Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trong bài giảng hợp chất của cacbon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 21 trang )

Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trong bài giảng “Hợp
chất của cacbon”

I- MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Biến đổi khí hậu cùng với sự suy thoái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô
nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học là những thách thức lớn nhất và
nghiêm trọng nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21, đã và đang gây ra những
biến đổi mạnh mẽ thông qua các hiện tượng thời tiết cực đoan, dị thường...Điển
hình của kiểu thời tiết dị thường là nhiệt độ tăng, bão mạnh, mưa lớn, lũ lụt,
sóng thần, động đất, hạn hán, giá rét kéo dài và nước biển dâng cao... sẽ làm
thay đổi toàn diện, sâu sắc các hệ sinh thái tự nhiên, đời sống kinh tế- xã hội,
quá trình phát triển, đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh môi trường, năng
lượng, nguồn nước, lương thực trên phạm vi toàn cầu. Trong đó Việt Nam là một
trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu, cả về
chính trị, kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh. Hậu quả của biến đổi khí hậu
đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xóa
đói, giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển
bền vững của đất nước. Các lĩnh vực, ngành, địa phương dễ bị tổn thương và
chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu là: tài nguyên nước, nông
nghiệp và an ninh lương thực, sức khỏe; các vùng đồng bằng và dải ven biển.
Ứng phó với biến đổi khí hậu là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và
giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Giảm nhẹ biến đổi khí hậu là các hoạt động nhằm
giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính. Vì thế chủ động ứng phó với
biến đổi khí hậu ở nước ta là vấn đề quan trọng, cấp thiết.
Hiện nay, môi trường Việt Nam đã xuống cấp, nhiều nơi môi trường bị ô
nhiễm nghiêm trọng. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp
nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường. Hoạt động bảo vệ môi trường được
các cấp, các ngành và đông đảo các tầng lớp nhân dân quan tâm và bước đầu đã
thu được một số kết quả đáng khích lệ. Tuy vậy, việc bảo vệ môi trường ở nước
ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong


giai đoạn mới. Nhìn chung, môi trường nước ta vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh,
có lúc, có nơi đã đến mức báo động. Sự ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng
và nó để lại nhiều hậu quả xấu tác động trực tiếp đến sức khỏe và đời sống của
con người , sự sinh trưởng, phát triển của động thực vật.
Với tất cả những yếu tố đó, thiết nghĩ việc đưa giáo dục môi trường và
ứng phó với biến đổi khí hậu vào học đường là việc làm tối cần thiết. Phải dạy
cho những lớp người trẻ trung, năng động là lực lượng đông đảo trong xã hội
Việt Nam kiến thức về môi trường và biến đổi khí hậu, từ đó hình thành ý thức
về bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu cho mọi người trong xã hội
nói chung. Trong chương trình giáo khoa THPT thì tôi nhận thấy môn Hóa Học
là môn có rất nhiều cơ hội để lồng ghép nội dung giáo dục môi trường và ứng
phó biến đổi khí hậu.
Xuất phát từ tư tưởng đó, tôi đã chọn đề tài:

Giáo viên: Phạm Thị Hoàng Nương – THPT Hoằng Hoá IV

1


Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trong bài giảng “Hợp
chất của cacbon”

“Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trong bài
giảng: Hợp chất của cacbon”
2. Mục đích đề tài:
Giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu góp phần hình
thành nhân cách người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước – người
lao động, người chủ có thái độ thân thiện với môi trường, phát triển kinh tế hài
hòa với việc bảo vệ môi trường, bảo đảm nhu cầu của hôm nay mà không
phương hại đến các thế hệ mai sau. Giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó biến

đổi khí hậu là vấn đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia và toàn cầu. Mục đích
nghiên cứu của đề tài này là đưa nội dung giáo dục môi trường lồng ghép với
ứng phó biến đổi khí hậu vào bài giảng “Hợp chất của cacbon”. Bằng cách này,
bài giảng hóa học sẽ dễ dàng đạt được yêu cầu là có liên hệ thực tiễn, vừa giáo
dục được ý thức bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu cho học sinh.
Bên cạnh đó bài giảng có kết hợp kiến thức về thực tế sẽ tăng hứng thú học tập
cho học sinh, giúp tiết học bớt căng thẳng và học sinh sẽ yêu thích môn học hơn.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu bài giảng cụ thể “Hợp chất của cacbon”.
- Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường sống.
- Hiện tượng hiệu ứng nhà kính, khói mù quang hóa đối với môi trường
sống và các biện pháp ứng phó biến đổi khí hậu.
4. Phương pháp nghiên cứu:
-Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục.
-Phương pháp hoạt động thực tiễn như hoạt động Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh về bảo vệ môi trường: vệ sinh trường, lớp; tham gia chiến dịch truyền
thông, tuyên truyền bảo vệ môi trường ở nhà trường và địa phương.
-Phương pháp điều tra, khảo sát, nghiên cứu tình hình địa phương.
5. Đóng góp của đề tài:
Cung cấp những thông tin mới nhất, gần nhất về những tác hại mà biến
đổi khí hậu đem lại, đồng thời giáo dục cho học sinh các biện pháp ứng phó với
biến đổi khí hậu từ đó lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy
môn Hóa học.
Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn hoá học THPT hình thành cho học
sinh tình yêu thiên nhiên, sống hoà đồng với thiên nhiên, quan tâm đến thế giới
xung quanh, có thói quen sống ngăn nắp, vệ sinh.
Đích quan trọng của giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ làm cho mọi
người hiểu rõ sự cần thiết phải bảo vệ môi trường mà quan trọng là phải có thói
quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với môi trường.


