Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Tiểu luận môn phóng sự báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.22 KB, 29 trang )

A. LỜI MỞ ĐẦU
Báo chí từ khi ra đời cho đến nay đã đóng góp một phần không nhỏ vào
sự phát triển xã hội và định hướng dư luận xã hội. Có thể nói trong tất cả các
nghề nghiệp thì nghề làm báo được xem là nghề mạo hiểm và chông gai nhất,
luôn luôn đối mặt với hàng ngàn thông tin, xấu tốt, cạm bẫy. Nếu như nhà báo
không có một con mắt tinh tường, sắc xảo và hơn hết phải có một kiến thức
nghiệp vụ vững vàng, sâu sắc. Để có thể biến những thông tin thực tế mà
mình bắt gặp được ấy cùng với kiến thức về lí luận sẽ giúp cho nhà báo có
những tác phẩm hay, được độc giả đón nhận và góp phần ảnh hưởng đến dư
luận xã hội. Một nhà báo chân chính cho ra những tác phẩm chân chính.
Từ kiến thức trong sách vở để áp dụng được ra ngoài thực tế là quá
trình gian khổ mà đòi hỏi người phóng viên, nhà báo phải rèn luyện kĩ năng,
phải va chạm nhiều. Bên cạnh những tác phẩm báo chí để lại ấn tượng cho
người đọc và gây được sự quan tâm của xã hội thì cũng có nhiều tác phẩm chỉ
là “ viết vội” mà chất lượng của nó “ không được đánh giá” cao.
Trong các thể loại báo chí, có thể xem Phóng sự là một thể loại có thể
loại báo chí được ưu ái nhiều nhất của độc giả.
Bài tiểu luận của em sẽ để cập đến những kiến thức chung nhất về thể
loại phóng sự , từ kiến thức đó đi đến khảo sát mảng phóng sự trên báo Nông
nghiệp Việt Nam, rút ra nhận xét của chất lượng báo in và đề ra những giải
pháp để khắc phục những thiếu xót mà Tác phẩm báo chí chưa đề cập đến.
Tuy nhiên, trong quá trình làm bài không tránh khỏi những thiếu xót,
còn nhiều khiếm khuyết do kiến thức của em đang còn thiếu. Chính bởi vậy,
em rất mong được sự đóng góp chân thành của thầy cô trong bộ môn.
Em xin chân thành cảm ơn!

1


B. NỘI DUNG
Phần I :



MỘT SỐ NÉT CHÍNH VỀ PHÓNG SỰ

1.KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA PHÓNG SỰ
Phóng sự là một thể loại báo chí không chỉ được công chúng đón đọc
nhiều nhất và yêu thích mà ngay chính những nhà báo họ cũng xem đây là
một thể loại khó nhất, phải tốn nhiều công sức nhất nhưng cũng mang lại vinh
quang và thú vị nhiều nhất. Phóng sự thường chiếm được vị trí quan trọng
nhất của các tờ báo.
Xoanh quanh khái niệm về phóng sự, mỗi nhà báo lại có một quan
điểm khác nhau và đánh giá khác nhau về nó.
Các nhà báo nước ngoài nói gì về phóng sự ?
Với Marquez : “ câu hỏi đầu tiên khi tôi bước vào nghề văn chương
này là: mình ưa thích thể loại nào nhất. Và cuối cùng tôi đã chọn phóng sự mà
theo tôi là thể loại báo chí tự nhiên và hữu ích nhất. Nó không chỉ gần đời
sống mà còn thực dụng hơn cả đời sống nữa. Nó cũng giống như một truyện
ngắn hoặc một cuốn tiểu thuyết với môt khác biệt duy nhất – và cũng là
thiêng liêng mà những người làm báo chân chính không thể vi phạm- đó là
truyện ngắn và tiểu thuyết chấp nhận mọi sự hư cấu, còn phóng sự phải trung
thành với sự thực đến dấu chấm cuối cùng, dù không ai biết và tin vào điều
đó.
Nếu nhìn vẻ bề ngoài thì người ta khó phân biệt được sự khác nhau
giữa phóng sự, kí sự, truyện ngắn và tiểu thuyết. Bạn hãy thử tra cứu các cuốn
tự điển để thấy rằng không hề dễ dàng gì để phân biệt chúng. Tuy nhiên có
một vấn đề chung về phương pháp : tất cả các thể loại trên đều có cùng một
nguồn cung cấp nguyên liệu mình – đó là các tài liệu nghiên cứu, điều tra, các
chứng cứ, hồi ức, lờl kể được ghi lại trong những cuốn sách, tư liệu, qua các
cuộc phỏng vấn được làm ra không phải để in trên các phương tiện thông tin
đại chúng thông thường mà để làm vườn ươm cho sáng tác và cho cuộc sống
của những người xung quanh.

2


Điều đó chứng tỏ rằng mọi đinh nghĩa về các thể loại báo chí đều là chỉ
tương đối và có khi còn lộn xộn, tuy vậy mục tiêu hàng đầu của các thể loại
báo chí là làm cho độc giả hiểu cặn kẽ những gì đang xảy ra trong thực
tế,nhưng nhiệm vụ của những người cầm bút là làm sao cho tất cả mọi người
tin vào sự thực đó”1.
Leonard Ray Teel – Ron Taylor : “ Phóng sự có thể là vị trí quyến rũ
hơn cả trong nghề báo”2.
Karel Storkal ( Tiệp Khắc) : “ Phóng sự là một trong những thể loại
báo chí được người đọc yêu thích nhất và cũng là một trong những thể loại
khó nhất đối với người viết”3
Phóng sự theo thuật ngữ tiếng Anh ( cuối thế kỉ XIX): Reportage – bắt
nguồn từ tiếng Latin : Repor : giành được một cái gì đó trong chuyến đi. Mỗi
bài phóng sự không chỉ chứa đựng tri thức và tâm hồn của người cầm bút.
E.E.Kitso ( Hội nghị bảo vệ văn hóa, Pari,1935): “ Người ta còn khinh
rẻ người phóng viên, người ta còn coi anh nhà báo ở bậc thang thấp nhất
chừng nào những tác phẩm phóng sự của John Reed và của Laritxa Raixo
chưa chứng tỏ rằng : Việc thông tin về hiện thực có thể trình bày một cách
độc lập và nghệ thuật”.
G.Marquez nói : “ Nếu không có phóng sự thì ngày nay báo viết khó
lòng cạnh tranh được với báo nói và báo hình” ( và hiện nay thì cả báo viết
nữa – người viết).
- Quan điểm của các nhà báo Việt Nam về phóng sự :
Nhà báo Đức Dũng : Phóng sự là thể tài báo chí, phản ánh những vấn
đề có tính thời sự, cosy nghĩa chính trị xã hội được bạn đọc quan tâm. Phóng
sự có thể viết bằng các bút pháp mang tính văn học. Trong phóng sự có nhân
vật và có cái tôi trần thuật. Phóng sự giúp bạn đọc hiểu sâu hơn, rõ hơn sự
việc và chia sẻ được với tác giả những vấn đề được đặt ra trong tác phẩm.

