Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

SO SÁNH CHẾ ĐỊNH THỪA kế TRONG PHÁP LUẬT LA mã và PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.15 KB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

……….….. ……

SO SÁNH CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ TRONG PHÁP LUẬT LA MÃ VÀ PHÁP
LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật
Mã số : 60380101
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ……………..

HÀ NỘI – NĂM 2017
1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu trong
luận văn này là trung thực và chưa được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu
nào khác. Những nội dung trong luận văn có sử dụng tài liệu tham khảo đều trích dẫn
nguồn đầy đủ.

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1


1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu Luận văn 1
2. Tình hình nghiên cứu Luận văn 2
3. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3
4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu của luận văn 4
5.1 Nguồn tư liệu 4
5.2 Phương pháp nghiên cứu 4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 5
7. Bố cục của luận văn 5
NỘI DUNG 7
Chương 1 7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ 7
1.1 Sự hình thành và phát triển của chế định thừa kế 7
1.1.1 Sự hình thành và phát triển của chế định thừa kế trên thế giới 7
1.1.2 Sự hình thành và phát triển của chế định thừa kế tại Việt Nam 14
1.2 Thừa kế và quyền thừa kế trong pháp luật Việt Nam 16
3


1.2.1 Khái niệm thừa kế, quyền thừa kế 16
1.2.2 Bản chất của quyền thừa kế 18
1.2.2.1 Quyền thừa kế mang bản chất giai cấp 19
1.2.2.2 Quyền thừa kế có tính khả biến 20
1.3 Sự hình thành và phát triển của chế định thừa kế trong pháp luật La mã 21
1.3.1 Thừa kế trong Luật 12 bảng 26
1.3.2 Thừa kế trong Luật La Mã (Corpus Iuris Civilis) của Hoàng để Justinian 28
Chương 2 32
SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU TRONG QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ

TRONG PHÁP LUẬT LA MÃ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM 32
2.1 Quy định chung về thừa kế 32
2.1.1 Một số nguyên tắc trong quyền thừa kế 32
2.1.2 Thời điểm mở thừa kế 40
2.1.3 Di sản thừa kế 42
2.2 Thừa kế theo di chúc 46
2.2.1 Khái niệm di chúc 47
2.2.2 Người thừa kế theo di chúc 48
2.2.3 Điều kiện có hiệu lực của di chúc 51
2.2.3.1 Người lập di chúc 51
2.2.3.2 Hình thức di chúc 54
2.2.4 Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc 60
2.2.5 Di chúc chung của vợ chồng 66
2.3 Thừa kế theo pháp luật 68
2.3.1 Diện và hàng thừa kế 69
4


2.3.2 Thừa kế thế vị 72
Chương 3 75
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ
TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 75
3.1 Người thừa kế di sản 75
3.1.1 Nguyên tắc thừa kế 75
3.1.2 Người thừa kế thành thai trước khi người để lại di sản chết 76
3.2 Về thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với di sản của người thừa kế 78
3.3 Từ chối nhận di sản 80
3.4 Suất thừa kế đối với người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc 83
3.5 Người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc 84
3.6 Di chúc chung của vợ chồng 87

KẾT LUẬN 89

5


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu Luận văn
Thừa kế là sự dịch chuyển tài sản từ người chết sang người sống. Thừa kế xuất hiện từ rất
sớm trong lịch sử xã hội loài người, và cho đến hiện tại, thừa kế vẫn là một vấn đề được
các quốc gia quan tâm, chú trọng.
Ở nước ta, pháp luật về thừa kế có quá trình phát triển khá sớm trongtiến trình lịch sử mà
thể hiện rõ nhất từ Bộ luật Hồng Đức ban hành năm1483. Có thể thấy quan hệ thừa kế
không những chịu ảnh hưởng bởi chế độchính trị xã hội, chế độ sở hữu mà còn chịu ảnh
hưởng bởi chế độ hôn nhângia đình, phong tục tập quán ở mỗi thời kỳ lịch sử trong một
mức độ nhấtđịnh.
Mục tiêu trước mắt và lâu dài của tiến trình cải cách tư pháp là xâydựng một Nhà nước
pháp quyền – của dân, do dân và vì dân. Trong chế độpháp quyền đó, tất cả công dân đều
có các quyền bình đẳng như nhau trongmọi lĩnh vực đời sống, và quyền thừa kế là một
quyền được Nhà nước côngnhận và bảo hộ. Khi khối lượng tài sản của công dân ngày càng
đa dạng vềchủng loại và ngày càng lớn về mặt giá trị, thì quyền thừa kế di sản của
ngườichết để lại càng được quan tâm nhiều hơn.
Từ thực tiễn, Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế đang trong đà pháttriển mạnh, đời sống
nhân dân được nâng cao, trình độ văn hóa ngày càng cảithiện và dần sánh ngang với các
quốc gia trong khu vực cũng như trên thếgiới. Hơn nữa, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu
rộng ra toàn thế giới, người
Việt Nam đi khắp năm châu, bốn bể để sinh sống, làm việc, do đó, tài sản củamỗi cá nhân
ngày càng nhiều lên, tính phức tạp về thừa kế cũng ngày càngtăng lên đòi hỏi sự thay đổi
của pháp luật về thừa kế để phù hợp với thực tiễnhiện nay.
Luật La Mã là hệ thống luật cổ được xây dựng cách đây khoảng hơn2000 năm (449 TCN),
áp dụng cho thành Roma sau đó là cả đế chế La Mãrộng lớn. Các nguồn của Luật La Mã

thời Cổ đại được sưu tập trong CorpusIuris Civilis được tái khám phá trong thời kì Trung
Cổ và mãi cho đến thế kỷ19 vẫn được xem là nguồn luật quan trọng trong hệ thống pháp
luật của phầnlớn các quốc gia châu Âu trong đó có cả Pháp, Đức. Pháp luật La Mã
cũngđược xem là hệ thống pháp luật hoàn chỉnh nhất của nhà nước chiếm hữu nôlệ. Cho
đến nay mặc dù đã có sự thay đổi rất lớn của nền kinh tế – chính trị -xã hội nhưng không
phủ nhận được những ưu điểm mà chúng mang lại. Ngaycả Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Nhật –
những quốc gia có nền pháp luật phát triểnbậc nhất thế giới cũng phải thừa nhận chịu ảnh
hưởng nhiều từ nó. Pháp luậtvề thừa kế của Việt Nam vẫn cần học hỏi nhiều từ pháp luật
La Mã.
Nhận thức được tầm quan trọng, phức tạp của pháp luật thừa kế trongquá trình phát triển xã
hội, kinh tế, văn hóa, hơn hết, nhận thức được nhữngưu điểm của pháp luật La Mã về thừa
6


