Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong pháp luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.9 KB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
LƯƠNG TUẤN GIANG
TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - NĂM 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
LƯƠNG TUẤN GIANG
TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thị Sơn
HÀ NỘI - NĂM 2016
LỜI CAM ĐOAN


Tơi xin cam đoan luận văn là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của
tôi; các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn
Lương Tuấn Giang
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. Những vấn đề chung về tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ trong Luật hình sự Việt
Nam …………………………………………………………………..


1.1. Khái niệm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ ………………………………………………..
1.2. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội vi phạm
quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ………
1.2.1. Quy định của pháp luật về tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ từ sau Cách mạng tháng Tám năm
1945 đến trước khi ban hành BLHS 1985 ……………………………
1.2.2. Quy định của BLHS 1985 về tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ ……………………………..
Kết luận Chương 1 ………………………………………………


Chương 2. Quy định về tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ trong BLHS năm 1999 trong sự
so sánh với BLHS năm 2015 …………………….……...………….
2.1. Quy định của BLHS năm 1999 về tội vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ………………………
2.1.1. Dấu hiệu định tội của tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ ……………………………………
2.1.2. Các dấu hiệu định khung hình phạt của tội vi phạm quy định
về điều kiển phương tiện giao thông đường bộ …………………….…
2.1.3. Quy định về hình phạt đối với tội vi phạm quy định về điều
kiển phương tiện giao thông đường bộ ……………………………….
2.2. Những điểm mới trong quy định của BLHS năm 2015 về tội
vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ ………………
Kết luận Chương 2 ………………………………………………..
1
7
7
9

9
16


22
23
24
24
41
46
47
57
Chương 3. Thực tiễn áp dụng quy định về tội vi phạm quy định
về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và các biện pháp
đảm bảo hiệu quả áp dụng quy định về tội vi phạm quy định về
tham gia giao thông đường bộ ………………………………………
3.1. Thực tiễn áp dụng quy định về tội vi phạm quy định về điều
kiển phương tiện giao thông đường bộ ……………………………
3.2. Các biện pháp đảm bảo hiệu quả áp dụng quy định về tội vi
phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ .........................
3.2.1. Biện pháp liên quan đến pháp luật …………………………
3.2.2. Các biện pháp khác nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về
tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ...
Kết luận Chương 3 …………………………………………………


KẾT LUẬN……………………………………………………………
58
58
68

69
69
71
72
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau những năm đổi mới một cách toàn diện và sâu sắc, đất nước ta đã đạt
được những thành tựu vô cùng to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Quá trình cải cách
chính trị và kinh tế được phát động năm 1986 đã biến Việt Nam từ một trong
những nước nghèo nhất thế giới với thu nhập bình quân đầu người khoảng 100
USD trở thành một nước thu nhập trung bình thấp với thu nhập bình quân đầu
người đạt khoảng 2.100 USD năm 2015. Thành tựu đó đã giúp đất nước ta trở
thành một trong những nước có nền kinh tế đang phát triển ổn định trong khu
vực ASEAN nói riêng cũng như khu vực Châu Á nói chung. Có thể coi Việt
Nam là một điển hình về phát triển thành cơng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, chúng
ta cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức của quá trình hội nhập nền


kinh tế thế giới. Ngoài những thách thức về kinh tế, về tình hình tham nhũng,
lãng phí và những diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình tranh chấp chủ
quyền tại Biển Đơng thì an tồn xã hội trong nước cũng là một thách thức không
nhỏ đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta hiện nay. An toàn giao thơng, một
bộ phận của An tồn cơng cộng nói chung, những năm qua đã bị xâm phạm
nghiêm trọng, đang là một trong những vấn đề được xã hội đặc biệt quan tâm.
Những năm qua, giao thông vận tải đường bộ đã phát triển nhanh chóng
cả về chất cũng như về lượng và góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển của nền
kinh tế đất nước. Tuy nhiên, trong thời gian qua, tình hình vi phạm an tồn giao
thơng đường bộ nói riêng đang có những diễn biến phức tạp. Dù Đảng và Nhà
nước đã sử dụng rất nhiều biện pháp nhằm đảm bảo an tồn giao thơng đường
bộ nhưng các vụ vi phạm quy định về an toàn giao thơng đường bộ có chiều

hướng gia tăng cả về số lượng và tính chất. Nhiều vụ vi phạm quy định về an
tồn giao thơng đường bộ đã cướp đi sự sống của rất nhiều người và còn gây
thiệt hại lớn đến tài sản của Nhà nước và nhân dân. Đặc biệt, có những vụ vi
phạm quy định về an tồn giao thông đã làm chấn động cả nước, gây hoang
mang trong dư luận xã hội (như một số vụ án xe khách lao xuống vực làm chết
và bị thương rất nhiều người tại các tỉnh miền núi phía Bắc) đã đánh lên hồi
chng cảnh báo về tính nghiêm trọng của những vi phạm quy định về an tồn
giao thơng đường bộ.


