SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM ĐỂ SOẠN THẢO BỘ CÂU
HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN - PHẦN ĐỊA LÍ TỰ
NHIÊN (Địa lí 12-CTCB)
Người thực hiện: Lê Thị Đắng
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
SKKN thuộc lĩnh mực: Địa lí
THANH HOÁ NĂM 2017
1. MỞ ĐẦU
MỤC LỤC
Mục
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.3
2.4
3
Nội dung
Bìa chính
Mở đầu
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung
Cơ sở lí luận
Thực trạng trước khi áp dụng SKKN
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vân đề
Hiệu quả của SKKN
Kết luận, kiến nghị
Tài liệu tham khảo
2
Trang
1
1
1
1
2
2
3
4
4
16
17
1.1 Lí do chọn đề tài
Trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn được áp dụng ở nhiều nước trên thế
giới từ lâu. Ở Việt Nam được đẩy mạnh thực hiện từ năm học 2006-2007 thi tốt nghiệp
THPT và cao đẳng đại học bằng hình thức trắc nghiệm khách quan ở một số môn.
Năm học 2016-2017 kì thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia một lần nữa lại được đổi mới;
trong đó môn địa lí chuyển từ hình thức thi tự luận sang hình thức thi trắc nghiệm, từ
một môn học thi độc lập trong khoảng thời gian 180 phút thì nay được ghép vào bài
thi Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân) trong thời
gian thi 150 phút.
Trong việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh trong học tập, được
Bộ giáo dục và đào tạo chọn lựa và đang áp dụng cho bài thi Khoa học Xã hội (tổ hợp
các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân) trong tốt nghiệp, tuyển sinh đại học. Cho
nên việc ra đề trắc nghiệm để kiểm tra học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện
cho học sinh cách tiếp cận phương pháp trắc nghiệm, cách làm bài trắc nghiệm là một
việc hết sức cần thiết đối với mỗi giáo viên dạy Địa lí.
Hình thức thi trắc nghiệm đòi hỏi giáo viên cần đổi mới cách dạy, cách ôn tập,
ra đề. Việc biên soạn, sưu tầm đề kiểm tra đề thi, sách hướng dẫn ôn tập trắc nghiệm là
việc làm cần thiết của giáo viên dạy địa lí. Đặc biệt đối với môn địa lí học sinh có một
kênh thông tin hỗ trợ đắc lực cho việc học tập và thi cử là Atlat Địa lí Việt Nam. Do
đó, tôi chọn đề tài “SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM ĐỂ SOẠN THẢO BỘ
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN - PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN” (Địa lí 12CTCB)
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu đầy đủ hơn về cách soạn bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa
chọn, rèn luyện kĩ năng soạn bài trắc nghiệm, làm nguồn tư liệu phục vụ giảng dạy
(cùng trao đổi thêm với các đồng nghiệp), đồng thời cũng là tài liệu học tập thiết thực
nhất cho các em ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia.
Bản thân tôi là một giáo viên môn Địa lí đang trực tiếp giảng dạy lớp 12, nên
việc ra đề trắc nghiệm là một việc làm thường xuyên trong năm học bao gồm cả đề
kiểm tra, đề luyện thi tốt nghiệp, thi cao đẳng, đại học, trong cấu trúc đề thi thường có
10 câu hỏi kĩ năng thì phần kĩ năng vận dụng Atlat địa lí Việt Nam là 5 câu.
Tôi mạnh dạn đề ra hệ thống câu hỏi trắc nghiệm theo từng cấp độ nhận thức
giúp các em dễ dàng khai thác được kiến thức từ Atlat địa lí Việt Nam đồng thời đạt
được mức điểm tối đa trong kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Tôi chọn hai lớp 12A7 và 12A8 vì có điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu
và nếu đạt yêu cầu đề tài có thể được ứng dụng để giảng dạy địa lí 12 vào những năm
sau. Ngoài ra lựa chọn trường THPT Lang Chánh tạo điều kiện thu thập thông tin, kết
quả học tập của học sinh thuận lợi. Đối tượng học sinh tham gia nghiên cứu có nhiều
điểm tương đồng về kiến thức và về điểm số của môn học.
3
1.4. Phương Pháp nghiên cứu.
Để thực nghiệm sư phạm tôi đã tổ chức giảng dạy, soạn giáo án lên lớp các bài
học theo đúng phân phối chương trình. Trong các tiết dạy tôi luôn áp dụng phương
pháp khai thác kiến thức từ bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu để các em tìm hiểu, tiếp thu
kiến thức một cách dễ hiểu và ghi nhớ nhanh nhất. Sau mỗi tiết học tôi dành thời gian
từ 5 tới 10 phút để đặt ra những câu hỏi củng cố bài học hoặc trong những lần kiểm tra
miệng đầu giờ, kiểm tra 15 phút, kiểm tra một tiết, bên cạnh những câu hỏi trắc
nghiệm lí thuyết, tôi luôn kèm theo những câu hỏi dựa trên cơ sở Atlat địa lí Việt Nam
để các em thành thạo các kĩ năng làm việc với bản đồ, lược đồ. Ngoài ra tôi còn photo
câu hỏi giao cho học sinh về nhà làm bài tập.
Trong quá trình kiểm tra đánh giá tôi luôn khen ngợi, động viên, cho điểm học
sinh khi làm bài tốt để các em có tinh thần tích cực học tập hơn.
Đánh giá qua các quá trình kiểm tra đánh giá ở lớp đối chứng và thực nghiệm
nhằm đối chứng, so sánh quá trình củng cố, kiểm tra đánh giá bằng hệ thống câu hỏi
trắc nghiệm khách quan dựa trên cơ sở Atlat địa lí Việt Nam về những tiêu chí:
+ Sự chủ động, tích cực của học sinh trong quá trình học tập.
