Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

tài liệu hàng hóa trong vận tải biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (871.84 KB, 64 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ
BỘ MÔN KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN

TÀI LIỆU HỌC TẬP

HÀNG HÓA TRONG VẬN TẢI BIỂN

MÃ HỌC PHẦN: 15304
TÊN HỌC PHẦN: HÀNG HÓA TRONG VẬN TẢI BIỂN
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC CHÍNH QUY
DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH: KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN

Hải Phòng, 2017


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HÀNG HÓA TRONG VẬN TẢI .......................................... 1
1.1.

Khái niệm, phân loại hàng hóa .................................................................................. 1

1.1.1.

Khái niệm hang hóa ................................................................................................. 1

1.1.2.

Đặc tính vận tải của hàng hoá .................................................................................. 1


1.1.3. Phân loại hàng hóa ....................................................................................................... 1
1.1.4. Các phương pháp kiểm định hàng hóa ......................................................................... 2
1.2. Bao bì, nhãn hiệu hàng hóa............................................................................................... 3
1.2.1. Bao bì hàng hóa ........................................................................................................... 3
1.2.2. Nhãn hiệu hàng hóa ..................................................................................................... 4
1.3. Hao hụt tự nhiên và tổn thất hàng hóa ............................................................................ 5
1.3.1. Hao hụt tự nhiên ........................................................................................................... 5
1.3.2. Tổn thất hàng hoá......................................................................................................... 5
1.4. Các phương pháp xác định khối lượng hàng trên tàu ................................................... 6
1.4.1. Hệ thống đơn vị đo trong vận chuyển hàng hóa đường biển ....................................... 6
1.4.2. Phương pháp xác định khối lượng hàng lỏng .............................................................. 7
1.4.3. Xác định khối lượng hàng rời đổ đống ........................................................................ 9
1.4.4. Xác định khối lượng hàng theo mớn nước của tàu .................................................... 11
1.4.5. Xác định khối lượng hàng bằng phương pháp cân, đếm, nguyên hầm nguyên tàu ... 12
1.5. Các tác động của môi trường đén hàng hóa và các phương pháp cải tạo môi trường
.................................................................................................................................................. 13
1.5.1. Các tác nhân của môi trường ..................................................................................... 13
1.5.2. Cách xác định thong số trạng thái môi trường ........................................................... 14
1.5.3. Các phương pháp thông gió ....................................................................................... 14
CHƯƠNG 2. NHÓM HÀNG RỜI KHÔ ................................................................................... 16
2.1. Quặng................................................................................................................................ 16
2.1.1. Phân loại quặng .......................................................................................................... 16
2.1.2. Tính chất chung của quặng ........................................................................................ 16
i


2.1.3. Kĩ thuật vận chuyển và chất xếp quặng ..................................................................... 17
2.2. Than .................................................................................................................................. 17
2.2.1. Phân loại và tính chất của than .................................................................................. 17
2.2.2. Yêu cầu bảo quản, vận chuyển .................................................................................. 19

2.3. Ngũ cốc (Lương thực) ...................................................................................................... 20
2.3.1. Đặc điểm của lương thực ........................................................................................... 20
2.3.2. Tính chất của lương thực ........................................................................................... 20
2.3.3. Yêu cầu trong bảo quản và vận chuyển lương thực rời ............................................. 21
2.4. Các mặt hàng khô thứ cấp khác ..................................................................................... 21
2.4.2. Đường ........................................................................................................................ 22
2.4.3. Phân hóa học .............................................................................................................. 24
2.4.4. Xi măng ...................................................................................................................... 24
2.4.5. Gỗ ............................................................................................................................... 25
2.4.6. Hàng thông dụng ........................................................................................................ 28
CHƯƠNG 3. DẦU MỎ VÀ CÁC SẢN PHẨM CỦA DẦU ..................................................... 34
3.1. Tính chất của dầu mỏ ...................................................................................................... 34
3.2. Các chỉ tiêu chất lượng của dầu và sản phẩm dầu ....................................................... 34
3.2.1. Tỷ trọng (mật độ tương đối) của dầu ......................................................................... 34
3.2.2. Bảng đông đặc............................................................................................................ 34
3.2.3. Độ nhờn dính ............................................................................................................. 34
3.2.4. Lượng nước trong dầu................................................................................................ 35
3.3. Bảo quản, vận chuyển và xếp dỡ dầu............................................................................. 35
3.3.1. Bảo quản dầu.............................................................................................................. 35
3.3.2. Xếp dỡ dầu ................................................................................................................. 35
3.3.3.Vận chuyển dầu........................................................................................................... 36
3.4. Tổn thất dầu mỏ ............................................................................................................... 37
3.4.1. Nguyên nhân tổn thất ................................................................................................. 37

ii


3.4.2. Biện pháp khắc phục .................................................................................................. 37
CHƯƠNG 4. NHỮNG HÀNG HÓA ĐẶC BIỆT ..................................................................... 39
4.1. Hàng nguy hiểm ............................................................................................................... 39

4.1.1. Khái niệm ................................................................................................................... 39
4.1.2. Phân loại hàng nguy hiểm .......................................................................................... 39
4.1.3. Vận chuyển hàng nguy hiểm...................................................................................... 40
4.1.4. Xếp dỡ hàng nguy hiểm ............................................................................................. 40
4.1.5. Chất xếp hàng nguy hiểm trong hầm tàu ................................................................... 41
4.1.6. Bảo quản hàng nguy hiểm.......................................................................................... 41
4.2. Hàng phóng xạ ................................................................................................................. 41
4.2.1. Khái niệm chung về chất phóng xạ và tia phóng xạ .................................................. 41
4.2.2. Tính chất phóng xạ..................................................................................................... 42
4.2.3. Bao bì hàng phóng xạ ................................................................................................ 42
4.2.4. Vận chuyển hàng phóng xạ ........................................................................................ 43
4.2.5. Xếp dỡ hàng phóng xạ trong hầm tàu ........................................................................ 43
4.3. Hàng tươi sống ................................................................................................................. 44
4.3.1. Gia súc, gia cầm ......................................................................................................... 44
4.3.2. Hàng dễ ôi .................................................................................................................. 45
CHƯƠNG 5. HÀNG CONTAINER ......................................................................................... 48
5.1. Khái niệm, phân loại container ...................................................................................... 48
5.1.1. Khái niệm ................................................................................................................... 48
5.1.2. Phân loại container ..................................................................................................... 48
5.1.3. Lợi ích của vận chuyển hàng hoá bằng container ...................................................... 49
5.2. Kỹ thuật đóng hàng vào container ................................................................................. 49
5.2.1. Đặc điểm của hàng hoá chuyên chở........................................................................... 50
5.2.2. Xác định và kiểm tra các loại kiểu container khi sử dụng ......................................... 50
5.2.3. Kỹ thuật chất xếp, chèn lót hàng hoá trong container ................................................ 51
5.2.4. Kỹ thuật chất xếp container trên tàu .......................................................................... 52
iii


