Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

BÀI tập THU HOẠCH 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.08 KB, 10 trang )

BÀI TẬP THU HOẠCH
CHUYÊN ĐỀ: GIÁO DỤC KỸ NĂNG XÃ HỘI CẦN THIẾT ĐỂ
CHUẨN BỊ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 TUỔI VÀO LỚP 1
Câu hỏi: Trước khi vào lớp 1 trẻ mẫu giáo cần chuẩn bị những kĩ năng
xã hội nào? Trình bày nội dung giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo
5 tuổi chuẩn bị vào lớp 1.
Trả lời
*Trước khi vào lớp 1 trẻ mẫu giáo cần chuẩn bị những kĩ năng xã hội
sau:
Kĩ năng tự nhận thức bản thân
Kĩ năng làm một số công việc tự phục vụ đơn giản như đi giày dép,
cởi và gấp quần áo, chuần bị đồ dùng học tập.
Kĩ năng thực hiện các quy định trong học tập, sinh hoạt để thích nghi
và hòa nhập trong môi trường mới.
Kĩ năng biết hợp tác, phối hợp với bạn
Kĩ năng thực hiện theo chỉ dẫn, yêu cầu của người lớn.
Kĩ năng tự bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh.
* Nội dung giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi vào lớp 1
Nội dung giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi trong
chương trình giáo dục mầm non bao gồm:
Giáo dục hành vi và quy tắc ứng sử xã hội.
Giáo dục hành vi quan tâm đến môi trường
Giáo dục hành vi và quy tắc ứng sử xã hội bao gồm:
Một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng( Để đồ dùng, đồ
chơi đúng chỗ, trật tự khi ăn, khi ngủ, đi bên phải lề đường)
Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói, cử chỉ, lễ phép, lịch sự.
Tôn trọng, hợp tác, chấp nhận.
Yêu mến quan tâm đến người thân trong gia đình.
Quan tâm chia sẻ giúp đỡ bạn
Nhận xét và tỏ thái độ với hành vi “đúng” “ sai”, “ tốt” “xấu”
Giáo dục hành vi quan tâm bảo vệ môi trường


Tiết kiệm điện nước
Giữ gìn vệ sinh môi trường
Bảo vệ chăm sóc con vật và cây cối.
*Nội dung giáo dục kĩ năng xã hội cần thiết chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là:
*Giáo dục trẻ tự tin vào bản thân:
Có ý thức tốt về bản thân( Mình là ai? Mình có thể làm gì? Mình có
sở thích gì cần thiết?...)


Sẵn sàng tham gia vào các hoạt động
Nói to, rõ ràng, biết diễn đạt cho người khác hiểu.
Biết làm một số công việc tự phục vụ bản thân( đi vệ sinh, mặc quần
áo, đi giày dép…)
* Giáo dục trẻ biết tuân thủ các quy định
Chú ý lắng nghe
Làm theo hướng dẫn
Để đồ dùng đúng nơi quy định
Thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Tuân thủ luật giao thông( đi bộ trên vỉa hè, đội mũ bảo hiểm khi đi
trên xe máy…)
Tuân thủ quy định ở nơi công cộng ( không nói to, làm ồn…)
Phân biệt được hành động “ đúng” “ sai”
*Giáo dục trẻ biết hợp tác, phối hợp, chia sẻ với mọi người xung
quanh
Chơi hoà thuận với bạn
Trẻ phối hợp với bạn, chấp nhận sự phân công của nhóm bạn, giải
quyết mâu thuẫn với bạn trong mọi hoạt động.
Chia sẻ, giúp đỡ bạn và mọi người xung quanh khi cần.
*Giáo dục trẻ biết bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh
Tránh xa những vật, những địa điểm nguy hiểm.

Sự cần thiết phải nghe và làm theo chỉ dẫn của người lớn để tự bảo vệ
bản thân.
Địa chỉ gia đình, số điện thoại gia đình, bố mẹ, số điện thoại khẩn cấp
113,114,115 và cách sử dụng trong những tình huống khẩn cấp.