+ Sự phát triển tư duy về các kỹ năng địa lí.
+ Sự thay đổi, phát triển những hiểu biết quan niệm sẵn có của học sinh trong quá
trình.
2. NỘI DUNG
2.1.Cơ sở lí luận.
*Trắc nghiệm khách quan là gì?
- Trắc nghiệm khách quan là loại hình câu hỏi, bài tập mà các phương án trả lời đã
có sẵn hoặc nếu học sinh phải tự viết câu trả lời thì câu trả lời phải là câu ngắn và chỉ
duy nhất có một cách viết đúng. Trắc nghiệm này được gọi là khách quan vì tiêu chí
đánh giá đơn nhất, hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người chấm.
Nhóm các câu hỏi trắc nghiệm buộc trả lời theo dạng mở, thí sinh phải tự trình
bày ý kiến trong một bài viết dài để giải quyết vấn đề mà câu hỏi nêu ra. Người ta gọi
trắc nghiệm theo kiểu này là kiểu tự luận (essay). Phương pháp tự luận rất quen biết
với mọi người chúng ta.
Nhóm các câu trắc nghiệm: có 5 kiểu trắc nghiệm mà trong đó đề thi thường
gồm rất nhiều câu hỏi, mỗi câu nêu ra một vấn đề cùng với những thông tin cần thiết
sao cho thí sinh chỉ phải trả lời vắn tắt cho từng câu. Người ta thường gọi nhóm
phương pháp này là trắc nghiệm khách quan (objective test).
Nhiều người thường gọi tắt phương pháp trắc nghiệm khách quan là trắc nghiệm.
Thuận theo thói quen ấy, từ nay về sau khi dùng từ “trắc nghiệm” mà không nói gì
thêm thì chúng ta sẽ ngầm hiểu là nói đến trắc nghiệm khách quan.
- Trong các kiểu câu trắc nghiệm đã nêu, kiểu câu đúng – sai và kiểu câu nhiều lựa
chọn có cách trả lời đơn giản nhất. Câu đúng – sai cũng chỉ là trường hợp riêng của
câu nhiều lựa chọn với 2 phương án trả lời. Vì vậy trong các kiểu câu trắc nghiệm,
4
kiểu câu nhiều lựa chọn được sử dụng phổ biến hơn cả. Chúng ta tìm hiểu kỹ lưỡng
hơn về kiểu câu nhiều lựa chọn nhằm mục đích giúp bạn đọc nắm vững kiểu câu trắc
nghiệm quan trọng này.
- Về loại câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn:
+ Loại câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn (NLC) có hai phần, phần đầu được gọi là
phần dẫn, nêu ra vấn đề, cung cấp thông tin cần thiết hoặc nêu một câu hỏi; phần sau
là phương án để chọn, thường được đánh dấu bằng các chữ cái A, B, C, D.
+ Trong các phương án để chọn chỉ có duy nhất một phương án đúng hoặc một
phương án đúng nhất; các phương án khác được đưa vào có tác dụng “gây nhiễu” đối
với thí sinh. Nếu câu NLC được soạn tốt thì một người không có kiến thức chắc chắn
về vấn đề đã nêu không thể nhận biết được trong tất cả các phương án để chọn đâu là
phương án đúng, đâu là phương án nhiễu.
* Ưu điểm của trắc nghiệm khách quan:
- Bài kiểm tra rất nhiều câu hỏi nên có thể bao quát một phạm vi rất rộng của
nội dung chương trình.
- Với sự phối hợp của nhiều phương án trả lời để chọn cho mỗi câu hỏi, giáo
viên có thể dùng loại câu hỏi này để kiểm tra đánh giá những mục tiêu dạy học khác
nhau.
- Độ tin cậy cao hơn, khả năng đoán mò hay may rủi ít hơn so với các loại câu
hỏi TNKQ khác khi số phương án lựa chọn tăng lên, học sinh buộc phải xét đoán,
phân biệt rõ ràng trước khi trả lời câu hỏi.
- Tính chất giá trị tốt hơn. Loại bài trắc nghiệm có nhiều câu trả lời có độ giá trị
cao hơn nhờ tính chất có thể dùng đo những mức tư duy khác nhau như: khả năng nhớ,
áp dụng các nguyên lý, định luật, suy diễn, tổng quát hoá, rất hữu hiệu.
- Tính khách quan khi chấm bài. Điểm số bài TNKQ không phụ thuộc vào các
yếu tố như phẩm chất của chữ viết, khả năng diễn đạt tư tưởng của học sinh hoặc chủ
quan của người chấm.
- Sự phân bố điểm của các bài kiểm tra bằng tắc nghiệm khách quan được trải
trên một phổ rộng hơn nhiều.
- Có thể sử dụng phương tiện kĩ thuật hiện đại trong việc chấm điểm và phân
tích kết quả kiểm tra.
* Nhược điểm của trắc nghiệm khách quan:
- Không cho phép đánh giá năng lực diễn đạt của học sinh cũng như không cho
thấy quá trình suy nghĩ của học sinh để trả lời một câu hỏi hoặc giải đáp một bài tập.
- Những học sinh có óc sáng tạo, khả năng tư duy tốt có thể tìm ra những câu
trả lời hay hơn đáp án đã cho, nên họ không thoả mãn hoặc khó chịu.
- Loại câu hỏi này khó soạn vì phải tìm cho được câu trả lời đúng nhất, trong
khi các câu, các phương án còn lại gọi là câu nhiễu thì cũng có vẻ hợp lý.
5
- Các câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn có thể không đo được khả
năng phán đoán tinh vi và khả năng giải quyết vấn đề khéo léo, sáng tạo một cách
hiệu nghiệm bằng loại câu TNTL soạn kỹ.
