Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

PHÂN TÍCH và QUẢN lý dự án đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.97 KB, 12 trang )

MỞ ĐẦU
Hoạt động đầu tư (gọi tắt là đầu tư) là quá trình sử dụng các nguồn lực về
tài chính, lao động, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm trực
tiếp hoặc gián tiếp tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật
chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung, của địa phương, của ngành, của các cơ sở
sản xuất kinh doanh dịch vụ, các cơ quan quản lý Nhà nước và xã hội nói riêng.
Để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu tư phát triển được tiến hành thuận lợi,
đạt mục tiêu mong muốn, đem lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao thì trước khi bỏ
vốn phải làm tốt công tác chuẩn bị. Có nghĩa là phải xem xét, tính toán toàn diện
các khía cạnh kinh tế – kỹ thuật, điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội, pháp lý
… có liên quan đến quá trình thực hiện đầu tư, đến sự phát huy tác dụng và hiệu
quả đạt được của công cuộc đầu tư, phải dự đoán các yếu tố bất định (sẽ xảy ra
trong suốt quá trình kể từ khi thực hiện đầu tư cho đến khi các thành quả của
hoạt động đầu tư kết thúc sự phát huy tác dụng theo dự kiến trong dự án) có ảnh
hưởng đến sự thành bại của ôcng cuộc đầu tư. Mọi sự xem xét, tính toán và
chuẩn bị này được thể hiện trong dự án đầu tư. Thực chất của sự xem xét và
chuẩn bị này chính là lập dự án đầu tư. Có thể nói, dự án đầu tư (được soạn thảo
tốt) là kim chỉ nam, là cơ sở vững chắc, là tiền đề cho việc thực hiện ác công
cuộc đầu tư đạt hiệu quả kinh tế – xã hội mong muốn.


1. Khái niệm dự án đầu tư
Dự án đầu tư có thể được xem xét từ nhiều góc độ. Về mặt hình thức,
dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống
các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực
hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
Trên góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng
vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế – xã hội trong một
thời gian dài.
Trên góc độ kế hoạch hoá, dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch
chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế – xã hội,


làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ. Dự án đầu tư là một hoạt động
kinh tế riêng biệt nhỏ nhất trong công tác kế hoạch hoá nền kinh tế nói chung.
Xét về mặt nội dung, dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên
quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt các mục tiêu đã định bằng việc tạo
ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các
nguồn lực xác định.
2. Các căn cứ lựa chọn dựa án đầu tư khả thi, hiệu quả
2.1. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thị trường
Để xem xét và khẳng định tính khả thi của dự án về mặt thị trường cần rà
soát lại các kết quả nghiên cứu trên theo những vấn đề sau:
* Đặc tính của sản phẩm
Sản phẩm của dự án có những đặc điểm gì về phẩm chất mẫu mã, hình
thức trình bày so với những sản phẩm tương tự của những dự án khác đang lưu
hành trong nước (sản xuất trong nước và nhập) nếu là sản phẩm dự án để xuất
khẩu thì phải so sánh với sản phẩm cùng loại đang lưu hành tại thị trường mà dự
án dự kiến sẽ xuất khẩu. Để tiến hành so sánh có thể căn cứ vào các hàng mẫu
thông qua các quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng tuy nhiên việc
so sánh này chỉ có tính định tính và mang tính chủ quan.
2


* Thị trường trong nước
- Hiện có nhu cầu về sản phẩm mà dự án dự định sản xuất hay chưa? Ai là
người tiêu thụ chủ yếu và ai sẽ là người tiêu thụ mới có thể được?
- Nhu cầu về loại sản phẩm này đã được thoả mãn bằng cách nào, ai là
người đáp ứng nhu cầu này trong đó bao nhiêu phần trăm nhu cầu được đáp ứng
là sản xuất nội địa và bao nhiêu là do nhập khẩu.
- Nhu cầu của sản phẩm này có thay đổi theo mùa không? Có bị sản phẩm
khác thay thế không. Dự kiến trong những năm tới khi dự án bắt đầu hoạt động
nhu cầu này sẽ thay đổi như thế nào? Giá cả sản phẩm có gì thay đổi không?