Giáo viên: Phạm Thị Hoàng Nương – THPT Hoằng Hoá IV

2


Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trong bài giảng “Hợp
chất của cacbon”

II- NỘI DUNG
A. Cơ sở lý luận của đề tài:
Những hiểm hoạ suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu đang ngày càng
đe doạ cuộc sống của con người. Sự nóng lên toàn cầu được nhiều nhà khoa học
coi là vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất mà con người đang phải đối mặt.
Trong khi những nguyên nhân đầu tiên là những nguyên nhân hành tinh, thì
nguyên nhân cuối cùng lại có sự tác động rất lớn của con người mà chúng ta gọi
đó là sự làm nóng bầu khí quyển hay hiệu ứng nhà kính. Chính vì vậy bảo vệ
môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu là vấn đề sống còn của nhân loại và của
mỗi quốc gia. Giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu là một
trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất. Các nhà khoa học và quản lí
đã xác định một trong những nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là
do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Nhận thức được tầm quan
trọng của việc bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trong công cuộc
xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển
kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển xã hội – đảm bảo phát triển
bền vững quốc gia. Nhiều văn bản đã được ban hành nhằm thể chế hoá công tác
bảo vệ môi trường, trong đó có công tác giáo dục bảo vệ môi trường.
* Luật bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kì họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005, được
Chủ tịch nước kí Lệnh số 29/2005/LCTN và có hiệu lực từ ngày 1/7/2006 thay
thế luật bảo vệ môi trường năm 1993. Luật quy định về giáo dục bảo vệ môi

trường và đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường: [1].
+ Công dân Việt Nam được giáo dục toàn diện về môi trường nhằm nâng
cao hiểu biết và ý thức bảo vệ môi trường.
+ Giáo dục bảo vệ môi trường là một nội dung của chương trình chính
khóa của các cấp học phổ thông [1]. (trích điều 107 – Luật bảo vệ môi trường)
* Ngày 15/11/2004, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 41/NQ-TƯ về “Bảo vệ
môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.
Nghị quyết xác định quan điểm “ Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề
sống còn của nhân loại; là yếu tố bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của
nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính
trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta”. Với
phương châm “lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường là
chính”, Nghị quyết coi tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức là giải pháp số
1 trong 7 giải pháp bảo vệ môi trường của nước ta và chủ trương: “Đưa nội
dung giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình, sách giáo khoa của hệ thống
giáo dục quốc dân, tăng dần thời lượng và tiến tới hình thành môn học chính
khoá đối với các cấp học phổ thông”. [2]. (trích Nghị quyết 41/NQ-TƯ)
* Ngày 17/10/2001, Thủ tướng Chính phủ kí Quyết định 1363/QĐ-TTg về
việc phê duyệt đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo
dục quốc dân” với mục tiêu: “Giáo dục học sinh, sinh viên các cấp học, bậc học,
Giáo viên: Phạm Thị Hoàng Nương – THPT Hoằng Hoá IV

3


Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trong bài giảng “Hợp
chất của cacbon”

trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân có hiểu biết về pháp luật và
chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường; có kiến thức

về môi trường để tự giác thực hiện bảo vệ môi trường”. [3].
* Ngày 02/12/2003, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 256/2003/QĐTTg phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020, xác định bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không
thể tách rời của chiến lược kinh tế - xã hội, là cơ sở quan trọng đảm bảo phát
triển bền vững đất nước. Chiến lược đã đưa ra 8 giải pháp, trong đó giải pháp
đầu tiên là “Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi
trường”. [4].
* Cụ thể hoá và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà
nước, ngày 31/01/2005, Bộ trưỏng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị sô
02/2005/CT-BGD-ĐT “Về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi
trường”. Chỉ thị đã xác định nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến năm 2020 cho giáo
dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo
vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các hoạt
động ngoại khoá, ngoài giờ lên lớp, xây dựng mô hình nhà trường xanh – sạch –
đẹp phù hợp với các vùng miền …[5].
* Ngày 11/06/1992 Việt Nam đã ký Công ước khí hậu, phê chuẩn ngày
16/11/1994; và ký Nghị định thư Kyoto ngày 03/12/1998, phê chuẩn ngày
25/09/2002. Là một trong các Bên không thuộc Phụ lục I, chưa có nghĩa vụ phải
cam kết giảm phát thải định lượng các khí nhà kính (“KNK” hoặc “GHG”) theo
quy định của Nghị định thư Kyoto, nhưng Việt Nam cũng như các nước đang
phát triển khác phải thực hiện một số nghĩa vụ chung như: (1) xây dựng Thông
báo quốc gia về BĐKH; (2) kiểm kê quốc gia các KNK từ các nguồn do con
người gây ra và lượng KNK được hấp thụ bởi các bể hấp thụ; (3) đánh giá tác
động của BĐKH đối với các lĩnh vực kinh tế-xã hội và xác định các vùng, lĩnh
vực dễ bị tổn hại bởi BĐKH, nước biển dâng; (4) xây dựng và thực hiện các
biện pháp thích ứng với BĐKH; (5) xây dựng và thực hiện các chương trình,
phương án giảm nhẹ phát thải KNK khi nhận được sự hỗ trợ đầy đủ về vốn và
chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển và các tổ chức quốc tế; (6) tiến
hành các hoạt động nghiên cứu và quan trắc những vấn đề/yếu tố liên quan đến
khí hậu và BĐKH; và (7) cập nhật, phổ biến các thông tin nhằm nâng cao nhận

thức của các nhà hoạch định chính sách và công chúng về BĐKH, Cơ chế phát
triển sạch (CDM). [6].
* Năm 2015 đánh dấu một sự kiện lớn của Việt Nam, đó là việc tham gia
Hội nghị thượng đỉnh Biến đổi khí hậu COP 21 tại Paris Pháp. Hiệp định Paris
bao gồm 12 trang, 29 điều tập trung vào giải quyết toàn diện các nội dung của
Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, thay thế Nghị định thư
Kyoto từ năm 2020. Hiệp định tái khẳng định mục tiêu khống chế mức tăng
nhiệt độ trung bình toàn cầu dưới 2oC và kêu gọi các quốc gia nỗ lực để hạn chế
mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu đến 1,5oC. [7].