5.2.5. Chất xếp container ở bãi ............................................................................................ 53
5.3. Ký mã hiệu container ...................................................................................................... 53

5.3.1. Hệ thống nhận biết (identification system) ................................................................ 53
5.3.2. Mã kích thước và mã kiểu (size and type codes) ....................................................... 57
5.3.3. Các dấu hiệu khai thác (operational markings) ............................................................... 57

iv


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HÀNG HÓA TRONG VẬN TẢI
1.1. Khái niệm, phân loại hàng hóa
1.1.1. Khái niệm hàng hóa
Hàng hoá là tất cả các nguyên nhiên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm mà vận tải nhận
để vận chuyển từ lúc nhận ở trạm gửi đến khi chuyển giao ở trạm nhận.
1.1.2. Đặc tính vận tải của hàng hoá
Là tổng hợp những tính chất của hàng hoá mà từ đó nó quy định điều kiện và kỹ thuật vận
chuyển, xếp dỡ, bảo quản, như vậy đặc tính vận tải bao gồm tính chất lý, hoá, bao gói, cách đóng
gói, các đặc tính về khối lượng, thể tích, chế độ vận chuyển, bảo quản và xếp dỡ hàng hoá.
Sở dĩ ta phải biết được đặc tính của hàng hoá vì giữa tính chất của hàng hoá với các
phương pháp và các thiết bị kỹ thuật của việc chuyên chở có liên quan chặt chẽ với nhau, rồi loại
hàng sẽ quyết định phương tiện vận tải và chế độ bảo quản.
Ví dụ: Hàng lỏng ở thể rời được vận chuyển bằng tàu chuyên dụng với thiết bị xếp dỡ là
bơm và được bảo quản trong kho chuyên dụng nhưng chính những hàng lỏng đó được đóng gói
trong bao bì (chai, lọ, thùng, ...) thì lại được vận chuyển bằng tàu hàng khô tổng hợp và được xếp
dỡ bằng thiết bị như cần trục và được bảo quản trong khô tổng hợp như hàng khô khác.
Hơn nữa tính chất hàng hóa và loại phương tiện vận chuyển dẫn đến chuyên môn hoá đội
tàu như tàu chở hàng khô, tàu chở hàng đông lạnh, tàu dầu, tàu chở gỗ, tàu chở cont, ...và kho
cảng, thiết bị xếp dỡ cũng có nhiều loại khác nhau để phù hợp với từng loại hàng.
1.1.3. Phân loại hàng hóa
a. Theo ý nghĩa xã hội: Gồm 2 loại
- Những loại hàng theo yêu cầu chung của xã hội: lương thực thực phẩm, vải vóc, ....
- Những loại hàng theo yêu cầu cá nhân: những loại hàng cao cấp, hàng xa xỉ phẩm, ....

b. Theo phương pháp và kỹ thuật bảo quả: Gồm 3 nhóm
- Hàng bảo quản trong kho kín: là những loại hàng quí, đắt tiền, hàng dễ biến chất do ẩm
ướt và điều kiện thay đổi của nhiệt độ;
- Hàng bảo quản trong kho bán lộ thiên: gồm những loại hàng dễ biến chất do ẩm ướt
nhưng không chịu tác động do điều kiện thay đổi nhiệt độ;
- Hàng bảo quản ngoài bãi: gồm những hàng không chịu ảnh hưởng của môi trường xung
quanh.
1


c. Theo kỹ thuật xếp dỡ
- Hàng lỏng hoặc khí hóa lỏng sử dụng bơm
- Hàng kiện, hòm, bao, thùng, gỗ cây sử dụng cần trục với công cụ xếp dỡ là
- Hàng rời, đổ đống sử dụng gầu ngoạm hoặc bơm kết hợp với băng chuyền
- Hàng siêu trường, siêu trọng sử dụng cần trục nổi
d. Theo ngành vận tải
- Hàng khối lượng lớn là loại hàng có khối lượng nhiều, tương đối ổn định như than, dầu,
quặng, những loại này khối lượng vận chuyển mỗi lần rất lớn, có mức xếp dỡ cao, yêu cầu vận
chuyển bằng những con tàu chuyên dụng, theo hình thức khai thác tàu chuyến, gồm những dạng
hàng rời đổ đống như than rời, quặng rời…
- Hàng phổ thông: là những hàng đóng trong bao kiện, hòm, cont,...→ vận chuyển trên tàu
tổng hợp hoặc cont chuyên dụng
- Hàng đặc biệt: là những loại hàng chuyên dụng theo từng nhóm được bảo quản và vận
chuyển theo các quy tắc riêng biệt và giới hạn về nhiệt độ, độ ẩm, chế độ vệ sinh như hàng đông
lạnh, hàng súc vật sống, các loại hàng nguy hiểm.
1.1.4. Các phương pháp kiểm định hàng hóa
a. Phương pháp cảm quan: là phương pháp kiểm định hàng hoá nhờ sự kết hợp 1 hay nhiều
giác quan của con người như: nhìn, ngửi, nếm, sờ, nghe mà không cần sử dụng 1 phương tiện
máy móc nào cả
Bằng phương pháp này người ta có thể xác định được các dặc tính bề ngoài của hàng hoá

hoặc bao bì, kích thước của từng bao bì, màu sắc, độ sạch, ... của hàng hoá
+ Ưu điểm: đơn giản, phổ biến, nhanh chóng, ít hoặc không tốn kém.
+ Nhược điểm: mang tính chủ quan, dộ tin cậy thấp.
b. Phương pháp trong phòng thí nghiệm: là phương pháp dùng máy móc thiết bị để phân tích
tính chất lý hoá của hàng hoá. Trong phương pháp này, việc lấy mẫu có vai trò hết sức quan
trọng, quyết định tính chính xác của kết quả phân tích.
+ Ưu điểm: Tính chính xác rất cao.
+ Nhược điểm: Tốn kém thời gian và chi phí.
c. Phương pháp hiện trường: là phương pháp kiểm định hàng hoá trong điều kiện sản xuất cụ
thể. Phương pháp này xác định đặc tính, khối lượng, trọng lượng hàng hoá nhằm cung cấp những
2


