Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

phân tích bài thơ Đò lèn Nguyễn Duy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.86 KB, 3 trang )

Yêu Văn Học !!!

BÀI THƠ ĐÒ LÈN CỦA NGUYỄN DUY
Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần.
Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị
chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng.
Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
bà mò cua, xúc tép ở đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn.
Tôi trong suốt giữa hai bờ hư - thực
giữa bà tôi và tiên phật thánh thần
cái năm đói, củ dong riềng luộc sượng
cứ nghe thơm mùi huệ trắng, hương trầm.
Bom Mỹ giội, nhà bà tôi bay mất
đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền
Thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết
bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn!
Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bên lở, bên bồi
khi tôi biết thương bà thì đã muộn
bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!
9-1982

LỜI BÌNH: Trịnh Thanh Sơn
Tôi đã đọc bài thơ thật hay này, trong nhiều năm và đọc đến thuộc


lòng. Mỗi dịp về quê, đi qua Đò Lèn, tôi lại chợt gặp Nguyễn Duy và gặp cả
bà ngoại Nguyễn Duy nữa. Tôi cứ nhìn đăm đăm những bà già bán trứng
trước cửa ga, dò đoán xem đâu là bà ngoại của nhà thơ? Đương nhiên tôi
hiểu bà ngoại Nguyễn Duy đâu còn nữa, vậy nên bây giờ anh có rất nhiều
"bà ngoại".
1


Yêu Văn Học !!!

Bài thơ vào đề hồn nhiên, nhà thơ kể về những trò nghịch ngợm của tuổi
thiếu thời ở những miền đất nơi quê ngoại. Nào là ra cống Na câu
cá, nào níu váy bà đi chợ Bình Lâm, nào bắt chim sẻ ở vành tai tượng
phật và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần...
Nguyễn Duy kể tên những cống, những chợ, những chùa... một cách hết sức
tự nhiên mà xiết bao hoài niệm, ngỡ như không có sự gắn bó máu thịt thì
không kể được. Rồi anh kể tiếp trong mạch hồi ức miên man của mình:
Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị
chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng.
Đến khổ thơ thứ ba, tâm thế của nhà thơ chuyển đột ngột như một thắt nút
đầy kịch tính. Những trò chơi hồn nhiên đến vô tâm của thời thơ ấu đã va
đập với thực tế thật khắc nghiệt. Nhà thơ như sực tỉnh và bỗng lớn vượt lên
như một sự giã từ tuổi thơ để bước sang tuổi thành niên. Những lời thơ, vì
thế đầy suy ngẫm:
Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán cháo Đồng Giao thập thững những đên hàn!

Rồi qua tâm thế ấy, khúc trữ tình độc thoại trong sâu thẳm tiềm thức bỗng
cất lên, cao vút rồi trầm lắng, bình tĩnh mà xót xa:
Tôi trong suốt giữa hai bờ hư thực
giữa bà tôi và tiên phật thánh thần
cái năm đói củ dong riềng luộc sượng
cứ nghe thơm mùi huệ trắng, hương trầm.
Sau tất cả hồn nhiên, vô tư và thức ngộ ấy, hiện thực khắc nghiệt của cuộc
2


Yêu Văn Học !!!
sống, của chiến tranh đã ập tới, làm đảo lộn tất cả, một đảo lộn đau đớn và
xót xa. Nhà thơ kể bằng một giọng rất tĩnh, mang đầy chất văn xuôi, rằng:
Bom Mỹ giội nhà bà tôi bay mất
đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền
Thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết
bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn!
Hình ảnh cuối cùng in vào tâm khảm nhà thơ và hình ảnh người bà ngoại
đang bán trứng ở ga Lèn. Anh mang hình ảnh đó vào mỗi trận đánh và suốt
cuộc đời mình. Nỗi xa xót cuối cùng của người cháu thi sĩ ấy là ngày trở lại,
chỉ còn có một nấm cỏ trên một bà:
Tôi đi lính lâu không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi
khi tôi biết thương bà thì đã muộn
bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!
Câu thơ giản dị nhất, đau xót nhất: Khi tôi biết thương bà thì đã muộn là tất
cả linh hồn của bài thơ. Và tôi coi Đò Lèn là bài thơ hay nhất, mang đậm
phong cách thơ Nguyễn Duy!

3




×