Theo số liệu thống kê mới nhất của Ủy ban An tồn giao thơng quốc gia,
có tới 50% số người tham gia giao thông không dùng đèn báo khi chuyển
hướng, 85% khơng dùng cịi đúng quy định, 70% khơng dùng phanh tay, 90%
không sử dụng đúng đèn chiếu sáng xa, gần và 72% không đội mũ bảo hiểm khi
ngồi trên mơ tơ trên những tuyến đường bắt buộc. Ngồi ra, tình trạng vượt đèn
đỏ, uống rượu bia say, chở quá tải, quá tốc độ trong thời gian qua vẫn luôn ở
mức báo động và rất khó kiểm sốt. Có thể thấy, những hành vi vi phạm quy
định về an toàn giao thông đường bộ đang diễn ra một cách thường xun và
phổ biến trong đời sống hàng ngày, nó khơng chỉ gây thiệt hại về kinh tế, mà
còn gây thiệt hại nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội, đến tính mạng, sức
khỏe con người. Do đó, đấu tranh phòng, chống với loại tội vi phạm quy định về
an tồn giao thơng đường bộ hiện nay hơn lúc nào hết đòi hỏi sự nghiêm minh,
kịp thời và kiên quyết.
Bộ luật hình sự năm 1985 và Bộ luật hình sự năm 1999 đã có những quy
định về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ đã
góp phần quan trọng vào cơng tác đấu tranh và phòng, chống tội phạm này. Tuy
nhiên, xuất phát từ thực tiễn áp dụng hiện nay, các quy định của Bộ luật hình sự
1999 đã bộc lộ những bất cập, chưa được cụ thể, chưa thống nhất, do đó nhận
thức về tội phạm này có nơi, có lúc cịn khơng được nhất quán. Trong một số
trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng cịn lúng túng, chưa có quan điểm



thống nhất, hoặc mắc phải thiếu sót trong việc giải quyết các vụ phạm tội vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Hiện nay, Bộ
luật hình sự năm 2015 đã được ban hành và có một số đổi mới trong quy định về
tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, cần phải được triển khai,
thực hiện trong thời gian tới (từ 1 tháng 7 năm 2017). Vì vậy, việc nghiên cứu
một cách khoa học, tồn diện, có hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn về tội
vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ sẽ khơng chỉ
góp phần vào sự thống nhất trong nhận thức mà cịn có ý nghĩa cho việc đảm
bảo hiệu quả áp dụng quy định của BLHS năm 2015 về tội vi phạm quy định về
tham gia thông đường bộ trong thời gian tới. Vì lý do trên, tác giả đã chọn đề tài
“Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ trong
pháp luật hình sự Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
Đã có một số cơng trình nghiên cứu về tội vi phạm quy định về điều kiển
phương tiện giao thông đường bộ, như:
- Luận văn thạc sỹ luật học “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ theo Bộ luật Hình sự năm 1999 - một số biện pháp đấu
tranh phòng chống tội phạm này trong giai đoạn hiện nay”, năm 2003 của tác
giả Nguyễn Thị Hồng Hạnh;
- Luận văn thạc sỹ luật học “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương


tiện giao thơng đường bộ trong Luật Hình sự Việt Nam”, năm 2008 của tác giả
Ngọc Duy Thi;
- Khóa luận tốt nghiệp “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thơng đường bộ trong bộ luật hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và
thực tiễn”, năm 2010 của tác giả Bùi Thị Thủy Tiên.
Tác giả của các cơng trình nghiên cứu nêu trên đã khái quát được các dấu