- Giá cả và chất lượng sản phẩm của dự án có thể giúp cho việc cạnh tranh
của sản phẩm của dự án với các sản phẩm tương tự nhập khẩu trước mắt và về
lâu dài đạt kết quả hay không?
- Dự án có dự kiến các giải pháp phải đối phó với hàng giả và hàng có thể
nhập khẩu bất thường hay không? Những chi phí cho việc thông tin quảng cáo
mở rộng thị trường là bao nhiêu?
* Thị trường ngoài nước
- Sản phẩm dự án có thể cạnh tranh nổi ở thị trường ngoài nước về mặt
giá cả, hình thức, phẩm chất … hay không?
- Khả năng mở rộng thị trường ngoài nước và điều kiện để có thể mở
rộng, mở rộng ở đâu, khối lượng tiêu thụ hàng năm tăng bao nhiêu?
- Những quy định của thị trường xuất khẩu về bao bì, về phẩm chất, về vệ
sinh như thế nào?
- Dự án đã có sẵn các khế ước tiêu thụ sản phẩm chưa? Nếu có thời hạn
bao lâu? Số lượng và giá cả là bao nhiêu?
- Dự án có dự kiến khai thác những điều kiện ưu tiên ưu đãi giành cho sản
phẩm của Việt Nam (ví dự Quota) được ghi trong các hiệp ước song phương hay
các thoả ước quốc tế khác hay không?

3


- Dự án có dự trù thị trường thay thế không khi có các biến động quan
trọng (các hạn ngạch do nước nhập khẩu ban hành, tình trnạg bán phá giá ở
nước nhập khẩu sản phẩm của dự án).
Để có thể xuất khẩu có cần phải được trợ cấp xuất khẩu từ phía Nhà nước
hay không, trợ cấp bao nhiêu?
* Về tiêu thụ sản phẩm
Kiểm tra lại trong giá thành sản phẩm xem đã tính toán các chi phí của hệ
thống tiêu thụ sản phẩm (thông tin quảng cáo bán hàng, chiêu hàng) hay chưa?

Xem xét các cơ sở tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm đã có chưa nếu chưa có
cần phải thiết lập các cơ sở mới không? Chi phí là bao nhiêu, sản phẩm sẽ phân
phối qua các kênh nào? Có phải dự trữ hàng tồn kho không? Số lượng là bao
nhiêu? Các kênh tiêu thụ có đảm bảo cho việc phân phối một cách tốt nhát,
nhanh nhất và rẻ nhất không? Việc thanh toán trong khâu tiêu thụ bằng tiền mặt
hay chuyển khoản. Đối với hàng xuất khẩu sẽ phân phối theo cách nào? hoa
hồng thay đổi ra sao? Có kế hoạch bán chịu không? Nếu có phương thức tài trợ
cho việc bán chị có được dự trù không? Có dự trù tỉ lệ thất thoát sản phẩm tồn
kho vận chuyển cho đến khi tiêu thụ được hay không. Các bộ phận Việt Kiều ở
nước ngoài có thể giúp đỡ được gì trong việc tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài?
2.2. Căn cứ vào kết quả phân tích kỹ thuật dự án đầu tư
Phân tích kỹ thuật là tiền đề cho việc tiến hành phân tích mặt kinh tế tài
chính các dự án đầu tư. Không có số liệu của phân tích kỹ thuật thì không thể
tiến hành phân tích mặt kinh tế, tài chính, tuy rằng các thông số kinh tế có ảnh
hưởng đến các quyết định về mặt kỹ thuật. Các dự án không khả thi về mặt kỹ
thuật phải được bác bỏ để tránh những tổn thất trong quá trình thực hiện đầu tư
và vận hành kết quả đầu tư sau này (chẳng hạn địa điểm thực hiện dự án có địa
chất không ổn định, hoặc gây ô nhiễm quá nặng nền cho khu vực dân cư đòi hỏi
chi phí xử lý quá lớn …)
Quyết định đúng đắn trong phân tích kỹ thuật không chỉ là loại bỏ các dự
án không khả thi về mặt kỹ thuật mà còn là chấp nhận dự án khả thi về mặt này.
4