số liệu cần thiết cho công tác khai thác vận tải.
1.2. Bao bì, nhãn hiệu hàng hóa
1.2.1. Bao bì hàng hóa
a. Khái niệm
Bao bì là 1 loại sản phẩm công nghiệp đặc biệt được dùng để bao gói và chứa đựng nhằm
bảo vệ giá trị sử dụng của hàng hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản, vận chuyển và
tiêu thụ sản phẩm
b. Chức năng và tác dụng của bao bì
b1. Chức năng
- Chức năng bảo quản và bảo vệ hàng hoá: để bảo vệ hàng hoá, hạn chế những tác động
của các yếu tố môi trường trong suốt quá trình từ khi hàng hoá được sản xuất đến khi hàng hoá
được tiêu dùng, bao bì được sử dụng để bao gói và chứa đựng hàng hoá.
- Chức năng hợp lý hoá, tạo điều kiện thuận tiện cho việc vận chuyển và xếp dỡ hàng hoá.
- Chức năng thông tin quảng cáo sản phẩm, tạo điều kiện cho việc tiêu thụ sản phẩm: bao
bì có thể được coi là một yếu tố môi giới giữa sản xuất và tiêu dụng.
b2. Tác dụng của bao bì
- Bao bì là một trong những phương tiện quan trọng nhất để bảo vệ hàng hoá an toàn về số

lượng và chất lượng, tránh rơi vãi, mất mát, tránh va đập, tác hại của môi trường, ....
- Bao bì tạo điều kiện thuận lợi cho việc xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản, tiêu dùng sản phẩm
và là yếu tố góp phần nâng cao năng suất lao động.
- Bao bì là một trong những điều kiện để đảm bảo an toàn lao động và sức khoẻ cho công
nhân viên làm công tác giao nhận, vận chuyển, xếp dỡ và bảo quản.
- Bao bì là một trong những thể hiện thông tin về hàng hoá, hướng dẫn người sử dụng hàng
hoá quảng cáo hàng hoá là một hình thức văn minh phục vụ khách hàng và buôn bán quốc tế.
c. Phân loại bao bì
* Căn cứ vào vai trò trong lưu thông:
- Bao bì trong: là bao bì dùng để đóng gói sơ bộ và trực tiếp đối với hàng hoá. Công dụng
của nó là để bảo vệ hàng hoá như chống ẩm, chấn động, ngăn mùi vị, ...
- Bao bì ngoài: dùng để phục vụ việc vận chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ,
nó có tác dụng bảo vệ nguyên vẹn hàng hoá về số lượng và chất lượng trong suốt quá trình vận
3


chuyển
- Vật liệu đệm lót, đặt giữa bao bì trong và ngoài, rơm, giấy vụn, dăm bào, ...
* Căn cứ vào số lần sử dụng:
- Bao bì sử dụng 1 lần: giấy, ni lông, thuỷ tinh
- Bao bì sử dụng nhiều lần: bình chứa khí đốt, xăng dầu, container, ...
* Theo đặc tính chịu nén:
- Bao bì cứng: là loại không thay đổi hình dạng của nó trong quá trình chứa đựng, vận
chuyển, bảo quản, xếp dỡ
- Bao bì nửa cứng: là loại có đầy đủ tính vững chắc trong một mức độ nhất định, nó có thể
biến dạng dưới ảnh hưởng của lực va đập khi vận chuyển, xếp dỡ. Loại này thường làm từ vật
liệu tre, mây, ...
- Bao bì mềm: là loại dễ biến dạng khi tác động của lực cơ học từ bên ngoài và tải trọng
của sản phẩm từ bên trong. Nó gồm: ni lông, đay, vải, ...
* Theo tính chuyên môn hoá:

- Bao bì thông dụng: là loại chứa đựng được nhiều loại hàng khác nhau
- Bao bì chuyên dụng: là loại chỉ được dùng để chứa đựng một loại sản phẩm nhất định.
d. Những yêu cầu kỹ thuật đối với bao gói
Trong vận tải biển yêu cầu kỹ thuật và chất lượng bao gói cao hơn so với vận chuyển trên
đất liền vì chịu nhiều tác động của môi trường xung quanh. Các yêu cầu gồm:
- Kích thước, hình dạng của bao bì phải được tiêu chuẩn hoá
- Hình dạng, kích thước bao bì phải phù hợp với hình dạng, tính chất loại hàng, kết cấu bao
bì phải vững chắc, chịu được va chạm, xô đẩy, chèn ép, ...
- Có hiệu quả kinh tế cao về chi phí
1.2.2. Nhãn hiệu hàng hóa
a. Khái niệm
Nhãn hiệu hàng hoá là những hình vẽ, chữ viết đề trên bao bì hoặc trên hàng hoá để nhận
biết, chỉ rõ tính chất, phương pháp bảo quản, vận chuyển, xếp dỡ và giao nhận.
b. Các loại nhãn hiệu:
- Nhãn hiệu thương phẩm: do nơi sản xuất trực tiếp viết lên bao bì hoặc ngay trên thương
4


phẩm nới nội dung: tên thương phẩm, loại hàng, ngày sản xuất, mức tiêu chuẩn, chất lượng, đặc
điểm sản xuất, thành phần cấu tạo, tác dụng, trọng lượng, tổng trọng lượng thương phẩm, ...
- Nhãn hiệu gửi hàng: do người gửi hàng làm với nội dung cơ bản: tên hàng, số kiện, trọng
lượng, kích thước, họ tên người gửi hàng, người nhận hàng, tên cảng đi, cảng đến.
- Nhãn hiệu vận tải: do ga, cảng gửi hàng làm không phụ thuộc vào nhãn hiệu nào, họ viết
trực tiếp lên bao bì như là 1 phân số: tử số ghi số thứ tự kiện hàng đã nhận để vận chuyển, mẫu
số ghi số lượng kiện hàng cần được gửi đi.
- Nhãn hiệu chuyên dùng: do người gửi hàng viết lên bao bì để chỉ rõ tính chất đặc biệt của
bao hàng hoặc phương pháp vận chuyển.
1.3. Hao hụt tự nhiên và tổn thất hàng hóa
1.3.1. Hao hụt tự nhiên
Là sự giảm trọng lượng hàng hoá trong quá trình vận tải do ảnh hưởng của tự nhiên, do

thuộc tính của hàng hoá cũng như điều kiện kỹ thuật nằm trong một giới hạn cho phép.
Tuỳ theo từng loại hàng, khoảng cách vận chuyển, số lần xếp dỡ mà lượng giảm tự nhiên
khác nhau. Mức giảm này do Nhà nước quy định đới với từng phương thức vận tải một tỷ lệ
nhất định
Nguyên nhân gây ra lượng giảm tự nhiên
- Giảm trọng lượng do bốc hơi: phụ thuộc vào đặc tính của hàng hoá, độ bão hoà hơi nước,
áp suất không khí của môi trường xung quanh
- Giảm trọng lượng do rơi vãi: do bao bì không đảm bảo như rách, thủng, trong khi xếp dỡ
bị va đập hoặc lắc mạnh.
Để giảm lượng hao hụt này trong vận tải phải sử dụng hợp lý phương tiện vận chuyển, thiết
bị xếp dỡ, chế độ bảo quản thích hợp.
1.3.2. Tổn thất hàng hoá
Là hao hụt về số lượng và chất lượng hàng hoá trong quá trình vận tải do hàng hoá biến
chất, hư hỏng, mất mát.
Tổn thất hàng hoá khác với lượng giảm tự nhiên đó là sự vô ý thức, thiếu trách nhiệm của
người làm công tác vận tải và bảo quản gây ra cho nên người vận tải, bảo quản phải chịu trách
nhiệm bồi thường
Nguyên nhân gây ra tổn thất hàng hoá
5