1

Sống để lại, Lê Xuân Quỳnh ( dịch), NXB Tổng hợp TP. HCM, 2004
Bước vào nghề báo, Trần Quang Giư và Kiều Anh ( dịch), NXB TP.HCM, 1993.
3
Nghề nghiệp và công việc của nhà báo, Hội nhà báo Việt Nam, Hà Nội, 1992.
2

3


Nhà báo Nguyễn Quang Vinh : Tôi vốn dễ dãi. Dễ quên. Dễ nhớ. Dễ
tha thứ. Dễ cảm động. Đã mua cái gì chỉ sau đó vài ngày là không thể nhớ
mình đã mua bao nhiêu tiền. Nghe ai kể khổ cũng tin, cũng ra sức giúp. Nghe
ai hứa cũng tin.. Nhưng tôi kĩ khi chọn cái để viết, nghĩ cái để viết. Tôi ngồi
lê đầu đường, quán xá, hóng hớt chuyện thiê hạ rồi khi biết chỗ ấy, chỗ kia có
chuyện ấy chuyện kia thì xông đến ngay bằng được… Viết phóng sự phải tìm
ra cái mới cái lạ. Cái mới cái lạ trong bài viết phải đổi bằng mồ hôi công sức..
Nhà báo Ngọc Vinh : « Phóng sự, theo tôi, đó là một ( hay những câu
chuyện) về hiện thực ngồn ngộn của đời sống, được kể lại ( cho bạn đọc) một
cách trung thực và đầy cảm xúc qua ngòi bút báo chí. Thiếu tính trung thực,
đó là câu chuyện bỏ đi. Thiếu cảm xúc và sự hấp dẫn thì đó là một bài báo
tầm thường. Phóng sự có thể chứa đựng trong nó mọi sắc thái : sự đau đớn,
sự phiền muộn, phê phán, căm phẫn, niềm vui và có thể là hạnh phúc. Nhưng
trên hết, quan trọng nhất, giá trị nhất, là phóng sự phải đem lại lợi ích thiết
thân nhất nào đó cho con người và cuộc đời »
Nhà báo Cù Mai Công : « Với tôi có nhiều định nghĩa về phóng sự,
tôi cũng có môt suy nghĩ : Hình như cái nào cũng đúng một chút vì nó được
định nghĩa từ góc nhìn của tác giả. Với tôi phóng sự là ghi nhận của một cây
bút về một sự kiện, một nội dung, một đề tài..mà tác giả đã từng chứng kiến,

theo dõi nó trong thời điểm quan trọng nhất, kích tính nhất, gay cấn nhất..chứ
không phải chụp giựt sự kiện, hiện tượng trong một thời điểm giai đoạn cao
trào ».
Thí dụ : Theo dõi đua xe thì phải có mặt trong giai đoạn kịch tính nhất,
căng thẳng nhất, theo dõi sàn nhảy phải có được những chi tiết buộc tội như
gái điếm, ma túy, xã hội đen..chứ không phải tả cảnh sàn nhảy nhạc ầm ĩ, ăn
mặc mát mẻ..
Nhà báo Thủy Cúc : « Với tôi, phóng sự đơn giản là tường thuật,
bằng sự quan sát trực tiếp, bằng những cảm nhận của mình, về những gì
đang diễn ra. Tôi luôn lo lắng, cái khó nhất trong mỗi lần viết là sự thẩm
4


định đúng, sai trong các vụ án dân sự, người có tội hay không có tội trong
những vụ án hình sự. Dường như, đó là những ranh giới rất mong manh.. »
Nhà báo Phan Quang : « Phóng sự phản ánh tương đối đầy đủ quá
trình một sự kiện ( hay nhiều sự kiện) có quan hệ nhân - quả, dẫn người đọc
đến một suy nghĩ nào đó chứ không phụ thuộc vào cách viết bay bướm, dài
hay ngắn »4.
Nhìn chung dù trên thế giới hay Việt Nam, các quan niệm về phóng sự
có đôi chỗ khác nhau nhưng cũng đều có những quan điểm chung cơ bản về
chức năng thể loại : Mô tả người thật, việc thật có tính chất thời sự xã hội
trong quá trình vận động, phát triển.5
Từ những quan niệm trên có thể rút ra khái niệm chung về phóng sự :
Phóng sự là một thể loại báo chí quan trọn, thông tin cụ thể và sinh
động về con người, sự việc có thật có y nghĩa xã hội, theo một quá trình
phát triển, thông qua cái tôi – tác giả và bút pháp linh hoạt : miêu tả, tường
thuật kết hợp với nghị luận.
2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÓNG
SỰ Ở VIỆT NAM

Quá trình hình thành :
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng : Phóng sự bắt đầu manh nha từ những
tác phẩm có tính chất người thực, việc thực như “Hoàng Lê Nhất Thống Chí”
của Ngô Gia Văn Phái, hoặc Phóng sự xuất hiện cùng với sự xuất hiện của
báo chí. Theo TS. Nguyễn Thị Thoa trong “Phóng sự báo chí” (2005) : Phóng
sự chỉ có thể xuất hiện ở Việt Nam vào những năm 30 của thế kỉ XX, mặc dù
báo chí Việt Nam có từ năm 1865, với những lí do sau đây :
Thứ nhất, vào những năm này, lợi dụng chính sách “ pháp – Việt đề
huề” của chính phủ Pháp, hàng loạt thanh niên trí thực Việt Nam đã lên đường
du học tại các nước Nhật, pháp. Trong số đo, một người như Hoàng Tích Chu,
Đỗ Văn… đã cùng nhau thực hiện cải cách quan trọng trong nghề báo và cách
4

Phan Quang : Phóng sự trên báo, Tư liệu trường Tuyên huấn trung ương I. Kí hiệu B3/62 -17,tr.2-5.
Tác phẩm báo chí tập II : phần phóng sự, - Học viện báo chí - tuyên truyền,tr.179

5

5


trình bày báo hiện đại đã học từ chân Âu. Tác phẩm Tôi kéo xe của Tam Lang
Vũ Đình Chí được coi là khởi đầu cho thể loại phóng sự đăng trên tờ Đông
Tây do Hoàng Tích Chu làm chủ báo vào tháng 8 năm 1932.
Năm 1942, nhà phê bình, nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan đã viết :
“Ở nước ta, nghề viết báo là một nghề mới có, nên có những thiên phóng sự
xứng đáng với cái tên của nó, cũng chỉ mới ra đời trong vòng mười năm trở
lại đây »6.
Giáo sư Hoàng Mạnh Đăng : « Vào đầu những năm 30 của thế kỉ này
( tức thế kỉ XX), cùng với sự phát triển mạnh mẽ của báo chí, một thể văn mới

ra đời : thể phóng sư »7.
Thứ hai, lịch sử dân tộc ta vào những năm 30 của thế kỉ XX có những
biến đổi dữ dội. Cuộc khủng hoảng kinh tế lớn 1929 – 1933 và những bất
công xã hội đã đẩy người dân nghèo vào tình cảnh hết sức bi thảm. Thực
trạng xã hội là mảng đề tài hiện thực nóng bỏng được các nhà văn chọn lựa để
viết lên bằng lối văn hoàn toàn mới ở nước ta : « Một lối tả thực như văn kí
sự, trào phúng như văn châm biếm, cảm người như văn tiểu thuyết, mà trong
lại bao gồm tất cả lối bút chiến về việc,nói tóm lại, dùng cái lối tạo nên một
thể linh hoạt và có hiệu lực vô cùng : lối phóng sự »8.
Thứ 3, trong thời gian này, nền giáo dục chữ quốc ngữ phát triển, là
điều kiện tốt nhất để tạo ra lượng độc giả lớn cho báo chí Việt Nam. Điều đó
thúc đẩy phóng sự ra đời và nhanh chóng chiếm lĩnh vị trí « là đứa con đầu
lòng của nghề viết báo »9.
Như vậy, thể loại phóng sự ở Việt Nam được xuất hiện từ những năm
30 của thế kỉ XX do hoàn cảnh biến động của lịch sử thúc đẩy, có sự tham gia
của các nhà văn vào địa hạt báo chí và do công chúng báo chí đòi hỏi.