kế, tôi xin lựa chọn đề tài nghiên cứu:SO SÁNH CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ TRONG PHÁP
LUẬT LA MÃ VÀ PHÁPLUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH. Tôi hi vọng thông qua kết quả
bài nghiên cứu này sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật thừa kế trong Bộ luật dân sự(BLDS)
nước ta.
2. Tình hình nghiên cứu Luận văn
Thừa kế là một vấn đề tất yếu khách quan của xã hội, chế định thừa kếlà một chế định phổ
biến, không thể thiếu, và ở Việt Nam, chế định thừa kế đãđược quy định từ rất sớm và được
thể hiện cụ thể bằng văn bản trong thời kìphong kiến.
Các công trình nghiên cứu về thừa kế nói chung ở nước ta còn dàn trảivà mới chỉ tập trung
vào một số khía cạnh cụ thể như: thời hiệu thừa kế, dichúc chung vợ chồng, người được
hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vàonội dung di chúc, thời điểm mở thừa kế, di sản
thừa kế. Một số bài viết chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề tranh chấp về thừa kế như chủ
thể hưởng di sảnthừa kế, xác nhận hoặc không xác nhận một người được thừa kế, thừa kế
thếvị,…Những bài viết nghiên cứu này đã được xuất bản thành sách hoặc đượcđăng tải
trong các tạp chí chuyên ngành về pháp luật như: Tạp chí Luật học –Đại học Luật Hà Nội,
Tạp chí Tòa án nhân dân – Tòa án nhân dân tối cao,Tạp chí dân chủ và pháp luật – Bộ Tư

pháp…
Ngoài ra, trong thời gian qua cũng có nhiều công trình nghiên cứu ởbậc sau đại học gồm
luật văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ của một số tác giả. Nhữngcông trình nghiên cứu về thừa kế
của các tác giả nói trên chỉ dừng lại trongphạm vi giải quyết các vấn đề, nội dung chính mà
Bộ luật nước ta quy định.
Không thấy hoặc rất ít những công trình nghiên cứu ở cấp bậc Luật so sánhtrong quy định
về pháp luật thừa kế của Việt Nam và những quốc gia khác,đặc biệt là so sánh với pháp luật
thừa kế của La Mã.
3. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Luận văn này trước hết là để góp phần làm rõ hơn những nội dungchính liên quan đến thừa
kế, trong đó đặc biệt là những quy định chung vềthừa kế, thừa kế theo di chúc và thừa kế
theo pháp luật trong quy định củaViệt Nam và pháp luật La Mã.
Ngoài ra, với mong muốn từ những quy định về thừa kế trong pháp luậtLa Mã sẽ chỉ ra
được những điểm tiến bộ và những điểm thụt lùi của phápluật Việt Nam, từ đó đưa ra được
những kiến nghị sửa đổi nhằm hoàn thiện pháp luật thừa kế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Bài viết tập trung nghiên cứu và làm rõ những vấn đề sau: Phân tíchChế định thừa kế trong
pháp luật Việt Nam và pháp luật La Mã cổ đại, tìm ranhững điểm giống nhau và khác nhau,
từ đó chỉ ra những thành tựu mà ViệtNam đã đạt được cũng như những điểm thụt lùi trong
7


quy định của Việt Namso với pháp luật La Mã. Bài viết cũng đưa ra những kiến nghị nhằm
hoànthiện pháp luật Việt Nam về thừa kế trên cơ sở học tập những tiến bộ củapháp luật La
Mã.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ bài viết, tập trung nghiên cứu các văn bản pháp luậthiện hành của Việt
Nam liên quan đến vấn đề thừa kế, đặc biệt tập trung vàocác quy định trong Bộ luật Dân sự
năm 2005 (BLDS 2005) được Quốc hộinước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI

thông qua ngày 04/06/2005 tại kỳ họp thứ 7 và Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS 2015)
được
Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 24/11/2015. Luận văn cũng tập trungnghiên cứu dựa
trên tuyển tập Corpus Iuris Civilis của Hoàng để Justinia bằng tiếng La tinh – là bản tập
hợp đầy đủ nhất của pháp luật La Mã phần Thừa kế, Luật 12 Bảng.
Luận văn có đề cập song không tập trung nghiên cứu quy định của một số quốc gia trên thế
giới về thừa kế.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1 Nguồn tư liệu
Luận văn được thực hiện dựa trên những nguồn tư liệu chủ yếu sau:
- Các tác phẩm kinh điển của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tác phẩm lý luận về thừa kế, các Bộ
luật Dân sự của Việt Nam, của Nhật Bản, của Thái Lan và đặc biệt là Bộ luật Dân sự Pháp.
- Các sách giáo trình, các công trình nghiên cứu là luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ, các
công trình là khóa luận tốt nghiệp được lưu giữ tại Thư viện Đại học Luật về thừa kế trong
Dân sự Việt Nam.
- Các giáo trình về luật La Mã do trường Đại học luật Hà Nội, Đại học Cần Thơ, Đại học
Quốc gia Hà Nội viết, là những tài liệu lưu trữ, các tài liệu gốc của đề tài.
- Một số báo chí chuyên ngành và báo điện tử.
- Đặc biệt, Luận văn được nghiên cứu dựa trên Tuyển tập Corpus Iuris Civilis của Hoàng
đế Justinian, Luật 12 bảng và các bài viết trên website của một số trường đại học tại Anh.
- Các công trình chuyên khảo viết về lịch sử lập pháp các nước, lịch sử pháp luật thế giới...
để sử dụng khai thác bối cảnh xã hội hình thành nên các chế định pháp luật.
5.2 Phương pháp nghiên cứu

8


Khi nghiên cứu đề tài này, phương pháp chính được sử dụng là phương pháp so sánh với
mục đích tìm ra các điểm giống, điểm khác nhau trong quy định về thừa kế của pháp luật
Việt Nam và pháp luật La Mã.

