Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đất nước phân tích đoạn thơ sau đây trong trích đoạn đất nước để thấy được cảm nhận riêng của tác giả về đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.61 KB, 3 trang )

Yêu Văn Học !!!
Đề: Phân tích đoạn thơ sau đây trong trích đoạn Đất Nước
của Nguyễn Khoa Điềm để thấy được cảm nhận riêng, độc
đáo của NKĐ về ĐN:
" Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên.
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hoá núi sông ta...

"

I. MB
NKĐ là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ những nhà thơ có nhiều đóng
góp cho thơ ca chống Mĩ cứu nước. Thơ của ông giàu chất suy tư, cảm xúc sâu lắng, thể
hiện tâm tư của người trí thức tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu của nhân dân. ĐN
thuộc phần đầu chương V trích từ trường ca "Mặt đường khát vọng", là một trong những
đoạn thơ đặc sắc thể hiện cảm nhận riêng, độc đáo của nhà thơ khi viết về đề tài đất nước.
Trong đó có đoạn thơ mở đầu của phần 2 trích đoạn là tiêu biểu cho bài thơ :
"Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
...
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta"
II. TB
1. Những cảm nhận riêng mới mẻ qua cái nhìn có chiều sâu và phát hiện của tác giả


về ĐN
a. Phát hiện mới từ không gian địa lý
-Thiên nhiên của ĐN trở nên gần gũi khi có sự hóa thân của nhân dân
+VD: Hình ảnh con cóc, con gà, núi Vọng Phu, núi Bút non Nghiên đều là những địa
1


Yêu Văn Học !!!
danh, thắng cảnh tiêu biểu, in đậm dấu tâm hồn lối sống của nhân dân.
+Mặt khác, những di tích, danh lam thắng cảnh đó là do nhân dân, những con người bình
dị, vô danh đã hóa thân vào Đất Nước. Mỗi người lặng lẽ âm thầm đã góp mình làm nên
vẻ kì thú của thiên nhiên, bề dày của truyền thống.
b. Chiều dài của lịch sử
-Tác giả đã kể lại câu chuyện "gót ngựa Thành Gióng" và "99 con voi" của ngày dựng đất
Tổ Hùng Vương.
-Những yếu tố lịch sử này đc NKĐ chọn lọc rất tiêu biểu. Hình ảnh Thánh Gióng của lịch
sử xa xưa nhưng in đậm trong tâm trí mọi người qua các thế hệ. Điểm nổi bật của câu
chuyện này là tác giả nêu cao tinh thần yêu nước và giá trị nhân bản của hành động
Thánh Gióng sau khi đuổi giặc ngoại xâm.
c. ĐN còn là sự tồn tại từ trong chiều sâu văn hóa
-Đây chính là phát hiện mới mẻ, toàn diện có chiều sâu khi gắn truyền thống VH với sự
hình thành, tồn tại và phát triển của ĐN. Từ truyền thống hiếu học, tinh thần đoàn kết đến
tình yêu con người, đến thiên nhiên rồi biết quý trọng những giá trị văn hóa dân tộc để
lại. Tác giả khẳng định: Chính nền văn hóa, trong đó có VH dân gian cũng góp một phần
đáng kể làm nên ĐN
-Để thể hiện những cảm nhận sâu sắc, mới mẻ đó, NKĐ đã sử dụng những phương pháp
nghệ thuật có chiều sâu của tư duy, của nhận thức từ một người trí thức được đào tạo rất
bài bản. Nổi trội trong đó là cách sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp cú pháp "góp vào", "góp
nên", "góp cho", "góp mình"...
+"Những"=>liệt kê các di tích theo chiều từ Bắc vào Nam, giọng điệu trữ tình mà chính

luận.
2. Khái quát và suy ngẫm có tính triết lí sâu sắc về ĐN
"Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
...
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta."
-Từ những hình ảnh thiên nhiên của ĐN, qua những di tích, danh lam thắng cảnh, NKĐ
suy ngẫm về vẻ đẹp tâm hồn con người của lịch sử Việt Nam.
-Từ những câu chuyện, những cuộc đời trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của nhân dân,
tác giả thế hiện nhận thức sâu sắc về mối quan hệ gắn bó giữa thiên nhiên với con người,
giữa đất nước vs nhân dân. Giọng điệu chính luận mang tính khái quát về tư tưởng được
thể hiện qua cách sử dụng ngôn từ thơ "ở đâu", "một ao ước", "một lối sống ông cha".
Yếu tố khẳng định thể hiện qua cách dùng cụm từ "chẳng mang một dáng hình" hay là "đi
đâu ta cũng thấy"
-Câu kết của đoạn thơ "Những cuộc đời đã hóa núi sông ta" thể hiện sự nhận thức về mối
quan hệ giữa con người với ĐN, núi sông. Một khi con người đã hóa thân vào thì tất cả
2


Yêu Văn Học !!!
thiên nhiên, di tích, câu chuyện lịch sử đều mang trong đó tư tưởng và tâm hồn của nhân
dân
III. KB
-Tư tưởng ĐN của nhân dân là đóng góp mới mẻ, độc đáo của NKĐ cho đề tài ĐN, qua
đó khơi dậy niềm tự hào và ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với ĐN.
-Đoạn thơ thể hiện p/cách nghệ thuật thơ trữ tình chính luận của NKĐ.

3




×