Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tiểu luận cao học_Môn kinh tế công cộng thông tin không đối xứng về giải pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.11 KB, 13 trang )

I.LỜI NÓI ĐẦU.
Từ khi chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước, trong nền kinh tế nước ta đã tồn
tại sự vận hành song song của hai cơ chế: Cơ chế thị trường và phi thị
trường. Nếu như cơ chế thị trường điều tiết nền kinh tế chủ yếu thông
qua các biến số kinh tế của thị trường (như cung cầu, giá cả…) thì
thực chất của cơ chế phi thị trường lại là sự can thiệp, điều tiết của
Chính phủ đối với nền kinh tế ở những lĩnh vực, bộ phận, không gian,
thời điểm mà thị trường không thể điều tiết hoặc điều tiết không có
hiệu quả.
Phát triển kinh tế tất yếu dẫn đến hội nhập và cạnh tranh toàn
cầu, nảy sinh vô vàn cơ hội và cũng lắm thách thức cho các thành
phần kinh tế, đặc biệt là công ty cổ phần không ngừng định vị và đóng
góp ngày càng nhiều cho xã hội. Trong điều kiện nền kinh tế tri thức
hiện đại đang là đỉnh tháp cho sự phát triển chung hiện nay, thông tin
trở thành nguồn lực thiết yếu và quý báu nhất đối với cả các nhà đầu
tư và doanh nghiệp trên con đường chinh phục đỉnh cao của sự giàu
có.
Trong nền kinh tế thị trường, thông tin trở nên có giá trị và được
hấp thụ vào trong giá cả. sự bất cân xứng về thông tin sẽ làm nảy sinh
nhiều phản ứng tiêu cực như đầu cơ, tâm lý hành xử tắc trách… gây
nên sự kém hiệu quả về kinh tế, làm thất bại thị trường.
Thất bại về thông tin của thị trường gồm có hai dạng:
Thứ nhất, thông tin mang tính chất của HHCC. Việc tiêu dùng
thông tin không mang tính cạnh tranh – việc sử dụng thông tin của
người này không cản trở lợi ích từ việc sử dụng thông tin của người
1


khác. Mặc dù tính chất không loại trừ của thông tin chưa rõ ràng (vì
nhiều thông tin chỉ những người sẵn sàng bỏ tiền ra mua mới có thể


tiếp cận được), nhưng như vậy cũng chứng tỏ là thông tin có những
tính chất giống như HHCC không thuần tuý. Việc xét thông tin như 1
thất bại thị trường về HHCC được phân tích giống như mọi HHCC
khác. Ở đây, chúng ta xét đến dạng thất bại.
Thứ hai của thông tin, đó là tình trạng mà lượng thông tin về
tính chất của hàng hoá không được chia sẻ đồng đều như nhau giữa
các đối tác tham gia thị trường. Đó là thất bại về thông tin không đối
xứng, hay tình trạng xuất hiện trên thị trường khi một bên nào đó tham
gia giao dịch thị trường có được thông tin đầy đủ hơn bên kia về các
đặc tính của sản phẩm.
II. Thông tin không đối xứng về giải pháp khắc phục.
1. Thông tin không đối xứng.
1.1. Tính phi hiệu quả của thị trường do thông tin không đối
xứng.
Thất bại về thông tin không đối xứng làm cho việc cung cấp hàng hoá
của thị trường dạt mức thấp hơn mức tối ưu xã hội. Tuy nhiên cũng
có khi thông tin không đối xứng làm thị trường cung cấp nhiều hơn
mức tối ưu xã hội. Hơn nữa, không phải chỉ người mua mới nhận
được thông tin không đối xứng bằng người mua.
1.2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng thông tin không đối xứng
1.2.1. Chi phí thẩm định hàng hoá
Để biết rõ về chất lượng của một hàng hoá , người tiêu dùng
phải bỏ ra một chi phí để thẩm định nó, được ký hiệu là C *. Lý tưởng
2


nhất là họ có thể chọn ra một mẫu đại diện gồm những đơn vị hàng
hoá thử trước rồi mới quyết định có mua hàng hoá hay không. Thí dụ,
khi mua một chiếc ghế, người tiêu dùng có thể đánh giá chất lượng
của nó một cách dễ dàng trước khi mua sắm. Những hàng hoá có thể