6

Nhà văn hiện đại, tập 1, NXB KHXH, 1989
Trích bài “ Vũ Trọng Phụng – ông vua phóng sự”, Vũ Trọng Phụng toàn tập, NXB Hội Nhà Văn, Hà
Nội,1999
8
Vũ Ngọc Phan, Nhà văn hiện đại, tập 1, NXB KHXH, 1989.
9
Vũ Ngọc Phan,Nhà văn hiện đại, tập 1, NXB KHXH, 1989
7

6



Quá trình phát triển :
Giai đoạn 1932 – 1945 :
Phóng sự lấy chuyện đời, chuyện xã hội để nói, không nói về cái tôi.
Phóng sự chia thành một số khuynh hướng khác nhau :
+ Khuynh hướng 1 : Ca ngợi chế độ thực dân bảo hộ, làm tan rã tinh
thần chống ngoại xâm của một bộ phận công chúng thanh niên.
+ Khuynh hướng 2 : Phản ánh cuộc sống bần cùng của người lao động,
đề cập đến những bất công trong xã hội nhưng lại hạn chế ở tầm nhìn và việc
tìm biện pháp giải quyết vấn đề thực tiễn.
Văn học hiện thực chuyển sang văn học phê phán. Văn học hiện thực
chỉ nêu những điều xảy ra mà không tìm cách giải quyết, không tìm ra nguyên
nhân. Phóng sự được viết theo lối văn học hiện thực phê phán, nêu ra được
nguyên nhân.
Các nhà báo lúc này chủ yếu là nhà văn : giai đoạn đầu không có những
nhà báo chuyên nghiệp, có những chủ bút thật sự mà chỉ có những nhà báo là
nhà văn. Phong sự được viết bằng giọng văn. Do đó, phóng sự mang tính văn
học cao. Do mang tính văn học nên phóng sự giai đoạn 1930 – 1945 có nhiều
hư cấu, có điển hình hóa, khái quát hóa.
Giai đoạn 1945 – 1954 :
Đây là giai đoạn báo chí của Nhà nước có độc lập, có chủ quyền. Báo
chí hầu như chỉ nhằm mục đích tuyên truyền, phóng sự không có đất. Nhưng
bài viết lúc đó phần lớn là những ghi nhanh, phản ánh, tường thuật, chưa gọi
là phóng sự đúng nghĩa. Phóng sự chưa hình thành rõ nét, chỉ có dáng dấp của
phóng sự.
Giai đoạn 1954 – 1975 :
Miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Miền Nam tiếp tục đấu tranh
thống nhất đất nước. Miền Bắc chi viện cho Miễn Nam. Miền Bắc chịu chiến
tranh phá hoại. Phóng sự trên báo chí xã hội chủ nghĩa đã hình thành theo
nghĩa phản ánh sự kiện quan trọng nhất, kịp thời nhất, nóng bỏng nhất.

7


Nhưng phóng sự thời kì này vẫn có những dấu hiệu phản ánh và tuyên truyền,
nêu lên những gương người tốt việc tốt dưới hình thức kí nhân vật và chân
dung, nêu lên những sự kiện quan trọng. Phóng sự lúc này là những phóng sự
thời sự hoặc phóng sự vì sự kiện đất nước. Phóng sự không có cái tôi của tác
giả. Phóng sự lúc này mang tính chiến đấu.
Giai đoạn 1975- 1986 :
Phóng sự trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả
nước, miền Nam cải tạo tư sản, cả nước xây dựng kinh tế mới, chiến tranh
biên giới Tây Nam, chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra.
Phóng sự làm nhiệm vụ phản ánh công cuộc xây dựng bảo vệ đất nước,
phóng sự mang tính xây dựng và chiến đấu cao nhưng đậm chất phản ánh, chỉ
chấp nhận nói những điều để xây dựng và bảo vệ đất nước, ít nói những mặt
trái, những tiêu cực. Phóng sự mang tính chất của giai đoạn báo chí tuyên
truyền.
Giai đoạn 1986 đến nay :
Năm 1986 là thời kì đổi mới, là cột mốc quan trọng. Phóng sự với trọn
vẹn tính chất phóng sự được hình thành từ đây. Phóng sự mang đầy đủ tính
chất :
+ Tuyên truyền cho đổi mới
+ Nêu lên những bất công, những mặt trái, góp y về đường lối, chủ
trương, phê phán những cái xấu, tiêu cực trong xã hội trong bối cảnh cái cũ
chưa mất hẳn, cái mới lại đang trong quá trình hình thành, hình thành những
con người mới, tư duy mới.
Báo chí đổi mới để đáp ứng nhu cầu mới mà lẽ ra báo chí phải đi trước
một bước.
Phóng sự hình thành một lối viết thẳng thắn hơn, mạnh dạn hơn. Phóng
sự mạnh dạn kiến nghị, đề xuất cách giải quyết những vấn đề và có những

đóng góp rất lớn để hoàn chỉnh đường lối, chủ trương, cuộc sống.
Trên báo chí giai đoạn này, có hai phóng sự mang dấu ấn :
8


+ Phóng sự « Lời khai của bị can » của tác giả Trần Huy Quang, báo
Văn nghệ Trung ương, viết về ông vua lốp, làm giàu bằng sức lao động của
mình nhưng bị tù, ra tù và đi kiện cho đến nay. Bài phóng sự đã kêu oan cho
người này.
+ Phóng sự « Cái đêm hôm ấy đêm gì » của Phùng Gia Lộc đăng trên
báo Văn nghệ , phản ánh cảnh gia đình môt nông dân bị thu thuế nông nghiệp
bởi dân quân du kích.
Hai bài phóng sự này gây một hiệu ứng xã hội cả khen lẫn chế. Bản
chất sự việc được làm sáng tỏ. Hai bài phóng sự này đã giám nói lên những
tiêu cực.
Đây là giai đoạn cực thịnh về phóng sự, nhiều cả về đội ngũ người viết
lẫn số lượng phóng sự. Phong sự mang các đặc điểm của phóng sự báo chí :
chống tiêu cực, đa dạng phong phú, có kiến nghị, có đề xuất, có cái tôi tác
giả, thể loại hoàn chỉnh.
Phóng sự giai đoạn này là phóng sự xã hội, trong đó mảng phóng sự
điều tra đã đóng góp tích cực, phanh phui nhiều vụ án, minh oan cho nhiều số
phận, diễn tả được muôn mặt của đời sống.
Là những vấn đề thời sự nóng bỏng, phản ánh được sự đổi mới. Được
viết bằng giọng thông tấn. Mang tính chất của phóng sự báo chí.
Hiện nay phóng sự có khuynh hướng ngắn lại, hiếm có phóng sự nào
trên 2000 chữ, bình thường là 2000 chữ.
Mang lại hiệu ứng xã hội rất cao, mỗi phóng sự thực sự là một tác
phẩm, nêu được những vấn đề tích cực mà xã hội phải giải quyết nó, không
chỉ nêu vấn đề, phóng sự còn góp phần giải quyết nó, không chỉ nêu vấn đề,
phóng sự còn góp phần giải quyết vấn đề, góp phần đẩy mạnh tiến triển của

sự việc.
Có tính chiến đấu vì những bài thực sự là một cuộc đấu tranh với cái
xấu, tiêu cực, những con người biến chất. Thuyết phục được người đọc bằng
sự chính xác, linh hoạt, ngắn gọn, không bay bổng như trước đây.
9


