Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

BÀI TƯỜNG THUẬT hãy so sánh giữa tường thuật báo in và tường thuật báo phát thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.94 KB, 10 trang )

Bài tập môn tường thuật

Câu hỏi: hãy so sánh giữa tường thuật báo in và tường thuật
báo phát thanh?
Để hiểu rõ về sự khác nhau giữa tường thuật báo in và tường thuật
báo phát thanh, trước hết chúng ta hay cùng định nghĩa về tường
thuật.
Tường thuật là thể loại báo chí có nhiệm vụ phản ánh các
sự kiện mới (giống như các thể loại tin và ghi nhanh). Đặc điểm cơ
bản về phương diện nội dung và hình thức của nó là trình bày trung
thực sự kiện một cách chính xác, cặn kẽ, tỷ mỷ theo đúng tiến trình
diễn biến có thật của sự kiện đó. Trong tường thuật, tác giả đóng
vai trò là người chứng kiến sự kiện và thuật lại một cách tường tận,
với một thái độ khách quan. Cấu trúc của bài tường thuật chính là
cấu trúc của sự kiện. Ngôn ngữ trong tường thuật chủ yếu là kể, tả
lại một cách chi tiết, đôi chỗ xen kẽ những lời bình nhằm tạo điều
kiện cho công chúng hiểu đúng về sự kiện.
1. Tường thuật ở báo in:
-Xét về tính thời sự : thì tường thuật báo in không nhanh
nhạy và cập nhật đảm bảo tính thời sự như đối với báo phát thanh.
Vì chúng ta đã biết, để có một tác phẩm tường thuật nhà báo đã đi
đến nơi diễn ra sự kiện, theo dõi sự kiện và ghi chép, sau đó mới
hoàn chỉnh thành một bài viết. Nhưng chưa xong, để bài viết và
nhưng thông tin đó đến tay độc giả thì còn phải qua khá nhiều khâu
1


Bài tập môn tường thuật

như: biên tập, duyệt in, lên trang và đến khâu in ấn, phát hành…
Nhiều khi sự kiện đó diễn ra từ sáng hoặc từ chiều hôm trước


nhưng ngày sau đó bài viết đó mới đến tay độc giả. Như vậy tính
thời sự, cập nhật không đảm bảo.
Đó là còn chưa kể đến việc nhiều độc giả không có tiền để
mua báo đọc nên việc cập nhật thông tin cũng hạn chế.
- Phương thức thể hiện:
Đối với báo in thì việc đư thông tin chủ yếu bằng chữ viết
và có thêm hình ảnh minh họa được phóng viên đi thực tế chụp.
- Góc độ tiếp cận: Đối với báo in tính góc độ tiếp cận là
qua thính giác, đó là mắt của đọc giả đọc bài báo đó rồi thông qua
đó tiếp nhận thông tin từ bài báo.
Ở góc độ tiếp cận này cũng biểu hiện nhiều hạn chế như:
đối với việc những người bị mù, mắt kém thì việc tiếp nhận thông
tin ở bài tường thuật qua báo in là không có tác dụng.
Hiện nay việc in chữ nổi để cho người mù đọc báo ở nước
ta hầu như là không có.
- Dung lượng: Đối với báo in, bài tường thuật được đăng
trên báo in cũng hạn chế, trung bình mỗi bài tường thuật chỉ
khoảng 800- đến 1500 chữ. Vì một bài tường thuật không phải nhất
thiết dài mới hấp dẫn và đầy đủ sự kiện, thông tin.

2


Bài tập môn tường thuật

Bài tường thuật trên báo in cũng hiếm, được đăng chiếm
một phần nhỏ trên trang báo .
Tuy nhiên một bài tường thuật trên báo in cũng có ưu điểm
đó là: Làm cho độc giả nhớ lâu về sự kiện, tìm hiểu sự kiện một
cách cụ thể, sâu. Có tính lưu trữ tốt, có thể từ bài báo đó làm tư

