Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Một số vấn đề về chế định thừa kế trong pháp luật phong kiến việt nam.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.86 KB, 11 trang )

Một số vấn đề về Chế định thừa kế trong
pháp luật phong kiến việt nam
Trong tiến trình lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam , các triều đại ở thế X
đến thế kỷ XIX đã xây dựng bộ máy Nhà nớc và pháp luật, củng cố nền độc lập,
củng cố địa vị của giai cấp thống trị. Pháp luật phong kiến Viêt nam mang đậm ảnh
hởng của đạo nho lễ nghi và pháp luật là yếu tố cơ bản là yếu tố kết dính các yếu tố
khác của nền quân chủ bao gồm quan hệ vua - tôi, vua quan - dân chúng, cơ cấu bộ
máy nhà nớc điều chỉnh các quan hệ xã hội tạo nên trật tự xã hội. Mỗi nhà nớc
phong kiến Việt nam đều ban hành các văn bản pháp luật để củng cố quyền lực
phục vụ cho công việc quản lý dất nớc . Đáng chú ý là các bộ luật của các triều đại
phong kiến nh Bộ luật Hồng Đức (1483), Bộ luật Gia Long (1815). Ngoài bộ luật,
các nhà nớc phong kiến còn ban hành nhiều văn đơn hành nh chiếu, chỉ dụ, lệnh của
Vua. Nội dung của các bộ luật điều chỉnh nhiều quan hệ xã hội thuộc đối tợng của
nhiều ngành luật hiện nay, Trong đó có những quy định về thừa kế theo di chúc và
theo pháp luật.
Trong luật Hồng Đức quy định các con ( con trai, con gái, con nuôi) đều có
quyền thừa kế của cha mẹ. Mọi ngời đều có quyền để lại hơng hoả cho con cháu.
Điều 390 quy định: Cha mẹ làm chúc th phân chia tài sản, thiết lập hơng hoả trong
chúc th.
Luật Gia Long không thừa nhận quyền thừa kế của con gái mà chú trọng đến
quyền lợi của cuả con trai. Vấn đề thừa kế theo di chúc Điều 388 quy đinh: Nếu
có mệnh lệnh của cha mẹ, phải theo đúng. Vi phạm điều này sẽ mất phần của
mình. Xét về mặt nội dung, các quy định trong luật Hồng Đức và Gia Long tơng
đối chặt chẽ và đầy đủ.
1
Trong các triều đại phong kiến, t tởng nho giáo đã ảnh hởng một cách sâu
sắc, trực tiếp đến toàn bộ quan hệ xã hội của nớc ta. Nhất là từ thời Lê, các t tởng
Nho giáo đã đợc Nhà nớc phong kiến đề lên thành luật. Các quan hệ về hôn nhân
gia đình và thừa kế trong thời phong kiến cũng không nằm trong trờng hợp ngoại lệ,
ngợc lại các quan hệ này bị chi phối một cách sâu sắc của t tởng trong nam khinh
nữ, đề cao vai trò của ngời chồng trong gia đình.


