Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Hướng dẫn học sinh làm bài tập vật lý theo chủ đề dạy học tích hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.97 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUAN HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI TẬP VẬT LÍ
THEO CHỦ ĐỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP

Người thực hiện: Lê Văn Tâm
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Phú Sơn
SKKN thuộc môn: Vật Lý

THANH HÓA NĂM 2017


MỤC LỤC
Trang


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
- Trong quá trình giảng dạy bộ môn vật lí, tôi nhận thấy rằng các em
học sinh chưa chủ động tiếp thu và tìm tòi kiến thức; khả năng vận dụng, áp
dụng tính toán bằng công thức chưa tốt; khả năng vận dụng linh hoạt kiến
thức của môn toán vào môn vật lí còn hạn chế, vướng mắc, chưa khoa học.
- Trong khi mục tiêu của giáo dục đang đặt ra là: dạy học lấy học sinh
làm trung tâm, học sinh là chủ đạo và chủ động tiếp cận, tiếp thu kiến thức.
Song, học sinh chưa thực sự chủ động học tập tìm tòi phát hiện và tiếp thu các
kiến thức cũ và mới; các kiến thức liên môn với nhau.


- Hiện tại chưa có các tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu về vấn đề này,
đồng nghiệp, nhà trường chưa có kinh nghiệm để giải quyết, khắc phục.
- Từ những lí do trên tôi lựa chọn cho mình đề tài này để viết sáng kiến
kinh nghiệm.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm giải quyết những mâu thuẫn và khó
khăn nêu ra ở trên. Đề tài có tính chất thời sự trong công tác giảng dạy, giáo
dục học sinh; nhằm nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân; để trao đổi với
đồng nghiệp...
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài này nghiên cứu, tổng kết về các dạng bài tập vật lí 9 có nội dung
tích hợp với môn toán.
Đối tượng áp dụng là học sinh lớp 9 trường THCS Phú Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tôi đã thu thập
thông tin thông qua đọc sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn những
khái niệm và tư tưởng cơ bản là cơ sở cho lí luận của đề tài, hình thành giả
thuyết khoa học, dự đoán về những thuộc tính của đối tượng nghiên cứu, xây
dựng những mô hình lí thuyết hay thực nghiệm ban đầu.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Tôi tiến
hành khảo sát một nhóm đối tượng nhằm phát hiện quy luật phân bố, trình độ
phát triển, những đặc điểm về mặt định tính và định lượng của các đối tượng
cần nghiên cứu. Đây là những thông tin quan trọng về đối tượng cần cho quá
trình nghiên cứu viết sáng kiến kinh nghiệm.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Đây là phương pháp quan trọng
cần có hiệu quả những số liệu thực tế, rút ra những nhận xét kết luận khoa
học, khách quan đối với những vấn đề cần nghiên cứu, khảo sát. Tôi đã vận
3



dụng hai phương pháp chính là: Phương pháp tính tỷ lệ % và phương pháp
tính điểm trung bình, xếp thứ bậc.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
- Nhà trường tạo điều kiện khuyến khích để bản thân tham gia soạn bài
và dạy học theo chủ đề tích hợp liên quan đến bộ môn.
- Bản thân tâm huyết trong vấn đề soạn bài, nhiệt tình trong từng tiết
dạy. Áp dụng linh hoạt các biện pháp, phương pháp, các chủ đề kiến thức
(hoặc đơn vị kiến thức) giữa bài dạy với các môn học khác để đem lại hiệu
quả thiết thực nhất trong quá trình dạy và học.
- Tôi đã tìm hiểu, nắm bắt quá trình học tập của các em, phải tìm hiểu
xem các em muốn học cái gì, thiếu cái gì. Cần bổ sung cho các em những nội
dung kiến thức nào, cách học tập ra làm sao,...
- Về học sinh đa số các em đều ngoan nhưng ý thức về học tập bộ môn
chưa cao do còn ỷ lại cho giáo viên. Và đặc biệt là khả năng vận dụng kiến
thức để giải quyết các tình huống học tập còn kém. Cụ thể:
+ Các em còn dập khuôn, máy móc chưa có tính sáng tạo trong học tập
cũng như làm bài tập. Sự suy diễn, suy luận có logic giữa các môn học chưa có,
các mối liên hệ giữa các đại lượng vật lí trong quá trình học còn hạn chế,...
+ Tính tự giác học tập còn chưa cao, còn ham chơi và ỷ lại cho giáo viên.
- Nguồn tài liệu mà tôi sử dụng trong sáng kiến kinh nghiệm đó là:
+ Tài liệu Làm bài tập vận dụng công thức tính điện trở của dây dẫn,
của Lê Văn Tâm, giáo viên trường THCS Phú Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh
Thanh Hóa, Dạy học theo chủ đề tích hợp năm học 2016–2017.
+ Tài liệu Làm bài tập về thấu kính phân kì, của Hoàng Văn Long, giáo
viên trường THCS Hiền Chung, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Dạy học
theo chủ đề tích hợp năm học 2014–2015.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Ngay từ đầu năm học 2016–2017 tôi đã tiến hành khảo sát ở khối lớp 9
trong nhà trường, kết quả như sau:

