Tải bản đầy đủ (.ppt) (21 trang)

NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP ARI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.56 KB, 21 trang )

NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP
CẤP & CHƯƠNG TRÌNH ARI


ĐỊNH NGHĨA
NKHHC là bệnh lý nhiễm khuẩn của đường
hô hấp
 Chương trình ARI (Acute Respiratory
Infection) còn gọi là chương trình phòng
chống viêm phổi cho trẻ < 5 tuổi do WHO
phát động và được triển khai ở Việt Nam từ
năm 1994



MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
a)




Giảm tỷ lệ mắc viêm phổi ở trẻ em bằng cách :
Tổ chức tốt chương trình TCMR
Thực hiện tốt chương trình phòng chống SDD
Hướng dẫn cán bộ y tế cơ sở điều trị tốt các bệnh TMH
để hạn chế vi trùng vào phổi
 Cải thiện môi trường sống trong sạch, ít khói bụi, ít khí
thải
b) Giảm tỷ lệ tử vong của viêm phổi bằng cách
 Phát hiện sớm viêm phổi, điều trị tích cực ngay ở tuyến
cơ sở


 Cấp cứu kịp thời các trường hợp nặng tại BV gần nhất


ĐƯỜNG LỐI HOẠT ĐỘNG CỦA
CHƯƠNG TRÌNH
 Gíáo dục kiến thức cho bà mẹ (hoặc người
chăm sóc trẻ) biết phát hiện bệnh sớm, đưa trẻ
đến cơ sở y tế kịp thời
 Huấn luyện cán bộ y tế cơ sở biết chẩn đoán
và xử trí đúng
 Hướng dẫn cung cấp cho y tế cơ sở cơ số
thuốc thiết yếu phù hợp và hiệu quả để điều trị
viêm phổi


DỊCH TỄ HỌC
 NKHHCT chủ yếu là viêm phổi, là bệnh lý có
tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất tại các nước
đang phát triển
 Trẻ mắc NKHHC là do vi khuẩn hoặc siêu vi
phát triển trên niêm mạc đường hô hấp khi sức
đề kháng của trẻ bị giảm. Có một số yếu tố tạo
thuận lợi cho sự giảm sút này là suy dinh
dưỡng, không biết cách chăm sóc trẻ, thời tiết
lạnh hoặc lúc chuyển mùa, . . .


NGUYÊN NHÂN
 Do vi khuẩn: hay gặp nhất là Streptococcus
pneumoniae, Hemophillus influenzae, ít hơn là

Mycoplasma pneumoniae
 Do vi rút: hay gặp nhất là virus hợp bào hô
hấp (RSV), virut cúm, Adenovirus


PHÂN LOẠI CHUNG
Phân loại theo giải phẫu bệnh
 Nhiễm khuẩn hô hấp trên (phần trên nắp thanh
quản): gồm có ho – cảm lạnh, viêm họng, viêm
amidan, viêm tai giữa . . .
 Nhiễm khuẫn hô hấp dưới (từ nắp thanh quản
trở xuống) gồm viêm thanh quản, viêm khí phế
quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi


Phân loại theo độ nặng của bệnh theo WHO
 Không viêm phổi là trẻ ho, sốt (hoặc không),
không thở nhanh, không co rút ngực và các
dấu hiệu nguy hiểm khác
 Viêm phổi: trẻ ho hoặc khó thở kèm thở
nhanh
 Nhịp thở ≥ 60 lần/phút đối với trẻ < 2 tháng
 Nhịp thở ≥ 50 lần/phút đối với trẻ từ 2 - < 12
tháng


 Nhịp thở ≥ 40 lần/phút đối với trẻ từ 12 tháng
- < 5 tuổi
 Nhịp thở ≥ 30 lần/phút đối với trẻ ≥ 5 tuổi
 Viêm phổi nặng: trẻ ho hoặc khó thở kèm ít

nhất một trong các dấu hiệu sau:
 Thở co lõm ngực
 Cánh mũi phập phồng
 Thở rên (thường ở trẻ < 2 tháng)


 Viêm phổi rất nặng: trẻ ho hoặc khó thở kèm
ít nhất một trong các dấu hiệu sau:
 Tím tái
 Không uống được, bú kém, bỏ bú
 Ngủ li bì khó đánh thức
 Co giật
 Suy dinh dưỡng nặng


TRIỆU CHỨNG
Các triệu chứng thường gặp là ho, sốt, chảy nước
mũi, chảy mủ tai, thở khò khè, thở rít, thở
nhanh, co lõm ngực, . . .
Nặng hơn trẻ có thể không uống được, co giật,
tím tái, ngủ li bì do thiếu oxy não trầm trọng


PHÁC ĐỒ XỬ TRÍ
1.