BÀI TẬP THU HOẠCH
CHUYÊN ĐỀ: BỒI DƯỠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC
HIỆN CHUYÊN ĐỀ PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG
CHO TRẺ MẦM NON
Câu hỏi: Theo đồng chí để thực hiện hiệu quả chuyên đề phát triển vận
động cho trẻ mầm non, khi tổ chức học cần quan tâm đến vấn đề gì?
Hãy thiết kế một hoạt động học cụ thể.
Trả lời
Để thực hiện có hiệu quả chuyên đề phát triển vận động cho trẻ mầm
non khi tổ chức hoạt động học giáo viên cần quan tâm đến những vấn đề
sau:
Xác định đúng thời gian trọng tâm của giờ thể dục ( Với hoạt động
học thì giáo viên xác định được trọng tâm của giờ thể dục là vận động cơ
bản, từ đó giáo viên phân bổ thời gian hợp lý để giúp trẻ luyện tập rèn luyện
kĩ năng vận động)
Nội dung trọng tâm của giờ thể dục cần lựa chọn theo nguyên tắc hệ
thống, nguyên tắc phát triển, và nguyên tắc vừa sức.
Nguyên tắc hệ thống khi thực hiện giờ thể dục mà cụ thể là hoạt động
học giáo viên cho trẻ luyện tập: Bài tập phát triển chung; Vận động cơ bản;
trò chơi vận động.
Bài tập phát triển chung lựa chọn thời gian phù hợp cho từng độ tuổi
của trẻ, các động tác lựa chọn phải tác động đều khắp đến các nhóm cơ
chính trong cơ thể và được bố trí thực hiện theo trật tự: Tay – vai; Lưng –
bung – lườn; Chân – bật.

Trong hệ thống các động tác lựa chọn cần bố trí động tác hỗ trowjcho
việc thực hiện bài tập vận động cơ bản và số lần tập động tác hỗ trợ cho vận
động cơ bản tăng từ 1 đến 2 lần.
VD:Vận động cơ bản là bật xa lớp 5 đến 6 tuổi thì động tác bổ trợ cho
bài tập này là động tác chân bật và động tác này tập nhiều hơn các động tác
khác từ 1 đến 2 lần.
Vận động cơ bản cần chú ý : Nếu bài tập lựa chọn một vận động cơ
bản thì có thể lựa chọn vận động mới hoặc vận động trẻ đã làm quen.
Nếu lựa chọn vận động cơ bản có 2 vận động thì lựa chọn 1 vận động
mới , và một vận động trẻ đã và đang ở giai đoạn củng cố và hoàn thiện hoặc
cả hai đều đang ở giai đoạn củng cố .
Nếu có 3 vận động cơ bản thì tất cả chúng đều ở giai đoạn củng cố .
Chọn trò chơi vận động giáo viên cần quan tâm đến tính chất động
tĩnh . Nếu vận động cơ bản là động thì trò chơi vận động phải lựa chọn trò
chơi tĩnh và ngược lại .


VD:Vận động cơ bản là :Chạy nhanh 18m (lớp 5-6 tuổi) thì trò chơi
vận động là trò chơi “tìm cờ”
Trò chơi vận động chỉ bố trí đối với giờ học có 1 vận động cơ bản và
lựa chọn trò chơi vận động là để rèn luyện và củng cố những kĩ năng vận
động đã được hình thành ở các giờ thể dục trước .
Cần chú ý đến nguyên tắc phát triển và nguyên tắc vừa sức :Đó là tất
cả những yêu cầu của bài tập đối với trẻ phải phù hợp với độ tuổi và phải
đảm bảo theo nguyên tắc từ dễ đến khó , từ đơn giản đến phức tạp .
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Lĩnh vực phát triển thể chất
Chủ đề: Trường mầm non thân yêu của bé
Đề tài: Đi theo đường zich zắc, bật liên tục qua các ô vòng
Đối tượng trẻ: 4-5 tuổi

Thời gian: 25 phút
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

-Trẻ biết tên bài tập “ Đi theo đường zích zắc, bật liên tục vào các ô
vòng”. Biết đi theo đường zích zắc không chạm hay làm đổ vật, không đi
lệch đường, biết cách bật liên tục vào các ô vòng rơi xuống đất nhẹ nhàng
chân không chạm vòng.
- Rèn kỹ năng đi khéo léo của đôi bàn chân và sự phối hợp nhịp nhàng
của tay chân qua các hoạt động. Phát triển các tố chất nhanh, mạnh, khéo léo
cho trẻ.
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động. Thích luyện tập thể thao cho cơ thể
phát triển khỏe mạnh.
II. CHUẨN BỊ

-

Sân tập bằng phẳng sạch sẽ, kiểm tra sức khỏe trẻ.
Cô và trẻ ăn mặc gọn gàng
8 cây xanh, 6 vòng thể dục,2 giỏ hoa, 6 bông hoa
Bài hát “ Trường chúng cháu là trường mầm non”

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

*Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, kiểm tra sức khỏe trẻ, điểm danh
- Cô cùng trẻ hát bài “ Trường chúng cháu là trường mầm non”
- Chúng mình vừa hát bài hát gì? Trò chuyện với trẻ về trường mầm non
của bé.
- Cô giới thiệu hội thi “ Bé vui khỏe của trường mầm non Tân Hòa B”
- Trước khi tham dự hội thi có bạn nào bị mệt, đau tay, đau chân không?
- Hội thi “ Bé vui khỏe” sẽ diễn ra trong 3 phần: Phần thứ nhất là phần thi

diễu hành, đồng diễn, tài năng. Xin nhiệt liệt chào đón 2 đội thi của lớp
mẫu giáo nhỡ đội 1 và đội 2.