- Trên 50% học sinh hiểu bài tại lớp nhưng vận dụng vào giải quyết các
câu hỏi, bài tập trong SGK hay SBT hoặc thi kiểm tra thì không làm được.
- Gần 20% học sinh hiểu bài và có thể trả lời được các câu hỏi, bài tập
mà giáo viên đưa ra.
- Trên 30% học sinh hiểu bài nhưng còn lan man, chưa xác định được
cách giải quyết, trả lời câu hỏi bài tập thật tốt.
4


Từ những thực trạng trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu soạn bài thí điểm
ở khối lớp 9 để dạy lồng ghép vào các buổi học chính khóa hoặc dạy vào các
buổi chiều thì tôi nhận thấy kết quả học tập ở học sinh thay đổi rõ rệt trong
năm học 2016–2017 này. Vì lí do trên mà tôi quyết định chọn chủ đề "Hướng
dẫn học sinh làm bài tập vật lí theo chủ đề dạy học tích hợp" để viết sáng kiến
nhằm khắc phục những hạn chế nêu ở trên.
Tôi xin nêu ra 2 ví dụ ở chương trình vật lí 9 để trình bày.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để
giải quyết vấn đề
Để các em học sinh tiếp cận và lĩnh hội kiến thức một cách chủ động,
trước khi soạn bài tôi đã phân loại các bài dạy học theo chủ đề dạy học tích
hợp (tôi xin trình bày ở phần dưới). Có như vậy, hiệu quả của một tiết dạy và
học mới phát huy được tác dụng.
Sau đây tôi xin đưa ra hai ví dụ về giải pháp mà tôi đã giảng dạy cho
các em học sinh lớp 9 tại đơn vị, cụ thể như sau:
Giải pháp: Hướng dẫn học sinh lớp 9 làm bài tập theo chủ đề Dạy học
tích hợp. (kiểu bài dạy học tự chọn, giáo viên bố trí dạy học vào các buổi
chiều hoặc lồng ghép vào các tiết làm bài tập)
Để dạy những bài học có dạng bài tập theo chủ đề tích hợp, trước hết
giáo viên phải xác định được:
1. Mục tiêu dạy học.

2. Đối tượng dạy học.
3. Ý nghĩa của dạy học.
4. Thiết bị dạy học.
5. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học.
Ví dụ 1. LÀM BÀI TẬP VẬN DỤNG CÔNG THỨC TÍNH ĐIỆN TRỞ
CỦA DÂY DẪN

I. Mục tiêu dạy học
* Kiến thức:
Học sinh vận dụng được kiến thức của toán học để rút ra được:
- Công thức tính điện trở của dây dẫn:

R=ρ

- Công thức tính tiết diện tròn của dây dẫn:

l
S

d2
S =π
4

- Học sinh vận dụng công thức để giải các bài tập về điện trở. Rút được
yếu tố cần tính từ các đại lượng đã biết của bài toán.
* Kỹ năng: Học sinh có kỹ năng tìm được yếu tố cần tính từ các đại lượng
đã biết của bài toán và thay số tính toán. Rèn luyện kỹ năng biến đổi, thay thế
5



công thức. Rèn kĩ năng tổng hợp thông tin thu được để khái quát hoá hiện tượng.
* Thái độ: Học sinh hứng thú, tích cực và yêu thích môn học Toán - Vật lí. Học
sinh cần vận dụng kiến thức liên môn toán, lí để giải quyết các vấn đề dự án đặt ra.
II. Đối tượng dạy học
Học sinh lớp 9; số lượng 34 em.
III. Ý nghĩa của dạy học
- Học sinh thấy được sự liên hệ của 2 bộ môn Toán, Vật lý trong quá
trình giải các bài toán thực tế của môn Vật lý.
- Học sinh thấy được sự cần thiết của môn Toán và môn Vật lý có vai
trò bổ trợ cho nhau, logíc với nhau và phát triển tư duy của học sinh.
- Học sinh hiểu bài hơn và nhớ lâu hơn thông qua cách học theo dự án này.
IV. Thiết bị dạy học
- Chuẩn bị của giáo viên: Các bài tập về điện trở, máy tính bỏ túi, máy chiếu.
- Chuẩn bị của học sinh: Máy tính bỏ túi.
V. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
1. Lý thuyết
Giáo viên cho học sinh nhắc lại kiến thức công thức tính điện trở R của
một đoạn dây dẫn có chiều dài l , có tiết diện S và làm bằng vật liệu có điện
trở suất ρ .
Các trường hợp xảy ra:
* Trường hợp 1: Tính điện trở của một đoạn dây dẫn khi biết điện trở

suất ρ , chiều dài l và tiết diện S.