Trẻ từ 2 tháng-> 5 tuổi:
Viêm phổi rất nặng:
Gửi đi bệnh viện
Liều kháng sinh đầu trước khi chuyển đi
Điều trị sốt nếu có
Viêm phổi nặng:
Gửi đi bệnh viện
Liều kháng sinh đầu trước khi chuyển đi


 Viêm phổi:
Kháng sinh điều trị tại nhà
Hẹn tái khám sau 2 ngày, nếu:
 Trẻ nặng hơn: chuyển đi bệnh viện
 Nếu cải thiện: tiếp tục kháng sinh đủ 5 – 7
ngày
 Nếu không cải thiện: đổi kháng sinh hoặc
chuyển viện
 Không viêm phổi
 Chăm sóc tại nhà
 Khám tìm và điều trị các bệnh về TMH nếu có


2. Trẻ < 2 tháng
 Viêm phổi: mọi trường hợp viêm phổi ở trẻ <
2 tháng đều được đánh giá là nặng và phải
nhập viện

 Không viêm phổi
 Dấu hiệu: ho, sốt (hoặc không), nghẹt mũi, sổ
mũi . . . Nhưng không có dấu hiệu suy hô hấp
 Xử trí:
 Chăm sóc tại nhà bằng cách
• Giữ ấm cho trẻ vào mùa đông, thoáng mát
vào mùa hè








Bú mẹ thường xuyên hơn
Cho uống đủ nước
Ăn uống bình thường, không kiêng cử
Làm sạch mũi bằng NaCl 0,9%
Tái khám sau 2 ngày hoặc đưa trẻ khám lại
ngay nếu có một trong những dấu hiệu sau: thở
nhanh hơn, khó thở hơn, bú kém hơn, trẻ mệt
hơn


3. Xử trí trẻ có bệnh ở tai
 Viêm tai giữa cấp
 Dấu hiệu: sốt, đau tai. Khám có mủ trong ống
tai, màng nhĩ đỏ phồng hoặc thủng
 Xử trí:

 Kháng sinh điều trị tại nhà và tái khám sau 5
ngày
 Làm khô tai bằng NaCl 0,9% và giấy thấm
quấn sâu kèn
 Điều trị sốt hoặc đau tai bằng Paracetamol


 Viêm tai giữa mãn
 Dấu hiệu chảy mủ tai kéo dài trên 2 tuần, không
đau tai, khám màng nhĩ có lỗ thủng
 Điều trị: gởi đi bệnh viện
4. Xử trí trẻ có bệnh ở họng
 Viêm họng cấp
 Dấu hiệu: niêm mạc họng sung huyết, xuất tiết
dịch trong hay mủ, sưng đau hạch cổ
 Điều trị:
 Kháng sinh điều trị tại nhà
 Điều trị sốt nếu có
 làm giảm ho bằng các thuốc ho dân tộc


THUỐC DÙNG TRONG ĐIỀU TRỊ
NKHHC
1.




Kháng sinh
Amoxicillin 50mg/kg/ngày chia 3 lần, uống

Cotrimoxazole 48mg/kg/ngày chia 2 lần, uống
Cephalosporin II (Cefuroxim, Cefaclor),
Cephalosporin III (Cefpodoxime) nếu không
đáp ứng với hai kháng sinh trên
 Macrolide nếu dị ứng với beta – lactam
2. Điều trị triệu chứng
 hạ sốt: paracetamol 10 – 15mg/kg/ 6h


 Thuốc giảm ho
 Chỉ định: ho nhiều khiến trẻ đau họng, nôn ói,
mất ngủ
 Sử dụng thuốc có nguồn gốc thảo dược như
siro ho Astex, ho Pectol. Tránh dùng thuốc ho
có Codein cho trẻ dưới 6 tuổi.


PHÒNG NGỪA
 Tiêm chủng đầy đủ theo lịch
 Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
 Dinh dưỡng hợp lý tránh suy dinh dưỡng
 Tránh khói bụi
 Giữ ấm cho trẻ vào mùa lạnh, lúc chuyển mùa
 Giữ vệ sinh sạch sẽ




×