- Trong khi xếp dỡ, bảo quản không chú ý đến ký nhãn hiệu, trọng lượng một mã hàng quá
sức nâng của cần trục, công cụ mang hàng không được kiểm tra trước khi sử dụng, ...
- Trong hầm tàu hàng bị nén ép, xô đẩy khi tàu chạy do xếp quá chiều cao cho phép, chèn
lót không cẩn thận, ...
- Do thấm nước hoặc do ẩm ướt
- Do ảnh hưởng của nhiệt độ cao
- Do ảnh hưởng của nhiệt độ thấp
- Do thông gió không kịp thời
- Do xác côn trùng, vi sinh vật có hại

1.4. Các phương pháp xác định khối lượng hàng trên tàu
1.4.1. Hệ thống đơn vị đo trong vận chuyển hàng hóa đường biển
Trong vận tải người ta áp dụng hệ thống đơn vị đo quốc tế. Các đơn vị đo gồm
Tên gọi

Ký hiệu

Đơn vị đo

Viết tắt

Kích thước

L, B, H

Mét

M

Trọng lượng

Q

Kg

Kg, T

Thời gian

t


Giờ, giây

h, s

Diện tích

S

Mét vuông

m2

Thể tích

v

Mét khối

m3

Khối lượng riêng

d

Kg/mét khối

T/ m3

Thể tích đơn vị


V

Mét khối/tấn

m3/T

Aps lực

P

Tấn/mét vuông

T/ m2

Đơn vị đo đơn chiếc: chiếc, cái, con, bao, thùng
Đơn vị đo container: TEU- twenty feet equitalent unit
Ngoài các đơn vị đo quốc tế, trong thực tế ta còn gặp các đơn vị đo của Anh, Mỹ,...
6


Đơn vị đo chiều dài
1 inch

Anh

0,0254 m

1 foot


Anh

0,3048 m = 12 inch

1 yard

Anh

0,9144 m = 3 feet

Đơn vị đo trọng lượng
1 pound Anh

0,453592 kg

1 poud

Anh

16,38 kg

1 longton

Anh

1016 kg

1 shorton

Mỹ


907 kg

Đơn vị đo thể tích
1 foot3

0,028317 m3

Anh

Đơn vị đo dung tích
1 gallon Anh

4,545 lít

1 gallon Mỹ

3,785 lít

1.4.2. Phương pháp xác định khối lượng hàng lỏng
a. Tỷ trọng chất lỏng: là khối lượng vật chất trong một đơn vị thể tích
Ký hiệu là  , đơn vị đo T/m3
Tỷ trọng chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ nên khi ký hiệu chất lỏng người ta thêm số đặc
trưng là nhiệt độ. Ví dụ  12 tức là tỷ trọng ở 120C
Người ta lấy  ở 200C làm tiêu chuẩn để xác định tỷ trọng của chất lỏng một nhiệt độ nào
đó người ta áp dụng công thức:

 i   t  (t  i)
Trong đó
∆: độ hiệu chỉnh bình quân 1oC

t: nhiệt độ ở đó tỷ trọng của chất lỏng (dầu) đã cho sẵn (oC) (200C)
i: nhiệt độ tại đó cần tính tỷ trọng của chất lỏng (dầu) (oC)
b. Tỷ trọng tương đối: là tỷ trọng giữa khối lượng vật chất trong một thể tích nhất định với khối
7


lượng chất tiêu chuẩn cũng cùng thể tích đó

t
d
  t  d   tc
 tc
Để biểu thị nhiệt độ chất tiêu chuẩn người ta ký hiệu d tt
Chất tiêu chuẩn: đối với chất lỏng thường lấy nước ở 40C
đối với chất khí lấy không khí làm tiêu chuẩn
Người ta lấy 40C vì ở t0= 40C tỷ trọng của nước  = 1.000 kg/m3 (1 T/m3)
Đáng lẽ để xác định tỷ trọng của chất lỏng ta lấy tỷ trọng tương đối nhân với trị số tỷ trọng
tiêu chuẩn của nước

 t  d 4t   tc thì ta chỉ xác định theo ty trọng tương đối tức

 t  d 4t vì  tc = 1
Trong thực tế tỷ trọng tương đối của sản phẩm dầu bằng tỷ trọng thực tế của nó và người ta
lấy nhiệt độ quy định của sản phẩm dầu là 200C. Khi đó:

d 420   20 ở nhiệt độ bất kỳ d 4t   t
c. Xác định thể tích, khối lượng chất lỏng
Thể tích chất lỏng (dầu) trong kho và trong hầm tàu được xác định theo chiều cao chất lỏng
hoặc chiều cao khoảng trống. Căn cứ vào chiều cao hầm tàu (bảng hiệu chỉnh) do nhà máy đóng
tàu xây dựng để tính toán. Sở dĩ phải hiệu chỉnh vì do độ chênh lệch dầu đo được với đường cơ

bản nên chiều cao đo được phải hiệu chỉnh
+Nếu kết quả đo được trùng giá trị trong bảng thì ta có thể tính chúng là số đo được trong
bảng
+Nếu không trùng thì tìm giá trị chiều cao bảng (chiều cao chất lỏng (H)) hoặc chiều cao
khoảng trống (h) gần nhất, từ đó xác định được thể tích tương ứng, phần còn lại được xác định
như sau
- Nếu đo chiều cao dầu (H)
V  ( H i  H bang )  v

- Nếu đo chiều cao khoảng trống

V  (hbang  hi )  v
8


→ V  Vbang  V
→Khối lượng hàng lỏng
Q=V x dt4 (tấn)
Ví dụ: Xác định khối lượng dầu trong 1 khoang tàu biết: chiều cao khoảng trống đo được là
0,5m. Biết nhiệt độ khi đo là 10oC. Các thông số của khoang tàu như sau:
Chiều cao dầu

Chiều cao khoảng trống

Dung tích dầu

Số m3 dầu/1cm

(m)


(m)

(m3)

10,500

0,430

470

0,5

10.400

0,530

450

0,5

10.200

0,730

430

0,5

10.000


0,930

410

0,5

20
Biết tỷ trọng tương đối của dầu d 4 = 0,83 và độ điều chỉnh 10C được xác định theo bảng sau:

Tỷ trọng tương đối tiêu Độ điều chỉnh 10C
chuẩn
.....