* Trường hợp 2: Tính điện trở của một đoạn dây dẫn khi biết điện trở

suất ρ , chiều dài l và tiết diện S chưa biết (tính S khi biết bán kính r hoặc
đường kính d của dây dẫn).

* Trường hợp 3: Tính chiều dài l của một đoạn dây dẫn khi biết điện

trở suất ρ , điện trở R và tiết diện S.
* Trường hợp 4: Tính chiều dài l của một đoạn dây dẫn khi biết điện
trở suất ρ , điện trở R và tiết diện S chưa biết (tính S khi biết bán kính r hoặc
đường kính d của dây dẫn).
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tính tiết diện tròn (tìm S) của một
đoạn dây dẫn trong trường hợp chưa biết tiết diện của dây dẫn, bằng cách liên hệ
của môn toán (đó là bán kính r và đường kính d) để bổ trợ học bài tập vật lí.
* Xây dựng công thức tính:
- Công thức tính điện trở của một đoạn dây dẫn đã cho:

R=ρ

l
S

6


Gọi r và d lần lượt là bán kính và đường kính của một đoạn dây dẫn, đơn
vị là mét (m). thì:
d = 2r

- S là tiết diện tròn của dây dẫn, đơn vị là mét vuông (m2).
Vậy ta có: S = π r 2 = π

d2
4

- Công thức tính điện trở của dây dẫn:
l

Rπ d 2
l
R=ρ
hoặc R = ρ 2 hoặc l =
S

ρ .4

πr

- Công thức tính chiều dài của dây dẫn:
RS
l.4
Rπ r 2
l=
R=ρ
l=
hoặc
hoặc
ρ
πd2
ρ

- Công thức tính tiết diện của dây dẫn:

S = πr =π
2

d2
4


- Yêu cầu học sinh nhắc lại công thức chia hai lũy thừa cùng cơ số:
a m : a n = a m −n với a ≠ 0 và m ≥ n

2. Vận dụng vào các bài tập cụ thể sau
TRỢ GIÚP CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA
TRÒ

NỘI DUNG

Giáo viên chiếu đề bài:
Bài tập 1: Tính điện trở của đoạn dây đồng dài l = 4m có tiết diện tròn,
đường kính d = 1mm và điện trở suất ρ = 1, 7.10−8 Ω.m (lấy π = 3,14 ).
- Yêu cầu học sinh đọc đề - Học sinh đọc đề bài
bài và tóm tắt đầu bài.
từ đó tóm tắt đầu bài.
- Bài toán cho ta biết - Học sinh: bài toán
những đại lượng nào, đại cho biết l, d. Tìm S từ
lượng nào phải tính?
đó tính R.
- Gọi học sinh lên bảng - Học sinh lên bảng
tóm tắt đầu bài. (yêu cầu tóm tắt đầu bài.
Tóm tắt:
học sinh đổi 1mm về m)
- Học sinh nhận xét l = 4m
- Gọi học sinh khác nhận tóm tắt.
d = 1mm = 10−3 m
xét tóm tắt.

ρ = 1, 7.10−8 Ω.m

- Giáo viên chốt lại tóm - Học sinh nêu và viết
tắt đúng.
công thức tính điện trở Tính R = ?

7


l
? Nêu công thức tính điện
lên bảng: R = ρ
S
trở của đoạn dây đồng.
- Từ công thức trên, để - Học sinh: đại lượng
tính R ta phải biết cả ba đã biết là: ρ , l đại
đại lượng ρ , l và S. Vậy lượng chưa biết là S.
đại lượng nào ta đã biết,
đại lượng nào chưa biết ?
Bài giải:
- Học sinh suy nghĩ
- Em hãy nêu mối liên hệ nêu lên mối liên hệ
- Tính điện trở của đoạn
giữa S và d
giữa S và d theo dây đồng dài l = 4m .
- Giáo viên hướng dẫn hướng dẫn của giáo
- Áp dụng công thức:
học sinh cách tìm công viên.

thức S = π r 2 = π


d2
4

R=ρ

l
S

(1)

- Học sinh: ta tính
d2
- Khi biết S, ta có tính được R khi đã biết S.
Trong đó: S = π
4
được R không ?
- 1 học sinh lên bảng
Thay vào (1)
- Yêu cầu học sinh biến trình bày.
đổi công thức, thay số và
l
R=ρ
l.4

tính kết quả.
d2 = ρ
2
π.