Ngoài ra, một số phương pháp khoa học truyền thống khác được sử dụng đó là Phương
pháp lịch sử; Phương pháp lôgic; Phương pháp duy vật biện chứng; Phương pháp tổng hợp.
Thông qua các phương pháp lịch sử, phương pháp duy vật biện chứng để tổng hợp và so
sánh làm nổi bật quyền thừa kế theo pháp luật của công dân ngày càng được coi trọng và
bảo đảm thực hiện theo trình độ phát triển của đất nước.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Trên cơ sở những tư liệu tập hợp được, luận văn so sánh được hầu hết các quy định về thừa
kế có trong luật La Mã, từ đó chỉ ra được những điểm giống và khác nhau giữa hệ thống
luật cổ của loài người và luật pháp hiện tại của Việt Nam. Đây là một trong những đóng
góp quan trọng nhất của Luận văn.
Bên cạnh đó, Luận văn góp phần làm rõ những hạn chế trong chế định thừa kế của pháp
luật Việt Nam trong quá trình tiến hành so sánh, đồng thời chỉ ra những hướng giải quyết
các hạn chế đó. Đóng góp không nhỏ vào việc xây dựng và áp dụng pháp luật thừa kế trong
thực tiễn Việt Nam.
Luật văn dựa trên những điểm ưu, hạn chế của pháp luật La Mã để từ đó đưa ra những góp
ý nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thừa kế.
Luận văn còn rút ra một số nhận xét về mối liên hệ giữa pháp luật La Mã cổ đại cũng như
sự ảnh hưởng của nền luật pháp hình thành sớm nhất trong lịch sử loài người vẫn còn
nguyên giá trị cho đến ngày nay. Đây cũng là đóng góp có ý nghĩa quan trọng của Luận
văn.
Trong khuôn khổ đề tài, luận văn đã tập hợp được nhiều công trình có liên quan, sưu tầm
được nhiều tài liệu nghiên cứu có giá trị. Ngoài ra, luận văn còn là nguồn tài liệu tham
khảo đáng tin cậy trong học tập, tìm hiểu Luật Dân sự, chế định quyền thừa kế trong luật
của Việt Nam cũng như của luật La Mã...
7. Bố cục của luận văn
Luận văn được kết cấu gồm 3 phần: Mở đầu, Nội dung và Kết luận.
Trong phần Nội dung được chia thành 3 chương bao gồm:
Chương I: Cơ sở lý luận về chế định thừa kế
Chương II:Sự giống và khác nhau trong quy định về chế định thừa kế trong pháp luật La
Mã và pháp luật Việt Nam

Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thừa kế của Việt Nam.
9


NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ
1.1 Sự hình thành và phát triển của chế định thừa kế
Qua nghiên cứu tiến trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, có thể nhận thấy, ngay từ
thời kì sơ khai, quan hệ sở hữu và quan hệ thừa kế đã xuất hiện như một tất yếu khách
quan, một đòi hỏi của xã hội và có mối quan hệ ràng buộc, qua lại với nhau.
1.1.1 Sự hình thành và phát triển của chế định thừa kế trên thế giới
Thừa kế với ý nghĩa là một phạm trù kinh tế có mầm mống hình thành và xuất hiện ngay
trong thời kì sơ khai của xã hội loài người. Trong thời kỳ đầu của chế độ cộng sản nguyên
thủy phân thành các thị tộc, bộ lạc, khi đó mọi tài sản có được cũng đều thuộc về thị tộc, bộ
lạc quản lý và nắm giữ, sau đó phân phát cho từng cá nhân sinh sống trong bộ lạc, thị tộc.
Chế độ thị tộc, bộ lạc theo mẫu hệ đã áp đặt quyền thống trị chung đối với cả những tài sản
do những người đàn ông làm ra, ngay cả khi họ không thuộc thị tộc, bộ lạc mà chỉ là chồng
của phụ nữ, cha của những đứa con thuộc thị tộc, bộ lạc này.
Ngoài ra, cũng trong chế độ thị tộc, bộ lạc theo mẫu hệ, các con không thuộc thị tộc của
người cha, tên của chúng theo tên mẹ, cho nên khi người con chết, tài sản mà chúng làm ra
cũng không thuộc về thị tộc, bộ lạc của người cha mà thuộc về thị tộc, bộ lạc của người
mẹ.
Như vậy, chế độ thị tộc, bộ lạc theo mẫu hệ đã tạo ra mối quan hệ về kế thừa, hưởng dụng
tài sản của các con và những người thân thuộc về huyết thống trong thị tộc, bộ lạc của
người mẹ, không thừa nhận quyền kế thừa, hưởng dụng tài sản của các con theo người cha.
Ph.Ăngghen đã nhận xét: “Theo chế độ mẫu quyền, nghĩa là chừng nào mà huyết tộc chỉ kể
về bên mẹ và theo tập tục kế thừa nguyên thủy trong thị tộc mới được kế thừa những người
trong thị tộc chết. Tài sản phải để trong thị tộc, vì tài sản để lại không có giá trị lớn, nên lâu
nay trong thực tiễn có lẽ người ta vẫn trao tài sản đó cho những bà con thân thích nhất,