....

0,79  0,7999

0,000779

0,80  0,8099

0,000765

0,81  0,8199

0,000752

0,82  0,8299

0,000738


0,83  0,8399

0,000725

.......

.......

1.4.3. Xác định khối lượng hàng rời đổ đống
a. Xác định khối lượng riêng của hàng hoá
Khối lượng riêng của hàng rời và hàng đổ đống được biểu thị qua dụng trọng của nó

9


Dung trọng của hàng là tỷ số giữa khối lượng phần hàng với thể tích của nó và ký hiệu là

d0
d0 

q
(T/m3)
v0

Trong đó
q: khối lượng phần hàng (T)
v0: thể tích phần hàng (m3)
Trong thực tế, cùng một loại hàng nhưng mức độ hút ẩm khác nhau nên dung trọng khác
nhau. Để biểu thị sự khác nhau về độ ẩm người ta đưa ra khái niệm độ xốp

Độ xốp là tỷ số giữa khoảng trống trong chất đó và thể tích của nó



V0  V h
V0

Trong đó
Vh: là thể tích của chất (hàng) không kể các khoảng trống (m3)
V0: là thể tích của hàng kể cả khoảng trống
Dung trọng được xác định

d 0    (1   ) (T/m3)

d0 

q vh
q v

  h    (1   )
v0 v h v h v0

→ Khối lượng riêng của hàng hoá là tỷ số giữa khối lượng hàng trong một đơn vị thể tích
với thể tích mà khối lượng hàng đó chiếm chỗ, nó được xác định

d

Q
(T/m3)
V


Trong đó
Q: khối lượng hàng trong một đơn vị thể tích (T)
V: thể tích mà lượng hàng chiếm chỗ (m3)
Ngoài độ xốp giữa các phần hàng còn có khoảng trống. Các khoảng trống đó được biểu thị
qua độ rỗng
10


Độ rỗng là tỷ số giữa thể tích các khoảng tróng giữa các phần hàng với thể tích của đống
hàng
C

V  V0
V

 d    (1   )  (1  c)

→ Khối lượng riêng của hàng rời, hàng đổ đống phụ thuộc vào tính chất của hàng (  ), độ
ẩm (độ xốp) ọ và phương pháp đổ đống (c).
b. Thể tích đơn vị của hàng rời và hàng đổ đống
Thể tích đơn vị là tỷ số giữa thể tích một tấn hàng với khối lượng riêng của nó ở trạng thái
tự nhiên → nó là đại lượng nghịch đảo của khối lượng riêng

u

1
(m3/T)
d


Ví dụ: than đá có d = 0,8 T/m3 → u = 1,22 m3/T
1.4.4. Xác định khối lượng hàng theo mớn nước của tàu
Xác định khối lượng hàng theo mớn nước của tàu là phương pháp gần đúng và có sự sai số
khi đo mớn nước của tàu nên chỉ sử dụng để xác định khối lượng của các loại hàng rời có giá trị
không cao như than, vật liệu xây dựng (cát, đá), muối, quặng, ...
Để xác định khối lượng hàng trước hết ta phải xác định mớn nước trung bình của tàu


T

Tmp  Tmt  2Txp  2Txt  TLP  TLT
8

(m)



Khi có T ta xác định khối lượng hàng dựa vào bảng hàng và bằng phương pháp tính toán
a. Xác định khối lượng hàng dựa vào bảng hàng

Q  Dc  Dd  (  qi ) (T)
Dc ; Dd : Lượng chiếm nước sau, trước khi xếp (dỡ) hàng (T)
q : Tổng trọng lượng nhiên liệu, cung ứng phẩm

(+): nhận thêm

(-): giảm bớt

(Sử dụng khi có thang chia trọng tải tàu)
Ví dụ:

11


Trước khi dỡ hàng, tàu có lượng chiếm nước là 9350T. Sau khi dỡ là 3450T, trong quá
trình đỗ làm hàng tàu nhận thêm 300T nhiên liệu, 150T nước ngọt và 30T các loại dự trữ khác,
cũng trong thời gian đó tàu dùng hết 10T nhiên liệu, 15T nước ngọt và 5T lương thực thực phẩm.
Đồng thời phải bơm ra 40T nước balát. Tính khối lượng hàng tàu dỡ tại cảng
Giải
Khối lượng hàng dỡ ra khỏi tàu

Q  Dc  Dd  (  qi )  3450  9350  (300  150  30  10  15  5  40)  6310 (T)
b. Xác định khối lượng hàng bằng phương pháp tính toán
Để xác định khối lượng hàng trước hết người ta xác định hiệu số lượng chiếm của tàu
- Khi hệ số béo thể tích   const




D   . .L.B(T h 2  Thi ) (T)
- Khi hệ số béo thay đổi




D   .L.B( 2 T h 2   1 Th1 ) (T)

 : tỷ trọng của nước (T/m3)
L, B: kích thước tàu (m)





Th1 , Th 2 : mớn nước trung bình của tàu trước và sau khi xếp, dỡ hàng (m)
Khi biết được hệ số lượng chiếm nước thì khối lượng hàng xếp xuống hoặc dỡ ra khỏi tàu
được xác định

Q  D   qi (T)
1.4.5. Xác định khối lượng hàng bằng phương pháp cân, đếm, nguyên hầm nguyên tàu
a. Phương pháp đếm: bao, chiếc, cái, ...
Phương pháp này dùng khi giao nhận những loại hàng bao kiện, hòm, thùng,... hàng đơn
chiếc
Cách xác định khối lượng hàng là người ta đếm theo đầu bao, kiện, thùng,... thông thường
người ta thường tính theo từng mã hàng, dựa vào số bao, kiện , thùng trong từng mã hàng, số
lượng mã hàng để xác định khối lượng loại hàng đó
Ưu điểm là chính xác
12


Nhược điểm là mất thời gian vì người giao nhận phải đếm trong suốt thời xếp dỡ (2 người)
b. Phương pháp cân: phương pháp này dùng với hàng rời, lẻ
Muốn sử dụng loại cân nào tuỳ thuộc vào trường hợp cụ thể nhưng để đảm bảo chính xác
khi cân phải tuân thủ các nguyên tắc:
- Kiểm tra cân trước khi cân (lắc cân nếu cân trở về vị trí cũ mới chính xác)
- Khoá chặt các bộ phận chủ động rồi mới đặt hàng lên mặt cân. Khi đặt hàng cần nhẹ tay
nếu không sẽ mất chính xác
- Hàng hoá phải phân đều trên mặt cân, nếu hàng ít hoặc một chiếc thì đặt giữa cân
- Không cân quá sức nặng chịu đựng của cân
c. Phương pháp nguyên hầm, nguyên tàu, nguyên cont: sử dụng với tất cả các loại hàng kể cả
hàng có giá trị cao
Ưu điểm: nhanh, tiện lợi và giảm công sức