- Tốn kém giấy, mực để in, mất nhiều thời gian để học sinh đọc nội dung câu
hỏi.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
- Trước khi áp dụng SKKN, việc truyền tải kiến thức cũng như định hướng cho
học sinh cách học theo hình thức thi trắc nghiệm đối với môn Địa lí là khó. Vì giáo
viên và học sinh đã quen với hình thức thi tự luận.
- Nhiều giáo viên chưa tìm hiểu, nghiên cứu đầy đủ về trắc nghiệm khách quan,
thiếu thời gian. Do đó đề trắc nghiệm khách quan còn nhiều hạn chế. Mức độ rải đều ở
các phần, có câu chưa chuẩn về mặt kiến thức .
- Môn địa lí lần đầu tiên được đưa vào làm bài thi theo hình thức trắc nghiệm
khách quan, đặc biệt phần kiến thức dựa vào atlat Địa lí Việt Nam nhiều giáo viên
chưa thực sự chú trọng cho học sinh học tập ngay từ đầu nên kĩ năng sử dụng Atlat địa
lí Việt Nam còn rất hạn chế.
- Học sinh vẫn còn đang ngỡ ngàng, chưa quen với hình thức trả lời trắc nghiệm
khách quan, đặc biệt đối với môn địa lí phần Atlat.
2.3. Các giải pháp được sử dụng để giải quyết.
2.3.1 Một số gợi ý khi sử dụng Atlat
* Yêu cầu:
- Bắt buộc GV và HS phải trang bị Atlat.
- Sử dụng ngay từ đầu năm học: tiết học đầu tiên.
- Sử dụng một cách thường xuyên: trong giờ học, học bài cũ, nghiên cứu bài
mới.
- Kĩ năng sử dụng Atlat thành thạo.
- Trong hoàn cảnh trên thì việc giáo viên phải biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm
khách quan là rất quan trọng.
*. Cách sử dụng Atlát
Để sử dụng Atlas trả lời các câu hỏi trong quá trình làm bài, HS lưu ý các vấn
đề sau: HS Nắm chắc các ký hiệu, các ươc hiệu của bản đồ chuyên ngành, khai thác
từng ngành, câu hỏi nào có thể sử dụng Atlats.
2.3.2. Cấu trúc nội dung trong Atlat phần Địa lí tự nhiên
Tên bản đồ
Nội dung chính
Nội dung phụ
Phương pháp biểu hiện
Thể hiện toàn vẹn lãnh Vị trí Việt Nam Phương pháp khoanh vùng.
thổ Việt Nam gồm 63 trên thế giới, khu
Hành chính
tỉnh thành, vùng lãnh vực Đông Nam Á;
(Trang 4-5)
thổ, hải đảo, vùng trời.
Diện tích, tên, dân
số các tỉnh thành
phố.
6
Hình thể
(Trang 6-7)
Thể hiện nét khái quát Thể hiện một số
về hình thể lãnh thổ Việt hình ảnh các miền
Nam; Phạm vi cả nước, ở nước ta.
biển, đảo.
Thể hiện các mỏ khoáng Bản đồ nhỏ góc
sản chính của nước ta
trái dưới cùng
trang thể hiện sự
toàn vẹn lãnh thổ
Việt Nam
Địa chất và
khoáng sản.
(trang 8)
Khí hậu
(trang 9)
Các hệ thống
sông
(trang 10)
Thể hiện khí hậu chung Các bản đồ phụ thể
Việt Nam.
hiện nhiệt độ,
lượng mưa trung
bình năm, các
tháng trong năm
Thể hiện lưu vực của 9 Thể hiện tỉ lệ diện
hệ thống song lớn nhất tích lưu vực của
nước ta.
các hệ thống song.
Lưu lượng nước
trung bình của một
số hệ thống sông.
Thể hiện các nhóm và Một số phẫu diện
các loại đất chính ở đất điển hình
nước ta
Các
nhóm
đất và các
loại đất chính
(trang 11)
Thực vật và Thể hiện sự phân bố Thể hiện phân khu
động vật
thực vật và động vật địa lí động vật.
(trang 12)
nước ta.
+ Thực vật: - Các
7
Phương pháp đường đẳng
trị ( Đối với đất liền: Dùng
đẳng cao
Đối với biển : Dùng đẳng
sâu)
Phương pháp nền chất
lượng.
Phương pháp nền chất
lượng : thể hiện địa tầng
Phương pháp ký hiệu
dạng đường: thể hiện ranh
giới địa chất, đường đứt
gãy
Phương pháp vùng phân
bố: Các đối tượng địa chất
khác như phun trào
maphic; axít; xâm nhập axít
…
Ký hiệu trên nền màu: Ví
dụ ký hiệu các mỏ khoáng
sản
Phương pháp nền chất
lượng,
phương
pháp
khoanh vùng.
Ký hiệu dạng đường: Thể
hiện sông.
Nền chất lượng: Thể hiện
các loại đất, mỗi loại đất
chiếm vùng phân bố riêng
Vùng phân bố thông qua
các ký hiệu: Thảm thực vật;
không có đường viền đứt
đoạn
thảm thực vật
+ Động vật: - Các
loại động vật chính
Riêng rừng quốc gia, điểm
dân cư dùng phương pháp
ký hiệu định vị đặt đúng vị
trí nơi đối tượng đó.
2.3.3. Hệ thống câu hỏi.
*Bản đồ hành chính(trang 4-5)
Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4, 5, cho biết Việt Nam gắn liền với lục
địa và đại dương nào sau đây:
A . Á và Ấn độ dương
B. Á và Thái Bình Dương
C. Á-Âu, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương
D. Á-Âu và Thái Bình Dương.
Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4, 5, cho biết vị trí nào sau đây không
phải chỉ vị trí địa lí của nước ta
A . Rìa đông của Bán đảo đông dương
B. Trên Bán Đảo Trung ấn
C. Trung tâm Châu Á
D. Gần trung tâm của khu vực Đông Nam
Á .
Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4, 5, cho biết Việt Nam có đường biên
giới cả trên đất liền và trên biển với
A . Trung Quốc, Lào, Camphuchia
B. Lào, Campuchia
C. Trung Quốc, Campuchia
D. Lào, Trung Quốc.
Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4, 5, cho biết quốc gia không có đường
biên giới với Việt Nam.
A . Trung Quốc
B. Lào
C. Cam Pu Chia
D.Thái Lan
Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4, 5, cho biết số tỉnh nước ta lần lượt
tiếp giáp với Trung Quốc, Lào, Cam Pu Chia theo số thứ tự là:
A . 7, 10, 10
B. 6.9,10
C. 8, 9, 10
D. 9,10,9
Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4, 5, cho biết tỉnh nào sau đây không
tiếp giáp với CămPu Chia
A . Kon Tum
B. Gia Lai
C. Đắc Lắc
D. Lâm Đồng
Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4, 5, cho biết tỉnh nào sau đây không
tiếp giáp với Lào
A . Điện Biên
B. Lào Cai
C. Sơn La
D. Thanh Hóa
Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4, 5, cho biết tỉnh nào sau đây tiếp giáp
với Trung Quốc
A . Bắc Giang
B. Hải Phòng
C. Lạng Sơn
D. Sơn La
8
Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4, 5, cho biết tỉnh có vị trí ngã ba biên
giới giữa Việt Nam- Lào- Trung Quốc là
A . Lai Châu
B. Điện Biên
C. Sơn La
D. Lào Cai
Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4, 5, cho biết phía nào sau đây Việt
Nam tiếp giáp với Căm Pu Chia:
A . Phía Tây
B. Phía Tây Nam
C. Phía Tây Bắc
D. Phía Đông Nam
Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4, 5, cho biết các Quốc gia nào không
tiếp giáp với Biển Đông:
A . Trung Quốc
B. MaLaixia
C. Đông Timo
D. Philippin
Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4, 5, cho biết nước ta có bao nhiêu tỉnh
giáp biển:
A . 26
B. 27
C. 28
D. 29
Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4, 5, cho biết các tỉnh(Thành phố) nào
sau đây không giáp biển?
A . Cần Thơ
B. Thành phố Hồ Chí Minh
C. Đà Nẵng
D. Ninh Bình
Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4,5 tỉnh nào sau đây có diện tích rộng
lớn nhất nước ta
A . Thanh Hoá
B. Đắc Lắc
C. Nghệ An
D. Kom Tum
Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4,5 hãy cho biết tỉnh có diện tích nhỏ
nhất nước ta
A . Hà Nam
B. Bắc Ninh
C. Hưng Yên
D. Đà Nẵng
Câu 16. Dựa vào atlat địa lí Việt Nam trang 4 và 5 hãy cho biết tỉnh, thành phố nào có
số dân đông nhất là
A . Thành phố Hồ Chí Minh
B. Hà Nội
C. Thanh Hóa
D. Nghệ An
Câu 17. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4,5 hãy cho biết mật độ dân số của Hà
Nội năm 2014 (Đơn vị : người/ km2 )
A . 2123
B. 2312
C. 2013
D.2321
Câu 18. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4,5, cho biết các đảo, quần đảo nào
sau đây không thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh
A . Vân Đồn
B.Cô Tô
C. Cái Bầu
D. Bạch Lang Vĩ
9
Câu 19. Dựa vào atlat địa lí Việt Nam trang 4 -5 hãy cho biết quần đảo Hoàng Sa
thuộc tỉnh nào
A . Đà Nẵng
B. Khánh Hòa
C. Thừa Thiên Huế
D.Bình Định
Câu 20. Dựa vào atlat địa lí Việt Nam trang 4 -5 hãy cho biết quần đảo Trường Sa
thuộc tỉnh nào
A . Đà Nẵng
B. Bình Định
C. Bình Thuận
D. Khánh Hòa
Câu 21. Dựa vào atlat địa lí Việt Nam trang 4 -5, cho biết Thành phố nào sau đây
không là thành phố trực thuộc trung ương
A . Hải Phòng
B. Hà Nội
C. Vinh
D. Đà Nẵng
Câu 22. Yếu tố vị trí địa lí, lãnh thổ không thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nước ta
A. nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa.
B. lãnh thổ hẹp ngang kéo dài trên 15 độ vĩ tuyến.
C. gần trung tâm vùng Đông Nam Á.
D. nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động trên Thế giới.
*Bản đồ hình thể (Trang 6-7)
Câu 23. Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 6 - 7, cho biết nước ta nằm trong hệ tọa
độ địa lí
A. 230 23’ B- 80 30’ B; 102010’Đ-1090 24’Đ
B. 230 20’ B-80 30’B; 102009′ Đ- 1090 24’Đ
C. 230 23’B-80 34’B; 102009’Đ- 1090 24’Đ
D. 230 23’B-80 30’B; 1020 10’Đ- 1090 20’Đ
Câu 24. Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 6 – 7, cho biết điểm cực Nam của nước
ta là xã Mũi đất thuộc tỉnh
A . Bạc Liêu
B. Cà Mau
C. Sóc Trăng
D.Kiên Giang
Câu 25. Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 6 – 7, cho biết điểm cực Bắc của nước
ta là xã Lũng Cú thuộc tỉnh
A . Hà Giang
B. Lạng Sơn
C. Cao Bằng
D. Tuyên Quang
Câu 26. Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 6 – 7, cho biết điểm cực Tây của nước
ta là xã Sín Thầu thuộc tỉnh
A . Điện Biên
B. Sơn La
C. Lai Châu
D. Lào Cai
Câu 27. Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 6 – 7, cho biết điểm cực Đông của nước
ta là xã Vạn Thạch thuộc tỉnh (Thành phố)
A . Phú Yên
B. Ninh Thuận
C. Khánh Hòa
D. Bình Định
10
Câu 28. Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 6 – 7, cho biết vịnh Xuân Đài thuộc
tỉnh
A . Thanh Hóa
B. Khánh Hòa
C. Phú Yên
D. Bình Định
Câu 29. Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 6 – 7, cho biết vịnh Vân Phong thuộc
tỉnh
A . Đà Nẵng
B. Khánh Hòa
C. Thừa Thiên Huế
D. Quảng Nam
Câu 30. Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 6 – 7, hãy cho biết vịnh Nha Trang
thuộc tỉnh nào?