Nhiều cây bút phóng sự đã để lại dấu ấn đậm nét trong lòng người đọc.
Như vậy, mới chỉ có khoảng 75 năm có mặt ở Việt Nam nhưng phóng sự đã
có những bước tiến dài về mặt thể loại. Càng ngày phóng sự càng đi vào
những vấn đề thời sự cập nhật, nóng bỏng, được thể hiện ngắn gọn nhưng
nhiều thông tin, đáp ứng được nhu cầu nhận thức thông tin nhanh, gấp gáp
của thời đại.
3. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG
CỦA PHÓNG SỰ :
- Đặc điểm cơ bản của phóng sự
+ Đối tượng phản ánh là việc thật, người thật tiêu biểu, có y nghĩa xã
hội : Mỗi phóng sự là một câu chuyện có thật về con người hoặc sự việc đang
vận động theo dòng chảy thời gian. Mỗi câu chuyện đem đến cho con người
trong xã hội những thông tin mới về vấn đề đã cũ, những vui buồn, trăn trở
của cuộc đời, nhận thức rõ đặc trưng này của phóng sự, sẽ xác định được :
chọn đề tài nào thì thích hợp với thể loại được yêu thích này.
+ Phản ánh hiện thực khách quan trong quá trình vận động biện chứng
phát sinh – phát triển ; nguyên nhân - kết quả chất - lượng.
+ Phóng sự sử dụng kết cấu, ngôn ngữ và bút pháp linh hoạt tạo ra sự
uyển chuyển trong quá trình tiếp cận thông tin.
- Tiêu chí chủ yếu để đánh giá một tác phẩm phóng sự hay và có
giá trị :
+ Đề tài hay
Ai cũng biết đề tài hay quyết định đến nửa giá trị bài báo, điều ấy càng

đúng đối với thể loại phóng sự. Đề tài hay là đề tài gắn với những vấn đề thời
sự nóng hổi, là những nguyên nhân do phóng viên phát hiện ra mà mọi người
ít biết, là những vấn đề thiết thực trong cuộc sống mà bạn đọc quan tâm. Đề
tài hay là đề tài mang tính xây dựng, góp phần tác động hiệu quả đến môt
thực trạng cần phê phán hay một điều tốt đẹp cần cổ vũ.
+ Thể hiện hay :
10


Có thể có những đề tài không mới nhưng vẫn được bạn đọc đón nhận
bởi cách viết hay, cách nhìn, góc nhìn độc đáo khác lạ, mang tính phát hiện,
sáng tạo trong cách thể hiện. Người viết chứng tỏ có tay nghề, viết có phong
cách ngay từ đầu. Điều này liên quan đến cách sử dụng ngôn ngữ. Thực chất
ngôn ngữ và cách diễn đạt lập luận của tác giả cũng là một điều làm cho bạn
đọc thích thú. Sử dụng ngôn ngữ chuẩn, có phần sáng tạo của tác giả. Cách
viết hay trong phóng sự báo chí vẫn là cách viết nhân văn, sinh động, có nhiều
chi tiết đắt và lập luận sắc sảo, có kiến nghị và một giải pháp thiết thức cho
vấn đề nêu ra.
+ Có hiệu ứng xã hội cao :
Cũng như tất cả các thể loại khác, bài phóng sự khi trả lời được 3 câu
hỏi : Viết cho ai ? Viết làm gì ? Viết như thế nào ? ( Bác Hồ đã viết trong thư
gửi lớp báo Huỳnh Thúc Kháng năm 1951) mới là bài phóng sự chặt chẽ về
đề tài, phong cách thể hiện và mục đích phản ánh.
Khi bài phóng sự nêu đúng vấn đề, được bạn đọc quan tâm đó là bài có
hiệu ứng tốt. Bài gây được tiếng vang, tạo được dư luận, góp phần vào việc
thay đổi theo hướng tích cực đối với xã hội là những bài có giá trị về hình
thức lẫn nội dung.
Bài phóng sự hội đủ 3 yếu tố đề tài hay, thể hiện hay và có hiệu ứng xã
hội cao..là ước mơ của bất cứ người phóng viên nào.


11


Phần II : THỰC HÀNH
1. khảo sát báo Nông Nghiệp Việt Nam tháng 10 năm 2010
a. Một số nét chính về báo Nông nghiệp Việt Nam
Nông nghiệp Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Bộ nông nghiệp và
nông thôn, là diễn đàn xã hội vì sự nghiệp phát triển và nâng cao dân trí trong
nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi, lâm nghiệp và phát triển nông
thôn.
Từ khi mới thành lập cho đến nay, báo chủ yếu tuyên truyền, phổ biến
chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp, lâm
nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi, diêm nghiệp, kinh tế hợp tác và phát triển nông
thôn. Phản ánh sự kiện thời sự, kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế có liên
quan tới phát triển kinh tế, xã hội và phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Thông tin về các hoạt động chỉ đạo, điều hành của Bộ đối với ngành. Nêu
gương các nhân tố điển hình, phê phán các hiện tượng tiêu cực trong lĩnh vực
nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tham gia phổ biến kiến thức khoa học
công nghệ, sáng kiến, kinh nghiệm sản xuất nhằm nâng cao dân trí cho nông
dân, vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Trụ sở Toà soạn Báo Nông nghiệp Việt Nam đặt tại số 1059 đường
Hồng Hà, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Báo Nông nghiệp Việt Nam được phép hoạt động kinh doanh, dịch vụ,
liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước thuộc ngành nông
nghiệp và phát triển nông thôn nhằm phục vụ hoạt động báo chí theo quy định
của pháp luật.
Báo Nông nghiệp Việt Nam là đơn vị sự nghiệp báo chí, hoạt động theo
cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập.
Trong những năm vừa quá báo Nông nghiệp Việt Nam đã những
bước tiến mới, phát triển cả về lượng và chất đáp ứng được như cầu của bạn

đọc, đặc biệt là một tờ báo ngành, đối tượng bạn đọc là những người nông dân
nên ngôn ngữ thể hiện trong các tác phẩm thường giản dị, gần gũi, dễ hiểu.
12


Báo Nông nghiệp Việt Nam là một tờ báo ngày nên nhu cầu thông tin
đối với bạn đọc là rất lớn và áp lực về thời gian đối với mỗi phóng viên nói
riêng và tòa soạn nói chung là rất cao. Nhưng tờ báo luôn đáp ứng được thông
tin kịp thời cho công chúng. Bao gồm các chuyên trang về kinh tế- xã hội,
pháp luật, sức khỏe, khuyến nông, khoa học kĩ thuật. Đặc biệt báo đã giành
riêng một trang cho mảng phóng sự, một thể loại báo chí luôn gây được sự
hấp dẫn đối với độc giả.
b.Ý nghĩa và phạm vi khảo sát mảng phóng sự trên tờ báo
Tại sao phóng sự lại được ưu ái như thế ? các nhà báo, phóng viên báo
đã làm như thế nào để có thể đáp ứng được như cầu thông tin ngày càng cao
của độc giả. Thông qua phần tìm hiểu tờ báo, khảo sát tờ báo trong vòng một
tháng để thấy được chất lượng của các bài phóng sự trên báo in hiện nay. Từ
đó có biện pháp đưa ra để nâng cao chất lượng của báo, nhằm ngày càng nhận
được sự đón đọc và yêu mến của độc giả giành cho thể loại phóng sự này.
Mục phóng sự trên báo Nông nghiệp Việt Nam được khảo sát trong 1
tháng từ ngày 1/10 đến ngày 31/10 năm 2010.
c. Nội dung khảo sát
Nông nghiệp Việt Nam là một trong những tờ báo lớn và là tờ
báo ngày nên thông qua việc khảo sát mảng phóng sự trên báo trong vòng 1
tháng trở lại đây. Từ việc khảo sát tờ báo, nêu ra nhận xét về chất lượng của
phóng sự hiện nay trên báo in.
Stt
1
2
3