Điều đó cho phép một mặt tiết kiệm được các nguồn lực, mặt khác tranh thủ
được cơ hội để tăng thêm nguồn lực. Ngược lại, nếu chấp nhận dự án không khả
thi do nghiên cứu chưa thấu đáo hoặc do coi nhẹ yếu tố kỹ thuật, hoặc bác bỏ dự
án khả thi về mặt kỹ thuật do bảo thủ, do quá thận trọng thì hoặc là gây tổn thất
nguồn lực, hoặc đã bỏ lỡ một cơ hội để tăng nguồn lực.
2.3. Căn cứ vào hiệu quả phân tích tài chính dự án đầu tư

Phân tích tài chính là một nội dung kinh tế quan trọng trong quá trình
soạn thảo dự án; Phân tích tài chính nhằm đánh giá tính khả thi của dự án về mặt
tài chính thông qua việc:
- Xem xét nhu cầu và sự đảm bảo các nguồn lực tài chính cho việc thực
hiện có hiệu quả dự án đầu tư (xác định quy mô đầu tư, cơ cấu các loại vốn, các
nguồn tài trợ cho dựa án).
- Xem xét tình hình, kết quả và hiệu quả hoạt động của dự án trên góc độ
hạch toán kinh tế của đơn vị thực hiện dự án. Có nghĩa là xem xét những chi phí
sẽ phải thực hiện kể từ khi soạn thảo cho đến khi kết thúc dự án, xem xét những
lợi ích mà đơn vị thực hiện dự án sẽ thu được do thực hiện dự án.
Kết quả của quá trình phân tích này là căn cứ để chủ đầu tư quyết định có
nên đầu tư hay không? Bởi mối quan tâm chủ yếu của các tổ chức và cá nhân
đầu tư là đầu tư vào dự án đã cho có mang lại lợi nhuận thích đáng hoặc đem lại
nhiều lợi nhuận hơn so với việc đầu tư vào các dự án khác không.
Độ an toàn về tài chính của dự án là một nội dung cần xem xét trong quá
trình phân tích và thẩm định tài chính dự án đầu tư. Nó là một căn cứ quan trọng
để đánh giá tính khả thi về tài chính của dự án.
Tính khả thi về tài chính của dự án được đánh giá không chỉ qua các chỉ
tiêu phản ánh mặt tài chính của dự án như: IRR, NPV … mà còn được thể hiện
thông qua việc xem xét độ an toàn về tài chính, Độ an toàn về mặt tài chính của
dự án được thể hiện trên các mặt sau:
- An toàn về nguồn vốn

5


- An toàn về khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng
trả nợ
- Độ nhạy của dự án
Phân tích độ nhạy của dự án là xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả

tài chính của dự án (lợi nhuận, hiện giá thu nhập thuần, hệ số hoàn vốn nội bộ …)
khi các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi. Phân tích độ nhạy nhằm
xem xét mức độ nhạy cảm của dự án (hay của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của
dự án) đối với sự biến động của các yếu tố có liên quan. Hay nói một cách khác,
phân tích độ nhạy nhằm xác định hiệu quả của dự án trong điều kiện biến động
của các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính đó.
Phân tích độ nhạy của dự án giúp cho chủ đầu tư biết được dự án nhạy
cảm với các yếu tố nào hay nói một cách khác, yếu tố nào gây nên sự thay đổi
nhiều nhất của chỉ tiêu hiệu quả xem xét để từ đó có biện pháp quản lý chúng
trong quá thực hiện dự án. Mặt khác phân tích độ nhạy của dự án còn cho phép
lựa chọn được những dự án có độ an toàn hơn cho những kết quả dự tính. Dự án
có độ an toàn cao là những dự án vẫn đạt được hiệu quả khi những yếu tố tác
động đến nó thay đổi theo chiều hướng không có lợi.
2.4. Căn cứ vào kết quả phân tích kinh tế xã hội dự án đầu tư
Hiện nay hầu hết các nước trên thế giới đều xây dựng kế hoạch phát triển
của mình, tuy mức độ và cách thức can thiệp của Nhà nước vào quá trình lập và
thực hiện kế hoạch có khác nhau. Ở một số nước, Nhà nước chỉ xây dựng các kế
hoạch định hướng. Ở một số nước khác, Nhà nước trực tiếp ấn định các chỉ tiêu
kế hoạch.
Dù là trong điều kiện kế hoạch định hướng hay kế hoạch mệnh lệnh, khi
xem xét lợi ích kinh tế – xã hội do dự án đem lại đều phải xác định vị trí của dự
án trong kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân. Nói cách khác, phải xem xét việc
thực hiện dự án sẽ đóng góp gì cho việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế
quốc dân (dự án có sản xuất loại sản phẩm thuộc diện ưu tiên của kế hoạch hay không?
Dự án có phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm thuộc diện ưu tiên hay không?).
6


Tiếp đến là xem xét mức độ đóng góp cụ thể của dự án vào việc thực hiện
các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước thông qua một hệ thống các

chỉ tiêu định lượng như mức đóng góp cho ngân sách, mức tiết kiệm ngoại tệ
cho nền kinh tế, số lao động có việc làm nhờ thực hiện dự án…
* Nâng cao mức sống của dân cư được thể hiện gián tiếp thông qua các số
liệu cụ thể về mức gia tăng sản phẩm quốc gia, mức gia tăng thu nhập, tốc độ
tăng trưởng và phát triển kinh tế.
* Phân phối thu nhập và công bằng xã hội thể hiện qua sự đóng góp của
công cuộc đầu tư vào việc phát triển các vùng kinh tế kém phát triển và đẩy
mạnh công bằng xã hội.
* Gia tăng số lao động có việc làm đây là một trong những mục tiêu chủ
yếu của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của các nước thừa lao động, thiếu
việc làm.
* Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ những nước đang phát triển không chỉ nghèo
mà còn là nước nhập siêu. Do đó, đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu là
những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế tại các quốc gia này.
* Các mục tiêu kế hoạch kinh tế quốc dân khác là:
Tận dụng hay khai thác tài nguyên chưa được quan tâm hay mới phát
hiện.
Nâng cao năng suất lao động, đào tạo lao động có trình độ tay nghề coa,
tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật để hoàn thiện cơ cấu sản xuất của nền kinh tế.
Phát triển các ngành công nghiệp chủ đạo có tác dụng gây phản ứng dây
chuyền thúc đẩy phát triển có ngành nghề khác.
Phát triển kinh tế – xã hội ở các địa phương nghèo, các vùng xa xôi, dân
cư thưa thớt nhưng có nhiều triển vọng về tài nguyên để phát triển kinh tế.
3. Đầu tư của EU vào Việt Nam năm 2007
Năm 2007 đánh dấu bước phát triển mới trong hoạt động thu hút vốn đầu
tư trực tiếp (FDI) của EU vào Việt Nam. Tổng số vốn đăng ký mới của EU vào
Việt Nam đạt trên 5,2 tỷ USD, tăng khoảng 20% so năm 2006 và đứng vị trí thứ
7