4

π .d

* Giáo viên nhắc học sinh
chú ý cách rút gọn khi
chia hai lũy thừa cùng cơ
số.

Thay số vào ta được:

- Gọi học sinh khác nhận
xét trình bày của bạn.

Vậy điện trở của đoạn dây
đồng có chiều dài 4m là:

- Giáo viên đưa ra kết
luận đúng.

R = 1, 7.10−8

4.4
= 8, 662.10−2 Ω
−3 2
3,14.(10 )

R = 8, 662.10−2 Ω .

Giáo viên chiếu đề bài:

Bài tập 2: Một sợi dây tóc bóng đèn làm bằng vonfram ở nhiệt độ 20 0C
có điện trở 25 Ω , có tiết diện tròn bán kính 0,01mm, điện trở suất
ρ = 5,5.10−8 Ω.m . Hãy tính chiều dài của dây tóc này (lấy π = 3,14 ).
- Yêu cầu học sinh đọc đề - Học sinh đọc đề bài
bài và tóm tắt đầu bài.
và tóm tắt đầu bài.
- Yêu cầu học sinh nêu các - Học sinh nêu tên các
đại lượng đã biết, đại đại lượng đã biết là: R
lượng cần tính?
= 25 Ω , r = 0,01mm;
đại lượng cần tính là l.
- Gọi 1 học sinh lên bảng - Học sinh lên bảng
tóm tắt đầu bài và đổi đơn tóm tắt đầu bài và đổi
8


vị bán kính 0,01mm về m. đơn vị.

Tóm tắt:

- Để tính l ta áp dụng - Học sinh: ta áp dụng
l
công thức nào?
công thức R = ρ ⇒ l
S
- Yêu cầu 1 học sinh lên
bảng biến đổi suy ra công - Học sinh lên bảng
R.S
thức tính l .
trình bày được: l = ρ

- Học sinh khác nhận xét,
giáo viên chốt lại công - Học sinh: đại lượng
đã biết là: R, ρ . Đại
thức đúng.
- Đại lượng nào trong công lượng chưa biết là S.

R = 25Ω
r = 0, 01mm = 10−5 m

ρ = 5,5.10−8 Ω.m

Tính l = ?

thức trên đã biết, đại lượng - Mối liên hệ giữa S và
nào chưa biết phải đi tìm ? r được thể hiện qua
2
- Em hãy nêu mối liên hệ công thức: S = π r .
giữa tiết diện S với bán
kính r ?
- Giáo viên chốt lại công
thức đúng.

Bài giải:

- Học sinh lên bảng Tính chiều dài của dây tóc
- Giáo viên khi đã biết trình bày bài làm.
bóng đèn:
được các đại lượng trên ta
Từ công thức:
sẽ tính được chiều dài l .

l
R.S R.π r 2
⇒l =
=
S
ρ
ρ

- Gọi học sinh lên bảng
trình bày.

R=ρ

* Giáo viên nhắc học sinh
chú ý cách rút gọn khi
chia hai lũy thừa cùng cơ
số.

(với S = π r 2 )

- Gọi học sinh khác nhận
xét bài làm của bạn.
- Giáo viên rút ra nhận xét đúng.

Thay số vào ta được:
25.3,14.(10− 5 )2
l=
= 14,3.10− 2 m = 0,143m
−8
5,5.10

Vậy chiều dài của dây tóc
bóng đèn là l = 0,143m .

3. Củng cố - hướng dẫn về nhà
Giáo viên nhắc lại kiến thức bài học cần nhớ, cách thức giải hai bài tập
trên và yêu cầu học sinh nắm vững các nội dung sau:
- Học và nắm vững, nhớ và biến đổi linh hoạt các công thức liên quan đến
công thức tính điện trở của dây dẫn.
- Vận dụng giải lại hai bài tập đã học, chú ý cách rút gọn chia hai lũy thừa
cùng cơ số.
- Chuẩn bị tốt cho kiểm tra đánh giá kết quả học tập vào buổi học sau.
9


4. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
- Học sinh biết vận dụng kiến thức vừa học vào việc giải các bài tập tương tự.
Bài 1. Tính điện trở của sợi dây nikêlin dài 8m, có tiết diện tròn và đường
kính là 0,4mm, điện trở suất ρ = 0, 4.10−6 Ω.m (lấy π = 3,14 ).
Bài 2. Một đoạn dây nhôm, có tiết diện tròn bán kính 2mm, có điện trở 20
Ω và điện trở suất ρ = 2,8.10−8 Ω.m . Tính chiều dài của đoạn dây nhôm này (lấy
π = 3,14 ).
5. Các sản phẩm của học sinh
Giáo viên cho học sinh làm bài kiểm tra thấy kết quả đạt được như sau:
Giỏi