A . Hà Nam
B. Khánh Hòa
C. Hưng Yên
D. Đà Nẵng
Câu 31. Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 6 – 7, hãy cho biết vịnh Cam Ranh
thuộc tỉnh nào?
A . Phú Yên
B. Quảng Ngãi
C. Khánh Hòa
D. Đà Nẵng
Câu 32. Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 6 – 7, cho biết núi Tây Côn Lĩnh thuộc
địa phận tỉnh
A . Điện Biên
B. Lào Cai
C. Hà Giang
D. Cao Bằng
Câu 33. Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 6 – 7, cho biết núi Chư Yang Sin thuộc
miền tự nhiên nào?
A . Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
B. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
C. Nam Trung Bộ và Nam Bộ
D. Cả ý A và B
Câu 34. Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 6 – 7, cho biết cao nguyên nào sau đây
không thuộc địa phận lãnh thổ nước ta
A . Cao nguyên Sơn La
B. Cao nguyên Xiêng Khoảng
C. Cao nguyên Mộc Châu
D. Cao nguyên Lâm Viên
Câu 35. Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 6 – 7, cho biết cao nguyên nào thuộc
địa phận lãnh thổ nước ta
A . Cao nguyên Vân Qúy
B. Cao nguyên Cò Rạt
C. Cao nguyên Di Linh
D. Cao nguyên Tà Ôi
Câu 36. Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 6 – 7, cho biết đảo Bạch Long Vĩ thuộc
địa phận tỉnh
A . Thái Bình
B. Hải phòng
C. Nam Định
D. Quảng Ninh
Câu 37. Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 6 – 7, cho biết nét nổi bật của địa hình
vùng núi Đông Bắc
A. Có địa hình cao nhất cả nước
11
B. Có 3 mạch núi lớn hướng Tây Bắc – Đông Nam
C. Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích .
D. Gồm các dạy núi song song và so le chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam
Câu 38. Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 6 – 7, cho biết nét nổi bật của địa hình
vùng núi Tây Bắc
A . Gồm các khối núi và cao nguyên .
B. Có nhiều dãy núi cao đồ sộ nhất.
C. Có 4 cánh cung lớn .
D. Địa hình thấp và hẹp ngang.
Câu 39. Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 6 – 7, cho biết đỉnh núi cao nhất Việt
Nam
là :
A . Tây Côn Lĩnh
B. Phan xi păng
C. Bà Đen
D. Ngọc Lĩnh
Câu 40. Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 6 – 7, cho biết hệ thống đảo ven bờ
nước ta tập trung ở khu vực nào nhiều nhất?
A . Ven bờ vịnh Bắc Bộ
B. Ven bờ Bắc Trung Bộ
C. Ven bờ Nam Trung Bộ
D. Ven bờ vịnh Thái Lan
Câu 41. Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 6 – 7, cho biết miền Nam Trung Bộ và
Nam Bộ là nơi có nhiều
A . Vịnh , đảo và quần đảo
B. Địa hình đá vôi
C. Cao nguyên badan
D. Thiếc và khí tự nhiên
Câu 42. Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 6 – 7, cho biết miền Tây Bắc và Bắc
trung bộ là nơi
A . Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế .
B. Hướng núi và thung lũng nổi bật
là vòng cung.
C. Đồng bằng châu thổ mở rộng về phía biển
D. Đầy đủ 3 đai khí hậu ở miền núi
Câu 43. Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 6 – 7, cho biết hạn chế nào không phải
do hình dạng dài và hẹp của lãnh thổ Việt Nam mang lại:
A. Khoáng sản nước ta đa dạng, nhưng trữ lượng không lớn.
B. Giao thông Bắc- Nam trắc trở.
C. Việc bảo vệ an ninh và chủ quyền lãnh thổ khó khăn.
D. Khí hậu phân hoá phức tạp.
Câu 44. Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 6 – 7, cho biết Tây Bắc – Đông Nam là
hướng chính của:
A . Dãy núi vùng Tây Bắc
B. Dãy núi vùng Đông Bắc
C. Vùng núi Nam Trường Sơn
D. Câu A+C đúng
Câu 45. Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 6 – 7, cho biết hướng vòng cung là
hướng chính của:
A . Vùng núi Đông Bắc
B. Các hệ thống sông lớn
C. Dãy Hoàng Liên Sơn
D. Vùng núi Bắc Trường Sơn
Câu 46. Sự khác nhau rõ nét giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam là :
12
A . Địa hình cao hơn
B. Hướng núi vòng cung
C. Tính bất đối xứng giữa 2 sườn rõ nét hơn . D. Vùng núi gồm các khối núi và cao
nguyên .