Nói đến tài sản của các gia đình, các quy định trong pháp luật của triều đại
Nhà Lê đề lên hàng đầu là điền thổ. Tại các điều 374, 375 Quốc triều hình luật chỉ
đề cập đến điền thổ mà thôi, hoàn toàn không nói gì đến các động sản khác.
Dới thời phong kiến, vợ chồng tích trữ đợc tiền của đều mua ruộng đất (tậu
ruộng đất). Sự giàu nghèo của một gia đình đợc đánh giá chủ yếu ở việc có nhiều
hay ít ruộng đất. Và các chức quan trong bộ máy Nhà nớc chủ yếu trả công bằng đất
gọi là chế độ lộc điền.
Ngoài ra, các đoạn 258 và 259 trong Hồng Đức Thiện chính th (258 lệ về vợ
chồng không có con; 259 lệ đối với vợ chồng trớc có con, vợ chồng sau không có
con.) còn cho ta thấy, tài sản gia đình phong kiến Việt Nam ở đời Nhà Lê không
chỉ gồm điền thổ mà còn gồm các thứ khác nh vàng, bạc, nhà cửa, lụa vải , thóc lúa,
giờng chiếu, màn, thau..( góp gộp lại gọi là của nổi). Những tài sản đợc coi là của
nổi đó chủ yếu để phục vụ tế tự và nhằm thực hiện tiếp tục trả nợ miệng.
Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng trong gia đình đợc quy định nh sau: Khi gia
đình còn tồn tại, tất cả các tài sản đợc coi là của chung của gia đình. ở đây, điều dễ
thấy là t tởng gia trởng đợc thể hiện khá rõ nét trong việc chi phối tài sản đó. Trong
gia đình, ngời gia trởng có quyền hành nhiều hơn đối với tài sản chung. Điều đó thể
hiện ở chỗ, các thân thuộc trong gia đình có nghĩa vụ phục tùng sự phán quyết của
ngời gia trởng. Tuy nhiên pháp luật thời Lê có những quy định tiến bộ, Mặc dù bị
ràng buộc bởi t tởng gia trởng nh vậy, nhng ngời vợ trong thời Lê không hoàn toàn
mất quyền đối với tài sản gia đình, điều này thể hiện rõ nhất trong bán, đổi tài sản
đều có chữ ký của cả 2 vợ chồng.
2
Trong bộ luật Hồng Đức quan hệ thừa kế đợc quy định ở phần cuối trong ch-
ơng điền sản, phần điền sản mới tăng thêm và phần luật hơng hoả.
Về mặt tổng thể, các điều khoản này cho thấy:
Một là, khi cha mẹ còn sống thì không bao giờ nảy sinh việc thừa kế tài sản,
vì trong gia đình con cái không có quyền tài sản. Nếu cha hoặc mẹ chết, ngời còn
sống ( mẹ hoặc cha) tiếp tục nắm quyền chủ tài sản, do vậy quan hệ thừa kế vẫn ch-
a thể nảy sinh. Mục đích sâu xa của quan hệ hôn nhân và gia đình phong kiến là

duy trì và bảo vệ sự trờng tồn của gia đình phụ hệ, của dòng họ tức là lu truyền dòng
dõi và thờ phụng tổ tiên. Nên nhà làm luật phong kiến coi thừa kế không chỉ là
quyền lợi các nhân, mà quan trọng hơn còn là vì mục đích sâu xa trên. Bởi vậy, thừa
kế chỉ phát sinh khi trong gia đình xảy ra một trong hai trờng hợp sau đây:
- Nếu vợ chồng không có con khi một trong hai ngời chết, quan hệ thừa kế phát
sinh.
- Nếu vợ chồng có con, thì phải đến khi cả hai ngời đã chết, mới phát sinh quan hệ
thừa kế.
Nói chung pháp luật phong kiến nớc ta đã thừa nhận hai hình thức thừa kế: thừa
kế theo di chúc và thừa kế không theo di chúc (theo khái niệm pháp lý hiện đại gọi
là thừa kế theo luật.)
I-CHế ĐịNH THừA Kế thời Lê:
A/Thừa kế theo di chúc
Theo hình thức này pháp luật tôn trọng ý muốn và quyền quyết định của ngời
có tài sản. Theo điều 390 Quốc triều hình luật thì cha mẹ nhiều tuổi về già thì phải
có trách nhiệm lo làm chúc th để lại tài sản cho con cái. Quy định này nhằm tránh
sự tranh chấp tài sản về sau. Di chúc đợc lập dới dạng văn bản đợc gọi là chúc th.
Ngời có tài sản có thể tự viết chúc th, trong trờng hợp không biết chữ thì có thể nhờ
xã trởng viết thay và chứng thực (Điều 366 quốc triều hình luật). Trong trờng hợp
3
chúc th không tuân thủ hình thức do pháp luật quy định thì sẽ không có giá trị pháp
lý, lúc đó di sản thừa kế sẽ đợc chia theo quy định của pháp luật.
Khi cha mẹ mất mà có để lại chúc th, sau khi trích lại số ruộng đất làm hơng
hoả, di sản thừa kế phải đợc chia theo đúng ý nguyện của ngời để lại di sản. Nếu
con cháu còn kiện cáo đòi chia lại sẽ bị phạt 80 trợng, đồ làm khao đinh, lấy lại
ruộng kỷ phần đã chia đoạn 78 Hồng Đức Thiện chính th).
Theo đoạn 273 Hồng Đức Thiện chính th quy định chúc th chỉ đợc coi là hợp
pháp nếu có hơng trởng, quan viên trong bản xã, từ 30 tuổi trở lên làm ngời viết
thay hoặc chứng kiến.
Khoản 2 điều 388 quy định Nếu đã có lệnh của cha mẹ và chúc th, thì phải