Giáo viên: Phạm Thị Hoàng Nương – THPT Hoằng Hoá IV

4


Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trong bài giảng “Hợp
chất của cacbon”

* COP 22 được tổ chức sau thành công vang dội tại COP 21 năm 2015 với
việc thông qua Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu toàn cầu. Hiện đã có 100
nước tham gia phê duyệt Thỏa thuận Paris, trong đó có Việt Nam. Thỏa thuận
Paris có hiệu lực từ ngày 4/11/2016, ngay trước thềm diễn ra COP 22. [7].
Các văn bản nêu trên đã khẳng định Đảng và Nhà nước ta đánh giá cao
vai trò của công tác bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trong sự
nghiệp phát triển bền vững quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi
tầng lớp nhân dân. Đồng thời qua đó cũng cho thấy tầm quan trọng của việc giáo
dục bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức, ý thức về môi trường và ứng
phó biến đổi khí hậu cho công dân nói chung và cho học sinh nói riêng.
B. Thực trạng của vấn đề
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng

nghiêm trọng từ tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, trong đó Đồng bằng
sông Cửu Long, một trong ba đồng bằng (Ai Cập, Băng-la-đét) trên thế giới dễ
bị tổn thương nhất do nước biển dâng. Biến đổi khí hậu làm thay đổi chế độ và
lượng mưa, làm các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra với tần suất và cường
độ ngày càng cao hơn, gia tăng hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn, đất và nước bị
nhiễm phèn nghiêm trọng. Hiện tượng triều cường, nước biển dâng diễn ra ngày
càng phức tạp tại các tỉnh/thành Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là thành
phố Hồ Chí Minh. Chính phủ dự báo nếu mực nước biển tăng 1m, thì hơn 20%
diện tích thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị lụt, 10-12% dân số Việt Nam sẽ bị ảnh
hưởng trực tiếp và cả nước sẽ thiệt hại 10% GDP. Hiện tượng giông tố, lũ quét
và sạt lở đất diễn ra với chiều hướng ngày càng tăng tại các tỉnh miền núi phía
Bắc như Lào Cai, Sơn La, Lai Châu.... Theo dự báo đến năm 2050, diện tích
ngập lụt có thể chiếm tới 89% diện tích đồng bằng, tăng 20% so với diện tích
ngập lũ năm 2000. Bên cạnh đó xâm nhập mặn đang diễn ra ngày càng nghiêm
trọng, ảnh hưởng đến đời sống, phát triển kinh tế vùng đồng bằng.

Bản đồ xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long

Giáo viên: Phạm Thị Hoàng Nương – THPT Hoằng Hoá IV

5


Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trong bài giảng “Hợp
chất của cacbon”

Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng năm 2016 có thể được tóm
tắt như sau: Nhiệt độ ở tất cả các vùng của Việt Nam đều có xu hướng tăng so
với thời kỳ cơ sở (1986-2005), với mức tăng lớn nhất là khu vực phía Bắc: Theo
kịch bản RCP4.5, đến cuối thế kỷ 21, ở phía Bắc nhiệt độ tăng chủ yếu từ 1,92,4oC; theo kịch bản RCP8.5, nhiệt độ tương ứng tăng 3,3 – 4,0 oC ở phía Bắc và

3,0-3,5oC ở phía Nam. Nhiệt độ thấp nhất trung bình và cao nhất trung bình có
xu hướng tăng rõ rệt. Lượng mưa năm có xu thế tăng trên phạm vi toàn quốc so
với kỳ cơ sở ở tất cả các kịch bản. [7].
Các nhà khoa học nói rằng sự phát thải các khí nhà kính như khí CO2 do
con người gây ra trong quá trình sử dụng nhiên liệu hóa thạch (như than đá và
dầu mỏ) trong công nghiệp và đời sống đang góp phần làm tăng sự ấm lên toàn
cầu, gây ra những hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, nước biển dâng và băng tan
chảy. Trước năm 2015, nồng độ CO2 trong khí quyển đạt đến ngưỡng 400 ppm
trong vài tháng nhất định trong một năm nhưng chưa bao giờ đạt đến mức 400
ppm trên toàn thế giới trong cả một năm. Trong cả năm 2015, theo Tổ chức Khí
tượng thế giới nồng độ CO2 trong khí quyển của hành tinh đạt mức cao kỷ lục
400 phần triệu (ppm). [7].

Sự nóng lên của Trái Đất làm băng tan đã dẫn đến mực nước biển dâng cao

Năm 2016 là năm nóng nhất trong lịch sử

Giáo viên: Phạm Thị Hoàng Nương – THPT Hoằng Hoá IV

6


Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trong bài giảng “Hợp
chất của cacbon”

Lượng CO2 trong khí quyển do các nhà máy công nghiệp thải ra

Khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải

Tại vùng ĐBSCL - vựa lúa của cả nước, tình trạng sạt lở đất, xâm nhập mặn

diễn ra nghiêm trọng. Mỗi năm, khoảng 500 ha đất của vùng này bị mất đi.

Biến đổi khí hậu gây ra nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp

Giáo viên: Phạm Thị Hoàng Nương – THPT Hoằng Hoá IV

7


Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trong bài giảng “Hợp
chất của cacbon”

Sản xuất lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị tác động nghiêm trọng bởi BĐKH

Trong những năm gần đây, do sự phát triển của khoa học công nghệ, sự gia tăng
dân số làm gia tăng các áp lực đối với môi trường sống dẫn đến mất cân bằng giữa
môi trường và dân số. Thêm vào đó, dịch bệnh ngày càng gia tăng trong mùa nắng
nóng, đặc biệt là các bệnh về da, đục thuỷ tinh thể và là mối đe doạ đối với hệ sinh
thái.Các nhà khoa học trên thế giới tìm ra nguyên nhân của dịch bệnh ngày càng gia
tăng một phần do trong môi trường sống tồn tại một lượng lớn các tia cực tím từ
năng lượng mặt trời. Một phần do tác động của biến đổi khí hậu làm trái đất ngày
càng nóng lên, băng tan tại Nam cực, dẫn đến nước biển dâng gây ra lũ lụt ngày
càng nhiều vào mùa mưa và hiện tượng xâm nhập mặn thiếu nước ngọt vào mùa hè.
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các hoạt động
tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ
khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
Nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu, nghị định thư Kyoto hạn chế và ổn định sáu loại
khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6.