Học sinh

Khá

TB


Yếu, kém

9

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

34

2

5,9%

10

29,4%


22

64,7%

0

0

Nhận thấy kết quả học tập của HS đạt hiệu quả tốt.
(Theo tài liệu Làm bài tập vận dụng công thức tính điện trở của dây dẫn,
của Lê Văn Tâm, giáo Trường THCS Phú Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh
Hóa, Dạy học theo chủ đề tích hợp năm học 2016–2017)
Ví dụ 2. LÀM BÀI TẬP VỀ THẤU KÍNH PHÂN KỲ
I. Mục tiêu dạy học
*Kiến thức: Học sinh vận dụng được kiến thức của tam giác đồng dạng để
lập ra tỷ số rút ra được:
- Công thức tính khoảng cách từ thấu kính đến ảnh:
- Công thức tính khoảng cách từ vật đến thấu kính:
- Công thức tính độ cao của ảnh:

h' =

d' =

d=

df
d+ f


d' f
f − d'

d'
×h
d

Học sinh vận dụng công thức giải quyết bài tập về thấu kính phân kỳ. Rút
được yếu tố cần tính từ các đại lượng đã biết của bài toán.
* Kỹ năng: Học sinh có kỹ năng tìm được yếu tố cần tính từ các đại lượng
đã biết của bài toán và thay số tính toán. Rèn kỹ năng vẽ hình. Rèn kĩ năng tổng
hợp thông tin thu được để khái quát hoá hiện tượng.
* Thái độ: Học sinh hứng thú, tích cực và yêu thích môn học Toán - Vật lí. Học
sinh cần vận dụng kiến thức liên môn toán, lí để giải quyết các vấn đề dự án đặt ra.
10


II. Đối tượng dạy học
Học sinh lớp 9; số lượng 35 em.
III. Ý nghĩa của dạy học
* Ý nghĩa và vai trò:
+ Học sinh thấy được sự liên hệ của 2 bộ môn toán, lý trong quá trình giải
quyết bài toán thực tế của môn Vật lý.
+ Học sinh thấy sự cần thiết của môn toán và môn Vật lý có vai trò bổ trợ
cho nhau, logíc với nhau và phát triển tư duy của học sinh.
+ Học sinh hiểu bài hơn và nhớ lâu hơn cách xây dựng. Các em quên có
thể tự xây dựng được.
IV. Thiết bị dạy học
- Chuẩn bị của giáo viên: Thước thẳng, êke, máy tính bỏ túi, máy chiếu.
- Chuẩn bị của học sinh: Thước thẳng, êke, máy tính bỏ túi.

V. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
1. Lý thuyết:
Giáo viên cho học sinh nhắc lại kiến thức hai tam giác đồng dạng của
môn toán để bổ trợ học bài tập vật lí.
+ Định nghĩa: Nếu hai tam giác có các góc bằng nhau và các cạnh tương
ứng tỷ lệ thì hai tam giác đó đồng dạng.
+ Suy ra từ định nghĩa: Nếu hai tam giác đồng dạng với nhau thì các góc
tương ứng bằng nhau và các cạnh tương ứng tỷ lệ.
+ Nhắc lại các trường hợp đồng dạng của hai tam giác:
* Trường hợp1: Nếu 3 cạnh của tam giác này tỉ lệ với 3 cạnh của tam
giác kia thì hai tam giác đó đồng dạng.
* Trường hợp 2: Nếu hai tam giác có 2 cạnh tỉ lệ và góc xen giữa hai
cạnh đó bằng nhau thì hai tam giác đó đồng dạng.
* Trường hợp 3: Nếu hai tam giác có 2 góc bằng nhau thì hai tam giác đó
đồng dạng với nhau.
+ Nhắc lại các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuông:
* Trường hợp 1: Hai tam giác vuông có một góc nhọn bằng nhau thì hai
tam giác vuông đó đồng dạng với nhau.
* Trường hợp 2: Hai tam giác vuông có hai cạnh góc vuông tỉ lệ với nhau
thì hai tam giác vuông đó đồng dạng với nhau.
Trường hợp 3: Hai tam giác vuông có cạnh huyền và cạnh góc vuông
tương ứng tỉ lệ thì hai tam giác vuông đó đồng dạng với nhau.
* Xây dựng công thức tính: Đặt:
11


- Khoảng cách từ vật đến thấu kính là d
- Khoảng cách từ thấu kính đến ảnh là d’.
- Độ cao của vật là h
B


- Độ cao của ảnh là h’.

I

B


O

.

.