Câu 47. Địa hình thấp và hẹp ngang nâng cao ở hai đầu là đặc điểm của vùng núi
A . Đông Bắc
B. Tây Bắc
C. Trường Sơn Bắc
D. Trường Sơn Nam
Câu 48. Cấu trúc địa hình Việt Nam đa dạng thể hiện ở
A . Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích
B. Hướng núi Tây Bắc – Đông Nam
chiếm ưu thế
C. Địa hình có nhiều kiểu khác nhau
D. Đồi núi thấp chiếm ưu thế .
Câu 49. Đặc điểm chung của vùng núi Bắc Trường Sơn là
A. Có các cánh cung lớn mở rộng ở phía Bắc và phía Đông .
B. Địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi hướng Tây Bắc – Đông Nam
C. Gồm các dãy núi song song so le theo hướng Tây Bắc – Đông Nam
D. Gồm các khối núi và cao nguyên xếp tầng đất đỏ badan
Câu 50 . Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc
A . Đồi núi thấp chiếm ưu thế .
B. Nghiêng theo hướng Tây Bắc- Đông Nam
C. Có nhiều sơn nguyên, cao nguyên
D. Có nhiều khối núi cao đồ sộ
Câu 51. Thích hợp đối với việc trồng các cậy công nghiệp, cây ăn quả và cây hoa màu
là địa hình của:
A. Các cao nguyên badan và cao nguyên đá vôi.
B. Bán bình nguyên đồi và trung du .
C. Các vùng núi cao có khí hậu cận nhiệt và ôn đới .
D. Câu A + B đúng
Câu 52. Đồng bằng sông Hồng giống Đồng bằng sông Cửu Long ở điểm:
A . Do phù sa sông bồi tụ lên.
B. Có nhiều sông ngòi kênh rạch chằng chịt.
C. Diện tích 40.000km2
D. Có hệ thống đê sông và đê biển
Câu 53. Điểm khác chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng so với Đồng bằng sông Cửu
Long là ở đồng bằng này có :
A. Diện tích rộng hơn Đồng bằng Sông Cửu Long.
B. Hệ thống đê điều chia đồng bằng ra thành nhiều ô.
C. Hệ thống kênh rạch chằng chịt .
D. Thủy triều xâm nhập sâu gần như toàn bộ đồng bằng về mùa cạn .
Câu 54. Ở ĐBSCL , về mùa cạn , nước triều lấn mạnh làm gần 2/3 diện tích đồng bằng
bị nhiễm mặn, là do
A . Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.
B. Địa hình thấp phẳng .
C. Có nhiều vùng trũng rộng lớn.
D. Biển bao bọc 3 mặt đồng bằng
Câu 55. Đặc điểm nào sau đây không phải của đồng bằng ven biển miền Trung:
A . Hẹp ngang
B. Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ
13
C. Chỉ có một số đồng bằng được mở D. Được hình thành do các sông bồi đắp
rộng ở cửa sông .
Câu 56. Địa hình cao ở rìa phía tây , tây bắc , thấp dần ra biển và bị chia cắt thành
nhiều ô là đặc điểm địa hình của:
A . Đồng bằng Sông Cửu Long
B. Đồng bằng sông Hồng
C. Đồng bằng ven biển miền trung
D. Câu B+ C đúng
Câu 57. Đồng bằng sông cửu Long có đặc điểm là
A . Rộng 15000km2
B. Bị chia cắt nhiều bởi các đê ven sông
C. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt
D. Có các ruộng bậc cao bạc màu
Câu 58. Điểm khác của đồng bằng sông Hồng so với ĐBSCL là:
A. Được hình thành trên vùng sụt lún của hạ lưu sông
B. Thấp , bằng phẳng
C. Có đê sông
D. Diện tích rộng
Câu 59. Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 6 – 7, cho biết đồng bằng mở rộng ở
của sông Thu Bồn là :
A . Phú Yên
B. Bình Định
C. Quảng Nam
D.Nghệ An
Câu 60. Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 6 – 7, cho biết thuộc vào đồng bằng ven
biển cực Nam Trung Bộ là đồng bằng:
A . Quảng Nam , Bình Thuận
B. Khánh Hòa , Phú Yên
C. Khánh Hòa , Phú Yên
D. Bình Thuận , Bình Định
*Bản đồ địa chất và khoáng sản( trang 8)
Câu 61. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không
có trữ lượng than lớn:
A . Quảng Ninh
B. Thái Nguyên
C. Ninh Bình
D. Thái Bình
Câu 62. Khoáng sản có ý nghĩa quan trọng nhất ở Biển Đông nước ta
A . Vàng
B. Dầu mỏ
C. Ti tan
D. Sa khoáng
Câu 63. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết những tỉnh nào sau đây có
trữ lượng sắt lớn nhất nước ta?
A. Thái Nguyên, Hà Giang, Yên Bái, Hà Tĩnh
B. Thái Nguyên, Hà Giang, Cao Bằng
C. Hà Giang, Yên Bái, Hà Tĩnh, Bắc Kạn
D. Thái Nguyên, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn
Câu 64. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết mỏ khoáng sản Boxit Măng
Đen thuộc địa phận tỉnh nào?
A . Đắc Nông
B.Đắc Lắc
C. Kon Tum
D. Lâm Đồng
14
Câu 65. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không
có trữ lượng than lớn
A . Quảng Ninh
B. Thái Nguyên
C. Ninh Bình
D. Thái Bình
Câu 66. Khoáng sản có ý nghĩa quan trọng nhất ở Biển Đông nước ta
A . Vàng
B. Ti tan
C. Dầu mỏ
D.Sa khoáng
Câu 67. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết những tỉnh nào sau đây có
trữ lượng sắt lớn nhất nước ta?
A. Thái Nguyên, Hà Giang, Yên Bái, Hà Tĩnh
B. Thái Nguyên, Hà Giang, Cao Bằng
C. Hà Giang, Yên Bái, Hà Tĩnh, Bắc Kạn
D. Thái Nguyên, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn
Câu 68. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết những tỉnh nào sau đây có
trữ lượng thiếc lớn nhất nước ta
A. Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng.