nghĩa là trao cho những người cùng huyết tộc với người mẹ1”.
10


Thừa kế nguyên thủy trong xã hội thị tộc, bộ lạc theo mẫu hệ đã đặt nền móng ban đầu cho
sự hình thành và phản ánh tính tất yếu của quan hệ thừa kế tài sản theo huyết thống, mặc
dù theo huyết thống của người mẹ. Đây là tính tất yếu của sự phát triển. Bởi lẽ, trong thời
kì nguyên thủy, con người sống tập tục theo bầy đàn. Người phụ nữ là người sinh con,
những đứa trẻ được sinh ra chỉ biết đến mẹ và rất khó để xác định cha mình là ai. Hơn nữa,
trong thời kì này, con người sống phụ thuộc vào thiên nhiên, sức đề kháng của người phụ
nữ cũng thấp hơn so với đàn ông, vì vậy mỗi thị tộc, bộ lạc số lượng phụ nữ thường ít hơn
rất nhiều so với số lượng đàn ông và người phụ nữ đương nhiên sẽ được trao nhiều quyền
lợi hơn trong đó có quyền lựa chọn đàn ông chomình để duy trì nòi giống. Cho đến ngày
nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, trong một bộ phận dân cư, vùng dân tộc ít người,
vẫn còn có những cụm hoặc cộng đồng dân cư nhỏ duy trì quan hệ thừa kế tài sản theo
huyết thống của người mẹ.
Có thể nhận thấy rằng, dù cho xã hội loài người mới chỉ phát triển ở
trình độ sơ khai, quan hệ kinh tế cơ bản cũng chưa phát triển rõ nét, nhưng
trong một chừng mực nào đó khi tài sản đã có sự dư thừa, thì việc kế thừa,
hưởng dụng tài sản do các thành viên của thị tộc, bộ lạc làm ra khi họ chết đã
thể hiện như một tất yếu của xã hội. Trong thời kì này, có thể hiểu tài sản
được làm ra trong mỗi thị tộc, bộ lạc không những để duy trì cuộc sống mà
còn được chuyển giao lại khi có thành viên nào đó chết.
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, loài người không chỉ
giới hạn trong việc săn bắn, hái lượm mà đã biết trồng trọt, chăn nuôi. Khi đó,
của cải làm ra không những đáp ứng đủ nhu cầu đời sống mà còn xuất hiện
những của cải dư thừa. Lúc này tư liệu sản xuất đóng vai trò quan trọng trong
quá trình làm ra của cải vật chất và quan hệ xã hội cũng dần có sự phân hóa rõ
rệt thì việc chiếm hữu tư liệu sản xuất và của cải vật chất dư thừa đã trở thành
nguyên nhân của việc phân hóa giữa các tầng lớp người trong mỗi thị tộc, bộ

lạc.
Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất được xác lập đã phá vỡ tính cộng
đồng của thị tộc, bộ lạc trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài
11


sản chung, dẫn đến kết quả cuối cùng của sự phân hóa này chính là việc phân
chia xã hội thành các giai cấp thống trị và bị trị. Chế độ tư hữu về tư liệu sản
xuất được xác lập cũng đương nhiên phá vỡ việc kế thừa, hưởng dụng chung
của thị tộc, bộ lạc đối với tài sản của người chết để lại. Như vậy việc kế thừa,
hưởng dụng chung của thị tộc, bộ lạc đối với tài sản của người chết để lại
cũng không thể tồn tại. Có chế độ tư hữu về tài sản tất dẫn đến nhu cầu bảo vệ
quyền tư hữu đó khi chủ sở hữu tài sản chết.
Khi việc kế thừa, hưởng dụng chung của thị tộc, bộ lạc đối với tài sản
của người chết để lại đã bị phá vỡ thì không thể không hình thành một hình
thức kế thừa, hưởng dụng tài sản của người chết để lại phù hợp với chế độ tư
hữu về tài sản. Kế thừa, hưởng dụng một cách riêng biệt tài sản của một cá
nhân khi họ chết đã xuất hiện như một tất yếu, nó đánh dấu bước ngoặt mới
trong quan hệ tài sản và phát sinh quan hệ thừa kế tài sản theo đúng nghĩa đen
của khái niệm.
Tư hữu là tiền đề của thừa kế, còn thừa kế lại là cơ sở củng cố quyền tư
hữu về tài sản. Chế độ tư hữu về tài sản ra đời đã xóa đi không những quyền
độc tôn của người đứng đầu thị tộc, bộ lạc trong việc định đoạt tài sản chung
của cộng đồng, xóa đi quyền chung của cộng đồng thị tộc, bộ lạc trong việc
kế thừa, hưởng dụng tài sản do các thành viên của thị tộc, bộ lạc làm ra khi họ
chết, mà còn khẳng định quyền tài sản của cá nhân để làm cơ sở cho việc hình
thành quan hệ thừa kế theo đúng nghĩa của nó. Điều quan trọng hơn chính nó
đã khẳng định luôn cả diện thừa kế là những người thân thuộc theo huyết
thống của người có tài sản khi họ chết.
12



Khi giai cấp xuất hiện, có sự tồn tại của giai cấp thống trị và có giai cấp
bị trị, đương nhiên đối kháng giai cấp trong xã hội là điều không tránh khỏi.
Kết quả của sự đối kháng giai cấp là nhà nước của chế độ tư hữu ra đời và trở
thành công cụ chuyên chế của giai cấp thống trị. Nhà nước của chế độ tư hữu
đã phải sử dụng sức mạnh cưỡng chế để bảo vệ quyền, lợi ích của giai cấp
mình. Song song với quyền sở hữu tài sản, quyền thừa kế tài sản cũng được
bảo vệ bằng những sức mạnh đó. Những trật tự trong quan hệ về sở hữu tài
sản nói chung và trong quan hệ về thừa kế nói riêng được nhà nước của chế
độ tư hữu thiết lập trong giai đoạn này phù hợp với tính tất yếu khách quan,
nhưng mang bản chất giai cấp sâu sắc. Quyền lợi của giai cấp thống trị luôn
được bảo vệ bằng chính những thiết chế của sức mạnh trấn áp hay sức mạnh
kinh tế.
Để duy trì những tài sản của cá nhân sau khi qua đời được chuyển dịch
cho người còn sống không phải theo phương thức đương nhiên như thời kỳ
chế độ cộng sản nguyên thủy, thì ngoài việc thiết lập ra một tổ chức đặc biệt
để thống trị xã hội - đó là Nhà nước, giai cấp thống trị đã ban hành pháp luật
nhằm duy trì quyền lực kinh tế, nền tảng của quyền lực chính trị từ đời này
sang đời khác. Trên cơ sở chế độ tư hữu về tài sản đã được pháp luật bảo vệ,
pháp luật về thừa kế được hình hành, phát triển như một tất yếu khách quan
và là nhu cầu của xã hội có giai cấp.
Trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, sự xuất hiện chế độ
hôn nhân với hình thái gia đình đối ngẫu làm cho kinh tế gia đình đã trở thành
một đơn vị kinh tế độc lập trong thị tộc, không còn phụ thuộc vào thị tộc và
cuối cùng làm tan rã thị tộc.
13