liệu để cất giữ, nghiên cứu.
Tuy bài tường thuật trên báo in không nhanh nhạy về tính
thời sự song nó vẫn là yêu cầu lớn đối với các tờ báo, đặc biệt là
tường thuật về các sự kiện quan trọng.
2. Tường thuật trên báo phát thanh:
- Xét về tính thời sự:
Bài tường thuật trên báo phát thanh có thể nói là đảm bảo
tính thời sự khá cao, bởi vì hiện nay nhiều Đài phát thanh đã dùng
phát thanh tường thuật trực tiếp đặc biệt là các chương trình , sự
kiện quan trọng. Sự kiện vừa diễn ra đã được cung cấp ngay đến
công chúng. Không những vậy thính giả còn cảm nhận được không
khí của sự kiện thông qua các phương tiện kỹ thuật như thu thanh
trực tiếp hiện trường, tiếng động, tiếng nhạc….bên cạnh lời nói
hấp dẫn của phát thanh viên. Đây là một lợi thế của phát thanh đối
với bài tường thuật. Thính giả nhưu thấy mình đang được hòa mình
vào với sự kiện đó.

3


Bài tập môn tường thuật

- Góc độ tiếp cận: Một bài tường thuật trên báo phát thanh
được thể hiện qua am thanh và lời nói. Đặc biệt là giọng đọc của
phát thanh viên bên cạnh tiếng động hiện trường, nhạc nền…Chỉ
cần có đài radio là thính giả có thể nghe được. Góc độ tiếp cận ở
đây là qua thính giác.
Bên cạnh những mặt thuận lợi như: Không cần bỏ tiền ra
như mua báo in thì thính giả vẫn có thể nghe được thông qua chiếc
đài . Một chiếc đài phát ra sẽ có nhiều thính giả được nghe, dù

đang làm việc gì, dở tay việc gì thì thính giả vẫn có thể vừa làm
vừa nghe được. Nhưng hạn chế của bài tường thuật trên báo phát
thanh là diễn ra dài nên không thu hút được thính giả nghe từ đầu
đến cuối, thính giả nghe không tập trung nên không nhớ lâu, độ lưu
trữ thông tin không sâu, không đầy đủ.
- Phương thức thể hiện: Qua âm thanh và lời nói. Âm
thanh từ tiếng động thực tế tại nơi diễn ra sự kiện, tiếng nhạc,
giọng đọc của phát thanh viên.
- Dung lượng: có thể hơi khác so với bài tường thuật được
đăng trên báo in hay báo mạng thì bài tường thuật trên báo phát
thanh có thể kéo dài hơn, chiếm khá nhiều thời gian chương trình
phát thanh. Bởi sự kiện diễn ra đến đâu thì tường thuật đến đó theo
tuần tự, trừ bài tường thuật không làm trực tiếp thì có thể cắt cho
ngắn gọn hơn.

4


Bài tập môn tường thuật

Hiện nay ở các nước trên thế giới nhờ sử dụng công nghệ
cao nên xu hướng là hầu như họ làm chương trình phát thanh trực
tiếp đặc biệt là đối với sự kiện quan trọng họ sẽ làm tin tường thuật
hoặc bài tường thuật trực tiếp. Và ở Việt Nam nay cũng sử dụng
công nghệ cao vào sản xuất chương trình đặc biệt là thực hiện các
bài tường thuật trực tiếp.

5



Bài tập môn tường thuật

Câu hỏi: Sáng tạo một tác phẩm tường thuật về chủ đề bất kỳ
( 800- 1500 chữ)
BÀI TƯỜNG THUẬT
“Trường Phổ thông Vân Nội khai giảng năm học mới.”

Sáng ngày 5/9/2010, Trường THPT Vân Nội đã tổ chức long
trọng lễ khai giảng năm học mới 2010-2011.
Theo thông báo của nhà trường là 7h30 các học sinh có mặt,
8h bắt đầu phần văn nghệ chào mừng nhưng từ lúc 7h học sinh ba
khối đã náo nức đổ về sân trường, trong màu trằng tinh khiết của
những chiếc áo dài truyền thống và màu sắc sặc sỡ của những bó
hoa và cờ. Lúc này trông sân trường như một ngày hội lớn , một
không khí thật tưng bừng.