thử trước như vậy được gọi là những hàng hoá có thể thẩm định trước.
Tuy nhiên, không phải hàng hoá nào cũng có tính chất như vậy. Một
số hàng hoá khác chỉ xác định được chất lượng khi đã qua sử dụng.
Thí dụ, về loại hàng hoá này là bữa ăn, làm đầu, nghe hoà nhạc, mua
xe cũ… Nhóm hàng hoá này được gọi là những hàng hoá chỉ thẩm
định được khi tiêu dùng. Còn nhóm thứ hai là những hàng hoá không
thẩm định được, tức là những hàng hoá không thể hoặc rất khó biết rõ
về chất lượng của nó, ngay cả sau khi sử dụng một thời gian. Chẳng
hạn, bệnh nhân rất khó biết được những hiệu ứng phụ có hại cho sức
khoẻ của mình có thật là do dùng thuốc gây ra hay không và nếu có thì
là vì loại thuốc nào. Sự khác biệt về chi phí thẩm định sẽ khiến các
hàng hoá thuộc những nhóm khác nhau và ngay cả hàng hoá trong
cùng một nhóm, có thể gây ra mức độ nghiêm trọng khác nhau về thất
bại do thông tin không đối xứng. Điều này sẽ được phân tích kỹ hơn ở
mục sau.

3


1.2.2. Mức độ đồng nhất trong mối quan hệ giữa giá cả và chất
lượng.
Mức độ đồng nhất trong mối quan hệ giữa giá cả và chất lượng
thể hiện ở chỗ với chất lượng cho trước thì giá cả có dao động mạnh
hay không, hoặc với mức giá như nhau thì chất lượng có sự khác biệt
lớn hay không. Nếu giữa giá cả và chất lượng có sự biến thiên mạnh
thì người tiêu dùng sẽ phải chọn một mẫu thử rất lớn để có thể biết
chắc về chất lượng của hàng hoá. Điều này có thể khiến người tiêu
dùng ngần ngại khi muốn thẩm định hàng hoá và nguy cơ thất bại do
thông tin không đối xứng là rất lớn. Ngược lại, tuy mẫu chọn hàng
nhỏ nhưng nếu sự kết hợp giữa giá và chất lượng tương đối đồng nhất

thì chưa chắc đã dẫn đến thông tin không đối xứng. Một khi người
tiêu dùng thấy rằng, với chất lượng tương tự nhau, giá cả khá thống
nhất thì anh ta chỉ cần chọn một mẫu nhỏ là đủ.
1.2.3. Mức độ thường xuyên mua sắm
Mức độ thường xuyên mua sắm cũng đóng vai trò quan trọng để
quyết định có hiện tượng thông tin không đối xứng hay không. Nếu
mức độ thường xuyên mau sắm tương đối lớn so với sự biến thiên của
gái cả và chất lượng thì người tiêu dùng sẽ tích tụ được thông tin qua
các lần mua sắm và hiện tượng thông tin không đối xứng sẽ giảm. Nếu
điều tiết ngược lại xảy ra thì mức độ thất bại này có thể sẽ khá lớn. Tất
nhiên việc mua sắm thường xuyên cũng sẽ giúp người tiêu dùng thành
thạo hơn, nhờ đó chi phí thẩm định sẽ giảm và anh ta có thể chọn mẫu
thử lớn hơn.

4


1.3. Mức độ nghiêm trọng của thất bại về thông tin không đối
xứng với các loại hàng hoá.
1.3.1. Hàng hoá có thể thẩm định trước.
Với loại hàng hoá này, người tiêu dùng sẽ trả một chi phí thử
trước Ct để xem xét một cặp giá và chất lượng hàng. Nếu sau khi thử,
người tiêu dùng thấy rằng giá lớn hơn lợi ích biên anh ta sẽ quyết định
không mua hàng nữa, hoặc chấp nhận trả một giá C t khác để tìm một
cặp giá - chất lượng khác. Còn nếu lợi ích biên lớn hơn giá mua thì
người tiêu dùng sẽ quyết định mua đơn vị hàng hoá đó, hoặc chấp
nhận trả giá Ct để tiếp tục chọn hàng, với hy vọng có thể tìm được một
cặp khác vừa ý hơn. Trong trường hợp này, chi phí thẩm định C bằng
tổng các chi phí thử trước mà người tiêu dùng đã bỏ ra cho đến khi
chọn được một cặp giá - chất lượng ưng ý. Như vậy, khi C t xấp xỉ