Hình ảnh cá chết hàng loạt do ÔNMT


Hiện tượng lũ lụt gia tăng

Giáo viên: Phạm Thị Hoàng Nương – THPT Hoằng Hoá IV

8


Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trong bài giảng “Hợp
chất của cacbon”

C. Giải pháp thực hiện:
Chính phủ và các tổ chức quốc tế là những tổ chức tiên phong trong việc ứng
phó với biến đổi khí hậu (BĐKH). [7]

Cuộc họp lần thứ 11 của nhóm công tác ứng phó khẩn cấp thiên tai trong khuôn khổ hội nghị lần
thứ nhất các quan chức cấp cao APEC (SOM1) tại Nha Trang ngày 19/2/2017

Các nhà lãnh đạo thông qua hiệp định Paris về biến đổi khí hậu tại COP21

Tuy nhiên, việc ứng phó với BĐKH cần thiết phải có sự tham gia hành động của
tất cả mọi người. Hãy bắt đầu từ chính bản thân và gia đình ban, những tế bào nhỏ
nhất của xã hội. Bạn cần nhớ rằng, bất cứ hoạt động nào của chúng ta cũng tạo ra
khí nhà kính, ví dụ như: Tiêu thụ năng lượng, thói quen mua sắm, sử dụng phương
tiện giao thông… Bởi vậy, chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn hoạt động và kiểm

Giáo viên: Phạm Thị Hoàng Nương – THPT Hoằng Hoá IV

9



Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trong bài giảng “Hợp
chất của cacbon”

soát lượng khí thải của mình. Chỉ cần thực hiện các hành động nhỏ, bạn sẽ góp
phần giảm nhẹ BĐKH.
Ví dụ: Trong gia đình và nơi làm việc:
+ Sử dụng ánh sáng tự nhiên vào ban ngày và sử dụng các bóng đèn tiết kiệm
điện.
+ Rút hẳn phích điện và tắt đèn khi không dùng. Nếu sử dụng điều hòa nhiệt độ,
hãy để ở mức 25-26oC.
+ Hạn chế sử dụng các hóa chất tổng hợp. Hãy tham gia các giải pháp sinh học
hoặc các chất có nguồn gốc từ thực vật.
+ Thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày. Ăn nhiều rau xanh để góp phần giảm phát
thải khí nhà kính từ chăn nuôi gia súc.
+ Tái chế giấy, thủy tinh, nhôm, thép và các nguyên liệu khác để giảm các
nguyên liệu mới, có thể giúp tiết kiệm năng lượng.
+ Giảm lượng giấy sử dụng: Sử dụng cả hai mặt giấy và tái chế giấy có thể tiết
kiệm 2,5 kg khí nhà kính đối với mỗi kg giấy sử dụng.
Khi mua sắm
+ Hạn chế sử dụng túi nilon.
+ Chọn mua các thiết bị có dán nhãn tiết kiệm năng lượng. Bạn có biết, sử dụng
tủ lạnh tiết kiệm năng lượng có thể tiết kiệm được gần một nửa tấn CO2 mỗi năm so
với sử dụng tủ lạnh thông thường.
+ Chọn mua những sản phẩm địa phương, vì việc vận chuyển sản phẩm nhập
khẩu sẽ tiêu tốn nhiều nhiên liệu gây phát thải nhiều khí nhà kính.
Tại cộng đồng
+ Hãy tham gia trồng cây, bảo vệ rừng và biển. Bạn có thể đã biết cây xanh hấp
thụ khí CO2 rất tốt vì vậy làm giảm thiểu được khí nhà kính.


Dự án phủ xanh đồi trọc được đưa ra và triển khai trên nhiều vùng miền đất nước.

+ Tận dụng phương tiện giao thông công cộng hơn là dùng xe máy cá nhân hoặc
taxi nếu có thể. Thỉnh thoảng đi xe đạp hoặc đi bộ đến nơi làm việc.
+ Xanh hóa nghề nghiệp: Hãy áp dụng những biện pháp bảo vệ môi trường ngay
trong môi trường làm việc như xây dựng một trường học không rác thải, một
Giáo viên: Phạm Thị Hoàng Nương – THPT Hoằng Hoá IV

10


Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trong bài giảng “Hợp
chất của cacbon”

môi trường làm việc xanh sạch, làm những dụng cụ học tập từ những vật dụng
tái chế…
+ Hãy tham gia và tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường. Những hoạt động
tình nguyện của các cá nhân, tập thể có ý nghĩa thiết thực và góp phần phát triển
cộng đồng bền vững.

Những hình ảnh về hoạt động hưởng ứng chiến dịch giờ Trái Đất

+ Khuyến khích hạn chế sử dụng năng lượng hạt nhân, từng bước nghiên cứu sử
dụng năng lượng sạch như: năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, sóng biển…

Năng lượng tái tạo đã vượt qua than để trở thành nguồn năng lượng được sử dụng
lớn nhất trên thế giới

+ Xử lý ô nhiễm cục bộ trong từng khu công nghiệp, từng nhà máy, từng công
đoạn sản xuất riêng biệt để giảm thiểu các loại bụi và khí độc hại vào bầu khí

quyển. [7].