* Hoạt động 2: Phần thi “ Tài năng của bé”
1. Phần thi thứ nhất: “ Diễu hành”
- Trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi nhanh, chậm, đi thường, mũi
gót, nghiêng trái nghiêng phải chuyển đội hình 2 hàng dọc xin mời các
đội điểm danh số 1,2…đến hết.
- Phần thi diễu hành 2 đôi đã thi xuất sắc mỗi đội được thưởng 1 hoa.
* Phần thi thứ 2 phần thi “ Đồng diễn”
- Hai đội sẽ tham gia phần thi đồng diễn với nền nhạc của bài “ trường
chúng cháu là trường mầm non”
- Cho trẻ về đội hình 4 hàng ngang tập bài tập phát triển chung ( Tập với
vòng)
- ĐT tay: Đứng thẳng 2 chân rộng bằng vai đưa vòng về phía trước, đưa
vòng sang trái, sang phải đưa về trước, về tư thế chuẩn bị ( tập 2 lần 8
nhịp)
- ĐT chân: Đưa vòng ra trước nhún chân, đưa vòng lên đầu đưa ra trước
nhún chân( tập 2 lần 8 nhịp)
- ĐT bụng: Hai chân rộng bằng vai đưa vòng cao cúi người vòng chạm
đất, đư lên cao hạ vòng sát người.
- ĐT bật: Đưa vòng ra trước bật tách chân, đưa vòng trước ngực chụm
chân ( Tập 3 lần 8 nhịp)
- Kết thúc phần thi “ Đồng diễn” hai đội đều rất xứng đáng được thưởng
mỗi đội một bông hoa xin mời 2 đội trưởng căm hoa vào giỏ đội mình.
* Phần thi thứ 3: “ Tài năng của bé”
- Phần thi tài năng của bé có tên “Đi theo đường zich zăc bật liên tục vào
các ô vòng”
- Ban tổ chức đã chuần bị 2 con đường có các hàng cây chúng mình cùng

đếm xem mỗi con đường có bao nhiêu cây. Mỗi cây sẽ là một vật cản đấy để
hiểu rõ phần thi này chúng mình cùng quan sát cô trước nhé
- Cô làm mẫu lần 1không giải thích
- Cô làm mẫu lần 2 phân tích động tác( Tư thế chuẩn bị cô đứng sát mép
vạch xuất phát khi có hiệu lệnh cô đi từ trái qua phải tới vật cản thứu nhất
vòng qua vật cản thứ 2 đi đến vật cản thứ 3 vòng qa vật cản thứ 3, đi đến vật
cản thứ 4 vòng qua vật cản thứ 4 đi đến vạch xuất phát tiếp theo để bật liên
tục vào các ô vòng phía trước khi bật hai tay chống hông chân chụm đầu gối
hơi khuỵu lấy đà để bật chụm chân hai chân rơi xuống đất cùng một lúc và
tếp đất nhẹ nhàng bằng mũi bàn chân.Khi thực hiện xong về cuối hàng
đứng.
- Mời 1-2 trẻ khá lên thực hiện lớp quan sát. Hỏi trẻ tên bài tập
- Lần lượt cho trẻ 2 hàng lên thực hiện cô quan sát sửa sai cho trẻ
- Mời những trẻ yếu thực hiện lại vận động


- Lần 2 tổ chức cho trẻ dưới hình thức thi đua cô kiểm tra kết quả của 2
đội thông báo kết quả 3 phần thi của 2 đội.
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh
- Kết thúc 3 phần thi sôi đội và đầy thú vị của 2 đội thi ngày hôm nay xin
mời 2 đội đi nhẹ nhàng thả lỏng cơ thể đi vài vòng quanh sân khấu để chào
và cảm ơn khán giả.


