách “Why New Zealand
Companies hold cash: An empirical Analysis” – “Tại sao công ty New Zealand nằm
giữ tiền mặt: Một phân tích thực nghiệm” đã kiểm tra các yếu tố quyết định nắm giữ
tiền mặt của công ty của các công ty phi tài chính.
Phát hiện của ông cho thấy rằng nhân tố chính quyết định việc nắm giữ tiền
mặt của các công ty New Zealand là cơ hội phát triển, biến động dòng thu của công
ty, đòn bẩy tài chính, chi trả cổ tức, và tài sản lưu động. Trong khi cơ hội tăng
trưởng và biến động dòng thu tương quan dương với nắm giữ tiền mặt, chi trả cổ
tức cao và dự phòng tài sản có tính thanh khoản cao làm cho các công ty nắm giữ
tiền mặt thấp hơn.


15

Nghiên cứu của Saddour, K., (2006)
Cũng vào năm 2006, Saddour, K. trong bài nghiên cứu của mình “The
determinants and the value of cash holdings: Evidence from French firms” – “Các
yếu tố quyết định và giá trị của nắm giữ tiền mặt: Bằng chứng thực nghiệm từ các
công ty Pháp” sử dụng phân tích hồi quy để điều tra các yếu tố quyết định đến việc
nắm giữ tiền mặt bằng cách thu nhập dữ liệu từ 297 công ty Pháp trong khoảng thời
gian (1998-2002).
Dựa trên thuyết đánh đổi và thuyết trật tự phân hạng, ông nhận thấy rằng các
công ty của Pháp tăng lượng tiền mặt nắm giữ của họ lên khi hoạt động kinh doanh
của công ty có rủi ro cao và mức độ lưu chuyển tiền tệ của họ cao; và nắm giữ tiền
mặt giảm khi công ty có đòn bẩy tài chính cao. Công ty đang phát triển giữ mức tiền

cao hơn công ty đã trưởng thành. Đối với các công ty đang phát triển, có một mối
tương quan âm giữa nắm giữ tiền mặt và các đặc điểm sau đây của công ty: quy mô,
tài sản lưu động và nợ ngắn hạn. Mức tiền mặt của các công ty trưởng thành tăng
lên cùng với quy mô công ty, mức độ đầu tư, và thanh toán cho cổ đông dưới dạng
cổ tức hoặc mua lại cổ phiếu; và nắm giữ tiền mặt giảm ứng với tín dũng thương
mại và các chi phí cho nghiên cứu và phát triển.
Nghiên cứu của Li Wenyao (2007)
Tíêp theo các nghiên cứu trên, Li Wenyao (2007) khảo sát các yếu tố quyết
định đến việc giữ tiền của 465 công ty Trung Quốc giai đọan 1998-2003 trong bài
nghiên cứu “The determinations of Cash Holdings: Evidence from Chinese Listed
Companies” – “Các yếu tố quyết định việc nắm giữ tiền mặt: Bằng chức từ công ty
niêm yết của Trung Quốc”
Kết quả cho thấy dòng tiền, cơ hội tăng trưởng và quy mô của các công ty
tác động cùng chiều lên việc nắm giữ tiền mặt, trong khi tài sản không chuyển thành
tiền mặt và nợ tác động ngược chiều đối với nắm giữ tiền mặt.


16

Nghiên cứu của Drobetz và Grüninger, (2007)
Drobetz và Grüninger, 2007 trong bài nghiên cứu “Corporate cash holding
Evidence from Switzerland” – “Nắm giữ tiền mặt của công ty: Bằng chứng từ Thụy
Sỹ” cũng đã nghiên cứu yếu tố quyết định nắm giữ tiền mặt với một mẫu toàn diện
gồm 156 công ty phi tài chính Thụy Sỹ từ năm 1995 đến năm 2004.
Thông qua phân tích hồi quy, họ thấy rằng, tài sản hữu hình và quy mô công
ty đều có tương quan âm với nắm giữ tiền mặt của công ty. Chi trả cổ tức và lưu
chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh có tương quan dương đến dự trữ tiền mặt.
Ngoài ra, Drobetz và Grüninger nhận thấy một mối tương quan dương giữa Giám
đốc điều hành kiêm nhiệm (Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm nhiệm chức vụ giám
đốc điều hành) và nắm giữ tiền mặt của công ty, mối quan hệ không đáng kể giữ