Giáo viên: Phạm Thị Hoàng Nương – THPT Hoằng Hoá IV

11


Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trong bài giảng “Hợp
chất của cacbon”

Bạn hãy vận động gia đình, bè bạn cùng làm như bạn. Chúng ta sẽ có một
cuộc sống “xanh” hơn. Nếu cả thế giới chung tay làm những điều này, sẽ tạo ra
môi trường xanh và sạch cho tất cả mọi người.
D. Tổ chức thực hiện:

Tiết 30 : Bài 21: HỢP CHẤT CỦA CACBON
(SGK HOÁ HỌC 10 NÂNG CAO)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Về kiến thức:
Biết được:
- Cấu tạo phân tử của CO và CO2.
- Tính chất vật lí của CO và CO2.
- Tính chất vật lí, tính chất hóa học của muối cacbonat.
- Cách nhận biết muối cacbonat bằng phương pháp hóa học.
- Các phương pháp điều chế và ứng dụng của CO và CO2.
Hiểu được:
- CO có tính khử (khử oxit kim loại), CO 2 là một oxit axit, có tính oxi hóa yếu
(tác dụng với Mg, C).
- Tính chất hóa học của axit cacbonic và muối cacbonat.
2. Về kĩ năng:

- Viết các PTHH minh họa tính chất hóa học của CO, CO2, muối cacbonat.
- Vận dụng kiến thức để giải thích các tính chất và ứng dụng của các oxit của
cacbon trong đời sống và kĩ thuật.
- Rèn luyện các kĩ năng giải các bài tập lí thuyết và tính toán có liên quan.
3. Về thái độ:
- Có ý thức yêu quý và bảo vệ môi trường khí quyển trong sạch, hạn chế và
không thải CO, CO2 vào khí quyển. Từ đó giáo dục cho học sinh những việc
làm cụ thể để thích nghi và ứng phó với biến đổi khí hậu.
II. CHUẨN BỊ :
* Giáo viên: - Tranh ảnh, tư liệu về các hình ảnh về nguyên nhân gây ô nhiễm
môi trường và biến đổi khí hậu.
- Hình ảnh về những hành động cụ thể của con người nhằm giảm thiểu sự
biến đổi khí hậu.
- Hóa chất: các chất rắn: CaCO 3, các dung dịch: HCl, Na2CO3, NaHCO3,
NaOH.
- Dụng cụ: máy chiếu, bình kíp đơn giản, ống nghiệm, cặp gỗ, ống hút, kẹp
ống nghiệm, cốc thủy tinh, lọ thủy tinh, muôi sắt, đèn cồn, giá ống nghiệm.
- Mô phỏng sơ đồ lò gas, video thí nghiệm liên quan.
- Phiếu học tập.

Giáo viên: Phạm Thị Hoàng Nương – THPT Hoằng Hoá IV

12


Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trong bài giảng “Hợp
chất của cacbon”

* Học sinh: Ôn tập lại bài cacbon và chuẩn bị bài mới, liên hệ việc bảo vệ môi
trường ở địa phương.

III. PHƯƠNG PHÁP : Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, thực nghiệm, đàm thoại .
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức (1 phút )
Kiểm tra sĩ số lớp, tác phong HS.
2. Kiểm tra bài cũ(3 phút )
Em hãy cho biết tính chất hóa học của cacbon? Viết phương trình phản ứng
minh họa.
=> HS: Nhận xét và bổ sung.
=> GV: Đánh giá chung bài làm của HS và cho điểm.
Vào bài (thời gian: 1 phút)
GV chiếu một số hình ảnh về biến đổi khí hậu: Trong những năm gần đây, các em
đã nghe nhắc nhiều đến cụm từ biến đổi khí hậu . Biến đổi khí hậu là thách
thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21, đã và đang gây ra những biến
đổi mạnh mẽ thông qua các hiện tượng thời tiết cực đoan, dị thường.
Điển hình của kiểu thời tiết dị thường là nhiệt độ tăng, bão mạnh, mưa lớn, lũ lụt,
hạn hán và nước biển dâng cao... Trong đó Việt Nam đã và đang phải đương đầu với
những biểu hiện ngày càng gia tăng của những hiện tượng thời tiết này.
Vậy chúng ta cần phải làm gì để giảm thiểu những tác hại do biến đổi khí hậu?
Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời được câu hỏi này.
Nghiên cứu CACBON MONOOXIT (8 phút)
Hoạt động 1
I- CACBON MONOOXIT (CO)
GV yêu cầu HS viết cấu hình electron 1. Cấu tạo phân tử
của C (Z = 6) và O (Z = 8), phân bố
electron vào các ô lượng tử ở TTCB, C: 2s22p2
nhận xét khả năng hình thành liên kết
O: 2s22p4
giữa nguyên tử C và O?
CTCT:
C

O
C và O liên kết với nhau bằng một liên kết
- So sánh đặc điểm cấu tạo giữa khí
ba (trong đó có 2 liên kết cộng hóa trị và 1
CO và khí N2?
liên kết cho-nhận)
-Vì có 1 liên kết ba như N2 nên CO khá bền
ở nhiệt độ thấp.
Số oxi hóa của C là + 2
HS nghiên cứu SGK và cho biết:
2.Tính chất vật lí
- Tính chất vật lí của CO?
- CO là chất khí, không màu, không mùi,
không vị, hơi nhẹ hơn không khí, rất ít tan
trong nước.
- Hóa lỏng ở -191,5oC, hóa rắn ở -205,2oC
- Rất bền với nhiệt.
- Rất độc.
Giáo viên: Phạm Thị Hoàng Nương – THPT Hoằng Hoá IV

13


Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trong bài giảng “Hợp
chất của cacbon”

GV cung cấp thêm: CO có ái lực với hemoglobin (Hb) trong hồng cầu mạnh gấp
230-270 lần so với ôxy sẽ làm biến đổi cấu trúc Hemoglobin, khiến cho hồng cầu
không thể vận chuyển khí O2 cho tế bào nên khi được hít vào phổi CO sẽ gắn chặt
với Hb thành COHb do đó máu không thể chuyên chở oxy đến tế bào. Điều này