bằng 0 thì người tiêu dùng sẽ chọn mẫu có quy mô lớn và cùng với nó
là mức độ thường xuyên mua sắm sẽ nhiều hơn nên sẽ khảo sát được
nhiều cặp giá và chất lượng hàng hoá hơn. Nhờ đó sự không đối xứng
về thông tin trước khi mua hàng sẽ biến mất. Tuy nhiên, nếu C t lớn thì
anh ra sẽ phải chọn mẫu nhỏ hơn và khi đó hiện tượng không đối xứng
về thông tin có thể sẽ xuất hiện.
1.3.2. Hàng hoá chỉ thẩm định được khi tiêu dùng.
Đối với loại hàng hoá này, người tiêu dùng chỉ có thể thẩm định
được chất lượng của nó khi sử dụng. Điều đó có nghĩa là chi phí thẩm
định C không chỉ bao gồm những chi phí liên quan đến chọn mẫu mà
còn gồm cả chi phí thực tế để mua hàng hoá (P *) và chi phí kỳ vọng
cho những thiệt hại có thể phát sinh khi sử dụng hàng hoá (C e). Tổng
chi phí thực và chi phí thiệt hại kỳ vọng còn được gọi là giá đầy đủ
5


(=P*+ Ce) của loại hàng hoá này. Chẳng hạn giá đầy đủ của một bữa ăn
tại nhà hàng không quen bao gồm giá của bữa ăn đó (được xác định
theo mức đơn) cộng với chi phí kỳ vọng tương ứng với mọi tác hại
nào mà bữa ăn có thể gây ra cho sức khoẻ (thí dụ bị đầy bụng hoặc
ngộ độc). Tất nhiên nếu bữa ăn đó có chất lượng tốt thì C e = 0, nhưng
ngay cả khi đó thì người tiêu dùng vẫn không thể biết chắc lợi ích biên
mà mình nhận được là bao nhiêu nếu không ăn bữa ăn đó.
Nếu chất lượng và giá cả của loại hàng hoá này có mối quan hệ
tương đối đồng nhất thì người tiêu dùng có thể chỉ cấn một vài phép
thử là có thể dự kiến được lợi ích biên mà mình nhận được trong lần
mua tiếp theo, trong đó có tính đến mức chi phí kỳ vọng nếu hàng hoá
đó có chất lượng kém. Trái lại, nếu chất lượng hàng hoá không đồng
nhất và không ổn định thì họ sẽ phải qua nhiều lần thử mua hàng và
cùng với nó là chi phí thẩm định sé rất lớn.

1.3.3. Hàng hoá không thể thẩm định được Như trên đã nói với
loại hàng hoá này thì việc tiêu dùng không thể cho biết một cách hoàn
hảo về chất lượng vì cá nhân từng người tiêu dùng rất khó nhận biết
được mối quan hệ nhân quả giữa việc tiêu dùng và hiệu ứng của nó.
Thí dụ, nhiều người tiêu dùng có thể không biết là sử dụng phẩm màu
không đúng quy cách có hại cho sức khoẻ, chỉ vì họ không nghĩ là nó
có hiệu ứng đó.

Thường thì những hiệu ứng này chỉ xuất hiện rất lâu

sau khi sử dụng nên người tiêu dùng không thể liên hệ được nó với
sản phẩm đã dùng. Chính điều đó khiến họ không thể ước tính hợp lý
mức giá đầy đủ của sản phẩm, kể cả sau nhiều lần sử dụng. Do đó
mức độ mua sắm thường xuyên không làm giảm sự phi hiệu quả do
thông tin không đối xứng gây ra đối với loại hàng hoá này, ngay cả khi
6