hiệu pháp lý đặc trưng của tội vi phạm quy định về điều kiển phương tiện giao
thông đường bộ và kiến nghị hướng hoàn thiện quy định về tội phạm này trong
BLHS, Tuy nhiên, trong những năm gần đây chưa có cơng trình nào nghiên cứu
một cách tồn diện cả từ góc độ lý luận và thực tiễn về đề tài: “Tội vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong pháp luật hình sự
Việt Nam”. Do vậy, trong giai đoạn hiện nay thì việc nghiên cứu đề tài này là rất
cần thiết.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu quy định của BLHS về tội
vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ; thực tiễn áp
dụng quy định và các biện pháp đảm bảo hiệu quả áp dụng quy định về tội loại
tội phạm này.
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu quy định về tội vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo BLHS năm 1999 trong mối


liên hệ với quy định tương ứng trong BLHS năm 2015 và nghiên cứu thực tiễn
áp dụng quy định về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thơng
đường bộ theo BLHS năm 1999.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Đưa ra được các biện pháp đảm bảo hiệu quả áp
dụng quy định của BLHS về tội vi phạm các quy định về tham gia giao thông
đường bộ.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Phân tích, làm rõ những vấn đề chung về tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ;
+ Phân tích, đánh giá quy định về tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ trong BLHS năm 1999 trong sự so sánh với
quy định về tội tội vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ trong
BLHS năm 2015;

+ Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng quy định về tội vi phạm quy định
về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ;
+ Kiến nghị các biện pháp đảm bảo hiệu quả áp dụng quy định về tội vi
phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và


duy vật lịch sử
- Ngồi ra, cịn sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, diễn giải,
quy nạp, so sánh, lịch sử, …
6. Những kết quả nghiên cứu của luận văn
Đánh giá được thực trạng quy định về tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ và thực tiễn áp dụng quy định về tội phạm
này. Đánh giá được những điểm mới của BLHS năm 2015 trong quy định về tội
vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ so với quy định của BLHS
năm 1999 về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thơng đường
bộ. Từ đó, kiến nghị các biện pháp đảm bảo hiệu quả áp dụng quy định của
BLHS năm 2015 về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.
7. Cơ cấu của luận văn.
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ trong Luật hình sự Việt Nam
Chương 2: Quy định về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ trong BLHS năm 1999 trong sự so sánh với BLHS năm
2015
Chương 3: Thực tiễn áp dụng quy định về tội vi phạm quy định về điều



khiển phương tiện giao thông đường bộ và các biện pháp đảm bảo hiệu quả áp
dụng quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU
KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRONG
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ
Theo khoản 1, Điều 8 BLHS năm 1999 tội phạm được định nghĩa như
sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật
hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc
vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm
phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hố, quốc phịng, an ninh, trật tự,
an tồn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của
cơng dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ
nghĩa.”.
Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
được quy định tại Điều 202 BLHS năm 1999 cũng là một tội phạm nên nó mang
đầy đủ các đặc điểm của tội phạm nói chung như: đặc điểm về tính nguy hiểm


cho xã hội; đặc điểm về hành vi; đặc điểm về lỗi và đặc điểm về chủ thể của tội
phạm.
- Đặc điểm về tính nguy hiểm cho xã hội: Đây được coi là dấu hiệu cơ
bản, quan trọng nhất của mọi tội phạm. Nguy hiểm cho xã hội ở đây được hiểu
là đã gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình
sự bảo vệ. Cụ thể, đối với tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ thì tính nguy hiểm cho xã hội thể hiện ở chỗ xâm phạm đến an
tồn giao thơng đường bộ và qua đó gây thiệt hại cho tính mạng hoặc thiệt hại

nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc có khả năng thực tế dẫn
đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng (về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người
khác).
- Đặc điểm về hành vi: Đúng với tên tội danh, dấu hiệu hành vi được thể
hiện trong tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
là hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Hành vi này được hiểu là việc không thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng các
quy định về an tồn giao thơng đường bộ.
- Đặc điểm về lỗi: Lỗi được hiểu là thái độ chủ quan của con người đối
với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả của hành vi đó
thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vơ ý. Trong mọi tội phạm thì đều phải có dấu hiệu
lỗi, nếu khơng có lỗi thì khơng bị coi là tội phạm. Đối với tội vi phạm quy định