khiến cho cơ thể bị thiếu hụt nguồn khí O2 cần thiết, dần dần rơi vào trạng thái hôn
mê, bất tỉnh và có thể dẫn tới tử vong. Khí CO sinh ra do nhiên liệu xăng, dầu cháy
không hết khi được sử dụng cho các động cơ ôtô, xe máy, lò sưởi, bếp than và có
một lượng đáng kể trong khói thuốc lá…Vì vậy khi đốt than nên để ở nơi thoáng
gió. Cùng với đó chúng ta nên trồng nhiều cây xanh để có thể cải thiện bầu không
khí trở nên trong sạch hơn.
Hoạt động 2:
3. Tính chất hóa học
Yêu cầu HS dựa vào đặc điểm cấu
- Do CO có liên kết ba giống N2 nên CO rất
tạo phân tử CO dự đoán tính chất hóa kém hoạt động ở nhiệt độ thường, trở nên
học của CO?
hoạt động hơn khi đun nóng.
GV bổ sung: CO có nhiều ứng dụng
- Là một oxit trung tính, không tạo muối.
trong kĩ thuật:
- CO là một chất khử mạnh.
+ dùng làm nhiên liệu khí
+ Dùng làm chất khử trong luyện kim
xt
Phiếu học tập số 1: Viết ptpư của
CO + Cl2 →
COCl2 (photgen)
t
CO với Cl2, O2, CuO, Fe2O3, Al2O3?
2CO + O2 → 2CO2
t
Nêu phương pháp giải bài tập về
CO + CuO →
Cu + CO2

phản ứng giữa oxit kim loại với CO?
t
CO + 3Fe2O3 → 2Fe3O4 + CO2
GV lưu ý: Khi giải bài tập về phản
t
CO + Fe3O4 →
3FeO + CO2
ứng khử oxit kim loại bằng khí CO ta
t
CO + FeO → Fe + CO2
thường sử dụng phương pháp bảo
t
CO + Al2O3 →
không phản ứng
toàn khối lượng và bảo toàn nguyên
Nhận xét: CO chỉ khử được các kim loại
tố để giải.
đứng sau Al trong dãy điện hóa.
CO + O → CO2
mbđ = msau + mO
Hoạt động 3:
4. Điều chế
Vì CO có nhiều ứng dụng trong kĩ a. Trong công nghiệp
thuật nên người ta điều chế CO trong - Phương pháp khí than ướt (khoảng
công nghiệp
44%CO, còn lại là các khí CO2, H2, N2…)
C
GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ lò gas C + H2O 1050

→ CO + H2

kết hợp với SGK cho biết khí CO - Phương pháp khí lò gas (khoảng 25% CO,
được điều chế trong CN và trong còn có CO2, N2…)
t
PTN như thế nào? Viết pthh?
2C + O2 →
2CO
- Phân biệt được khí than ướt và khí CO2 + C →
t
2CO
than khô (khí lò gas)
Khí than ướt và khí than khô chủ yếu được
dùng làm nhiên liệu
GV bổ sung:
b. Trong phòng thí nghiệm
- Trong PTN CO được điều chế bằng
,t
HCOOH HSOđăc

→ CO + H2O
cách làm mất nước của axit fomic.
o

o

o

o

o


o

o

o

o

2

Giáo viên: Phạm Thị Hoàng Nương – THPT Hoằng Hoá IV

4

o

14


Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trong bài giảng “Hợp
chất của cacbon”

Nghiên cứu CACBON ĐIOXIT (12 phút)
Hoạt động 4
II- CACBON ĐIOXIT (CO2)
GV yêu cầu HS viết CTCT của CO2? 1. Cấu tạo phân tử
Từ đó nêu đặc điểm cấu tạo của CO2? CTCT O = C = O
- Liên kết giữa C và O trong phân tử CO 2 là
liên kết cộng hóa trị có cực.
- Các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên

kết đôi.
- Phân tử có cấu tạo thẳng nên không phân
cực.
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK rút 2. Tính chất vật l í
ra tính chất vật lí của CO2?
- Là chất khí, không màu, không mùi
- Nặng hơn không khí.
- Ít tan trong nước.
- Dễ hóa lỏng, dễ hóa rắn.

- Ở trạng thái rắn được gọi là “nước đá khô”
dùng để tạo môi trường lạnh và khô.
Hoạt động 5
3. Tính chất hóa học
GV yêu cầu HS xác định số oxi hóa - CO2 không cháy, không duy trì sự cháy
của C trong CO2, từ đó dự đoán tính nên dùng để dập tắt các đám cháy
chất hóa học của CO2?
Khi gặp chất khử mạnh như Mg, Al, C… nó
GV chiếu TN Mg + CO2
thể hiện tính oxi hóa yếu.
0
+2
+4
0
t
HS quan sát hiện tượng, viết pthh
C O2 + 2 Mg → 2 Mg O + C
GV bổ sung: không dùng CO2 để
+4
0

+2
t
O
2
O
→
2 + C 
C
C
dập tắt đám cháy magie hoặc nhôm.
- CO2 là một oxit axit
CO2 + H2O
H2CO3
CO2 + CaO → CaCO3↓
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2
- Yêu cầu HS viết phương trình thể
Hoặc CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2
hiện tính oxit axit của CO2?
Bài toán CO2 tác dụng với dung dịch kiềm
Phiếu học tập số 2:
CO2 + OH- → HCO3(1)
Viết các phương trình phản ứng xảy
2CO2 + 2OH → CO3 + H2O (2)
ra và xác định thành phần dung dịch
n
thu được khi cho x mol CO2 tác dụng
OH
Lập
k

=
với dung dịch chứa y mol OH-?
nCO
o

o



2

+ Nếu k ≤ 1 → xảy ra pt (1)
Giáo viên: Phạm Thị Hoàng Nương – THPT Hoằng Hoá IV

15


Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trong bài giảng “Hợp
chất của cacbon”

+ Nếu 1+ Nếu k ≥ 2 → xảy ra pt (2)
Hoạt động 6
4. Điều chế
GV biểu diễn thí nghiệm điều chế a. Trong phòng thí nghiệm
CO2 trong PTN. Yêu cầu HS viết pt?
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O
b. Trong công nghiệp
- Đốt than cốc, dầu mỏ, khí thiên nhiên rồi
làm sạch khí tạo thành, hóa rắn thành tuyết

cacbonic.
- Nung vôi
C
CaCO3 t>900

→ CaO + CO2↑
- Lên men rượu từ đường gluczơ
C6H12O6 lên
men
→ 2C2H5OH + 2CO2↑
o

o

Câu hỏi thảo luận:CO2 là một trong các khí chính gây ra hiệu ứng nhà kính, làm
biến đổi khí hậu toàn cầu. Nêu những nguyên nhân, hậu quả của biến đổi khí hậu
và những giải pháp nhằm hạn chế khí thải gây hiệu ứng nhà kính?
(GV chiếu video 10 sự thật về hiện tượng nóng lên toàn cầu) [7].