Khi giao nhận theo phương pháp này là dấu niêm phong kẹp chì phải nguyên vẹn.
1.5. Các tác động của môi trường đén hàng hóa và các phương pháp cải tạo môi trường
1.5.1. Các tác nhân của môi trường
+ Thành phần của không khí: không khí là hỗn hợp gồm 78%N2, 21%O2, 0,93%Argong và
một số chất khác như ôzôn, CO2, bụi, hơi nước
- Đối với bảo quản hàng hoá, N2 là khí trơ không có ảnh hưởng tiêu cực
- Khí CO2 có tác dụng tích cực trong bảo quản những hàng hoá như thóc, gạo, rau. Theo
nghiên cứu thì khi nồng độ CO2 từ 10-20% thì đa số mốc ngừng hoạt động, còn khi nồng độ trên
90% thì tất cả mốc ngừng hoạt động.
- Bụi là nguồn mang các bào tử vi khuẩn mốc, vi trùng để phá hoại hàng hoá, với hàm
lượng bụi trong không khí từ 200-20.000 hạt/1m3không khí
- Oxy làm cao su bị lão hoá, các sinh tố bị biến chất, dầu mỡ bị chảy, kim loại bị rỉ, ...
- Hơi nước đặc biệt là nước biển có chứa nhiều chất điện ly có gần 77,8%NaCl;
10,9%MgCl2; 4,7%MgSO4; 3,6%CaSO4; 2,5%K2SO4 và 0,3%CaCO3, ... làm rỉ kim loại rất
mạnh (vì tất cả đều là các kim loại mới)
+ Nhiệt độ: là đại lượng đặc trưng cho khả năng biến đổi trạng thái vật lý, hoá học của
hàng hoá. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình biến đổi xảy ra trong hàng hàng hoá. Khi nhiệt độ
tăng lương thực dễ bị phát nhiệt nên tăng hô hấp mọc mầm của khối hạt, thực phẩm dễ bị ôi thối,
13


xi măng giảm tính đàn hồi, tính xoắn vặn vặn của sợi kém, dầu mỡ giảm độ nhờn.
+ Độ ẩm không khí: tức không khí ngậm hơi nước, nó được biểu thị bằng độ ẩm bão hoà,
độ ẩm tương đối.
Nếu hàng hoá là các loại máy móc thiết bị, khi nước đọng lại trên bề mặt (do hiện tượng đổ
mồ hôi) có khả năng hoà tan SO2 và CO2 tạo thành axit, axit đó tác dụng với kim loại gây ra hiện
tượng han rỉ. Đồng thời khi có nước đọng lại trên bề mặt kim loại làm cho oxy có thể khuyếch
tán tự do vào bề mặt kim loại gây hiện tượng ăn mòn. Đặc biệt trong hơi ẩm có mang theo một
lượng muối (NaCl) có khả năng phân ly thành Cl- và Na+, -Cl- phá hoại kim loại gây rỉ.
+ Nhiệt độ điểm sương: là nhiệt độ mà hơi nước trong không khí đạt trạng thái bão hoà

Nếu nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ điểm sương sẽ gây ra hiện tượng đọng sương, trong vận tải
gọi là hiện tượng “đổ mồ hôi”
- Hiện tượng đổ mồ hôi thân tàu: khi tàu chạy từ vùng nhiệt đới sang vùng ôn đới thì tại
vùng nhiệt đới lúc xếp hàng do nhiệt độ và độ ẩm tương đối cao nên hàng hoá và tàu chịu ảnh
hưởng của nhiệt độ và độ ẩm tương đối r cao. Khi qua vùng cận nhiệt đới do không khí nóng, hơi
nước trong hàng hoá bay ra, độ ẩm tuyệt đối trong hầm tàu tăng. Nhưng khi tàu vào vùng ôn đới
nhiệt độ thấp hơn, vỏ tàu trực tiếp tiếp xúc với nước biển và không khí lạnh, hơi nước tiếp xúc
với kim loại trong hầm tàu → hiện tượng đọng sương → hiện tượng đổ mồ hôi thân tàu
+ Vi sinh vật, côn trùng: làm giảm phẩm chất hàng hoá, đặc biệt là thực phẩm.
1.5.2. Cách xác định thong số trạng thái môi trường
a. Ẩm kế tốc và nhiệt kế
Ẩm kế tốc cho biết độ ẩm còn nhiệt kế đọc nhiệt độ. Dùng ẩm kế tốc đơn giản nhưng kém
chính xác.
b. Giấy đo độ ẩm và nhiệt kế
Giấy đo độ ẩm là giấy ngậm ẩm tốt, có ngâm hoá chất cloruacôban (CoCl 2). Dựa vào sự
thay đổi màu sắc của giấy ta biết được mức độ ẩm của không khí (của môi trường). Khi sử dụng
người ta lấy miếng giấy bỏ vào nơi định đo. Sau 30-60’ đem so với thang màu tiêu chuẩn
Dùng giấy thuận lợi trong những môi trường nhỏ như bao, hộp, ....
c. Nhiệt kế khô ướt hoặc ẩm biểu hút gió Asmen
Phương pháp tiện lợi nhưng ít chính xác.
1.5.3. Các phương pháp thông gió
14


Để đảm bảo chất lượng hàng hoá trong kho và trong hầm tàu cần phải thông gió kịp thời
nhằm ngăn ngừa hiện tượng “đổ mồ hôi”
Để thông gió người ta dùng 2 phương pháp
a. Thông gió tự nhiên: phương pháp tương đối đơn giản, rẻ tiền nhưng thông gió phải đúng thời
cơ thì mới có lợi, nếu thông gió tuỳ tiện thì ảnh hưởng xấu đến chất lượng hàng hoá.
Thông gió tự nhiên chỉ được tiến hành trong điều kiện

- Thời tiết: ngoài trời không mưa, không sương mù, không có giông, không sấm sét
- Nhiệt độ: nhiệt độ ngoài trời, xung quanh kho, xung quanh hầm tàu trong khoảng 100 ≤ t0
≤ 320C (vì do đặc điểm khí hậu ở nước ta, giáo trình trang 29)
- Độ ẩm: độ ẩm ngoài trời, xung quanh kho, xung quanh hầm tàu nhỏ hơn độ ẩm trong kho,
hầm tàu
- Nhiệt độ điểm sương: nhiệt độ điểm sương của môi trường có nhiệt độ cao không vượt
quá 10C so với nhiệt độ không khí của môi trường có nhiệt độ thấp
b. Thông gió nhân tạo
Để thông gió nhân tạo có thể dùng máy điều hoà không khí, máy hút ẩm, đơn giản nhất là
dùng quạt hút, quạt đẩy