chúng có chất lượng đồng nhất so với giá cả. Chính vì thế, nguy cơ
thất bại do thông tin không đối xứng trong trường hợp này là lớn nhất.
2.các giải pháp khắc phục thông tin không đối xứng
2.1.Các giải pháp tư nhân.
Xây dựng thương hiệu và quảng cáo. Nếu người sản xuất có thể
phân biệt sản phẩm của mình với các sản phẩm khác bằng thương hiệu
riêng, thì họ sẽ có động cơ để tiến hành quảng cáo nhằm cung cấp
thêm thông tin và giảm chi phí thẩm định cho người tiêu dùng. Còn
nếu rất khó xác lập thương hiệu riêng chẳng hạn như trong trường hợp
nông sản, thì người bán lẻ sẽ làm thay công việc đó để quảng cáo cho
giá cả và chất lượng hàng hoá. Vì người tiêu dùng có thể dễ dàng xác
nhận độ trung thực của quảng cáo và người sản xuất có thương hiệu

nổi tiếng đều mong muốn giữ uy tín cho sản phẩm của mình nên
chúng ta có thể cho rằng, quảng cáo sẽ truyền tải những thông tin
chính xác và hữu ích.
Thương hiệu và uy tín của người sản xuất có thể giúp họ phân
loại chất lượng hàng hoá một cách khá ổn định. Thí dụ khách hàng sẽ
thấy tự tin khi bước chân vào mua hàng tại một cửa hàng bất kỳ nằm
trong tổ hợp cửa hàng đã chuẩn hoá của một hãng hơn là mua tại một
cửa hàng không tên tuổi.
Nói chung, việc các DNTN có thể dựa vào hình thức quảng bá
thương hiệu để giảm bớt tác động của thông tin không đối xứng chỉ có
tác dụng nếu khách hàng tin rằng người bán thực sự muốn bảo vệ hình
ảnh trung thực của mình nên sẽ đưa ra các thông tin chuẩn xác. Một
hãng đầu tư mạnh vào việc quảng bá thương hiệu với một uy tín lớn sẽ
có nhiều động cơ để cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác hơn so
7


với một người kinh doanh cá thể bán một chiếc xe hơi cũ. Trái lai, nếu
người tiêu dùng cho rằng người bán không có động cơ gì đáng kể để
giữ gìn uy tín của mình, thì anh ta sẽ dự đoán mức giá đầy đủ dựa vào
chất lượng trung bình của các sản phẩm cùng loại. Nếu chất lượng
hàng hoá có xu hướng tăng lên theo chi phí cung cấp biên thì điều này
sẽ dẫn đến việc chỉ những người bán các sản phẩm chất lượng cao hơn
mức trung bình cũng sẽ có chi phí biên cao hơn mức độ sẳn sàng trả
của người tiêu dùng. Do đó không thể tồn tại trên thị trường. Trong
trường hợp cực đoan, thị trường sẽ còn lại những sản phẩm với chất
lượng thấp.
Nếu sự tin cậy là một yếu tố quan trọng phản ánh chất lượng sản
phẩm, đó là cam kết bồi thường một phần hay toàn bộ chi phí thay thế,
sửa chữa hay hoàn lại tiền cho khách hàng. tuy thế bảo hành nhiều khi

cũng không có tác dụng, nếu người mua không tin cậy nhiều vào khả
năng người bán sẽ thực hiện nghiêm chỉnh lời hứa của mình. Hơn nữa
về phía người bán cũng có thể do dự không muốn đưa ra những lời
bảo hành quá hào phóng, vì họ không thể kiểm soát được sự thận
trọng trong việc sử dụng hàng hoá của người mua. Trong trường hợp
đó, doanh nghiệp có thể không đưa ra được những biện pháp triệt để
nhằm tự giải quyết thất bại do thông tin không đối xứng.
Khi tình huống trên xảy ra, cả người mua và người bán có thể
dựa vào bên thứ ba để tkhắc phục thất bại này. Dịch vụ chứng nhận
chất lượng, sử dụng tổ chức đại diện, đặt mua thông tin qua báo chí và
bảo hiểm là những hình thức phổ biến để giải quyết tình trạng thông
tin không đối xứng.
Dịch vụ chứng nhận chất lượng sẽ “bảo đảm” tiêu chuẩn chất
lượng tối thiểu về quá trình sản xuất hay sản phẩm. Thí dụ, các hiệp
8