BÀI TẬP THU HOẠCH
CHUYÊN ĐỀ: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN CHUYÊN
ĐỀ TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ DÂN TỘC THIỂU SỐ
Câu hỏi: Đồng chí hãy nêu hiểu biết của mình sau khi tiếp thu chuyên
đề nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề tăng cường tiếng việt cho
trẻ dân tộc thiểu số. hãy thiết kế một hoạt động mà trong quá trình

giảng dạy giúp trẻ tăng cường tiếng việt hiệu quả nhất.
Trả lời
Sau khi được tiếp thu chuyên đề tăng cường tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu
số đã giúp hiểu sâu hơn tầm quan trọng của tăng cường tiếng việt cho trẻ
mầm non nói chung và trẻ dân tộc thiểu số nói riêng và quan trọng hơn qua
tiếp thu chuyên đề đã giúp tôi hiểu và củng cố một số vấn đề về đặc điểm,
nguyên tắc, yêu cầu và những vấn đề cần lưu ý khi tăng cường tiếng việt cho
trẻ dân tộc thiểu số.
Như chúng ta đã biết tăng cường tiếng việt cho trẻ em dân tộc thiểu số
là một việc làm quan trọng và cần thiết bởi vì nó giúp trẻ hình thành và phát
triển những kĩ năng cần thiết cho việc sử dụng tiếng việt tạo tiền đề để trẻ
học tập và lĩnh hội tri thức ở các cấp học tiếp theo vì ngôn ngữ là phương
tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người nó được sử dụng như công cụ
để phát triển tư duy.
Trong trường học tiếng việt là ngôn ngữ chính thức để giao tiếp dạy
học từ mầm non đến tiểu học. Trẻ dân tộc thiểu số nói tiếng dân tộc và sử
dụng tiếng việt là ngôn ngữ thứ 2 sau tiếng mẹ đẻ vì vậy mà cần thiết phải
dạy tiếng việt cho trẻ là việc làm rất quan trọng để trẻ có thể tiếp thu kiến
thức học các kỹ năng , giúp trẻ tự tin mạnh danjkhi đến trường. Vốn tiếng
việt của trẻ dân tộc thiểu số rất hạn chế do đó cần dạy và trang bị cho trẻ vốn
tiếng việt cần thiết để trẻ học tập bằng tiếng việt ở trường phổ thông.
Qua tiếp thu chuyên đề giúp tôi hiểu được đặc điểm tiếng việt của trẻ
mẫu giáo dân tộc thiểu số
Trẻ dân tộc thiểu số ít mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp nhất là đối với
người lạ.
Khả năng sử dụng tiếng việt của trẻ rất hạn chế.
Vốn hiểu biết về thế giới xung quanh rất nghèo nàn ảnh hưởng đến
việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp.
Trẻ học tiếng việt là ngôn ngữ thứ 2.Vì trẻ thường nói và sử dụng
tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp và vui chơi .

Trẻ thường nói và phát âm tiếng việt không chuẩn .
Vì vậy để tăng cường tiếng việt cho trẻ ta cần:


BGH nhà trường giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc
tăng cường tiếng việt cho dân tộc thiểu số .
Lựa chọn nội dung chuẩn bị tiếng việt gắn với nội dung đang học phù
hợp với từng lứa tuổi trẻ.
Luôn động viên khuyến khích trẻ sử dụng tiếng việt để tương tác với
cô và bạn trong mọi tình huống cụ thể.
Qua tiếp thu tôi hiểu và nắm được yêu cầu về nội dung và phương
pháp thực hiện , điều kiện thực hiện là :
Về nội dung :Phải theo nội dung ngôn ngữ trong chương trình giáo
dục mầm non. Phù hợp với kinh nghiệm sống và khả năng của tất cả trẻ
trong lớp phù hợp với điều kiện sống và đặc điểm ngôn ngữ văn hóa dân tộc
ở địa phương.
Về phương pháp : Sử dụng đa dạng linh hoạt các phương pháp dạy
học , sử dụng trò chơi là phương pháp chính , phương pháp trực quan hành
động với sử dụng đồ vật tranh ảnh, với cơ thể : Trú trọng tương tác giữa cô
và trẻ, giữa trẻ với trẻ…
Điều kiện thực hiện : Tận dụng và sử dụng tối đa những hoạt động và
trò chơi sẵn có , khai thác và sử dụng văn hóa dân gian địa phương , sưu tầm
và tổ chức trò chơi mới đáp ứng mục tiêu chuẩn tiếng việt, sử dụng các
nguồn lực cộng đồng bố mẹ, anh, chị…cho trẻ nge tiếng việt trên các
phương tiện thông tiện thông tin đại chúng.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Chủ đề nhánh: Bác Hồ kính yêu
Đề tài: Thơ: Bác Hồ của em