B. Cao Bằng, Tuyên Quang, Nghệ An
C. Thái Nguyên, Bắc Giang, ,Quảng Ninh
D. Thanh Hóa, Nghệ An, ,Hà Tĩnh.
Câu 69. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết tỉnh nào sau đây có trữ
lượng Apatit lớn nhất nước ta
A . Cao Bằng
B. Điện Biên
C. Sơn La
D. Lào Cai
Câu 70. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết hai bể dầu khí có trữ lượng
lớn nhất của nước ta hiện nay
A. Nam Côn Sơn và Cửu Long
B. Thổ Chu – Mã Lai và sông Hồng
C. Nam Côn Sơn và sông Hồng
D. Thổ Chu – Mã Lai và Cửu Long
Câu 71. Khoảng sản có trữ lượng và giá trị kinh tế lớn ở nước ta là:
A. than, vàng, kim cương
B. bạc, đá quý, sắt
C. dầu mỏ, than đá, uranium
D. bôxit, vật liệu xây dựng, dầu khí, than
* Bản đồ khí hậu( trang 9)
Câu 72. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết thời gian gió mùa mùa
đông thổi vào nước ta từ tháng:
A . 10-4
B. 11-4
C. 12-4
D.1-4
15
Câu 73. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết gió thổi vào nước ta vào
mùa đông là:
A . gió mùa Đông Bắc.
B. Gió Tín phong
C. gió Tây Nam
D.Gió Đông Nam
Câu 74. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết đặc diểm nào sau đây
không đúng với gió mùa Đông Bắc ở nước ta
A. Thổi liên tục suốt mùa đông
B. Chỉ hoạt động ở miền Bắc
C. Hầu như kết thúc bởi bức chắn dãy Bạch Mã
D. Tạo nên mùa đông có 2 – 3 tháng lạnh ở miền Bắc
Câu 75. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, nửa sau mùa đông, gió mùa Đông
Bắc thổi vào nước ta có tính chất lạnh ẩm, vì
A. Gió thổi qua lục địa Trung Hoa rộng lớn
B. Gió thổi qua biển Nhật Bản và biển Hoàng Hải
C. Gió di chuyển về phía đông
D. Gió càng di chuyển về phía nam
Câu 76. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, Gió mùa Tây Nam xuất phát từ vịnh
Tây Bengan xâm nhập trực tiếp vào nước ta, thông thường thổi vào thời gian
A . Tháng 5-7
B. Tháng 6-7
C. Tháng 7-9
D. Tháng 8-10
Câu 77. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nước ta có mấy miền khí
hậu?
A . 2 miền
B. 3 miền
C. 5 miền
D. 7 miền
Câu 78. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nước ta có mấy vùng khí
hậu?
A . 3 vùng
B. 4 vùng
C. 6 vùng
D.7 vùng
Câu 79. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết tháng nào nước ta có tần
suất cơn bão cao nhất
A . tháng 7
B. tháng 8
C. tháng 9
D. tháng 10
Câu 80. Gió Tây khô nóng thổi mạnh nhất vào vùng khí hậu
A . Tây Bắc
B. Nam Trung Bộ
C. Bắc Trung Bộ
D. Nam Bộ
Câu 81. Gió phơn Tây Nam chủ yếu hoạt động ở khu vực
A. Tây Nguyên.
B. Bắc Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc
C. Duyên hải Nam Trung Bộ
D. Đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.
16
Câu 82. Thời gian gió mùa đông bắc thổi vào nước ta từ:
A . tháng 10-4
B. tháng 11-4
C. tháng 12-4
D. tháng 1-4
Câu 83. Từ vĩ tuyến 160 B trở vào, về mùa đông gió thịnh hành là:
A. Gió đông bắc thổi từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu bắc .
B. Gió Tây nam thổi từ cao áp cận chí tuyến nửa cầu nam.
C. Gió mùa đông bắc thổi từ cao áp cận cực.
D. Gió Tây Nam thổi từ cao áp Ấn Độ Dương
Câu 84. Gió mùa Tây nam xuất phát từ cao áp cận chí tuyến nửa cầu nam xâm nhập
vào nước ta từ tháng:
A . 5-9
B. 6-10
C. 5-10
D. 6-9
Câu 85. Mưa vào thu đông là đặc điểm của sự phân mùa khí hậu của:
A . miền Nam
B. miền Trung
C. miền Bắc
D. Ý A+ B
Câu 86. Điểm nào sau đây , không đúng với gió mùa đông bắc ở nước ta.
A. Thổi từng đợt không kéo dài liên tục
B. Gây ra hiệu ứng phơn khi vượt qua dãy Trường Sơn.
C. Chỉ hoạt động mạnh ở miền Bắc
D. Bị biến tính và suy yếu dần khi di chuyển về phía nam
Câu 87. Nguyên nhân gây mưa lớn và kéo dài ở các vùng đón gió Nam Bộ và Tây
Nguyên là do hoạt động của:
A. Gió mùa tây nam xuất phát từ cao áp cận chí tuyến nửa cầu nam .
B. Gió mùa Tây nam xuất phát từ vịnh Bengan
C. Gió tín phong xuất phát từ cao áp cận chí tuyến nửa cầu bắc
D. Gió đông bắc xuất phát từ cao áp xibia
Câu 88. Thời tiết rất nóng và khô ở ven biển trung bộ và phần nam khu vực Tây Bắc
nước ta là do loại gió nào sau đây gây ra:
A . Gió mùa Tây Nam
B. Gió phơn Tây Nam
C. Gió mậu dịch bắc bán cầu
D. Gió Mậu dịch Nam bán cầu
2.3.4. ĐÁP ÁN
Câu
ĐA
Câu
ĐA
Câu
ĐA
Câu
ĐA
Câu
ĐA
1
D
21
C
41
C
61
D
81
B
2
C
22
B
42
D
62
B
82
B
3
C
23
C
43
A
63
A
83
B
4
D
24
B
44
A
64
C
84
D
5
A
25
A
45
A
65
D
85
B
6
D
26
A
46
D
66
C
86
A
7
B
27
C
47
C
67
A
87
A
8
B
28
C
48
C
68
B
88
B
17
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
B
29
B
49
C
69
D
B
30
B
50
C
70
A
C
31
C
51
D
71
D
C
32
C
52
A
72
B
A
33
C
53
B
73
D
C
34
B
54
D
74
A
B
35
A
55
D
75
B
A
36
C
56
C
76
C
A
37
C
57
C
77
D
D
38
B
58
C
78
C
A
39
B
59
A
79
C
D
40
B
60
C
80
C
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với bản thân và đồng nghiệp
Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm này hoàn toàn có thể áp dụng vào tất cả các bài
kiểm tra đánh giá trong chương trình địa lí lớp 12 phần Địa lí tự nhiên. Để xác định
được kết quả bản thân đã khảo sát như sau:
* Chuẩn bị cho khảo sát
- Chọn lớp thực nghiệm (12A8) và lớp đối chứng (12A7).
- Các bài dạy thực nghiệm: Bài 2, 6, 7, 8,9,11,12,13.
- Với mỗi bài dạy tôi đều thực hiện dạy theo đúng tiến độ chương trình và tinh thần
của giáo án, tuyệt đối không đảo lộn thứ tự tiết học. Chú ý quan sát những cử chỉ, thái
độ học tập của học sinh.
- Yêu cầu học sinh 100% phải trang bị Atlat địa lí Việt Nam.
* Đánh giá kết quả
Các căn cứ để đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm
- Các dấu hiệu bên ngoài
+ Thái độ học tập của HS thể hiện ở sự tập trung chú ý, tự giác thực hiện các nhiệm vụ
học tập.
+ Số lần học sinh xung phong kiểm tra đánh giá
+ Tính kiên trì
+ Kết quả bài kiểm tra
- Các dấu hiệu bên trong
+ Sự tiến bộ của HS trong môn học
+ Khả năng phân tích, khả năng so sánh các vấn đề địa lí
+ Khả năng vận dụng kiến thức đa học vào việc giải thích các hiện tượng địa lí.
- Đánh giá khả năng của HS: căn cứ vào điểm số của các bài kiểm tra 1tiết học kì I.
* Kết quả thực nghiệm
Kết quả
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu, kém
18
TN:
31
3 (9,7%)
23 (74.2%) 5 (16,1%)
0
12A8
ĐC:
33
5 (15,2%)
20 (60,6%)
3 (9.2%)
5 (15%)
12A7
- Việc sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan dựa vào Atlat địa lí Việt
Nam trong môn địa lí là hoàn toàn phù hợp, mang lại hiệu quả cao, có tác dụng tạo ra
niềm tin, kích thích hứng thú học tập của HS.
- Câu hỏi trắc nghiệm khách quan dựa vào Atlat địa lí Việt Nam góp phần giúp HS
nắm vững kiến thức, đồng thời rèn luyện kỹ năng địa lí.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1Kết luận
Sau thời gian thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, khi triển khai đề
tài tôi đã đạt được nhưng kết quả sau đây:
- Trình bày rõ cơ sở lí luận của việc sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong dạy học
môn Địa lí ở trường THPT Lang Chánh. Trong quá trình dạy học, giáo viên là người tổ
chức, hướng dẫn hoạt động học tập, có tác dụng thúc đẩy phong trào học tập của học
sinh và nhờ đó chất lượng học tập được nâng cao.
- Tôi đã xây dựng tiến trình dạy học cụ thể khi kết hợp các phương pháp dạy
học đặc biệt là phương pháp khai thác kiến thức từ bản đồ biểu đồ. Trong quá trình dạy
thực nghiệm, kết quả khẳng định việc kết hợp khai thác kiến thức từ bản đồ giúp học
sinh tiếp thu bài giảng tốt, có khả năng phát triển tư duy sáng tạo, nâng cao tính tự
giác, mạnh dạn trong quá trình xây dựng, thảo luận kiến thức bài giảng.
- Qua việc nghiên cứu tôi thấy việc cho học sinh kiểm tra đánh giá bằng hệ
thống câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn trong môn Địa lí đạt được hiệu quả cần chú
ý một số điểm sau đây:
+ Phải xác định rõ mức độ nhận thức trong các điều kiện cụ thể của trường, lớp.
+ Tăng cường sử dụng thiết bị dạy học đặc biệt là bản đồ minh họa trong bài học
- Việc nghiên cứu trắc nghiệm khách quan và soạn thảo câu hỏi, đề kiểm tra
theo hình thức trắc nghiệm khách quan là việc làm thường nhất của giáo viên dạy địa
lí, việc làm đó giúp giáo viên nâng cao tay nghề và chuyên môn và ngày càng tạo ra
những đề kiểm tra chất lượng hơn.
3.2. Kiến nghị
- Đối với giáo viên giảng dạy Địa lí cần chú trọng khai thác Atlat, quan tâm
hướng dẫn học sinh chủ động làm việc và khai thác kiến thức từ Atlat.
- Đối với Sở GD&ĐT thường xuyên tập huấn kỹ năng soạn đề trắc nghiệm cho
giáo viên THPT trên địa bàn tỉnh.
Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi trong việc biên soạn hệ thống câu hỏi
trắc nghiệm khách quan trên cơ sở dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam. Do thời gian hạn
chế, nhiều nhận định còn mang tính chủ quan, trong quá trình nghiên cứu soạn thảo
19
không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp để
đề tài được hoàn thiện hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Lê Thị Đắng
20
21