Khói do các nhà máy thải vào không khí

Cháy rừng thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính

Khói do con người đốt rác bừa bãi

Khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải

Giáo viên: Phạm Thị Hoàng Nương – THPT Hoằng Hoá IV

16



Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trong bài giảng “Hợp
chất của cacbon”

Trái Đất nóng lên làm băng tan

Hiện tượng thiên tai, lũ lụt

ÔNMT làm cá chết hàng loạt

Hiện tượng thiên tai, hạn hán

Giải pháp: Trong gia đình và nơi làm việc:
+ Sử dụng ánh sáng tự nhiên vào ban ngày và sử dụng các bóng đèn tiết kiệm điện.
+ Rút hẳn phích điện và tắt đèn khi không dùng.
+ Thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày. Ăn nhiều rau xanh để góp phần giảm phát thải
khí nhà kính từ chăn nuôi gia súc.
+ Tái chế giấy, thủy tinh, nhôm, thép và các nguyên liệu khác giúp tiết kiệm năng
lượng.
Khi mua sắm
+ Hạn chế sử dụng túi nilon.
+ Chọn mua các thiết bị có dán nhãn tiết kiệm năng lượng.
Tại cộng đồng
+ Hãy tham gia trồng cây, bảo vệ rừng và biển.
+ Tận dụng phương tiện giao thông công cộng. Thỉnh thoảng đi xe đạp hoặc đi bộ
đến nơi làm việc.
+ Hãy áp dụng những biện pháp bảo vệ môi trường ngay trong môi trường làm việc
như xây dựng một trường học không rác thải, một môi trường làm việc xanh sạch,
làm những dụng cụ học tập từ những vật dụng tái chế…

+ Hãy tham gia và tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường.

Giáo viên: Phạm Thị Hoàng Nương – THPT Hoằng Hoá IV

17


Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trong bài giảng “Hợp
chất của cacbon”

Những hình ảnh về hoạt động hưởng ứng chiến dịch giờ Trái Đất

+ Khuyến khích hạn chế sử dụng năng lượng hạt nhân, từng bước nghiên cứu sử
dụng năng lượng sạch như: năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, sóng biển…
Nghiên cứu AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT(15 phút)
Hoạt động 7
III- AXIT CACBONIC VÀ MUỐI
*Yêu cầu HS nghiên cứu SGK cho CACBONAT
biết
Axit cacbonic là axit rất yếu và kém bền, dễ
- Đặc điểm của axit H2CO3?
bị phân hủy thành CO2 và H2O.
- Viết pt phân li của H2CO3 trong dd
Trong dung dịch phân li theo hai nấc
và cho biết trong dung dịch H2CO3
H2CO3
HCO3- + H+
tồn tại ở những dạng nào?
HCO3CO32- + H+
- Axit cacbonic tạo ra mấy loại muối? Axit cacbonic tạo ra hai loại muối: muối

Cho ví dụ?
cacbonat (chứa CO32-) và muối
hiđrocacbonat (chứa HCO3-)
* Yêu cầu HS quan sát bảng tính tan, 1. Tính chất của muối cacbonat
nhận xét về tính tan của các muối
a. Tính tan
cacbonat, muối hiđrocacbonat.
- Muối cacbonat trung hòa của kim loại
kiềm (trừ Li2CO3), amoni và các muối
hiđrocacbonat dễ tan trong nước (trừ
NaHCO3 hơi ít tan)
- Các muối cacbonat trung hòa của những
kim loại khác không tan hoặc ít tan trong
Hoạt động 8
nước.
Dựa vào thuyết Bronsted hãy nhận
b. Muối hiđrocacbonat
xét về tính chất hóa học của muối
Thể hiện tính chất của một hợp chất lưỡng
hiđrocacbonat và muối cacbonat.
tính. Có khả năng tác dụng với dd axit mạnh
và dd kiềm mạnh.
Viết pthh của NaHCO3 tác dụng với
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2↑ + H2O
axit và kiềm?
HCO3- + H+ → CO2↑ + H2O
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + CO2↑+ H2O
HCO3- + OH- → CO32- + H2O
c. Muối cacbonat
GV bổ sung thêm

Thể hiện tính chất của một bazơ, tham gia
phản ứng trao đổi ion.
- Phản ứng thủy phân
Giáo viên: Phạm Thị Hoàng Nương – THPT Hoằng Hoá IV

18


Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trong bài giảng “Hợp
chất của cacbon”

CO32- + H2O
HCO3- + OHHCO3- + H2O
CO2↑ + OHHS viết pthh của Na2CO3 tác dụng → Dung dịch có pH > 7
với axit?
- Tác dụng với axit
HS nêu hiện tượng xảy ra khi cho
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O
Na2CO3 tác dụng với dung dịch
CO32- + 2H+ → CO2↑ + H2O
BaCl2, dd Al2(SO4)3. Viết pthh?
Na2CO3 + CO2 + H2O → 2NaHCO3
GV lưu ý: Cách làm bài tập cho từ từ
CO32- + CO2 + H2O → 2HCO3axit vào muối cacbonat và bài tập cho - Phản ứng trao đổi ion
từ từ hỗn hợp muối cacbonat vào
Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3↓ + 2NaCl
axit.
CO32- + Ba2+ → BaCO3↓
+ Nếu cho từ từ axit vào muối
3Na2CO3 + Al2(SO4)3 + 3H2O → 2Al(OH)3