Đối tượng: Trẻ 4-5 tuổi
Thời gian: 25 phút
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ cảm nhận được
âm điệu vui tươi của bài thơ, thuộc thơ và trả lời được các câu hỏi theo nội
dung bài thơ.
- Rèn cho trẻ chú ý ghi nhớ, bước đâù biết đọc thơ diễn cảm kết hợp
với cử chỉ điệu bộ minh họa. Phát triển ngôn ngữ vốn từ cho trẻ.
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động, Yêu quý kính trọng Bác Hồ.
II. CHUẨN BỊ

-Một số hình ảnh về Bác Hồ.
-Tranh minh họa nội dung bài thơ trên màn hình.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG


1.Mở đầu hoạt động
- Cô cùng trẻ hát bài: “Em mơ gặp Bác Hồ”
- Chúng mình vừa hát bài hát gì?
- Cô cùng trẻ trò chuyện về Bác Hồ
- Bác Hồ còn sống hay đã mất? Trong giắc mơ con thấy Bác Hồ như
thế nào? Cô không được may mắn được gặp Bác Hồ nhưng cô đã sưu tập
được rất nhiều tranh ảnh về Bác Hồ chúng mình cùng xem nhé ( Cho trẻ
xem tranh trò chuyện về Bác Hồ)
- Bác tuy không còn nữa những lời dạy, những bài thơ, câu chuyện,
bài hát về Bác con vang mãi chúng mình có biết bài thơ nào nói về Bác
không?
- Cô Phan Thị Thanh Nhàn đã giúp các bạn nhỏ nói lên tình cảm của
mình đối với Bác qua bài thơ “ Bác Hồ của em” các con cùng nghe nhé.

2.Hoạt động trọng tâm
* Hoạt động 1: Cô đọc thơ
- Cô đọc diễn cảm thể hiện cử chỉ điệu bộ minh họa cho trẻ nghe giới
thiệu tên bài thơ, tên tác giả.
- Cô đọc cho trẻ nghe lần 2 kết hợp minh họa hình ảnh trên màn hình.
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Do ai sáng tác?
* Hoạt động 2:Cô đọc trích dẫn giảng giải nội dung
- Khi các con ra đời Bác Hồ có còn không?
- Bác Hồ đã không còn nữa nhưng những lời dạy của Bác, những bài
thơ bài hát, câu chuyện về Bác vẫn còn vang mãi và được kể từ thế hệ này
sang thế hệ khác tình cảm của mọi người đối với Bác rất gần gũi sâu nặng.
“ Khi em ra đời.....................................Bác sao rất gần”
- Những lời dạy của Bác mãi còn vang ngân nhắc nhở các cháu. Câu
thơ cuối nói lên điều đó “ Năm điều Bác dạy mãi còn vang ngân”
*Hoạt động 3: Đàm thoại
- Cô vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả nào?
- Khi các con sinh ra Bác Hồ còn sống không? Câu thơ nào nói lên
điều đó?
- Bác Hồ đã mất nhưng bác đã để lại cho chúng ta những gì?( Bài hát,
bài thơ, câu chuyện, lời căn dặn...)
- Mọi người rất yêu quý biết ơn kính trọng Bác còn các con thì sao?


- Để trở thành cháu ngoan của Bác các con phải như thế nào?
- Giáo dục trẻ yêu quý biết ơn kính trọng Bác Hồ Phấn đấu chăm
ngoan học giỏi để trở thành cháu ngoan của Bác.
* Hoạt động 4: Dạy trẻ đọc thơ
- Tổ chức dưới hình thức hội thi “Bé đọc thơ hay ”
- Lớp đọc cùng cô 2 lần nhắc trẻ đọc chậm rãi trang trọng
- Cô thông báo nội dung hội thi gồm 3 phần

- Phần thứ nhất “ Phần thi đồng đội” Từng tổ đọc
- Phần thi thứ 2 “ Bé và những người bạn” nhóm đọc nhóm bạn nam,
bạn nữ. Nhóm bạn nam nữ.
- Phần thi thứ 3 “ Bé cùng giao lưu” 3 đội cử đại diện mỗi đội một
bạn đọc thơ hay nhất lên bốc thăm dự thi phần thi giao lưu đội nào bạn đọc
hay diễn cảm đúng sẽ được tặng 1 hoa.
- Cô dẫn chương trình cho 3 đội dự thi.
3.Kết thúc hoạt động: Cho trẻ múa hát tặng Bác Hồ



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×