hội ngành, nghề thường đề ra tiêu chuẩn chuyên môn tối thiểu cho các
thành viên của mình, thể hiện qua những văn bằng, chứng chỉ được
cấp. Các tổ chức đại diện có thể tư vấn về các chất lượng của các loại
hàng hoá đắt tiền không đồng nhất và được mua sắm không thường
xuyên. Đại lý bất động sản, chuyên gia giám định đồ cổ, văn phòng tư
vấn luật… là các dịch vụ thuộc loại này. Người tiêu dùng cũng có thể
tự trang bị thêm thông tin cho mình bằng cách mua các thông tin được
công bố thông qua việc đặt mua báo chí chuyên ngành. Nhưng những
thông tin này thường mang tính chất HHCC thuần tuý, tức là những
người không đặt mua thông tin vẫn có thể tiếp cận tự do đến các thông
tin đó thông qua bạn bè, mượn hoặc sao chụp thông tin. Vì thế, hình
thức này có nhiều khả năng chỉ được cung cấp dưới mức hiệu quả xã
hội. Cuối cùng các công ty bảo hiểm thường xuyên cung cấp thông tin

cho khách hành, coi đó là một cách giảm thiểu thiệt hại cho mình. Thí
dụ các công ty bảo hiểm sức khoẻ có thể phân phát các bản tin định kỳ
cho khách hàng để giáo dục cách giữ vệ sinh trong ăn uống và sinh
hoạt hàng ngày.
2.2. Các giải pháp của Chính phủ
Mặc dù thị trường đã tự tìm ra nhiều giải pháp để khắc phục,
nhưng nhiều khi vẫn chưa đủ. Đặc biệt nếu chất lượng hàng hoá
không đồng nhất, việc phân nhóm chất lượng không ổn định, việc xây
dựng thương hiệu hoặc bảo hành không đáng tin cậy, hoặc khi việc
cung cấp thông tin qua đối tượng thứ ba không tồn tại hay quá đắt so
với mức giá đầy đủ thì thị trường có thể không tự khắc phục được hết
thất bại của thông tin không đối xứng và sự can thiệp của Chính phủ là
cần thiết.
9


Chính phủ có thể tăng cường thêm độ tin cậy và hiệu lực cho
các giải pháp tư nhân như: Ban hành các điều luật qui định tính trung
thực của quảng cáo, xây dựng và đảm bảo hiệu lực thực thi của luật về
bản quyền và sở hữu trí tuệ nhằm qua đó bảo vệ thương hiệu của các
doanh nghiệp làm ăn chân chính, chống hàng giả, hàng nhái… Các qui
định về bao bì, nhãn mác sản phẩm cũng là một phần trong những nổ
lực của chính phủ để giúp phân biệt và đảm bảo chất lượng của hàng
hoá trên thị trường.
Chính phủ cũng có thể hỗ trợ cho những cơ quan, tổ chức đóng
vai trò “bên thứ ba” của tư nhân hoạt động có hiệu quả, hoặc trực tiếp
đứng ra đảm nhận vai trò đó. Với uy tín và tính trung lập của mình,
các tổ chức giám định chất lượng hàng hoá, cấp chứng chỉ, tư vấn tiêu
dùng… của chính phủ thường được người tiêu dùng coi là những địa
chỉ đáng tin cậy để tham khảo.

Bên cạnh việc bảo vệ sản xuất, chính phủ cũng có những biện
pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Thí dụ chính phủ khuyến
khích và đỡ đầu cho sự hoạt động của các hiệp hội người tiêu dùng,
thành lập các toàn án xét xử các tranh chấp thương mại giữa người
mua và người bán…
Cuối cùng, chính phủ có thể trực tiếp đứng ra cung cấp thêm
thông tin để hỗ trợ thị trường. Trong những năm qua, hoạt động xúc
tiến thương mại của chính phủ Việt Nam, với nhiệm vụ quan trọng là
cung cấp thêm thông tin cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh
nghiệp xuất khẩu, đã được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao. đó
cũng là một ví dụ về việc chính phủ hỗ trợ cung cấp thêm thông tin
cho thị trường.
10