* Tự học: Đọc chương 1 của giáo trình “ hàng hóa trong vận tải” cúa KS. Dương Đức Khá.
* Câu hỏi ôn tập chương 1
1. Khái niệm, phân loại các loại hàng trong vận tải đường biển
2. Bao bì hàng hóa ? Tác dụng của bao bì?
3. Nhãn hiệu hàng hóa? Chức năng của nhãn hiệu?
4. Phân biệt hao hụt tự nhiên và tổn thất hàng hóa?
5. Trình bày phương pháp xác định khối lượng hàng theo các phương pháp cân, đếm, nguyên
hầm, nguyên tàu, nguyên niêm phong kẹp chì, và giám định hàng theo mớn nước tàu?

15


CHƯƠNG 2. NHÓM HÀNG RỜI KHÔ

2.1. Quặng
2.1.1. Phân loại quặng
a. Quặng kim loại
a1. Quặng sắt
- Quặng sắt oxyhoá không ngậm nước: là hỗn hợp oxit sắt (Fe2O3) với hàm lượng sắt từ

56-58%, loại này có màu đỏ hồng
- Quặng sắt oxyhoá có ngậm nước: Quặng này thường chiếm nhiều lưu huỳnh và phốtpho
có màu nâu
- Quặng từ tính: Fe2O3, FeO: là quặng nam châm, hàm lượng sắt từ 55-60%; 2-12% H20,
5%S
-Quặng lưu huỳnh: là hỗn hợp sắt và lưu huỳnh, có màu vàng và ánh kim. Loại này có tỷ
trọng lớn 4,9-5,2 T/m3
- Quặng sắt có cacbon: FeCO3, có màu vàng, có hàm lượng sắt từ 27-36%
a2. Quặng mangan: là loại cứng, bề ngoài lấp bên trong. Tỷ trọng lớn 7,27 T/m3. Loại này dùng
cho công nghiệp luyện kim đen
Ngoài ra còn có quặng vonfram, quặng đồng, quặng nhôm, quặng chì (Pb)
b. Quặng phi kim loại
- Quặng phốtphát: giòn, dễ vỡ, có tỷ trọng 1,8-3,2 T/m3; hàm lượng nước >2%, khi nhiệt
độ thấp dễ đông kết
- Thạch cao: màu trắng, có tỷ trọng 2,3T/m3, dễ tan trong nước, ở nhiệt độ 30-370C tan
nhanh
- Đá bạch vân: màu xám trắng, phơn phớt màu vàng, bóng như thuỷ tinh, có tỷ trọng 1,82,9 T/m3; dùng làm vật liệu chịu lửa.
2.1.2. Tính chất chung của quặng
- Có dung trọng nhỏ và tỷ trọng lớn tuỳ theo từng loại, từ 2,9-6,1 T/m3.
- Góc nghiêng tự nhiên lớn.
- Có thể bốc hơi nước và các chất khí như CH4, CO, CO2, N, SO2, mà các chất này dễ
16


cháy, dễ nổ và độc.
Ngoài ra quặng đồng còn có tính phát nhiệt cao, nhất là khi quặng đồng có lượng nước từ
10-12%.
- Hút ẩm hoá rắn: hút ẩm mạnh nhất là loại quặng hạt nhỏ từ 0,3-0,5 mm, sau hút ẩm bay
hơi, hoá rắn.
- Tính bay bụi.

- Tính ăn mòn gây rỉ: quặng sắt tác dụng với oxy và nước dễ gây rỉ phương tiện.
2.1.3. Kĩ thuật vận chuyển và chất xếp quặng
a. Nên sử dụng tàu chuyên dụng để vận chuyển: không thì dùng tàu một tầng boong nhưng
phải gia cố đáy bằng gỗ tốt (để nâng cao đáy tàu → nâng cao trọng tâm tàu) cách đáy ngoài từ
0,6-0,9m.
b. Khi san quặng dưới hầm tàu phải san đúng kỹ thuật: dồn hàng về 2 vách, 2 sườn tàu để
giảm lắc ngang
Khi xếp dỡ tương đối không tập trung xếp xuống một hầm mà căn cứ vào khối lượng hàng
chứa trong từng hầm để xếp đều ở các hầm (nếu ít thiết bị thì di chuyển theo dọc tàu). Chiều cao
đống hàng phải đảm bảo áp lực cho phép. ở hầm lái dồn hàng về vách trước, hầm mũi dồn hàng
về vách sau
c. Khi xếp quặng xuống tàu phải có đệm lót để tránh hiện tượng ăn mòn vỏ tàu
Quặng phát nhiệt phải kiểm tra nhiệt độ thường xuyên, nếu phát hiện có nguồn nhiệt phải
đảo quặng
d. Không được vận chuyển chung các loại quặng với nhau đặc biệt là quặng quí
e. Quặng phải để xa các loại hàng khác và nhà ở. Khi xếp dỡ quặng phải đổ (rót) ở độ cao
thích hợp để tránh hiện tượng bay bụi và hỏng phương tiện
f. Bãi chứa quặng phải cao ráo, gia cố vững chắc, chiều cao đống quặng phụ thuộc vào kết cấu
nền bãi và thiết bị xếp dỡ.
2.2. Than
2.2.1. Phân loại và tính chất của than
Thành phần chủ yếu của than là C, ngoài ra còn có H2, O2, CO, CO2, CH4, SO3, P, ...
a. Phân loại
* Theo hàm lượng C
17