về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ cũng như vậy, người có hành vi
vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây hậu quả
cho tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác
mà có lỗi thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, điểm đặc biệt ở tội
vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ so với các tội
phạm khác là lỗi trong tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thơng đường bộ chỉ có thể là lỗi vơ ý (vơ ý vì q tự tin hoặc vơ ý do cẩu thả) vì
nếu thực hiện hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ với lỗi cố ý mà gây thiệt hại cho tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm
trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác thì hành vi này sẽ bị coi là tội phạm
khác như giết người, cố ý gây thương tích, hủy hoại tài sản cịn phương tiện giao
thông được coi là phương tiện thực hiện tội phạm.
- Đặc điểm về chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là người điều khiển phương tiện
giao thơng đường bộ và người này phải có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, có
nghĩa là đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và khơng ở trong tình trạng khơng

có năng lực trách nhiệm hình sự.
Từ những đặc điểm trên, tác giả xin đưa ra khái niệm về tội vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ như sau:
Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là


hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thơng đường bộ do người có năng lực
trách nhiệm hình sự mà điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thực hiện
với lỗi vơ ý, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức
khoẻ, tài sản của người khác hoặc có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời.
1.2. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
1.2.1. Quy định của pháp luật về tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến
trước khi ban hành BLHS 1985
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi đã mở ra một thời kỳ mới cho
đất nước ta, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Vào thời điểm đó, chính
quyền nước ta mới được thành lập nên cịn rất nhiều bỡ ngỡ, đồng thời các thế
lực thù địch vẫn đang âm thầm hoạt động để lật đổ chính quyền non trẻ này. Vì
thế, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa rất chú trọng đến việc bảo vệ, củng
cố và xây dựng chính quyền, xây dựng bộ máy Nhà nước vững mạnh. Song song
với việc dùng vũ trang để chiến đấu chống lại kẻ thù, Chính phủ Việt Nam dân
chủ cộng hòa đã ban hành một loạt các Sắc luật, Sắc lệnh quy định việc trừng trị
những hành động xâm phạm nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế, xã hội, tài
chính, trật tự, an ninh xã hội và chính quyền Nhà nước.


Trong hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam, tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ được quy định muộn hơn so với các tội

khác. Vì thực tế thời gian này phương tiện giao thơng đường bộ cịn hạn chế và
Nhà nước cũng như nhân dân quan tâm đến việc bảo vệ đất nước, bảo vệ chính
quyền hơn; đồng thời nếu có quy định thì quy định về tội vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ phải là các quy phạm viện dẫn nên
quy định về tội phạm này chỉ được thực hiện khi đã ban hành các quy định về an
tồn giao thơng đường bộ.
Vào cuối năm 1946, thực dân Pháp quay lại đánh chiếm nước ta, do vậy,
toàn bộ nhân dân Việt Nam cũng như bộ máy chính quyền Việt Nam dân chủ
cộng hịa đã phải tập trung toàn lực cho cuộc kháng chiến với thực dân Pháp
xâm lược. Chỉ sau chiến thắng lịch sử Điện Biên phủ năm 1954, chúng ta mới
hồn tồn giải phóng được miền Bắc. Chính vì vậy, trong gần 10 năm từ 1945 –
1954, Chính phủ Việt nam dân chủ cộng hịa không thể ban hành được hệ thống
các quy tắc về đảm bảo an tồn giao thơng nói chung và an tồn giao thơng
đường bộ nói riêng. Và thực tế cho thấy việc quy định tội vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ lúc này vẫn chưa phải là đòi hỏi
cấp thiết. Trong giai đoạn này, tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thơng đường bộ nếu có xảy ra thì vẫn được vận dụng và áp dụng các quy
định của pháp luật chế độ cũ.


Kể từ chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, miền Bắc nước ta hồn tồn
được giải phóng, Chính phủ Việt Nam đã có thể chú trọng hơn đến việc phát
triển ổn định tình hình chính trị, kinh tế, xã hội cùng với đó là việc tiến hành xây
dựng các văn bản pháp luật nhằm quản lý xã hội. Cùng với rất nhiều các lĩnh
vực được Nhà nước quan tâm điều chỉnh lúc đó là việc đảm bảo an tồn và trật
tự giao thông đường bộ. Ngày 03/12/1955, Bộ Giao thông và Bưu điện đã ban
hành Nghị định số 348-NĐ về việc ban hành luật đi đường bộ kèm theo nghị
định này để áp dụng trong toàn quốc, đây được xem là văn bản pháp lý đầu tiên
của Nhà nước ta quy định về quy tắc đảm bảo an toàn giao thơng đường bộ.
Tiếp theo văn bản trên, đã có hàng loạt các văn bản pháp luật về đảm bảo an