AA

F

F

Xét ∆OAB và ∆OA ' B ' có: ∠OAB = ∠OA ' B ' = 90 0 và ∠AOB chung
Suy ra:

AB OA OB
h d OB
=
=
= =

(1)
' '
'
' hay
A B OA OB
h ' d ' OB '

Xét ∆BB ' I và ∆OB ' F có:


BB ' BI
OB − OB ' OA
=
=
hay
OB ' BF
OB '
OF

OB d
OB
OA
OB OA
= + 1 (2)
−1 =

=
+ 1 hay
'
'

OB ' f
OB
OF
OB OF
d

d

df

'
'
'
Từ (1) và (2): d ' = f + 1 ⇔ df = dd + d f ⇒ d = d + f

Từ (1) có

h d
d'
'
=

h
=
×h
h' d '
d

Vậy ta có:
* Công thức tính khoảng cách từ thấu kính đến ảnh:

* Công thức tính khoảng cách từ vật đến thấu kính:
* Công thức tính độ cao của ảnh:

d'
h = ×h
d
'

d' =

df
d+ f

d=

d' f
f − d'

2. Vận dụng vào hai bài tập thực tế cụ thể sau
TRỢ GIÚP CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA
TRÒ

NỘI DUNG

Giáo viên chiếu đề bài
Bài tập 1: Đặt vật AB cao 0,6cm trước một thấu kính phân kỳ có tiêu cự
12cm. Vật AB cách thấu kính một khoảng d = 8cm. A nằm trên trục chính:
12



a) Hãy dựng ảnh A' B ' của AB.
b) Nêu tính chất của ảnh.
c) Dựa vào kiến thức hình học tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính.
d)Tính độ cao của ảnh.
- Yêu cầu học sinh đọc
đề bài và tóm tắt đầu bài. - Học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu học sinh nêu từ đó tóm tắt đầu bài. a) Dựng ảnh ' ' của AB.
AB
cách vẽ ảnh của vật qua
thấu kính phân kì.
- Học sinh nêu cách
vẽ ảnh của vật qua
- Gọi HS lên vẽ hình.
thấu kính phân kì.
- Yêu cầu học sinh khác
nhận xét hình vẽ.
- Học sinh lên vẽ
- GV chốt lại hình vẽ đúng. hình.
- Nêu tính chất của ảnh ?
- Giáo viên đưa ra kết
luận đúng.
- Học sinh nêu tính
- Yêu cầu 1 học sinh nêu chất của ảnh.
các trường hợp đồng
dạng của tam giác
thường, tam giác vuông? - Học sinh nêu các
trường hợp đồng
- Học sinh khác nhận xét dạng của tam giác
câu trả lời của bạn.
thường, tam giác

- Giáo viên chốt lại câu vuông.
trả lời đúng.
- Từ hình vẽ em hãy nêu
mối liên hệ giữa

b) Tính chất ảnh: Ảnh ảo, cùng
chiều và nhỏ hơn vật.
c) Xét ∆OAB và ∆OA ' B ' vì:
∠OAB = ∠OA ' B ' = 90 0 và ∠AOB

chung
Suy ra:

AB OA OB
=
=
A' B ' OA' OB '

hay

h d OB
= =
(1)
h ' d ' OB '
Xét ∆BB ' I và ∆OB ' F có:
BB '
BI
OB − OB ' OA
=
=

hay
OB '
OF
OB ' OF



OB
OA
OB OA

1
=

=
+1
OB '
OF
OB ' OF

- Học sinh nêu mối
OB d
liên
hệ
giữa
hay OB ' = f + 1 (2)
- Hãy chỉ ra các tỉ số ∆OABvà ∆OA' B ' :
đồng dạng của 2 tam
+ ∆OAB : ∆OA' B '
Từ (1) và (2):

giác đó?
d
d
'
'
- Thay AB = h, A’B’= h’, - Chỉ ra các tỉ số d ' = f +1 ⇔df = dd + d f
OA=d, OA’=d’ thì được đồng dạng của 2 tam
giác:
df
8.12
'
cặp tỉ lệ nào?
∆OABvà ∆OA' B '

OA OB
- Từ hình vẽ hãy chỉ ra AB
=
=
' '
'
A
B
OA
OB '
mối liên hệ giữa

⇒d =

d+ f


=

8 + 12

= 4,8(cm)

Vậy khoảng cách từ ảnh đến

∆BB ' Ivà ∆OB ' F

13


- Hãy chỉ ra các tỉ số h = d = OB
(1)
đồng dạng của 2 tam h' d ' OB '
giác đó?
+ ∆BB ' I : ∆OB ' F
- Từ (1) và (2) rút ra d’ = ?
BB ' BI
- Yêu cầu học sinh thay
số tính ra d’.
- Từ (1) ⇒ h’= ?


- Thay số tính h .