4

Tên bài phóng sự
Bệnh nhân phong tài
hoa
Đêm Hồ Gươm lung
linh
Chuyên án 708M
trên đất Lào
Chuyện về bộ xương
cá voi lớn nhất Việt
Nam

Ra ngày
1/10/2010

Tác giả
Đinh Vũ

2/10/2010

Trọng Nguyễn

3/10/2010

Anh Bình –
Chính Thu
Tâm Phùng

4/10/2010


13

Phân loại P/S
P/S
chân dung
P/S sự kiện
P/S điều tra
P/S vấn đề


5

Xơ xác làng cau

5/10/2010

6

Âu sầu « đầu cơ
nghiệp »
Thích đùa với mìn

6/10/2010

Dương Đình
P/S phản ánh
Tường
Lâm Quang Huy P/S vấn đề


7/10/2010

Từ Nguyên

Vị cựu sĩ quan tình
báo & bài thuốc lạ
Những người gác
cửa tử trên dòng
sông Hương Giang
Khi đồ tre trở lại
Nghèo lại hoàn
nghèo
Hoa rừng lạc lối
Phần 1 : Đằng sau
cuộc nổ súng kinh
hoàng
Hoa rừng lạc lối
Phần 2 : Em theo chị,
cháu theo cô
Bão nợ xứ điều
Phần 1 : Đi vào tâm
bão
Bão nọ xứ điều
Người kể chuyện núi
rừng
Ấn tượng họa hậu bò
sữa 2010
Những vụ án « gà
mắc tóc »
Những vụ án gà mắc

tóc :
Bài 3 : Có bàn tay
can thiếp
Bà vui gieo niềm vui

8/10/2010

Nguyễn Huân

9/10/2010

Duy Phiên

10/10/2010
11/10/2010

Thanh Vũ
Thiên Văn

P/S vấn đề
P/S vấn đề

12/10/2010

Dương Đình
Tường

P/S phản ánh

13/10/2010


Dương Đình
Tường

P/S phản ánh

14/10/2010

Duy Hậu

P/S phản ánh

15/10/2010
16/10/2010

Duy Hậu
Duy Phiên

17/10/2010

Duy Bển

P/S phản ánh
P/S
chân dung
P/S ảnh

18/10/2010

Vũ Hữu Sự


P/S điều tra

19/10/2010

Vũ Hữu Sự

P/S điều tra

20/10/2010

Nguyễn Huân

Những vụ án gà mắc
tóc
Bài 4 : « Sự bày đặt
của cảnh sát điều
tra »

21/10/2010

Vũ Hữu Sự

P/S
chân dung
P/S điều tra

7
8
09

10
11
12

13
14
15
16
17
18
19

20
21

14

P/S
phản ánh
P/S
chân dung
P/S
chân dung


22
23
24
25
26

27
28
29
30
31

Hai vụ án đi về đâu ?
« Dị nhân » trên đèo
Mã Yên Sơn
Còn đâu rừng Đạ
Te’h
Về trong sợ hãi
Những ngày khủng
khiếp…
Bóng ma trên ốc đảo

22/10/2010
23/10/2010

Vũ Hữu Sự
Nguyễn Huân

24/10/2010

Hồng Thúy –
Đức Trung
Hoàng Anh
Anh Bình

25/10/2010

26/10/2010
27/10/2010
28/10/2010

Con giải khổng lồ
Gia đình « người
29/10/2010
rừng »
Ánh sáng cuối đường 30/10/2010
hầm
Miền Trung yêu
31/10/2010
thương

Hoàng Anh
Dương Đình
Tường
Thái Sinh
Nguyễn Nghệ
P. Chi

P/S điều tra
P/S
chân dung
P/S phản ánh
P/S sự kiện
P/S sự kiện
P/S sự kiện
P/S vấn đề
P/S

chân dung
P/S
chân dung
P/S vấn đề

Qua phần khảo sát báo Nông Nghiệp Việt Nam trong vòng một tháng
( tháng 10), có thể thấy Phóng sự trên trang báo này sinh động về dạng phóng
sự, báo đã dành riêng một trang để làm mảng phóng sự, dạng phóng sự được
đề cập nhiều nhất là phóng sự ảnh, phóng sự vấn đề, phóng sự sự kiện, phóng
sự điều tra, phóng sự
Những bài phóng sự trên trang báo chính là phản ánh người thật, việc
thật trong xã hội. Phóng sự không chỉ phản ánh sự kiện mà còn có khả năng
đi sâu khám phá số phận con người, một tập thể người có tính chất điển hình
và khắc họa được những biến cố lịch sử một cách sinh động như các bài :
Những ngày khủng khiếp ( tác giả Anh Bình – ra ngày 25/10/2010) ;Chuyện
về bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam ( tác giả Tâm phùng – ra ngày
4/10/2010) ; Còn đâu rừng Đạ Te’h ( tác giả Hồng Thúy – Đức Trung- ra
ngày 24/10/2010)..
Khi phóng sự chọn con người làm đối tượng phản ánh chính thì «
việc » chỉ là bằng chứng làm rõ những thăng trầm, biến cố trong số phận con
người. Chân dung con người có thể là tích cực và tiêu cực, hạnh phúc hay bất
hạnh, đáng biểu dương hay phên phán. Tiêu biểu là các tác phẩm : Vị cựu sĩ
15


quan tình báo và bài thuốc lạ ( Tác giả Nguyễn Huân- ra ngày 8/10/2010) ;
Bệnh nhân phong tài hoa ( Tác giả Đình Vũ – ra ngày 1/10/2010) ; Bà vui
gieo niềm vui ( Tác giả Nguyễn Huân – ra ngày 20/10/2010)..
Phóng sự không chỉ phản ánh người thật, việc thật mà phóng sự còn
thể hiện được cách nhìn khách quan, mỗi một sự kiện là một bài phóng sự