toàn giao thông vận tải được Nhà nước ta ban hành như: Nghị định số 139/NĐ
ngày 19/12/1955 của Bộ Giao thông và Bưu điện sửa đổi Điều 22 và Điều 24
Luật đi đường bộ, Nghị định số 44-NĐ ngày 27/5/1958 của Bộ Giao thông và
Bưu điện sửa đổi Luật đi đường bộ; Nghị định số 10 ngày 11/01/1968 của Hội
đồng Chính phủ ban hành Điều lệ và kỷ luật an toàn giao thông vận tải trong
thời chiến... Các văn bản pháp luật chuyên ngành trên đây là cơ sở cho việc xây
dựng các quy phạm pháp luật về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ trong pháp luật hình sự Việt Nam.
Ngày 19/01/1955, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Thơng tư số
442/TTg về việc trừng trị một số tội phạm trong đó có tội vi phạm quy định về


điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ; đây có thể coi là quy phạm pháp
luật hình sự đầu tiên quy định về tội vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ. Tại Điều 4 của Thông tư đã quy định: “Không cẩn
thận hay không theo luật đi đường mà gây tai nạn làm người khác bị thương sẽ
phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm, nếu gây tai nạn làm chết người có thể bi phạt tù
đến 10 năm”.
Rõ ràng, việc ra đời Thông tư số 442/TTg đã đánh dấu một bước phát
triển lớn trong lịch sử lập pháp hình sự nước ta. Cùng với đó, lần đầu tiên tội vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ đã được quy
định. Từ quy định của Thông tư số 442/TTg về tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét
sau:
- Về quy định về hành vi phạm tội: Theo như quy định của Thơng tư số
442/TTg thì những hành vi không cẩn thận hay vi phạm các quy tắc giao thông
đường bộ (luật đi đường) dẫn đến hậu quả làm người khác bị thương hoặc gây
chết người thì bị coi là tội phạm và bị xử phạt.
- Về quy định về hình phạt: Thơng tư số 442/TTg đã quy định hai khung
hình phạt đối với tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông

đường bộ.
+ Khung thứ nhất (khung cơ bản) có hình phạt từ ba tháng đến ba năm,


được áp dụng cho trường hợp hành vi gây hậu quả thương tích cho con người.
+ Khung thứ hai (khung tăng nặng) có hình phạt đến mười năm tù được
áp dụng cho trường hợp hành vi dẫn đến hậu quả chết người.
Do lần đầu tiên được quy định trong một văn bản quy phạm pháp luật
hình sự nên quy định về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ trong Thông tư 442/TTg đã bộ lộ một số điểm hạn chế như: quy
định về các dấu hiệu định tội cịn đơn giản, chưa có tính pháp lý cao, cụ thể là
chưa quy định rõ về chủ thể của tội phạm; do Thông tư 442/TTg không quy định
tên tội danh nên quy định về hành vi khách quan như “khơng cẩn thận” hay “gây
tai nạn” cịn chung chung, hành vi “không cẩn thận” hay “gây tai nạn” ở đây có
thể hiểu là rất nhiều hành vi trong những lĩnh vực khác nhau như không cẩn thẩn
nên gây tai nạn trong khi tham gia giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy,
trong khi lao động sản xuất, trong lĩnh vực quốc phịng… Thơng tư số 442/TTg
mới chỉ quy định gây hậu quả làm người khác bị thương thì bị phạt tù từ 3 tháng
đến 3 năm nên dẫn đến trường hợp dù người bị hại bị thương nặng hay nhẹ thì
người phạm tội vẫn chỉ chịu hình phạt là 3 tháng đến 3 năm; điều này chưa thể
hiện sự phân hóa cao trách nhiệm hình sự. Thơng tư số 442/TTg cũng khơng quy
định hình phạt đối với hậu quả gây chết nhiều người của hành vi. Ngoài ra,
Thông tư số 442/TTg chỉ quy định gây hậu quả là thương tích, hậu quả chết
người mới cấu thành tội phạm, còn trường hợp gây hậu quả là thiệt hại cho tài