nhất so với các nước, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam năm 2007. (Hàn Quốc
4,46 tỷ USD, Singapore 2,6 tỷ USD; Đài Loan 1,73 tỷ USD; Hồng Kông 238,8
triệu USD; Nhật Bản 965,1 triệu USD và Hoa Kỳ 358,2 triệu USD). Các quốc
gia và vùng lãnh thổ của EU có dự án đầu tư lớn là: Quần đảo Virgin thuộc Anh
4.267,6 triệu USD tăng gấp 6,8 lần năm 2006 (623 triệu USD); Quần đảo
Caymen 155 triệu USD so với 713 triệu USD năm 2006; Tương tự như vậy, Hà
Lan 154 triệu USD so với 345,69 triệu USD; Samoa 210 triệu USD so với 155
triệu USD, Pháp 158,4 triệu USD so với 58 triệu USD. Tính đến hết năm 2007,
15/27 nước EU có trên 664 dự án đầu tư trực tiếp vào Việt Nam với số vốn đăng
ký khoảng trên 12,1 tỷ USD, tăng 40,7% (5,1 tỷ USD) so với năm 2006. Kết quả
này tuy còn nhỏ so với tiềm năng của khu vực chiếm gần 28% GDP của toàn thế
giới, nhưng lại là lớn so với Việt Nam. Các dự án của EU không nhiều, vốn
không lớn như các dự án của Hàn Quốc, Mỹ, Singapore và Hồng Kông, nhưng
lại tập trung voà các lĩnhv ực công nghiệp dầu khí, điện nước, xây dựng kết cấu
hạ tầng, chế biến nông sản thực phẩm công nghệ cao như: sữa, đồ uống, viễn
thông … Đó là những ngành thuộc công nghệ cao, sản phẩm sạch, tận dụng ưu
thế về khoa học kỹ thuật, hàm lượng chất xám lớn, có sức cạnh tranh cao trên thị
trường thế giới rất cần cho kinh tế Việt Nam. Điểm mới về thu hút vốn FDI từ
EU năm 2007 là có 56 dự án đầu tư mới với số vốn đăng ký trên 4,26 tỷ USD và
vốn điều lệ trên 1,35 tỷ USD.
Cùng với tăng dự án và vốn đầu t trực tiếp FDI, các doanh nghiệp thuộc
các nước EU còn mở rộng hình thức hợp tác liên doanh, liên kết kinh tế trên
nhiều lĩnh vực. Năm 2007 nhiều tập đonà kinh tế lớn, các doanh nghiệp của EU
đã mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với doanh nghiệp Việt Nam. Điển hình là
các tập đoàn vận tải biển và kinh doanh tàu vận tải biển nổi tiếng ở Châu Âu
như: Đan Mạch, Vương Quốc Anh, CHLB Đức, Hà Lan, … đã ký kết với Tập
đoàn Công nghiệp đóng tàu biển Việt Nam (Vinashin) đóng mới các tầu biển
chở hàng, công suất lớn từ 53 nghìn tấn đến 104 nghìn tấn trị giá hàng tỷ Euro.
Hình thức liên kết kinh tế khác như gia công hàng dệt may, sản xuất chế biến
sữa, đồ uống rượu, bia, nước giải khát, dược phẩm, dụng cụ y tế, thực phẩm cao