như : xơ xác làng cau ( Tác giả Dương Đình Tường – ra ngày 5/10/2010) ;
Thích đùa với mìn ( Tác giả Từ Nguyên – ra ngày 7/10/2010) và mỗi phóng
sự là một chùm sự kiện như : Bão nợ xứ điều ( Tác giả Duy Hậu – ra ngày 14
-15/10/2010) ; Những vụ án « gà mắc tóc » ( Tác giả Vũ Hữu Sự - ra ngày
18/ 10 đến ngày 22/10/2010).
Những bài phóng sự đã cho người đọc một bức tranh toàn cảnh về cuộc
sống với đầy đủ màu sắc, các tác giả đã đi sâu vào những sự kiện mang tính
chất thời sự, có những bài đi vào đề tài đã quen thuộc nhưng được khai thác ở
khía cạnh mới và hấp dẫn người đọc hơn. Ngôn ngữ trong những bài viết
mang tính hàm xúc và chính xác cao. Ví dụ : « Thân cau mảnh dẻ nhưng dẻo
dai hiếm có cây nào bì được. Bão cấp 11, 12 quăng quật cũng không hề suy
suyển, tán vẫn xanh, dáng vẫn thẳng, chỉ cành lá có chút xao xác. Cau Cao
Nhân không thể trộn lẫn với cau miền Nam hay các vùng khác bởi giống, bởi
tiểu khí hậu. Cau miền Nam hạt to, nhiều xơ, cắm vào lợi đau cả răng còn
Cau Cao Nhân mềm, ngọt với hạt rất nhỏ và bị say cứ gọi là đứ đừ, lử lả. Có
lẽ duy nhất trong cả nước Việt có cau Cao Nhân được công nhận làng nghề
trồng cau và chế biến cau ». Chỉ qua một đoạn ngắn thôi tác giả - Dương
Đình Tường với bài Xơ xác làng cau, đã lột tả được cho người đọc thấy được
sự khác biệt giữa một loại cau nổi tiếng – Cau Cao Nhân với cau ở nơi khác
trồng, sức sống dẻo dai của loại thân cây mảnh dẻ này. Tuy nhiên làng cau
đang đối mặt với dịch cau bung hoành hành đến xơ xác, người dân lận đận
với giá cả chênh lệch.
Trong các bài phóng sự, ngôn ngữ còn được biểu đạt một cách chân
thực những trạng thái cảm xúc, thái độ, chính kiến của đối tượng được miêu
16


tả và của chính tác giả khiến cho người đọc cũng đồng cảm và chia sẻ ( vui,
buồn, lo âu, trăn trở). Ví dụ : « Một tay ôm đứa con gái chưa đầy 2 tuổi , tay
kia xách mấy con gà ướt sũng nước mưa, chị Bùi thị Mây, người xã Thạch

Kênh, huyện Thạch Hà hốt hoảng nói với chúng tôi trong màn đêm mưa và
ướt nước mắt « từ lúc chạy lũ đến chừ không thấy chồng và đứa con trai ở
mô cả ! Ai có gặp thì giúp tôi với, giúp với ». Chị tức tưởi gục đầu rồi bất
thần ngước lên, réo gọi.Và những tiếng gọi của chị đã theo tôi vào mộng mị »
( Anh Bình, Những ngày khủng khiếp đăng trên báo Nông nghiệp ra ngày
26/10/2010).
Ngôn ngữ cũng được tác giả sử dụng trong các tác phẩm phóng sự dưới
dạng trực tiếp và gián tiếp. Ví dụ : « có lẽ tôi sẽ không bao giờ quê được
những hình ảnh tang thương của chuyến xe định mệnh bị cuốn đi trong lũ.
Trong 4 ngày từ 18 -21/10, hàng triệu con tim cả nước và kiều bào nước
ngoài đã đổ dồn về bến sông Lam, bởi nơi ấy dòng nước hung dữ đã nuốt
chửng 20 sinh mệnh vô tội trên chuyến xe vào rạng sáng ngày 18/10 ( lối viết
trực tiếp).
Báo nông nghiệp Việt Nam là một tờ báo ngành, chủ yếu là những bài
viết về cuộc sống của những người nông dân. Có thể nói, trong một tháng
khảo sát..đa số các bài phóng sự là những tác phẩm nói lên cuộc sống khốn
khổ của người nông dân, những con người tiêu biểu, luôn giúp đỡ cho những
người xung quanh, đồng cảm với cuộc sống éo le của người khác như bài
« Bà vui gieo niềm vui » của tác giả Nguyễn Huân, « Vị cựu sĩ quan tình báo
& bài thuốc lạ » của tác giả Nguyễn Huân. Đó là những bài phóng sự chân
dung viết về những người tiêu biểu như ông Nghị, một vĩ sĩ quan trong ngành
tình báo trở về sau chiến tranh cùng bài thuốc lạ mà ông được một cán bộ thời
kì tiền khởi nghĩa truyền lại cho « nhiều người dân nghèo tìm đến tôi chữa
bệnh, biết họ khó khăn tôi không lấy tiền mà còn cho họ thêm để đi tiền tàu xe
về.. Nếu tôi chữa bệnh vì tiền thì giờ căn nhà ngói đã là căn nhà năm tầng
rồi » hay đó là bà Vui một con người đa cảm, phúc hậu bà đã là chủ nhiệm
17


hợp tác xã Sơn khảm trai – trung tâm dạy nghề cho những trẻ em bị khuyết

tât. Đó là nơi mà những em bé tật nguyền, không nơi nương tựa tưởng chừng
như không thể làm gì được thì ở nơi đây lại là mái nhà yên ấm nhất giúp các
em vượt lên chính mình và một cái nghề cho chính mình « Tôi không thể
cầm lòng khi những hình ảnh những em khuyết tật bò lê ngoài đường ăn xin
hay những cô bé, cậu bé bị thiểu năng trí tuệ có những hành động mà ai nhìn
thấy cũng phải tái tê lòng. Tại sao mình có nghề, có nhân lực trong tay mà
không giúp các em trở thành người công dân có ích cho xã hội.. ».
So với các báo khác thì báo Nông nghiệp Việt Nam khá khác biệt với
các báo khác, vì là báo của Bộ Nông nghiệp Việt Nam, đa số các bài viết đều
về vấn đề làm nông nghiệp, lâm nghiệp…nên số độc giả chủ yếu là những độc
giả khá lớn tuổi, báo này còn được coi là báo của nhà nông. Đề tài cũng khá
đa dạng và phong phú, chủ yếu xoay quanh các gương người tốt việc tốt,
người vượt khó, làm kinh tế giỏi, về những cán bộ được người dân quý mến.
Qua khảo sát trong một tháng có 8 bài chân dung, 6 bài phóng sự vấn
đề, 5 bài phóng sự phản ánh, 4 bài phóng sự sự kiện, 6 bài phóng sự điều tra
theo dạng chum phóng sự và 1 bài phóng sự ảnh.
Hầu hết tất cả các bài phóng sự đều có tít chính, tít phụ, tít dẫn, có
sapo. Các tít khá ngắn gọn, thường là từ 9 từ trở xuống, cũng có một số bài có
tít chính dài, khoảng 12 từ, nhưng nhìn chung các tít đều hay, đi thẳng vào
vấn đề, đọc tít, sapo người đọc có thể hiểu được ngay vấn đề mà tác giả cần
nói tới.
Ảnh trong bài chủ yếu là ảnh tác giả tự chụp, chụp cận cảnh, đặc tả,
nhất là trong những bài phóng sự chân dung. Ảnh rõ nét, lột tả được sự việc,
con người mà tác giả đang nói đến, nhìn vào ảnh độc giả biết được ngay đó là
nhân vật, là vấn đề người viết đề cập đến trong bài.
Hầu hết các bài phóng sự trên báo Nông Nghiệp Việt Nam đều có dung
lượng lớn với khoảng từ trên 1200 đến hơn 2.000 chữ, và nhiều bài phóng sự