2+
CO3
+ H → HCO3
+ 3CO2 ↑ + 3Na2SO4
+
3+
2HCO3 + H → CO2 + H2O
2Al +3CO3 + 3H2O →2Al(OH)3 + 3CO2
+ Nếu cho từ từ muối vào axit
CO32- + 2H+ → CO2 + H2O
HCO3- + H+ → CO2 + H2O
d. Phản ứng nhiệt phân
Yêu cầu HS viết phương trình nhiệt
Muối cacbonat trung hòa của kim loại kiềm
phân MgCO3, K2CO3, NaHCO3,
rất bền nhiệt
t
Ca(HCO3)2 rút ra nhận xét đặc điểm
K2CO3 →
Không xảy ra.
t
của các muối?
Na2CO3 →
không xảy ra.
GV lưu ý: Cách làm bài toán về đun Muối cacbonat trung hòa của kim loại khác
muối HCO3- và nung muối HCO3- đến →
t
oxit + CO2
khối lượng không đổi.
t

MgCO3 →
MgO + CO2↑
+ Nếu đun muối hiđrocacbonat
t
CaCO3 → CaO + CO2
t
2HCO3- →
CO32- + CO2 + H2O
Muối HCO3- dễ bị nhiệt phân (ngay khi đun
+ Nếu nung muối HCO3 đến khối
nóng dung dịch)
lượng không đổi
t
2NaHCO3 →
Na2CO3 + CO2 + H2O
t
2HCO3- →
CO32- + CO2 + H2O
t
Ca(HCO3)2 → CaCO3 ↓+ CO2 + H2O
t
CO32- →
CO2 + O2Đặc biệt khi nhiệt phân muối của NH4+
không thu được chất rắn.
t
(NH4)2CO3 →
NH3 ↑+ CO2↑ + H2O
t
NH4HCO3 → NH3 ↑+ CO2 ↑+ H2O
Hoạt động 9

2. Ứng dụng của một số muối cacbonat
Yêu cầu HS tìm hiểu ứng dụng của CaCO3 (đá vôi) dùng làm chất độn trong cao
một số muối cacbonat trong SGK?
su, dùng trong ngành công nghiệp xây
GV chiếu hình ảnh về ứng dụng của dựng…
các muối cacbonat.
Na2CO3 (sô đa) dùng trong công nghiệp thủy
tinh, đồ gốm, bột giặt…
NaHCO3 dùng trong công nghiệp thực
phẩm, trong y học dùng làm thuốc giảm đau
dạ dày..
o

o

o

o

o

o

o

o

o

o


o

o

Giáo viên: Phạm Thị Hoàng Nương – THPT Hoằng Hoá IV

19


Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trong bài giảng “Hợp
chất của cacbon”

NH4HCO3 dùng làm bột nở.
Củng cố (5 phút)
Phiếu học tập:
Câu 1: Cho khí CO khử hoàn toàn hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 thấy có 4,48 lít
CO2 (đktc) thoát ra. Thể tích CO (đktc) tham gia phản ứng là
A. 4,48 lít
B. 2,24 lít
C. 3,36 lít
D. 1,12 lít
Câu 2: Nước đá khô là khí nào sau đây ở trạng thái rắn?
A. CO
B. CO2
C. SO2
D. NO2
Câu 3: Khí CO không khử được oxit nào sau đây ở nhiệt độ cao?
A. CuO
B. PbO

C. CaO
D. ZnO
Câu 4: Không thể dùng CO2 để dập tắt đám cháy của chất nào sau đây?
A. Xenlulozơ
B. Mg
C. Than gỗ
D. Xăng.
Học sinh trả lời phải đạt được :
Câu 1: A

Câu 2: B

Câu 3: C

Câu 4: B

III – KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
Quá trình thực hiện dạy bài “Hợp chất của cacbon” ở nhiều lớp theo giáo án
“Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu” như trình
bày ở trên đã đạt được các kết quả sau:
1. Góp phần nâng cao hứng thú học tập, chất lượng tiếp thu, vận dụng
kiến thức và rèn luyện, phát triển tư duy hóa học cho học sinh, do đó đã góp
phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông.
2. Khi kiểm tra bài cũ, các em nhớ và vận dụng rất tốt kiến thức của bài
cũ, tuy nhiên tùy đối tượng học sinh mà ta có thể điều chỉnh thêm các bài tập
vận dụng mang tính tư duy cao khác.
3. Trang bị cho học sinh những hiểu biết về mối quan hệ, tác động qua lại
giữa con người với tự nhiên trong sinh hoạt và trong lao động sản xuất, giúp cho
học sinh có ý thức, thái độ và hành động đúng đắn để bảo vệ môi trường.

2. Đề xuất
Từ kết quả nghiên cứu đã đạt được trên đây. Tôi xin mạnh dạn đề xuất
một số kiến nghị sau:
Đối với giáo viên:Phải không ngừng tự học, tự bồi dưỡng ứng dụng công nghệ
thông tin, biết khai thác thông tin, hình ảnh, kiến thức liên quan với bài học trên
mạng Internet, trong đời sống thực tiễn để từ đó có kế hoạch sử dụng phù hợp,
có kĩ năng sử dụng thành thạo các trang thiết bị dạy học hiện đại.
Đối với các trường THPT:
- Cần phải xây dựng hệ thống thư viện thật tốt và cung cấp nguồn tư liệu
thật phong phú cho giáo viên.
- Cần quan tâm hơn nữa về cơ sở vật chất như đầu tư trang thiết bị giảng
dạy hiện đại tới các phòng học.
Giáo viên: Phạm Thị Hoàng Nương – THPT Hoằng Hoá IV

20


Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trong bài giảng “Hợp
chất của cacbon”

- Có phương án để khuyến khích giáo viên mạnh dạn đầu tư cho bài giảng
trong đó có việc lồng ghép nội dung giáo dục môi trường.
3. Hướng phát triển của đề tài
- Tiếp tục cập nhật thêm tài liệu để có tư liệu giáo dục môi trường và ứng phó
biến đổi khí hậu phục vụ cho việc lồng ghép vào các bài giảng hóa học.
- Xây dựng hoàn chỉnh bộ giáo án lồng ghép nội dung giáo dục môi trường cho
lớp 10, 11, 12.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Thanh Hóa, ngày 30 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của

mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

Phạm Thị Hoàng Nương

Giáo viên: Phạm Thị Hoàng Nương – THPT Hoằng Hoá IV

21



×