6


Bài tập môn tường thuật

Đúng 8h, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường chào mừng Lễ
khai giảng với các tiết mục văn nghệ đặc sắc, cùng với một số tiết
mục của giáo viên được lồng ghép khá ấn tượng.
Đúng 8h30 Lễ khai giảng được bắt đầu , cả biển người ở sân
trường nghiêm trang chào Quốc kỳ trong bản nhạc “ Tiến quân ca”
hoành tráng, hào hùng khí thế.
Tới dự lễ khai giảng có :
- Ông Hoàng Kế Khiêm- Phó chủ tịch UBND huyện Đông
Anh

- Nhà giáo ưu tú Nguyễn Đình Hoa- Hiệu trưởng trường
THPT Vân Nội
- Ông Phan Đình Long- Chủ tịch UBND xã Vân Nội.
Cùng đông đảo các thầy cô giáo và các em học sinh của ba
cấp học đang theo học tại trường.
8h40 nhà giáo ưu tú Nguyễn Đình Hoa- Hiệu trưởng tuyên
bố khai giảng năm học mới 2010-2011. Thầy hiệu trưởng nhấn
mạnh: Năm học mới này nhà trường cần hưởng ứng mạnh mẽ cuộc
vận động : “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”, tích cực, sang tạo trong việc thực hiện phong trào “ xây
dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực” để nâng cao chất
lượng dạy và học, đáp ứng long mong mỏi của phụ huynh học
sinh.
7


Bài tập môn tường thuật

Phát biểu và động viên thầy và trò nhà trường, Ông Hoàng
Kế Khiêm- phó chủ tịch UBND huyện Đông Anh đã đánh giá cao
những kết quả đạt được của trường PT Vân Nội trong năm học vừa
qua. Bên cạnh việc tăng cường giảng dạy, nhà trường đã quan tâm
giáo dục toàn diện cho học sinh; như trang bị kỹ năng sống, các
hoạt động xã hội, điều đó chứng tỏ đây là một trong những trường
đi đầu của huyện Đông Anh .
Trong năm học qua, nhà trường đã tích cực thực hiện chủ đề
năm học là đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục; sang
tạo trong việc thực hiện phong trào “ Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực “ Và hưởng ứng mạnh mẽ cuộc vận động:
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Với thành

tích của mình, nhà trường đã giành được tình cảm và sự tin yêu của
các bậc phụ huynh học sinh gửi gắm con em mình vào học tập tại
trường.
Bước vào năm học mới, cùng với nhân dân, các thầy cô và
học sinh cả nước thực hiện các nghị quyết về kinh tế- xã hội của
các cấp ủy , chính quyền các cấp; trong bối cảnh tiến tới Đại lễ kỷ
niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội , Phó chủ tịch huyện Đông
Anh Ông Hoàng Kế Khiêm mong rằng nhà trường sẽ đạt được
nhiều thành tích hơn nữa, tiếp tục phát triển đội ngũ giáo viên , xây
dựng cơ sở vật chất ngày càng khang trang theo hướng chuẩn hóa,
hiện đại hóa là nhà trường đạt tiêu chuẩn quốc gia; góp phần cùng
8


Bài tập môn tường thuật

với các trường của Thủ đô đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng
Giáo dục- Đào tạo và đáp ứng nhu cầu về dạy học chất lượng của
các phụ huynh học sinh.
Năm học vừa qua, trường Vân Nội có 94% học sinh xếp loại
văn hóa khá, giỏi, không có học sinh yếu kém, 100% học sinh xếp
loại tốt về đạo đức, Tỷ lệ thi đỗ tốt nghiệp đạt 98.90%.
Năm học 2010- 2011 này nhà trường có trên 1000 học sinh ,
tiếp tục thực hiện phong trào “ Xây dựng trường học thân thiệnhọc sinh tích cực”. Phấn đấu thực hiện “ Mỗi học sinh Vân Nội
hôm nay sẽ là một sinh viên đại học ngày mai”.

9


Bài tập môn tường thuật


Trong buổi lễ khai giảng trang trọng và gần gũi , đại diện
các bạn học sinh đang theo học tại trường , bạn Ngô Thanh Loan
đã mạnh dạn phát biểu những suy nghĩ của mình “Chúng em cảm
ơn thầy cô , trong năm học vừa qua đã giành tình cảm nồng ấm cho
các em, tận tụy dạy dỗ và trang bị kiến thức, kỹ năng sống cho các
em. Các thầy cô đã hết mình trong việc tạo lập một môi trường học
tập gần gũi, thân thiện. Chúng em xin hứa sẽ nỗ lực phấn đấu học
tập để đạt được kết quả tốt nhất không phụ lòng thầy cô và cha mẹ.
Lễ khai giảng năm học mới 2010-2011 kết thúc thành công
tốt đẹp trong niềm vui hân hoan của mọi người hứa hẹn một năm
học mới với nhiều niềm vui mới.

10



×