18



dạng phóng sự điều tra, phóng sự chân dung thì dung lượng chữ nhiều khi còn
nhiều hơn, nhưng nội dung thì rất cô đọng, mạch lạc, lô gic, dễ hiểu.
Kết cấu, bút pháp linh hoạt, sinh động. Có tít chính, tít phụ, tít dẫn,
ngoài ra một số bài phóng sự còn có những hộp thông tin riêng được đóng
khung để cho độc giả tiện theo dõi.
Giọng điệu linh hoạt, sinh động và rất giàu cảm xúc, có nhiều bài viết
tác giả kết hợp nhiều bút pháp như miêu tả, liên tưởng, so sánh, bình luận,
mỉa mai châm biếm…cùng nói về một vấn đề làm cho bài viết có sức sống
hơn.
Như vậy, qua khảo sát báo có thể nhận xét chung các bài viết trên báo
in : Tất cả các bài phóng sự trên tất cả các báo in nói chung đều có những bài
hay, đúng “chất” phóng sự và có cả những bài chưa tốt, còn có nhiều thông tin
chưa rõ, nhiều bài gần giống như một tác phẩm văn học. Qua việc khảo sát
một tháng trên báo giấy Nông Nghiệp Việt Nam thì có khá nhiều bài có đề tài
hay, khắc họa chân dung những con người điển hình trong xã hội, chủ yếu là
những chân dung con người lao động vượt lên hoàn cảnh, những người làm
kinh tế giỏi, hay những vấn đề được nhiều người quan tâm được phản anh rõ
nét thông qua ngòi bút của tác giả.
Ví dụ qua một loạt bài phóng sự của tác giả Duy Hậu với Bão nợ xứ
điều chia thành 2 kì; Hoa rừng lạc lối của tác giả Dương Đình Tường cũng
được chia thành 2 kì; Những vụ án gà mắc tóc của tác giả Vũ Hữu Sự được
chia thành 4 kì. Đây chính là đề tài được dư luận quan tâm, gây nên nhiều
nhức nhối trong xã hội.
Tuy nhiên, cũng có nhiều bài chất phóng sự trong đấy còn chưa đủ để
làm cho người đọc thấy được, nhiều bài còn lỗi chính tả ( điều cấm kị trong
viết báo), sự phân chia tít phụ dung lượng không cân xứng, tit chính không
đúng với một bài phóng sự như bài Những ngày khủng khiếp của tác giả Anh
Bình; Miền Trung yêu dấu của tác giả P.Chi ( mặc dù đây là những bài viết
khá cảm động, tình cảm của tác giả đến với người dân miền trung đang phải

19


song chung với lũ, hàng ngày hàng giờ đối mặt vởi tử thần) : “ có lẽ tôi chưa
bao giờ quên được hình ảnh tang thương của chuyến xe định mệnh bị cuốn đi
trong lũ. Đến bây giờ tôi vẫn còn khóc, khóc vì thương nông dân một nắng
hai sương, họ chắt chiu dành dụm từng củ khoai, hạt lúa, đổ mồ hôi sôi nước
mắt”.

20


Phần III : NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP
1.

Nhận định về chất lượng phóng sự trên báo in hiện nay

Qua kết quả khảo sát 1 tháng trên báo Nông nghiệp Việt Nam hiện nay,
ta có thể đưa ra những điểm chung về thực trạng chất lượng phóng sự hiện
nay trên báo in là khá tốt, đề tài hay, hấp dẫn, thông tin đưa ra mang tính thời
sự và tính xã hội, đáp ứng được nhu cầu của công chúng. Các dạng phóng sự
hiện nay được viết nhiều là phóng sự chân dung, phóng sự vấn đề và phóng
sự sự kiện, các dạng phóng sự trên chiếm nhiều nhất, không chỉ trên báo
Nông nghiệp Việt Nam mà ở các báo khác như Tiền Phong, Tuổi Trẻ, Lao
Động…cũng chiếm đa số. Ngoài ra dạng phóng sự về những hoàn cảnh,
quang cảnh, hiện trạng lạc quan của cuộc sống về đề tài phản ánh cuộc sống
đang vận động phát triển theo chiều hướng tích cực cũng đang có xu hướng
tăng, đặc biệt là phóng sự ảnh, tác giả dùng một chuỗi những bức ảnh người
thật, việc thật để truyền tải cùng một thông điệp mà không phải tả bằng lời
độc giả cũng có thể hiểu được vấn đề tác giả muốn nói. Bên cạnh đó cũng còn

khá nhiều bài phóng sự còn chưa đúng “chất”, không lột tả được thông tin
hoặc thông tin không đầy đủ, không rõ ràng, nhân vật xuất hiện trong tác
phẩm chỉ mang tính chứng minh cho những gì tác giả viết theo hướng nhìn
chủ quan…do đó, việc khảo sát chất lượng bài phóng sự hiện nay có ý nghĩa
hết sức quan trọng, và đưa ra những con số, số liệu chính xác về những bài
hay, bài chưa đạt, chỉ ra những lỗi sai trong cách viết để khắc phục.
Gần đây, phóng sự thường có xu hướng thu ngắn lại về độ dài và tập
trung vào các sự kiện thời sự. Tuy nhiên để thu hút được lượng độc giả
thường xuyên theo dõi dài hạn báo mình, nhiều tờ báo đã đăng các bài phóng
sự dài kì để bù đắp cho phần mà phóng sự sự kiện không chuyên chở hết..Hai
mảng phóng sự, kí sự dài kì này bổ sung cho nhau, có thế mạnh khác nhau đã
nói lên một điều “ công chúng rất cần phóng sự và tờ báo nào cũng cần
phóng sự”.

21


2.

Đóng góp Ý kiến cho Tác phẩm báo chí ( tập hai )

Tác phẩm báo chí (tập hai) do PGS,TS Nguyễn Văn Dững làm chủ biên
là một quyển giáo trình được dùng trong chương trình đào tạo cử nhân Báo
chí của Học viện báo chí & tuyên truyền. Đây là cuốn sách cung cấp những
kiến thức chung nhất về tác phẩm báo chí về phân loại tác phẩm báo chí và
các thể loại báo chí.
Tác phẩm báo chí bao gồm : thể loại tường thuật, thể loại phỏng vấn,
thể loại ghi nhanh, thể loại phóng sự, thể loại điều tra. Trong thể loại đã cung
cấp cho người đón nhận những kiến thức chung nhất, đặc điểm, khái niệm, sự
ra đời phát triển và các kĩ năng để làm thể các thể loại báo chí ấy.Tuy nhiên,

cũng không tránh khỏi những thiếu xót.
Qua đó, em có thể rút ra các nhận xét như sau :
+ Mặt tích cực : giáo trình đã giúp cho sinh viên, những người tìm
hiểu về các thể loại báo chí một kiến thức rõ ràng, mạch lạc, các dẫn chứng,
ví dụ cụ thể, dễ hiểu. Bố cục cân xứng, hài hòa về nội dung và hình thức.
Giáo trình trình bày rõ ràng, dễ hiểu, nội dung chuyên môn phù hợp, sinh viên
có thể dễ dàng vận dụng vào thực tiễn trong khi tác nghiệp. Trang bị cho sinh
viên một nền tảng lý luận về kiến thức chuyên ngành tốt.
Đặc biệt trong các thể loại báo chí được đề cập trong tác phẩm báo chí (
tập hai), em được học phần Phóng sự, chính bởi thế qua phần nhận xét em chỉ
đi sâu vào nhận xét thể loại này. Một thể loại báo chí mà khi ra đời được công
chúng đón nhận và thể loại được xem là khó nhất và cũng hấp dẫn nhất.
Phần Phóng sự được chia làm 3 chương : sự hình thành và phát triển
của phóng sự ( chương 1); khái niệm và đặc điểm cơ bản ( chương 2); kĩ năng
làm phóng sự ( chương 3).
Thứ nhất người viết đã chỉ rõ quá trình hình thành, phát triển của thể
loại này cả trên thế giới và trong nước. Do đó người học có thể biết sự phát
triển của phóng sự và biết được nó ra đời theo những yêu cầu gì của thực tế.

