Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đất nước phân tích đoạn thơ sau trong trích đoạn đất nước để cảm nhận được những định nghĩa mới lạ của tác giả về đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.7 KB, 4 trang )

Yêu Văn Học !!!
Đề: Phân tích đoạn thơ sau trong trích đoạn "Đất nước"
(NKĐ) để thấy được các định nghĩa của tác giả về ĐN có gì
mới lạ, sâu sắc:
" Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc
khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất là nơi “con chim phượng hoàng
bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ông móng
nước biển khơi”
Thời gian đằng đẵng
Không gian mệnh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuát
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại

Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay


Đất Nước trong chúng mình hài hoà
nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của
mình
Phải biết gắn bó san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời...

"

1. Những định nghĩa mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm
a. Định nghĩa bằng lối chiết tự
- Cụm từ Đất Nước được tác giả tách ra thành 2 yếu tố là Đất và Nước.
- Đây là cách định nghĩa dựa trên cơ sở triết học về sự hòa hợp của 2 yếu tố tạo nên
một vật thể, một khái niệm gắn bó.
- Tuy nhiên khi tách 2 yếu tố nói trên, tác giả gắn liền với câu chuyện tình yêu của
1


Yêu Văn Học !!!
đôi lứa:
"Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm"
- Đó là những hành động, việc làm hết sức cụ thể, quen thuộc của mỗi cá nhân.
Tuy nhiên khi hợp lại 2 yếu tố đó, tác giả muốn lí giải rằng Đất và Nước là riêng,

anh và em cũng riêng, nhưng khi kết hợp lại sẽ thành "ta", "chúng ta" :
"Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm"
- Đất Nước gắn liền với tình yêu của con người là một cách nhìn nhận riêng của
NKĐ, vừa chính luận lại vừa trữ tình.
Liên hệ: Chiếc khăn => kỉ niệm tình yêu
"Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt trên vai..."
b. ĐN là không gian địa lí và thời gian lịch sử
-Thời gian đằng đẵng, không gian mênh mông:
"Đất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc
Nước là nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi"
- Sau đó tác giả viết tiếp:
"Đất là nơi chim về, Nước là nơi rồng ở"
- Như vậy trên chiều rộng của không gian địa lí và chiều dài của lịch sử, ĐN
hiện hình qua một số hình ảnh, địa danh, câu chuyện lịch sử. Hay nói cách khác,
ĐN bắt đầu từ những câu chuyện lịch sử, từ những địa danh trở thành thắng cảnh.
Ở đây, tác giả trích hai mẩu chuyện lịch sử: Con Rồng Cháu Tiên, ngày giỗ Tổ. Ở
định nghĩa thứ 2, ta thấy tác giả đi vào đời sống tâm linh của mỗi người, cũng là vẻ
đẹp của đời sống văn hóa dân tộc. Chuyện Con Rồng Cháu Tiên gợi huyết thống
đồng bào yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Trong khi đó, ngày giỗ Tổ vừa là một nét
2


Yêu Văn Học !!!
đẹp phong tục văn hóa, vừa là đạo lí "Uống nước nhớ nguồn". Chỉ cần một chi tiết
nhỏ "cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ", tác giả đã nói được bao nhiêu ý nghĩa về đạo lí con
người Việt Nam.

c. Đây là định nghĩa hết sức đơn giản, gần gũi, đời thường: ĐN là cuộc sống

của anh và em, của mỗi chúng ta
"Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hòa, nồng thắm."
- Phân tích: Với định nghĩa này, hình ảnh ĐN trở nên gần gũi thân thiết hơn. ĐN
không ở đâu xa mà kết tinh hóa thân trong đời sống mỗi người. Sự sống của mỗi cá
nhân không chỉ là riêng của cá thể mà là của nhân dân, Đất Nước. Bởi vì mỗi con
người sinh ra đều được thừa hưởng từ những di sản vật chất, tinh thần của dân tộc.
Như vậy, mỗi người đều cần phải biết ơn Đất Nước, phải biết truyền lại cho thế hệ
sau trách nhiệm, tình cảm với Đất Nước:
"Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng"
d. Định nghĩa 4
“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình"
Định nghĩa này kết thúc đoạn thơ là lời nhắn nhủ thế hệ trẻ có trách nhiệm đối với
đất nước. Giọng điệu thơ giáo huấn, mang tính chính luận nhưng lại được thể hiện
bằng lời thủ thỉ tâm tình nhắc nhở: "em ơi em". Tình cảm tha thiết nhưng đầy trách
nhiệm lớn lao khi tác giả sử dụng các từ cầu khiến, bắt buộc "phải", "phải biết",
"hóa thân", "làm nên"...
3


Yêu Văn Học !!!
2. Đánh giá chung
-Từ các định nghĩa trên, ta cảm nhận được: Đây là những khám phá mới mẻ độc
đáo của NKĐ về ĐN từ nhiều phương diện khác nhau.
-Đoạn thơ thể hiện tình yêu sâu sắc của tác giả, của nhân dân đ/v ĐN.
-NKĐ góp 1 tiếng nói riêng vào đề tài ĐN trong thơ ca những năm chống Mĩ.


4



×