=
OB ' BF
OB − OB ' OA

=
OB '
OF

thấu kính là: d ' = OA' = 4,8(cm)
d) Từ (1) có:
hay

h d
=
h' d '
d'
4,8
⇒ h = ×h =
.0,6 = 0,36(cm)
d
8
'

Vậy chiều cao của ảnh là
- Từ 2 tỉ lệ thức học h ' = A' B ' = 0, 36(cm) .
sinh tính được d’ và
h’

Giáo viên chiếu đề bài
Bài tập 2: Đặt một vật AB trước một thấu kính phân kỳ có tiêu cự 15cm,
cho ảnh cách thấu kính một khoảng 6cm. A nằm trên trục chính.
a) Tính khoảng cách từ vật đến thấu kính.
b) Hỏi ảnh bằng bao nhiêu lần vật?
- Yêu cầu học sinh đọc - Học sinh đọc đề bài

đề bài và tóm tắt đầu bài. từ đó tóm tắt đầu bài.
- Học sinh nêu cách
- Yêu cầu học sinh nêu vẽ ảnh của vật qua
cách vẽ ảnh của vật qua thấu kính phân kì.
thấu kính phân kì.
- Học sinh lên vẽ
- Gọi học sinh lên vẽ hình.
hình.
- Yêu cầu học sinh khác
nhận xét hình vẽ.
- GV chốt lại hình vẽ
đúng.
- Học sinh nêu tính
- Nêu tính chất của ảnh? chất của ảnh.
- Giáo viên đưa ra kết
luận đúng.
- Học sinh nêu các
- Yêu cầu 1 học sinh nêu trường hợp đồng
các trường hợp đồng dạng của tam giác
dạng của tam giác thường, tam giác
thường, tam giác vuông? vuông.
- Học sinh khác nhận xét
câu trả lời của bạn.
- Giáo viên chốt lại câu
trả lời đúng.
- Học sinh nêu mối
- Từ hình vẽ em hãy nêu liên
hệ
giữa


a) Vẽ hình

b) Tính chất ảnh: Ảnh ảo, cùng
chiều và nhỏ hơn vật.
c) Xét ∆OAB và ∆OA ' B ' có:
∠OAB = ∠OA ' B ' = 90 0 và ∠AOB
chung
Suy ra:
Hay

AB
OA
OB
=
=
' '
'
AB
OA
OB '

h d OB
= =
(1)
h' d ' OB '

Xét ∆BB ' I : ∆OB ' F có:
BB ' BI
OB − OB ' OA
=

=
hay
OB ' BF
OB '
OF

14


mối

liên

hệ

giữa ∆OABvà ∆OA' B ' :
∆OABvà ∆OA' B '
+
∆OAB : ∆OA' B '
- Hãy chỉ ra các tỉ số - chỉ ra các tỉ số
đồng dạng của 2 tam đồng dạng của 2 tam
giác đó?
giác:
’ ’

- Thay AB = h, A B = h , AB OA OB
=
=
OA=d, OA’=d’ thì được A' B ' OA' OB'
cặp tỉ lệ nào?


hay OB ' = f + 1 (2)

h d OB
= '=
(1)
'
h
d OB '
- Từ hình vẽ hãy chỉ ra

⇔ d ( f − d') = d' f

mối

⇒d =

liên

hệ

∆BB ' Ivà ∆OB ' F

giữa + ∆BB ' I : ∆OB ' F

- Hãy chỉ ra các tỉ số
đồng dạng của 2 tam
giác đó?
- Từ (1) và (2) rút ra d = ?
- Yêu cầu học sinh thay

số tính ra d .
- Từ (1) ⇒ h’= ?
- Thay số tính h’.

BB ' BI
=
OB ' BF
OB − OB ' OA
=
OB '
OF



OB
OA
OB OA
−1 =

=
+1
'
OB
OF
OB ' OF
OB

d

Từ (1) và (2):

d d
= + 1 ⇔ df = dd ' + d ' f
'
d
f
d' f
6.15
=
= 10(cm)
'
f − d 15 − 6

b) Từ (1) có
hay h d
d'
6
'
= ' ⇒ h = ×h = ×h
'
h d
d
10
3
⇒ h' = ×h
5

- Từ 2 tỉ lệ thức học Vậy chiều cao của ảnh bằng 3
5
sinh tính được d và


chiều cao của vật.
h

3. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Giáo viên cho học sinh làm bài kiểm tra thấy kết quả đạt được như sau:
Giỏi

Khá

TB

Yếu, kém

Học sinh
9

SL

%

SL

%

SL

%

SL


%

35

3

8,6%

12

34,3%

20

57,1%

0

0

Nhận thấy kết quả học tập của HS đạt hiệu quả tốt.
4. Các sản phẩm của học sinh
- Học sinh biết vận dụng kiến thức vừa học vào việc giải các bài tập tương
tự về thấu kính phân kì.
Câu 1: Cho vật AB cao 1cm trước một thấu kính phân kỳ có tiêu cự 4cm.
Vật AB cách thấu kính một khoảng d=8cm. A nằm trên trục chính:
a) Hãy dựng ảnh A' B ' của AB.
b) Nêu tính chất của ảnh.
c) Dựa vào kiến thức hình học tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và
độ cao của ảnh.