Ở thời kỳ này gia đình phát triển sang một hình thức mới hơn (Ăng

ghen gọi là hình thức trung gian trong bước chuyển từ chế độ hôn nhân đối
ngẫu sang chế độ hôn nhân một vợ một chồng), trong đó mọi quyền lực thuộc
về người chồng, với tư cách là người gia trưởng nên tất cả tài sản trong gia
đình thuộc sở hữu của người chồng và sở hữu của “gia đình cá thể đã trở
thành một lực lượng đang đe doạ xã hội” 2 .
Suy xét rộng ra cho thấy: do sự phân công lao động, ở thời kỳ này xã
hội đã có nhiều biến đổi sâu sắc. Cùng với sự phân công lao động xã hội, chăn
nuôi và trồng trọt ngày càng phát triển, năng xuất lao động ngày một nâng cao
đã xuất hiện sự dư thừa sản phẩm. Quá trình phân hoá của cải trong xã hội
được hình thành và dẫn đến sự phân biệt kẻ giàu người nghèo trong xã hội.
Những người có quyền hành trong thị tộc, bộ lạc tìm mọi thủ đoạn để chiếm
hữu số của cải dư thừa đó làm của riêng. Chế độ tư hữu xuất hiện và từ đó chế
độ thị tộc, chế độ cộng sản nguyên thuỷ dần dần bị phá vỡ và hoàn toàn tan
rã, nhường chỗ cho một chế độ xã hội mà trong đó đã có sự phân hoá giai cấp.
Nếu như trước đây tổ chức thị tộc đã sinh ra từ một xã hội không biết
đến mâu thuẫn nội tại, trong đó mọi thành viên xã hội hầu như hoàn toàn “hoà
tan” vào cuộc sống cộng đồng, thì xã hội mới ra đời đã có sự phân chia giai
cấp, trong đó các giai cấp có quyền lợi đối lập nhau, “luôn luôn mâu thuẫn và
đấu tranh gay gắt với nhau để bảo vệ lợi ích của giai cấp mình” 3 . Trước bối
cảnh đó, dĩ nhiên tổ chức thị tộc trở thành bất lực trước xã hội, không thể phù
hợp được nữa. Lúc này, “xã hội đó đòi hỏi phải có một tổ chức mới đủ sức để
dập tắt cuộc xung đột công khai giữa các giai cấp ấy, hoặc cùng lắm là để cho
14


cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, dưới một hình thức gọi
là hợp pháp. Tổ chức đó là nhà nước và nhà nước đã xuất hiện.” 4
Khi chưa xuất hiện Nhà nước, thừa kế được dịch chuyển theo phong
tục, tập quán của các thị tộc, bộ lạc, thì khi Nhà nước xuất hiện, quá trình dịch
chuyển tài sản từ một người đã chết cho người còn sống đã có sự tác động

bằng ý chí của Nhà nước. Giai cấp thống trị thông qua quyền lực nhà nước để
áp dụng các phương pháp cưỡng chế nhằm tác động đến các quan hệ xã hội
làm cho các quan hệ đó phát sinh, phát triển theo hướng có lợi cho giai cấp
mình. Nghĩa là khi có Nhà nước thì mọi quan hệ cũng như mọi sự kiện xẩy ra
trong đời sống xã hội đều được pháp luật điều chỉnh. Thừa kế trong xã hội đã
có nhà nước cũng không nằm ngoài sự điều chỉnh của pháp luật.
Pháp luật về thừa kế được ghi nhận trong những Bộ luật cổ xưa nhất
của loài người. Trong Bộ luật Hammurabi (Condex Hammurabi) là văn bản
luật cổ nhất còn được bảo tồn tốt đến nay5 đã có những quy định về quyền
thừa kế. Bộ luật này đã phân loại thừa kế có hai hình thức: thừa kế theo pháp
luật và thừa kế theo di chúc. Nếu một người khi chết không để lại di chúc thì
tài sản của người đó sẽ được chuyển đến những người có quyền đối với tài
sản đó theo pháp luật, đó là những người trong gia đình. Thừa kế theo di
chúc, quyền của người lập di chúc bị hạn chế nhiều6. Có thể thấy, quyền thừa
kế được ra đời từ rất sớm, và được quy định một cách cụ thể trong những bộ
luật cổ xưa nhất của nhân loại.
Kế thừa và phát triển những quy định về thừa kế của Bộ luật
Hammurabi, theo pháp luật La Mã cổ đại thì các con, cháu của người để lại di
sản có quyền thừa kế trước tiên, vì họ được pháp luật coi là những người thừa
15


kế đương nhiên và nếu người để lại di sản không có con, cháu thì mới đến
lượt những người có quan hệ huyết thống nội tộc được hưởng di sản, những
người thuộc thị tộc của người để lại di sản chỉ được hưởng di sản khi không
còn người thừa kế thuộc nội tộc của người để lại di sản.
Là một chế định phổ biến và truyền thống của pháp luật dân sự, nên
trong pháp luật dân sự hầu hết quốc gia trên thế giới theo hệ thống pháp luật
thành văn đều quy định và ghi nhận các nội dung khá cụ thể về thừa kế. Hiện
nay trên thế giới đang tồn tại nhiều hệ thống pháp luật khác nhau nhưng điển

hình phải kể đến là pháp luật châu Âu – Lục địa (Civil Law) và hệ thống pháp
luật Anh – Mỹ (Common Law). Nếu như Civil Law sử dụng pháp luật thành
văn để giải quyết các vấn đề trong xã hội thì Common Law sử dụng án lệ là
nguồn luật chính.
Đa phần, pháp luật của các nước khi phân chia thành các hàng thừa kế,
để xác định trình tự dịch chuyển di sản từ người chết sang những người thừa
kế theo pháp luật của người đó đều theo truyền thống “dòng chảy xuôi” (từ
đời trước xuống đời sau), nên pháp luật của các nước thường xếp con của
người chết ở hàng thừa kế thứ nhất nhưng cha, mẹ của người chết không được
xếp ở hàng thừa kế thứ nhất. Mặt khác, mỗi một quốc gia và thậm chí trong
cùng một quốc gia ở mỗi thời kỳ khác nhau có những quan niệm khác nhau về
gia đình về bổn phận của các thành viên trong gia đình đối với nhau. Hơn
nữa, pháp luật về thừa kế ngoài việc phụ thuộc vào pháp luật về sở hữu còn
phụ thuộc rất nhiều về truyền thống văn hoá, hoàn cảnh xã hội, tập tục, đạo
đức, tôn giáo của mỗi một dân tộc. Vì vậy, quyền thừa kế được quy định
16