quy mô hội đồng quản trị và nắm giữ tiền mặt của công ty. Cụ thể, Giám đốc điều
hành kiêm nhiệm hướng đến nắm giữ tiền mặt cao hơn đáng kể và độ lớn về quy mô
hội đồng quản trị không ảnh hưởng đến nắm giữ tiền mặt công ty.
Nghiên cứu của Al-Najjar và Belghitar, (2011)
Tiếp tục nghiên cứu về việc nắm giữ tiền mặt, vào năm 2011 Al-Najjar và
Belghitar trong bài nghiên cứu “Corporate cash holdings and dividend payments:
Evidence from simultaneous analysis” – “Việc nắm giữ tiền mặt của công ty và
thanh toán cổ tức: Bằn chứng từ những phân tích cùng một lúc” đã nghiên cứu việc
nắm giữ tiền mặt công ty và chính sách chi trả cổ tức. Mẫu nghiên cứu bao gồm 400
công ty phi tài chính ở Anh trong giai đoạn 1991-2008.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các công ty có nhiều tài sản có tính thanh
khỏan có thể chuyển đổi sang tiền mặt một cách nhanh chóng thì sẽ có tỷ lệ nắm giữ
tiền mặt ít hơn. Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ đòn bẩy tài
chính và tỷ lệ nắm giữ tiền mặt. Kết quả cũng cho thấy mối liên hệ giữa việc chi trả
cổ tức và tỷ lệ tiền mặt nắm giữ là tương quan ngược chiều. Bên cạnh đó, Al-Najjar
và Belghita cho rằng các công ty lớn ít có khả năng xảy ra tình trạng phá sản hơn so
với các công ty nhỏ, và ít chịu các chi phí liên quan đến kiệt quệ tài chính và phá


17

sản. Do đó, hầu như các công ty lớn ít có nhu cầu nắm giữ nhiều tiền mặt. Kết quả
cũng chỉ ra mối tương quan âm giữa quy mô công ty và việc nắm giữ tiền mặt
Nghiên cứu của Kim, J., Kim, H., & Woods, D., (2011)
Kim và các cộng sự. (2011) đã kiểm tra một tập hợp dữ liệu thu được từ 125
các công ty nhà hàng niêm yết ra công chúng ở Mỹ từ năm 1997 đến năm 2008
trong bài nghiên cứu “Determinants of corporate cash-holding levels: An empirical
excamination of the restaurant industry” – “Yếu tố quyết định mức tiền mặt nắm giữ
của công ty: Một cuộc kiểm tra thực nghiệm tại ngành công nghiệp nhà hàng”
Kết quả phát hiện ra rằng các công ty, nhà hàng với triển vọng đầu tư lớn có

xu hướng nắm giữ tiền mặt nhiều hơn. Đồng thời, các công ty, nhà hàng lớn, nắm
giữ tài sản không bằng tiền có tính thanh khỏan cao nhiều hơn tiền mặt; các công ty
với chi phí vốn cao hơn, và các công ty chi trả cổ tức nắm giữ ít tiền mặt hơn. Kim
và các cộng sự mô tả rằng cả hai động cơ phòng ngừa và động cơ giao dịch đóng
vai trò quan trọng trong việc giải thích các yếu tố quyết định nắm giữ tiền mặt của
các công ty, nhà hàng.
Nghiên cứu của Basil Al-Najjar, (2012)
Và gần đây vào năm 2012, Basil Al-Najjar với bài nghiên cứu “The financial
determinants of corporate cash holdings: Evidence from some emerging markets” –
“Các yếu tố tài chính quyết định việc nắm giữ tiền mặt của công ty: Bằng chứng từ
một số thị trường mới nổi” với dữ liệu là 1.992 công ty phi tài chính từ các quốc gia
Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Anh và Mỹ, trong giai đoạn 2002-2008, nghiên
cứu về các yếu tố tác động đến việc nắm giữ tiền mặt của công ty.
Kết quả đã cho thấy rằng các công ty nhỏ có xu hướng nắm giữ nhiều tiền
mặt hơn các đối tác lớn bởi vì họ phải đối mặt với chi phí cao khi huy động vốn từ
bên ngoài. Các công ty lớn được đa dạng hóa nhiều hơn công ty nhỏ, vì thế công ty
lớn ít có nhu cầu nắm giữ nhiều tiền mặt. Kết quả nghiên cứu cũng đưa ra kết luận
sự tác động ngược chiều giữa tỷ lệ thanh khỏan và tỷ lệ nắm giữ tiền mặt, tác động
cùng chiều giữa tỷ lệ tiền mặt được nắm giữ và lợi nhuận mà công ty nhận được, tác


×