Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Thuyết minh về khu di tích cụ phó bản Nguyễn Sinh Sắc (tham khảo 2015)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.07 KB, 1 trang )

THUYẾT MINH VỀ KHU DI TÍCH CỤ PHÓ BẢN NGUYỄN SINH SẮC
(THAM KHẢO)
Đồng Tháp là nơi có nhiều khu di tích lịch sử mà khu di tích cụ phó bản Nguyễn Sinh Sắc là một
trong những điểm tham quan mang lại nhiều ấn tượng , nhiều tri thức trong lòng các du khách trong và
ngoài nước. Khu di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc tọa lạc ở số 123/1 Phạm Hữu Lầu, phường
4, thành phố Cao Lãnh,tỉnh Đồng Tháp . Đây là một quần thể kiến trúc văn hoá độc đáo, được Bộ Văn
hoá – Thông tin xếp hạng "Di tích cấp quốc gia" ngày 09/4/1992 nhằm ghi ơn cụ Phó bảng Nguyễn
Sinh Sắc, một nhà nho yêu nước và ông cũng là thân sinh vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam – Chủ
tịch Hồ Chí Minh.
Khu di tích mộ cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc được khởi công xây dựng vào ngày 22/8/1975 và
khánh thành vào ngày 13/02/1977.
Với tổng diện tích khoảng 3,6 ha, được chia thành 3 khu vực chính : Khu lăng mộ Cụ Phó bảng
Nguyễn Sinh Sắc, Nhà sàn Bác Hồ và Ao sen. Nơi đây mang lại cho bạn một cảm giác thư thái nhẹ
nhõm khi nổi bật trên sắc hoa, màu lá là màu trắng tinh khiết, thanh thoát của các công trình : vòm mộ,
hồ sen, phòng lưu niệm, nhà trưng bày về Bác.Mọi thứ đều toát lên vẻ uy nghi mà giản dị, trang trọng
mà gần gũi, khiến ta như sống trong không khí thiêng liêng, lòng không khỏi bồi hồi nhớ về công lao
của Bác và các bậc sinh thành ra Người…
Tất cả các công trình ấy không những được xây dựng rất kỳ công mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa
sâu sắc. Ngôi mộ Cụ Phó bảng quay về hướng đông, có mái hình cánh sen cách điệu giống hình dáng
bàn tay xòe úp xuống, trên là 9 con rồng cách tân đậm nét dân gian, vươn ra trước thành 9 đầu hồi,
tượng trưng cho hình ảnh nhân dân đồng bằng sông Cửu Long chở che, ôm ấp mộ người chí sĩ yêu
nước. Mộ được ốp bằng đá hoa cương, núm mộ hình chữ nhật màu xám tro, yên vị trên nền mộ bằng đá
mài trắng ,hình lục giác không đều, mở rộng dần ra hai bên và phía trước. Trên mộ có một đỉnh trầm
bằng đá Ngũ Hành Sơn,ngày đêm phản phất mùi hương khói.
Khuôn viên lăng mộ có nhiều loại cây cảnh, hoa trái quý hiếm được bà con khắp cả nước mang về
trồng lưu niệm, đặc biệt là cây khế gần 300 tuổi (nằm bên trái mộ) và cây sộp hơn 300 tuổi (nằm bên
phải mộ).
Khoảng giữa sân cách vòm mộ 25 m về phía trước là một hồ sen được xây dựng theo hình ngôi sao 5
cánh, tượng trưng cho lá cờ tổ quốc Việt Nam, ở giữa hồ sen có đài sen trắng cao gần 7m tượng trưng
cho cuộc đời thanh bạch giản dị và lương tâm trong sáng của cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc và cũng là
biểu tượng cho quê hương Đồng Tháp yêu quý giữa lòng Tổ quốc Việt Nam…


Rời lăng mộ Cụ Nguyễn, du khách sẽ được tham quan khu nhà lưu niệm trưng bày nhiều hiện vật, tư
liệu liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Cụ, nhất là thời gian Cụ ở Cao Lãnh và vùng đất Nam
Bộ và khu nhà sàn Bác Hồ được phục chế nguyên mẫu như nhà sàn của Bác ngay tại Phủ Chủ tịch ở Hà
Nội. Tại đây du khách cũng có thể cảm nhận và hình dung được cuộc đời thanh đạm của Bác, góc làm
việc, nơi nghỉ ngơi của Bác sau giờ làm việc…
Một góc làng Hòa An xưa - nơi lần đầu tiên cụ Nguyễn Sinh Sắc đến hoạt động cách mạng và tái
hiện lại một góc hình ảnh hoạt động đặc trưng của làng quê Nam bộ,… đã được phục dựng lại sau khi
mở rộng và nâng cấp toàn bộ quần thể khu di tích lên trên 10ha .
Vào những dịp lễ, tết, hội hè, giỗ chạp... đã có hàng chục ngàn lượt khách hành hương đến viếng
thăm lăng mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. đặc biệt là vào ngày 27/10 âm lịch, nhân dân các vùng lân
cận lại hội tụ về đây tham dự lễ giỗ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trong không khí trang nghiêm, đậm
đà bản sắc dân tộc, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Và được UBND tỉnh Đồng Tháp
quyết định nâng ngày giỗ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc hàng năm lên thành lễ hội với quy mô tổ chức
thật đa dạng, phong phú, sinh động, hấp dẫn và trang trọng.
Ngày nay, khu di tích Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là tựa đề nóng bỏng trong các ngành du lịch, là nơi có
nhiều khách tham quan và được nhiều người biết đến với câu ca dao
“Tháp mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.



×