Câu 2: Cho một vật AB trước một thấu kính phân kỳ có tiêu cự 10cm,
cho ảnh cách thấu kính một khoảng 5cm.A nằm trên trục chính.
15


a) Tính khoảng cách từ vật đến thấu kính.
b) Hỏi ảnh bằng bao nhiêu lần vật?
(Theo tài liệu Làm bài tập về thấu kính phân kỳ, của Hoàng Văn Long,
giáo viên Trường THCS Hiền Chung, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Dạy
học theo chủ đề tích hợp năm học 2014–2015)
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
- Đã áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào dạy học cho các em học sinh lớp
9 Trường THCS Phú Sơn.
- Sáng kiến kinh nghiệm giúp nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân
và trao đổi với đồng nghiệp.
- Những tiến bộ của học sinh so với khi khảo sát ban đầu:
Học kỳ I
Giỏi

Khá

TB

Yếu, kém

Học sinh
9

SL


%

SL

%

SL

%

SL

%

34

2

5,9%

10

29,4%

22

64,7%

0


0

Học kỳ II
Giỏi

Khá

TB

Yếu, kém

Học sinh
9

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


35

3

8,6%

12

34,3%

20

57,1%

0

0

- Sáng kiến kinh nghiệm có tính thời sự, được đưa vào áp dụng và đã
được trao đổi với đồng nghiệp trong nhà trường, được các giáo viên hưởng ứng
trau dồi chuyên môn nghiệp vụ.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
- SKKN đã đáp ứng được công việc giảng dạy của giáo viên và đặc biệt
là giá dục các em học sinh. Các em học sinh có hứng thú học tập hơn, các em
được trao đổi thảo luận sôi nổi hơn, củng cố sâu sắc kiến thức, hiểu bài nhanh
và vận dụng tính toán thành thạo, đạt kết quả cao.
- Song, để có được những tiết dạy hay, súc tích các nội dung để giúp
người học có một kết quả tiếp thu tốt thì giáo viên cần:

+ Nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy muốn áp dụng dạy cho học sinh, việc
tích hợp giáo dục qua lại giữa các môn học có hiệu quả hay không ? học sinh
liệu có sẳn sàng đón nhận các kiến thức đó hay không ?
+ Sự hỗ trợ của những phương tiện dạy học như thế nào để phù hợp với
bài dạy, nhằm mục đích dạy học tốt, tiếp thu tốt, đem lại hiệu quả cao.
16


+ Nắm bắt tình hình thực lực của từng học sinh để có cách tiếp cận bài học
đến với học sinh nhẹ nhàng, giúp các em tiếp thu kiến thức chủ động, tích cực.
+ Sau khi dạy xong một chủ điểm, phải tổ chức cho học sinh tự kiểm
tra đánh giá bằng các bài tập tương tự; giáo viên chấm bài, chữa bài đánh giá
nhận xét trên lớp, từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Bản thân tôi sẽ áp dụng sáng kiến này vào giảng dạy thường xuyên tại
nhà trường.
- Kiến nghị.
+ Đối với Sở giáo dục cần nhân rộng phát triển những sáng kiến kinh
nghiệm có tính thiết thực trong giảng dạy, giáo dục học sinh.
+ Đối với Phòng GD&ĐT cần có những văn bản hướng dẫn về việc ứng
dụng của sáng kiến vào giảng dạy và phát triển giáo dục của học sinh trên địa
bàn toàn huyện.
+ Đối với nhà trường và đồng nghiệp cần tiếp tục triển khai, ứng dụng
sáng kiến vào giảng dạy và nghiên cứu phát triển mở rộng của sáng kiến.
+ Các cơ quan quản lý cần tạo điều kiện vật chất và tinh thần thiết thực
để thực hiện SKKN ngày càng hiệu quả hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Quan Hóa, ngày 18 tháng 04 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,

không sao chép nội dung của người khác.

Lê Văn Tâm

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Tâm, GV Trường THCS Phú Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh
Hóa -“Làm bài tập vận dụng công thức tính điện trở của dây dẫn”- Dạy học
theo chủ đề tích hợp năm học 2016 – 2017.
2. Hoàng Văn Long, GV Trường THCS Hiền Chung, huyện Quan Hóa,
tỉnh Thanh Hóa – “Làm bài tập về thấu kính phân kì”- Dạy học theo chủ đề tích
hợp năm học 2014 – 2015.

18



×