trong pháp luật của các nước có nhiều điểm giống nhưng cũng nhiều điểm
khác nhau.
Bộ luật dân sự Pháp và Bộ luật dân sự Đức là hai bộ luật điển hình của
thế giới còn hiệu lực cho đến ngày nay có những quy định riêng về chế định
quyền thừa kế. Dưới chế độ phong kiến (người Pháp thường gọi là Ancien
Regime) nước Pháp có quá nhiều nguồn pháp luật: tập quán, pháp luật hoàng
gia, pháp luật giáo hội, pháp luật La Mã. Hơn thế nữa nước Pháp chia làm hai
vùng lãnh thổ có chế độ pháp luật khác nhau. Miền Bắc là vùng pháp luật tập
quán, còn miền Nam là nơi áp dụng pháp luật thành văn – pháp luật La Mã.
Vào các thế kỷ XV, XVI, XVII người Pháp đã có ý định pháp điển hoá pháp
luật bằng việc ban hành các sắc lệnh và luật, trong đó có Sắc lệnh 1629 đã
một phần thực hiện ý định pháp điển hoá bằng cách điều chỉnh rất nhiều lĩnh

vực dân sự như tặng cho tài sản, thừa kế, chuyển nhượng, phá sản, cho vay
lấy lãi, hôn nhân. Tuy nhiên, sắc lệnh này đã bị các toà án phản đối một cách
mạnh mẽ.
Nếu như BLDS Pháp dựa trên mô hình của Gaius, được chia thành luật
về người, về vật và hành vi, thì BLDS Đức với kết cấu gồm 5 quyển: Phần
chung, Trái quyền, Vật quyền, Luật gia đình và Luật thừa kế có nguồn gốc
trực tiếp từ trường phái Pandectist. BLDS Đức, với tư cách là thành quả của
quá trình tranh luận kỹ càng và lâu dài của các học giả, đã đưa ra hệ thống
ngôn từ, khái niệm pháp lý rất trừu tượng, khoa học. Cách tiếp cận này của
BLDS Đức dẫn đến ngôn từ pháp lý khô khan và quá mang tính chuyên ngành
nếu so sánh với sự giản dị, dễ hiểu và lịch lãm của BLDS Pháp. Chính vì thế,
BLDS Đức được xem là không được thiết kế cho những công dân bình
17


thường như BLDS Pháp, mà nó được viết ra cho các luật gia chuyên nghiệp.
Có thể nói rằng, chế định thừa kế trên thế giới được hình thành từ rất
lâu đời, được quy định trong nhiều Bộ luật điển hình và đến nay chúng vẫn
còn gây ảnh hưởng đến nền lập pháp của nhiều quốc gia trên thế giới.
1.1.2 Sự hình thành và phát triển của chế định thừa kế tại Việt Nam
Ở Việt Nam, sớm nhận thức được vai trò quan trọng của thừa kế nên
ngay những ngày đầu dựng nước, các triều đại Lý, Trần, Lê cũng đã quan tâm
đến việc ban hành pháp luật về thừa kế. Pháp luật thừa kế được ghi nhận
trong chương “Điền sản” của Bộ luật Hồng Đức - Bộ hình luật chính thống
được hoàn chỉnh ở triều đại Lê Thánh Tông (Hồng Đức) và ban hành năm
1483 thế kỉ 15. Bộ luật Hồng Đức là bộ luật cổ bằng chữ Hán còn lưu giữ
được tương đối đầy đủ gồm 13 chương, 722 điều, có 6 quyển. Trong Bộ luật
Hồng Đức, tư tưởng tôn ti, thứ thế, con trưởng, vợ cả, vợ lẽ, nàng hầu, hương
hoả; trật tự trong quan hệ dòng họ và gia đình theo thứ bậc trên dưới, trước
sau được tôn trọng như một chuẩn mực của lẽ sống và đạo đức và được hiểu

như nguyên tắc cương thường trong các quan hệ xã hội, dòng họ và gia đình,
được thể hiện rõ nét trong những quy định về thừa kế dưới triều Lê. Xét về
bản chất thì pháp luật nhà Lê có nhiều tiến bộ so với pháp luật của các thời
trước đó; tuy rằng pháp luật thời kỳ này có sự ảnh hưởng trực tiếp của tư
tưởng phật giáo và nho giáo. Sau Bộ luật Hồng Đức, Hoàng Việt luật lệ được
ban hành năm 1812 dưới triều đại Nguyễn Phúc Ánh niên hiệu Gia Long nên
gọi là Luật Gia Long cũng là Bộ luật có khá nhiều quy định về thừa kế.
Dân luật Bắc Kỳ được ban hành năm 1931 dưới thời thuộc địa của thực
18


dân Pháp nên gọi là Dân luật Bắc Kỳ (1931). Vấn đề thừa kế được quy định
trong Bộ Dân luật Bắc Kỳ gồm 139 điều (từ Điều 310 đến Điều 448) trong đó
thừa kế thường gồm 84 điều (Điều 310 đến Điều 393), thừa kế phụng tự gồm
55 điều (Điều 394 đến Điều 448).
Thừa kế là một chế định quan trọng trong pháp luật dân sự Việt Nam,
có ý nghĩa rất lớn trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong
lĩnh vực thừa kế. Từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1959, Sắc
lệnh 90/SL ngày 10/10/1945 cho phép tạm thời áp dụng những văn bản pháp
luật dân sự của chế độ cũ với điều kiện "những luật lệ ấy không trái với
nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể cộng hoà". Tại Điều 27
Hiến pháp năm 1980 cũng ghi nhận "Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản
của công dân". Tiếp theo, Thông tư số 81 ngày 27/7/1981 của Toà án nhân
dân tối cao đã hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế. Ngày
30/8/1990, Hội đồng Nhà nước nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua Pháp
lệnh thừa kế để quyền dân sự phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội. Pháp
lệnh thừa kế là một văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao đầu tiên quy
định khá đầy đủ về thừa kế ở nước ta kể từ Cách mạng tháng Tám năm 1945
đến khi có Bộ luật dân sự năm 1995.
Qua hơn 4 năm thực hiện Pháp lệnh thừa kế đã cho thấy về cơ bản