22


Thứ hai, trong chương II nói về khái niệm và đặc điểm cơ bản của
phóng sự đã chỉ rõ rất nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau trên thế giới và
trong nước, có những xu hướng, quan niệm không đồng nhất với nhau về thể
loại phóng sự. Và đồng thời cũng đưa ra những cách hiểu cụ thể về thể loại
phóng sự.
Như vậy người học có thể phân biệt và có cách nhìn nhận đúng nhất về
thể loại phóng sự, có một cách hiểu theo định hướng rõ ràng. Chương hai đã
chỉ rõ những đặc trưng cơ bản về thể loại phóng sự, trong đó những đặc trưng

như đối tượng phản ánh, kết cấu, ngôn ngữ là những phần trình bày rất cụ thể
rõ ràng.
Đặc biệt có rất nhiều ví dụ minh họa cụ thể cho người học có thể nhận
biết trực quan, điều này là một thế mạnh của phần phóng sự vì so với những
phần khác của quyển sách thường có ít ví dụ minh họa cụ thể. Từ các ví dụ
này người học có thể định hình được về những phần lí thuyết đã nói.
Thứ ba, trong phần kĩ năng làm phóng sự đã trình bày rất nhiều các kĩ
năng cơ bản của quá trình làm một phóng sự, từ việc xác định chủ đề, chọn đề
tài, khai thác xử lí tư liệu đến kết cấu phóng sự, văn trong phóng sự và thể
hiện tác phẩm như thế nào. Trong phần kĩ năng cũng chỉ ra rất nhiều ví dụ cụ
thể minh họa.
Những kĩ năng đã chỉ ra trong phần này có thể áp dụng vào thực tế
trong quá trình làm phóng sự. Đặc biệt kĩ năng về cách thể hiện tác phẩm( đầu
đề, giới thiệu vấn đề… ) trong đó cách đặt tít tác phẩm báo chí là một trong
những phần kĩ năng quan trọng giúp sinh viên có thể căn cứ vào những hướng
dẫn này để có thể đặt những tít hay và hấp dẫn cho tác phẩm báo chí của
mình. Phần tít thành công đã chiếm 50% giá trị của bài báo.
Việc xác định chủ đề và đề tài cũng là phần rất có ý nghĩa thiết thực
với sinh viên, vì nó đã cung cấp cho người học những phương pháp cơ bản để
xác định đề tài, chủ đề cho tác phẩm của mình. Trong đó xác định những chủ
đề nào, những đề tài nào có thể viết được thành phóng sự, từ đó giúp người
23


học có thể lựa chọn những đề tài phù hợp. đề tài hay cũng là một yếu tố quan
trọng làm nên giá trị của bài phóng sự.
+ Tiêu cực : Bên cạnh những mặt mà phần Phóng sự đã làm
được thì cũng còn có những mặt hạn chế và đưa ra những giải pháp để khắc
phục những thiếu xót trên.
Giáo trình quá dài, bản chất của đa số sinh viên thường có tâm lí là “

ngại đọc”, chính bởi thế đôi khi các phần trình bày dài quá khiến cho người
đọc, đọc mãi không hết phần gây cảm giác chán và khó có thể tiếp thu. Do đó,
có thể rút ngắn cho cô đọng và xúc tích hơn nữa. Có sự đan xen giữa lí thuyết
và các ví dụ cụ thể nhằm giúp cho người đọc dễ hiểu và dễ vận dụng kiến
thức hơn.
Có thể trích một số đoạn tiêu biểu trong các bài phóng sự để minh họa
cho những vấn đề đưa ra để sinh viện tiện tham khảo. Ở trong phần nội dung
đặc điểm các dạng phóng sự chưa đề cập nhiều đến ngôn ngữ của từng dạng
phóng sự là như thế nào mà chỉ nêu ngôn ngữ chung của phóng sự, thực tế là
trong tất cả các thể loại báo chí như tin nhanh, bài bình luận…đều có ngôn
ngữ đặc trưng của từng thể loại để dễ phân biệt. Ví dụ như ngôn ngữ của dạng
phóng sự điều tra, ngôn ngữ của dạng phóng sự vấn đề…là như thế nào, có gì
khác nhau giữa ngôn ngữ của các dạng trên. Do đó em cho là nên đưa phần
này vào để sinh viên nắm rõ hơn.
Những ví dụ nêu trong phần kĩ năng làm phóng sự và trong phần đặc
điểm của phóng sự cần cụ thể, chi tiết hơn, không chỉ nêu tít báo mà cần trích
dẫn nhiều hơn những nội dung trong tác phẩm, những đoạn văn của tác giả thì
việc minh họa cho người học rất dễ hiểu và hình dung.
Trong phần kĩ năng chọn đề tài và chủ đề cho tác phẩm theo em không
cần thiết phải đưa phần kĩ năng chọn chủ đề vào trong này vì trong môn tác
phẩm báo chí đã nói đến vấn đề lựa chọn chủ đề cho tác phẩm báo chí. Vấn đề
chọn chủ đề là vấn đề khá rộng và cũng trùng với chọn đề tài trong tác phẩm
báo chí.
24


Cần làm rõ vấn đề cái tôi, tác giả trong bài phóng sự được thể hiện như
thế nào là hợp lí và có thể chấp nhận được. Cái tôi không nên xuất hiện một
cách trực tiếp vì sẽ không đảm bảo tính khách quan và chân thật của báo chí.
3.


Bài học kinh nghiệm sau khi học xong môn phóng sự

Phóng sự là môn học có thế nói chiếm nhiều trình nhất so với các môn
học khác trong nhà trường và cũng mang lại nhiều thú vị nhất. Thời gian học
môn này trên lớp không phải là nhiều nhưng qua các buổi được sụ hướng dẫn
của cô giáo và học hỏi ở những người bạn của mình.
Càng đi sâu vào tìm tòi em lại càng cảm thấy phóng sự là môn học nó
đòi hỏi người học phải thực sự nghiêm túc biết đào sâu tìm tòi, khơi những
nguồn chưa ai khỏi..
Những kiến thức trong giáo trình giúp cho em có một nền tảng chung
về phóng sự, từ đó vận dụng vào thực tế, tưởng chừng như phóng sự là dễ viết
nhưng nếu như không có kiến thức nền thì thực là khó hiểu, khó viết. Kiến
thức trong sách vở giúp chúng ta có thể phân biệt được các thể loại, dạng này
với dạng khác để không bị nhầm lẫn. Và các thể loại báo chí cũng chỉ là
phượng tiện cho chúng ta truyền tải thông tin đến với người đọc, nó đa dạng
và nhiều chiều.
Tuy nhiên, kiến thức trong nhà trường và thực tế ở bên ngoài là một
khoảng cách rất lớn và nó đòi hỏi người viết báo phải vận dụng được kiến
thức đã học để áp dụng cho thực tế. Bản thân em đôi lúc cảm thấy chán nản,
cảm thấy mình không đủ sức để có thể cho ra một đứa con tinh thần tốt, có
thể đi và viết.
Trước khi viết một đề tài nào đó cần phải tìm kiếm thông tin và nghiên
cứu tài liệu liên quan về đề tài mình viết ở nhà. Khi đến nơi thực tế là khâu
cuối cùng và mọi thông tin về đối tượng cơ bản đã có trước.
Như vậy sẽ chủ động hơn trong việc tìm hiểu về đối tượng hoặc nhân
vật muốn viết. Thông tin có được làm nền và định hướng cho quá trình tìm

25



×