sản của nhân dân thì khơng cấu thành tội phạm.
Sau một thời gian thi hành, Thông tư số 442/TTg đã bộc lộ những hạn chế
trong việc áp dụng đối với trường hợp gây tai nạn làm chết nhiều người hoặc
gây thiệt hại lớn cho tài sản của cơng dân. Chính vì vậy, ngày 29/6/1955 Thủ

tướng Chính phủ đã ban hành Thông tư số 556/TTg bổ khuyết Thông tư số
442/TTg ngày 19/01/1955 về việc trừng trị một số tội phạm. Thông tư số
556/TTg quy định bổ khuyết Điều 4 Thông tư số 442/TTg như sau:
Không cẩn thận hay không theo luật đi đường mà gây tai nạn làm người
khác bị thương sẽ bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm. Nếu gây tai nạn làm
chết người có thể bị phạt tù đến 10 năm.
Trường hợp gây ra tai nạn lớn làm chết nhiều người và thiệt hại lớn đến
tài sản nhân dân thì có thể bị phạt đến tù chung thân hoặc tử hình
So với quy định tại Thơng tư số 442/TTg, quy định về tội vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tại Thông tư số 556/TTg đã
bổ sung thêm dấu hiệu gây hậu quả đến tài sản của nhân dân và dấu hiệu làm
chết nhiều người vào dấu hiệu định khung tăng nặng. Tuy nhiên, Thông tư số
556/TTg cũng không quy định dấu hiệu gây thiệt hại đến tài sản của nhân dân là
một dấu hiệu định tội riêng đối với tội vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ mà hậu quả gây thiệt hại lớn đến tài sản nhân dân phải
đi kèm với hậu quả làm chết nhiều người thì mới cấu thành tội phạm tăng nặng.


Có thể thấy, Thơng tư số 556/TTg vẫn chưa thể khắc phục hồn tồn những hạn
chế của Thơng tư số 442/TTg về quy định tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ.
Như vậy, trong suốt thời gian dài từ sau ngày giải phóng miền Bắc năm
1954 đến trước ngày giải phóng miền Nam năm 1975, tội vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ vẫn chỉ được xử lý theo Thông tư
số 442/TTg ngày 19/01/1955 và Thông tư số 556/TTg ngày 29/6/1955 của Thủ
tướng Chính phủ.
Chiến thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa xn năm 1975 đã
giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam khỏi ách xâm lược của Đế quốc Mỹ,
đất nước được thống nhất. Trong lúc này, song song với việc khắc phục những
tàn dư của cuộc chiến bảo vệ chủ quyền đất nước, bộ máy chính quyền Nhà

nước Việt Nam cũng tập trung vào việc hồn thiện hệ thống pháp luật nói chung
và hệ thống pháp luật hình sự nói tiêng. Cùng với việc quy định hồn chỉnh hơn
pháp luật hình sự, tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ cũng được hồn thiện. Ngày 15/3/1976 Hội đồng Chính phủ cách
mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ban hành Sắc luật số 03 –
SL/76 quy định các tội phạm và hình phạt. Điều 9 của Sắc luật số 03 – SL/76
quy định về nhóm tội phạm xâm phạm đến trật tự cơng cộng, an tồn cơng cộng
và sức khỏe của nhân dân, trong đó quy định:


Tội vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn nghiêm trọng với các khung
hình phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm, trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì
phạt tù đến 15 năm. Trong mọi trường hợp có thể bị phạt tiền đến 1000
đồng tiền Ngân hàng.
Có thể thấy quy định về tội vi phạm luật lệ giao thông trong Sắc luật số 03
- SL/76 có một số điểm khác biệt so với Thông tư số 442/TTg và 556/TTg như:
- Về dấu hiệu định tội: Sắc luật số 03 – SL/76 đã quy định tên tội danh là
“tội vi phạm luật lệ giao thông”, như vậy hành vi khách quan ở đây không chỉ là
hành vi vi phạm luật lệ về giao thông đường bộ mà cả hành vi vi phạm luật lệ về
giao thông đường sắt, đường thủy, đường hàng khơng. Ngồi ra, chủ thể của tội
vi phạm luật lệ giao thông theo Sắc luật số 03 – SL/76 bao gồm cả người đi bộ
hay những người khác tham gia giao thông mà không chỉ người điều khiển
phương tiện giao thông. Điểm khác biệt lớn nhất của quy định trong Sắc luật số
03 – SL/76 so với quy định tại Thông tư số 442/TTg và 556/TTg là đã quy định
dấu hiệu gây thiệt hại cho tài sản cũng sẽ cấu thành tội phạm (Sắc luật số 03 –
SL/76 quy định gây tại nạn nghiêm trọng nên có thể hiểu rằng thiệt hại ở đây là
thiệt hại về sức khỏe, tính mạng cũng như tài sản).
- Về khung hình phạt: Sắc luật số 03 – SL/76 đã quy định hai khung hình
phạt chính là:
+ Khung thứ nhất (khung cơ bản) có mức phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm áp