những quy định của Pháp lệnh phù hợp với thực tế đời sống, do đó chế định
thừa kế trong Bộ luật dân sự năm 1995 đã kế thừa hầu hết các quy định của
Pháp lệnh thừa kế. Tuy nhiên, những quy định về thừa kế trong Bộ luật dân sự
vẫn còn tồn tại những điểm chưa hợp lý, rõ ràng.
Tại Điều 58 Hiến pháp năm 1992 khẳng định: "Công dân có quyền sở
19


hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu
sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh
tế khác...Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công
dân." Trên tinh thần của Hiến pháp năm 1992, Bộ luật Dân sự năm 1995 được
ban hành là một bước phát triển mới trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp
luật dân sự ở nước ta. Nội dung của Bộ luật dân sự năm 1995 tương đối đồng
bộ và toàn diện. Về cơ bản Bộ luật dân sự năm 1995 đã đáp ứng được yêu cầu
thực tế của xã hội thời kỳ bấy giờ. Chế định thừa kế trong Bộ luật dân sự năm
1995 đã kế thừa hầu hết các quy định của Pháp lệnh thừa kế nói trên. Bên
cạnh đó, Bộ luật dân sự năm 1995 đã bổ sung một số vấn đề mới trong lĩnh
vực thừa kế, đặc biệt là việc thừa kế quyền sử dụng đất của cá nhân và thành
viên của hộ gia đình, đây là những cơ sở pháp lý để nâng cao chất lượng thực
thi quyền thừa kế tài sản trong đời sống xã hội.
Qua 10 năm thi hành Bộ luật Dân sự năm 1995, thực tiễn xét xử cho
thấy những quy định pháp luật về thừa kế đã đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, từ
sau năm 1995 đã có hàng loạt văn bản pháp luật có liên quan đến thừa kế
được ban hành như Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, Luật Đất đai năm
2003, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (sửa đổi), Luật Khuyến khích đầu
tư trong nước (sửa đổi), dẫn đến những mâu thuẫn bất cập nhất định, trong đó
có những quan hệ liên quan đến thừa kế. Vì vậy, Bộ luật Dân sự năm 2005
được ban hành đã bổ sung, chỉnh sửa một số quy định về thừa kế tài sản phù
hợp và mang tính khả thi hơn. Tuy nhiên, sau 10 năm thi hành BLDS 2005 đã

xuất hiện một số những bất cập mà chưa phù hợp với sự phát triển của kinh
20


tế, xã hội và đặt ra tính cấp thiết phải sửa đổi BLDS 2005.
Do vậy, ngày 24/11/2015, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Dự thảo
Bộ luật dân sự sửa đổi và từ ngày 1/1/2017, Bộ luật dân sự 2015 chính thức
có hiệu lực thi hành. Chế định thừa kế trong Bộ luật dân sự 2015 đã phần nào
giải quyết được một số vấn đề còn vướng mắc hiện nay của nước ta.
1.2 Thừa kế và quyền thừa kế trong pháp luật Việt Nam
1.2.1 Khái niệm thừa kế, quyền thừa kế
Khi nhắc đến thừa kế có thể hiểu là việc người sống được hưởng những
tài sản do người chết để lại. Theo cách hiểu từ ngữ, “thừa” trong từ “thừa
hưởng”, “kế” trong từ “kế tục”, thừa kế tức là thừa hưởng một cách kế tục. Từ
điển Việt Nam cũng có định nghĩa: “thừa kế là hưởng của người chết để lại7”.
Quá trình dịch chuyển tài sản của người chết cho người sống được hình
thành từ sớm, trong bất kì xã hội nào kể cả thời kì nguyên thủy cho đến hiện
nay. Nếu như, trong thời kì công xã nguyên thủy, việc người chết để lại tài
sản cho người sống phải tuân theo tập tục của mỗi thị tộc, bộ lạc thì đến khi
Nhà nước ra đời cùng với pháp luật, vấn đề thừa kế lại di sản đó đã được quy
định cụ thể, rõ ràng hơn và có sự quản lý chặt chẽ đối với tài sản của người
chết để lại. Lúc này việc người còn sống phải đáp ứng đủ các điều kiện do
Nhà nước và pháp luật quy định sẽ được hưởng những di sản do người chết để
lại.
Có thể nói rằng, nếu như thừa kế xuất hiện từ khi xã hội loài người hình
thành thì quyền thừa kế lại xuất hiện khi Nhà nước và pháp luật ra đời.
Quyền thừa kế cần được hiểu theo hai phương diện như sau:
- Về phương diện khách quan, quyền thừa kế được hiểu là tổng hợp các
21



quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc chuyển
dịch tài sản và quyền sở hữu tài sản (di sản) của người chết cho người còn
sống8.
- Về phương diện chủ quan, quyền thừa kế được hiểu là quyền dân sự
cơ bản của công dân được để lại tài sản của mình cho những người còn sống
và quyền của công dân được nhận di sản theo sự định đoạt của người có tài
7 anh/tu-dien/lac- viet/VV/th%E1%BB%ABa+k%E1%BA%BF.html truy cập ngày 13/5/2016
8 Phạm Kim Anh (chủ nhiệm) - Pháp luật Thừa kế ở Việt Nam từ thế kỷ XV đến nay – Đề
tài khoa
học cấp Bộ, tr. 11
25
sản (bằng di chúc) hoặc theo một trình tự và thủ tục pháp luật nhất định (thừa
kế theo pháp luật)9.
Thừa kế với tư cách là một quan hệ pháp luật dân sự trong đó các chủ
thể có những quyền và nghĩa vụ nhất định. Trong quan hệ này, người có tài
sản, trước khi chết có quyền định đoạt tài sản của mình cho người khác.
Những người được người chết để lại di sản có quyền nhận hoặc từ chối nhận
(trừ những trường hợp pháp luật có quy định họ không được quyền hưởng di
sản). Thừa kế là sự kế quyền tổng hợp của những người sống đối với quyền,
nghĩa vụ của người đã khuất. Việc kế quyền toàn bộ hay một bộ phận quyền,
nghĩa vụ do người chết để lại còn phụ thuộc vào các quy định của pháp luật
và ý chí của người để lại di sản, người hưởng di sản.
Quyền thừa kế là một chế định của ngành luật dân sự bao gồm một tổng
22


hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận nhằm điều
chỉnh quá trình dịch chuyển những lợi ích vật chất từ người chết cho những
người còn sống khác.