8


cấp, ngân hàng, bảo hiểm … cũng không ngừng mở rộng nhằm tận dụng lợi thế
về nguyên liệu và nhân công rẻ của các doanh nghiệp Việt Nam với máy móc,
thiết bị và công nghệ hiện đại, chuyên gia lành nghề của các doanh nghiệp EU.
Lĩnh vực liên kết giữa EU và Việt Nam năm 2007 là các lĩnh vực giáo dục, đào
tạo bậc đại học, trên đại học đang được triển khai và đạt kết quả khá cao, có
nhiều triển vọng.
Cùng với mở rộng quan hệ, đầu tư và hợp tác kinh tế, EU cũng là một
trong những nhà tài trợ vốn ODA lớn thông qua nhiều dự án xoá đói giảm
nghèo, phát triển nông nghiệp, nông thôn, nước sạch, trồng rừng nguyên liệu,
phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cấp cơ sở hạ
tầng, miền núi, giáo dục đào tạo, y tế và nhiều chương trình phát triển xã hội
khác. Năm 2007 có nhiều dự án hỗ trợ thuộc nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi
trường của các nước như: Đan Mạch (HALIDA), Thụy Điển (SUDA), Pháp,
CHLB Đức, Hà Lan dành cho Việt Nam. Tổng số vốn ODA của EU dành cho
Việt Nam vừa ký kết tháng 11/2007 cho năm 2008 lên tới trên 1,2 tỷ USD, đứng
ở vị trí thứ 2 sau Nhật Bản.
Kết quả của hoạt động các lĩnh vực đầu tư 2007 đã nâng quan hệ kinh tế
Việt Nam – EU lên tầm cao mới, góp phần quan trọng vào tốc độ tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam, đồng thời biến EU trở thành đối tác chiến lược của Việt
Nam trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, so với tiềm năng và thế mạnh của 27 nước
thành viên, những kết quả đó còn rất khiêm tốn và chưa đều. Vốn FDI đăng ký
mới của EU mới chỉ bằng 29,5% tổng vốn FDI đăng ký mới vào Việt Nam cả
năm 2007, bằng 116% của Hàn Quốc và gấp 2 lần Singapore. Cơ cấu FDI cũng
không đồng đều, trong đó 82% của Quần đảo Virgin thuộc Anh, 940 triệu USD
còn lại của 14 nước, 12 nước không có dự án đầu tư mới.

9



KẾT LUẬN
Quá trình hình thành và thực hiện một dự án đầu tư trải qua ba giai đoạn:
chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư.
Nội dung các bước công việc ở mỗi giai đoạn của các dự án không giống
nhau, tuỳ thuộc vào lĩnh vực đầu tư (sản xuất kinh doanh hay kết cấu hạ tầng,
sản xuất công nghiệp hay nông nghiệp …), vào tính chất tái sản xuất (đầu tư
chiều rộng hay chiều sâu), đầu tư dài hạn hay ngắn hạn…
Việc nghiên cứu tiền khả thi nhằm loại bỏ các dự án bấp bênh (về thị
trường, về kỹ thuật) những dự án mà kinh phí đầu tư quá lớn, mức sinh lợi nhỏ
hoặc không thuộc loại ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội hoặc
chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh. Nhờ đó các chủ đầu tư có thể loại bỏ
hẳn dự án để khỏi tốn thời gian và kinh phí, hoặc tạm xếp dự án lại chờ cơ hội
thuận lợi hơn.
Còn nghiên cứu khả thi là xem xét lần cuối cùng nhằm đi đến những kết
luận xác đáng về mọi vấn đề cơ bản của dự án bằng các số liệu đã được tính toán
cẩn thận, chi tiết, các đề án kinh tế kỹ thuật, các lịch biểu và tiến đột hực hiện dự
án trước khi quyết định đầu tư chính thức.
Như vậy, dự án đầu tư là một trong những công cụ thực hiện kế hoạch
kinh tế của ngành, của địa phương và của cả nước, để biến kế hoạch thành hành
động cụ thể và đem lại lợi ích kinh tế – xã hội cho đất nước, lợi ích tài chính cho
nhà đầu tư.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình lập và quản lý dự án đầu tư – Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân – Năm 2010.

2. Bài viết: Quan hệ kinh tế Việt Nam – EU năm 2007. Thực trạng và
triển vọng – PGS.TS Đinh Công Tuấn – Viện nghiên cứu Châu Âu.

11


MỤC LỤC
Trang
Mở đầu

1

Nội dung
1. Khái niệm dự án đầu tư

2

2. Các căn cứ lựa chọn dự án đầu tư khả thi hiệu quả

2

2.1. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thị trường

2

2.2. Căn cứ vào kết quả phân tích kỹ thuật dự án đầu tư

4

2.3. Căn cứ vào hiệu quả phân tích tài chính dự án đầu


5


2.4. Căn cứ voà kết quả phân tích kinh tế xã hội dự án

6

đầu tư
3. Đầu tư của EU vào Việt Nam năm 2007
Kết luận

7
10

12



×