dụng cho trường hợp gây tai nạn nghiêm trọng.
+ Khung thứ hai (khung tăng nặng) có mức phạt tù đến 15 năm tù áp dụng
trong trường hợp gây tai nạn đặc biệt nghiêm trọng.
Như vậy, Sắc luật số 03 – SL/76 đã khơng cịn quy định khung hình phạt
cao nhất dành cho tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thơng
đường bộ nói riêng hay tội vi phạm luật lệ giao thơng nói chung là chung thân
và tử hình như quy định tại Thơng tư 556/TTg mà thay vào đó khung hình phạt
với mức cao nhất chỉ là 15 năm tù. Ngoài ra, Sắc luật số 03 – SL/76 đã quy định
thêm một hình phạt bổ sung nữa đó là hình phạt tiền dành cho người phạm tội.
Sắc luật số 03 – SL/76 đã thể hiện một bước tiến bộ hơn so với Thông tư số
442/TTg và 556/TTg trong việc quy định về tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thơng, qua đó góp phần vào việc xử lý tội phạm này trong thời
kỳ đó. Tuy nhiên, trong Sắc luật số 03 – SL/76 thì tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ vẫn được quy định chung với các tội vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt, đường thủy,
đường hàng không nên chưa thể hiện được sự phân hóa trách nhiệm hình sự cao.
1.2.2. Quy định của BLHS 1985 về tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ
BLHS năm 1985 đã kế thừa và phát triển những tinh hoa trong pháp luật
hình sự của Nhà nước ta đồng thời tổng kết những kinh nghiệm đấu tranh


phòng, chống tội phạm ở nước ta từ sau Cách mạng tháng Tám. Có thể nói,
BLHS năm 1985 ra đời thể hiện rõ ràng sự tập trung chính sách hình sự của
Đảng và Nhà nước ta, quy định một cách thống nhất, tổng thể và có hệ thống
những vấn đề về tội phạm và hình phạt.
Tại thời điểm BLHS năm 1985 mới có hiệu lực, tội vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được quy định trong Điều 186 “Tội

vi phạm các quy định về an tồn giao thơng vận tải gây hậu quả nghiêm trọng”
thuộc Chương VIII, Mục A “Các tội xâm phạm an tồn cơng cộng”.
Điều 186 BLHS năm 1985 quy định như sau:
1- Người nào điều khiển phương tiện giao thông vận tải mà vi phạm các
quy định về an toàn giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ,
đường không gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ người khác hoặc gây
thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu
tháng đến năm năm:
a) Đi quá tốc độ, trở quá trọng tải quy định, tránh, vượt trái phép;
b) Không đi đúng tuyến đường, phần đường, luồng lạch, đường bay và độ
cao quy định;
c) Vi phạm các quy định khác về an tồn giao thơng.
2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba


năm đến mười năm:
a) Điều khiển phương tiện giao thông vận tải mà khơng có bằng lái; trong
khi say rượu hoặc say do dùng chất kích thích khác;
b) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp
người bị nạn.
3- Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm
đến hai mươi năm.
4- Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc
biệt nghiêm trọng nếu được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không
giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
So với các văn bản trước đây quy định về tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ, BLHS năm 1985 đã có một bước tiến
mới trong kỹ thuật lập pháp. BLHS năm 1985 đã quy định hành vi vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong một điều luật về tội

danh “Tội vi phạm các quy định về an tồn giao thơng vận tải gây hậu quả
nghiêm trọng”. Quy định về tội vi phạm các quy định về an tồn giao thơng vận
tải gây hậu quả nghiêm trọng trong BLHS năm 1985 có một số điểm mới như
sau:
- Điều luật đã quy định rõ tội danh.
- Điều luật đã mô tả cụ thể các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội vi phạm


×