theo đúng, trái thì phải mất phần của mình. Điều 354 trớc đó quy định ngời nào
tranh giành ruộng đất thì phả biếm 2 t. Nếu đã có chúc th mà còn cố tranh giành thì
cũng xử biếm nh thế và phải tớc mất phần của mình nữa. Nếu cha mẹ không nhận
làm con, trong chúc th không có tên mà vẫn còn tranh thì phải xử biếm 3 t, đòi lại
số ruộng đất tranh cho ngời chủ. Nếu ngời trởng họ sai thì phải biếm 1 t. Qua các
điều khoản trên, nhà làm luật đã đề cập các yếu tố sau đây của sự thừa kế theo di
chúc:
Về hình thức của di chúc có di chúc miệng và di chúc viết ( chúc th). Theo
tình thần và nội dung của điều 366 đã dẫn, ngời làm chúc th (cha, mẹ) phải tự viết
lấy (nếu không biết chữ thì nhờ quan viên nào đó trong làng xã viết dùm) và phải có
sự chứng kiến của quan viên trong làng xã thì chúc th mới hợp pháp.
Nguyên tắc tự do lập di chúc của ngời gia trởng đợc tôn trọng. Trong gia đình
cha, mẹ là chủ tài sản nên chỉ có cha mẹ mới có quyền lập di chúc. ở di chúc, ngoài
phần ruộng đất dành ra làm phần hơng hoả, phần còn lại đợc chia cho các con.
Những con nào đợc hởng thừa kế và đợc hởng bao nhiêu đêu do ngời lập di chúc
quy định. Cha mẹ có thể truất quyền của ngời con nào đó mà thờng là ngời con bất
hiếu, đó cũng là một dạng từ con.
4
B/Thừa kế theo luật
Hình thức này chỉ áp dụng khi không có di chúc, hoặc có kiện cáo về tài sản:
- Trờng hợp vợ chồng không có con mà một ngời chết nảy sinh quan hệ thừa
kế nh sau:
Theo điều 375 quốc triều hình luật, đoạn 258 Hồng đức thiện chính th, tron
trờng hợp vợ chồng không có con mà ngời chồng chết trớc thì đối với những điền
sản thuộc tài sản riêng của ngời chồng đợc chia làm 2 phần bằng nhau: một phần
dành cho gia đình bên chồng để lo việc tế lễ, phần còn lại dành cho vợ để phụng d-
ỡng một đời mà không đợc quyền sở hữu. Nếu ngời vợ goá tái giá thì tài sản đợc
chia phải trả lại cho gia đình nhà chồng. Ngợc lại nếu ngời vợ chết trớc thì tài sản
riêng của vợ cũng đợc chia nh vậy, nhng có điểm khác là khi ngời chồng đi lấy vợ
khác thì vẫn đợc hởng dụng đối với tài sản đợc chia, chỉ khi ngời chồng chết tài sản

đợc chia mới đợc trả lại cho gia đình ngời vợ.
Đối với tài sản chung do hai vợ chồng tạo dựng, nếu một trong hai ngời chết
trớc sẽ đợc chia làm hai phần bằng nhau, một phần dành cho vợ (hoặc chồng) để
làm của riêng; phần còn lại chia làm 3 phần, một phần để gia đình ngời chết lo tế lễ,
hai phần dành cho ngời còn sống (vợ hoặc chồng) phụng dỡng một đời, khi chết
phải trả lại cho gia đình ngời chết trớc, nếu vợ đi lấy ngời khác thì phải trả lại cho
gia đình chồng, nhng nếu chồng đi lấy ngời khác thì vẫn có quyền sử dụng. Điều
này thể hiện sự bất bình đẳng trong quan hệ giữa vợ và chồng. Sự bất bình đẳng này
có nguồn gốc từ t tởng Khổng giáo, trọng nam, khinh nữ, coi trọng quyền hành của
ngời chồng, ngời gia trởng trong gia đình.
Ngoài ra, đối với những tài sản đợc coi là của nổi nh vàng bạc, lụa vải, thóc
lúa, giờng chiếu, đồ sứ, mâm thau v..v.. đều dùng cho tế lễ, thực hiện tục trả nợ
miệng, số còn lại để lại cho ngời còn sống.
Đối với nhà cửa thì chia làm đôi, ngời còn sống đợc dùng một nửa làm chỗ
ở, một nửa để cho gia đình ngời chết làm nơi tế lễ.
5

×