- Than bùn: có màu nhạt hoặc đen, ngậm nhiều nước, khi đốt toả nhiều khói và cho nhiệt
lượng thấp
- Than non: là loại than đá nhưng chưa C hoá hoàn toàn, rất dễ cháy, nhiều khói, thường tự

cháy bốc lửa
- Than mỡ (béo): là loại than quí, công dụng chủ yếu là để luyện than cốc
- Than gầy: cháy chậm, ngọn lửa mạnh, nhiệt lượng lớn, không có khói, là loại than C hoá
rất cao, màu sáng đen nhánh lấp lánh như kim cương, lượng C lên tới 96% và nhiệt lượng phát ra
khi cháy từ 8.000-8.700 kcalo
* Theo độ to nhỏ
- Than luyện: được đóng thành bánh, thành phần gồm than gầy (để cung cấp nhiệt lượng),
than béo (cung cấp chất bốc) và một chất kết dính 2 loại trên
- Than cục: cỡ >120mm
- Than củi: >50-120mm
- Than con gái : 35-50mm
- Than hạt giẻ: 6-48mm
- Than cám A: 0-10mm là loại xuất khẩu đắt hàng nhưng lẫn nhiều đất đá
- Than đoan xô: 0-35mm
b. Tính chất của than
- Tính đông kết: khi than có hàm lượng nước >5%, vận chuyển về mùa đông đi xa, bảo
quản lâu ngày thì đông kết, nhất là than cám.
- Tính phân hoá: do ảnh hưởng của khí hậu. Có 2 loại phân hoá:
+ Phân hoá vật lý: do than dẫn nhiệt kém → khi bị nóng, bề mặt ngoài của than dãn nở
không đều → nứt vỡ hoặc do hàm lượng nước trong than quá lớn → gặp lạnh co lại → than vỡ
nát
+ Phân hoá hoá học: chủ yếu là tác dụng với O2 trong không khí, là quá trình phân hoá các
chất hữu cơ có trong than và hình thành chất mới → làm giảm hàm lượng các chất dễ cháy trong
than
- Tính tự cháy và oxy hoá
- Tính dễ cháy, dễ nổ: do than có S, H2, P nên ở một điều kiện nhất định có thể bay lên
không khí tạo thành hỗn hợp khí than, với tỷ lệ nhất định nào đó gặp tia lửa sẽ nổ
18



- Tính độc hại, gây ngứa
- Than luyện dễ gây ngứa đối với người
2.2.2. Yêu cầu bảo quản, vận chuyển
a. Bảo quản than: có thể bảo quản ở bãi lộ thiên, hố sâu, trong kho, ... bãi than phải đảm bảo
các yêu cầu sau:
+ Nền bãi có thể bằng xi măng, rải nhựa hoặc đất nện nhưng phải dễ thoát nước, có độ
nghiêng nhất định, dưới nền bãi không có nguồn nhiệt đi qua (dây điện ngầm), ống dẫn nhiệt,
ống dẫn nước, ...
+ Bãi phải có diện tích dự trữ bằng 1/6 diện tích bãi
+ Diện tích đống than to, nhỏ phụ thuộc vào lượng hàng, máy xếp dỡ làm việc nhưng
không nên để đống to vì nhiệt khó thoát ra ngoài để tránh hiện tượng tự cháy. Chiều cao đống
phụ thuộc vào loại than, thời gian bảo quản, phương pháp xếp dỡ
+ Mặt đống than phải bằng phẳng, có độ dốc nhất định để không đọng nước, thường xuyên
đo nhiệt độ đống than, nếu nhiệt độ tăng 50C/ngày hoặc t0 =400C thì phải tản nhiệt cho đống than
và đo nhiệt dộ 2 lần/ngày. Khi nhiệt độ =600C thì phải dời đống than hoặc phá ngay nguồn nhiệt
+ Bãi than phải cách xa các loại hàng khác ít nhất là 60m và phải ở cuối nguồn gió.
b. Vận chuyển than
Tàu vận chuyển than phải đảm bảo các điều kiện:
+ Giữa hầm máy, lò hơi, hầm có nhiệt độ cao với hầm chứa than phải có vách cách nhiệt
+ Tất cả các ống dẫn hơi, dẫn nhiệt, dẫn nước nóng đi qua hầm than phải bọc kín bằng vật
liệu cách nhiệt
+ Phải có thiết bị thông gió, miệng ống thông gió tháo lắp dễ dàng để khi khí hậu bên ngoài
không tốt thì tháo ra và bịt kín
+ Phòng ở của thuyền viên, miệng hầm dây neo, hầm dụng cụ sát hầm than phải kín, tránh
bụi than bay vào
+ Thiết bị điện, thiết bị thải nước balát đi qua hầm than phải bọc kín, trong hầm than phải
có đèn an toàn, phích cắm điện phải để nơi an toàn nhất
c. Một số chú ý
+ Khi tàu hành trình phải thực hiện các yêu cầu:
- Thường xuyên thải khí độc, lần đầu 5 ngày thông gió mặt ngoài toàn bộ, sau đó 2 ngày

19


thông gió một lần, mỗi lần khoảng 6h
- Khi đến cảng dỡ hàng phải mở hết cửa hầm để thải hết khí than rồi mới dỡ hàng. Tuyệt
đối không đem nguồn lửa đến gần cửa thông gió hoặc nơi có khí than
- Phải thường xuyên đo nhiệt độ than, khi vào hầm than phải có phòng hộ lao động và phải
báo với y bác sỹ tàu biết
+ Trong khi xếp dỡ tuân theo yêu cầu:
- Đề phòng hiện tượng vỡ nát và oxyhoá, độ rót hàng ≤ 0,3m
- Không nhận xếp xuống tàu than có chứa S
- Tuyệt đối không xếp than với chất dễ cháy, dễ nổ, các loại than khác nhau, than có các
hàm lượng nước khác nhau, không xếp than lẫn với S, quặng Mn, muối K dễ sinh ra nổ
+ Khi bảo quản đống than có hiện tượng nguồn nhiệt khi:
- Trên mặt đống than gần nguồn nhiệt thì khi gặp mưa ban đêm có đốm trắng và khi có ánh
sáng mặt trời thì tản ra
- Xuất hiện than thành bụi
- Xuất hiện hơi nước trên bề mặt đống than
- Ban đêm có hiện tượng phát sang
2.3. Ngũ cốc (Lương thực)
2.3.1. Đặc điểm của lương thực
Lương thực là sản phẩm của nông nghiệp, có tính chất thời vụ nhưng lại tiêu thụ quanh
năm. Lương thực gồm: thóc, gạo, bột mì, ngô, ...
Để đánh giá lương thực người ta dựa vào: màu sắc, mùi vị, dung lượng, lượng nước.
2.3.2. Tính chất của lương thực
+ Tính tự phân loại: được thể hiện: khi đổ thóc, gạo, ngô, ... từ trên cao xuống thì những
hạt chắc rơi nhanh hơn xuống trước ở giữa đống, những hạt lép ở xung quanh đống
+ Tính tản rời: phụ thuộc vào hình dáng, độ to, nhỏ, độ nhẵn bóng, lượng nước, lượng tạp
chất mà có tính tản rời khác nhau. Tính tản rời được thể hiện bằng góc nghiêng tự nhiên
+ Độ rỗng: cần thiết cho việc bảo quản lương thực rời trong quá trình vận chuyển. Độ rỗng

lớn không khí trong lương thực lưu thông dễ dàng, khi nóng thoát ra ngoài nên hàng hoá đảm
bảo tốt, còn ngược lại, độ rỗng nhỏ thì khi nóng tích tụ, lương thực dễ bốc nóng → thối mục
20


×