Chế định quyền thừa kế là một chế định pháp luật dân sự, bao gồm các
quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chế cho
người khác theo một trình tự nhất định, đồng thời quy định phạm vi quyền,
nghĩa vụ và phương thức bảo vệ quyền và nghĩa vụ của người thừa kế10.
Tóm lại: Có thể hiểu đơn giản theo phương diện chủ quan “Quyền thừa
kế là một quyền dân sự cơ bản của mỗi cá nhân trong việc để lại thừa kế và
nhận di sản thừa kế”. Đó là những khả năng mà chủ thể được phép xử sự theo
quy định của pháp luật, được để lại thừa kế như thế nào, việc lập di chúc phải
tuân thủ những yêu cầu gì, ai là người được nhận di sản thừa kế, khi nào bị
tước quyền hưởng di sản, người lập di chúc có những quyền năng gì… Như
vậy, có thể khẳng định, quyền thừa kế không thể hiện rõ nét trong loại hình
9 Phạm Kim Anh (chủ nhiệm) - Pháp luật Thừa kế ở Việt Nam từ thế kỷ XV đến nay – Đề
tài khoa
học cấp Bộ, tr. 11
10 Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật dân sự tập 1, Nxb Công an nhân
dân, tr.
299
26
thừa kế theo di chúc, mà nó được thể hiện một cách sâu sắc trong loại hình
thừa kế theo pháp luật.
1.2.2 Bản chất của quyền thừa kế
23


1.2.2.1 Quyền thừa kế mang bản chất giai cấp
Như những phân tích phía trên, quyền thừa kế xuất hiện khi có sự xuất
hiện của Nhà nước và pháp luật. Nhà nước ra đời do có sự phân hóa rõ rệt về
tầng lớp và các giai cấp trong xã hội. Giai cấp thống trị ban hành các luật lệ
và bắt buộc tất cả người dân sinh sống trong đất nước tuân theo một cách
tuyệt đối. Họ trao cho công dân quyền được thừa kế thì sẽ được nhận, tước

quyền thừa kế của công dân thì công dân đó không được nhận bất cứ tài sản
nào dù người chết là người thân thiết nhất với mình chăng nữa. Vì vậy, có thể
nói rằng quyền thừa kế mang bản chất giai cấp sâu sắc.
Quyền thừa kế có quan hệ chặt chẽ với quyền sở hữu, hình thức sở hữu
quyết định việc thừa kế trong xã hội. Bằng việc ban hành các văn bản pháp
luật, Nhà nước quy định quyền để lại thừa kế và nhận thừa kế của các chủ thể,
quy định trình tự và các điều kiện dịch chuyển tài sản cũng như quy định các
phương thức dịch chuyển tài sản từ người đã chết sang những người còn sống
khác. Tuy nhiên, mỗi một chế độ xã hội khác nhau sẽ có sự khác nhau trong
quy định về quyền thừa kế. Thậm chí ngay trong một chế độ xã hội nhưng ở
từng giai đoạn khác nhau sự quy định này cũng có thể khác nhau. Điều đó có
nghĩa rằng chế độ thừa kế phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển kinh tế, xã
hội của một nhà nước và đặc biệt là do chế độ sở hữu quyết định.
Như vậy, cùng với quan hệ sở hữu, quan hệ thừa kế không đơn thuần
chỉ còn là phạm trù kinh tế nữa, mà nó đã trở thành phạm trù pháp luật. Quan
hệ sở hữu và quan hệ thừa kế đều là những quan hệ pháp luật và giữa chúng
có mối liên hệ mật thiết với nhau, quan hệ này là tiền đề của quan hệ kia,
ngược lại chúng lại là cơ sở của nhau theo những chuẩn mực pháp luật nhất
24


định và mang bản chất giai cấp sâu sắc. Quan hệ pháp luật về thừa kế hiện
hành là một minh chứng cho nhận định đó.
27
Nếu như trong thời kì cộng sản nguyên thủy, khi đó nhà nước chưa tồn
tại đồng thời với đó không có sự phân biệt giai cấp, thì thừa kế được thể hiện
dưới dạng là người còn sống trong thị tộc, bộ lạc sẽ được sử dụng những di
sản mà người chết để lại. Khi đó, mọi tài sản đều quý giá và việc thị tộc, bộ
lạc giữ lại những tài sản đó hoàn toàn mang tính chất tự nhiên, là tự tất yếu
khách quan. Trong chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến và tư bản,

những giai cấp bóc lột chiếm hữu tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội; di sản
của họ để lại cho con cháu không những chỉ là truyền lại quyền lực về kinh tế,
mà còn là sự truyền lại quyền lực về chính trị để duy trì sự áp bức, bóc lột của
những giai cấp đó đối với nhân dân lao động. Trong các xã hội có các chế độ
sở hữu khác nhau thừa kế là một trong những phương thức để cùng cố và phát
triển chế độ sở hữu đó.
1.2.2.2 Quyền thừa kế có tính khả biến
Quan hệ pháp luật về thừa kế có tính khả biến. Tính khả biến được thể
hiện bằng các quy phạm pháp luật, mà các quy phạm này không những phụ
thuộc vào sự thay đổi của quan hệ sở hữu trong các chế độ xã hội khác nhau,
mà còn phụ thuộc vào mức độ phát triển trong một chế độ xã hội nhất định.
Nghĩa là trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của chế độ xã hội đó
pháp luật cũng có quy định khác nhau trong việc điều chỉnh mối quan hệ về
thừa kế. Quan hệ thừa kế không những là phạm trù pháp luật, mà còn được
25


×