III.Phân tích thị trường bất cân xứng trong thị trường xe
máy cũ và thị trường rau an toàn.
1.Thị trường rau an toàn

P
C

P0

B

P1
A
D0
O


Q1

Q0

Q

Nếu người tiêu dùng có được những thông tin cần thiết để tin
chắc rau được bán là rau an toàn thì nhu cầu của họ là D 0 với lượng
rau tối ưu là Q0 và giá cân bằng ở Po. Tuy nhiên trong thực tế người
tiêu dùng không có đủ thông tin để biết chắc rau bán trên thị trường là
rau sạch thì họ chỉ sẳn sàng mua một lượng rau nhất định (còn lại họ
mua loại hàng hoá thay thế) thể hiện trên đường cầu D 1 (D1 < D0) tại
các mức giá khác nhau. Cân bằng thị trường lúc đó tại điểm A, với
lượng rau cung cấp là Q1 và mức giá là P1. Diện tích ABC là tổn thất
phúc lợi xã hội do việc tiêu dùng dưới mức hiệu quả gây ra. Nếu
11


người sản xuất rau an toàn có thể cung cấp thông tin về chất lượng
đích thực của sản phẩm cho người tiêu dùng với chi phí nhỏ hơn phần
mất trắng ABC thì cần xúc tiến việc cung cấp thông tin đó và xã hội sẽ
được lợi thêm bằng chênh lệch giữa phần mất trắng ABC với chi phí
cung cấp thông tin .
2. Thị trường xe máy cũ:
Với thu nhập hiện tại của người Việt Nam (tương đối thấp so với
thế giới) thì để phục vụ nhu cầu cá nhân rất cần phương tiện xe máy.
Gỉa sử: Nhóm 1 những người bán
Nhóm 2 người mua
Nếu thông tin cân xứng dẫn đến thị trường sẽ hoạt động vì thông

qua hoạt động mua bán 2 nhóm cùng được lợi.
Gỉa định thị trường bất cân xứng dẫn đến người bán biết được
chất lượng xe hơn người mua do vậy có lợi về thông tin.
Một hệ quả quan trọng của giá đợt này là xe cũ có mức chất
lượng khác nhau nhưng lại được bán với giá như nhau.
Nếu người tiêu dùng biết được những thông tin cần thiết để tin
chắc rằng xe máy cũ tại các chợ bán xe máy cũ là xe tốt thì nhu cầu
của người tiêu dùng lớn và mua được với giá phải chăng. Trong thực
tế vì lợi nhuận nên người bán xe máy cũ tìm mọi cách để bưng bít
thông tin chính xác về chiếc xe máy cũ muốn bán và bán với giá cao
hơn giá thị trường thực tế của chiếc xe. Điều đó sẽ gây tổn thất phúc
lợi xã hội.

12


IV.KẾT LUẬN
Đôi khi một lý do khiến các thị trường thất bại là thông tin bất
cân xứng. Hiện tượng này đã trở thành mối quan tâm chính của các
nhà kinh tế trong thời gian gần đây.
Thông tin bất cân xứng nảy ra khi một bên tham gia thoả thuận biết
nhiều hơn bên kia. Một người bán đưa ra món hàng mà người mua
không rễ đánh giá chất lượng.
Đa số các nhà kinh tế đều cho rằng một trong những điều kiện
tiên quyết để một nền kinh tế thị trường có thể đạt được hiệu quả tối
ưu cho xã hội là không tồn tại bất đối xứng về mặt thông tin giữa các
chủ thể về mặt kinh tế.
Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều rào cản ngăn cản sự phân bố
bình đẳng thông tin trong xã hội. Bởi vậy Nhà nước trong vai trò kiến
tạo và duy trì một nền kinh tế thị trường, thường tìm cách giảm thiểu

sự bất đối xứng thông tin qua hai hình thức: Một là đưa ra các qui định
và luật pháp bảo đảm sự bạch hoá các thông tin thiểu số của các đối
tác liên quan đến các hoạt động kinh tế. Hai là đứng ra cung cấp thông
tin như một dạng dịch vụ công để đảm bảo sự bình đẳng thong tin cho
mọi công dân và chủ thể kinh tế.

13



×